Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VIỆT LINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.05 KB, 78 trang )

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
VIỆT LINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
iv
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Thời gian nghiên cứu 3
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu 3
1.3.3. Nội dung nghiên cứu 3
1.4. Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 2 5
TỔNG QUAN 5
2.1. Sơ lược về tình hình Công ty TNHH Việt Linh 5
2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển của Công ty 6
2.2.1. Mục tiêu 6
2.2.2. Nhiệm vụ 6
2.2.3. Định hướng phát triển 6
2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 7
2.3.1. Bộ máy tổ chức của Công ty 7
2.3.3 Tình hình nhân sự của Công ty 10
2.4. Tài sản cố định của công ty 10


2.5. Hiện trạng cơ sở vật chất và kỹ thuật 12
2.6. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động SXKD năm 2006-2007 12
2.7. Những thuận lợi- khó khăn chủ yếu 13
CHƯƠNG 3 15
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Cơ sở lý luận 15
v
3.1.1. Khái niệm cạnh tranh 15
3.1.3. Vai trò của các chỉ tiêu trong việc xác định năng lực cạnh tranh 19
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 19
3.2.1. Các yếu tố bên trong 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu 25
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 25
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 25
CHƯƠNG 4 26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. Tổng quan về thị trường may mặc Việt Nam 26
4.2. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 28
4.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006-2007 28
4.2.2 Tình hình nguồn nguyên vật liệu 29
4.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ 31
4.2.4. Tình hình dự trữ tồn kho thành phẩm 33
4.2.5. Tình hình tài trợ, đầu tư tài chính 34
4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 36
4.3.1. Những nhân tố khách quan bên ngoài 36
4.3.2. Những nhân tố chủ quan bên trong 40
4.4. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh 47
4.5. Các ma trận 49
4.5.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 50
4.5.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 52

4.5.3. Ma trận thị phần và phát triển GE 53
4.5.4. Ma trận SWOT 56
4.6. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh 57
4.7. Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 57
CHƯƠNG 5 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
5.1. Kết luận 64
5.2. Kiến nghị 65
5.2.1. Đối với Công ty 65
5.2.2. Đối với Nhà nước 66
vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CĐ & THCN Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
CNV Công nhân viên
CP QLKD Chi phí quản lý kinh doanh
DTBH&CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
DTT Doanh thu thuần
ĐH Đại học
ĐVT Đơn vị tính
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GVHB Giá vốn hàng bán
KCS Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
LĐPT Lao động phổ thông
LNST Lợi nhận sau thuế
LNT Lợi nhuận thuần

LNTT Lợi nhuận trước thuế
NPL Nguyên phụ liệu
NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu
NVL Nguyên vật liệu
SBU Đơn vị kinh doanh chiến lược
SXKD Sản xuất kinh doanh
TP Thành phố
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TSLĐ Tài sản lưu động
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TT Thị trường
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Qua 2 Năm 2006-2007 10
Bảng 2.2. Tình Hình Vốn của Công Ty 10
Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản của Công Ty 11
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty 28
Bảng 4.2. Danh Sách Một Số Nhà Cung Cấp Nguyên Vật Liệu Chính 30
Bảng 4.3. Bảng So Sánh Những Nhà Cung Cấp NVLChính 30
Bảng 4.4. Doanh Thu Theo Thị Trường Năm 2006-2007 32
Bảng 4.5. Tình Hình Nhập Xuất Tồn Kho Thành Phẩm Năm 2006-2007 33
Bảng 4.6. Các Chỉ Tiêu Tài Chính Năm 2006 – 2007 35
Bảng 4.7. Doanh Thu của Các Khách Hàng Đặt May Theo Mẫu 39
Bảng 4.8. Ý Kiến Khách Hàng về Chất Lượng Sản Phẩm 41
Bảng 4.9. Mức Độ Hài Lòng của Khách Hàng về Giá Sản Phẩm của Việt Linh 43
Bảng 4.10. Mạng Lưới Phân Phối của Công Ty Việt Linh 44
Bảng 4.11. Bảng So Sánh 3 Kênh Phân Phối của Việt Linh 46
Bảng 4.12. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong 50
Bảng 4.13. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài 52

Bảng 4.14. Các Yếu Tố Quyết Định Sự Hấp Dẫn Thị Trường 53
Bảng 4.15 Các Yếu Tố Xác Định Vị Thế Cạnh Tranh của SBU 54
Bảng 4.16. Ma Trận SWOT 56
Bảng 4.17. Mức Độ Hài Lòng của Khách Hàng về Bao Bì Sản Phẩm 60
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty 7
Hình 4.1. Biểu Đồ Doanh Thu Theo Thị Trường Năm 2006-2007 32
Hình 4.2. Tỷ Trọng Doanh Thu Các Khách Hàng Đặt May Theo mẫu 40
Hình 4.3. Ý Kiến của Khách Hàng về Chất Lượng Sản Phẩm 41
Hình 4.4. Mức Độ Hài Lòng của Khách Hàng về Giá Sản Phẩm 43
Hình 4.5. Cấu Trúc Kênh Phân Phối của Công Ty Việt Linh 44
Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ % Doanh Thu của Hệ Thống Phân Phối 46
54
Hình 4.7. Ma Trận Thị Phần và Phát Triển GE 55
Hình 4.8. Mức Độ Hài Lòng của Khách Hàng về Bao Bì Sản Phẩm 60
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 68
Phụ lục 1. Bảng Phỏng Vấn Để Xây Dựng Ma Trận 68
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều xem việc thành bại trên
thương trường mang tính quyết liệt. Đặc biệt với nền kinh tế như nước ta hiện nay vận
hành theo cơ chế thị trường đã làm cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh vô
cùng khốc liệt. Như người xưa đã từng nói: Thương trường như chiến trường, chính là
nơi các nhà doanh nghiệp khẳng định bản lĩnh của mình. Nhiều doanh nghiệp đã thành

công và điều hành công việc của mình một cách hiệu quả, nhưng các doanh nghiệp
này phải đối diện trực tiếp với môi trường kinh doanh đầy biến động, phức tạp và có
nhiều rủi ro. Vì thế khả năng thích ứng của doanh nghiệp vào môi trường là rất quan
trọng. Hơn nữa hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với toàn cục của nền kinh tế
trong nước, với sự hòa hợp khu vực và quốc tế. Vì vậy, sự tìm kiếm và phát huy năng
lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và dữ dội là một yếu tố
quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp.
Trong quá trình hội nhập, bên cạnh những cơ hội để phát triển về mọi mặt thì
cũng luôn tồn tại song song những nguy cơ thách thức đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải
có năng lực cạnh tranh để đối phó và vượt qua những nguy cơ, thách thức đó đồng thời
tận dụng tối đa những cơ hội và điểm mạnh của mình để thiết lập một vị thế vững chắc
cho doanh nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh, đời sống của người dân
được cải thiện và nhu cầu ăn mặc ngày càng cao, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
cũng trở nên gay gắt để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Mặc khác xu hướng hội nhập
quốc tế ngày càng đặt các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những sức ép cạnh tranh
từ phía công ty nước ngoài. Nhiều mặt hàng sản phẩm ngoại nhập trên thị trường với
già rẻ, chất lượng tốt và được quảng cáo rầm rộ đã dần chiếm được tình cảm của người
tiêu dùng trong nước. Một điểm nữa là kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may hiện đang
xếp thứ 2 trong cơ cấu GDP của cả nước. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong nước vẫn còn thấp và chưa định vị được thương hiệu sản phẩm
riêng trên thị trường quốc tế.
Cùng với sự phát triển của thế giới, ngành may Việt Nam cũng đang trên đà
phát triển và hội nhập, ngành may không chỉ được đầu tư và phát triển ở TP. HCM,
Bình Dương, Đồng Nai… mà còn được mở rộng đến từng cơ sở địa phương góp phần
đưa nền kinh tế địa phương phát triển. Công ty TNHH Việt Linh là công ty được các
chuyên gia đánh giá là công ty có năng lực cạnh tranh nhất ở quy mô vừa và nhỏ ở tỉnh
Phú Yên về lĩnh vực may mặc, công ty có định hướng phát triển hơn nữa ở thị trường
trong tỉnh và tìm kiếm khai thác mở rộng ra thị trường ngoài tỉnh trong tương lai. Để
thực hiện mục tiêu một cách thắng lợi, nhận thấy tầm quan trọng của năng lực cạnh

tranh và được sự cho phép của Ban lãnh đạo công ty Việt Linh cùng với sự giúp đỡ
của Thầy Lê Văn Mến, giảng viên khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM
nên tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Linh”. Thông
qua những vấn đề trình bày trong luận văn, tôi mong muốn sẽ có thể đưa ra được
những nhận xét, kết luận và những giải pháp phát triển phù hợp không chỉ riêng đối
với công ty, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty và đề xuất giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh cho công ty TNHH Việt Linh
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
− Đánh giá những khó khăn, thuận lợi cũng như điểm mạnh và điểm yếu của công
ty trong quá trình hoạt động.
− Xem xét những tác động và ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đối với doanh
nghiệp.
− Đánh giá sự hấp dẫn của thị trường đối với doanh nghiệp và mức độ, vị thế
cạnh tranh của doanh nghiệp
2
− Đồng thời qua đó có thể nêu lên những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất những giải
pháp thích hợp nhằm gia tăng thị phần, sản lượng tiêu thụ và tăng sức cạnh tranh
cho công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Số liệu thu thập trong 2 năm 2006-2007.
Thời gian thực hiện: từ tháng 3/ 2008 đến tháng 6/ 2008.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Công ty TNHH Việt Linh
Trụ sở chính: 68 Lê Thành Phương, Phường 2, TP Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên.
1.3.3. Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu có tính liên tục liền mạch và khép kín với 3 qui trình: phân
tích môi trường bên ngoài, phân tích môi trường bên trong và đề xuất những giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương :
Chương 1 nêu lên những lý do, tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực cạnh
tranh của Công ty Việt Linh trong giai đoạn hiện nay và đưa ra những giả thiết, lập
luận ban đầu về việc sử dụng các chỉ tiêu để xác định năng lực cạnh tranh và các yếu
tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đó, chương 1 còn trình bày được nội dung và
mục đích của đề tài cũng như phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2 giới thiệu chung về công ty, cơ cấu tổ chức, quá trình hình thành phát
triển cùng những mục tiêu, nhiệm vụ của công ty. Ngoài ra chương 2 còn giới thiệu về
tình hình sơ lược của công ty, tình hình vốn, cơ cấu lao động cũng như hiện trạng cơ
sở vật chất để có một cái nhìn tổng quan về công ty nhằm nắm bắt sơ lược những điểm
mạnh, điểm yếu và có những đánh giá đầu tiên về năng lực của công ty.
Chương 3 với việc nêu ra những khái niệm năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu,
phương pháp nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua các ma trận, cung cấp cách
thức phương pháp nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài, chương 3 còn đưa ra khái niệm
cũng như giới thiệu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một công ty,
bao gồm các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, chương 3 còn trình bày
3
về phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
và sơ cấp nhằm đảm bảo cho việc sử dụng số liệu chính xác và đầy đủ trong quá trình
phân tích.
Chương 4 thông qua việc nêu tình hình chung về hoạt động sản xuất, kinh
doanh, chương 4 đã đi sâu vào phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ, phân phối, tồn
kho, tình hình đầu tư tài chính của công ty trong giai đoạn năm 2006-2007. Bên cạnh
đó, chương 4 còn đánh giá, phân tích về các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách
quan có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất. Ngoài ra,
chương 4 còn đưa ra một cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động sản xuất, kinh

doanh của các đối thủ cạnh tranh cũng như cơ sở xác định đối thủ cạnh tranh chính của
Việt Linh và đánh giá chung khả năng cạnh tranh giữa Việt Linh và các đối thủ cạnh
tranh. Chương 4 còn sử dụng các ma trận để đánh giá chính xác những mặt mạnh- mặt
yếu cũng như năng lực cạnh tranh nhằm đưa ra những biện pháp đề xuất để nâng cao
năng lực cạnh tranh.
Chương 5 đưa ra nhận xét, kết luận chung về nội dung của đề tài, đồng thời từ
đó đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm tăng cường hoạt động cạnh tranh
cho các công ty hiện nay và đối với công ty nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động sản
xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về tình hình Công ty TNHH Việt Linh
Tên đơn vị: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Việt Linh
Tên giao dịch: VietLinh Company Limited
Tên viết tắt: VILICO
Địa chỉ: 68 Lê Thành Phương, Phường 2, Tp Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên
Email:
Số điện thoại: 057-822410, 252171
Fax: 057-822410
Mã số thuế: 4400339186
Giấy phép kinh doanh số: 3602000127. Cấp ngày 19/02/2004 do Phòng Đăng
Ký KD Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Phú Yên
Với phạm vi hoạt động chủ yếu của công ty:
− Sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu.
− Cung cấp các loại sản phẩm về Bảo Hộ Lao Động.
− May đồng phục công sở, nhà máy, trường học.
− Ngoài ra còn cung cấp các thiết bị ngành may.
Công ty được thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2004, lúc đầu văn phòng
và xưởng may của Công ty cùng một trụ sở tại 68 Lê Thành Phương, phường 2, TP

Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên. Sau một thời gian hoạt động Công ty đã mở rộng qui mô,
tách rời xưởng may của Công ty đến tại 31A Lê Trung Kiên, Phường 1, TP Tuy Hòa,
Tỉnh Phú Yên.
2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển của Công ty
2.2.1. Mục tiêu
Công ty với mục tiêu là không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm tối đa hoá lợi nhuận có thể có được của công ty cho các cổ đông, nâng cao giá trị
công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao
động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, tạo thu nhập chính đáng
cho các thành viên góp vốn, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương,
góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội nước nhà.
2.2.2. Nhiệm vụ
− Tập hợp những tiềm năng và khả năng sản xuất kinh doanh của Công ty để thực
hiện chủ trương chính sách của Nhà nước và thực hiện mục tiêu lợi nhuận của
Công ty.
− Nhận diện mục tiêu, các loại mặt hàng và mẫu mã đã và đang có xu hướng phát
triển mạnh, đưa ra mặt hàng mới đáp ứng thị hiếu và đòi hỏi của thị trường
trong và ngoài Tỉnh
− Mở rộng hợp tác và quy mô sản xuất kinh doanh với nhiều bạn hàng mới, nhằm
đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm của Công ty
− Chăm lo bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn và cải thiện đời
sống vật chất tinh thần cho cán bộ, công nhân viên
2.2.3. Định hướng phát triển
− Chấn chỉnh và nâng cao phương thức quản lý, giảm mức tối đa các chi phí
không cần thiết, giảm tỉ lệ hao hụt nguyên vật liệu nhằm nâng cao lợi thế cạnh
tranh của Công ty.
− Mở rộng xây dựng thêm nhà xưởng, cải tiến kỹ thuật thiết bị sản xuất để sản
phẩm của Công ty đạt chất lượng cao hơn, mẫu mã đa dạng hơn
− Đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh nhằm nâng dần cổ tức cho cổ đông, nâng cao
năng suất sản xuất, khai thác mọi tiềm năng của thị trường trong nước

− Duy trì và ổn định hoạt động của công ty, tạo điều kiện ổn định đời sống công
nhân viên
6
2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.3.1. Bộ máy tổ chức của Công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty
2.3.2. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
 Giám đốc xí nghiệp
− Thực hiện xây dựng các phương án, kế hoạch sản xuất và đề ra nhiều
biện pháp thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kế hoạch của công ty giao
− Xây dựng các mô hình sản xuất ở xí nghiệp, định mức tiền lương theo hệ
số phức tạp cho từng bộ phận, các chính sách khen thưởng.
− Tổ chức quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
− Sử dụng có hiệu quả tài sản do công ty giao cho
− Cho phép nhân viên xí nghiệp nghỉ phép đột xuất 1-5 ngày có lý do
− Đề nghị làm bản kiểm diểm đối với nhân viên thuộc xí nghiệp quản lý.
 Phó Giám Đốc xí nghiệp
− Phối hợp với Giám Đốc thực hiện các nhiệm vụ công ty giao cho
− Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch sản xuất.
− Kiểm tra, theo dõi năng suất, chất lượng sản phẩm từ đầu đến khi xuất
kho thành phẩm.
− Tổ chức chương trình cải tiến kỹ thuật áp dụng vào sản xuất.
− Thay mặt Giám Đốc khi đi công tác, tổ chức mọi hoạt động sản xuất tại
xí nghiệp.
Xưởng may Phòng Kế hoạch -
Kinh doanh
Phòng Kế toán -
Hành chính
Giám đốc
Phó giám đốc

Hội đồng thành viên
7
− Quyết định chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho vsf xuất kho thành
phẩm giao cho khách.
 Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ
− Tổ chức quản lý và điều hành nhân sự của tổ nghiệp vụ, kho và tổ đóng
gói thực hiện có hiệu quảchức năng nhiệm vụ được giao.
− Làm các thủ tục nhập khẩu, tiếp nhận NPL, thuê phương tiện vận
chuyển.
− Tổ chức cho bộ phận giao nhận và thủ kho giao nhận vật tư hàng hóa
quản lý và ghi chép sổ sách theo qui định.
− Lập kế hoạch đề xuất định mức vật tư, phụ tùng và các phụ liệu cho từng
mã hàng.
− Tổ chức nhập kho và đóng gói thành phẩm đạt chất lượng.
− Tổ chức thực hiện và quản lý kho bãi theo qui định công ty.
− Phân tích đánh giá kết quả sản xuất của xí nghiệp theo định kỳ, phản ánh
kịp thời các thông tin có liên quan đến hoạt động sản xuất.
 Tổ trưởng đóng gói
− Chịu trách nhiệm với trưởng phòng kế hoạch và Ban Giám Đốc về việc
tổ chức quản lý và điều hành nhân sự của tổ, thực hiện đầy đủ các bước
công việc trong thủ tục hoàn thành tại xưởng may được phân công.
 Trưởng phòng kỹ thuật – KCS
− Chịu trách nhiệm quản lý qui trình kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
− Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, rập gốc và sản phẩm mẫu theo từng mã hàng.
− Tổ chức nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, rập mẫu theo yêu cầu khách hàng.
− Dựa vào kế hoạch GSD của phòng kế hoạch tổ chức đi sơ đồ.
− Thực hiện xây dựng qui trình kỹ thuật công nghệ cho từng mã hàng.
− Phối hợp với xưởng may và các chuyền tổ chức hướng dẫn may, mẫu
sản xuất.
− Phối hợp với phòng kế hoạch kiểm tra thông tin về thông số kỹ thuật tính

lý hóa và chất liệu NPL theo từng mã hàng.
− Phối hợp với tổ cơ điện chế tạo các loại rập và gá lắp cải tiến.
8
 Quản đốc xưởng
− Chịu trách nhiệm với Ban giám đốc xí nghiệp về tổ chức thực hiện sản
xuất theo qui trình, chịu trách nhiệm về năng suất, chất lượng sản phẩm
trong suốt quá trình sản xuất của xưởng.
− Báo cáo kịp thời các sự cố sai hỏng của thiết bị, sự cố kỹ thuật.
− Phối hợp với KCS thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm.
− Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và bảo quản tài sản, hàng hóa và thiết
bị.
− Đề xuất với ban giám đốc xí nghiệp để trình bày công ty bổ nhiệm các
chức vụ chuyền trưởng, chuyền phó.
 Chuyền trưởng
Chịu trách nhiệm với quản đốc về thực hiện những nhiệm vụ của chuyền
trưởng. Cụ thể:
− Chịu trách nhiệm về hoạt động của dây chuyền trong suốt quá trình sản
xuất.
− Tiếp nhận kế hoạch sản xuất, kế hoạch phân bổ sản lượng và bộ tài liệu,
kỹ thuật do quản đốc xưởng giao.
− Tổ chức vật tư nhận bán thành phẩm cắt, nhận vật tư theo kế hoạch.
− Phân công lao động trong chuyền sao cho phù hợp, quản lý năng suất
dây chuyền.
− Phối hợp với KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm, chịu trách nhiệm về
chất lượng sản phẩm.
 Tổ trưởng cơ điện
− Xây dựng hệ thống “Hướng dẫn vận hành thiết bị” cho từng loại thiết bị.
− Xây dựng hệ thống “Hướng dẫn bảo dưỡng thiết bị” và kiểm tra bảo
dưỡng thiết bị.
− Kiểm tra việc thực hiện vận hành và bảo dưỡng thiết bị.

− Phối hợp với phòng kỹ thuật KCS chế tạo các loại cử và gá lắp cải tiến
phục vụ cho sản xuất.
9
2.3.3 Tình hình nhân sự của Công ty
Số lượng lao động là một trong những nhân tố xác định quy mô hoạt động của
công ty. Trong những năm qua, công ty đã không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ
công nhân viên trong công ty. Đến nay, chất lượng và số lượng của toàn thể nhân viên
của công ty ngày càng lớn mạnh.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Qua 2 Năm 2006-2007
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
So Sánh 07/06
±∆
%
Tổng số lao động 70 100 30 42,86
LĐ trực tiếp 62 92 30 48,39
LĐ gián tiếp 8 8 0 0,00
Phân theo giới tính
Nam 5 10 5 100,00
Nữ 65 90 15 23,08
Phân theo trình độ
ĐH 2 2 0 0,00
CĐ & THCN 6 6 0 0,00
LĐPT 62 92 30 48,39
Nguồn: Phòng KH-NV
Qua Bảng 2.1 cho thấy, sự biến động về nhân viên của công ty là không cao.
Năm 2007 do công ty đã thực hiện mở rộng sản xuất nên số lượng lao động của công
ty đã tăng lên 30 người tăng 42,86 % so với năm 2006, trong đó số lượng lao động nữ
tăng thêm 15 người vì đặc trưng của ngành may nên lao động nữ là phổ biến hơn là lao
động nam. Số lượng lao động có trình độ tay nghề ngày càng tăng qua thời gian.

Chính sách đối với người lao động
Thời gian làm việc: Công ty Việt Linh tổ chức làm việc 8 giờ/ngày, 6 ngày/
tuần, trưa nghỉ 1 giờ.
Nghỉ phép, nghỉ lễ, Tết: nhân viên được nghỉ lễ và Tết 8 ngày theo quy định của
Bộ Luật Lao Động.
2.4. Tài sản cố định của công ty
Bảng 2.2. Tình Hình Vốn của Công Ty
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh
10
2006 2007
±∆
%
Nguồn vốn CSH 233.800.408 266.334.834 32.534.426 13,92
Nợ phải trả 930.560.032 905.187.293 -25.372.739 -2,73
Tổng nguồn vốn 1.164.360.440 1.171.522.127 7.161.687 0,62
Nguồn: phòng KTHC
Trong vòng 1 năm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên 13,92%, đây là
một con số không nhỏ. Trong khi đó số nợ phải trả đã giảm 2,73% đã làm cho tổng
nguồn vốn của công ty tăng lên. Đó là một khởi đầu rất tốt đối với một công ty mới bắt
đầu hoạt động như Việt Linh
Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản của Công Ty
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2006 2007
±∆
%
Tài sản cố định 147.134.300 122.611.892 -24.522.408 -16,67

Tài sản lưu động 909.947.684 922.925.131 12.977.447 1,43
Tổng tài sản 1.164.360.440 1.171.522.127 7.161.687 0,62
Nguồn: phòng KTHC
Cùng với sự tăng của nguồn vốn, tài sản cũng tăng tỉ lệ với nguồn vốn. Trong
đó năm 2007 Tài sản lưu động tăng lên 1,43% so với năm 2006, tài sản cố định giảm
16,67%.
Nhìn chung tình hình vốn và tài sản của công ty chưa đủ mạnh, phải vay từ bên
ngoài. Công ty cần đầu tư vố nhiều hơn nữa để dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất đáp
ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
11
2.5. Hiện trạng cơ sở vật chất và kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật được xác định, cung cấp và duy trì ở một mức độ cần
thiết để đạt được sự phù hợp với các yêu cầu sản phẩm. Hiện nay cơ sở hạ tầng của
công ty bao gồm :
− Văn phòng công ty
− Nhà xưởng, không gian làm việc và các phương tiện kèm theo
− Công cụ và trang thiết bị phù hợp (phần cứng và phần mềm)
− Các dịch vụ hỗ trợ như các phương tiện vận chuyển và thông tin liên lạc.
Trong quá trình sản xuất, nhà xưởng và các thiết bị của các nhà máy, xí nghiệp
kho vận được xây dựng và bố trí đảm bảo nguyên tắc về an toàn cho người lao động và
dây chuyền sản xuất đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của sản phẩm.
Khi có những thay đổi hoặc yêu cầu mới về sản xuất như cải tiến năng suất, đa
dạng hoá sản phẩm công ty đã cho bổ sung thêm hoặc thay thế cơ sở hạ tầng hiện có
của bộ phận đó.
Ngoài ra, việc bảo trì nhà xưởng, thiết bị và các phương tiện hỗ trợ phải được
lập kế hoạch hàng năm và đảm bảo cơ sở hạ tầng luôn đáp ứng các yêu cầu sản phẩm.
2.6. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động SXKD năm 2006-2007
Bảng 2.4. Một Số Chỉ Tiêu Chủ Yếu trong Hoạt Động SXKD Năm 2006-2007
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

±∆ (07/06)
So sánh(%)
DT BH &CCDV
945.186.955 1.213.293.817 268.106.862 28,365
DTT về BH&CCDV 945.186.955 1.213.293.817 268.106.862 28,365
DT hđtc
237.779 322.537 84.758 35,646
LNT từ hđkd -77.948.114 12.911.426 90.859.540 -116,564
Tổng LNTT
-110.449.344 32.534.426 142.983.770 -129,456
Thuế TNDN
LNST
-110.449.344 32.534.426 142.983.770 -129,456
Nguồn: Phòng KTHC
Qua Bảng 2.4 ta thấy Doanh thu của công ty tăng lên, tốc độ tăng đáng kể giữa
2 năm. Doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006 là 268.106.862 đồng tương ứng với
12
tốc dộ tăng là 28,365%. Bên cạnh đó doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2007 cũng
tăng lên so với năm 2006 là 35,646%.
Năm 2007 lợi nhuận thuần từ hđkd tăng hơn so với năm 2006 là 90.859.540
đồng với tốc độ tăng là 116,564% chuyển lợi nhuận từ lỗ sang lời dẫn đến chỉ tiêu về
lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên chuyển từ lỗ sang lời với tốc độ tăng vượt bậc là
129,456%. Điều này cho thấy Công ty hoạt động có hiệu quả, đang đi đúng hướng và
khả năng sinh lời của công ty ngày càng cao.
2.7. Những thuận lợi- khó khăn chủ yếu
Thuận lợi
− Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một thành tựu có ý nghĩa về chất là lần đầu tiên
trong cơ cấu GDP của tỉnh, GDP công nghiệp – xây dựng (32,3%) chiếm tỉ
trọng cao hơn GDP nông lâm ngư nghiệp (32,1%). Thành tựu này đánh dấu một
bước quan trọng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Phú

Yên vốn là tỉnh thuần nông, đến nay nông nghiệp đã xếp thứ ba sau dịch vụ và
công nghiệp – xây dựng.
− Công ty nằm trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, là nơi tập trung đông đúc dân cư-
trung tâm phát triển kinh tế của Tỉnh nên rất thuận tiện cho việc giao dịch với
khách hàng.
− Cán bộ CNV có trình độ, kinh nghiệm và tâm huyết với công ty cùng nỗ lực
cho sự phát triển chung của công ty
− Chiến lược giá rất linh hoạt và phù hợp với khách hàng mục tiêu đã lựa chọn
đồng thời với chất lượng sản phẩm dược người tiêu dùng đánh giá cao đã tạo
được sự tin dùng và ưu thế cạnh tranh trên thị trường Tỉnh nhà. Với những
thuận lợi đó tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô kinh doanh cũng như hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi thì công ty còn gặp một số khó khăn:
− Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đòi hỏi Việt Linh phải nghiên cứu kỹ về thị
trường để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp
− Tình trạng công nhân nghỉ việc làm cho tay nghề công nhân không được đảm
bảo từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm làm cho chất lượng sản phẩm
giảm sút.
13
− Giá bán sản phẩm sẽ ngày một gia tăng do lạm phát cao, giá nhập nguyên liệu
tăng nên sẽ khó cạnh tranh trên thị trường.
− Việt Linh chưa có hệ thống phân phối ở ngoài Tỉnh nên hiệu quả kinh doanh
chưa cao như mong muốn.
− Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù thị
trường hiện tại của công ty phong phú nhưng đa số đều là những thị trường có
mối quan hệ làm ăn thân thiết, khách hàng thân quen. Việc mở rộng thị trường
và thâm nhập vào những thị trường mới còn rất yếu.
14
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm
mọi biện pháp, cả nghệ thuật và thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông
thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản
xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình
cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối
với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước
và ngoài nước. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn là khả năng vượt
qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển bản thân doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách
hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các
đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh
tranh.
3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
Thông thường năng lực cạnh tranh được đánh giá thông các các chỉ tiêu sau:
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong tóm tắt và đánh giá nhũng mặt mạnh và
yếu tố quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và cũng cung cấp cơ sở để
xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.
Việc xây dựng ma trận các yếu tố bên trong được thực hiện như sau :
− Cột 1: Xác định các yếu tố bên trong có tác động quan trọng đến ngành và sự
thành công của doanh nghiệp.
− Cột 2: Mức độ quan trọng của các yếu tố được cho điểm từ 0,0 đến 1,0 và tổng
mức quan trọng của tất cả các yếu tố được liệt kê sẽ là 1.

− Cột 3: Cho điểm phân loại về khả năng đối phó từ năng lực hiện tại, các chiến
lược hiện tại của doanh nghiệp đối với từng yếu tố. Thang điểm được cho từ 1
đến 4; với 1 là khả năng phản ứng yếu; 2 đến 2,5 là trung bình; 3 cho thấy sự
phản ứng trên mức trung bình và 4 là khả năng đối phó tốt nhất.
− Cột 4: Cột số điểm quan trọng , được tính bằng cách nhân mức quan trọng của
yếu tố với điểm phân loại tương ứng. Tổng điểm sẽ có giá trị từ 1 đến 4.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Xác định những yếu tố ngoại cảnh có tác động quan trọng đến sự thành công
của doanh nghiệp có kết hợp với sự tương quan vế năng lực hoạt động hiện tại, các
chiến lược hiện tại mà doanh nghiệp đang áp dụng.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài được xây dựng như sau:
− Cột 1: Xác định các yếu tố bên ngoài có tác động quan trọng đến ngành và sự
thành công của doanh nghiệp.
− Cột 2: Mức độ quan trọng của các yếu tố được cho điểm từ 0,0 đến 1,0 và tổng
mức quan trọng của tất cả các yếu tố được liệt kê sẽ là 1.
− Cột 3: Cho điểm phân loại về khả năng đối phó từ năng lực hiện tại, các chiến
lược hiện tại của doanh nghiệp đối với từng yếu tố. Thang điểm được cho từ 1
đến 4; với 1 là khả năng phản ứng yếu; 2 đến 2,5 là trung bình; 3 cho thấy sự
phản ứng trên mức trung bình và 4 là khả năng đối phó tốt nhất.
16
− Cột 4: Cột số điểm quan trọng, được tính bằng cách nhân mức quan trọng của
yếu tố với điểm phân loại tương ứng. Tổng điểm sẽ có giá trị từ 1 đến 4.
Ma trận đánh giá sự phát triển và thị phần (GE)
Dựa trên mô hình của ma trận BCG, công ty General Electric (GE) đã đề ra một
công cụ phân tích danh sách vốn đầu tư nhằm đưa ra những chiến lược thích hợp cho
các SBU.
− Trục tung biểu diễn sự hấp dẫn của thị trường, bao gồm nhiều yếu tố với mức
quan trọng khác nhau. Mức độ hấp dẫn của thị trường được chia ra làm ba mức
mạnh (có giá trị từ trên 3,67 đến 5), trung bình (từ trên 2,33 đến 3,67) và yếu
(từ 1 đến 2,33)

− Trục hoành biểu thị khả năng cạnh tranh của các SBU, và cũng được chia làm 3
mức tương tự: mạnh (có giá trị từ trên 3,67 đến 5), trung bình (từ trên 2,33 đến
3,67) và yếu (từ 1 đến 2,33).
Ma trận GE được chia làm 9 ô và nhóm thành 3 nhóm chính:
− Nhóm 1 gồm ba ô ở góc trái phía trên. Ở nhóm này, các SBU hay doanh nghiệp
có vị trí thuận lợi, có những cơ hội phát triển hấp dẫn nên các nhà quản trị
thường chú trọng đầu tư vào các SBU, doanh nghiệp trong nhóm này.
− Nhóm 2 gồm ba ô nằm trên đường chéo góc. Những SBU hay doanh nghiệp
trong nhóm này cần phải cẩn thận khi quyết định đầu tư. Phần lớn thường được
duy trì, chọn lọc để giữ vững thị phần hay giảm bớt.
− Nhóm 3 gồm ba ô còn lại, ở góc phải bên dưới là những SBU hay doanh
nghiệp không còn hấp dẫn nữa, cần phải thay thế hay loại bỏ.
 Xác định sự hấp dẫn của thị trường cho mỗi SBU hay doanh nghiệp như sau:
− Xác định các yếu tố quyết định sự hấp dẫn của thị trường như: Tỷ suất lợi
nhuận gia tăng, độ lớn thị trường, tốc độ phát triển thị trường, tính thời vụ,
cường độ (mức) cạnh tranh, trình độ và cường độ phát triển kỹ thuật công nghệ,
hệ thống pháp lý, độ dài chu kỳ sản xuất, lạm phát…
− Xác định hệ số quan trọng của các yếu tố, cho thấy mức độ tác động của mỗi
yếu tố đến độ hấp dẫn của nghành. Mỗi yếu tố cho từ 0 đến 1 diểm. Tổng hệ số
hấp dẫn của tất cả các yếu tố là 1.
17

×