Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO VÀ QUẢNG CÁO SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 104 trang )

NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO VÀ
QUẢNG CÁO SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN QUA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
v
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN 6
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 6
2.1.1. Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 6
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
4.2. Các kênh quảng cáo truyền thông phổ biến ở Việt Nam 37
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PR (Public Relation) Quan hệ cộng đồng
Agency Công ty cung ứng dịch vụ quảng cáo
NCTT Nghiên cứu thị trường
QC Quảng cáo
QCVN Quảng cáo Việt Nam
DVQC Dịch vụ quảng cáo
DNQC Doanh nghiệp quảng cáo
DNQCVN Doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam
VN Việt Nam


TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TV (Television) Ti-vi hoặc truyền hình
VAA Hiệp hội quảng cáo Việt Nam
OOH (Out of home) Quảng cáo ngoài trời
TVC (Television commercials) Đoạn phim quảng cáo 30 giây
PTKT Phát triển kinh tế
PPLST Phương pháp luận sáng tạo
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN 6
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 6
2.1.1. Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 6
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
4.2. Các kênh quảng cáo truyền thông phổ biến ở Việt Nam 37
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN 6
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 6
2.1.1. Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 6
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
4.2. Các kênh quảng cáo truyền thông phổ biến ở Việt Nam 37
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
ix
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Nghiên Cứu
x
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Làm sao để tồn tại và phát triển với tiềm năng hạn chế, với sự cạnh tranh ngày
một khốc liệt trên thị trường?
Đây là câu hỏi khó có thể trả lời trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà sự cạnh
tranh của nền kinh tế tại Việt Nam ngày càng gay gắt, thị trường kinh doanh ngày càng
bị thu hẹp, vỡ vụn do sự gia tăng liên tục của các đối thủ cạnh tranh ngay cả trong và
ngoài nước. Đặc biệt là nguy cơ từ phía các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, bởi vì họ
là những doanh nghiệp có khả năng to lớn về vốn và kinh nghiệm. Chính vì thế hàng
năm có nhiều sản phẩm tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp gặp thất bại, thua lỗ; đồng thời
có những sản phẩm mà thị phần của nó trên thị trường vượt trội so với những sản
phẩm khác cùng ngành và có những sản phẩm mà giá trị của thương hiệu đó được xem
như giá trị gần gũi, giá trị văn hóa…
Sự chênh lệch kể trên; và những sản phẩm tiêu dùng, những doanh nghiệp bị
thất bại nguyên nhân chính chẳng phải vì yếu (về mọi mặt) mà vì nó bước vào thị
trường mà không có gì tạo ấn tượng hay đặc sắc, nếu không nói là bình thường, khập

khiễng. Nguyên nhận thực tế đơn giản chỉ là, ngoài việc sản xuất ra sản phẩm, doanh
nghiệp cần phải làm nhiều hơn như thế nữa. Đó là, họ phải làm một công việc hết sức
quan trọng và quyết định cho sự thành bại của sản phẩm, của công ty và phù hợp với
nhu cầu của cuộc sống xã hội, đó là họ phải định vị sản phẩm thật cẩn thận trong trí óc
của khách hàng, tạo được nhiều ấn tượng tốt đẹp cho người tiêu dùng. Để làm được
điều này, họ cần phải khéo léo phối hợp các công cụ chiêu thị cổ động nhằm đưa thông
tin cần thiết đến người tiêu dùng.
Hoạt động chiêu thị cổ động là một công cụ quan trọng, đôi lúc nó là vấn đề
“cốt tử” của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện thành công
chiến lược và chương trình Marketing. Nhờ hoạt động chiêu thị cổ động hiệu quả mà
sự vận động của nhu cầu sản xuất hàng hóa và nhu cầu của khách hàng xích lại gần
nhau, đồng thời nhu cầu khách hàng được khám phá, đáp ứng một cách đầy đủ nhất.
Và nhiệm vụ chính của chiêu thị cổ động đó chính là cung cấp thông tin đến cho người
tiêu dùng, trong đó công cụ truyền thông được các doanh nghiệp tin tưởng sử dụng
thường xuyên đó là quảng cáo vì dựa vào thông điệp quảng cáo nó thu hút sự chú ý
của công chúng, từ đó đem lại hiệu quả cao cho sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng
theo số liệu của TNS Gallup Media thì hàng ngày, một người tiêu dùng hiện đại tiếp
xúc với khoảng 3000 thông điệp quảng cáo. Và đương nhiên bộ óc quá tải của chúng
ta không thể có chỗ chứa đủ chừng đó thông tin, và bởi vậy người tiêu dùng luôn có xu
hướng lẩn tránh quảng cáo. Như vậy phải chăng quảng cáo đang tự giết mình và hiệu
quả đem lại của nó đã không còn thuyết phục được các doanh nghiệp đầu tư vào nó??
Thực tế quảng cáo không hề chết và hiệu quả của nó cũng không hề giảm mà nguyên
nhân chính đó là do quảng cáo chưa được sử dụng đúng cách nhất, đơn giản là trong
môi trường kinh doanh ngày nay quảng cáo không đơn thuần chỉ là chi phí nữa mà
quảng cáo phải đi liền với sáng tạo. Có thể ví thị trường quảng cáo là một đồng cỏ non
xanh rì và các chiến lược quảng cáo, truyền thông của các doanh nghiệp giống như
một bầy cừu trắng trên đồng cỏ. Nếu một doanh nghiệp đầu tư cho một chiến lược
quảng cáo đơn thuần chỉ nhằm cung cấp thông tin đến cho người tiêu dùng thì chiến
lược đó giống như một con cừu trắng sẽ bị lọt thỏm trong đàn cừu trắng trên đồng cỏ,
mặc dù doanh nghiệp có đầu tư nhiều chi phí để con cừu trắng này xuất hiện liên tục

trên đồng cỏ đi chăng nữa thì con cừu trắng này cũng khó được nhận biết bởi người
tiêu dùng trong đàn cừu toàn màu trắng này. Nhưng nếu đưa sự độc đáo, sáng tạo vào
trong quảng cáo thì cũng giống như doanh nghiệp đã đưa một chú cừu màu đen đứng
vào trong một bầy cừu trắng trên đồng cỏ. Chính sự khác biệt đó sẽ tạo sự chú ý nơi
người tiêu dùng, vậy sáng tạo đơn giản chính là sự khác biệt, khác thường; sự độc
đáo từ đó dễ dàng tạo sự chú ý và nhắc nhớ cho người tiêu dùng trong thị trường
nhan nhản những quảng cáo và quảng cáo.
Hiệu quả mà sáng tạo đem lại cho quảng cáo thì phần nào rõ ràng như thế
nhưng ngoài các hội thảo về quảng cáo sáng tạo như hội thảo Vietnam Marketing
2
Conference 2008 hoặc giải thưởng thường niên Quả chuông vàng nhằm tôn vinh giá
trị sáng tạo của ngành quảng cáo Việt Nam, thì cho đến nay vẫn chưa có bất cứ nghiên
cứu cụ thể nào về xu hướng và hiệu quả cụ thể của Sáng tạo trong quảng cáo. Chính
điều này đã tạo tâm lý ngại ngần, sợ rủi ro trong việc áp dụng sáng tạo vào chiến lược
quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam. Với sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ và
đầy tiềm lực lớn mạnh của doanh nghiệp nước ngoài và hiệu quả của quảng cáo sáng
tạo mà họ đang áp dụng thì các doanh nghiệp trong nước sẽ ngày càng bị lép vế, và có
thể họ sẽ bị thua ngay trên chính sân nhà của mình. Chính vì vậy, đề tài Nghiên cứu
về hoạt động quảng cáo và quảng cáo sáng tạo tại Việt Nam được thực hiện nhằm
nghiên cứu và phân tích để có thể lý giải và tìm ra được xu hướng, hiệu quả và tác
dụng của sáng tạo khi được áp dụng vào quảng cáo. Tuy đề tài nghiên cứu này trong
một chừng mực nào đó khó có thể lý giải và trả lời hết được những nghi vấn xoay
quanh vấn đề sáng tạo trong quảng cáo, nhưng nó có thể là một nguồn dữ liệu định
lượng cụ thể cho doanh nghiệp tham khảo nhằm có thêm thông tin trong việc đưa ra
quyết định cho chiến lược quảng cáo của mình, từ đó nâng cao hiệu quả của quảng cáo
cho sản phẩm của mình trên tiêu chí tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng vẫn góp phần
đem lại hiệu quả cao. Và từng bước đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thương trường trong nước, đồng thời là tiền đề cho việc phát triển thương hiệu lớn
mạnh ngay cả trong và ngoài nước về sau này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm phân tích tình hình của Sáng tạo trong quảng cáo tại TP.HCM
trong những năm gần đây, với những mục tiêu chính là:
• Phân tích thực trạng tình hình phát triển dịch vụ quảng cáo (DVQC) tại
TP.HCM trong thời gian qua.
• Khả năng cung ứng và mong muốn thể hiện sáng tạo của các doanh nghiệp
kinh doanh quảng cáo.
• Nhu cầu sử dụng DVQC và yêu cầu sáng tạo của các doanh nghiệp ở
TP.HCM, tiềm năng, cơ hội và thách thức của thị trường quảng cáo cũng như sáng tạo
trong quảng cáo.
• Mức độ ảnh hưởng của quảng cáo sáng tạo đến người tiêu dùng hiện nay.
Đưa ra kết luận, kiến nghị và giải pháp nhằm khuyến khích sự sáng tạo trong những
chiến lược quảng cáo sắp tới của các doanh nghiệp.
3
1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Quảng cáo hiện nay đang được sử dụng một cách tùy tiện, bừa bãi mà không có
sự đầu tư, nghiên cứu một cách hợp lý trong việc đưa ra một chiến lược quảng cáo
thích hợp, sáng tạo.
Quảng cáo hiện nay vẫn đi theo lối mòn tư duy, chưa quan tâm đến việc sáng
tạo trong quảng cáo.
Quảng cáo sáng tạo hiện nay phần lớn là sản phẩm của các doanh nghiệp kinh
doanh quảng cáo.
Quảng cáo sáng tạo tạo nên sự thích thú, chú ý ở người tiêu dùng. Đồng thời
còn tạo được mức độ nhắc nhớ cao ở người tiêu dùng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
* Phạm vi không gian
Thực tập tại Công ty Brand id Design, một công ty chuyên về xây dựng Hệ
thống nhận diện Thương hiệu.
Nghiên cứu khảo sát thị trường tại khu vực TP.HCM.
* Phạm vi thời gian
01/03/2008 – 01/06/2008 làm việc tại công ty Brandid đồng thời thu thập số

liệu, xử lý số liệu, viết bản thảo khóa luận. Điều tra nghiên cứu tại địa bàn TP.HCM.
* Đối tượng nghiên cứu
Cư dân TP.HCM, cũng chính là người tiêu dùng, là đối tượng chính mà các
chiến lược quảng cáo nhắm đến.
1.5. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn được chia làm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu ra những lí do, tầm quan trọng của việc nghiên cứu về quảng cáo sáng tạo
trong giai đoạn hiện nay và đưa ra những giả thiết, lập luận ban đầu về xu hướng cũng
như hiện trạng của quảng cáo tại Việt Nam. Chương I còn trình bày được nội dung và
mục đích của đề tài cũng như phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Chương 2 đã nêu ra giới thiệu chung về địa bàn TP.HCM, công ty thực tập,
Những thuận lợi khó khăn về vị trí địa lý, thời gian thực tập, để có một cái nhìn tổng
4
quan về công ty về khu vực nghiên cứu nhằm nắm bắt sơ lược những điểm mạnh,
điểm yếu và có những đánh giá đầu tiên về thị trường quảng cáo.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Với việc nêu ra những khái niệm về quảng cáo, sáng tạo cũng như ưu nhược
điểm của các kênh truyền thông để có thể hiểu rõ nhân tố cấu thành nên một mẫu
quảng cáo, những yếu tố tác động lên quảng cáo. Ngoài ra, chương 3 còn trình bày về
phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và
sơ cấp nhằm đảm bảo cho việc sử dụng số liệu chính xác và đầy đủ trong quá trình
phân tích
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Thông qua việc nêu tình hình chung về thị trường quảng cáo để có cái nhìn bao
quát về quảng cáo. Phân tích hiện trạng quảng cáo của các ngành: Mạng viễn thông di
động, Ngành bia, Hóa mỹ phẩm. Từ đó rút ra kết luận về xu hướng chung của quảng
cáo sáng tạo. Ngoài ra chương 4 còn sử dụng nghiên cứu điều tra về mức độ ãnh
hưởng của quảng cáo sáng tạo đến người tiêu dùng. Chính những nghiên cứ và phân

tích trên mới có thể rút ra những ưu và khuyết của quảng cáo sáng tạo ở Việt Nam
hiện nay.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương 5 đưa ra nhận xét, kết luận chung về nội dung của đề tài, đồng thời từ
đó đưa ra những một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp sử dụng quảng cáo nhằm
tăng cường hiệu quả của quảng cáo. Gia tăng khả năng chú ý và lưu giữ quảng cáo
trong trí nhớ người tiêu dùng.
5
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
Diện tích : 2.095,239 km
2
Dân số : 6.239.938 người (2005)
Dân tộc : Việt , Hoa , Khơme , Chăm…
Đơn vị HC : 24 quận huyện
Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình
quân năm 1.979 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình
năm 27,55
0
C, không có mùa đông.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng
10
0
10’ – 10
0
38 vĩ độ bắc và 106
0
22’ – 106

0
54

kinh độ đông .
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh ,
Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà
Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền
Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km
đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ
Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực
Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là
đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống
cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn
/năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm
thành phố 7km.
Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa
Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai
6
sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra
đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976
đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh .
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình
thành và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ
thống bảo tàng phong phú.
Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn
ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh
em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn
hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền
thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành

lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực,
phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm .
Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nước trong các
phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước được công nhận hoàn thành phổ cập giáo
dục trung học.
Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành
phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa
học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước.
Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công
nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại
có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á.
2.1.2. Hoạt động quảng cáo
Hoạt động quảng cáo của Thành phố trên thực tế, đã đang và sẽ là một hoạt
động mang ý nghĩa kinh tế - văn hóa đích thực với quy mô và hiệu quả to lớn. Dù xuất
hiện và có quá trình non trẻ so với các ngành kinh tế khác, nhưng ngành quảng cáo TP
Hồ Chí Minh đã có một thực lực, một quá trình hoạt động và một thành tựu đáng
khích lệ. Theo thống kê của Hiệp hội quảng cáo VN (VAA) năm 2007, cả nước có
khoảng hơn 7000 đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo, trong đó TP.HCM chiếm
khoảng 70% tương ứng khoảng 5000 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
So với các tỉnh thành khác trên cả nước thì hoạt động quảng cáo tại TP.HCM
tương đối phát triển hơn và đa dạng hơn. Các quảng cáo xuất hiện dưới nhiều loại
phương tiện thông tin khác nhau, từ những loại phổ biến nhất như tivi, báo chí, băng
7
rôn, áp phích đến những phương tiện hiện đại như internet. Xu hướng mới của DVQC
thì hình thức quảng cáo trực tuyến tại TP.HCM vẫn chưa chứng tỏ được sức hấp dẫn
và hiệu quả của mình.
Môi trường kinh tế tại TP.HCM tạo ra nhiều thuận lợi cho sự phát triển của
ngành quảng cáo. Nơi đây nhu cầu quảng bá sản phẩm, dịch vụ và xây dựng phát triển
Thương hiệu của các doanh nghiệp rất lớn, là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp
Quảng cáo khai thác. Nhu cầu quảng cáo đa dạng và ngày càng tăng là điều kiện tốt để

thúc đẩy ngành DVQC của thành phố phát triển. Số lượng công ty quảng cáo cũng như
hình thức quảng cáo ngày càng tăng chứng tỏ dấu hiệu của một thị trường đang mở
rộng và không ngừng hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2.2. Tổng quan về công ty Brandid Design:
2.2.1. Thông tin về công ty BRANDid
Hình 2.1. Hình Ảnh Về Logo và Công Ty BRANDid
Nguồn: www.brandid.com.vn
BRANDid Design Company limited
Công ty TNHH Thương hiệu nhận diện
Địa chỉ: 214/19/56 Nguyễn Văn Nguyễn, phường Tân Định, Q.1, TP.HCM, Việt Nam
Tel: (08) 291.0842/ 291.0843 Fax: (08) 291.0843
www.brandid.com.vn
Director: Nguyễn Kim Phương mobile: 0903344181
Email: /
2.2.2. Nhận diện BRANDid
Từ những năm 2002, BRANDid đã rất sớm tham gia cùng Doanh nghiệp Việt
Nam với vai trò của một chiến lược gia trong việc xây dựng và phát triển một cách
đồng bộ và nhất quán hình ảnh Thương hiệu. Với đội ngũ chuyên viên, cộng tác viên
đầy kinh nghiệm. BRANDid là một cỗ máy hết sức năng động, sáng tạo và vận động liên
tục nhằm mang đến cho khách hàng những giải pháp, dịch vụ chất lượng và phù hợp
với từng lĩnh vực, đặc thù kinh doanh của Khách hàng.
8
BRANDid – luôn biết cách phát huy tốt nhất những giá trị vô hình của Thương
hiệu trở nên những giá trị hữu hình tác động tích cực đến nhận thức của người tiêu
dùng và tôn tạo những giá trị ưu việt của Thương hiệu.
Dù xây dựng một hình ảnh Thương hiệu mới, tái định vị hình ảnh Thương hiệu
đang có hay những kế hoạch truyền thông Thương hiệu dài và ngắn hạn…, BRANDid
đều phục vụ Khách hàng thật chu đáo với những giải pháp tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm
đáng kể ngân sách đầu tư.
Tại sao là BRANDid?

Bởi vì BRANDid là chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực xây dựng hình ảnh
thương hiệu. Đây là lĩnh vực mà BRANDid giỏi nhất để phục vụ khách hàng.
2.2.5. Khách hàng của BRANDid Design
Hình 2.2. Khách Hàng của Công Ty BRANDid
Nguồn: www.brandid.com.vn
2.3. Tổng quan về thời gian nghiên cứu
Trong khoảng một năm trở lại đây, nhu cầu về quảng cáo ngày càng gia tăng do
sự xuất hiện liên tục của những doanh nghiệp mới trên thị trường. Các doanh nghiệp
9
ngày càng có những yêu cầu cao hơn trong các chiến lược quảng cáo của mình, do họ
đòi hỏi sự hiệu quả hơn ở những chiến lược quảng cáo của mình. Và quảng cáo sáng
tạo chính là xu hướng mà họ yêu cầu. Đã có những sự kiện lớn về quảng cáo, những
hội thảo, những giải thưởng dành riêng cho tính sáng tạo trong ngành công nghiệp
quảng cáo, Ví dụ như:
Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam “Quả chuông vàng” được khởi động từ
tháng 8/2007 và kết thúc vào tháng 12/2007 do Hiệp hội quảng cáo Việt Nam (VAA)
tổ chức.
Ngày 24/11/2007 là ngày đáng nhớ của ngành Quảng cáo khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương. Đó là ngày những giá trị sáng tạo của người Phương Đông được tôn
vinh trên toàn thế giới. Giải thưởng quảng cáo Liên lục địa (The CUP) diễn ra từ
ngày 22 đến 24/11/2007 tại Valencia, Tây Ban Nha. Các công ty quảng cáo khu vực
Châu Á (ADFEST) thu hút sự chú ý của thế giới khi thu hoạch 16 trên tổng số 38 giải.
Châu Á thắng lớn – Khu vực này đang là thế lực mới về quảng cáo.
Hội thảo Marketing Innovation – Việt Nam Marketing Conference 2008 là
Hội thảo lớn thường niên về tiếp thị nhằm giới thiệu những xu hướng, kinh nghiệm,
phát kiến mới và các tình huống Marketing thành công nhất của Việt Nam và Thế giới.
10
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quảng cáo

3.1.1. Khái niệm
Trong Marketing căn bản (2007) Quảng cáo:“là việc sử dụng không gian và
thời gian để truyền thông tin định trước về sản phẩm, về doanh nghiệp hay thị trường
cho khách hàng”.
- Nhưng theo Vũ Quỳnh (2007) thì :
- Quảng cáo là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện.
- Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định.
- Nội dung quảng cáo nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào
người mua hàng.
- Thông điệp quảng cáo có thể được chuyển đến khách hàng bằng nhiều phương
pháp truyền thông khác nhau.
- Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng tiềm năng.
- Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể.
Như vậy Quảng cáo có thể được định nghĩa một cách đơn giản hơn dựa trên các
khái niệm trên:
Quảng cáo chính là một công cụ truyền thông, nhằm tác động đến khách hàng
tiềm năng định trước bằng lượng thông tin định trước phù hợp có thể là về sản phẩm
hay về doanh nghiệp mà thích hợp với mục đích mà doanh nghiệp đó muốn quảng
cáo.
Quảng cáo là thuyết phục khách hàng mua một lọai sản phẩm nào đó của người
quảng cáo. Quảng cáo để lôi kéo chú ý của khách hàng đến nhãn hiệu và sản phẩm
được quảng cáo.Khi sản phẩm mới ra đời thì quảng cáo sẽ giúp giới thiệu các tính
năng của sản phẩm, nơi nào có thể mua được sản phẩm và thậm chí giá cả của sản
phẩm. Khi sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường thì quảng cáo lúc này lại mang vai
trò thuyết phục khách hàng tiếp tục duy trì mua và sử dụng sản phẩm, thu hút thêm
khách hàng mới có nhu cầu hoặc đang sử dụng nhãn hiệu khác chuyển sang sử dụng
11
nhãn hiệu của mình.Quảng cáo hiện đại ngày nay sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, âm
thanh kết hợp với màu sắc để thu hút sự chú ý của đối tượng khách hàng muốn nhắm
đến một cách toàn diện

• 13 thuật ngữ quảng cáo
Mỗi một ngành nghề đều có vô số thuật ngữ (glossary), sau đây là một số thuật
ngữ rất cơ bản trong quảng cáo mà bất cứ người
nào trong ngành quảng cáo, marketing cũng đều
cần phải biết và hiểu từng thuật ngữ.
TVC (Television Commercial): các đoạn
quảng cáo trên TV của các doanh nghiệp, thông
thường các đoạn quảng cáo này có thời gian trình chiếu là 30 giây.
Print ad: Quảng cáo trên các báo, tạp chí. Bao gồm những hình ảnh quảng cáo
mà doanh nghiệp mong muốn. Những hình ảnh đó có thể chiếm từ một diện tích nhỏ
trên tờ báo cho đến chiếm cả một mặt báo.
Headline: Đây là dòng chữ nhấn mạnh nội dung, thu hút sự chú ý hoặc thông
điệp chính của Print Ad hoặc TVC, thường được thể hiện rất ấn tượng, quyết định
50% thành công của một TVC hoặc Print ad.
Hình 3.1. Headline là Dòng MADE IN BRITAIN
Nguồn
hình:ww.toiyeumarketing.com
Copy: là đoạn văn bản trên print ad, thể hiện nội dung của print ad.
Hình 3.2. Phần Chữ Trong Vòng Tròn Xanh là Copy.
12
Nguồn hình: www.toiyeumarketing.com
Slogan (còn gọi Tag line): Câu khẩu hiệu, đại diện cho thông điệp của cả một
chiến dịch quảng cáo, câu slogan hay là câu đi vào lòng người bởi ý nghĩa, dễ đọc và
nói lên được chức năng, khác biệt của sản phẩm:
Câu slogan được xem là thành công nhất mọi thời đại, đi vào lời ăn tiếng nói
của mọi người khi muốn động viên ai thực hiện một điều gì đó: “Just do it” của Nike.
Copywriter: Người làm nghề viết những câu slogan và copy cho sản phẩm.
Hiểu rộng hơn, copywriter là những con người sống để sáng tạo, do đó họ còn có thể
cung cấp ý tưởng cho website hoặc một chương trình event.
Storyboard: Để diễn tả 1 kịch bản TVC, công ty quảng cáo phải thể hiện được

TVC đó sơ nét qua hình thức các hình vẽ (như hoạt hình) để giúp khách hàng mường
tượng ra được, từ đó đi đến chấp nhận hay không ý tưởng công ty đưa ra. Storyboard
do đó rất quan trọng, và thường được vẽ tay (sketch).
Hình 3.3. Một Storyboard Thể Hiện Một Mẫu Quảng Cáo TVC
Nguồn hình: www.toiyeumarketing.com
Ad Agency: công ty thực hiện dịch vụ quảng cáo.
Creative brief: Bản thiên hướng sáng tạo, tóm tắt ngắn gọn về sản phẩm, mục
tiêu, đối tượng khách hàng, thông điệp,… Chỉ khi được viết tốt, rõ ràng, agency quảng
cáo mới có thể thực hiện chính xác nhất yêu cầu của khách hàng đưa ra.
Artwork: Tên gọi chung của các tác phẩm do agency thực hiện hoàn tất từ
poster, print ad, biểu đồ, hình chụp, phác thảo…
Campaign: chiến dịch quảng cáo, thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng.
Concept: Ý tưởng chung, bao quát sau một slogan hoặc 1 campaign quảng cáo.
Portfolio: Danh mục những tác phẩm của một agency hoặc một designer,
copywriter,… thường được thể hiện trên các website hoặc đĩa CD, dùng để giới thiệu
về agency về những campaign đã thực hiện.
3.1.2. Các phương tiện quảng cáo
a) Các kênh quảng cáo truyền thống
13
• Quảng cáo trên truyền hình: TV là kênh quảng cáo hiệu quả nhất trong tất
cả các kênh quảng cáo truyền thông bởi vì nó là kênh duy nhất có thể tác động đến
toàn bộ các giác quan của khách hàng mà quảng cáo muốn nhắm đến: từ hình ảnh sống
động, âm thanh của âm nhạc, giọng nói , cho đến ngôn ngữ và màu sắc. Bênh cạnh
đó, số lượng người xem TV bao giờ cũng lớn nhất so với các kênh Media thông
thường khác nên thông điệp của sản phẩm sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng khách
hàng hơn. Việc bố trí các chương trình TV đối với từng đối tượng riêng của đài cũng
sẽ giúp các nhà quảng cáo chuyển tải thông điệp của mình đến các đối tượng khách
hàng muốn nhắm đến một cách dễ dàng, Ví dụ: quảng cáo sản phẩm dành cho các bà
nội trợ sẽ được vào giờ chiếu phim với tỷ suất các bà bội trợ xem TV cao nhất.
Tuy nhiên, TV cũng chính là kênh quảng cáo khiến cho các nhà quảng cáo phải

đau đầu vì chi phí dành cho cũng là cao nhất. Chi phí để phát một đoạn (shot) quảng
cáo 30 giây trên TV sẽ cao gấp nhiều lần so với chi phí dành cho các quảng cáo khác
như một trang quảng cáo (print-ad) trên báo hay một đọan quảng cáo trên radio. Với
chi phí quá cao, đòi hỏi phim quảng cáo phải ngắn để tiết kiệm chi phí, và mới có thể
phát đi phát lại nhiều lần để thông điệp quảng cáo đi vào trí nhớ của người tiêu dùng.
Với các đoạn phim quảng cáo quá ngắn như thế, chắc chắn thông tin về sản phẩm sẽ
không thể được chuyển tải một cách đầy đủ đến người tiêu dùng, và các nhà quảng cáo
buộc phải lựa chọn một vài thông tin nổi bật nhất của sản phẩm, đi kèm cùng thông
điệp của sản phẩm để đưa vào phim quảng cáo. Ngoài ra, với thời lượng trung bình 30
giây thì các phim quảng cáo phải thật đặc sắc và khác biệt thì mới có thể khiến người
tiêu dùng nhớ đến trong một “rừng” các phim quảng cáo khác cũng được chiếu trên
TV vào cùng thời khoảng thời gian. Việc đầu tư để sản xuất một phim quảng cáo thật
ấn tượng với hình ảnh, màu sắc, thông điệp sao cho độc đáo, dễ nhớ sẽ tốn thêm
một khoản tiền lớn từ ngân sách quảng cáo. Đồng thời quảng cáo truyền hình đang
ngày càng mất dần hiệu quả do nhiều nguyên nhân: sự lộn xộn của quảng cáo trên
truyền hình, sự gia tăng quá mức các kênh truyền hình, sự ra đời của nhiều phương
tiện giải trí khác, song song với cuộc sống bận rộn thời gian xem truyền hình đang
ngày càng giảm.
Tuy vậy, so với những hiệu quả mà nó mang lại, phim quảng cáo trên TV luôn
là lựa chọn ưu tiên số một của các nhà quảng cáo.
• Quảng cáo trên báo: Nếu như các phim quảng cáo tiếp cận được khách hàng
14
trên toàn bộ các giác quan từ hình ảnh sống động cho đến âm thanh, ngôn ngữ thì
các mẫu quảng cáo báo chỉ có thể làm được một nửa. Quảng cáo trên báo chỉ có thể
tác động đến khách hàng qua hình ảnh và chữ viết. Hình ảnh trên print-ad cũng chỉ là
các hình ảnh tĩnh và số lượng hình ảnh và chữ viết lại bị giới hạn trong khuôn khổ kích
thước của từng tờ báo.Tuy nhiên, với giá thành rẻ hơn TVC nhiều và khuôn khổ của tờ
báo khá thoải mái so với 1 shot quảng cáo 30 giây nên thông điệp về tính năng sản
phẩm sẽ được đưa một cách đầy đủ và cụ thể hơn đến người tiêu dùng thông qua chữ
viết; giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm và thấy được nhu cầu của họ đối

với sản phẩm.Nếu sovới TV, số lượng đọc giả cho từng tờ báo sẽ không bằng số lượng
người coi TV, thế nhưng hiệu quả của nó mang lại cũng không phải là nhỏ. Mẫu quảng
cáo trên báo sẽ được giữ lại, hoặc coi đi coi lại nhiều lần, hoặc được truyền từ người
này qua người kia, nên thông điệp quảng cáo cũng từ đó mà đựơc chuyển tải đến
người tiêu dùng. Một ưu điễm nổi bật khác nữa của các print-ad trên báo là từng tờ báo
sẽ có đối tựơng độc giả dành riêng cho mình như các tờ báo dành cho doanh nhân, báo
về thời trang, báo cho tuổi teen, báo dành cho phụ nữ và thông điệp quảng cáo cũng
sẽ tiếp cận đựơc các đối tượng khách hàng muốn nhắm đến một cách hiệu quả. Ưu
điễm của print – ad trên các báo cũng khiến nó trở thành một trong những lựa chọn ưu
tiên của các nhà quảng cáo trong chiến lược và kế hoạch quảng cáo của mình.
Tương tự quảng cáo trên truyền hình, số lượng ấn phẩm báo chí cũng không
ngừng gia tăng, phân tán sự tập trung của người tiêu dùng và khiến việc kiểm soát hiệu
quả quảng cáo vốn chỉ mang tính tương đối càng trở nên khó khăn. Và do số lượng các
mẩu quảng cáo lại quá nhiều nên dễ làm cho người đọc rối mắt. Thông thường,độc giả
sẽ đọc lướt qua tờ báo. Nếu có ghé mắt qua một mẩu quảng cáo nào đó, họ cũng sẽ chỉ
liếc sơ phần tiêu đề (headline) và bỏ qua phần chữ bên dưới.
Tuy nhiên báo chí sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng hiện tại, tạo ra cho họ
khái niệm, ý thức về những gì doanh nghiệp đang bán trên thị trường. Quảng cáo trên
báo chí tỏ ra hiệu quả hơn cả khi mục đích của doanh nghiệp là bán các sản phẩm với
chu kỳ mua sắm ngắn và hướng tới đối tượng khách hàng quan tâm sát sao đến giá cả.
Như vậy trong một số trường hợp nhất định quảng cáo trên báo, tạp chí vẫn
được quan tâm đến. Và được tin dùng hơn do thói quen đọc báo in của người tiêu dùng
hiện nay.
Phạm vi chật chội, đòi hỏi đầu tư quá lớn trong khi mức cạnh tranh và rủi ro
15
không ngừng tăng cao, có lý do để tin rằng quảng cáo truyền thống tuy chưa trượt dốc,
nhưng chắc chắn sẽ không còn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp trong thời
gian sắp tới.
• Quảng cáo trên sóng truyền thanh: So với hai phương tiện và kênh quảng
cáo phía trên thì phương tiện này có vẻ yếu thế hơn. Radio tuy có rẻ hơn nếu xét về chi

phí, nhưng hiệu quả thì lại không cao. Quảng cáo trên radio thường chỉ tác động đến
thính giác của con người, vì thế để người nghe chú ý đến thông điệp quảng cáo trên
đài, buộc các nhà sáng tạo phải đưa những mẫu quảng cáo thật độc đáo, khiến người
nghe phải bị ấn tượng, từ nội dung,âm nhạc đến giọng đọc. Bên cạnh đó, số lượng
người nghe radio tại các thành phố lớn không nhiều, nên các nhãn hiệu muốn đánh về
thị trường tỉnh hoặc vào giới bình dân mới sử dụng kênh radio như một công cụ trong
kế hoạch quảng cáo.
Radio có thể tạo ấn tượng và tác động đến khán giả dễ dàng hơn là những mục
quảng cáo được in trên báo. Người nghe bắt buộc phải tiếp nhận thông điệp của bạn
nếu họ không muốn chuyển sang đài khác hoặc tắt radio.
Cách quảng cáo này được sử dụng khi doanh nghiệp muốn nhấn mạnh vào giá
cả ưu đãi của sản phẩm hay dịch vụ mà công ty cung cấp, chẳng hạn như một đợt giảm
giá hoặc chiết khấu đặc biệt nào đó. Quảng cáo trên sóng truyền thanh sẽ hiệu quả
nhất, nếu doanh nghiệp bán hàng tới những khách hàng lo ngại họ sẽ mua phải một sản
phẩm không thích hợp - những người đang tìm kiếm một lời tư vấn mà họ có thể tin
tưởng. Doanh nghiệp nên quan tâm tới quảng cáo trên truyền thanh khi sử dụng liên
tụccác tuần trong một năm để bán các sản phẩm/dịch vụ với chu kỳ mua sắm dài.
• Quảng cáo ngoài trời: Cũng như quảng cáo trên sóng truyền thanh, hình
thức quảng cáo ngoài trời (billboard) cũng không được đánh giá cao về mặt hiệu quả.
Một billboard ngoài đường dù có to bao nhiêu, bắt mắt bao nhiêu thì khách hàng cũng
chỉ có thể nhìn lướt qua chưa đầy 3 giây. Thậm chí có nhiều người còn chưa kịp đọc
được những thông điệp quảng cáo trên các billboard là gì. Và vì thế, nếu doanh nghiệp
có thể nói mọi thứ trên billboard thì doanh nghiệp cần nói chỉ trong vòng 8 từ hay ít
hơn, và ít nhất 10% dân số là các khách hàng tiềm năng của sản phẩm/dịch vụ mà
doanh nghiệp đang cung cấp. Các bảng hiệu quảng cáo ngoài trời sẽ đến được với một
số lượng khách hàng nhiều hơn bất kể phương pháp quảng cáo nào khác. Tuy nhiên,
doanh nghiệp cần nhớ rằng, môi trường tâm lý chính là việc khách hàng ở trong xe hơi
16
của họ và nhìn ra đâu đó bên ngoài hoặc người đi xe máy bị hạn chế tầm nhìn bởi
những cái nón bảo hiểm “bít bùng”.

Quảng cáo ngoài trời và trên đường phố cần phải dùng đến những hình ảnh thật
sự gây ấn tượng mạnh để truyền tải thông điệp. Cách quảng cáo này sẽ rất có hiệu quả
đối với những hình ảnh và thông điệp tương đối đơn giản. Nó cũng đặc biệt hữu ích
khi được phối hợp với chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác
nhằm củng cố tên tuổi, hình ảnh doanh nghiệp trước công chúng. Nếu doanh nghiệp
không có một quảng cáo ấn tượng với những hình ảnh đơn giản và nội dung ít hơn 8
từ, có lẽ nên thử phương pháp quảng cáo khác. Và vì thế, quảng cáo ngoài trời, đa số
dành cho các “đại gia” có ngân sách quảng cáo nhiều, và muốn tấn công khách hàng
cùa mình bằng thông điệp quảng cáo trên phương diện bủa vây toàn diện.
Tờ rơi : Cũng là một loại quảng cáo ngoài trời nhưng điểm khác biệt là nó dành
để đưa trực tiếp đến tay của mỗi khách hàng. Loại hình này có thể thấy tại nhiều nơi,
từ cửa hàng giặt là, siêu thị, cửa hiệu đồ chơi cho đến quầy sản phẩm gia dụng… đều
có sẵn một số lượng lớn các tờ rơi quảng cáo. Đương nhiên, đối tượng mà các quảng
cáo trên tờ rơi này nhắm đến là những khách hàng có mức thu nhập thấp và đang tìm
kiếm các quà tặng, hàng khuyến mãi hay sản phẩm hạ giá. Đôi khi, tờ rơi cũng dành
cho những người thu nhập trung bình tìm kiếm các sản phẩm chất lượng trung bình.
• Thư trực tiếp: Phương thức này được gửi trực tiếp tới những đối tượng
khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. Nhưng làm thế nào để có thể tin chắc
rằng khách hàng sẽ xem lá thư đó? Và nếu họ xem thư, làm thế nào để chắc chắn rằng
họ sẽ chú ý đến nội dung trong đó? Đây là phương tiện tuyệt vời để quảng cáo cho
những sản phẩm/dịch vụ có chu kỳ mua sắm dài, đồng thời cũng là công cụ hiệu quả
để doanh nghiệp tiếp cận các đối tượng khách hàng cụ thể. Doanh nghiệp có thể thuê
hay mua bản danh sách địa chỉ, kèm theo đặc điểm khách hàng, trong hầu như tất cả
các lĩnh vực. Nhược điểm của loại hình quảng cáo này là khá tốn kém, nếu muốn triển
khai một cách chính xác. Thông thường, mức chi phí để tiếp cận duy nhất một đối
tượng khách hàng bằng thư có thể tương đương với chi phí để tiếp cận hàng trăm hay
hàng ngàn khách hàng tiềm năng khác qua bất kỳ phương tiện truyền thông đại chúng
nào.
• Trang vàng: Trang vàng sẽ tiếp cận với các khách hàng hiện tại, những
người mà hiểu biết về một số dịch vụ cụ thể nào đó, nhưng họ vẫn chưa chọn được

17
nhà cung cấp. Quảng cáo trên trang vàng có thể là lựa chọn tuyệt vời cho các doanh
nghiệp kinh doanh trong ngành dịch vụ, song đối với các doanh nghiệp sản xuất thì
hiệu quả của phương tiện này không đuợc đánh giá cao. Quảng cáo trên trang vàng sẽ
hiệu quả nhất khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có chu kỳ mua sắm dài.
• Quảng cáo trên điện thoại: Cùng với sự lớn mạnh của internet thì dịch vụ di
động cũng không hề thua kém, với sự xuất hiện và lớn mạnh liên tục của các mạng di
động, số người sử dụng điện thoại di động từ đó hình thức quảng cáo thông qua điện
thoại di động cũng tiềm năng không thua kém quảng cáo trực tuyến. Quảng cáo trên
điện thoại di động là một kiểu quảng cáo lai giữa quảng cáo trực tuyến và quảng cáo
bằng thư trực tiếp, kiểu quảng cáo này cũng phải thông qua một công ty dịch vụ về
mạng di động để gửi thông tin đến cho các đối tượng thông qua chiếc điện thoại di
động.
• Quảng cáo tại cửa hàng (POSM- point of sales materials hay còn gọi là
POP- point of purchases): bao gồm bao bì của sản phẩm, túi đựng sản phẩm; trang trí
tại cửa hàng; hay sự bài trí, sắp xếp hàng hóa trên kệ tại nơi bán hàng hay siêu thị; giới
thiệu và dùng thử sản phẩm.
• Quảng cáo truyền miệng (Buzz Marketing): Đây là loại hình quảng cáo đặc
biệt nhất trong tất cả các loại hình quảng cáo kể trên. Bởi vì hiệu quả truyền thông của
nó đem lại là không thể nào lường được, có thể thông qua tin đồn, truyền miệng doanh
thu bán hàng sẽ tăng cao đến bất ngờ nhưng nó có thể đem lại rủi ro phá sản nếu như
đó là tin đồn không hay. Ở loại hình này doanh nghiệp sẽ không phải là người trực tiếp
quảng cáo cho mình mà chính là do người tiêu dùng cũng chính là các nhà quảng cáo
tài ba. Nhưng để có thể tạo được một quảng cáo truyền miệng tốt không phải là
chuyện dễ làm đồng thời hậu quả mà nó đem đến rất khó lường. Nên loại hình quảng
cáo này đòi hỏi tiềm lực về tài chính và sáng tạo rất mạnh nhằm phòng ngừa trong
trường hợp gặp rủi ro, vì thế loại hình này ít có doanh nghiệp nào dám thực hiện trong
chiến lược quảng cáo của họ.
b) Các kênh quảng cáo hiện đại
• PR – Quan hệ công chúng (Public Relation): Hiểu đúng nghĩa là “quan hệ

cộng đồng” hay “quan hệ công chúng”. Nó được coi là một công cụ hữu hiệu để củng
cố vị thế của sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng công chúng.
Quan hệ công chúng là chức năng quản lý giúp xây dựng và duy trì mối quan
hệ cùng có lợi giữa một doanh nghiệp và công chúng của nó (Theo định nghĩa về PR
18
của Business Edge)
- PR tăng trưởng khả năng kinh doanh: rất nhiều công ty thực hiện các hoạt
động mang tính giúp đỡ, cống hiến như: các hoạt động tài trợ từ thiện, quỹ học bổng
và các tổ chức phi lợi nhuận khác nhằm mục đích tạo nên một hình ảnh doanh nghiệp
thân thiện, gần gũi trong mắt công chúng từ đó nhận được những tình cảm tốt đẹp từ
công chúng.
- PR kêu gọi tài trợ: rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận sử dụng truyền thông
nhằm kêu gọi đầu tư cho những nỗ lực của họ. Những hoạt động mang giá trị tin tức
như lễ kí kết trang trọng giữa những nhân vật nỗi tiếng hay lễ trao tài trợ chính thức
luôn lôi kéo sự quan tâm của giới truyền thông. Trong những sự kiện như vậy, tất cả
mọi đối tượng đều có lợi.
- PR cũng cố hình ảnh trước công chúng: được sử dụng nhiều bởi các chính trị
gia, những người đứng đầu các tập đoàn và những người nổi tiếng nhằm đạt được sự
kính nể và tình cảm của công chúng.
• Quảng cáo trực tuyến: Con đường phát triển theo kiểu tiếp thị kỹ thuật số
phản ánh những thay đổi cơ bản trong hành vi người tiêu dùng. Thực sự thì càng ngày
càng nhiều người sử dụng Web – thay cho sách, các trang vàng, thư viện, những nhà
phân phối xe hơi, các cửa hàng hoặc thậm chí là cả các đại lý kinh doanh bất động sản
– để tìm kiếm thông tin. Bên cạnh những công cụ trực tuyến như thư điện tử, các trang
Web giàu thông tin, và việc thể hiện quảng cáo, những nhà quản lý tham gia nghiên
cứu còn cho thấy nhiều ích lợi trong các công nghệ tương tác và cộng tác tập thể:
chẳng hạn như: Web 2.0 trong việc quảng cáo, phát triển sản phẩm và dịch vụ khách
hàng.
Những hình thức quảng cáo trực tuyến cơ bản
- Thông qua các cỗ máy tìm kiếm. Khi người sử dụng Internet gõ một từ khóa

(keyword) đã được “mua” bởi một nhãn hàng, website của nhãn hàng đó sẽ hiện ra
trong năm kết quả đầu tiên tìm thấy. Từ đó cơ hội khách hàng ghé thăm website, nắm
thông tin và muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ tăng lên.
- Đặt logo hoặc banner tại các website có lượng người truy cập lớn, trong đó
có nhiều đối tượng phù hợp với khách hàng tiềm năng của sản phẩm.
- Thông qua hệ thống email. Những hệ thống mail lớn như Yahoo hay MSN
đều có gói quảng cáo này nên các doanh nghiệp có thể gửi thông tin đến hàng loạt
email trong hệ thống với chi phí rẻ. Tuy nhiên, hình thức này đang gây phản cảm khi
19

×