Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG TẠI CÔNG TY MỰC IN TOÀN TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.15 KB, 82 trang )

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG TẠI
CÔNG TY MỰC IN TOÀN TRẺ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình xi
Danh mục phụ lục xiii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
TNBQ Thu nhập bình quân
NGBQ Nguyên giá bình quân
CN Công nhân
LNT Lợi nhuận thuần
HĐ Hoạt động
SXKD Sản xuất kinh doanh
CNSX Công nhân sản xuất
NSLĐ Năng suất lao động
NVL Nguyên vật liệu
CSH Chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
VCĐ Vốn cố định
TBV Toàn bộ vốn
SLTT Sản lượng tiêu thụ
TSL Tổng sản lượng
CBCNV Cán bộ công nhân viên
TSLNT/CP Tỷ suất lợi nhuận thuần trên chi phí
TSLNT/DTT Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần
LNT/CP Lợi nhuận thuần trên chi phí


TSLN/VKD Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
DTT/TV Doanh thu thuần trên tổng vốn
QLDN Quản lý doanh nghiệp
NH Ngắn hạn
LNST Lợi nhuận sau thuế
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
vii
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong hoạt động nền kinh tế nhất là trong cơ chế thị trường ngày nay có rất
nhiều doanh nghiệp thành công bên cạnh đó cũng không ít doanh nghiệp thất bại, dẫn
đến phá sản. Sự thành công hay thất bại đó ngoài những nguyên nhân chủ quan, khách
quan khác thì phụ thuộc rất nhiều vào việc doanh nghiệp biết phân tích các hoạt động
bên trong cũng như các hoạt động bên ngoài công ty, đồng thời phải có chiến lược
kinh doanh rõ ràng, biết phân tích lợi ích – chi phí các hoạt động kinh doanh của mình
(nói cách khác là phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp),
nhất là khi mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng
gia tăng.
Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và gia nhập kinh tế thế giới,
chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
nhà nước. Việc này đã giúp cho nền kinh tế nước ta dần dần ổn định và ngày càng phát
triển, hoà nhập chung với nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó với tình hình thị trường cạnh tranh ngày càng đa dạng với nhiều
hình thức hoạt động khác nhau, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn thông qua
sự đa dạng về màu sắc, mẫu mã, giá cả…Cùng với sự nhập khẩu, nhập lậu của một số
hàng mực in khác vào Việt Nam với giá cả rẻ, màu sắc phong phú làm cho các doanh

nghiệp trong nước rất khó cạnh tranh. Mặt khác, đất nước ta đang còn trong giai đoạn
phát triển, kinh tế còn nghèo nên cơ sở hạ tầng yếu kém, luật pháp còn nhiều kẽ hở,
trình độ tay nghề còn thấp, máy móc kỹ thuật còn lạc hậu, sản xuất công nghiệp còn
phụ thuộc vào việc nhập nguyên liệu từ nước ngoài vào…Bên cạnh đó nước ta vừa gia
nhập WTO nên tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngoài ra trong giai đoạn hiện
nay nước ta đang rơi vào tình trạng đồng tiền bị lạm phát, giá cả leo thang…
Trong bối cảnh này vấn đề cần đặt ra là làm sao cho các doanh nghiệp và nhất
là các doanh nghiệp nhà nước làm thế nào có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp
viii
nước ngoài ở cả thị trường nội địa và thị trường thế giới, với các hàng nhập lậu trốn
thuế khi mà nhà nước không thể kiểm soát hết.
Do đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước muốn hoạt động kinh doanh của
mình đạt kết quả tốt hơn và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước và
ngoài nước cần phải xem xét và phân tích lại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình từ bên trong cho đến bên ngoài doanh nghiệp để tìm ra phương pháp thích
hợp cho doanh nghiệp mình.
Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của tôi là: “Phân Tích
Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Định Hướng Tại
Công Ty Mực In Toàn Trẻ” với mong muốn phần nào phản ánh tình hình hoạt động
của công ty và đồng thời tìm ra những giải pháp phù hợp để khắc phục những khó
khăn của công ty, phát huy những thế mạnh của công ty nhằm góp phần tăng lợi nhuận
cho công ty, làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên trong thời gian thực tập tại công ty vừa
qua và sự hiểu biết có hạn nên đề tài không tránh những sai sót nhất định. Tôi rất
mong sự đóng góp của thầy cô, các anh chị, cô chú tại công ty và các bạn sinh viên
đồng nghiệp góp ý cho tôi để đề tài của tôi hoàn thiện hơn và có giá trị thực tiễn hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Công ty mực in Toàn Trẻ là một doanh nghiệp nhà nước, tất cả mọi hoạt động
đều chịu sự quản lý của nhà nước, vấn đề đặt ra là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do đó, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công việc quan trọng cấp
bách của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích đó nhằm mục đích tìm ra những phương

pháp để khai thác triệt để nguồn năng lực có sẵn của công ty và tìm ra những mặt hạn
chế của công ty để có những phương pháp khắc phục nhằm đưa công ty hoạt động
ngày càng có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao hơn. Mặt khác, khi công ty làm ăn có
hiệu quả thì doanh nghiệp có thể tăng cường đầu tư tái sản xuất, mở rộng quy mô sản
xuất và từ đó có những kế hoạch định hướng, giải quyết hợp lý cho sự tồn tại của công
ty trên thương trường.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
ix
Đề tài này thực hiện và nghiên cứu tại công ty mực in Toàn Trẻ trên cơ sở tìm
hiểu tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại công ty và sử dụng tất cả các số liệu liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm 2006 – 2007:
Các số liệu sử dụng trong đề tài này được thu thập từ các phòng ban trong công
ty như sau:
 Phòng kế toán – hành chính
 Phòng tổ chức hành chánh
 Phòng kế hoạch kinh doanh
 Phòng kỹ thuật
Thời gian thực tập và hoàn thành đề tài này từ ngày 15/03/2008 đến ngày 15/06/2008
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với
đơn vị kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp luôn nghiên cứu, theo dõi, kiểm tra và tìm ra
những mặt tích cực để phát triển đồng thời hạn chế những tiêu cực mà doanh nghiệp
mình mắc phải, để tìm ra phương hướng phát triển cho công ty trong thời gian tới.
Từ lý do đó, ta đi phân tích một số vấn đề trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp để
tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh tại công ty mực in Toàn Trẻ và tìm ra một số giải pháp định hướng cho công ty
nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty cao hơn.
Nội dung chủ yếu xoay quanh các vấn đề về tình hình sản xuất kinh doanh tại
công ty. Cấu trúc của khóa luận bao gồm các phần:

Chương 1: Nêu mục tiêu và phạm vi nghiên cứu về vấn đề cần nghiên cứu
Chương 2: Trình bày về tổng quan của công ty và những thuận lợi cũng như
khó khăn tồn tại.
Chương 3: Trình bày về nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận một số vấn đề liên quan đến tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
x
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH sản xuất mực in và
thương mại Toàn Trẻ.
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH sản xuất mực in và thương mại Toản Trẻ.
Tên quốc tế: ToanTre Ink Vietnam Co.Ltd.
Thuộc loại hình: Doanh nghiệp nhà nước.
Mã số thuế: 0302441307.
Địa chỉ: 642/36 Lê Đức Thọ, phường 15, quận Gò Vấp, TPHCM.
Điện thoại: 08 4461558
Fax: 08 4461559
Người đại diện: Diệp Thị Hai. Chức danh: Chủ tịch hội đồng thành viên.
Giấy phép thành lập số: 4102007094, ngày 30 tháng 10 năm 2001.
Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán mực in.
Để đáp ứng nhu cầu về mực in ngày càng nâng cao của xã hội, cũng như để các
mặt hàng của công ty có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng mực in khác được sản
xuất trong nước và được nhập khẩu từ nước ngoài. Nên công ty đã đầu tư thay đổi máy
móc thiết bị và áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến hơn để có thể sản xuất các mặt
hàng với mẫu mã đa dạng và chất lượng cao hơn. Ngày nay với nguồn vốn tự bổ sung
và khấu hao cơ bản, nhà máy đã có những cải tiến rõ rệt hơn.
xi

2.2. Đặc điểm vị trí của công ty
Nằm trong địa phận phường 15, quận Gò Vấp, TPHCM có tổng diện tích
110.000m
2
. Trong đó:
Nhà xưởng: 46.000m
2
Đường xá, công viên, sân thể thao: 50.600m
2
Đất trống: 13400m
2
Vị trí của công ty rất có lợi trong việc vận chuyển và tiêu thụ hàng hoá. Vì công
ty nằm gần quốc lộ 1A, gần cảng và sân bay, đồng thời nằm gần khu công nghiệp
Sóng Thần nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển và tiêu thụ hàng hoá, thúc đẩy việc
phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
2.3. Mục tiêu kinh tế xã hội của công ty
Với sản lượng khoảng 20.0000 tấn/năm công ty đã đáp ứng nhu cầu thị trường
trong nước ngày càng tăng và xuất khẩu ra nước ngoài.
Với số vốn cố định hiện tại năm 2007 là 80.960.781.331 đồng và vốn lưu động
năm 2007 là 86.278.348.512 đồng. Công ty luôn phấn đấu với mục tiêu nâng cao chất
lượng và cải tiến mẫu mã của sản phẩm, hạ giá thành để có thể cạnh tranh với thị
trường gay gắt trong nước và quốc tế, nhằm tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng
1215 cán bộ công nhân viên lao động trực tiếp tại công ty và hàng nghìn lao động
tham gia vào các dịch vụ có liên quan khác.
Với mục tiêu kinh tế và xã hội, công ty ngày một tăng nguồn thu, ổn định đời
sống cho CBCNV, và đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước, nhằm góp phần
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, làm giàu cho đất nước.
2.4. Cơ cấu tổ chức quản lý và quy trình sản xuất của công ty
Bộ máy quản lý của công ty mực in Toàn Trẻ được tổ chức theo cấu trúc trực
tuyến chức năng, có chức năng điều phối hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo thế

cân bằng cho công ty.
xii
2.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty
Qua sơ đồ ta thấy rõ ràng hơn về mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty
cụ thể như sau:
Ban giám đốc: Là ban điều hành cao nhất trong công ty. Trong đó:
Tổng giám đốc: Là người có trách nhiệm cao nhất cũng như có quyền quyết
định cao nhất trong công ty. Tổng giám đốc có tư cách pháp nhân đại diện cho công ty,
chịu mọi trách nhiệm trước nhà nước về tất cả hoạt động của công ty.
Phó tổng giám đốc nội chính: Chịu trách nhiệm về văn phòng và bảo vệ phòng
cháy chữa cháy.
Phó tổng giám đốc kinh doanh: Có trách nhiệm điều phối về nhân lực trong
công ty, an toàn lao động, cải tiến kỹ thuật.
Phòng KCS: Có trách nhiệm kiểm tra các loại sản phẩm, hàng hoá công ty sản
xuất ra có hiệu quả, chất lượng hay chưa. Đây là bộ phận quan trọng trong công việc
tiêu thụ hàng hóa.
Phòng xuất nhập khẩu: Đây là bộ phận chuyên về khâu xuất nhập hàng hoá,
nguyên vật liệu mà công ty nhập hoặc xuất khẩu.
xiii
P.
Kế
Toá
n
Tổng Giám Đốc
Phó TGĐ NhuộmPhó TGĐ Nội Chính Phó TGĐ SX Kinh Doanh
Bảo
Vệ
Văn
Phò

ng
Nhà

y
nhu
ộm
P.K

Thu
ật
P.
KC
S
P.
Kế
Hoạ
ch
Kin
h
Doa
nh
Nhà

y
Đón
g
Nhà

y
Lọc

P.
XN
K
Phó tổng giám đốc nhuộm: Là người có trách nhiệm cao nhất trong phân xưởng
nhuộm, điều phối mọi hoạt động phân xưởng và chịu mọi trách nhiệm khi có sự cố
cũng như các vấn đề xảy ra trong phân xưởng nhuộm.
Các phòng ban gồm:
Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu các ứng dụng hợp lý để cải tiến kỹ thuật, tạo sản
phẩm mới, tính được tiêu hao các nguyên vật liệu, nhiên liệu, bảo trì sửa chữa kịp thời
máy móc, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm tra thành phẩm từ khâu sản
xuất đến khâu nhập kho để kịp thời phát hiện những hư hỏng trong sản phẩm.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Là nơi tiếp nhận các đơn đặt hàng của các nơi
khác có nhu cầu, lập ra các kế hoạch sản xuất và chịu trách nhiệm về sản xuất kinh
doanh.
Phòng kế toán tài chính: Tập hợp các chứng từ của phòng vật tư đưa lên tính
toán và phân bổ theo chỉ tiêu, tập hợp các bảng tính lương để thành lập bảng tính
lương của công ty. Theo dõi về tình hình tài chính, tình hình công nợ của công ty, tình
hình khấu hao máy móc của công ty, giá thành, lợi nhuận, phân phối thu nhập của
công ty.
Văn phòng: Quản lý về mặt nhân sự của toàn công ty, tuyển dụng lao động.
Quản lý về việc sử dụng máy móc thiết bị định mức lao động.
Bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ tài sản trang thiết bị trong công ty,
canh gác cổng, phòng cháy chữa cháy, cấp giấy phép ra vào công ty, quản lý trực tiếp
các nội dung của công ty và thường xuyên kiểm tra tất cả số lượng hàng hoá ra vào
công ty.
2.4.2. Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty
a) Bộ máy sản xuất chính
 Nhà máy nước
Nhà máy nước chuyên có tác dụng lọc nước. Đây là công đoạn quan trọng trong
khâu sản xuất.

xiv
 Nhà máy nhuộm:
Đây là nhà máy chuyên tạo màu cho các sản phẩm của công ty. Đây cũng là
công đoạn quan trọng, nó đánh giá màu mực có đạt hiệu quả về màu sắc và chất
lượng có tốt hay không.
 Nhà máy đóng thùng
Đây là khâu cuối cùng trong công tác sản xuất ra sản phẩm.
 Bộ phận phụ trợ
Bộ phận này phục vụ trực tiếp các yêu cầu của sản xuất bao gồm: Công tác chở
NVL, hệ thống điện nước…
 Xí nghiệp dịch vụ cơ khí
Chuyên sản xuất các loại phụ tùng phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm mực in
và phụ tùng cơ khí cho xe.
- Phân xưởng cơ điện nước
Phân xưởng cơ điện: Cung cấp điện cho nhà máy trong toàn công ty, chịu trách
nhiệm bảo trì các loại máy móc có liên quan đến điện lực, chạy máy phát điện. Có
trách nhiệm chỉnh sửa trang thiết bị về điện. Sản phẩm chính là kw/h điện cung cấp
cho các phân xưởng điện và gia công sửa chữa.
Phân xưởng nước: Cung cấp một phần quan trọng trong công tác sản xuất sản
phẩm mực in và cho CBCNV trong toàn công ty để phục vụ cho nhu cầu của mọi
người.
- Bộ phận phục vụ sản xuất
Phục vụ gián tiếp cho sản xuất gồm các bộ phận sau:
Bảo vệ: Chuyên bảo vệ tài sản cho công ty phục vụ tốt các công tác phòng cháy
chữa cháy toàn công ty. Đây là đội ngũ đóng vai trò quan trọng trong công ty, có trách
nhiệm bảo vệ toàn công ty.
Cơ xa bốc vác: Chuyên vận chuyển hàng hoá trong và ngoài công ty, đưa đón
công nhân viên, bốc vác các loại vật tư mà cơ giới không thực hiện hoặc thực hiện
được thì chi phí cao.
xv

Phục vụ đời sống bao gồm: Hội trường, phòng y tế, căn tin nhằm đáp ứng nhu
cầu văn hoá, tinh thần và dinh dưỡng cho CBCNV trong toàn công ty nhằm tạo sự an
tâm, thoải mái trong lòng CBCNV trong giờ giải lao, tạo tâm trạng thoải mái để tiếp
tục công việc sản xuất nhằm mang lại kết quả tốt nhất trong sản xuất.
2.5. Tình hình nhân sự của công ty
Số lượng công nhân viên hiện nay là 1.200 người, trong đó có 725 lao động
nam chiếm 60%, lao động nữ là 480 người chiếm 40%. Nhìn chung tình hình nhân sự
tương đối ổn định vì hầu hết đã gắn bó với công ty nhiều năm do đó đã tích lũy kinh
nghiệm trong sản xuất kinh doanh và trong quản lý.
Tỷ lệ công nhân cấp bậc tay nghề bình quân từ bậc 4 đến bậc 5 chiếm đa số, tỷ
lệ cán bộ quản lý trong công ty đa số có trình độ đại học, cao đẳng.
Lương trung bình hiện nay khoảng 1.300.000 đồng/ người/ tháng. Nhìn chung
mức lương không đảm bảo được đời sống cho lao động vì giá cả ngày nay tất cả đều
lên giá, cuộc sống cũng khó khăn hơn trước. Hiện nay công ty đang có kế hoạch để
tăng mức thu nhập cho người lao động nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động. Vì
vậy công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất thay đổi máy móc thiết bị mới nhằm tăng
năng suất lao động, nhằm đảm bảo nhu cầu về đời sống cho người lao động.
Để thấy rõ hơn về tình hình nhân sự của công ty ta đi phân tích các vấn đề sau:
2.5.1. Kết cấu giới tính năm 2007
Bảng 2.1. Kết Cấu Giới Tính
Chỉ tiêu Số
lượng
% Hợp đồng
không
xác định
thời hạn
% Hợp đồng
xác định
thời hạn
%

Nam 720 60 265 22,1 455 37,9
Nữ 480 40 160 13,3 320 26,7
Tổng cộng 1.200 100 425 35,4 775 64,6
Nguồn tin: Phòng tổ chức hành chính
Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động nam trong công ty chiếm một khoảng
tương đối nhiều chiếm 60% số lượng lao động, số lượng lao động nữ chiếm 40%. Dù
xvi
hợp đồng có thời hạn hay không có thời hạn thì lực lượng lao động nam cũng chiếm
nhiều hơn nữ trong công ty. Vì công ty là một công ty sản xuất mực in nên thu hút
nhiều lao động nam hơn. Mặt khác qua bảng ta thấy được lực lượng lao động có hợp
đồng xác định thời hạn nhiều hơn lực lượng lao động không có hợp đồng.
2.5.2 Độ tuổi lao động hiện tại
Bảng 2.2. Độ Tuổi Lao Động Tại Công Ty
Độ tuổi
Nam Nữ Toàn công ty
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Dưới 30
tuổi
540 75 309 64,38 849 70,75
Từ 30 –
41 tuổi
110 15,28 150 31,52 260 21,67
Từ 41 –
50 tuổi
59 8,19 19 3,96 78 6,5
Trên 50 11 1,53 2 0,41 13 1,08
Tổng
cộng
720 100 480 100 1.200 100
Nguồn tin: Phòng tổ chức hành chính

Qua bảng trên ta thấy:
Lao động dưới 30 tuổi chiếm một lượng rất lớn so với tổng lao động trong công ty ,
chiếm 70,75%.
Lao động từ 30 đến 40 tuổi cũng tương đối nhiều nhưng không bằng lao động
có độ tuổi dưới 30, toàn công ty có 260 người, chiếm khoảng 21,67%.
Lao động từ 41 đến 50 tuổi chiếm một tỷ lệ tương đối thấp, toàn công ty có 78
người, chiếm 6,5% trong lực lượng lao động.
Còn lại là lực lượng lao động trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp. Toàn công ty có
khoảng 13 người chiếm 1,08 %, một lượng không đáng kể.
Như vậy ta thấy độ tuổi lao động của công nhân trong công ty tương đối trẻ,
đây là bộ phận lao động rất có triển vọng trong thời gian tới vì trong khoảng thời gian
xvii
không lâu sau này lực lượng lao động này sẽ thành thạo hơn trong sản xuất cũng như
tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn để phục vụ cho sản xuất.
2.5.3. Trình độ lao động tại công ty
Ngày nay để một công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả thì trình độ của công
nhân trong công ty là một vấn đề cần thiết. Vì từ khâu tổ chức, quản lý, lao động ở các
bộ phận trong công ty đều đòi hỏi công nhân có một trình độ nhất định cũng như kinh
nghiệm làm việc để hướng tới một kế hoạch lao động sản xuất có hiệu quả hơn.
Để thấy rõ hơn về trình độ lao động ta xem xét trình độ lao động của công nhân
tại công ty mực in Toàn Trẻ qua bảng sau:
Bảng 2.3. Trình Độ Lao Động
Chỉ tiêu
Số lượng ( người )
tỷ trọng ( % )
Đại học 240 20
Cao đẳng 360 30
Trung cấp 132 11
Lao động phổ thong 468 39
Tổng cộng 1200 100

Nguồn tin: Phòng tổ chức hành chính
Nhìn chung tình hình lao động của công ty đa số có trình độ cao. Cụ thể như
sau:
Lao động có trình độ đại học có 240 người chiếm 20 %. Với một tỷ lệ như trên
coi như công ty đã có số lao động có trình độ đại học tương đối. Lực lượng lao động
này phục vụ chủ yếu cho công tác lãnh đạo, quản lý.
Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng có 360 người chiếm 30% tổng lao
động trong toàn công ty.
Lực lượng lao động trung cấp có 132 người, chiếm 11% lực lương lao động
trong toàn công ty . Đây là lực lượng lao dộng chiếm ít nhất trong công ty.
Lao động phổ thông có 468 người, chiếm 39% tổng lao động toàn công ty. Đây
là lực lượng lao động đông nhất trong công ty.
Nhìn chung trình độ lao động của công ty tương đối. Tuy nhiên công ty nên cẩn
thận hơn trong khâu tuyển dụng nhân sự để có được lực lượng công nhân có tay nghề
xviii
cao hơn và có trình độ tốt hơn, lúc đó tình hình sản xuất sẽ được cải thiện hơn, tăng
năng suất trong lao động, nhằm thu hút lực lượng lao động có trình độ hơn.
2.6. Quy trình công nghệ tại công ty mực in Toàn Trẻ
Trong quá trình sản xuất, máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất luôn
đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và nhất thiết phải đầy đủ, cộng thêm máy móc
trang thiết bị phải hiện đại để phục vụ cho sản xuất một cách nhanh chóng, chất lượng
cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dung.
2.7. Tình hình máy móc trang thiết bị tại công ty
Từ trước năm 1998, tình hình máy móc trang thiết bị tại công ty đã cũ kỹ vì đã
sử dụng rất lâu năm và sử dụng liên tục nhiều năm nên khấu hao đã sắp hết. Cho nên
đây là vấn đề rất khó khăn đối với công ty trong sản xuất kinh doanh, mặt khác máy
móc thiết bị đã cũ kỹ nên gây ô nhiễm môi trường và khó ứng dụng chương trình sạch
hơn một cách tốt nhất.
Tuy nhiên từ năm 2001 trở lại đây, công ty đã đầu tư mới một số máy móc và
nâng cấp sửa chữa một số máy móc cũ còn khả năng sử dụng được. Đến nay nhìn

chung việc máy móc trang thiết bị đã đi vào tình trạng cải thiện ổn định.Vì vậy việc
sản xuất đã đi vào khuôn mẫu và đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động hơn
cho người lao động, tăng thu nhập, đảm bảo đời sống công nhân viên chức trong công
ty.
2.8. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Trong sản xuất kinh doanh NVL đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo
ra sản phẩm. Công ty chủ yếu sử dụng NVL được nhập khẩu từ Malaysia. Vì nguồn
nguyên liệu ở đây đa dạng và giá cả tương đối hợp lý. Ngày nay nhu cầu thị trường
ngày càng cao , đòi hỏi hàng hoá phải đa dạng nên công ty cần phải tìm cách thu mua
NVL phục vụ cho sản xuất một cách hợp lý về giá cả cũng như chất lượng, để tạo giá
thành sản phẩm thấp, làm cân bằng giữa đầu vào và đầu ra của sản xuất tạo lợi nhuận
cho công ty.
Đối với hoá chất xăng dầu, điện nói chung tương đối ổn định, cho nên công ty
có phần nào yên tâm về phần này. Nguồn nguyên liệu này đa số được các công ty nhập
khẩu và thông qua trao đổi với các công ty có chung ngành nghề.
xix
2.9. Mặt hàng sản xuất chính và thị trường tiêu thụ
2.9.1. Mặt hàng sản xuất chính
Mặt hàng sản xuất chính của công ty là các loại mực in phục vụ cho ngành công
nghiệp. Ngoài ra với tình hình tiêu thụ thị trường ngày nay cộng thêm tình hình máy
móc trang thiết bị ngày một hiện đại, công ty còn sản xuất các mực in màu dành cho
các lĩnh vực khác. Vì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng nên công ty
cũng có những sản phẩm màu sắc phong phú nên một số hàng tiêu thụ này rất có hiệu
quả, tăng năng suất và khả năng sinh lời cho công ty.
Trong những năm qua do nước ta đang thực hiện chương trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước nên mặt hàng mà công ty sản xuất tiêu thụ ra thị trường tương
đối tăng và ổn định nhất là mặt hàng mực in công nghiệp. Vì ngay nay ở nước ta các
khu công nghiệp đang rất phát triển. Vì vậy sản phẩm mực in công nghiệp tiêu thụ rất
nhanh.
Nhìn chung các mặt hàng của công ty ngày một đa dạng về màu sắc, giá cả hợp

lý, chất lượng ổn định nên tiêu thụ nhanh.
2.9.2. Tình hình tiêu thụ
Đối với công ty mực in Toàn Trẻ, sản phẩm chủ yếu là mực in công nghiệp nên
thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường trong nước (chiếm 85%), còn lại là
thị trường bên ngoài chiếm khoảng 15% đến 20% sản lượng tiêu thụ.
Thị trường trong nước: Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở TPHCM và các tỉnh lân
cận như : Bình Dương, Đồng Nai…Nhu cầu sử dụng mực in ngày càng tăng do nhiều
nguyên nhân:
Hiện nay ở nước ta một số khu công nghiệp đang được mở rộng và ngày càng
phát triển. Vì vậy nhu cầu sử dụng mực in công nghiệp cũng ngày càng tăng.
Sản phẩm mực in của công ty đã đóng góp rất nhiều trong sự đi lên của các doanh
nghiệp, tạo sự tín nhiệm về chất lượng sản phẩm. Mặt khác công ty đã có truyền thống
tốt đẹp và được nhiều khách hàng tín nhiệm trong các doanh nghiệp nhà nước.
2.10. Những thuận lợi và khó khăn
2.10.1. Thuận lợi
xx
Vị trí của công ty nằm ở ven thành phố, gần đường quốc lộ 1A, gần sân bay
Tân Sơn Nhất, gần khu công nghiệp Sóng Thần, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng
hoá một cách dễ dàng.
Diện tích nhà xưởng, kho, diện tích đất trống còn nhiều có thể phát triển thêm
sản xuất và hợp tác kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh của công ty lâu năm nên có đủ uy tín và nhiều khách
hàng. Vì vậy tạo điều điện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa ít tốn chi phí cho việc
khuyến mãi hơn.
Cơ chế kinh tế mới của nhà nước đã mở ra quyền tự chủ cho cơ sở, tạo điều
kiện thuận lợi cho công ty tiếp cận thị trường mà tự giải quyết thị trường trong nước
cũng như xuất khẩu một cách tốt hơn.
Lực lượng lao động, cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao đã làm việc chuyên môn
hơn 10 năm, kiến thức kỹ thuật khá, làm lâu năm nên kinh nghiệm cũng dồi dào.
Ngày nay Việt Nam đang thúc đẩy nền công nghiệp phát triển nên các khu

công nghiệp đã thi nhau xây và mở rộng hơn. Đây là động lực to lớn để thúc đẩy công
ty đi lên.
Thị trường cung cấp mực in cũng chưa nhiều, vì vậy đây là một trong những thế
mạnh của công ty.
Thị trường trong nước với số dân hơn 80 triệu người và tương lai ngày càng
tăng. Việc dân số đông, điều kiện tìm kiếm việc làm thôi thúc các nhà đầu tư mở thêm
các khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho người lao động. Với lợi thế là thị trường
tiêu thụ nội địa nên có biện pháp khuyến mãi tốt, tạo lòng tin cho người tiêu dùng
trong nước sẽ có lợi cho công ty.
Ngày nay nhà nước đang khuyến khích việc hợp tác làm ăn giữa các nước trên
thế giới với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội thuận lợi cho công ty tiếp cận
với các thị trường lớn, có sức tiêu thụ hàng chất lượng cao.
2.10.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì công ty cũng đang gặp phải những khó khăn:
Các thiết bị hiện có của công ty đa số là sử dụng lâu năm nên năng suất thấp,
chất lượng sản phẩm chưa cao.
xxi
Dây chuyền sản xuất có sự đầu tư thêm nhưng chưa đồng bộ do đó chất lượng
sản phẩm chưa cao, một số mặt hàng chưa cạnh tranh nổi với các mặt hàng khác được
sản xuất trong nước và nước ngoài.
Vốn đầu tư thiết bị để đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất còn thiếu, muốn đầu tư
mở rộng phải đi vay là chính.
Thị trường trong nước diễn biến phức tạp, tâm lý người tiêu dùng ưa chuộng
hàng ngoại, cộng thêm hàng nhập lậu trốn thuế nhiều với mẫu mã mới và đẹp hơn nên
đã gây khó khăn cho công ty trong việc cạnh tranh.
Chưa có nguồn nguyên liệu ổn định, mặt khác sản xuất trong tình trạng nguyên
liệu chính phải nhập khẩu gần như hoàn toàn (95%) nên hoạt động của công ty không
ổn định. Nguyên vật liệu chủ yếu nhập từ Malaysia nên chi phí cao hơn, dẫn đến giá
thành cũng hơi cao.
Với tình hình lạm phát đồng tiền ngày nay, xăng dầu lên giá kéo theo tất cả mọi

thứ tăng giá theo mà giá thành sản phẩm lại không tăng nên cũng gây nhiều khó khăn
cho công ty.
Thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
Hệ thống marketing của công ty chưa có.
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
xxii
3.1. Nội dung
3.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
Sản xuất là cơ sở của sự phát triển và tồn tại của loài người, chỉ có sản xuất loài
người mới tồn tại và phát triển được. Cùng với sự phát triển của xã hội, các hình thái
sản xuất cũng biến đổi theo sự phát triển của xã hội. Chỉ có sản xuất con người mới
đảm bảo về nhu cầu về cuộc sống vật chất từ đó đời sống tinh thần mới được nâng lên
cao. Từ nhu cầu đó, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh con người phải
quan sát tư duy thực tế và phân tích các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
để có thể đem lại hiệu quả tốt hơn. Mặt khác cùng với sự tiến bộ của lực lượng sản
xuất và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi con người phải có một nhận thức đầy
đủ, chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
hơn.
a) Khái niệm về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh:
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh mang nhiều tính chất khác nhau và
phụ thuộc vào đối tượng cũng như giải pháp quản lý mà ta áp dụng. Có nhiều loại hình
phân tích kinh tế nhưng chúng ta đều có một cơ sở chung và phụ thuộc vào đối tượng
phân tích. Các phương pháp phân tích đối tượng kinh tế quốc dân, phân tích kinh tế
ngành, công ty gọi là phân tích hoạt động kinh doanh.
b) Ý nghĩa
 Là công cụ phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh
đồng thời còn là công cụ cải tiến cơ chế trong kinh doanh nhằm giúp cho năng
suất và hiệu quả kinh doanh cao hơn.
 Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng có những hoạt động khác nhau, có nhiều

tiềm ẩn và khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện chỉ thông qua phân tích
doanh nghiệp mới phát hiện được chúng và khai thác triệt để chúng nhằm mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Thông qua phân tích kinh doanh chúng ta mới thấy rõ
nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để
cải tiến quản lý.
 Phân tích hoạt động kinh doanh giúp các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn
về khả năng, sức mạnh, các mặt nên phát huy cũng như cần hạn chế trong
xxiii
doanh nghiệp. Chính trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn các
mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
 Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng
quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
 Phân tích hoạt động kinh doanh là một quá trình nhận thức, tìm tòi, phát hiện và
đánh giá đúng đắn các công cụ quản lý của công ty nhằm đạt được mục tiêu
kinh doanh.
 Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp để phòng ngừa rủi ro và nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
c) Nội dung
Phân tích họat động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt
động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Đánh giá quá trình hướng tới kết
quả hoạt động kinh doanh với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và biểu hiện
thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả họat động kinh doanh, có thể là kết quả kinh
doanh đạt được hoặc kết quả mục tiêu trong tương lai cần đạt được và như vậy kết quả
hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào đối tượng phân tích. Kết quả họat động kinh
doanh là kết quả hoạt động tổng hợp các quá trình hình thành, do đó kết quả phải là kết
quả riêng biệt và trong thời gian nhất định chứ không phải là kết quả chung chung.
Phân tích hoạt động không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động về kết quả mà còn
đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu.
Quá trình phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần định hướng tất
cả các chỉ tiêu. Vì vậy, muốn phân tích trước hết phải xây dựng các chỉ tiêu kinh tế

cùng với sự xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu. Đồng thời xây dựng mối
quan hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh được tính phức tạp của nội dung
nghiên cứu.
d) Nhiệm vụ
Để thành công cụ quan trọng của quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và là cơ sở cho sự quyết định đúng đắn để đề ra các chỉ tiêu, phân tích
họat động kinh doanh có nhiệm vụ sau:
xxiv
 Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh
tế đã xây dựng và định hướng cho doanh nghiệp.
 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu và tìm ra các nguyên nhân gây nên
các mức ảnh hưởng đó.
 Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng đồng thời khắc phục những
tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh nhằm đưa doanh nghiệp
ngày càng đi lên và thích nghi được với điều kiện cạnh tranh gay gắt trong thị
trường ngày nay.
 Xây dựng các phương pháp kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là ta đi sâu vào nghiên cứu
nội dung kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất
kinh doanh bằng phương pháp khoa học nhằm thấy được chất lượng hoạt động, hiệu
quả sản xuất và các vấn đề khác liên quan đến sản xuất tiềm năng. Trên cơ sở đó đề ra
các giải pháp hiệu quả.
Do vậy, để phân tích hoạt động kinh doanh cần tiến hành như sau:
a) Phân tích hoạt động sxkd
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng
lực sản xuất cũng như tiêu thụ của doanh nghiệp. Kết quả họat động sản xuất ngày
càng tăng điều đó chứng tỏ trình độ quản lý của doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ và
nâng cao hơn.
Hiệu số sản xuất kinh doanh tính theo hiệu số.

Tính cách này, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tính bằng cách
lấy tổng giá trị đầu tư trừ đi chi phí đầu vào.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả điều tra – Chi phí đầu vào.
Cách này tuy đơn giản nhưng không phản ánh được chất lượng sản xuất kinh
doanh, cũng không thể so sánh được hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các kỳ với
nhau và so sánh với các doanh nghiệp khác. Mặt khác hiệu quả sản xuất kinh doanh
xxv
tính theo cách này không thấy được sự tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội của
doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh tính theo tỷ lệ:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh
=
Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào
Hiệu quả sản xuất kinh doanh
=
Hàng hoá tiêu thụ
Tổng giá thành hàng hoá
Hiệu quả sản xuất kinh doanh
=
Tổng mức lợi nhuận của
hàng hoá tiêu thụ
Giá trị vốn sản xuất
kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng đạt được trên đồng chi phí bỏ ra. Cách
tính này khắc phục được nhược điểm của cách tính thứ nhất, và tạo điều kiện nghiên
cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách toàn diện hơn. Qua đó phản ánh được hiệu
quả sản xuất cùng với toàn bộ chi phí đã sinh ra, chi phí lao động sống và lao động vật
hoá để đạt được kết quả cuối cùng là lợi nhuận của quá trình sản xuất kinh doanh.
Ý nghĩa

Hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo chất lượng sản xuất
kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý mà đây còn là một vấn đề sống còn, tồn tại hay
không tồn tại của một doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh
gay gắt với nhiều vấn đề tranh chấp, để tồn tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước
cần phải có hướng đi riêng trên cơ sở phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình
một cách chính xác, có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại một cách lâu dài và mang lại
lợi nhuận cao. Mặt khác hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao thì khả năng tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp càng vững chắc, giúp doanh nghiệp có khả năng tái sản
xuất, tăng hiệu quả sản xuất bên cạnh đó đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty
được đảm bảo đồng thời góp phần làm giàu đất nước, đưa nền kinh tế Việt Nam ngày
càng đi lên.
b) Phân tích tình hình lao động

xxvi
Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất. Yếu tố này
tác động đến cả hai mặt số lượng và chất lượng của hoạt động kinh doanh.
Năng suất lao động:
NSLĐ là chỉ tiêu chất lượng lao động thể hiện hiệu quả sản xuất của
người lao động được đo bằng số lượng hay giá trị làm ra trong một thời gian hoặc
lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động/năm
=
Giá trị sản xuất
Tổng số công nhân
bình quân trong năm
c) Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
=
Tổng lợi nhuận

Nguyên giá bình quân TSCĐ
Ý nghĩa : Cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
=
Giá trị tổng sản lượng
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng giá
trị sản lượng.
d) Phân tích tình hình tiêu thụ
Đây là chỉ tiêu quan trọng để nhận biết một doanh nghiệp có khả năng tái sản
xuất hay không? Đây là chỉ tiêu xem xét, đánh giá sự biến động khối lượng sản phẩm
tiêu thụ xét toàn bộ trên toàn xí nghiệp và từng sản phẩm, đồng thời xem xét mối cân
đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm khái quát tình hình tiêu thụ và
những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó.
Ý nghĩa:
xxvii
x 100%

×