Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢNG CÁO NĂM CHO THẺ VISA CREDIT CỦA TRUNG TÂM THẺ TECHCOMBANK KHU VỰC PHÍA NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.74 KB, 90 trang )

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢNG CÁO NĂM CHO
THẺ VISA CREDIT CỦA TRUNG TÂM THẺ
TECHCOMBANK KHU VỰC PHÍA NAM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu
(Asia commercial joint - stock bank)
ATM Máy rút tiền tự động (Automatic teller machine)
ANZ Ngân hàng liên doanh Úc và NewZealand (Australia
and New Zealand Banking Group Limited)
Banknet Công ty cổ phần Chuyển mạch tài chính quốc gia Việt
Nam
CBNV Cán bộ nhân viên
ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
Eximbank Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
( VietNam Export and import joint - stock bank)
HSBC Ngân hàng liên doanh Hồng Kông và Thượng Hải
(Hong Kong and ShangHai bank corporation)
NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
POS Điểm bán hàng (Point of sale)
Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín
(SaiGon commercial joint - stock bank)
Smartlink Công ty cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink
Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Vietnam
technological and commercial joint - stock bank)
Techcombank Visa Credit Thẻ tín dụng quốc tế được liên kết giữa tổ chức thẻ
Visa và Techcombank
TTT Trung tâm thẻ
v
Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương


(VietNam commercial joint - stock bank)
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
vii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu khảo sát kế hoạch quảng cáo năm 2009 cho thẻ visa credit
Phụ lục 2. Tiếng đáp ứng và quyết định mua của khách hàng
Phụ lục 3. Thông tin thu thập về quảng cáo
viii
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bắt kịp với xu thế của thị trường, sẵn sàng hội nhập với nền tài chính khu vực
và thế giới, Ngân Hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã và đang đẩy mạnh
phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng cá nhân đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng trong đó có dịch vụ thẻ, một dịch vụ tiện ích được đánh giá là chiến lược của các
ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Đến nay, dịch vụ thẻ Techcombank đã
được triển khai tại hơn 130 điểm giao dịch ở 21 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước với
mạng lưới gần 300 máy ATM. Có thể nói dịch vụ thẻ Techcombank đã phần nào
khẳng định hoạt động của mình trên thị trường Việt Nam với các giải thưởng “Thẻ
thanh toán đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt 2005”, “Ngân hàng TMCP đầu tiên tại
Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s”. “Trong số các ngân hàng được khảo sát, VCB
và Techcombank là hai đơn vị có hệ thống ATM được xem là hoàn chỉnh, triển khai có
bài bản với đầy đủ chức năng” (Công văn số 534/TTr-THNHH,6-7-2006, của Cục
Công Nghệ ngân hàng). “Ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial
Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển
thị trường”. “Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất – năm 2008”

Các loại thẻ mà trung tâm thẻ Techcombank hiện có là F@st Access ATM và
F@st Access Visa Debit. Hiện nay, trung tâm thẻ Techcombank cũng đang phát hành
loại thẻ mới là Visa Credit (thẻ tín dụng quốc tế Visa) được xem như loại thẻ chiến
lược nhằm mở rộng thị trường thanh toán thẻ của Techcombank trong năm 2008.
Trong cuộc sống hiện đại, hầu hết mọi người đều mong muốn có một sản phẩm ngân
hàng tiện ích, đáp ứng ngay nhu cầu chi tiêu trước mắt mà không cần phải chờ đợi tích
lũy. Nắm bắt được nhu cầu này, Techcombank đã tiên phong trong việc phát triển các
sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng - một sản phẩm phổ biến của nền kinh tế phát
triển.
Hiện nay số lượng thẻ tín dụng trên thị trường vào khoảng trên 300.000 thẻ - rất
khiêm tốn so với thị trường trên 80 triệu dân của Việt Nam. Sự tăng trưởng của thanh
toán thẻ, nhất là thẻ tín dụng không những cung cấp cho khách hàng một phương thức
quản lý tài chính hiệu quả và tiện lợi mà còn giúp nâng cao tính minh bạch của nền
kinh tế, giảm nạn tham nhũng và nâng cao sự tin cậy của khách hàng đối với dịch vụ
ngân hàng. Khách hàng có thể dùng thẻ thực hiện các giao dịch thanh toán bằng bất kỳ
loại tiền tệ nào trên thế giới và sử dụng vào nhiều mục đích như mua hàng, du lịch
trong và ngoài nước, thanh toán chi phí sinh hoạt, học tập ở nước ngoài,…
Tuy nhiên, vì chỉ mới xuất hiện trên thị trường thẻ vào đầu tháng 3 năm 2008, muộn
hơn thẻ tín dụng của các ngân hàng khác như ACB, Vietcombank, Eximbank,
Sacombank … nên ít nhiều thẻ Visa credit của Techcombank vẫn còn khá mới mẻ đối
với khách hàng cũng như có ít ưu thế trong thị phần thẻ tín dụng trên thị trường. Do
đó, việc quảng cáo cho thẻ tín dụng Techcombank trong giai đoạn mới hình thành này
là một công việc hết sức cần thiết.
Bên cạnh marketing trực tiếp, quan hệ công chúng hay triển lãm thương mại,
quảng cáo là một công cụ rất quan trọng của khuyếch trương trong hỗn hợp marketing.
Quảng cáo là một hình thức truyền thông marketing hiệu quả nhằm thu hút sự chú ý
của người tiêu dùng để mua sản phẩm. Trong xu hướng hiện đại, bất cứ một sản phẩm
nào đều cũng cần đến quảng cáo như một hình thức kích thích sức mua của người tiêu
dùng. Chính vì vậy, quảng cáo có một vai trò rất quan trọng quyết định chu kỳ sống
cho một sản phẩm. Bản thân quảng cáo không bán được hàng nhưng nó là một công cụ

tiếp thị ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng. Và quảng cáo đúng cũng quan trọng như
đúng sản phẩm, đúng giá, đúng kênh phân phối… Muốn vậy, chúng ta cần phải xây
dựng một kế hoạch quảng cáo đúng.
Với tầm quan trọng của quảng cáo như vậy cùng với nhu cầu phát triển thẻ visa
credit của ngân hàng Techcombank, tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng kế hoạch
quảng cáo năm 2009 cho sản phẩm thẻ Visa credit của Trung tâm thẻ
Techcombank khu vực phía Nam" làm đề tài tốt nghiệp, với hy vọng sẽ giúp ích
2
phần nào cho chiến lược mở rộng thị trường thẻ của ngân hàng Kỹ thương, giúp ngân
hàng có thể phát triển lĩnh vực này tốt hơn nữa.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Lập kế hoạch quảng cáo cho thẻ tín dụng quốc tế của Techcombank để khách
hàng nhận biết và sử dụng loại thẻ này của Techcombank.
Nội dung nghiên cứu
Thông qua việc giới thiệu và quảng bá cho thẻ Visa Credit, kế hoạch quảng cáo
này sẽ giúp ngân hàng thu hút sự quan tâm của khách hàng trong việc thanh toán bằng
thẻ, từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường thẻ
Đề tài được tiến hành theo 6 bước:
- Giới thiệu về thẻ tín dụng quốc tế.
- Xác định các yếu tố cần có trong quảng cáo.
- Nghiên cứu tiếng đáp ứng của khách hàng và thông tin về quảng cáo.
- Phân tích môi trường marketing.
- Xây dựng kế hoạch quảng cáo
- Đề ra giải pháp để có kế hoạch quảng cáo hiệu quả.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 18/03/2008 đến 20/06/2008
1.3.2. Địa bàn, đối tượng nghiên cúu
Trung tâm Thẻ Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) số 97M, Nguyễn Duy
Dương, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Đề tài hướng tới đối tượng là các cán bộ nhân viên

tại TP.HCM chưa sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của Techcombank.
1.4. Cấu trúc của khoá luận
Luận văn gồm 5 chương:
Chưong 1. Đặt vấn đề
Nêu lên lý do và ý nghĩa của đề tài đã chọn, trình bày đối tượng nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu sơ lược ngân hàng Techcombank cùng với các sản phẩm dịch vụ thẻ
thanh toán mà ngân hàng hiện có. Qua đó, có một cái nhìn khách quan để đánh giá
3
được triển vọng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng của ngân hàng Kỹ Thương
tại một thị trường tiềm năng là TP.Hồ Chí Minh.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài như khái niệm thẻ Credit, môi
trường quảng cáo, kế hoạch quảng cáo … để khẳng định vấn đề cần nghiên cứu là hợp
lý. Đồng thời, trình bày cách tiến hành thu thập thông tin sơ cấp để giúp xác định nhu
cầu của khách hàng về thẻ Visa Credit tại TP.Hồ Chí Minh , từ đó làm cơ sở để lập kế
hoạch quảng cáo.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là phần chính của khóa luận, bao gồm việc phân tích môi trường cạnh
tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành thẻ visa credit Techcombank. Trên
cơ sở đó, đề ra kế hoạch quảng cáo cho thẻ visa credit và giải pháp để có một kế hoạch
quảng cáo hiệu quả.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Dựa vào kết quả nghiên cứu để đưa ra một số kết luận đánh giá kế hoạch quảng
cáo và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phát hành thẻ tín dụng, giúp ngân hàng Kỹ
Thương mở rộng và phát triển thị trường.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại
cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển
sang nền kinh tế thị trường. Đội ngũ 2.400 cán bộ nhân viên của Techcombank đang
phục vụ gần 250.000 khách hàng cá nhân và gần 12.000 khách hàng doanh nghiệp tại
hơn 130 điểm giao dịch ở 21 tỉnh thành trên toàn quốc. Số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ
đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Techcombank là Ngân hàng thương mại đô thị đa năng hàng đầu ở Việt Nam có vốn
góp của các cổ đông lớn trong và ngoài nước như The Hong Kong and Shanghai
Corporation (HSBC), Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines)…
Hội sở Techcombank
70-72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: +84(4) 844638
Fax:+84(4) 9446362
Email:
Hiện nay Techcombank là NH Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial
Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển
thị trường.
2.2. Tổng quan về trung tâm thẻ Techcombank
Thành lập ngày 01 tháng 05 năm 2004 theo quyết định số 220/TCB.HĐQT
ngày 22-04-2004
Quyết định số 0382/QĐ-HĐQT ngày 3 tháng 6 năm 2006 của Hội đồng Quản
trị về việc thành lập Trung tâm Thẻ và Dịch vụ Tín dụng Tiêu dùng.
Địa điểm: Hà Nội: Tầng 7, 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại:
04-9427442.
TP Hồ Chí Minh: 97M, Nguyễn Duy Dương, Quận 5, TPHCM. Điện thoại: 08-
4050379.
2.2.1. Các bước phát triển của trung tâm thẻ Techcombank
Năm 2002: thành lập tổ thẻ nghiên cứu đề án thẻ.

Tháng 6 năm 2003: Ngân hàng nhà nước phê chuẩn giấy phép phát hành thẻ.
Tháng 7 năm 2003: Bản ghi nhớ về hợp tác thẻ với Vietcombank.
Tháng 10 năm 2003: Phát hành thẻ F@stAccess đầu tiên.
Tháng 5 năm 2004: Thành lập Trung Tâm Thẻ.
Tháng 12 năm 2004:Hợp đồng mua hệ thống chuyển mạch và quản lý thẻ
(Compass Plus).
Tháng 5 năm 2005: Thành viên chính thức của Visa.
Tháng 2 năm 2006: Chính thức phát hành thẻ qua Compass Plus. Đạt 50.000
thẻ.
Tháng 9 năm 2006: Kết nối thành công với Visa.
Tháng 10 năm 2006: Phát hành thẻ thứ 100.000.
Tháng 11 năm 2006: Phát hành thẻ Visa Debit.
Tháng 3 năm 2008: Phát hành Thẻ Visa Credit.
2.2.2. Chức năng của Trung Tâm Thẻ
TTT là đầu mối hướng dẫn, quản lý và triển khai hoạt động phát triển thẻ và
dịch vụ tín dụng tiêu dùng.
TTT là đầu mối triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân, dịch vụ
ngân hàng điện tử phục vụ cá nhân tại TCB.
TTT là nơi nghiên cứu, đề xuất các chính sách, sản phẩm mới phát triển hoạt
động thẻ và dịch vụ tín dụng cá nhân.
TTT trực tiếp thực hiện việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ phục vụ
khách hàng cá nhân theo chỉ đạo của Tổng giám đốc từng thời kỳ.
TTT là đầu mối hợp tác các tổ chức thẻ quốc tế và các đối tác trong việc triển
khai dịch vụ thẻ và tài chính cá nhân.
TTT thực hiện các nghiệp vụ về dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán.
6
2.2.3. Sơ đồ tổ chức trung tâm thẻ Techcombank
Số lượng cán bộ nhân viên (02-2008): 300 người
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức trung tâm thẻ Techcombank
Nguồn: Trung tâm thẻ Techcombank khu vực phía Nam

* Phòng vận hành dịch vụ thẻ
- Quản lý, triển khai vận hành hệ thống phát hành thẻ, ĐVCNT, tra soát khiếu
nại của khách hàng.
- Quản lý vận hành thẻ và hệ thống kết nối thẻ của Techcombank với đối tác.
- Đầu mối làm việc với IT về phát hành và thanh toán thẻ.
* Phòng kế toán thẻ và tín dụng cá nhân
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán về dịch vụ thẻ, ĐVCNT, ATM.
- Nghiệp vụ kế toán tín dụng cá nhân tại khối.
- Nghiệp vụ mở, quản lý giao dịch tại tài khoản, trả lương.
- Quản lý chi tiêu nội bộ tại trung tâm thẻ.
- Quản lý kho, vật tư, thiết bị thẻ.
* Phòng nghiên cứu và phát triển dự án
- Quản lý thống nhất hoạt động phát triển sản phẩm tài chính cá nhân: tài
khoản, thanh toán, sản phẩm thẻ, ngân hàng điện tử.
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ về: thẻ, tài
khoản, dịch vụ thanh toán của khách hàng cá nhân.
GIÁM ĐỐC TRUNG
TÂM THẺ VÀ
DỊCH VỤ TÍN
DỤNG TIÊU DÙNG
Phòng vận
hành dịch
vụ thẻ
Phòng kế
toán thẻ và
tín dụng
cá nhân
Phòng thẻ
khu vực
phía nam

Phòng
dịch vụ
thẻ tín
dụng
Phòng
phát triển
sản phẩm
liên kết
đối tác
Đại lý
thanh toán
thẻ và
thương
mại điện
tử
Phòng sản
phẩm tín
dụng cá
nhân
Phòng
nghiên
cứu, phát
triển và
quản lý
dự án
Phó giám đốc vận
hành và kế toán
7
- Quản lý các dự án về hợp tác, liên kết các đối tác.
* Phòng sản phẩm tín dụng cá nhân

- Quản lý thống nhất hoạt động phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân: vay kinh
doanh cá thể, du học nước ngoài, gia đình trẻ…
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ về tín dụng
cá nhân.
*Đại lý thanh toán thẻ và thương mại điện tử
- Quản lý thống nhất hoạt động bán và tiếp thị thẻ, ĐVCNT trên toàn hệ thống
- Thực hiện trực tiếp các nghiệp vụ về bán và tiếp thị thẻ, ĐVCNT tại khu vực
Hà Nội và các tỉnh lân cận
- Quản lý, vận hành thiết bị, dịch vụ thanh toán POS.
- Quản lý và phát triển dịch vụ thương mại điện tử.
*Phòng phát triển sản phẩm và liên kết đối tác
- Nghiên cứu đề xuất các đối tác để triển khai các sản phẩm dịch vụ tài chính cá
nhân sẵn có phù hợp với chiến lược bán lẻ.
- Quản lý các dự án về hợp tác, liên kết với các đối tác trong việc liên kết triển
khai các sản phẩm ngân hàng cá nhân.
*Phòng dịch vụ thẻ tín dụng
- Đầu mối hướng dẫn, quản lý và triển khai dịch vụ thẻ tín dụng.
- Thực hiện các nghiệp vụ về dịch vụ thẻ tín dụng.
- Chức năng về quan hệ và hợp tác tổ chức thẻ quốc tế.
- Quản lý rủi ro phát hành thanh toán thẻ của hệ thống.
*Phòng thẻ khu vực phía Nam
- Quản lý, phát triển hoạt động thẻ và dịch vụ thanh toán thẻ của Techcombank
cho địa bàn khu vực phía Nam.
- Thực hiện trực tiếp các nghiệp vụ thẻ khác.
- Đầu mối Trung tâm thẻ khu vực TP.HCM.
2.3. Các sản phẩm thẻ hiện có của Trung tâm thẻ Techcombank TP.Hồ Chí Minh
a) Thẻ Fast Access ATM
Thẻ F@st Access là loại thẻ thanh toán nội địa do Techcombank phát hành trên
cơ sở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng; và được sử dụng để thực hiện
8

các giao dịch tại máy rút tiền tự động và tại các đơn vị chấp nhận thẻ được trang bị
máy đọc thẻ tự động. Hạng thẻ: Thẻ Chuẩn, thẻ Vàng, thẻ Kim cương.
b) F@st Access Visa debit
F@st Access Visa debit là loại thẻ thanh toán ghi nợ quốc tế mang thương hiệu
Visa do Techcombank phát hành trên cơ sở tài khoản thanh toán của khách hàng, được
sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ
có trưng bày biểu tượng Visa trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- Thời hạn hiệu lực: 2 năm.
- Biểu tượng thẻ: có logo của Techcombank và logo Visa Debit trên mặt trước
của thẻ.
- Đồng tiền thanh toán: tất cả các trị giá giao dịch thẻ và phí phát sinh được quy
đổi về đồng Việt Nam (VND) để ghi vào tài khoản.
- Hạng thẻ: gồm 2 hạng thẻ là Chuẩn (Classic) và Vàng (Gold).
2.4. Sơ lược thẻ visa credit của Techcombank
2.4.1. Giới thiệu về thẻ Techcombank Visa Credit
Đây là thẻ được kết nối trực tiếp với tài khoản thẻ tín dụng của khách hàng tại
Techcombank và mang tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau”. Khách hàng sẽ được
Techcombank cung cấp một hạn mức tín dụng tuần hoàn để sử dụng và sẽ nhận bản
sao kê hàng tháng, ghi rõ các khoản chi tiêu của khách hàng là bao nhiêu, tại đâu…
Khách hàng có thể không trả lãi đến tối đa 45 ngày.
Lãi suất tín dụng: 2%/tháng (lãi suất này có thể thay đổi theo từng thời kỳ)
9
Hạng thẻ:
+ Hạng chuẩn: hạn mức tín dụng từ 10 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
+ Hạng vàng: hạn mức tín dụng từ 70 triệu đồng trở lên.
Hạn mức tín dụng
+ Trường hợp tín chấp: hạn mức tín dụng là 5-6 tháng lương/thu nhập nhưng tối
thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 100 triệu đồng.
+ Trường hợp có tài sản đảm bảo: hạn mức tín dụng tối thiểu là 10 triệu đồng
và tối đa là 300 triệu đồng. Tỷ lệ cấp tín dụng/giá trị tài sản bảo đảm theo quy

định hiện hành về nhận tài sản đàm bảo.
Phạm vi sử dụng thẻ
Tín dụng Quốc tế do Techcombank phát hành được sử dụng để thanh toán hàng
hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ có trưng bày biểu tượng visa
trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Thời gian hiệu lực thẻ tín dụng quốc tế của Techcombank là 2 năm
2.4.2. Điều kiện phát hành thẻ Visa Credit
Điều kiện đối với chủ thẻ phát hành thẻ theo hình thức có tài sản đảm bảo
Có tài sản đảm bảo cho việc cấp thẻ tín dụng theo hình thức: cầm cố sổ tiết
kiệm, giấy tờ có giá, ký quỹ, thế chấp bất động sản hoặc đảm bảo bằng các tài sản
khác… theo quy định về nhận tài sản bảo đảm của Techcombank và pháp luật.
Điều kiện đối với chủ thẻ phát hành thẻ theo hình thức không có tài sản đảm
bảo (tín chấp)
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ cho Techcombank đúng hạn, có mục
đích sử dụng thẻ Tín dụng quốc tế hợp pháp.
+ Có trình độ học vấn tối thiểu từ Trung cấp trở lên, trong độ tuổi từ 22 đến 58
tuổi.
+ Có lương /thu nhập thường xuyên cố định hàng tháng tối thiểu là 3.000.000
đồng.
+ Thời gian công tác tại đơn vị tối thiểu là 01 năm kể từ khi chính thức được
tuyển dụng hoặc ký hợp đồng lao động chính thức.
+ Có xác nhận của đơn vị công tác về công việc hiện tại cũng như năng lực tài
chính.
10
+ Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn/KT3 (được cấp tạm trú với thời
hạn từ 1 năm trở lên) tại các tỉnh/thành phố cùng địa bàn Techcombank phát hành thẻ
Tín dụng quốc tế.
+ Không có khoản vay không bảo đảm bằng tài sản, nguồn trả nợ từ tiền
lương/thu nhập tại tổ chức tín dụng/bên cho vay khác.
2.4.3. Tiềm năng phát triển thẻ visa credit Techcombank

Sáng 7/3/2008, tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt
Nam (Techcombank) chính thức ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa credit.
Techcombank Visa Credit là sản phẩm liên kết giữa Techcombank và Visa
International - tổ chức thẻ lớn nhất thế giới, chiếm đến 60% thị phần thẻ toàn cầu.
Khách hàng sử dụng thẻ này có thể thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ tại các đại lý
chấp nhận thẻ Visa tại Việt Nam và trên toàn cầu. Ông Phillip Murphy, Giám đốc
Trung tâm thẻ và Dịch vụ tín dụng tiêu dùng Techcombank cho biết đây sẽ là sản
phẩm trọng điểm mà Techcombank sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Hiện
Techcombank có hơn 10.000 điểm thanh toán (POS) tại Việt Nam và có khả năng phát
triển rất mạnh các tiện ích cho chủ thẻ thông qua các đại lý chấp nhận thẻ.
Kết luận:
Với thị trường thẻ tín dụng đang ngày một phát triển, thẻ credit đang là xu
hướng được các ngân hàng đẩy mạnh và chắc chắn sẽ phát triển mạnh trong thời gian
tới theo nhu cầu người tiêu dùng. Vì vậy, kế hoạch quảng cáo cho thẻ visa credit
Techcombank sẽ rất cần thiết nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng vì thị
phần thẻ tín dụng ở Việt Nam còn quá rộng.
11
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm và lợi ích của thẻ tín dụng (credit card)
a) Khái niệm
Thẻ tín dụng (Credit Card) thực chất là bằng chứng của một mối quan hệ vay
nợ giữa người cầm thẻ (Cardholder) và ngân hàng. Ngân hàng đồng ý cho chủ thẻ vay
tiền đến một mức tối đa nào đó (gọi là credit limit), thường là khoảng 2 lần thu nhập
hàng tháng của Cardholder. Thỏa thuận như vậy tức là Cardholder có một hạn mức sẵn
sàng để dùng khi cần. Tất cả các khoản thanh toán mà Cardholder thực hiện sẽ được
ghi nợ vào tài khoản của Cardholder tại ngân hàng. Đến một ngày nhất định mỗi
tháng, ngân hàng sẽ gửi bản sao kê (Statement) đến cho Cardholder, thống kê tổng số
tiền đã chi trong tháng trước đó. Cardholder có thể chọn thanh toán toàn bộ số tiền

trước thời hạn ghi trong Statement, khi đó Cardholder không phải trả lãi. Nếu không
Cardholder có thể trả số tiền tối thiểu (Minimum Payment), thường là khoảng 5% số
tiền nợ, phần còn lại có thể trả từ từ, tất nhiên là ngân hàng sẽ tính lãi, thường là từ
12% đến 24% một năm, tiền lãi tính từng ngày.
b) Lợi ích của thẻ tín dụng
Với một thẻ tín dụng được nhận biết và chấp nhận rộng rãi tại nhiều nước trên
thế giới, khách hàng sẽ có được rất nhiều thuận lợi. Họ không cần phải tất bật đi đổi
ngoại tệ cho mỗi chuyến đi, nhất là cho những chuyến đi công tác hay du lịch qua
nhiều nước khác nhau. Bên cạnh đó, việc lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng được chấp
nhận rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới là rất cần thiết khi ra nước ngoài, tiết kiệm
được rất nhiều thời gian và chi phí cho những lần hoán đổi các loại ngoại tệ .
Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp. Hình thức
thanh toán này được thực hiện dựa trên uy tín và tài sản đảm bảo của khách hàng. Chủ
12
thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng. Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng
trước tiền cho người bán và chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao
dịch.
Chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng (tiền mặt ứng trước) nếu
muốn. Chủ thẻ được rút và dùng tiền mặt trước trong hạn mức tín dụng được quy định
cho mỗi thẻ.
Thẻ tín dụng cho phép khách hàng “cân nhắc” số tiền thanh toán trong tài
khoản. Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hằng
tháng. Tuy nhiên, chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã
ghi rõ trên bảng sao kê.
Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản
tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt.
Thẻ tín dụng cũng khác với thẻ chi trả vì ngân hàng không yêu cầu thanh toán
toàn bộ mỗi tháng.
3.1.2. Khái niệm marketing
a) Marketing là gì?

Marketing là toàn bộ hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu và lòng
mong muốn thông qua quá trình trao đổi, mua bán sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
Marketing trong nền kinh tế thị trường được hiểu là tổng hòa các biện pháp mà
người sản xuất kinh doanh phải áp dụng một cách chủ động và đồng bộ để tạo ra và
phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa do mình làm và mua lại những hàng hóa mình
cần.
b) Chiến lược Marketing là gì?
Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là khối lượng sản
phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing. Con đường mà doanh nghiệp dự định
đi để đạt được mục tiêu thì gọi là chiến lược marketing.
Chiến lược marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu
marketing . Tùy theo cách phân loại mục tiêu (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), ta có các
chiến lược marketing tương ứng.
Chiến lược marketing về mặt cơ bản giải quyết những vấn đề sau:
• Thị trường mà doanh nghiệp sẽ cạnh tranh là gì (xác định thị trường).
13
• Khách hàng của công ty là ai (xác định khách hàng trọng tâm).
• Sản phẩm/dịch vụ của công ty sẽ được định vị như thế nào. Tại sao
khách hàng phải mua hàng của công ty mà không phải là hàng của đối thủ cạnh
tranh (định hướng chiến lược cạnh tranh).
• Công ty sẽ thực hiện những cải tiến, thay đổi gì liên quan đến sản phẩm,
giá, kênh, truyền thông (marketing mix)
Marketing Mix (4P) thường được dùng để triển khai cụ thể chiến lược
marketing vào từng (phân khúc) thị trường thông qua sản phẩm, kênh, truyền thông và
giá. Cụ thể là:
• product: các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy bỏ,
sữa chửa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì v.v.
• place: chính sách chung về kênh và cấp dịch vụ khách hàng.
• price: chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản
phẩm cho từng phân khúc thị trường.

• promotion (hay còn được gọi là communication): chính sách chung về
truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như là: quảng cáo, đội ngũ
bán hàng, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triển lãm, thư tín, trung tâm
dịch vụ khách hàng, internet v.v.
Sau khi đã có một định hướng và chiến lược thương hiệu, và xây dựng được
một kế hoạch marketing cũng như chương trình hành động với những thước đo, việc
tiếp theo là thiết kế một kế hoạch đối thoại với khách hàng qua các kênh truyền thông
đại chúng, nói cách khác là xây dựng một kế hoạch quảng cáo qua chiến dịch phát
động các chương trình đối thoại với khách hàng trên các kênh khác nhau.
3.1.3. Khái niệm quảng cáo và các yếu tố liên quan đến quảng cáo
Để phân biệt giữa quảng cáo với các hình thức truyền thông khác, người ta dựa
trên 6 yếu tố để xác định quảng cáo.
1. Quảng cáo là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện.
2. Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định.
3. Nội dung quảng cáo nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào
người mua hàng.
14
4. Thông điệp quảng cáo có thể được chuyển đến khách hàng bằng nhiều
phương tiện truyền thông khác nhau.
5. Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng tiềm năng.
6. Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể
a) Quảng cáo là gì?
Theo Phillip Kotler “quảng cáo là hoạt động truyền thông phi cá nhân
(nonpersonal) mà người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền
thông”.
Còn Hiệp hội tiếp thị Mỹ (AMA) thì định nghĩa “quảng cáo là bất cứ loại hình
nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng hành động mà
người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo”.
Mặc dù có các định nghĩa khác nhau về quảng cáo nhưng các định nghĩa đều có
chung đặc điểm, đó là chúng ta phải trả tiền khi đưa một thông điệp nào đó trên các

phương tiện thông tin và không có tính trực tiếp như hoạt động bán hàng trực tiếp.Bản
thân quảng cáo không bán được hàng nhưng nó là một công cụ tiếp thị ảnh hưởng đến
hoạt động bán hàng. Bên cạnh đó, quảng cáo còn có tính chất là làm cho đối tượng
mục tiêu chú ý đến và nhận ra ai là người quảng cáo, đó chính là điểm khác biệt giữa
quảng cáo và sự tuyên truyền (publicity), mặc dù tuyên truyền cũng là thông tin đến
đối tượng nhưng không dễ nhận ra nguồn gốc hay chủ thông điệp.
b) Chức năng của quảng cáo
- Làm cho sản phẩm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
- Thông tin, hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm.
- Khuyến khích sử dụng sản phẩm.
- Mở rộng mạng lưới phân phối.
- Gia tăng sự ưa chuộng và gắn bó với sản phẩm.
c) Mục đích của quảng cáo
- Khuyến khích người tiêu dùng tìm hiểu thông tin về sản phẩm.
- Thúc đẩy trực tiếp hành động mua sản phẩm của người tiêu dùng.
- Tạo mối liên kết giữa các sản phẩm và nhu cầu trong tâm trí người tiêu dùng.
- Nhắc người tiêu dùng nhớ lại sự thỏa mãn trong quá khứ và thúc đẩy họ mua
trở lại.
15
- Thay đổi thái độ người tiêu dùng đối với doanh nghiệp.
- Củng cố thái độ thường được các doanh nghiệp có sản phẩm đầu tiên trên thị
trường áp dụng để giữ thị phần và doanh số của mình.
d) Mối quan hệ giữa quảng cáo và Marketing
Quảng cáo và Marketing có mối quan hệ rất mật thiết vì chính quảng cáo là một
bộ phận của Marketing. Do đó, quảng cáo chỉ có thể xuất hiện khi chiến lược
Marketing đã hình thành rõ ràng.
Bảng 3.1. Các yếu tố của Marketing
Nguồn: Th.S Trần Đình Lý, Marketing mix, Marketing căn bản, 2007, Khoa Kinh tế,
Đại Học Nông Lâm, trang 67.
Tuy có sự khác nhau nhưng marketing và quảng cáo đều hướng đến một mục

đích chung, đó chính là giúp khách hàng tìm đến với doanh nghiệp một cách nhanh
nhất.
Việc thiết lập một chương trình quảng cáo phụ thuộc rất lớn vào môi trường và
phương tiện quảng cáo. Môi trường quảng cáo cho thấy khả năng thành công và hiệu
quả của quảng cáo. Nó phản ảnh toàn bộ các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc tiếp nhận, mức đánh giá và sự phản
ứng đối với một kế hoạch quảng cáo. Vì vậy, trước khi xây dựng một kế hoạch quảng
cáo cho sản phẩm nào đó của doanh nghiệp thì việc phân tích môi trường quảng cáo là
điều hết sức cần thiết.
MARKETING
Phân phối
-Mạng lưới tiêu thụ.
-Phân bổ kiểm soát.
-Vận chuyển, bảo quản.
- Sức bán người bán.
Xúc tiến
-QUẢNG CÁO.
-Chào hàng trực tiếp.
-Khuyến mãi.
-Quan hệ công chúng.
Sản phẩm
-Công dụng.
-Chất lượng.
-Bao bì, mẫu mã.
-Uy tín nhãn hiệu.
Giá cả
-Giá bán.
-Giá chiết khấu.
-Giá theo thời hạn
thanh toán tín dụng.

16
3.1.4. Môi trường quảng cáo (môi trường marketing)
Môi trường quảng cáo là một tập hợp những lực lượng “không khống chế
được” mà các công ty phải chú ý đến khi xây dựng các hệ thống marketing- mix của
mình. Môi trường marketing của công ty là tập hợp những chủ thể tích cực và những
lực lượng hoạt động ở bên ngoài công ty và có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ
phận marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng
mục tiêu.
Do tính chất luôn biến động, khống chế và hoàn toàn bất định, môi trường
marketing động chạm sâu sắc đến đời sống công ty. Những biến đổi diễn ra trong môi
trường này không thể gọi là chậm và có thể dự đoán trước được. Nó có thể gây ra
những điều bất ngờ lớn và những hậu quả nặng nề. Vì thế bất cứ doanh nghiệp nào
cũng cần phải chú ý theo dõi tất cả những diễn biến của môi trường bằng cách sử dụng
vào mục đích này việc nghiên cứu marketing và những khả năng thu thập thông tin
marketing thường ngày bên ngoài công ty hiện có.
Môi trường Marketing là tất cả các yếu tố xung quanh ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp, bao gồm môi trường vi mô và
môi trường vĩ mô hay gọi cách khác là môi trường trực tiếp và môi trường gián tiếp.
Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty
và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là hình ảnh công ty, cơ cấu tổ chức
nhân lực chủ chốt, hiệu quả hoạt động, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm
đã có, hiệu quả hoạt động, thị phần, nguồn tài chính, bản quyền và bí mật thương
hiệu,… .
Môi trường vĩ mô bao gồm những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn,
có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động marketing của doanh nghiệp như khách hàng,
đối thủ cạnh tranh., xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, công nghệ mới, môi
truờng kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật.
Doanh nghiệp không thể tách rời các yếu tố trên vì thế cách tốt nhất là nhận
thức rõ các tác động của các yếu tố đó trên cơ sở marketing research và các phương
pháp khác để có những chính sách marketing phù hợp nhằm thích nghi, tồn tại và phát

triển.
3.1.5. Kế hoạch quảng cáo
17
Thật sự không có một lý thuyết chuẩn mực nào để lập một kế hoạch quảng cáo.
Tuy nhiên, nói chung đa số các doanh nghiệp khi thực hiện một kế hoạch quảng cáo
đều thực hiện theo mô hình 5M. Lý do mà mô hình này được nhiều doanh nghiệp áp
dụng là vì nó giúp cho họ tránh được sự lãng phí, chẳng hạn như việc không có một
mục tiêu rõ ràng sẽ dẫn đến chọn lựa sai đối tượng mục tiêu và như vậy chiến dịch
quảng cáo đó là một chiến dịch thất bại.
Mô hình 5M cụ thể bao gồm các thành phần sau ñaây:
Mission - xác định rõ mục tiêu
Một kế hoạch quảng cáo phải bắt đầu từ việc xác định rõ các mục tiêu mà
doanh nghiệp nhắm đến: Doanh nghiệp muốn tạo nhận thức cho khách hàng về nhãn
hiệu, muốn thông tin về sự có mặt của sản phẩm mới trên thị trường ,muốn thuyết
phục khách hàng của mình về thuộc tính đặc trưng của sản phẩm hay muốn nhắc nhở
khách hàng về sự thỏa mãn của họ trong quá khứ …Các mục tiêu này sẽ quyết định
cách thức quảng cáo và phong cách quảng cáo-là quảng cáo thông tin hay quảng cáo
thuyết phục ,quảng cáo so sánh hay quảng cáo nhắc nhở.
Theo tác giả Jay Conrad Levinson (2002) trong cuốn “Lên một kế hoạch quảng
cáo theo phong cách của Che Guevara” thì để xác định mục tiêu quảng cáo ta cần phân
biệt ra các mục tiêu chính và xác định theo chiến lược sáu câu như sau:
 Câu đầu tiên nói lên mục đích chính của quảng cáo: đó là điều mà ta
muốn quảng cáo đem đến cho công ty.
 Câu thứ hai chỉ ra lợi ích chính của việc sử dụng sản phẩm do doanh
nghiệp cung cấp để hoàn thành mục đích của mình: đó là những lý do khiến
cho khách hàng tiềm năng muốn trở thành khách hàng của chúng ta.
 Câu thứ ba đưa ra lợi ích thứ nhì để khuyến khích các đối tượng tiềm
năng: để hấp dẫn tỷ lệ đáp ứng cao với những gì mà doanh nghiệp cung cấp.
 Câu thứ tư chỉ ra các đối tượng chính mà quảng cáo nhắm đến: đó là
những người có nhu cầu, và đủ khả năng tài chính và chấp nhận sản phẩm

của chúng ta.
 Câu thứ năm xác định chính xác những gì mà ta muốn đối tượng tiềm
năng của công ty chúng ta làm.
18
 Câu thứ sáu nói về doanh nghiệp, đó là những hình ảnh trung thực về
doanh nghiệp
Money - xác định ngân sách
Ngân sách quảng cáo nhiều hay ít sẽ quyết định đến việc lựa chọn quảng cáo
hay phối hợp các phương tiện để hình thành một chiến dịch quảng cáo nhất quán . Khi
hạch toán quảng cáo cần chú ý tới 5 yếu tố sau: thứ nhất là chu kỳ vòng đời sản phẩm,
thứ hai là thị phần và cơ sở người tiêu dùng, thứ ba là cạnh tranh và sự can thiệp lẫn
nhau, thứ tứ là tần suất quảng cáo, thứ năm là tính thay thế của sản phẩm.
Trình tự dự tính chi phí quảng cáo thường bao gồm 4 bước:
- Bước 1: Điều tra giá cả
Điều tra giá cả của tư liệu quảng cáo bao gồm giá phương tiện quảng cáo, chi
phí đãi ngộ nhân viên quảng cáo, chi phí thiết kế quảng cáo và các chi phí có liên quan
khác. Trước khi lập kế hoạch quảng cáo, nhà quảng cáo cần hiểu rõ việc dự toán các
chi phí này để đưa ra quyết định sử dụng hợp lý các khoản kinh phí trong khả năng tài
chính của mình.
- Bước 2: Xác định rõ nguyên tắc, mục tiêu và tổng chi phí quảng cáo
Doanh nghiệp xác định mục tiêu chiến lược quảng cáo dựa trên mục tiêu chiến
lược kinh doanh, xu hướng tiêu dùng và tính cạnh tranh trên thị trường.
-Bước 3: Liệt kê các chi phí trong hoạt động quảng cáo cũng như các chi phí có
khả năng phát sinh khác.
- Bước 4: Phân phối sử dụng các khoản kinh phí
Với mục tiêu đạt được hiệu quả quảng cáo cao nhất, các doanh nghiệp thực hiện
phân phối sử dụng các khoản kinh phí trên cơ sở phối hợp các nguồn tư liệu quảng
cáo.
Khi dự tính ngân sách quảng cáo cần có một phương pháp khoa học. Các
phương pháp dự tính chi phí quảng cáo bao gồm: phương pháp tính theo tỉ lệ bán

hàng, phương pháp tính theo đơn vị thương phẩm (đơn vị quảng cáo), phương pháp
tăng dần(giảm dần) hiệu quả quảng cáo, phương pháp dựa vào mục tiêu quảng cáo,
phương pháp dựa vào cạnh tranh đối kháng, phương pháp đầu tư toàn lực (dựa vào khả
năng tài chính của doanh nghiệp).
19
Trong giới hạn về thời gian và ngân sách của đề tài, tôi chọn phương pháp dựa
vào mục tiêu quảng cáo để dự tính chi phí quảng cáo. Đây là phương pháp tính toán rất
khoa học được đưa ra căn cứ theo mục tiêu quảng cáo để xác định phạm vi, nội dung,
phương tiện, tần số phát của quảng cáo. Trên cơ sở đó tính toán chi phí cho từng công
đoạn. Phương pháp này giúp doanh nghiệp bám sát mối quan hệ nhân quả giữa thị
phần và chi phí quảng cáo trong thời gian tiếp theo. Phương pháp này được chia làm 4
bước:
- Bước 1: Xác định mục tiêu quảng cáo: mục tiêu truyền tải thông tin, mục tiêu
bán hàng .
- Bước 2: Xác định rõ những công việc cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
Ví dụ: thiết kế quảng cáo, lựa chọn phương tiện quảng cáo, hoạt động quản trị.
-Bước 3: Tính toán chi phí cho các hoạt động đó ví dụ như: chi phí điều tra, chi
phí kinh tế, chi phí cho các phương tiện quảng cáo, chi phí quản lý.
-Bước 4: Tổng tất cả chi phí trên, từ đó xác định tổng chi phí dự tính quảng cáo.
Media - Lựa chọn phương tiện quảng cáo
Lựa chọn phương tiện quảng cáo bao gồm: xác định thời lượng quảng cáo và
khu vực quảng cáo; tần suất phát quảng cáo, mức độ ảnh hưởng; lựa chọn loại hình
phát quảng cáo; chọn phương tiện truyền thông cụ thể phát hành quảng cáo.
Việc chọn một hay vài phương tiện hợp lý cho phép doanh nghiệp đưa thông tin
đến đúng đối tượng mà mình quan tâm .Quảng cáo được thực hiện thông qua nhiều
phương tiện như:truyền sóng (tivi,radio,…) ,phương tiện in ấn:báo chí ,tạp chí, ấn
phẩm, quảng cáo ngoài trời:pano, bảng điện ,quảng cáo qua bưu phẩm, trang vàng niên
giám điện thoại, quảng cáo trên Internet…Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và
nhược điểm riêng khi thể hiện các thông điệp . Nếu chỉ lựa chọn một phương tiện
truyền thông đơn nhất thì hiệu quả quảng cáo không thực sự cao. Bởi vậy, các doanh

nghiệp nên kết hợp các phương tiện truyền thông đơn nhất với nhau thành một phương
thức tổng hợp. Mặc dù các phương thức có sức cạnh tranh khác nhau trên thị trường
nhưng chúng đều có tác dụng trong hoạt động quảng cáo. Khi những tác dụng đó được
kết hợp với nhau, quảng cáo sẽ đạt được hiệu quả tối ưu.
20

×