Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

KHẢO SÁT VẤN ĐỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 109 trang )

KHẢO SÁT VẤN ĐỀ VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI
CÁC CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................viii
Danh mục các bảng.........................................................................................................ix
Danh mục các hình...........................................................................................................x
Danh mục phụ lục...........................................................................................................xi
CHƯƠNG 1.....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề............................................................................................................................1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................2
1.2.1.Mục tiêu tổng thể........................................................................................................2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể...........................................................................................................3
1.3.Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................3
1.4.Cấu trúc của khóa luận.........................................................................................................3

CHƯƠNG 2.....................................................................................................................5
TỒNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN Ở KHU VỰC TRUNG TÂM
TP.HCM VÀ TÌNH HÌNH VHDN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KỂ
TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY..............................................................................................5
2.1.Tổng quan về các Công ty Cổ phần Việt Nam ở địa bàn khu vực trung tâm TP.HCM......5
2.2. Đặc điểm VHDN của các DN của 2 cường quốc kinh tế Mỹ và Nhật Bản........................6
2.3. Đặc điểm VHDN của các DN Việt Nam ...........................................................................7
2.2.1.VHDN với sự ảnh hưởng của văn hóa dân tộc...........................................................7


2.2.2. Xu hướng phát triển chủ yếu của VHDN từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay 9
2.2.3.Những đặc điểm VHDN của các DN Việt Nam thời kỳ hội nhập..............................9

CHƯƠNG 3..................................................................................................................11
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VHDN
TẠI CÁC CỔ PHẦN Ở KHU VỰC TRUNG TÂM TP.HCM....................................11
3.1.Cơ sở lý luận về VHDN.....................................................................................................11
3.1.1. VHDN – khái niệm và đặc điểm..............................................................................11


3.1.2.Đánh giá tính chất mạnh, yếu của VHDN................................................................12
3.1.3.Biểu hiện của VHDN................................................................................................15
3.1.4.Các dạng VHDN.......................................................................................................26
3.1.5.Các nhân tố tạo lập VHDN.......................................................................................32
3.2. Phương pháp chung để thực hiện cuộc khảo sát bằng nghiên cứu định lượng.................41
3.2.1.Xác định vấn đề, mục tiêu khảo sát..........................................................................41
3.2.2. Kế hoạch kế hoạch khảo sát.....................................................................................42
3.2.5.Phân tích số liệu........................................................................................................42
X, Y có quan hệ tuyến tính với nhau.......................................................................................43

Mức độ tương quan yếu.................................................................................................43
CHƯƠNG 4...................................................................................................................45
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................45
4.1.Thực hiện cuộc khảo sát tình hình VHDN tại các cơng ty cổ phần Việt Nam trên địa bàn
trung tâm TP.HCM..................................................................................................................45
4.1.1 Vấn đề đề, mục tiêu khảo sát....................................................................................45
4.1.2. Kế hoạch khảo sát....................................................................................................46
4.1.3.Thu thập dữ liệu thực tế và chỉnh lý dữ liệu.............................................................49
4.1.4.Mã hóa dữ liệu..........................................................................................................50
3.2.5.Phân tích số liệu........................................................................................................55

4.2. VHDN của các Công ty biểu hiện ở mặt biểu trưng.........................................................64
4.3. VHDN thể hiện ở tính đồng thuận....................................................................................66
4.4. Điểm hệ thống chuẩn mực đạo đức của DN.....................................................................68
4.5. Phân loại phong cách lãnh đạo.........................................................................................70
4.6. Điểm sức mạnh VHDN.....................................................................................................71
4.7. Phân loại VHDN...............................................................................................................71
4.7.1.Phân loại VHDN theo Sethia và Klinow..................................................................72
4.7.2.Phân loại VHDN theo Deal và Kennedy..................................................................72
4.7.3.Phân loại văn hóa theo Quinn và McGrath...............................................................73
4.7.4.Nhận xét....................................................................................................................73
4.8.Mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên VHDN và sức mạnh VHDN...................................74
4.8.1.Mối quan hệ giữa yếu tố Biểu trưng văn hóa và tính đồng thuận của VHDN..........74
4.8.2.Mối quan hệ giữa những yếu tố tạo thành VHDN với sức mạnh văn hóa của DN. .77


4.9. Các biện pháp xây dựng nền VHDN mạnh đối với các Công ty Cổ phần Việt Nam ở
Khu vực Trung tâm TP.HCM............................................................................................80
4.9.1.Xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức...................................................................80
4.9.2.Xây dựng “Khung Logic” cho các dự án xây dựng VHDN.....................................83
4.9.3.Khung Logic Xây dựng VHDN cho Công ty Cổ phần nghiên cứu thị trường và tổ
chức sự kiện MRD, viết tắt MRD.JSC thơng qua chương trình xây dựng và qn triệt hệ
thống các giá trị của DN....................................................................................................84

CHƯƠNG 5...................................................................................................................92
KẾt luẬn - kiẾn nghỊ.....................................................................................................92
5.1.Kết luận..............................................................................................................................92
5.1.1.Điểm mạnh................................................................................................................92
5.1.2.Hạn chế.....................................................................................................................92
5.2. Kiến nghị...........................................................................................................................93
5.2.1.Đối với Chính phủ và các Hiệp hội DN ở TP.HCM.................................................93

5.2.2.Đối với sinh viên mới tốt nghiệp và những người đang kiếm việc làm...................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................95
PHỤ LỤC.......................................................................................................................88


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

VHDN

Văn Hóa Doanh Nghiệp

Sở KH & ĐT

Sở Kế Hoạch và Đầu Tư

DN

Doanh nghiệp

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tỷ Lệ Về Số Lượng và Tổng Số Vốn Của Công ty Cổ phần và Các DN

Thuộc Các Loại Hình Cịn Lại Của Các Quận Trung Tâm TP.HCM So Với Toàn
TP.HCM..........................................................................................................................5
Bảng 2.2 : Tỷ Lệ Về Số Lượng và Tổng Số Vốn Của Công ty Cổ phần So Với DN Của
Tất Cả Các Loại Hình.....................................................................................................6
Bảng 3.1. Các Loại Lễ Nghi Trong Tổ Chức và Tác Động Tiềm Năng Của Chúng...17
Bảng 3.2. Các Minh Họa Về Khẩu Hiệu Trong VHDN ..............................................19
Bảng 3.3. Biểu Trung Trực Quan và Các Giá Trị Tiềm Ẩn Trong VHDN .................20
Bảng 3.4. Thuyết X, Thuyết Y......................................................................................22
Bảng 3.5. Các Mức Độ Tương Quan ...........................................................................43
Bảng 4.1. Minh họa Về Cách Cho Điểm Biểu Trưng VHDN.....................................54
Bảng 4.2. Minh họa Về Cách Phân Loại Phong Cách Lãnh Đạo................................54
Bảng 4.3. Minh họa Về Cách Cho Điểm Hệ Thống Chuẩn Mực Đạo Đức................55
Bảng 4.4. Minh họa Về Cách Phân Loại VHDN.........................................................55
Bảng 4.5. Thống Kê Trung Bình Điểm Biểu Trưng VHDN .......................................66
Bảng 4.6. Thống Kê Trung Bình Điểm Đồng Thuận VHDN......................................68
Bảng 4.7. Thống Kê Trung Bình Điểm Hệ Thống Chuẩn Mực Đạo Đức...................69
Bảng 4.8. Phân Loại Phong Cách Lãnh Đạo...............................................................71
Bảng 4.9. Thống Kê Trung Bình Điểm Sức Mạnh VHDN .........................................72
Bảng 4.10. Phân Loại VHDN......................................................................................73
Bảng 4.11. Điểm VHDN của các loại hình văn hóa.....................................................75
Bảng 4.12. Tên Gọi và Ý Nghĩa Các Biến...................................................................78
Bảng 4.13. Mối Tương Quan Giữa Sức Mạnh VHDN và Các Yếu Tố
Tạo Nên VHDN............................................................................................78
Bảng 4.14. Xây Dựng “Khung Logic” Cho Các Dự Án Xây Dựng VHDN...............85
Bảng 5.15. “Khung Logic” Xây Dựng và Quán Triệt Hệ Thống Các Giá Trị Của
Công ty Cổ phần Nghiên Cứu và Phát Triển Thị Trường Hồng Tâm (Viết Tắt
MRD.JSC).....................................................................................................................86
ix



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Mối Quan Hệ Mơi Trường – Chiến Lược – VHDN....................................20
Hình 3.2. Phân Loại VHDN Theo Sethia và Klinow..................................................23
Hình 3.3. Phân Loại VHDN Theo Deal và Kennedy.................................................23
Hình 4.1. Cách Mã Hóa Bảng Câu Hỏi.......................................................................51
Hình 4.2. Cách Mã Hóa Dữ Liệu Trong Excel............................................................52
Hình 4.3. Cách Mã Hóa Các Câu Hỏi Trong Excel....................................................53
Hình 4.4. Câu Trả Lời Được 2 Điểm Biểu Trưng VHDN...........................................56
Hình 4.5. Câu Trả Lời Được 1 Điểm Biểu Trưng VHDN...........................................57
Hình 4.6 Câu Trả Lời Khơng Có Điểm Biểu Trưng VHDN.......................................58
Hình 4.7. Câu Trả Lời Được 1 Điểm Hệ Thống Chuẩn Mực Đạo Đức......................59
Hình 4.8. Câu Trả Lời Khơng Có Điểm Hệ Thống Chuẩn Mực Đạo Đức................60
Hình 4.9. Câu Trả Lời Khơng Có Điểm Hệ Thống Chuẩn Mực Đạo Đức.................60
Hình 4.10 Câu Trả Lời Được 1 Về Cách Nhìn Nhận VHDN Của Cơng ty................61
Hình 4.11. Câu Trả Lời Khơng Có Điểm Về Cách Nhìn Nhận VHDN......................62
Hình 4.12. Bảng Khảo sát Thể Hiện Phong Cách Lãnh Đạo Nhất Quán...................63
Hình 4.13. Bảng Khảo sát Thể Hiện Phong Cách Lãnh Đạo Không Nhất Quán.......64

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ Lục 1: Danh Sách Các Công ty Cổ phần Khảo Sát
Phụ Lục 2: Bảng Câu Hỏi Khảo Sát

v
xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, đặc biệt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm có
đến hàng ngàn DN mới được thành lập. Theo số liệu thống kê của Sở Kế Hoạch và
Đầu Tư TP.HCM, năm 2007, số DN đăng ký kinh doanh mới là 24.165. Trong 6
tháng đầu năm 2008, số DN mới thành lập là 13.355. So với các loại hình DN khác
hiện nay ở nước ta, thì loại hình DN là Cơng ty Cổ phần (hình thức pháp lý liên kết
các nhà đầu tư, các chủ thể kinh doanh cùng nhau hùn vốn để thành lập và tổ chức vận
hành Công ty theo những mục đích nhất định) có nhiều lợi thế hơn hẳn. Lợi thế hơn
hẳn đó xuất phát từ những lợi ích và đặc điểm pháp lý mà pháp luật qui định. Chẳng
hạn như: chế độ trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty, khả năng
hoạt động của Công ty Cổ phần rất rộng, cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần hết sức linh
hoạt; khả năng huy động vốn của Công ty Cổ phần cao, việc chuyển nhượng vốn trong
Công ty Cổ phần là tương đối dễ dàng…
Trên địa bàn TP.HCM những năm gần đây, số lượng Công ty Cổ phần mới
thành lập hoặc ra đời từ hình thức Cổ phần hóa ngày càng nhiều. Số lượng Công ty Cổ
phần cho đến tháng 6 – 2008 là 10.134 Công ty chiếm tỷ trọng 7.89% tổng số DN với
số vốn 338.708,31 tỷ đồng tương đương với tổng số vốn của tất cả các DN thuộc các
loại hình cịn lại trên địa bàn thành phố. u cầu đặt ra cho các Công ty Cổ phần
không những phải hoạt động hiệu quả mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền
kinh tế hội nhập, trở thành động lực lớn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của thành
phố.
Tuy nhiên, việc các DN, trong đó có các Công ty Cổ phần chưa chú trọng đến
việc xây dựng một nền VHDN đặc thù cho Công ty của mình là cực kỳ nguy hiểm.


VHDN là vũ khí sắc bén các DN của chúng ta cần có để chiến thắng trên thương
trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Xây dựng được nền VHDN mạnh tạo cho DN sức cạnh tranh đáng kể , sự phát
triển bền vững và gạt bỏ được tâm lý manh mún cò con. Dễ nhận thấy hiện nay, sức
cạnh tranh của phần lớn các DN Việt Nam tỏ ra rất yếu ớt trước các đối thủ nước
ngoài ngay chính trên sân nhà của mình. Việc xây dựng VHDN cho Công ty không
phải là điều dễ dàng và một sớm một chiều. Tuy nhiên đó là điều cực kỳ cần thiết đối
với một DN, nhất là đối với các Cơng ty Cổ phần.
VHDN là một khái niệm khơng cịn xa lạ đối với các nước phương Tây nhưng khá
mới mẻ đối với người Việt Nam, ngay cả đối với nhiều DN. VHDN là một đề tài hay,
cần thiết và phù hợp với chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh. VHDN tuy trừu tượng
nhưng có thể nghiên cứu bằng phương pháp định lượng. Việc thực hiện cuộc khảo sát
về VHDN của các Công ty Cổ phần Việt Nam trên địa bàn TP.HCM sẽ cho ta cái nhìn
khách quan và rõ ràng về tình hình VHDN của những Cơng ty này. Từ đó, đưa ra
những giải pháp thích hợp và khả thi cho các DN để xây dựng nền văn hóa mạnh và
đặc trưng cho từng Cơng ty. Qua đó nâng cao sức cạnh tranh cho các DN Việt Nam
trong giai đoạn hội nhập kinh tế với sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng hàng đầu thế
giới, khi yếu tố văn hóa dần lấn át yếu tố cơng nghệ trong việc tạo ra lợi thế cạnh
tranh. Đó là lý do người làm đề tài chọn đề tài: “KHẢO SÁT VẤN ĐỀ VĂN HĨA
DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN
TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm bài luận văn tốt nghiệp cử nhân
chuyên ngành Quản trị kinh doanh khóa học 2004 – 2008 của trường Đại học Nông
Lâm TP.HCM.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu tổng thể
Kết quả của cuộc khảo sát sẽ rất hữu ích cho các hiệp hội DN ở TP.HCM nhìn
lại thực trạng VHDN của các thành viên và có những biện pháp hiệu quả để xây dựng
nền VHDN mạnh, đáp ứng được những địi hỏi của thời đại. Tự các DN sẽ có cái nhìn
nghiêm túc về tầm quan trọng của VHDN và việc xây dựng bản sắc riêng cho tổ chức
của mình. Trên cơ sở nền VHDN mạnh, các DN tạo dựng môi trường kinh doanh
2



thuận lợi, thu hút được nhân lực, thu hút đầu tư và tạo niềm tin từ phía khách hàng, đối
tác. Dựa trên sự đồng thuận nội bộ, các nhà quản trị vạch ra chiến lược phát triển dài
hạn và bến vững cho DN mình.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá sức mạnh VHDN của các Công ty Cổ phần Việt Nam ở khu vực
trung tâm TP.HCM.
- Phân tích đặc điểm chung VHDN của các Cơng ty.
- Tìm mối liên hệ giữa sức mạnh văn hóa của các DN với các yếu tố tạo nên
VHDN.
- Trên cơ sở đó, phải đưa ra những nhận định và giải pháp để xây dựng nền văn
hóa mạnh cho các Cơng ty Cổ phần Việt Nam ở khu vực trung tâm Thành Phố
nói riêng và các DN Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát vấn đề VHDN của các Công ty Cổ phần Việt Nam trên địa bàn
trung tâm TP.HCM, bao gồm các quận 1, 3, 5, nơi tập trung nhiều Công ty Cổ phần
Việt Nam với nhiều quy mô khác nhau. Theo số liệu thống kê của Sở Kế Hoạch &
Đầu tư TP.HCM, tổng số Công ty Cổ phần trên địa bàn này là 2653 Công ty, với số
vốn 166.275 tỷ đồng (chiếm 26.2% số lượng và 49.1% tổng số vốn của các Cơng ty
Cổ phần tồn thành phố). Do giới về thời gian và kinh phí, người làm đề tài chỉ khảo
sát một số Công ty Cổ phần đại diện.
1.4.Cấu trúc của khóa luận
Chương 1 đặt vấn đề cho chủ đề nghiên cứu, VHDN có vai trị thiết thực thế
nào đối với sự phát triển bền vững của DN. Lý do tại sao chọn đối tượng nghiên cứu là
các Công ty Cổ phần Việt Nam trên địa bàn khu vực trung tâm TP.HCM để khảo sát
VHDN. Đồng thời, Chương 1 đặt ra những mục tiêu cần đạt được sau khi thực hiện đề
tài.
Chương 2 trình cái nhìn tổng thể về các Công ty Cổ phần ở khu vực trung tâm
TP.HCM so với toàn TP.HCM. Trong chương này, người làm đề tài cũng giới thiệu


3


khái qt về tình hình văn hóa chung của các DN Việt Nam kể từ năm 1990 cho đến
nay theo đúc rút của Tạp chí Đảng Cộng Sản số 5, 2007.
Chương 3 bao gồm 2 phần chính là cơ sở lý luận về VHDN và phương pháp
khảo sát vấn đề VHDN của các Công ty Cổ phần Việt Nam khu vực trung tâm
TP.HCM. Cơ sở lý luận về VHDN bao gồm: khái niệm, đặc điểm, cách phân loại các
yếu tố tạo nên VHDN, phương pháp đánh giá sức mạnh VHDN...Phương pháp khảo
sát VHDN bao gồm các phần: xác định vấn và mục tiêu khảo sát, kế hoạch khảo sát,
thu thập và chỉnh lý số liệu, mã hóa dữ liệu, phân tích dữ liệu. Riêng phần báo cáo kết
quả sẽ được trình bày trong Chương 4 Kết quả và thảo luận.
Chương 4 trình bày kết quả thu được từ cuộc khảo sát và thể hiện những mục
tiêu đề ra ở Chương 1. Cụ thể, phần kết quả bao gồm: (1) đánh giá sức mạnh VHDN
của các Công ty thể hiện ở mặt biểu trưng, (2) đánh giá sức mạnh đồng thuận của các
Công ty, (3) đánh giá hệ thống chuẩn mực đạo đức ở các Công ty, (4) phân loại phong
cách lãnh đạo của các Công ty, (5) đánh giá sức mạnh VHDN của các Công ty, (6)
phân loại VHDN của các Cơng ty, (7) tìm mối liên hệ giữa các yếu tố tạo lập VHDN
và sức mạnh VHDN.
Chương 5 đưa ra kết luận về tình hình VHDN của các Cơng ty Cổ phần Việt
Nam khu vực trung tâm TP.HCM. Đồng thời, đưa ra những kiến nghị để giúp các
Công ty Cổ phần nói riêng và các DN Việt Nam trên địa bàn TP.HCM nói chung xây
dựng nền VHDN mạnh và mang bản sắc riêng cho từng DN. Phần kiến nghị dành cho:
(1) Chính phủ, (2) Các Hiệp hội DN, (3) Các DN, (4) Sinh viên mới ra trường và
những người đang kiếm việc làm.

4


CHƯƠNG 2


TỒNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN Ở KHU
VỰC TRUNG TÂM TP.HCM VÀ TÌNH HÌNH VHDN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KỂ TỪ NĂM
1990 ĐẾN NAY.

2.1.Tổng quan về các Công ty Cổ phần Việt Nam ở địa bàn khu vực trung tâm
TP.HCM
Bảng 2.1. Tỷ lệ về số lượng và tổng số vốn của Công ty Cổ phần và các DN thuộc các
loại hình cịn so của các quận trung tâm TP.HCM so với tồn TP.HCM.
Địa bàn

Cơng ty Cổ phần

Các loại hình cịn lại

Số lượng

Vốn (tỷ đồng)

Số lượng

Vốn (tỷ đồng)

Quận 1

1.482

114.002


11.549

40.339

Quận 3

853

40.300

6.377

23.100

Quận 5

318

11.973

5.695

11.946

=> Trung Tâm TP

2.653

166.275


23.621

75.385

TP.HCM

10.137

338.891

118.324

283.317

Q1 /T P.HCM

14,62%

33,64%

9,8%

14,24%

Q3 /T P.HCM

8,41%

11,89%


5,39%

8,15%

Q5 /T P.HCM

3,14%

3,53%

4,81%

4,22%

TT TP / TP.HCM

26,17%

49,06%

19,96%
26,61%
(Nguồn: Sở KH & ĐT TP.HCM)


Bảng 2.2 : Tỷ lệ về số lượng và tổng số vốn của Công ty Cổ phần so với DN của tất cả
các loại hình.
Địa bàn

Cơng ty Cổ phần


Các loại hình cịn lại

Tỷ lệ Cơng ty Cổ phần

Số

Vốn (tỷ

Số

Vốn (tỷ

Quận 1

lượng
1.482

đồng)
114.002

lượng
11.549

đồng)
40.339

/ Tổng các Công ty
Vốn (tỷ
Số lượng

đồng)
11.37%
73,86%

Quận 3

853

40.300

6.377

23.100

11.80%

63,56%

Quận 5
=> Trung

318

11.973

5.695

11.946

5,29%


50,06%

2.653

166.275

23.621

75.385

10,10%

68,81%

10.137

338.891

118.324

283.317
7,89%
54,47%
(Nguồn: Sở KH & ĐT TP.HCM)

Tâm TP
TP.HCM

2.2. Đặc điểm VHDN của các DN của 2 cường quốc kinh tế Mỹ và Nhật Bản

Mỹ, Nhật là các quốc gia quản lý hiệu quả các doanh nghiệp của mình vì họ
biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp hợp lý, kích thích được hứng thú lao động và
niềm say mê sáng tạo của công nhân. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc các nhà quản
lý doanh nghiệp biết gắn kết văn hóa doanh nghiệp với văn hóa của nơi sở tại.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, mỗi nước phải biết lựa chọn một hướng đi
đúng đắn để phát triển và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình. Điều đó có
thể thấy rõ khi chúng ta quan sát mơ hình quản lý doanh nghiệp Nhật Bản. Một mặt,
người Nhật tiếp thu cách quản lý doanh nghiệp và kỹ thuật tiên tiến của Mỹ; mặt khác,
các doanh nghiệp Nhật đã chú trọng thích đáng đến việc xây dựng văn hóa doanh
nghiệp, làm cho bản sắc văn hóa dân tộc hịa quyện trong văn hóa doanh nghiệp.
Ai cũng biết sau thế chiến thứ hai, trong khi tiếp thu ở quy mô lớn hệ thống lý
luận quản lý tiên tiến của Mỹ và châu Âu, Nhật Bản đã biết gạt bỏ chủ nghĩa cá nhân
và chủ nghĩa tự do vốn là cơ sở của lý luận quản lý Âu, Mỹ để giữ lại văn hóa quản lý
kiểu gia tộc. Vì sao vậy? Vì chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cá nhân xung đột với văn
hóa truyền thống của Nhật Bản. Văn hóa Nhật Bản suy cho cùng hịa đồng gắn bó mật
thiết với tinh thần “trung thành hiếu đễ” của Khổng Tử. Với sự lựa chọn khôn ngoan
6


đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đã làm cho văn hóa doanh nghiệp hịa nhập với bản
sắc văn hóa dân tộc, sáng tạo ra hệ thống quản lý độc đáo kiểu Nhật Bản. Cốt lõi của
quản lý Nhật Bản là chế độ làm việc suốt đời, trật tự công lao hằng năm, cơng đồn
nằm trong nội bộ doanh nghiệp. Đây thực sự là ba bí quyết lớn của quản lý Nhật Bản.
Rõ ràng, một trong những nguyên nhân làm cho các cơng ty lớn của Nhật phát triển
mạnh mẽ chính là họ biết gắn công nghệ, kỹ thuật, cách thức quản lý doanh nghiệp
hiện đại với văn hóa Nhật vốn lấy trung hiếu làm gốc.
So với châu Âu, văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ cũng có những điểm khác biệt.
Mặc dù đa số người Mỹ là người Anh và người châu Âu di cư, nhưng khi sang lục địa
mới, họ ni dưỡng trong mình chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tế cộng
với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bản sắc văn

hóa mới – bản sắc văn hóa Mỹ. Người Mỹ cho rằng, ai cũng có quyền lợi hưởng cuộc
sống hạnh phúc tự do bằng sức lao động chính đáng của họ. Bản sắc văn hóa Mỹ làm
cho người ta học được chữ tín trong khế ước và tất cả mọi người đều bình đẳng về cơ
hội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giành
thắng lợi. Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phóng khống,
khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh
nghiệp nước Mỹ. Đây là những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu cho các nước
phát triển trong quá trình tạo dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm phát triển đất nước.
(Mai Hải Anh, 2007. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trước những địi của
thực tiển, Tạp chí cộng sản số 13: trang 5)
2.3. Đặc điểm VHDN của các DN Việt Nam
2.2.1.VHDN với sự ảnh hưởng của văn hóa dân tộc
Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm Văn Hiến. Qua các thời kỳ lịch sử
khác nhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên hệ quan điểm giá trị, nguyên tắc hành vi
và tinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét. Sự ảnh hưởng văn hóa Trung
Hoa, văn hóa Ấn Độ và văn hóa phương Tây đã khiến cho văn hóa Việt Nam đa dạng,
1nhiều màu sắc. Hơn nữa, 54 dân tộc trên đất nước ta là 54 nền văn hóa khác nhau,
góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong thời kỳ cơng nghiệp
7


hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, một mặt, chúng ta phải tích cực tiếp thu kinh
nghiệm quản lý DN của các nước phát triển. Mặt khác, cần nỗ lực xây dựng VHDN
tiên tiến, hài hòa với bản sắc văn hóa dân tộc, với văn hóa từng vùng, miền khác nhau
thúc đẩy sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong các DN khác nhau.
Đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản, chuộng sự
hài hoà, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường… đây là những ưu thế để
xây dựng VHDN mang bản sắc Việt Nam trong thời hiện đại. Tuy nhiên, văn hóa Việt
Nam cũng có những điểm hạn chế: người Việt Nam phấn đấu cốt để “vinh thân phì
gia”, u thích trung dung, n vui với cảnh nghèo, dễ dàng thoả mãn với những lợi

ích trước mắt, ngại cạnh tranh; tư tưởng “trọng nơng khinh thương” ăn sâu vào tâm lý
người Việt đã cản trở không nhỏ đến việc mở rộng kinh tế thị trường, làm ăn; tập quán
sinh hoạt tản mạn của nền kinh tế tiểu nông không ăn nhập với lối sống hiện đại; thói
quen thủ cựu và tơn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới, đột phá gây trở ngại cho
sự phát triển của các DN hiện đại…
Tuy nhiên, trong xã hội tri thức ngày nay, những mặt hạn chế dần được khắc
phục bởi trình độ giáo dục của mọi người ngày càng được nâng cao, quan điểm về giá
trị cũng có những chuyển biến quan trọng. Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của kinh
tế thế giới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, để quản
lý kinh doanh DN cần phải được tổ chức lại trên các phương diện và giải quyết hài hòa
các mối quan hệ: quan hệ thiên nhiên với con người, quan hệ giữa con người với con
người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa dân tộc và nhân loại…
Ngày nay, DN Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới. Tồn cầu hóa
kinh tế địi hỏi việc xây dựng VHDN phải có những bước tính khơn ngoan, lựa chọn
sáng suốt. Khơng thể để xảy ra tình trạng quốc tế hóa VHDN, mà phải trên cơ sở văn
hóa Việt Nam để thu hút lấy tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra VHDN tiên tiến nhưng
phù hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam.
(Mai Hải Anh, 2007. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trước những địi của
thực tiển, Tạp chí cộng sản số 13: trang 5)

8


2.2.2. Xu hướng phát triển chủ yếu của VHDN từ những năm 90 của thế kỷ XX
đến nay
Từ cái nhìn vĩ mơ, có thể thấy q trình xác lập và xây dựng VHDN không
ngừng thay đổi theo sự phát triển của thời đại và của dân tộc. Từ những năm 90 của
thế kỷ XX đến nay có 4 xu hướng phát triển chủ yếu của VHDN:
- Tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích cực và
tính năng động của con người trong kinh doanh, coi việc nâng cao tố chất của con

người là điều kiện quan trọng đầu tiên của phát triển DN;
- Coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của DN để bồi dưỡng ý
thức VHDN cho tồn thể cơng nhân viên chức;
- Coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của DN, tạo ra một
khơng gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết nhằm cống
hiến sức lực và trí tuệ cho DN;
- Coi trọng vai trị tham gia quản lý của cơng nhân viên chức, khích lệ tinh thần
trách nhiệm của tất cả các thành viên trong DN.
(Mai Hải Anh, 2007. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trước những địi của
thực tiển, Tạp chí cộng sản số 13: trang 5)
2.2.3.Những đặc điểm VHDN của các DN Việt Nam thời kỳ hội nhập
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, VHDN Việt Nam có 4 đặc
điểm nổi bật:
- Thứ nhất, tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của DN là do tồn thể
thành viên DN tích luỹ lâu dài cùng nhau hồn thành, có tính tập thể.
- Thứ hai, tính quy phạm: VHDN có cơng năng điều chỉnh kết hợp: trong
trường hợp lợi ích cá nhân và DN xảy ra xung đột thì cơng nhân viên chức phải phục
tùng các quy phạm, quy định của văn hóa mà doanh nghịêp đã đề ra, đồng thời DN
cũng phải biết lắng nghe và cố gắng giải quyết hài hịa để xóa bỏ xung đột.
- Thứ ba, tính độc đáo: DN ở các quốc gia khác nhau, DN khác nhau ở cùng
một quốc gia đều cố gắng xây dựng VHDN độc đáo trên cơ sở văn hóa của vùng đất
mà DN đang tồn tại. VHDN phải bảo đảm tính thống nhất trong nội bộ từng DN,
nhưng giữa các DN khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình.
9


- Thứ tư, tính thực tiễn: Chỉ có thơng qua thực tiễn, các quy định của VHDN
mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa. Chỉ khi nào VHDN phát huy được vai
trị của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa.
(Mai Hải Anh, 2007. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trước những địi của

thực tiển, Tạp chí cộng sản số 13: trang 5)

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO
SÁT TÌNH HÌNH VHDN TẠI CÁC CỔ PHẦN Ở KHU
VỰC TRUNG TÂM TP.HCM

3.1.Cơ sở lý luận về VHDN
3.1.1. VHDN – khái niệm và đặc điểm
a.Khái niệm:
VHDN là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và
phương pháp tư duy được mọi thành viên của DN đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm
vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên. VHDN biểu thị sự thống nhất
trong nhận thức của tất cả các thành viện về hệ thống những giá trị chung và có tác
dụng giúp phân biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác. Chúng được các thành viên
trong DN chấp thuận, có ảnh hưởng trực tiếp đến hành động và việc ra quỵết định
hàng ngày của từng người và hướng dẫn cho những thành viên mới tơn trọng và làm
theo. Chính vì vậy chúng được coi là bản sắc văn hóa của DN.(Nguyễn Mạnh Quân,
Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, 2007)
b.Đặc điểm của VHDN
- Thứ nhất, văn hóa liên quan đến nhận thức: Các cá nhân nhận thức được trong
phạm vi Công ty. Cho dù các thành viên của DN có trình độ hiểu biết khác nhau, cơng
tác ở các vị trí khác nhau, họ ln có xu hướng mơ tả văn hóa theo cách thức tương tự.
Đó là sự chia sẽ về VHDN.


- Thứ hai, VHDN có tính thực chứng. VHDN đề cập đến cách thức các thành

viên nhận thức về DN. Có nghĩa là, nhận thức đó sẽ mơ tả hệ thống các ý nghĩa và giá
trị của tổ chức.
3.1.2.Đánh giá tính chất mạnh, yếu của VHDN
Mỗi DN đều có văn hóa đặc trưng, nhưng khơng phải các VHDN đều có thể
gây ảnh hưởng giống nhau đối với thành viên của DN. VHDN có thể khác nhau đáng
kể về sức mạnh tương đối của chúng. VHDN mạnh thường được đặc trưng bởi một
phong cách riêng với những yếu tố khác biệt với những tổ chức khác tuy vơ hình
nhưng rất dễ nhận ra như bầu khơng khí bên trong tổ chức, sự nhiệt tình trong lao động
và sự tinh tế trong mối quan hệ con người. Trong những tổ chức như vậy, các giá trị
chủ đạo được mọi thành viên trong tổ chức cùng chia sẽ và kiên quyết duy trì. VHDN
mạnh có ảnh hưởng lớn hơn đối với các thành viên so với các VHDN yếu, do mức độ
chấp nhận các giá trị chủ đạo và quyết tâm thực hiện của thành viên tổ chức cao hơn,
họ cam kết và gắn bó chặc chẽ hơn đối với các giá trị này.
Để minh họa cho sự tác động của các yếu tố văn hóa đến các thành viên trong
một doanh nghiệp, người làm đề tài lấy trường hợp Tập đồn Cơng Nghệ Tinh Vân.
Tinh Vân tự hào không chỉ chuyên nghiệp trong lĩnh vực CNTT mà cịn vì một nền
văn hóa phong phú, có bản sắc riêng, đồng thời là tình cảm yêu mến bền lâu trong lòng
mỗi thành viên Tinh Vân. Từ những ngày mới thành lập, văn hóa cơng ty đã được Ban
lãnh đạo Tinh Vân chú trọng, bởi trước hết, họ là những người rất coi trọng các giá trị
tinh thần và mong muốn xây dựng cho các nhân viên của mình một nền văn hóa phong
phú, có bản sắc riêng, dựa trên nhiều cái tơi cá tính, sáng tạo và giàu tính nhân văn. Và
nhiều năm đã qua, nền văn hóa Tinh Vân đã được bao thế hệ Tinh Vân theo lối đó mà
duy trì và phát triển. Tinh Vân có Tinh Đồn (nhiều thứ ở đây được bắt đầu bằng chữ
“Tinh) là đơn vị chăm lo cho cuộc sống tinh thần của tất cả các thành viên của Tập
đồn, lại có Tinh Đàn (diễn đàn nội bộ của Tinh Vân) là nơi tất cả các thành viên có
thể chia sẻ ý tưởng sáng tạo hay tâm tư tình cảm, nhất là có thể vào mục Tinh vấn,
Tinh cầu… thắc mắc và được Ban lãnh đạo giải đáp về chính sách, mơi trường làm
việc…Tinh Vân đã xây dựng được nhiều cách giải trí tinh thần phong phú, thể hiện
trong các phong trào hoạt động trong nội bộ cơng ty, những Ngày Văn hóa Tinh Vân
12



(được tổ chức vào những ngày thứ Ba trong tháng), các cuộc thi sáng tạo trong nhiều
lĩnh vực văn chương nghệ thuật… Họ đã xây dựng nội san Tuổi xanh Tinh Vân với
nội dung phong phú. Ngồi các thơng tin về hoạt động của Tinh Vân, các thành viên
và bạn bè đánh giá cao những trang văn nghệ được chính người Tinh Vân viết: trí tuệ
mà dí dỏm và mới lạ, khơng di theo lối mịn sáo rỗng. Ví dụ, nhiều người đặc biệt yêu
thích chờ đọc “Tinh Vân chí” – câu chuyện về lịch sử hình thành và phát triển “Tinh
Vân u tì quốc”, viết theo lối chương hồi, văn phong hậu hiện đại rất đặc sắc của Lê
Xuân Mai… Những điều nho nhỏ đó khiến họ cảm thấy tự hào và u mến hơn cơng
ty nơi mình gắn bó, cảm thấy thiêu thiếu những lúc đi cơng tác xa. Đó là giá trị tinh
thần mà khơng phải cơng ty nào cũng xây dựng được.
( />nh_doan/hoat_dong_khac/mlnews.2007-04-19.5239685507/view?searchterm=tinh)
Ở những DN có đặc trưng văn hóa mạnh, ln có sự thống nhất về những gì
được coi là quan trọng, về thế nào là hành vi đúng đắn…ở những Công ty như vậy ,
nhân viên tỏ ra gắn bó và trung thành với Cơng ty hơn, kết quả hoạt động và hiệu lực
tổ chức cũng cao hơn so với những nơi có VHDN yếu. Người làm đề tài xin lấy một ví
dụ về nền văn hóa doanh nghiệp giàu bản sắc của Tập đồn Mai Linh, được báo chí
đánh giá rất cao như Báo Đầu Tư Chứng Khống với bài viết “Văn Hố Cơng Ty Bắt
Đầu Từ Văn Hóa Nụ Cười...” của phóng viên Phương Nam, bài “Nội lực văn hóa Mai
Linh” của Báo Văn Hóa Thơng Tin…Mai Linh đánh giá cao vai trị của VHDN trong
việc thực hiện sứ mệnh cũng như chiến lược phát triển lâu dài của mình. Hình ảnh
“Người lính kinh doanh” là đặc trưng VHDN của Mai Linh. Màu xanh chủ đạo thể
hiện tinh thần của những anh lính cụ Hồ đoàn kết, lạc quan và bất khuất. Trong văn
hóa Mai Linh có văn hóa nụ cười, xuất phát từ nụ cười người lính trong chiến tranh:
Mưa bom bão đạn, lòng thanh thản/ Nhạt muối vơi cơm, miệng vẫn cười. Với Mai
Linh, văn hoá nụ cười thể hiện sự vui vẻ, chân thành và cũng là biểu hiện của sự tự tin,
tự trọng và tấm lịng tơn trọng khách hàng. Nói một cách ngắn gọn, văn hố của Mai
Linh bắt đầu từ con người, từ đạo đức của con người, từ dịch vụ phục vụ con người
với tiêu chí an tồn là trên hết. Sự đồng lịng tơn trọng khách hàng đã được truyền lại

từ những người lãnh đạo mẫu mực. Trong gia đình Mai Linh, nguyên tắc ứng xử từ
13


trên xuống dưới đều được thống nhất trên cơ sở tình u thương, xây dựng và hiểu
biết, thơng cảm lẫn nhau. Có rất nhiều câu chuyện hay thể hiện lịng trung thực của
nhân viên Mai Linh được truyền miệng hoặc đưa lên mạng Internet. Trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, Công ty cổ phần Mai Linh luôn luôn ý thức thực hiện trách nhiệm tri ân của mình đối với xã hội. Mỗi cán bộ, nhân viên công ty
luôn sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xã hội.

Công ty thường xuyên tự tổ chức các phong trào nhân

các ngày lễ lớn, hoặc phong trào do các tổ chức, ban ngành đoàn thể phát động: Hiến
máu nhân đạo, Lá lành đùm lá rác, Ủng hộ, gây quỹ giúp đỡ nạn nhân chất độc da
cam. Vào mỗi dịp Lễ, Tết, sinh nhật công ty... tất cả nhân viên đều được tặng quà.
Trong công ty, những người lãnh đạo của Mai Linh như là những người anh, người
chú trong gia đình, biết lắng nghe, chia sẽ nguyện vọng của nhân viên, chân tình chỉ ra
cái sai và có biện pháp đào tạo. Trên ai hết, những người lãnh đạo chính là những tấm
gương mẫu mực. Cũng chính nhờ sự đồng lịng đó mà Mai Linh phát triển lớn mạnh
như ngày hôm nay. Mai Linh khơng cịn là cơng ty chun về dịch vụ taxi mà đã trở
thành một tập đoàn bao bao gồm 75 công ty thành viên, hoạt động trong các lĩnh vực:
Vận tải, Du lịch, Đào tạo, Tài chính, Xây dựng, thương Mại, Tư vấn & quản lý,
CNTT & truyền thông với tổng số vốn điều lệ 380 tỷ đồng và hơn 10.000 nhân viên.
Địa bàn kinh doanh của Mai linh trải dài từ Bắc vào Nam.
Ngược lại, ở những Cơng ty khơng có sự phân biệt rõ ràng điều gì là quan
trọng, điều gì khơng thì VHDN đựoc coi là yếu. Người quản lý ở những DN như vậy ít
chịu ảnh hưởng bởi các giá trị chủ đạo. Việc ra quyết định thiếu nhất quán bởi chúng
chịu sự chi phối bởi những nguyên tắc không nhất quán. Sau đây là những dấu hiệu
môi trường VHDN suy yếu:
- Nhân viên không rõ mục tiêu doanh nghiệp

- Cách thức tư duy và giải quyết vấn đề của các nhân viên khác xa nhau
- Thiếu sự tin tưởng giữa lãnh đạo và nhân viên
- Nhân viên phải làm theo những kế hoạch bất ngờ và thiếu tính nhất quán
- Xuất hiện nhiều tin đồn khơng chính xác
- Hình ảnh của doanh nghiệp chưa được quảng bá đầy đủ và chính xác

14


- Nhân viên khơng có ấn tượng với Lãnh đạo
- Nhân viên tỏ ra bất mãn với các nhà quản lý cấp trung
( />
a.Phương pháp “Xác minh biểu trưng của VHDN”
Về nguyên tắc, phương pháp này tiếp cận với việc đánh giá tính chất mạnh yếu của VHDN của một Cơng ty bằng cách đặt một loạt câu hỏi hệ thống về sự tồn tại,
hiệu lực, tính nhất quán của những biểu trưng của DN. Đối tượng cần xác minh là
những dấu hiệu như ngơn ngữ, hình ảnh, biểu tượng, phong tục, triết lý, biện pháp, hệ
thống….gọi chung là các biểu trưng – được thiết kế một cách có chủ định để thể hiện
những đặc trưng văn hóa mong muốn của một DN, và được sử dụng cho các thành
viên của DN. Mục đích của việc xác minh là nhằm đánh giá tính tồn diện (có hay
khơng), tác dụng đối với thành viên trong Công ty (nhận thức của các thành viên về sự
tồn tại và ý nghĩa của các biểu trưng), sự thống nhất giữa các biểu trưng (tính đồng
bộ).
b.Phương pháp “Xác minh tính đồng thuận/mức độ ảnh hưởng của
VHDN”
Triết lý của phương pháp này dựa trên quan niệm cho rằng VHDN ln có tác
động lớn hơn đối với nhận thức và hành vi của con người. Phương pháp xác minh tính
đồng thuận hay tính tích cực của VHDN tiếp cận với việc đánh giá về sức mạnh của
văn hóa của DN dựa trên mối quan hệ giữa mức độ đồng thuận giữa các thành viên và
mức độ ảnh hưởng của họ về các đặc trưng văn hóa của một DN.
3.1.3.Biểu hiện của VHDN

VHDN của một Công ty tồn tại ở hai cấp độ:
a.Các biểu trưng trực quan
Biểu trưng trực quan của là bề nổi của VHDN, là những gì mọi người có thể dễ
dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy như phong cách, sắc màu kiểu dáng kiến trúc, hành
vi, trang phục, biểu tượng, lễ nghi, ngôn ngữ…Những biểu trưng trực quan điển hình
là:
- Kiến trúc đặc trưng: Những kiến trúc đặc trưng của một DN gồm kiến trúc
ngoại thất và thiết kế nội thất công sở.
15


Phần lớn những Công ty thành đạt hoặc đang phát triển muốn gây ấn tượng đối
với mọi người về sự khác biệt, thành công và sức mnh của họ ằng những cơng trình
kiến trúc đặc biệt và đồ sộ. Những cơng trình kiến trúc cơng trình này được sử dụng
như biểu tượng và hình ảnh về Cơng ty. Những thiết kế nội thất cũng rất được các
Công ty, tổ chức quan tâm. Từ những vấn đề rất lớn như tiêu chuẩn hóa về màu sắc,
kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế nội thất như mặt bằng, quầy, bàn ghế, phòng,
giá để hàng, lối đi, loại dịch vụ, trang phục…đến những chi tiết nhỏ nhặt như đồ ăn,
công tắc điện, thiết bị và ví trí của chúng trong phịng vệ sinh…Tất cả đều được sử
dụng để tạo ấn tượng thân quen, thiện chí, và được quan tâm. Thiết kế kiến trúc được
các DN rất quan tâm là vì những lý do sau:
+ Kiến trúc ngoại thất có thể ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con
người về phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc.
+ Cơng trình kiến trúc có thể được coi là một linh vật biểu thị một ý
nghĩa, giá trị nào đó của một tổ chức, DN.
+ Kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châm
chiến lược của DN.
+ Cơng trình kiến trúc trở thành một bộ phận hữ cơ trong các sản phẩm
của Công ty.
+ Trong mỗi cơng trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử

gắn liền với sự ra đời và trưởng thành của DN, các thế hệ nhân viên.
- Nghi lễ
Một trong những biểu trưng của VHDN là nghi lễ. Đó là những hoạt động đã
được dự kiến từ truớc và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn
hóa xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm được thể hiện định kỳ hay bất thường
nhằm thắt chặt mối quan hệ DN và thường được DN vì lợi ích của người tham dự.
Những người quản lý có thể sử dụng lễ nghi như một cơ hội quan trọng để giới thiệu
những giá trị được DN coi trọng. Đó là dịp đặc biệt để nhấn mạnh những giá trị riêng
của DN, tạo diều kiện để mọi tành viên cùng chia sẽ, cách nhận thức về những sự kiện
trọng đại, để nê gương và khen tặng những ấm gương điển hình đại biểu cho những
niềm tin và cách thức hành động cần tơn trọng của DN. Có bốn loại lễ nghi trong DN
và tác động tiềm năng của chúng.
16


Bảng 3.1. Bảng Các Loại Nghi Lễ trong Công ty
Loại hình
Minh họa
Tác động tiềm năng
Chuyển giao Khai mạc, giới thiệu thành viên Tạo thuận lợi cho việc thâm nhập
Củng cố

mới, chức vụ mới, lễ ra mắt.
vào cương vị mới, vai trò mới
Lễ khen tặng, phát phần thưởng, Củng cố các nhân tố hình thành bản
lễ chào cờ

sắc và tơn thêm vị thế của thành

Nhắc nhở


viên
Sinh hoạt văn hóa, chun mơn, Duy trì cơ cấu xã hội và làm tăng

Liên kết

khoa học
Lễ hội, liên hoan, Tết

thêm năng lực tác nghiệp của DN
Khơi phục và khích lệ chia sẽ tình
cảm và sự cảm thơng nhằm gắn bó
các thành viên với nhau và với DN
Nguồn: Giáo trình đạo đức kinh doanh và VHDN.

- Giai thoại
Giai thoại thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực được mọi thành viên
trong DN cùng chia sẽ, và nhắc lạ với những thành viên mới. Nhiều mẩu chuyện kể về
những nhân vật anh hùng của DN như những mẫu hình lý tưởng về những chuẩn mực
và giá trị VHDN. Một số khác có thể biến thành huyền thoại chứa đựng những giá trị
và niềm tin trong DN và không được chứng minh bằng các bằng chứng thực tế. Các
mẫu chuyện có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của DN và giúp thống
nhất về nhận thức của tất cả mọi thành viên.
Minh họa giai thoại VHDN: Tại Công ty Mỹ 3M (Minesota Mining &
Manufacturing), những người lãnh đạo cấp cao của Cơng ty ln tìm cách làm sống
động những mẫu chuyện về những đề án sáng tạo đã từng bị những người lãnh đạo bõ
lỡ. Một người hùng trong mẫu chuyện đã âm thầm theo đuổi một đề án như vậy và đã
chứng minh được sự sai lầm của những người lãnh đạo bằng việc đưa ra một sản phẩm
mới rất thành công. Những mẫu chuyện này đã được nhắc di nhắc lại bởi các thế hệ
những người lãnh đạo cao cấp của Công ty nhằm nhấn mạnh tinh thần làm chủ ở Công

ty 3M và gửi đến cán bộ cong nhân viên của Công ty một thông điệp rằng, nếu bị thất
vọng và cảm thấy chán nản, thì họ cần hiểu rằng họ không phải là những người đầu
tiên và cần phải biết vượt qua những khó khăn, thất bại trong quá trình sáng tạo.
- Biểu tượng

17


×