Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI NHÀ BÈ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.74 KB, 84 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI NHÀ BÈ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.4. Cấu trúc của khóa luận 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 4
2.1. Tổng quan về vận tải Việt Nam 4
2.1.1 Thực trạng vận tải Việt Nam trong những năm qua 4
2.1.2 Những khó khăn, yếu kém của vận tải Việt Nam 7
2.1.3 Triển vọng phát triển của vận tải Việt Nam 8
2.2 Tổng quan về HTXVT Nhà Bè 10
2.2.1 Lịch sử hình thành HTXVT Nhà Bè 10
2.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của HTX 11
a) Mục tiêu 11
b) Nguyên tắc hoạt động 12
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của HTX 12
a) Chức năng 12
b) Nhiệm vụ 12
2.2.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của HTX 13
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HTX 13
b) Nhiệm vụ của từng phòng ban 14
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Cơ sở lý luận 15


3.1.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của HTXVT 12
3.1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTXVT 18
v
3.1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của HTXVT 19
3.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vận tải 19
a) Môi trường vĩ mô 19
b) Môi trường vi mô 19
c) Môi trường bên trong 21
3.2 Phương pháp nghiên cứu 24
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 24
3.2.2 Phương pháp xứ lý số liệu 24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của HTXVT Nhà Bè
25
4.1.1 Môi trường vĩ mô 25
a) Yếu tố kinh tế 25
b) Yếu tố chính trị, pháp luật 26
c) Yếu tố xã hội 29
d) Yếu tố khoa học công nghệ 31
4.1.2 Môi trường vi mô 31
a) Khách hàng, chủ hàng 31
b) Nhà cung ứng 32
c) Sản phẩm thay thế 33
d) Đối thủ cạnh tranh trong ngành 36
4.2 Hiện trạng hoạt động của HTXVT Nhà Bè 37
4.2.1 Kết quả kinh doanh cùa HTXVT Nhà Bè qua 2 năm 2006 và 2007 37
a) Hoạt động tài chính kế toán 37
b) Tình trạng Marketing của HTXVT Nhà Bè 39
c) Doanh thu theo từng loại hình vận tải của HTX 41
d) Doanh thu theo từng loại hàng hóa 43

e) Những loại phương tiện hoạt động của HTX trong 2 năm qua 44
4.2.2 Phân tích các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
HTX
46
vi
4.2.3 Phân tích tình hình tài chính của HTX 49
4.2.4 Phân tích tình hình nhân sự của HTXVT Nhà Bè 53
a) Xã viên 53
b) Cán bộ 55
4.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới cho HTX 55
4.3.1 Các công cụ định hướng 55
a) Ma trận các yếu tố bên trong và bên ngoài
55
b) Ma trận SWOT
59
4.3.2 Lựa chọn và đề xuất chiến lược
60
a) Chiến lược kết hợp về phía trước
60
b) Chiến lược kết hợp về phía sau
60
c) Chiến lược thành lập bộ phận Marketing
60
d) Chiến lược Marketing (4P)
62
e) Chiến lược tài chính
67
4.3.3 Biện pháp giải quyết
67
a) Về vấn đề nhân sự

67
b) Về vấn đề trang thiết bị, phương tiện
68
c) Về vấn đề mở rộng thị trường
68
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
vii
5.1 Kết luận 70
5.2 Kiến nghị 71
5.2.1. Đối với HTX 71
5.2.3. Đối với nhà nước 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTX Hợp tác xã
HTXVT Hợp tác xã vận tải
ICAI International Cooperative Alliance – Ica
Liên Minh Hợp Tác Xã Quốc Tế
TC-KT Tài chính kế toán
KT Kế toán
BQT Ban quản trị
BKT Ban kiểm soát
CB Cán bộ
DV Dịch vụ
GTVT Giao thông vận tải
TT Tỉ trọng
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
ĐTTH Điều tra tổng hợp
TTTH Thu thập tổng hợp
GDP Tổng thu nhập quốc nội (Gross dometic Product)

WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization )
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tốc độ tăng Trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2004 - 2007 25
Bảng 4.2 Giá cước vận chuyển xăng dầu của HTXVT Nhà Bè so với các đối
thủ cạnh tranh
34
Bảng 4.3 Khối lượng hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải
35
Bảng 4.4 Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải 35
Bảng 4.5 Doanh thu Của Các Đối Thủ Cạnh Tranh Năm 2006 – 2007 36
Bảng 4.6 Phân tích kết quả hoạt động qua 2 năm: 2006-2007 38
Bảng 4.7 Doanh thu từ hợp đồng
39
Bảng 4.8 Số lượng công ty giao dịch với HTX hai năm 2006-2007 41
Bảng 4.9 Doanh thu theo từng loại hình vận tải 41
Bảng 4.10 Doanh thu theo từng loại hàng hóa 43
Bảng 4.11 Những loại phương tiện hoạt động trong 2 năm qua 45
Bảng 4.12 Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh 2 n ăm 46
Bảng 4.13 Bảng Cân Đối Kế Toán Của Htxvt Nhà Bè Năm 2006-2007 49
Bảng 4.14 Số lượng xã viên tham gia HTX 54
Bảng 4.15 Trình độ văn hóa, chuyên môn của Cán bộ HTXVT Nhà Bè 55
Bảng 4.16 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (IFE) 56
Bảng 4.17 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (EFE) 57
Bảng 4.16 Ma trận SWOT 59
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Đồ thị tốc độ tăng trưởng của vận tải đường bộ, vận tải đường sông

và vận tải đường sắt từ năm 2000 đến năm 2006
6
Hình 2: Đồ thị tốc độ tăng trưởng của vận tải đường biển và vận tải đường
hàng không từ năm 2000 đến năm 2006
7
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Nhân sự của HTXVT Nhà Bè
13
Hình 4: Đồ thị doanh thu theo từng loại hình của HTX năm 2006 – 2007
42
Hình 5: Đồ thị doanh thu theo từng loại hàng hóa năm 2006 – 2007
43
Hình 6: Sơ Đồ Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong – Bên Ngoài (IE)
58
Hình 7: Sơ đồ kênh phân phối của HTXVT Nhà Bè:
65
xi
xii
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ xưa, vận tải đã chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã
hội. Nó là một trong những điều kiện tiền đề đối với việc sản xuất ra bất kì một sản
phẩm nào. Các Mác đã viết: “Tiếp theo sau sự vận chuyển những sản phẩm từ nơi sản
xuất này đến nơi sản xuất khác, lại có sự vận chuyển những thành phẩm từ lĩnh vực
sản xuất này đến lĩnh vực tiêu dùng. Chỉ khi nào sản phẩm đã hoàn thành sự vận động
này, thì sản phẩm mới sẵn sàng để đem tiêu dùng” Sở dĩ có mối quan hệ khăng khít
toàn diện giữa sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ngành vận tải là do vận tải đã
đóng vai trò như chiếc cầu nối gằn liền cơ sở sản xuất xã hội, các khu kinh tế thành
một chỉnh thể.
Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã có những chuyển biến thật mạnh

mẽ và đầy triển vọng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, chúng ta muốn
cho thế giới thấy một Việt Nam đang vươn mình đi lên. Từ một quốc gia thiên về nông
nghiệp, Việt Nam đang cố gắng giảm dần tỉ trọng này và tăng dần tỉ trọng các ngành
công nghiệp và dịch vụ. Những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế,
các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cũng không ngừng tăng lên,
trong đó nổi bật nhất chính là dịch vụ vận tải. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường
như hiện nay, đặc biệt là sự kiện ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đem lại nhiều cơ hội cũng như
thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vận tải
trong nước nói riêng. Thời gian sắp tới đây các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt
với những nhà đầu tư lớn từ nước ngoài không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính mà còn
rất dày dạn kinh nghiệm. Để đứng vững và phát triển trên thương trường là hết sức
khó khăn, vấn đề không phải là tồn tại lâu dài mà phải làm sao ngày càng phát triển và
thành công. Các doanh nghiệp luôn phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn và
những chiến lược phù hợp để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường ngày càng
trở nên khó tính và có tính sàn lọc cao. Chính vì vậy, vai trò của các chiến lược và
chính sách kinh tế cũng trở nên hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Cùng với quá trình đổi mới, vấn đề cấp
bách hiện nay là làm thế nào có được những thông tin hữu ích về hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp kịp thời để đưa ra các quyết định đúng đắn
cho các nhà quản trị đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời
phải biết nắm bắt cơ hội cũng như hạn chế những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp
trong hoạt động kinh doanh của mình. Với tình hình đó, doanh nghiệp nào có chiến
lược kinh doanh hợp lý, đề ra khuynh hướng phát triển nhằm hướng tới những mục
tiêu của mình cần đạt được thì sẽ nhanh chóng vượt qua được những khó khăn bỡ ngỡ
ban đầu để tiến đến thành công.
HTXVT Nhà Bè là một tổ chức kinh tế tự chủ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
giao thông vận tải, hoạt động vận chuyển hàng hóa, hành khách, hợp đồng thuê xe, du

lịch trong nước. Để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, HTX đã và
đang có những định hướng chiến lược kinh doanh riêng phù hợp với phạm vi và qui
mô hoạt động của HTX
Được sự đồng ý của khoa Kinh tế Trường Đại Học Nông Lâm, HTXVT Nhà Bè
và dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Viết Sản, tôi quyết định chọn và xây
dựng đề tài “Phân tích thực trạng và định hướng phát triển HTXVT Nhà Bè”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu thực trạng và tình hình hoạt động của HTXVT Nhà Bè.
 Phân tích ưu nhược điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của HTXVT Nhà Bè.
 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXVT Nhà
Bè và định hướng phát triển cho HTX trong tương lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Hợp tác xã vận tải Nhà Bè
Địa chỉ: 23/4 Huỳnh Tấn Phát – Khu Phố 4 – thị trấn Nhà Bè – TP HCM.
Phạm vi thời gian: từ 07/04/2008 đến 07/06/2008.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận có cấu trúc bao gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương mở đầu được xây dựng để tổng quát hóa đề tài nghiên cứu đồng thời
xác định tính cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết quả
mà tác giả mong muốn đạt được.
Chương 2: Tổng quan
Phác họa một bức tranh tổng quát về ngành vận tải Việt Nam và HTXVT Nhà
Bè, qua đó người đọc sẽ có được một cái nhìn khái quát về HTX.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm và cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Tiến hành phân tích các kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài
về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Qua việc tìm hiểu thực trạng HTXVT Nhà Bè nhận thấy những yếu tố nào cần
khắc phục và yếu tố nào cần phát huy từ đó lựa chọn chiến lược phù hợp với tình hình
thực tế của HTX để từ đó nâng cao lợi nhuận và doanh thu hàng năm. Đưa ra những
kết luận và kiến nghị đối với HTX, để tham khảo cũng như đề xuất những hướng tiếp
theo cho những vấn đề nghiên cứu khác nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng
của thị trường.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về vận tải Việt Nam:
2.1.1 Thực trạng vận tải Việt Nam trong những năm qua:
Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế
quốc dân, là điều kiện quan trọng để nâng cao cuộc sống của mọi người, là khâu trọng
tâm của kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, tạo tiền đề và làm động lực cho sự phát triển
đối với bất kỳ quốc gia nào. Giao thông vận tải có quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của
đời sống, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hệ thống giao thông vận tải nước ta bao gồm: vận tải đường bộ, vận tải đường
sắt, vận tải đường sông, vận tải đường biển và vận tải đường hàng không, đóng góp
quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước trong những năm qua. Giá trị sản xuất
của ngành chiếm khoảng 4- 4.5% GDP hàng năm.
 Vận tải đừơng bộ:
+ Hệ thống đường bộ nước ta tính đến năm 2000 có tổng chiều dài 210447 km ,
đường nông thôn 169005 km, đường đô thị 3211 km, về chất lượng còn nhiều đường
hẹp và xấu, chưa xây dựng theo đúng yêu cầu trong đó mới có khoảng 19% đường
được trải nhựa, 80% - 90% chi phí đầu tư do Chính phủ tài trợ. Đây hiện là kênh vận
chuyển chính ở trong nước nhờ giá thành rẻ và tiện dụng. Nhìn chung hệ thống đường
bộ còn bất cập, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đi lại của người dân.
+ Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2006 của lĩnh vực này là 7,3% sản
lượng hàng hóa và 9.7% số hành khách vận chuyển và có xu hướng tăng mạnh.

 Vận tải đường sông
+ Đường sông: trên 41900 km. Việt Nam được UNESCO xếp vào top 10 nước
có mạng lưới sông dày đặc nhất thế giới nên được đánh giá là có tiềm năng về giao
thông đường thủy. Ngoài vận chuyển hành khách và hàng hóa thông thường, lĩnh vực
này còn vận chuyển được hàng siêu trường, siêu trọng Có 3 kiểu sông thuộc 3 miền
của đất nước.
- Sông của miền Bắc: dài, rộng, phân thành mùa nước lớn và mùa nước thấp rõ
rệt.
- Sông ở miền Trung: nhỏ, ngắn, độ dốc lớn, mùa mưa nước chảy siết, chịu ảnh
hưởng nhiều của thủy triều.
- Sông ở miền Nam: kênh, rạch chằng chịt, nước đầy quanh năm, giao thông
đường thủy thuận tiện.
+ Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2006 của lĩnh vực này là 8,1% sản
lượng hàng hóa và 4% số lượng hành khách vận chuyển,. Tóm lại, trong những năm
gần đây vận tải đường sông biến động theo xu hướng tăng khá mạnh, phát triển chủ
yếu là phương tiện tư nhân. Hiện nay số phương tiện được đăng ký là 36000 chiếc, có
trên 1000 chiếc đò dọc, đò ngang.
 Vận tải đường sắt
+ Hệ thống đường sắt có tổng chiều dài 3142 km, chạy qua 34 tỉnh thành phố.
Có 6 tuyến chính: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thành phố HCM, Hà Nội – Lào Cai,
Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn và kép - Quảng Ninh do Tổng HTX đường
sắt Việt Nam là nhà phân phối độc quyền dịch vụ.
+ Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2006 của lĩnh vực này là 5,7% sản
lượng hàng hóa và 2,4% số hành khách vận chuyển và có xu hướng tăng chậm lại,
thậm chí giảm nhẹ về lượng hành khách vận chuyển. Gần đây thiết bị, đầu máy toa xe,
cầu đường đã bị xuống cấp nên rất nguy hiểm
 Vận tải đường biển (chủ yếu vận tải hàng hóa)
+ Hệ thống cảng biển gồm: 24 cảng biển, 126 bến cảng và 266 cầu tàu với tổng
chiều dài khoảng 35 km, mới chỉ đón được các tàu từ 25.000 DWT trở xuống. Năm
2006, tổng lượng hàng hóa thông quan đạt 154,498 triệu tấn, tăng 11,2% so với năm

2005.
+ Đội tàu biển: Tính đến tháng 8 năm 2007, Việt Nam đã có 1.194 tàu biển với
tổng dung tích hơn 2,5 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần hơn 4,0 triệu tấn, trong
đó có 432 tàu hoạt động tuyến quốc tế (151 tàu từ 30 đến 65 tuổi).
5
 Vận tải hàng không
+ Khai thác thị trường vận tải hàng không Việt Nam gồm 2 doanh nghiệp vận
chuyển hàng không Việt Nam và 40 hãng hàng không nước ngoài.
+ Cơ sở hạ tầng gồm 20 cảng hàng không nhưng chỉ có Tân Sơn Nhất, Nội Bài
và Đà Nẵng phục vụ đường bay quốc tế.
+ Tăng trưởng bình quân ngành tăng mạnh trong những năm gần đây, lượng
hàng hóa vận chuyển tăng 14,9%/năm, lượng hành khách vận chuyển tăng 14.7%/năm
trong giai đoạn 2006 – 2010
Hình 1: Đồ Thị Tốc Độ Tăng Trưởng Của Vận Tải Đường Bộ, Vận Tải
Đường Sông Và Vận Tải Đường Sắt Từ Năm 2000 Đến Năm 2006
Nguồn: Tổng Cục thống kê
6
Hình 2: Đồ Thị Tốc Độ Tăng Trưởng Của Vận Tải Đường Biển Và Vận
Tải Đường Hàng Không Từ Năm 2000 Đến Năm 2006
Nguồn: Tổng Cục thống kê
2.1.2 Những khó khăn, yếu kém của vận tải Việt Nam:
Bên cạnh những kết quả to lớn, ngành giao thông vận tải vẫn còn không ít
những khó khăn, yếu kém cần được tiếp tục tập trung giải quyết trong thời gian tới.
+ Thứ nhất: hệ thống kết cấu hạ tầng đã được nâng cấp một bước cơ bản nhưng
cũng chỉ mới tập trung cho những công trình quan trọng, cấp bách. Chúng ta cũng
chưa có phương án vốn khả thi để mở mang hệ thống giao thông đô thị ở các thành
phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và
giảm thiểu tai nạn giao thông. Giao thông ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới
còn thiếu.
+ Thứ hai: chất lượng và khả năng canh tranh của dịch vụ vận tải thấp; công tác

đảm bảo trật tự vận tải, an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp; tai nạn giao thông
vẫn chưa được kiềm chế một cách chắc chắn.
+ Thứ ba: công nghiệp giao thông vận tải mặc dù phát triển mạnh nhưng còn rất
nhiều việc phải làm để đi vào chiều sâu, thực sự làm tăng khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp và nhằm khai thác triệt để những tiềm năng, thế mạnh của đất nước.
7
Nếu so sánh các tiêu chí về kết cấu hạ tầng giao thông thì mạng lưới kết cấu hạ
tầng giao thông vận tải của Việt Nam hiện nay không thua kém nhiều so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, nếu xem xét về quy mô và chất lượng giao
thông vận tải thì chúng ta còn đang ở trong tình trạng yếu kém, vận tải đa phương thức
chưa phát triển dẫn đến năng lực, hiệu quả khai thác thấp; tình trạng ùn tắc giao thông
còn xảy ra nhiều; tai nạn giao thông có giảm nhưng còn ở mức cao; vấn đề ô nhiễm
môi trường: tiếng ồn, khí thải và bảo vệ sinh thái còn nhiều bất cập
2.1.3 Triển vọng phát triển của vận tải Việt Nam:
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong những năm tới, dự
báo bình quân khoảng 8%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 20,5% và năm
2008 dự kiến sẽ tăng 22%. Do vậy, nhu cầu về vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ
tăng với tốc độ tương tự. Ngoài ra, khi thu nhập được cải thiện (tăng 7.8%/năm từ nay
đến 2010) thì nhu cầu giao thương, du lịch của người dân cũng sẽ tăng mạnh. (Nguồn:
Báo cáo của IMF, ADB, Dự báo của Bộ Công thương)
Triển vọng phát triển của ngành thể hiện rõ nét hơn thông qua quyết tâm của
Chính phủ trong giai đoạn 2007- 2008, dự kiến mỗi năm dành khoảng 30 tỉ USD cho
đầu tư phát triển hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực của ngành
giao thông, vận tải. (Nguồn: Phát biểu của PTT Nguyễn Sinh Hùng –
www.nld.com.vn)
 Vận tải đường bộ
Nếu so sánh về năng lực cạnh tranh theo thang điểm từ thấp đến cao là 1 – 7 thì ngành
đường bộ Việt Nam hiện nay mới đạt 2.98 điểm, đứng sau tất cả các nước trong khu
vực Đông Nam Á được xếp hạng như Thái Lan, Malaysia, Philippines Do vậy,
Chính phủ đã ra quyết tâm từ năm 2008 sẽ thi công ngay một số đường cao tốc, mở

rộng nhiều tuyến đường và đến năm 2010 cơ bản sẽ hoàn thành. (Nguồn: Diễn đàn
Kinh tế thế giới năm 2004)
 Vận tải đường sông
Hoàn thành các dự án trọng điểm như: Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đồng bằng sông Mêkông, sông Hồng Điện khí hóa trên 70% chiều dài các
tuyến sông TW, hiện đại hóa các phương tiện quản lý
8
Từ nay đến 2020, mức tăng trưởng bình quân hàng năm về sản lượng vận tải
thủy nội địa là 10%, tỷ trọng vận tải thủy nội địa là 25 - 30% tổng khối lượng hàng
hóa hàng năm và 10 - 15% lượt hành khách trong toàn ngành. (Nguồn: Theo quy
hoạch tổng thể phát triển ngành Đường sông Việt Nam đến năm 2020" của Thủ tướng
Chính phủ)
 Vận tải đường sắt
Việt Nam sẽ xây dựng thêm một tuyến chạy tàu khách cao tốc Bắc – Nam
1.630 km đường sắt đôi, điện khí hoá, với tốc độ khai thác trên dưới 300 km/h; đồng
thời phát triển thêm các hệ thống tàu điện ngầm, monorail Thủ tướng Chính phủ đã
ký quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển Tổng HTX Đường sắt VN giai đoạn 2007
- 2010 với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 14.600 tỉ đồng và năm 2020 sẽ là 160.000
tỷ đồng.
Mục tiêu đến năm 2020, vận tải đường sắt sẽ chiếm tỷ trọng 25% - 30% lượng
hàng hóa vận chuyển và 20% - 25% lượng hành khách trong tổng khối lượng vận tải
của toàn ngành.
 Vận tải đường biển
Phát triển hệ thống cảng: Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, hệ thống cảng biển VN được phân thành 8 nhóm địa lý, với 3
trung tâm chính gọi là các cảng cửa ngõ quốc tế để tiếp nhận tàu trọng tải lớn, phục vụ
các khu kinh tế trọng điểm. Tổng nhu cầu vốn đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD. Phấn
đấu đưa sản lượng hàng hóa thông qua các cảng từ 154 triệu tấn hiện nay lên 200 triệu
tấn vào 2010 và 400 triệu tấn vào năm 2020. (Nguồn: Hội thảo về cảng biển và dịch vụ
vận tải biển Việt Nam - Lloyd’s List và Quy hoạch phát triển ngành)

Đội tàu biển: Chú trọng phát triển theo hướng trẻ hóa và hiện đại hóa, phát triển
mạnh đội tàu chuyên dụng, đặc biệt là tàu dầu và tàu container; nâng thị phần của đội
tàu vận tải biển Việt Nam lên 25% năm 2010 và 35% năm 2020 (mức hiện nay là
15%). (Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành hàng hải Việt Nam đến 2020)
 Vận tải hàng không
Về máy bay: Ngành hàng không sẽ nâng đội bay lên khoảng 100 chiếc vào năm
2010 (hiện nay khoảng gần 50 chiếc) và phát triển đến mức cao hơn, mở thêm một số
hãng máy bay để phát triển.
9
Về sân bay: mở rộng sân bay Quốc tế Nội Bài và nghiên cứu để xây dựng một
sân bay mới khoảng 50 - 80 triệu hành khách trên đường quốc lộ cao tốc từ Hà Nội đi
Hải Phòng, vị trí ở tỉnh Hải Hưng cũ. Phía Nam sẽ mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất và
mở rộng Sân bay Long Thành khoảng 30 triệu hành khách/năm. (Nguồn: Diễn đàn
Kinh tế thế giới năm 2004)
2.2 Tổng quan về HTXVT Nhà Bè:
2.2.1 Lịch sử hình thành HTXVT Nhà Bè :
Hợp tác xã vận tải Nhà Bè thành lập từ ngày 27/04/1998 theo quy định của Luật
Hợp tác xã đã được nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam thông qua ngày
20/02/1996. Hợp tác xã vận tải Nhà Bè là tổ chức kinh tế tự chủ của những người lao
động cùng ngành nghề giao thông vận tải, có nhu cầu và lợi ích chung tự nguyện đưa
đầu xe, phương tiện và tổ chức hợp tác xã; cùng góp vốn điều lệ, góp sức hợp tác sản
xuất kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Tên gọi đầy đủ: HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI THỦY BỘ VÀ DU LỊCH
NHÀ BÈ
Tên gọi tắt: HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI NHÀ BÈ
Trụ sở chính: 23/4 Huỳnh Tấn Phát – Khu Phố 4 – thị trấn Nhà Bè – TP HCM.
Điện thoại: 08.9951703 – 08.9951704
Fax: 08. 9951702
Mã số thuế: 0301434434
Nguồn vốn của HTXVT Nhà Bè đến hết ngày 31/12/2007 là 27.767.626.962

đồng bao gồm:
- Vốn cố định: 16.806.983.452 đồng
- Vốn lưu động: 15.734.357.374 đồng
Hiện nay hợp tác xã vận tải Nhà Bè có 125 đầu xe hoạt động trên địa bàn cả
nước.
 Triết lý kinh doanh
Đặt lợi ích khách hàng và lợi ích xã viên vào lợi ích HTX.
 Chính sách chất lượng
“UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP, HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG”
10
HTXVT Nhà Bè không ngừng nâng cao sự thỏa mãn khách hàng trên cơ sở kết
hợp lợi ích của khách hàng, HTX, xã viên và tòan xã hội, bằng cách thường xuyên duy
trì và cải tiến chất lượng dịch vụ.
Uy tín: Luôn giữ chữ "TÍN" và thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng.
Chuyên nghiệp:
− Thời gian đáp ứng.
− Thủ tục phù hợp, nhanh gọn.
− Thực hiện đúng các quy định, quy trình đã ban hành.
− Giỏi chuyên môn, thạo nghiệp vụ.
Hài lòng khách hàng:
− Phục vụ tận tình. Luôn luôn mang lại lợi ích cho khách hàng.
− Ghi nhận và phản hồi nhanh chóng những ý kiến đóng góp của khách hàng.
Qua mười năm được xây dựng và củng cố, HTX cũng đã từng bước đứng vững
trên thị trường. Thời gian qua, HTX đã xây dựng được sự tín nhiệm của khách hàng,
trở thành một trong số những HTXVT được khách hàng tin tưởng và ủng hộ.
Trong những năm qua, HTX đã bước đầu thực hiện được những mục tiêu đề ra,
song hoạt động còn bị bó hẹp trong dịch vụ vận tải đường bộ, đường thủy là chính.
Việc đi sâu vào các hoạt động khác còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại do chưa có đầu
ra phù hợp và do nhiều yếu tố khách quan tác động.
Mục tiêu trong tương lai của HTX chính là trở thành một HTXVT tiên tiến,

góp phần nâng cao khả năng phục vụ, phát triển đầy đủ hơn đời sống vật chất cũng
như tinh thần cho cán bộ và xã viên của HTX. Tuy nhiên nhờ có chính sách khuyến
khích sự phát triển của nền kinh tế, HTX đã tăng cường và mở rộng hoạt động kinh
doanh phù hợp với chính sách của nhà nước. HTX cũng đã tạo được sự quan tâm của
khách hàng với thị trường tương đối ổn định, đảm bảo mức lợi nhuận cho HTX, đảm
bảo đời sống cho xã viên và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
2.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của HTX:
a) Mục tiêu:
11
Hợp tác xã vận tải Nhà Bè là tổ chức tự trợ giúp của các thành viên và được xây
dựng trên cơ sở các giá trị về tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công khai và
đoàn kết. Mục tiêu trước hết của hợp tác xã vận tải Nhà Bè là đáp ứng các nhu cầu và
nguyện vọng chung của thành viên về kinh tế và đời sống, coi trọng về lợi ích kinh tế
(bao gồm lợi ích của xã viên và lợi ích tập thể) và lợi ích xã hội của thành viên. Các
thành viên gia nhập hợp tác xã vận tải Nhà Bè Nhà Bè đã được hợp tác xã phục vụ, trợ
giúp những việc họ không thể tự làm hoặc làm không có hiệu quả. Nhờ tham gia
HTXVT Nhà Bè mà họ đã dần khắc phục được nhược điểm và hạn chế của mình.
b) Nguyên tắc hoạt động:
Hợp tác xã vận tải Nhà Bè đăng kí hoạt động theo mô hình dịch vụ hỗ trợ
không tập trung sản xuất của điều lệ mẫu Nghị định 45/CP của Chính phủ: Xã viên là
chủ sở hữu và tự quản lý phương tiện, thiết bị; hợp tác xã điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh của xã viên theo pháp luật.
Hợp tác xã vận tải Nhà Bè là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ, được
sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản, kể cả tài khoản tiền nước ngoài tại ngân
hàng, có tài sản độc lập được hình thành từ vốn hoạt động của HTX (bao gồm vốn góp
của xã viên, vốn tích lũy thuộc sở hữu của HTX và các nguồn vốn hợp pháp khác), có
điều lệ tổ chức và hoạt động riêng, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, về tài chính, hạch toán và hoạt động có hiệu quả trong những
điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường để tồn tại và phát triển bền vững, đáp ứng
nhu cầu xã viên, bình đẳng trước pháp luật cũng như các loại hình doanh nghiệp khác.

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của HTX:
a) Chức năng:
- Vận tải hàng hóa đường bộ bằng ô tô.
- Vận tải hàng hóa vật liệu bằng đường sông nội địa.
- Vận tải hàng hóa khách quan và du lịch theo hợp đồng.
- Vận tải vật liệu san lấp mặt bằng theo hợp đồng.
- Bốc xếp cơ giới.
b) Nhiệm vụ:
- Tự chủ kinh doanh, không ngừng mở rộng qui mô hoạt động, thu hút nhiều xã
viên đến với HTX
12
- Sử dụng có hiệu quả vốn lưu động và vốn cố dịnh của HTX.
- Bảo toàn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do xã viên góp và tự tạo nguồn
vốn bổ sung vào vốn chung của HTX.
- Thực hiện tốt và đầy đủ các thoả thuận về tiền lãi chia theo vốn góp của xã
viên, luôn cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện vật chất tinh thần, bồi dưỡng và nâng
cao trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kĩ thuật cho cán bộ HTX.
- Tuân thủ các chính sách về kinh tế, luật pháp và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
đối với nhà nước.
2.2.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của HTX:
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HTX:
Cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, HTXVT Nhà Bè có bộ máy hoạt
động rất gọn nhẹ đơn giản.
Hình 3: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Nhân Sự Của HTXVT Nhà Bè.
13
b) Nhiệm vụ của từng phòng ban:
 Đại hội xã viên:
Quyền lực cao nhất trong bộ máy quản lý HTXVT Nhà Bè là đại hội xã viên.
Đại hội xã viên sẽ được triệu tập mỗi năm một lần do BQT triệu tập trong thời hạn ba
tháng kể từ ngày khóa sổ quyết toán năm và sau ba năm sẽ biểu quyết bầu ra bộ máy

quản lý mới cho HTX.
 Ban quản trị:
Ban Quản trị là bộ máy quản lý do đại hội xã viên bầu ra, chịu trách nhiệm về
các quyết định của mình trước đại hội xã viên và trước pháp luật. Nhiệm kì của BQT
tối thiểu là hai năm và tối đa không quá năm năm. BQT họp ít nhất hai tháng một lần
Ủy viên BKS
KT Trưởng KT Viên Thủ Qũy
Đại hội xã viên
Ban quản trị
Chủ nhiệm
Phó chủ nhiệm
Ban kiểm soát
Phòng TC-KT
Trưởng BKS
14
do trưởng BQT triệu tập và chủ trì. Thành viên BQT phải là xã viên có phẩm chất đạo
đức tốt, có trình độ, năng lực quản lý HTX. Ban Quản trị gồm có Chủ nhiệm, Phó Chủ
nhiệm (nếu có) và các thành viên. Số lượng cụ thể của Ban Quản trị do Đại hội xã viên
quyết định.
 Ban kiểm soát:
BKS là bộ máy giám sát và kiểm tra hoạt động của Ban Quản trị, Chủ nhiệm
Hợp tác xã, nhân viên nghiệp vụ và xã viên về việc thực hiện Luật Hợp tác xã, điều lệ
Hợp tác xã, Nội quy của Hợp tác xã, Nghị quyết của Đại hội xã viên; các chính sách,
pháp luật về Giao thông vận tải, về quản lý tài chính - kế toán; sử dụng tài sản, vốn
vay và các khoản hỗ trợ của Nhà nước; tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo có
liên quan đến công việc của Hợp tác xã.
 Phòng kế toán:
Gồm một kế toán trưởng, một kế toán viên và một thủ quỹ. Nhiệm vụ của
phòng kế toán là chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, cân đối các khoản tài chính,
điều hòa hoạt động của HTX. Cân bằng thu, chi trong kinh doanh một cách hợp lý.

 Các nhân viên gíup việc khác:
Phụ giúp ban quản lý HTX các công việc khác của HTX, cùng với các bộ phận
trên tạo thành khối liên minh trong ban quản lý nhằm giúp các bộ phận trên hoàn thành
nhiệm vụ của mình để HTX ngày càng phát triển vững mạnh.
15
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận:
3.1.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của HTXVT:
a) Khái niệm HTX và HTXVT:
Ở nhiều nước trên thế giới, HTX đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100
năm. Liên minh HTX quốc tế ICAI (International Cooperative Alliance - Ica) được
thành lập tháng 8 năm 1895 tại London, Vương quốc Anh đã định nghĩa HTX như sau:
“HTX là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng những
nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một xí
nghiệp cùng sở hữu và quản lí dân chủ.”
Còn ở nước ta HTX được định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do
cá nhân, gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu lợi ích chung,
tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật để phát huy sức mạnh tập thể
của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước.
HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy
và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật.” (Luật HTX, 2003)
Về kinh tế, hợp tác xã là tập hợp những người sản xuất nhỏ để nâng cao năng
lực, hiệu quả hoạt động, đảm bảo cho họ có thể tồn tại và phát triển trong môi trường
cạnh tranh, nhất là khi bị các doanh nghiệp lớn chèn ép
Về chính trị, hợp tác xã là trào lưu xã hội chống lại thống trị của tư bản, đề cao
giá trị con người, phát huy tinh thần hợp tác, giá trị dân chủ và công bằng xã hội.

×