Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ PHÚ NHUẬNMASECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.51 KB, 59 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH
DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ PHÚ NHUẬN-MASECO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM.Thành Phố Hồ Chí Minh
XK. Xuất khẩu
CLB. Câu lạc bộ
KS. Khách sạn
SWOT. Ma trận đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức(Strenghts,Weaknesses,
Opportunities, Threats)
Cty. Công ty
TTDV. Trung tâm dịch vụ
XNK. Xuất nhập khẩu
FOB. Điều kiện giao hàng lên tàu (Free On Board)
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Lý do chọn đề tài
Kinh doanh xuất khẩu cà phê là một ngành lâu đời ở nước ta nhưng hiệu quả
kinh doanh vẫn chưa cao, trong tình hình kinh doanh ngày càng khốc liệt ngày nay
và nước ta đã bước vào sân chơi của thế giới nên tình hình cạnh tranh ngày càng
khốc liệt hơn, việc tìm kiếm một giải pháp cho việc kinh doanh xuất khẩu cà phê
của các công ty trong nước là một việc hết sức cần thiết và cấp bách. Nhận thức
được sự quan trọng của vấn đề này, được sự đồng ý của khoa kinh tế trường ĐH
Nông Lâm, được sự giúp đỡ hỗ trợ của công ty cổ phần dịch vụ phú nhuận và sự
hướng dẫn của thầy Nguyễn Anh Ngọc, Tôi thực hiện đề tài “kinh doanh xuất khẩu


vii
cà phê ở công ty MASECO thực trạng và giải pháp”. Đề tài nhằm tìm hiểu những
thành công của công ty và những hạn chế cần khắc phục đồng thời qua việc nghiên
cứu sẽ đưa ra những giải pháp để khắc phục hạn chế đó.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê ở công ty cổ phần
dịch vụ phú nhuận để thấy được những ưu điểm và nhược điểm của công ty trong
việc kinh doanh xuất khẩu cà phê. Qua đó nhằm nâng cao kiến thức thực tế về kinh
doanh xuất khẩu cà phê cho bản thân đồng thời có những đề xuất nhằm hoàn thiện,
mở rộng và phát triển tình hình kinh doanh cà phê xuất khẩu, qua đó khẳng định
thương hiệu và uy tính của công ty MASECO.
viii
1.3.Phạm vi nghiên cứu
− Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ được thực hiện tại công ty cổ phần dịch vụ Phú
Nhuận và qua việc nghiên cứu và khảo sát thị trường thực tế ở khu vực TP.HCM
− Phạm vi nghiên cứu: nội dung nghiên cứu tình hình kinh doanh xuất khẩu cà
phê ở công ty dịch vụ phú nhuận trong 3 năm gần nhất
− Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2008
1.4.Nội dung nghiên cứu
− Tổng hợp tình hình kinh doanh xuất khẩu cà phê ở công ty cổ phần dịch vụ
Phú Nhuận vào thời điểm nghiên cứu
− Những thành viên tham gia trong việc xuất khẩu cà phê, tổ chức nhân sự
trong phòng kinh doanh xuất khẩu, các quy chế hoạt động của phòng kinh
doanh.
− Đánh giá tình hình kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty
− Các biện pháp chiến lược cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất
khẩu cà phê ở công ty
1.5.Cấu trúc luận văn
- CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
- CHƯƠNG II. TỔNG QUAN

- CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
- CHƯƠNG V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
ix
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận Maseco
Công ty cổ phần dịch vụ phú nhuận là công ty xuất khẩu cà phê lớn thứ 5
trong cả nước, công ty đã hoạt động trong lĩnh vực này rất lâu, ngoài kinh doanh xuất
khẩu cà phê công ty còn sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vưc khác như sản xuất
cà phê, dịch vụ khách sạn, kinh doanh bất động sản, sản xuất điện thoại di động V-
phone điện thoại di động đầu tiên mang thương hiệu Việt, sản xuất lắp ráp các thiết bị
điện tử đầu karoke vi tính thương hiệu Arirang. Là công ty hoạt động đa ngành nên tổ
chức nhân sự của công ty rất lớn, công ty được phong tặng nhiều danh hiệu như: được
phong tặng huy chương lao động hạng ba, được người tiêu dùng bàu chọn Arirang là
thương hiệu uy tín chất lượng…
Hình 2.1. Công ty xuất hàng ở cảng Cát Lái TP.HCM
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Phú Nhuận được thành lập theo quyết định 971/TTg
của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước là Công ty Vật
tư-Dịch vụ-Du lịch Phú Nhuận thành Công ty Cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận ký ngày
04/08/2001.
x
Công ty thực hiện cơ chế hạch toán độc lập; công ty có con dấu riêng và giấy
phép kinh doanh của công ty số 4103000625 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp tháng
10/2001.
Tên đầy đủ: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Phú Nhuận
Tên giao dịch: Phu Nhuan Service Joinstock Company
Tên viết tắt: MASECO
Trụ sở chính: 78A Nguyễn Văn Trỗi Phường 8 Quận Phú Nhuận TP.HCM

Điện thoại: (08)8444861/8444807/8440631
Fax: (08)84432264
Tài khoản ngoại tệ 3621113701654 tại Ngân Hàng Ngoại Thương
TP.HCM(Vietcombank)
Tài khoản tiền Viêt Nam: 710A00612 tại Ngân Hàng Công Thương chi nhánh
2.
Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty đến thời điểm 12/2007: 20 tỷ đồng
Hệ thống các đơn vị trực thuộc:
- Trung tâm Dịch Vụ Điện Tử 344 Phan Đình Phùng Q. Phú Nhuận
- Khách sạn Hoa Mai và CLB Ngôi Sao Q.Phú Nhuận.
Hình 2.2.Khách sạn Hoa Mai
- Trung tâm dịch vụ bất động sản.
xi
Hình 2.3.Văn phòng giao dịch bất động sản của công ty
- Chi nhánh Gia Lai(chuyên về thu mua-chế biến-xuất khẩu nông sản)
2.3. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức của công ty MASECO
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty
xii
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
KINH
DOANH
HAI PHÓ GIÁM ĐỐC
HAI PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ HOẠCH
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ HOẠCH
TTDV ĐIỆN
TỬ
TTDV ĐIỆN
TỬ
KS HOA
MAI VÀ
CLB
NGÔISAO
KS HOA
MAI VÀ
CLB
NGÔISAO
TTDV BẤT
ĐỘNG SẢN
TTDV BẤT
ĐỘNG SẢN
CHI NHÁNH
GIA LAI
CHI NHÁNH
GIA LAI
PHÒNG TỔ

CHỨC HÀNH
CHÍNH
PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH
2.3.1.Đại hội đồng cổ đông
Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao
nhất của công ty cổ phần bao gồm các chức năng:
− Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban
kiểm soát.
− Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty trừ trường hợp điều chỉnh
vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền
chào bán theo điều lệ công ty quy định.
2.3.2. Ban kiểm soát
− Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
− Thẩm định báo cáo tài chính hằng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ
thể liên quan đến quản lý điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc
theo quyết định của đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông
theo quy định tại điều 53.2 luật doanh nghiệp.
− Thường xuyên báo cáo với hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận
và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông.
2.3.3 Hội đồng quản trị
− Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định
các vấn đề liên quan đến mục đích , quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
− Quyết định chiến lược phát triển của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng, quyết định mức lương và lợi ích khác
của các cán bộ quản lý đó.
− Bảo đảm an ninh, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường trong hoạt động

sản xuất kinh doanh.
− Tổ chức thanh tra và xử lý những vi phạm nội quy, quy chế và điều lệ.
2.3.4. Giám đốc công ty
− Điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng
quản trị về việc tổ chức quản lý điều hành toàn diên các hoạt động tác nghiệp hằng
ngày của công ty.
xiii
− Giao chỉ tiêu, kế hoạch phê duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc.
− Quyết định biên chế bộ máy, thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị nghiệp
vụ sản xuất kinh doanh trực thuộc theo phương án được hội đồng quản trị phê duyệt.
− Chỉ đạo công tác quy hoạch đào tạo cán bộ, cử cán bộ các chức danh do giám
đốc bổ nhiệm đi công tác, học tập ở nước ngoài.
− Quyết định các biện pháp bảo vệ trật tự.
2.3.5. Các phó giám đốc công ty
− Là người giúp việc cho giám đốc công ty, được giám đốc phân công ủy quyền
điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty.
− Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và cùng liên đới chịu trách nhiệm
với giám đốc trước hội đồng quản trị về các phần việc được phân công ủy quyền cụ
thể.
2.3.6. Các kế toán trưởng
− Là người giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác kế toán
thống kê, thông tin kinh tế và hoạch toán kinh tế ở công ty theo các nguyên tắc, chính
sách, chế độ kinh tế tài chính và pháp luật nhà nước, chịu trách nhiệm trực tiếp với
giám đốc công ty và cùng liên đới chịu trách nhiệm với giám đốc trước hội đồng quản
trị về các phần việc được phân công.
− Tham mưu cho giám đốc công ty tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ
máy kế toán phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức ghi chép
tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ vốn, tài sản và
phân tích kết quả hoạt động của từng đơn vị trực thuộc và toàn công ty.
− Tính toán và đề xuất với giám đốc công ty về trích nộp thuế đầy đủ, kịp thời

và trích các quỹ để lại cho công ty theo quyết định của đại hộ đồng cổ đông, thanh
toán đúng hạn các khoản vay, các khoản công nợ phải thu-phải trả.
− Lập đầy đủ và trình giám đốc công ty ký các báo cáo kế toán, thống kê và
quyết toán của công ty theo chế độ của nhà nước quy định.
− Hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra hạch toán kế toán trong nội bộ công ty và các
đơn vị trực thuộc, chỉ đạo, phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể chế
tài chính, sổ sách, chứng từ, hóa đơn.
xiv
− Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ kết quả kiểm kê tái sản
định kỳ, chuẩn bị đầy đủ kịp thời các thủ tục, hồ sơ cần thiết đề xuất giám đốc công ty
xử lý các khoản thừa thiếu, mất mát hao hụt, công nợ khó đòi…
− Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số
liệu kế toán theo quy định của nhà nước và của công ty.
− Thực hiện các nhiệm vụ khác thwo quy định của pháp luật và của giám đốc
phân công theo từng thời kỳ.
2.4. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
2.4.1. Phòng tài chính kế hoạch
− Tổ chức hạch toán kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước.
− Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt
động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiên kế hoạch của công
ty.
− Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời diễn biến các nguồn vốn chủ sở
hữu,vốn huy động, vốn vay, đề xuất với giám đốc công ty các giải pohaps tạo vốn đáp
ứng kịp thời cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, theo dõi quản lý các hợp
đồng tín dụng.
− Tham mưu cho giám đốc lập, quản lý, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư,
công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa trong toàn công ty, các dự án hợp tác-liên
doanh.
− Liên kết trong và ngoài nước.

2.4.2. Phòng kinh doanh
− Tham mưu cho giám đốc công ty xây dựng phương án kinh doanh hằng năm,
chiến lược kinh doanh dài han, kế hoạch phát triển thị trường, phương thức kinh
doanh, chính sách tiếp thị.
− Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các mặt hàng
sản phẩm đúng tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã, quy trình kỹ thuật theo kế hoạch kinh
doanh của công ty và hợp đồng kinh tế với khách hàng.
− Cùng với phòng tài chính kế hoạch xây dựng dồng bộ kế hoạch sản xuất kinh
doanh, kế hoạch sử dụng vốn, dự án đầu tư xây sựng cơ bản, quy trình công nghệ kỹ
xv
thuật, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch kinh doanh hằng năm và kế
hoạch trung dàu han, các dự án hợp tác-liên doanh-liên kết.
− Tổ chức thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh trong nước theo
các phương án được giám đốc công ty phê duyệt. tổng hợp tình hình, báo cáo phân tích
kết quả thực hiện các phương án.
− Hỗ trợ cho các đơn vị trực thuộc khai thác, mở rộng thị trường, tìm kiếm sản
phẩm mới và làm các thủ tục xuất nhập khẩu theo quy định của nhà nước
2.4.3. Phòng hành chính nhân sự
− Tham mưu cho giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và
bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty.
− Quản lý hồ sơ lao động, lý lịch nhân sự toàn công ty, đề xuất giải quyết thủ
tục về chế độ tuyển dụng lao động, cho thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen
thưởng, nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định
của nhà nước.
− Tham mưu cho giám đốc xây dựng, quy hoạch, đào tạo, đề bạt cán bộ lãnh
đạo và quản lý toàn công ty.
− Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kến thức,
quản lý lao động tiền lương, cùng với phòng tài chính kế hoạch xây dựng, theo dõi,
thực hiện quy chế trả lương, trả thưởng, định mức lao động, đơn giá tiền lương của
công ty và các dơn vị trực thuộc, nghiên cứu đề xuất để giám đốc công ty phân bổ quỹ

lương, chi phí hành chính cho các đơn vị trực thuộc.
− Tham mưu, theo dõi tình hình thực hiện các quy định quản lý nội bô tình hình
thi đua khen thưởng định kỳ và đột xuất của toàn công ty.
− Quản lý công văn, giấy tờ sổ sách hành chính và con dấu, soan thảo vác văn
bản hành chính, báo cáo định kỳ và thực hiện công tác lưu trữ văn thư, tài liệu.
− Quản lý bảo trì tài sản, phương tiện vận chuyển của văn phòng công ty.
− Phục vụ các yêu cầu hoạt động của hội đồng quản trị.
− Xây dựng lịch công tác tuần, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất
thường, tổ chức trang trí, phục vụ cho các cuộc hội họp, sinh hoạt.
− Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan, kiểm tra công tác bảo vệ
an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy toàn công ty, theo dõi hoạt
xvi
động của lực lượng tự vệ cơ quan, tham gia thực hiện nghiiax vụ an ninh, quốc phòng
và công tác xã hội từ thiện.
− Tổ chức tiếp khách và chuẩn bị các chuyến đi công tác của lãnh đạo công ty,
quản lý lái xe và các phương tiện vận chuyển của công ty
2.5. Những hoạt động kinh doanh chính của công ty
− Trực tiếp tổ chức các khâu thu mua, bảo quản và xuất khẩu các mặt hàng
nông sản như: cà phê, tiêu, điều…
− Kinh doanh bất động sản bao gồm: đầu tư phát triển, mua bán nhà, môi giới
cho tổ chức, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước thuê nhà, xưởng, văn phòng, kho
bãi, cửa hàng, công trình dân dụng…
− Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ karaoke…
− Trực tiếp nhập khẩu, kinh doanh mua bán các loại vật tư, nguyên vật liệu, hóa
chất, linh kiện, hàng phi mậu dịch. Tổ chức sản xuất, gia công lắp ráp các loại hàng
tiêu dùng, máy móc thiết bị điện tử, công nghệ phần mềm…
− Sản xuất chương trình ca nhạc, chương trình karaoke, gia công phối âm, thu
âm.
− Dịch vụ môi giới thương mại trong nước và quốc tế.
− Tham gia mua bán chứng khoán Việt Nam.

2.6. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
2.6.1. Chức năng.
-Công ty MASECO trực thuộc địa bàn Quận Phú Nhuận-một vị trí gần trung
tâm Thành Phố Hồ Chí Minh-do đó công ty có nhiều thuận lợi trong công tác giao
dịch, tiếp cận thị trường và các mối quan hệ kinh tế xã hội trong nước và quốc tế.
Chính vì lợi thế ưu đãi đó, công ty MASECO đã xây dựng cho mình phương hướng
hoạt động theo cơ cấu dịch vụ-du lịch-kinh doanh xuất nhập khẩu.Nhằm thực hiện
mục tiêu kinh tế xã hội góp phần thúc đẩy hoạt động dịch vụ-du lịch-kinh doanh xuất
nhập khẩu trên địa bàn thành phố và cả nước.
2.6.2. Nhiệm vụ.
Trên cơ sở nhu cầu thị trường, công ty có nhiệm vụ:
− Chỉ đạo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
xvii
− Quản lý kiểm tra các hoạt động tài chính, tài sản và vốn công ty đã giao cho
các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định của pháp luật.
− Thực hiện chế độ hạch toán độc lập đảm bảo đúng pháp luật nhà nước hiện
hành
− Quyết toán tháng, quý kịp thời và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thế cho ngân
sách nhà nước.
− Sắp xếp các hoạt động dịch vụ, du lịch và kinh doanh xuất nhập khẩu sao cho
đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở tôn trọng các quy định đầy đủ của công ty.
− Xậy dựng phương án kinh doanh, tổ chức nhân sự qua từng thời kỳ, chăm lo
đào tạo bồ dưỡng cán bộ tạo nguồn nhân lực vững vàng nghiệp vụ, có phẩm chất và
năng lực phục vụ theo yêu cầu hoạt động và phát triễn của công ty.
xviii
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Nội dung
3.1.1.Khái niệm về xuất khẩu
Hiện tại có nhiều định nghĩa về xuất khẩu, theo quan điểm tổng quát thì xuất

khẩu(export) là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc
dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi
biên giới của một quốc gia.
3.1.2.Vai trò của xuất khẩu
Tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tăng trưởng xuất khẩu và để tăng trưởng cao
thì phải đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa. Xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ lớn của 1 quốc
gia giúp cân bằng cán cân thương mại. Một quốc gia mà xuất khẩu không phát triển
mạnh thì quốc gia đó sẽ luôn là một quốc gia kém phát triển và nằm trong tình trạng
nghèo đói. Một minh chứng cụ thể là trong những năm trước năm 1986 nhà nước ta
chưa thực hiện đổi mới đường lối kinh tế, bế quan tỏa cảng không quan hệ với nước
ngoài, ngành xuất khẩu lúc đó cũng không phát triển hậu quả là nhân dân ta vô cùng
cực khổ và nghèo đói mặc dù nhân dân ta đã hết sức cố gắn. Qua ví dụ này ta thấy
được vai trò của xuất khẩu là quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế của một quốc
gia.
xix
3.1.3.Cấu trúc và tổ chức hoạt động của kinh doanh xuất khẩu
Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc và tổ chức hoạt động của kinh doanh xuất khẩu
Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty
Sản phẩm được sản xuất trong nước hay được những nhà thu mua mua sản phẩm
của những người sản xuất nước ngoài thông qua nhập khẩu sau đó sản phẩm
được các nhà thu mua sỉ hoặc lẻ trong nước mua lại, tiếp theo họ bán sản phẩm
này ra nước ngoài thông qua con đường xuất khẩu và cuối cung những nhà nhập
khẩu sản phẩm này phân phối lại sản phẩm cho những người tiêu dùng cuối cùng.
3.1.4.Các tác lực ảnh hưởng đến xuất khẩu
− Xây dựng mạng lưới các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ trực tiếp cho các
hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
− Chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề quan trọng trong ảnh hưởng đến xuất khẩu
của một quốc gia.
− Tỷ giá hối đoái
− Các hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm.

− Nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng và kiến thức về thị trường nước ngoài.
− Sản phẩm cạnh tranh của các quốc gia khác trên thế giới
− Thương hiệu sản phẩm.
− Giá cả sản phẩm
− Tính chuyên nghiệp của các nhà xuất khẩu trong nước.
xx
Người sản
xuất trong
nước
Người sản
xuất trong
nước
Người mua
sỉ,người mua
lẻ trong nước
Người mua
sỉ,người mua
lẻ trong nước
Người tiêu
dùng cuối
cùng
Người tiêu
dùng cuối
cùng
Người mua sỉ
mua lẻ nước
ngoài
Người mua sỉ
mua lẻ nước
ngoài

3.1.5.Thương hiệu
Thương hiệu là tên hay một biểu tượng dùng để:
− Nhận biết và phân biệt với các sản phẩm khác trên thị trường
− Đại diện cho những nhận thức của khách hàng khi nghĩ về tên của sản phẩm
hay hoặc công ty.
- Thương hiệu là một khái niệm trừu tượng hiện diện trong tâm trí người tiêu
dùng. Thương hiệu là tài sản vô hình, là phần linh hồn của doanh nghiệp.
- Khi sản phẩm hay hình ảnh của công ty được người tiêu dùng nhận diện rộng
khắp thì việc phân phối sản phẩm sẽ gặp thuận lợi rất nhiều. cho nên cùng với việc xây
dựng hệ thống phân phối tốt cũng chú ý đến việc xây dựng thương hiệu
3.1.6. Điều kiện cơ sở giao hàng FOB
FOB (Free On Board). Người bán sau khi đã thực hiện thông quan xuất khẩu,
giao hàng hóa lên tàu cho người mua.
Điểm phân định trách nhiệm gánh chịu những rủi ro và chi phí vận tải:
− Vận tải hàng do người mua sắp xếp.
− Rủi ro chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng hóa đã qua khỏi
lan can tàu.
− Chi phí vận tải và bảo hiểm chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi
hàng hóa qua khỏi lan can tàu.
3.1.7. Thị trường LIFFE
Thị trường LIFFE (Thị trường cà phê Luân Đôn). Là thị trường mà các công ty
xuất khẩu cà phê các nước thường tham khảo để theo dõi diễn biến giá cả cà phê trên
thế giới, các công ty xuất khẩu cà phê theo điều kiện FOB thường áp dụng giá trên thị
trường LIFFE và Trừ đi chi phí vận chuyển hàng hóa và bảo hiểm mà các công ty
nhập khẩu phải trả.
xxi
3.1.8.Ma trận SWOT
Ma trận SWOT: đây là một công cụ xác định các điểm mạnh (Strenghts), điểm
yếu (weakness ), cơ hội (Opportunities) và mối đe dọa (Threats ) của công ty. Từ việc
xác định các yếu tố đó sẽ kết hợp chúng lại để giúp cho các nhà quản trị đưa ra những

chiến lược trong việc lãnh đạo công ty.
3.2.Phương pháp nghiên cứu
− Thu thập số liệu tại phòng kinh doanh xuất khẩu của công ty và các tài liệu
trên internet và trong sách báo.
− Phỏng vấn trực tiếp các nhà nhập khẩu nước ngoài có chi nhánh trong nước
về chất lượng sản phẩm của công ty.
− Tìm hiểu và giải thích các sự kiện xảy ra trong quá khứ để làm cơ sở cho việc
phân tích, đồng thời thông qua các sự kiện và tài liệu trong quá khứ để đánh giá tình
hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
xxii
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu hecta và
sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình quân chưa vượt
quá 6 tạ nhân/ha. Trong đó ở châu Phi có 28 nước năng suất bình quân không vượt quá
4 tạ nhân/ha. Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ha. Bốn nước có diện tích cà phê lớn nhất đó
là: Brazil trên 3 triệu hecta chiếm 25% sản lượng cà phê thế giới, Côte D’lvoire (Châu
Phi), Indonesia (Châu Á) mỗi nước khoảng 1 triệu hecta và Côlômbia có gần 1 triệu
hecta với sản lượng hàng năm đạt trên dưới 700 ngàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ
kỹ thuật mới như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng
suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ với diện tích cà
phê chè là 85.000 ha nhưng đã đạt năng suất bình quân trên 1.400 kg/ha.
Do sự xuất hiện và gây tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước Trung và
Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây thêm những khó khăn và tốn kém cho nghề
trồng cà phê ở khu vực này. Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm 70% sản lượng của thế
giới. Diện tích cà phê chè được trồng tập trung chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, một số
nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon, Ethiopie, Tanzania và một phần ở châu Á
như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines.
Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo, không

ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do không còn giữ được hạn
ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn
giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng này đã
dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục
chăm sóc vì kinh doanh không còn thấy có hiệu quả. Năm 1994 do những đợt sương
muối và sau đó là hạn hán diễn ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho sản lượng cà phê của
xxiii
nước này giảm xuống gần 50%, do đó đã góp phần làm cho giá cà phê tăng vọt, có lợi
cho những người xuất khẩu cà phê trê thế giới. Những năm gần đây tình hình giá cả cà
phê thế giới tương đối ổn định tuy có biến động chút ít nhưng không đáng kể.
4.1. Sơ lược tình hình sản xuất kinh doanh cà phê của Việt Nam
4.2.1.Tình hình sản xuất cà phê
Việt Nam chủ yếu trồng hai loại cà phê chính: Cà phê vối (cà phê Robusta) và
cà phê chè (cà phê Arabica).
Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi thích hợp, vùng đất đỏ Bazan
của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã trở thành vùng đất đầy tiềm năng cho việc phát
triển cây cà phê năng suất và chất lượng cao hằng năm. Trong đó, Việt Nam đặc biệt
nổi tiếng bởi ưu thế là quốc gia sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới với năng
suất gieo trồng và thu hoạch mà ít quốc gia nào sánh kịp, trung bình 4 đến 5 tấn/ha.
Hiện nay, diện tích đất trồng trọt cà phê Robusta ngày càng được đầu tư mở rộng tập
trung tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đặc biệt là khu vực Buôn Mê Thuộc đặc trưng
với truyền thống cà phê chất lượng cao.
Theo Erhart Leuchtmann, tư vấn kỹ thuật của công ty phát triễn Deutsche
Gesellschart Fur Techniqche Zu Sammenarbeit (GFZ) – Đức, cho rằng Việt Nam bên
cạnh ưu thế về sản xuất cà phê Robusta vẫn có thể trở thành nước cung cấp cà phê
Arabica lớn. Nghiên cứu của hãng cho thấy trồng cà phê Arabica ở Việt Nam rất thành
công, nhất là ở tỉnh Quản Trị (cho chất lượng rất tốt). Hiện Việt Nam có 500.000 ha
trồng trọt sản xuất cà phê, song chỉ có 20.000 ha Arabica trong khi đó Việt Nam có
khoảng 100.000 ha đất có thể trồng Arabica trên thực tế.
xxiv

Một số thuận lợi và khó khăn còn tồn tại trong việc trồng trọt và sản
xuất cà phê ở nước ta
* Thuận lợi
− Nhà nước quan tâm khuyến khích hỗ trợ với những chính sách ưu đãi
cho nhà trồng trọt sản xuất như việc gia hạn tiền vay ngân hàng đối với các đơn vị
trồng cà phê, gần đây là chính sách miễn thuế Nông nghiệp đối với các đơn vị trồng cà
phê và chính sách thực hiện hỗ trợ giá cho các nhà trồng trọt cà phê khi giá cà phê trên
thị trường xuống quá thấp do chính phủ ban hành.
− Điều kiện khí hậu ở nước ta rất phù hợp cho sự phát triển của cây cà phê,
ngoài ra người lao động cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cà phê xuất khẩu.
* Khó khăn
− Diện tích sân phơi cà phê đang ngày càng bị thu hẹp trong khi phần lớn cà
phê Việt Nam chủ yếu được chế biến theo phương pháp khô ít sử dụng phương pháp
ướt, Do đó cần phải có diện tích sân phơi đủ lớn trong quá trình thu hoạch nhằm đảm
bảo chất lượng hạt.
− Hệ thống thủy lợi nói chung vẫn chưa được nâng cấp tương xứng với tầm vóc
trồng trọt và sản xuất cà phê nên tình trạng khan hiếm nước tưới cà phê vào thời điểm
ra hoa là một hạn chế rất lớn ảnh hưởng đến năng suất cây và chất lượng hạt.
− Theo các chuyên gia Việt Nam thì sản lượng cà phê của Việt Nam luôn giảm
mạnh trong những năm gần đây, cụ thể là niên vụ 2006-2007 vừa qua sản lượng cà
phê của cả nước đã giảm 180.000 tấn xuống còn 720.000 tấn (so với 900.000 tấn vào
niên vụ 2005-2006). Dự đoán niên vụ 2007-2008, sản lượng cà phê thu hoạch được
trên cả nước lại tiếp tục giảm xuống còn khoảng 600.000 tấn. Bên cạnh đó, tình trạng
lên xuống bất thường của giá cà phê trên thị trường thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động trồng trọt sản xuất cà phê của nước ta, đặc biệt là ở những vùng sản
xuất lớn như Đắc Lắc, Lâm Đồng…
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu về lĩnh vực cà phê Việt Nam thì lượng cà phê
nước ta cung cấp cho thị trường giảm đáng kể do người dân đã phá bỏ hoặc ít chăm
sóc cho cây cà phê sau 2 vụ cà phê liên tục rớt giá. Lượng cà phê xuất khẩu giảm do
các doanh nghiệp thiếu vốn để thu gom cà phê xuất khẩu và nông dân không bán cà

phê để chờ giá cao.
xxv
Hiện nay, hạn hán đang ngày càng trở nên gay gắt tại khu vực Tây Nguyên đã làm
hàng ngàn ha cà phê ở khu vực này bị thiệt hại, báo hiệu một mùa vụ thất thu. Tại tỉnh
Đắc Lắc – nơi cung cấp 60% sản lượng cà phê niên vụ 2006/20007 ước tính đạt
khoảng 600.000 tấn, giảm 170.000 tấn.
4.2.2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam
a) Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Trước hết muốn có được cái nhìn toàn diện chính xác về tình hình xuất khẩu cà phê
của Việt Nam, ta có thể xem xét qua bảng giá trị kim ngạch xuất khẩu mà toàn ngành
cà phê của Việt Nam đã mang về và đóng góp vào GDP của quốc gia.
Bảng 4.1. Bảng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những
năm vừa qua.
Năm
Sản lượng
xuất khẩu
(Tấn)
Tốc độ tăng so
với năm trước
(%)
Kim ngạch
xuất
khẩu(Triệu
USD)
Tốc độ tăng so
với năm trước
(%)
2004 843,56 827,8
2005 1013,2 20,1 902,5 9,02
2006 1123 10,8 950 5,26

2007 1194 6,32 1054 10,94
Nguồn: Hiệp hội cà phê Việt Nam VICOFA
xxvi
Hình 4.1.Biểu đồ thể hiện sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của
Việt Nam trong những năm qua.
Nguồn:Hiệp hội cà phê Việt Nam
Vicofa
Sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta trong những
năm vừa qua tuy tăng không đáng kể nhưng liên tục tăng. Năm 2005 tăng 169.64 (tấn)
so với sản lượng xuất khẩu năm 2004 tăng 20.1%, năm 2006 tăng 109.8 (Tấn) so với
năm 2005 tăng 10.8%, năm 2007 tuy diện tích trồng cà phê giảm mạnh do rớt giá cà
phê nhưng sản lượng xuất khẩu cũng tăng lên 71 tấn so với năm 2006 tăng 6.32%.
Về kim ngạch xuất khẩu thì cũng giống như sản lượng xuất khẩu, liên tục tăng trong
những năm qua, bất chấp sự biến động giá liên tục. Năm 2004 là 827.8 triệu USD, đến
năm 2005 đã là 902.5 triệu USD tăng 9.02% so với năm 2004, năm 2006 là 950 triệu
USD tăng 5.26%, năm 2007 là1054 tăng 10.94%. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của
nước ta liên tục tăng trong những năm gần đây và ngày càng chiếm vị trí quang trọng
trong nền kinh tế nước nhà.
xxvii

×