Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.43 KB, 60 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
MỤC LỤC
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEANGAP : Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của khối các nước Đông
Nam Á
EUREPGAP : Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của châu Âu
BVTV : Bảo vệ thực vât
FAO : Tổ chức nông lương liên hợp quốc
GAP : Thực hành nông nghiệp tốt
GLOBALGAP : Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
HACCP : Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
IFOAM : Tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp hữu cơ
IPM : Quản lý dịch hại tổng hợp
RFA : Rainforest Alliance (bộ tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất an toàn,
bền vững)
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
UTZ Certified : Chương trình chứng nhận toàn cầu cho sản xuất Cà phê, cacao,
chè, dầu cọ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống con người ngày càng được nâng
cao thì nhu cầu, đòi hỏi của họ cũng ngày một cao hơn. Sự canh tranh trên thị


trường đỏi hỏi người sản xuât phải không ngừng cải tiến đáp ứng được yêu cầu xã
hội mới mong đứng vững trên thị trường. Đối với các mặt hàng nông sản cũng vậy,
càng ngày yêu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nông nghiệp càng trở
nên khắt khe hơn, nhất là về mặt chất lượng, vấn đề an toàn vệ sinh của sản phẩm
được họ đặt lên hàng đầu khi lựa chọn tiêu dùng một loại nông sản nào đó.
Để đáp ứng được những xu hướng chung này, năm 2008 Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam đã ban hành quyết định 379-QĐ-BNN-KHCN về
quy trình thực hiện nông nghiệp tốt cho sản xuất rau quả tươi an toàn (được gọi
chung là tiêu chuẩn VietGAP). Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ giúp
người sản xuất từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, vì nó kiểm tra an toàn
thực phẩm một cách xuyên suốt, từ sửa soạn đồng ruộng, canh tác đến thu hoạch,
sau thu hoạch, bảo quản, thuốc BVTV, môi trường, bao bì …. Đến nay việc thực
hành nông nghiệp tốt đã được áp dụng trên hầu hết các loại nông sản như rau, trái
cây, thủy sản, lúa gạo và chè cũng là một sản phẩm đang từng bước đưa quy trình
này vào trong sản xuất.
Ở nước ta, chè là loại cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài.
Cây chè được trồng ở một số vùng trung du miền núi hoặc cao nguyên. Tiềm năng
để phát triển cây chẻ ở nước ta là rất lớn cả về nguồn lực cũng như thị trường. Tuy
nhiên việc sản xuất vẫn chưa tương xứng với tiềm năng này. Hiện tại việc sản xuất
chè ở các vùng vẫn còn theo hình thức truyền thống là chủ yếu, do vậy hiệu quả
kinh tế không cao và hầu như chè Việt vẫn chưa thực sự có thương hiệu trên cả thị
trường trong nước và quốc tế. Vấn đề thương hiệu làm cho giá xuất khẩu chè của
Việt Nam tương đối thấp, chỉ bằng 60% so với giá chè trung bình của thế giới. Một
số tên chè nổi tiếng như chè Thái Nguyên, chè Mạn cũng được một bộ phận người
tiêu dùng biết đến nhưng sản lượng của các loại chè tốt này cũng ít. Nhằm nâng cao
hiệu quả cũng như giá trị kinh tế của cây chè, tiêu chuẩn VietGAP đã được áp dụng
vào sản xuất chè trong một số năm gần đây, tuy nhiên trong thực tế việc thực hiện
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh

còn rất nhiều hạn chế vì vậy mà hiệu quả chưa thực sự rõ rệt, khả năng áp dụng tiêu
chuẩn này cho toàn ngành chè gặp nhiều khó khăn. Hiện tại tỷ lệ áp dụng tiêu chuẩn
VietGAP mới chỉ đạt 10% mặc dù đã triển khai áp dụng một vài năm qua. Xuất
phát từ tình hình thực tế trên em đã chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình
là “Nghiên cứu tình hình áp dụng VietGAP đối với sản phẩm chè ở Việt Nam
hiện nay.”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Thứ nhất, về lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt trên cây chè.
Thứ hai, đánh giá thực trạng, xem xét các thuận lợi tiềm năng cũng như
những hạn chế của hoạt động sản xuất chè ở Việt Nam mà đặc biệt là sản xuất chè
theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, truy nguyên nguồn gốc xuất xứ.
Thứ ba, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển cho sản xuất chè Việt
Nam trong một số năm tới.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động sản xuất chè ở Việt theo tiêu
chuẩn an tòan VietGAP.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên toàn bộ diện tích trồng chè của Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, chuyên đề sử
dụng các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin: các thông tin thu thập từ các số liệu thống
kê, tài liệu sách báo đã xuất bản , kết quả nghiên cứu của một số cơ quan tổ chức đã
được công bố
Phương pháp xử lý thông tin: sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh
tổng hợp.
5. Kết cấu của chuyên đề
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Ngoài các phần Mở đầu, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảng biểu, Kết

luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của chuyên đề thực tập
sẽ gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hành nông nghiệp tốt đối với sản phẩm
chè
Phần 2: Thực trạng về sản xuất chè và tình hình áp dụng VietGAP đối với sản phẩm
chè ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay.
Phần 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh áp dụng VietGAP đối với sản phẩm
chè trong thời gian tới.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tốt chuyên đề, nhưng do kiến thức và kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế, chuyên đề của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em
rất mong nhận được những lời nhận xét góp ý của các thầy cô để chuyên đề của em
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT
ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHÈ
1.1 Tổng quan chung về thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
1.1.1 Khái niệm về GAP
Ý tưởng về GAP có lịch sử hình thành từ rất sớm, xuất phát từ nhu cầu quản
lý trang trại khoa học trên thế giới, nhưng đến những năm 1997, khi châu Âu xuất
hiện dịch bò điên, một số nhà buôn bán lẻ châu Âu đã đề xuất sáng kiến thông qua
Hiệp Hội các nhà buôn bán lẻ châu Âu đưa ra các qui định buộc các nhà nhập khẩu
thực phẩm phải thực hiện, trong đó có nội dung quan trọng nhất là truy nguyên
nguồn gốc sản phẩm.
Tới những năm gần đây, trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng về khoa học
kỹ thuật ảnh hưởng tới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản, đặc biệt sự
hội nhập, toàn cầu hóa tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia xuất khẩu

nông sản, cùng với đó, yêu cầu của người tiêu dùng về vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm ngày càng cao hơn, tất cả những điều này đòi hỏi ngành nông nghiệp cần phát
triển hơn nữa và đưa ra các quy trình sản xuất an toàn đáp ứng những yêu cầu quan
trọng này.
Năm 2003, tại hội thảo khoa học của FAO (tổ chức nông lương thế giới) đã
đưa ra khái niệm về GAP và quy trình thực hiện, quy trình này có đề cập đến 11 nội
dung cơ bản dựa trên những nguyên tắc hoạt động GAP đó là quản lý tốt trang trại
và ngưỡng tới hạn của các mối nguy hại.
Khái niệm GAP: GAP là viết tắt của Good Agriculture Practices – thực hành
nông nghiệp tốt. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết
lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm
bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus,
ký sinh trùng…) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng
nitrat…), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất
đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với
mục đích đảm bảo:
1. An toàn cho thực phẩm
2. An toàn cho người sản xuất
3. Bảo vệ môi trường
4. Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm
Hiện nay, trên thế giới tiêu chuẩn GAP được áp dụng trên các khu vực tùy
theo trình độ sản xuất. Có thể nêu ra một số tiêu chuẩn GAP như sau:
GlobalGAP (GAP toàn cầu) là quy trình sản xuất – chế biến – bảo quản hoàn
toàn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng VSATTP. Hàng hóa rau đạt tiêu chuẩn
GlobalGAP có thể xuất khẩu đến tất cả các nước trên thế giới, kể cả các nước đỏi

hỏi chất lượng cao nhất như Mỹ, Nhật, Canada…
EuroGAP (GAP châu Âu) là quy trình sản xuất – chế biến – bảo quản đảm
bảo VSATTP mà khi các sản phẩm hàng hóa rau quả đạt được tiêu chuẩn này sẽ
được phép nhập khẩu vào các nước châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ…)
AseanGAP (GAP Đông Nam Á) là tiêu chuẩn GAP của các nước Đông Nam
Á mà khi ap dụng quy trình này thì rau quả được phép nhập vào các nước thành
viên ASEAN.
1.1.2 Sự hình thành của VietGAP
VietGAP được chính thức công bố vào ngày 28/01/ 2008 kèm với Quyết
định 379/QĐ-BNN-KHKT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quy trình VietGAP được biên soạn bởi các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp
của Việt Nam như Vụ Khoa học công nghệ, Cục Trồng trọt, Cục BVTV và Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Các cơ quan này đã thành lập các nhóm công tác
để soạn thảo khung sườn cho VietGAP. Trong quá trình soạn thảo các nhóm công
tác dựa trên việc lấy AseanGAP làm điểm chuẩn vì đây là quy trình thực hành nông
nghiệp tốt cho các nước thành viên ASEAN, đồng thời tham khảo quy trình thực
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
hành nông nghiệp tốt của các nước như Malaisia, Thái Lan, Úc cũng như các hình
thức tổ chức chứng nhận của EurepGAP và Freshcare
Việc tham khảo các quy trình thực hành nông nghiệp tốt khác nhau của nhiều
quốc gia trên thế giới giúp cho VietGAP vừa phản ánh tình hình thực tế của nông
nghiệp Việt Nam, vừa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về an toàn thực phẩm quốc
tế.
Quy trình VietGAP ban đầu mới chỉ áp dụng cho sản xuất rau quả tươi an
toàn, nhưng sau đó nó được nghiên cứu và triển khai đối với nhiều loại nông sản
khác, trước tiên là đối với các sản phẩm của ngành trồng trọt như chè, lúa gạo…
tiếp đó các sản phẩm chăn nuôi thủy sản cũng được áp dụng quy trình sản xuất an
toàn này.

1.1.3 Các quy định chung của VietGAP
Các quy định chung này là các quy định của quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt cho sản xuất rau quả tươi an toàn tại Việt Nam.
1.1.3.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Phạm vi điều chỉnh: Quy trình VietGAP áp dụng để sản xuất rau quả tươi an
toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến
sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và
phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu
hoạch.
Đối tượng áp dụng: VietGAP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau,
quả tươi an toàn tại Việt Nam nhằm:
- Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản lý an
toàn thực phẩm.
- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng nhận
VietGAP.
- Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm .
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam.
1.1.3.2 Giải thích từ ngữ
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam (gọi
tắt là VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình
tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuât, thu hoạch và sơ chế bảo quản an
toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản
xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
VietGAP cho rau quả tươi an toàn dựa trên cơ sở AseanGAP,
EurepGAP/GLOBALGAP và Freshcare, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả
Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông

nghiệp bền vững.
Tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,
hộ nông dân sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại tham gia sản xuất kinh doanh,
kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả an toàn theo VietGAP.
1.1.4 Vai trò của việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt
Việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt có tác động đến nhiều đối tượng từ
đó vai trò của nó cũng khác nhau tùy theo các đối tượng này.
Các đối tượng mà thực hành nông nghiệp tốt tác động tới là: người sản xuất,
người tiêu dùng, nền kinh tế quốc gia và tác động đến môi trường
Đối với người sản xuất:
Thứ nhất, những nông dân thực hiện quy trình GAP để sản xuất trong nông
trại của mình sẽ được đảm bảo an toàn trong suốt quá trình canh tác với các loại
thuốc BVTV. Do trong quá trình sản xuất họ phải sử dụng các loại vật dụng bảo hộ
lao động như quần áo, găng tay, khẩu trang, nón… để đảm bảo không bị ảnh hưởng
bởi các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu và các loại hóa chất khác. Đồng thời,
những người sản xuất này cũng được đảm bảo toàn nhờ các phương tiện, trang thiết
bị, công cụ được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên nhằm tránh rủi ro gây tai nạn
cho người lao động.
Thứ hai, thực hiện đúng theo quy trình GAP, các nông sản được sản xuất ra
có chất lượng tốt, đảm bảo VSATTP, đồng thời được đăng ký lấy chứng nhận GAP,
từ đó tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng thông qua việc bảo đảm về chất lượng,
nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ…
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Cùng với đó là đảm bảo khả năng thâm nhập vào các thị trường khó tính,
đòi hỏi cao như Mỹ, Nhật, Canada… Các sản phẩm được sản xuất ra do có chất
lượng cao hơn các sản phẩm thông thường khác từ đó nâng cao sức cạnh tranh
trên thị trường đồng thời giá bán các sản phẩm này cũng cao hơn, làm cho hiệu quả
sản xuất cũng tăng lên.

Đối với người tiêu dùng: trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại nông sản
với chủng loại, chất lượng cũng như giá cả rất khác nhau, vì vậy người tiêu dùng có
thể có nhiều lựa chọn trong việc mua các sản phẩm này. Tuy nhiên, đối tượng tiêu
dùng ở nước ta lại chủ yếu là những người có thu nhập trung bình thấp, do đó việc
cạnh tranh về giá cả làm cho chất lượng hàng hóa bị giảm đi đáng kể. Các loại rau,
củ, quả thường xuyên có tồn dư thuốc BVTV, chất bảo quản gây hại cho người tiêu
dùng. Những trường hợp nhẹ thì các chất này được đưa vào cơ thể và ảnh hưởng lâu
dài, những trường hợp nặng hơn có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc gây tử vong.
Các sản phẩm được sản xuất với quy trình GAP sẽ cung cấp thêm lựa chọn cho
người tiêu dùng đồng thời đảm bảo cho người tiêu dùng về độ an toàn cũng như
chất lượng sản phẩm.
Đối với nền kinh tế quốc gia:
Ngoài các tác động đến người sản xuất và người tiêu dùng, ở trên phương
diện rộng hơn, việc áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt còn tác động đến
nền kinh tế quốc gia nhất là các quốc gia có thế mạnh nông nghiệp cũng như sản
xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính như nước ta.
Đối với các quốc gia có hoạt động sản xuất nông nghiệp và giá trị xuất khẩu
nông sản lớn thì áp dụng thực hành nông nghiệp tốt đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khẳng định thương
hiệu, nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản.
Thật vậy, trên thị trường nông sản quốc tế hiện nay, các điều kiện về nhập
khẩu các mặt hàng này ngày càng khắt khe về An toàn thực phẩm, truy xuất nguồn
gốc sản phẩm, phòng chống dịch hại, quy định về ghi nhãn mác và chất lượng
thương mại. Các nước sản xuất nông sản cần phải đáp ứng được những quy định
này mới mong thâm nhập và có cơ hội mở rộng thị trường. Như đã trình bày ở trên,
thực hành nông nghiệp tốt chính là giải pháp cơ bản giúp giải quyết vấn đề này.
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Một khi đã đáp ứng được và thâm nhập vào các thị trường đó thì giá trị nông sản sẽ

được nâng cao tương ứng với chất lượng của nó. Qua đó đóng góp vào thu nhập
quốc dân cũng như làm nâng cao mức sống người dân, đặc biệt là những nông dân.
Đối với môi trường:
Các hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn này đảm bảo hạn chế tối đa tác động
xấu đến môi trường không những thế còn cải thiện môi trường nơi sản xuất. Tất
cả các khâu trong quy trình đều đề cập đến vấn đề cần tiến hành các hoạt động đó
mà tránh gây ô nhiễm đến môi trường. Có thể nêu ra một số ví dụ như: trong khâu
quản lý đất và giá thể cần có các biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất, hay nếu
trong khu vực sản xuất có chăn thả vật nuôi thì cần phải có chuồng trại và biện pháp
xử lý chất thải nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; hoặc trong khâu sử
dụng hóa chất, việc sử dụng đúng cách không làm tổn hại đến môi trường cũng như
sản phẩm được hết sức chú ý…
Hướng sản xuất này cũng đi theo xu hướng chung hiện nay đó là sản xuất
bền vững, đó là xu hướng sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt đáp ứng được
nhu cầu của con người bằng cách sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý, hiệu quả
mà không làm ảnh hưởng tới môi trường, không làm giảm cấp tài nguyên cũng như
không làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các nguồn lực này của thế hệ tương lai
1.2 Chè và đặc điểm sản xuất của chè
1.2.1 Nguồn gốc của cây chè
Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis. Nó có nguồn gốc ở miền Nam
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á như Mianma, Việt nam. Nó xuất hiện cách
đây khoảng 4000 năm theo ghi chép của người Trung Quốc. Tuy nhiên, ban đầu
người ta không sử dụng cây chè như một đồ uống mà dùng nó là một loại thuốc
chữa bệnh. Sau đó, đến đầu thế kỷ 19, cây chè được người châu Âu đem sang trồng
ở một số như Ấn Độ, Pakixtan và một số nước nữa. Đến nay, cây chè được trồng
phổ biến hầu như ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Hiện nay, ở Việt Nam có trồng một số loại giống chè và cũng du nhập, tạo ra
nhiều giống mới, tuy nhiên hiện có 4 loại giống chè sau:
- Chè Trung Quốc lá to (China macrophylla)
9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Chine microphylla)
- Chè Tuyết (Shan)
- Chè Ấn Độ (Assamica)
1.2.2 Vị trí cây chè trong nền kinh tế quốc dân
Cây chè mang lại giá trị dinh dưỡng và kinh tế
Nước chè là loại nước uống phổ biến có tác dụng giải khát về mùa hè, chống
lạnh tốt vào mùa đông. Trong chè còn có chất kích thích cafein làm tinh thần minh
mẫn, sảng khoái. Chè còn có thể làm thuốc trị bệnh đường ruột, lợi tiểu, có tác dụng
kích thích tiêu hóa và các chất mỡ. trong chè có một số acid amin cần thiết cho cơ
thể con người. Ngoài ra ở Nhật, các nhà khoa học còn phát hiện trong chè có chất
Tanin có khả năng chống phóng xạ.
Cây chè mang lại giá trị kinh tế cao và có thị trường quốc tế tương đối ổn
định, rộng lớn và còn có thể mở rộng được như Nga, các nước Đông Âu, các nước
đang phát triển, các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và nhiều nước khác.
Vị trí trong nông nghiệp
Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài (20-40 năm
hoặc có thể lâu hơn), mau cho sản phẩm (khoảng sau 3 năm) và cho hiệu quả kinh
tế cao. Sản xuất chè thu hồi vốn đầu từ ban đầu nhanh chóng, thu nhập kinh tế hàng
năm vững chắc vì sản lượng, năng suất chè tương đối ổn định.
Cây chè là cây không tranh chấp đất với cây lương thực, vừa có tác dụng
biến đổi cơ cấu nông nghiệp nước ta từ tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng
hóa. Đồng thời sản xuất chè cần số lao động tương đối lớn nên việc phát triển mạnh
mẽ cây chè ở trung du, miền núi là biện pháp hiệu quả để sử dụng hợp lý và điều
hòa nguồn lao động trong phạm vi cả nước.
Chè là sản phẩm xuất khẩu có giá trị trên thị trường quốc tế, nó là một trong
những cây cho lượng ngoại tệ cao trên một đơn vị diện tích so với một số cây xuất
khẩu khác.
1.2.3 Đặc điểm sinh thái

10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Chè là cây bụi miền nhiệt đới, cận nhiệt gió mùa, có hoa màu trắng vàng,
đường kính 2-4 cm, có 7-8 cánh hoa. Lá chè dài trung bình từ 4-15 cm, lá tươi chứa
4% cafein , độ tuổi của chè tạo ra chè khác nhau về chất lượng.
Chè là loại cây ưa nhiệt độ tương đối cao, thích hợp trồng ở nhiệt độ khoảng
18-23
0
C, nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây chè đặc biệt là
của búp chè, ngược lại nếu nhiệt độ quá cao cũng hạn chế sinh trưởng của chè, có
thể làm chè bị cháy sém.
Chè cũng là loại cây cần nhiều nước. Độ ẩm không khí cần thiết để cây chè
có thể sinh trưởng tốt là trên 80%, còn độ ẩm của đất cần trên 60%. Lượng mưa
hàng năm yêu cầu từ 1500-2000mm và phân bố đều qua các tháng. Việc đảm bảo
cung cấp đủ nước là rất cần thiết cho việc sinh trưởng và khả năng sản xuất của cây
chè.
Cây chè thích hợp trồng ở độ cao từ 50-600 so với mặt nước biển. Chè trồng
trên vùng núi cao thường có phẩm chất tốt hơn vùng thấp. Chè phải được trồng trên
vùng đất tốt, có nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước tốt.
1.2.4 Các loại sản phẩm chế biến từ cây chè
Từ cây chè người ta có thể chế biến ra nhiều loại chè khác nhau dựa vào
công nghệ và quy trình chế biến từ đơn giản đến phức tạp. Hiện nay, có một số loại
chè được dùng phổ biến trên thị trường:
Chè tươi: được sử dụng phổ biến trong gia đình ở Việt Nam và Trung Quốc.
Cách chế biến đơn giản, chỉ cần hái lá chè tươi về làm sạch, chế với nước sôi ủ
uống trong ngày.
Chè xanh: là loại chè được tiêu thụ chủ yếu ở Nhật, Bắc Phi, Trung Đông,
Châu Á. Loại chè này được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt
Nam theo quy trình sau: chè nguyên liệu tươi → diệt men → làm nguội → vò →sấy

khô→ sàng phân loại thành phẩm. Chè xanh cho nước xanh vàng, tươi sáng, vị chát
mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm. Ngoài ra, có một số loại chè ướp hương
được chế biến từ chè xanh bằng cách đem chè ướp với các loại hoa như sen, nhài,
bưởi…
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Chè đen: chiếm phần trăm lớn nhất trên thị trường buôn bán chè thế giới.
loại chè này được chế biến theo quy trình công nghệ OTD: chè nguyên liệu tươi→
làm héo→ vò →lên men →sấy khô→ sàng phân loại. Nước chè đen có màu nâu đỏ
tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ.
Gần đây trên thị trường thế giới, xuất hiện hai loại chè với yêu cầu khối
lượng tăng nhanh đó là chè hòa tan và chè túi lọc.
Trong tất cả các loại chè trên thì chè xanh và chè đen là 2 loại có giá trị
thương mại cao hơn cả.
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
1.3 Sản xuất chè áp dụng quy trình VietGAP
1.3.1 Quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn Viet GAP
Quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP được xây dựng có 12
khoảng đề cập đầy đủ 4 hợp phần gồm an toàn thực phẩm, quản lý môi trường, sức
khỏe, an toàn và phúc lợi người lao động và chất lượng sản phẩm. 12 khoảng của
quy trình VietGAP cho sản xuất chè đó gồm: đánh giá lựa chọn vùng trồng chè;
giống và gốc ghép; quản lý đất và giá thể; phân bón và phụ gia; nước tưới; bảo vệ
thực vật và sử dụng hóa chất; thu hoạch, bảo quản và vận chuyển; quản lý và xử lý
chất thải; người lao động; ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi
sản phẩm; kiểm tra nội bộ; khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Dưới đây đề cập cụ thể đến từng khoảng trong quy trình VietGAP cho sản
xuất chè.

1.3.1.1 Đánh giá và lựa chọn vùng chè
Vùng trồng chè áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá phù
hợp với qui định hiện hành của nhà nước và địa phương đối với các mối nguy cơ về
hóa học, sinh học và vật lý tại vùng sản xuất chè và vùng lân cận. Nếu không đáp
ứng được các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được
hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn. Hoặc nếu không thể khắc phục được thì không
được sản xuất theo VietGAP.
1.3.1.2 Giống và gốc ghép
Giống và gốc ghép phải được cấp phép sản xuất và có nguồn gốc rõ ràng.
Giống và gốc ghép tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử
lý hạt giống, xử lý cây con, hóa chất áp dụng, thời gian, tên người xử lý, mục đích
xử lý. Nếu gống và gốc ghép không tự sản xuất phải có hổ sơ ghi rõ tên và địa chỉ
của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng chủng loại, phương pháp xử lý
giống, gốc ghép (nếu có)
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
1.3.1.3 Phân bón và chất phụ gia
Lựa chọn phân bón và các hóa chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô
nhiễm lên chè do hóa chất và kim loại nặng gây ra; chỉ sử dụng các loại phân bón và
hóa chất có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Không sử dụng hữu cơ chưa qua xử lý (chưa ủ hoai mục). Trong trường hợp
phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Nếu
không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian
cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý.
Các dụng cụ sau dùng để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và bảo
dưỡng thường xuyên.
Nơi tồn trữ hay khu vực để trang thiết bị, dụng cụ phục vụ phối trộn và đóng
gói phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng nhằm giảm nguy
cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.

Lưu trữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản
phẩm, thời gian, số lượng mua)
Lưu trữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón, tên
phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón).
1.3.1.5 Nước tưới
Chất lượng nước tưới cho sản xuất chè phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện
hành của Việt Nam.
Việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng
cho: tưới, phun bảo vệ thực vật và vệ sinh, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
Trong trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay
thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm
tra. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ.
Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân
cư tập trung, các tranng trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân
tươi, nước giải trong sản xuất chè.
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
1.3.1.6 Bảo vệ thực vật và sử dụng hóa chất
Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về
cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn phù hợp với phạm vi công việc của họ.
Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây
trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Chỉ được phép mú thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh
doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật
được phép sử dụng cho chè tại Việt Nam. Nếu cần lựa chọn thuốc phải có ý kiến
của người có chuyên môn.
Phải sử dụng hóa chất đúng theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa hoặc của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản
phẩm.

Thời gian cách ly từ khi phun lần cuối đến khi thu hoạch phải đảm bảo đúng
theo hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV ghi trên nhãn hàng hóa.
Thuốc BVTV không sử dụng hết phải được xử lý, đảm bảo không làm ô
nhiễm môi trường.
Sau mỗi lần phun thuốc dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo
dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh làm ô nhiễm .
Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất chè mới được phun thuốc.
Kho chứa hóa chất phải xây dựng nơi khô ráo thoáng mát, an toàn, có nội
quy và được khóa cẩn thận. Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ có
người có trách nhiệm mới được và kho.
Không để hóa chất dạng lỏng lên giá phia trên các hóa chất dạng bột.
Hóa chất cần được giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng, nhãn
mác rõ ràng. Nếu đổi hóa chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên
hóa chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa gốc.
Các hóa chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng cần ghi rõ trong sổ
sách theo dõi và lưu trữ nơi an toàn cho tới khi xử lý theo quy định của nhà nước.
Ghi chép các hóa chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hóa chất, lý do, vùng sản
xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng).
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Lưu trữ hồ sơ các loại hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất, người
bán, thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng và ngày sản xuất).
Không tái sử dụng các bao bì thùng chứa hóa chất. Phải cất giữ những bao
bì, thùng chứa này ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của nhà nước.
Nếu phát hiện dư lượng hóa chất quá mức tối đa cho phép, phải dừng ngay
việc thu hoạch, mua bán sản phẩm chè và xác định nguyên nhân ô nhiễm cũng như
triển khai biện pháp ngăn chặn sự tái nhiễm, ghi chép rõ ràng trong hồ sơ lưu trữ.
Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác nên được lưu trữ riêng và sử
dụng đảm bảo không gây ô nhiễm lên chè.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa
chất có trong chè theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm
quyền các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn
quốc gia hoặc quốc tế.
1.3.1.7 Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển
Thu hoạch và bảo quản chè búp tươi
Thiết bị, dụng cụ hái chè (bằng tay hoặc bằng máy) phải được làm từ vật liệu
không gây ô nhiễm cho sản phẩm.
Sản phẩm sau khi thu hoạch không để tiếp xúc trực tiếp với đất.
Chè thu hái (bằng tay hoặc máy) nên đựng trong giỏ hoặc sọt không có mùi
lạ.
Chè chứa trong sọt không được lèn chặt tránh làm dập nát chè.
Chè tươi sau khi thu hái phải được đưa ngay về nơi sơ chế, chế biến.
Chè bảo quản tại chỗ nhờ chế biến cần được bảo quản trong nhà bảo quản và
bằng phương tiện phù hợp.
Nhà bảo quản sản phẩm chè búp tươi phải được thiết kế đúng quy cách, xa
các khu chứa hóa chất, phân bón, khu chăn tha gia súc, gia cầm và phải có hệ thống
xử lý nước thải, rác thải nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm cho sản phẩm.
Vận chuyển chè búp tươi
Bao bì đựng che không được đặt trực tiếp xuống đất để tránh nguy cơ gây ô
nhiễm.
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp bao bì chứa sản
phẩm.
Không vân chuyển chè búp tươi chung với các hàng hóa có nguy cơ gây ô
nhiễm sản phẩm.
Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển.
1.3.1.8 Quản lý và sử dụng chất thải

Phải có biện pháp quản lý và sử dụng chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt
động sản xuất, bảo quản chè búp tươi.
1.3.1.9 Người lao động
An toàn lao động
Những người mắc bệnh truyền nhiễm có khả năng gây nhiễm bẩn cho chè
phải nghỉ việc để điều trị cho tới khi khỏi hẳn mới được tiếp tục làm việc.
Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến thức, kỹ
năng về hóa chất và phải có kỹ năng ghi chép.
Tổ chức và cá nhân phải có các trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ
cứu cần thiết và đưa người lao động bị nhiễm hóa chất đến bệnh viện gần nhất để
điều trị
Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và dán tại kho chứa hóa chất.
Người lao động được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hóa chất hoặc tiếp cận
các vùng mới phun thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc.
Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để chung với
thuốc BVTV.
Điều kiện làm việc
Nhà làm việc thoáng, mật độ người làm việc hợp lý.
Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động.
Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ.
Các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải
thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro do di chuyển hoặc nâng
vác các vật nặng
Vệ sinh cá nhân
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Người lao động cần được trang bị kiến thức cần thiết, được tập huấn về thực
hành vệ sinh cá nhân. Các khóa tập huấn phải được ghi trong hồ sơ.
Cung cấp cho người lao động tài liệu hướng dẫn về thực hành vệ sinh cá

nhân và nội quy vệ sinh cá nhân phải được đặt ở các địa điểm dễ thấy.
Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh cho người lao
động và duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh.
Nhà vệ sinh phải được bố trí ở vị trí thuận lợi, cách lý với khu sản xuất và
phù hợp với số lượng người cùng giới theo quy định hiện hành.
Nước thải vệ sinh phải được xử lý.
Phúc lợi xã hội của người lao động
Tuổi lao động phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và có
những thiết bị, dịch vụ cơ bản.
Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với pháp luật về lao
động Việt Nam.
Đào tạo
Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ
liên quan đến sức khỏe và điều kiện an toàn.
Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực dưới đây:
- Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ
- Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động
- Sử dụng an toàn các hóa chất, vệ sinh cá nhân.
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
1.3.1.10 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
Tổ chức và cá nhân sản xuất chè theo VietGAP phải ghi chép đầy đủ nhật ký
sản xuất, nhật ký về BVTV, phân bón, bán sản phẩm v.v…
Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP, hàng năm phải tự kiểm tra hoặc
thuê Kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ
hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa thì phải có biện pháp khắc phục và phải được
lưu trong hồ sơ.
Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành

VietGAP và được lưu giữ tại cơ sở sản xuất.
Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất 2 năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của
khách hàng hoặc cơ quan quản lý.
Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản
xuất . Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ.
Bao bì, túi đựng sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn
gooscs được dễ dàng.
Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu hồ
sơ cho từng lô sản phẩm.
Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô
sản phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người
chế biến hoặc kinh doanh.
Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái
nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý.
1.3.1.11 Kiểm tra nội bộ
Tổ chức và cá nhân sản xuất chè phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi
năm một lần.
Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá. Sau khi kiểm
tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký và bảng kiểm
tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá hoặc bảng kiểm tra đột xuất và định kỳ của
cơ quan nhà nước có thầm quyền phải được lưu trong hồ sơ.
1.3.1.12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu khiếu nại khi
khách hàng có yêu cầu.
Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP
phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu
nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ

1.3.2 Sự cần thiết phải đẩy nhanh áp dụng VietGAP đối với sản phẩm chè ở nước
ta
Một số lý do của việc cần đẩy mạnh áp dụng VietGAP đối với sản phẩm chè
ở nước ta:
Thứ nhất, trên thị trường chè thế giới hiện nay nhu cầu về chè ngày càng
tăng trong khi nguồn cung gần đây bị giảm do tình hình thời tiết hạn hán và lũ lụt
xảy ra tại các thị trường chè truyền thống như Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc. Điển
hình là tại Trung Quốc, hạn hán năm 2010 đã làm sản lượng chè xanh nước này
giảm khoảng 70%. Trong khi đó nhu cầu về lượng chè của thế giới lại cần rất nhiều
nhất là các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Pakistan…Nước ta là cũng là nước
đứng trong nhóm 5 nươc xuất khẩu chè trên bản đồ chè thế giới hiện nay, việc áp
dụng VietGAP vào sản xuất chè trong nước sẽ vừa làm tăng chất lượng, vừa đảm
bảo sản lượng cao và ổn định để cung cấp cho thị trường thế giới đang khát chè.
Thứ hai, tuy là nước xuất khẩu chè với khối lượng khá lớn (xuất khẩu năm
2011 đạt 131.000 tấn thu về 198 triệu USD) nhưng giá chè của Việt Nam lại chỉ
bằng 60-70% giá chè trung bình thế giới. Giá bán chỉ ở mức thấp nhưng chè Việt
Nam vẫn lép vế so với nhiều nước. Việt Nam xuất khẩu 1 kg chè chỉ thu được bình
quân 1,6 USD, trong khi 1 kg chè của Srilanka xuất khẩu có mức giá 3,3 USD.
Cùng với đó là xu hướng tiêu dùng hiện nay, người mua sẵn sàng trả một số tiền
cao hơn cho các thương hiệu chè có chất lượng cao thay vì chọn sản phẩm giá
rẻ, vì họ ngày càng quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như
chất lượng của sản phẩm. Áp dụng VietGAP chính là một cách thức để đáp ứng xu
hướng tiêu dùng này đồng thời giải quyết vấn đề giá cả cho chè Việt.
Thứ ba, việc áp dụng VietGAP cũng như các quy trình sản xuất chè an toàn
ở một số khu vực trồng chè đã mang lại hiệu quả cao. Có thể nêu ra một vài điển
hình như:
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Hợp tác xã chè Tân Hương ở Thái Nguyên đã được cấp chứng nhận đạt tiêu

chuẩn UTZ Certified. Đây là tiêu chuẩn về sản xuất các sản phẩm nông sản tốt trên
quy mô toàn cầu. Sau khi được cấp chứng nhận này sản phẩm của hợp tác xã được
đảm bảo về tiêu thụ đầu ra và giá cả tăng lên từ 20-25% so với các sản phẩm chè
thông thường khác.
Mô hình này được Hiệp hội chè Việt Nam cùng các doanh nghiệp xuất khẩu
kết hợp với tổ chức Solidaridad thực hiện. Mô hình được tiến hành trên diện tích
10.25 ha tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. Quá trình thực hiện cho kết quả
đáng khả quan, 28 tấn chè đầu tiên được bán ra thị trường với giá 300.000đ/kg, cao
gấp 2 lần so với giá thị trường hiện tại. Cùng với đó việc áp dụng tiêu chuẩn UTZ
còn làm người trồng chè giảm được khá nhiều chi phí canh tác. Do trước khi áp
dụng quy trình sản xuất an toàn, người trồng chè sử dụng phân bón không hợp lý từ
10-15kg đạm/sào, sau khi áp dụng lượng đạm bón giảm một nửa, chỉ cần từ 5-7kg
đạm/sào. Nhờ đó chè ít sâu bênh, sản phẩm khi pha nước uống có màu sắc đậm
hơn, hương vị thơm hơn. Sản phẩm của hợp tác xã được bảo đảm đầu ra, tiêu thụ cả
thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Điển hình thứ hai có thể nêu ra là công ty TNHH một thành viên chè Phú
Bền đã được sự hỗ trợ của tổ chức Unilever tiến hành áp dụng tiêu chuẩn Rain
Forest (RFA). Áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn này, sản phẩm chè của Phú Bền
được sản xuất ra đáp ứng được yêu cầu quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm và
truy nguyên nguồn gốc. Do vậy đến nay chè của công ty Phú Bền đã được xuất
khẩu sang nhiều nước trong đó có cả những thị trường khó tính nhất như: Mỹ, Nhật
Bản, Úc cùng với các nước khác như Nga, các nước Trung Đông, Pakixtan
Hiện tại, diện tích sản xuất chè đang được áp dụng theo tiêu chuẩn RFA của
công ty Phú Bền là khoảng 1.600 ha đem lại năng suất trung bình rất cao từ 15-20
tấn/ha
Nhờ áp dụng tiêu chuẩn RFA vào sản xuất chè, chất lượng của sản phẩm
được đảm bảo, do vậy giá chè xuất khẩu bình quân của công ty trong năm 2011 đạt
hơn 2USD/kg sấp xỉ với mức giá bình quân chung của thế giới và cao hơn mức bình
quân của cả nước là 1.5 USD/kg. Giá chè xuất khẩu tăng cao hơn so với các sản
phẩm thông thương khác làm cho công ty có thể mua lại nguyên liệu chè của nông

dân với giá cao hơn, điều này một lần nữa tác động đến quá trình sản xuất chè bền
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh
vững. Nông dân bán được chè với giá cao hơn sẽ càng chú ý hơn trong sản xuất chè
an toàn.
Thứ tư, tuy nhận thấy nhiều lợi ích của việc áp dụng VietGAP đối với sản
phẩm chè như vậy nhưng đến nay việc áp dụng mới được trên diện tích nhỏ
(khoảng 10% tổng diện tích trồng chè cả nước).
Với tất cả những nguyên nhân nêu trên thì việc đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn
VietGAP vào ngành chè là rất cần thiết để từng bước nâng giá trị chè Việt Nam trên
cả thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời nâng cao được đời sống của người
trồng chè qua tác động gián tiếp của nó.
1.4 Kinh nghiệm áp dụng các quy trình sản xuất an toàn và tương tự GAP đối
với sản phẩm chè trên thế giới
1.4.1 Kinh nghiệm sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc
1.4.1.1 Tình hình chung
Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới. Cho đến năm 2000,
Trung Quốc có tổng diện tích trồng chè là 1.106.933 ha, tổng sản lượng là 683.324
tấn, trong đó bao gồm 498 nghìn tấn chè xanh, 68.6 nghìn tấn chè Ô long, 47.3
nghìn tấn chè đen, 22.5 nghìn tấn chè bánh và 47,8 nghìn tấn các loại chè khác.
Trung Quốc đã phải trả giá đắt cho sản xuất sản phẩm chè không an toàn trong
những năm 90 do sử dụng lượng thuốc trừ sâu, phân hóa học quá lớn và không quan
tâm đến ngăn ngừa ô nhiễm của vùng sản xuất. Các năm trở lại đây, Trung Quốc
đang chuyển mạnh sang sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ. Diện tích trồng chè hữu
cơ của Trung Quốc đến sau năm 2000 đạt 6.700 ha, chủ yếu ở các tỉnh Triết Giang,
Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc Tổng sản lượng chè hữu cơ đạt khoảng 4000 tấn,
tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 150 triệu tệ. Trong đó, xuất khẩu sang các nước như
Nhật Bản, Mỹ và châu Âu chiếm từ 3000-3500 tấn, tiêu thụ trong nội địa khoảng
500 tấn.

Để khuyến khích sản xuất, xuất khẩu chè, Trung Quốc đã ban hành pháp
lệnh về tiêu chuẩn chè đảm bảo VSATTP và có các chính sách hỗ trợ như cho vay
vốn, bù giá trong những năm đầu, giảm thuế Hướng ưu tiên lớn của sản xuất chè
Trung Quốc trong hiện tại và tương lai là đảm bảo VSATTP.
22

×