Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001 2000 TẠI CÔNG TY CAO SU PHÚ RIỀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.21 KB, 78 trang )

ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001- 2000 TẠI
CÔNG TY CAO SU PHÚ RIỀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Chỉ tiêu 40
Yêu cầu 40
Các nông trường 40
NT1 40
NT2 40
NT3 40
NT4 40
NT5 40
NT6 40
Phụ lục 1. Bảng Phỏng Vấn CB-CNV Công Ty cao su Phú Riềng 72
Phụ lục 2. The Measurement Note Of Customer Satisfaction PhuRieng Rubber
Company 73
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHLĐ Bảo hộ lao động
CB-CNV Cán bộ công nhân viên
CSVN Cao su Việt Nam
CSCL Chính sách chất lượng
CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
CCDV Cung cấp dịch vụ
DTBH Doanh thu bán hàng
DRC Hàm lượng cao su
ĐVT Đơn vị tính
HTX Hợp tác xã
HSQT Hệ số quan trọng
HSTH Hiệu suất thực hiện


HS Hiệu suất
ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá
KHVT Kế hoạch vật tư
KQ Kết quả
KHCL Kế hoạch chất lượng
MST Độ ổn định cơ học
MMTB Máy móc thiết bị
MTCL Mục tiêu chất lượng
MH Minh Hưng
NG Nguyên giá
NT Nông trường
NTR Nghĩa Trung
NSLĐ/CN Năng suất lao động bình quân của một người
NH3 Amoniac
PH Độ kiềm
QLCL Quản lý chất lượng
SPKPH Sản phẩm không phù hợp
SL Số lượng
vi
SXKD Sản xuất kinh doanh
VFA Axít béo bay hơi
TT Tỉ trọng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXKCT Tiêu chuẩn xuất khẩu cạnh tranh
TCLĐ Tổ chức lao động
TL Tiền lương
TSCĐ Tài sản cố định
XNK Xuất nhập khẩu
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2006 – 2007 12
Bảng 2.2. Tình Hình Trang Thiết Bị và Tài Sản Cố Định của Công Ty Năm 2006
-2007 12
Bảng 2.3. Tình Hình Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2006 – 2007 13
Bảng 2.4. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Qua 2 Năm 2006-2007 14
Bảng 4.1. Sản Lượng Sản Xuất của Công Ty Năm 2006 - 2007 28
Bảng 4.2. Sản Lượng Tiêu Thụ của Công Ty Qua 2 Năm 2006- 2007 28
Bảng 4.3. Doanh Thu của Công Ty Qua 2 Năm 2006- 2007 29
Bảng 4.4. Thị Trường Xuất Khẩu của Công Ty Qua 2 Năm 2006 – 2007 30
Bảng 4.5. Thị Trường Tiêu Thụ Nội Địa Qua 2 Năm 2006 – 2007 31
Bảng 4.6. Sự nhận biết CSCL của CB- CNV Công Ty 34
Bảng 4.7. Sản Lượng Mủ Nguyên Liệu Nhận Từ Vườn Cây 2006 – 2007 38
Bảng 4.8. Tình Hình Nhận Mủ Nguyên Liệu Theo Yêu Cầu Kỹ Thuật Năm 2007 38
Bảng 4.9. Chất Lượng Mủ Nguyên Liệu Từ Các Nông Trường 39
Bảng 4.10. Biến Động Các Chỉ Tiêu Mủ Nước Vườn Cây Trong Năm 2007 40
Bảng 4.11. Hiệu Suất Ly Tâm và Sản Lượng Mủ Ly Tâm Năm 2006 – 2007 41
Bảng 4.12. Chỉ Tiêu Kỹ Thuật Mủ Ly Tâm của Công Ty Năm 2007 42
Bảng 4.13. Chỉ tiêu kỹ thuật Mủ Kem Năm 2007 42
Bảng 4.14. Chỉ Tiêu Kỹ Thuật Mủ Tạp Năm 2007 43
Bảng 4.15. Chỉ Tiêu Kỹ Thuật Đối Với Mủ Tinh Năm 2007 44
Bảng 4.16. Tình Hình An Toàn Lao Động và Bảo Hộ Lao Động Năm 2006 – 2007 49
Bảng 4.17. Kết Quả Đạt Được Chất Lượng Mủ Năm 2007 50
Bảng 4.18. Tình Hình Thực Hiện Tiêu Chuẩn Chất Lượng Sản Phẩm Năm 2007 53
Bảng 4.19. Tình Hình Thỏa Mãn Khách Hàng Bên Ngoài Năm 2007 56
Bảng 4.20. Năng Suất Lao Động Của CB-CNV 60
Bảng 4.21. Tình Hình Tiền Lương và Thu Nhập của CB-CNV năm 2006-2007 60
Bảng 4.22. Mức Độ Hài Lòng của CB-CNV Công Ty 61
ĐVT: % 61
viii

Bảng 4.23. Nguyên Liệu Không Phù Hợp Năm 2007 62
Bảng 4.24. Ma trận SWOT Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác QLCL của Công
Ty 65
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1.Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy của Công Ty Cao Su Phú Riềng 5
Hình 2.2. Quy Trình Chế Biến Mủ Kem 8
Hình 2.3 Quy Trình Chế Biến Mủ Cốm 9
Hình 2.4. Quy Trình Chế Biến Mủ Tạp 11
Hình 3.1. Sơ Đồ Mô Tả Một Quá Trình Tổng Quát 21
Hình 4.2. Biểu Đồ Doanh Thu Xuất Khẩu và Doanh Thu Nội Địa Năm 2006 - 2007
30
Hình 4.3. Sơ Đồ Quá Trình Đảm Bảo Chất Lượng của Công Ty 37
Hình 4.4. Sơ Đồ Quá Trình Xuất của Hàng Công Ty 46
Hình 4.5. Quy Trình Xử Lý Nước Thải 51
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Phỏng Vấn CB-CNV Công Ty cao su Phú Riềng 72
Phụ lục 2. The Measurement Note Of Customer Satisfaction PhuRieng Rubber
Company 73
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng gia tăng
kéo theo nhu cầu luôn luôn thay đổi. Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng luôn đòi hỏi
hàng hóa phải có chất lượng phù hợp với yêu cầu của họ. Các yêu cầu của khách hàng
về sản phẩm có thể là hàng hóa tốt, bền, giá cả thích hợp, giao hàng đúng hẹn Tuy
nhiên hiện nay rất nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài thường đòi hỏi

các doanh nghiệp phải có chứng chỉ QLCL quốc tế để bảo đảm doanh nghiệp có nền
tảng để có thể làm ra sản phẩm có chất lượng.
Vì vậy, hiện nay việc áp dụng để đạt được các chứng nhận về tiêu chuẩn hệ
thống QLCL như: ISO 9000, ISO 14000, …đang được nhiều tổ chức, doanh nghiệp
quan tâm. Áp dụng các hệ thống QLCL quốc tế sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp cơ
hội cạnh tranh vì nó chính là tấm giấy thông hành để xâm nhập thị trường các nước,
đồng thời nâng cao niềm tin của khách hàng trong việc cung cấp sản phẩm phù hợp
với yêu cầu khách hàng. Áp dụng các hệ thống QLCL quốc tế cũng giúp doanh nghiệp
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh qua việc làm sản phẩm sai lỗi ít đi, thỏa mãn
khách hàng nội bộ nên tạo điều kiện để năng suất lao động của CNV tăng lên
Công ty cao su Phú Riềng là công ty chuyên sản xuất, chế biến cao su thiên
nhiên. Sản phẩm của công ty dùng làm nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác nhau:
cơ khí, y tế, hàng gia dụng,… và được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước cũng
như nước ngoài. Nhận thấy chất lượng là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, ngay
từ năm 1999 công ty đã tiến hành xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO phiên bản 1994, đến năm 2002 chuyển sang xây dựng theo tiêu
chuẩn 9001-2000. Trong công tác QLCL công ty đã đạt được một số thành quả như
chất lượng sản phẩm ngày càng tốt, khách hàng ngày một nhiều, song vẫn còn những
mặt hạn chế nhất định như: sản phẩm không phù hợp vẫn còn, sai sót trong khi tiếp
nhận nguyên liệu Để tìm hiểu những hoạt động mà công ty đã thực hiện để đảm bảo
hệ thống QLCL vững chắc cũng như những hạn chế trong công tác quản lý chất lượng
của công ty, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm, của giáo
viên hướng dẫn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá việc áp dụng hệ thống
QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 tại công ty cao su Phú Riềng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá việc áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 của
công ty cao su Phú Riềng và đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả QLCL của
Công Ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ mủ cao su của công ty.
Tìm hiểu công tác tổ chức và vận hành hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO
9001 – 2000.
Đánh giá công tác QLCL của công ty.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống QLCL theo tiêu
chuẩn ISO 9001- 2000 của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tại Công Ty Cao Su Phú Riềng. Địa chỉ: Xã Phú Riềng,
huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ: 24/3 đến
7/6.
1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày lý do, ý nghĩa của việc chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và sơ lược cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về công ty, về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các
phòng ban, tình hình cơ bản và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua
2
2 năm 2006-2007. Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong tình hình hiện tại. Định
hướng phát triển trong tương lai.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày nội dung về mủ cao su và các khái niệm liên quan đến chất lượng,
QLCL và hệ thống QLCL, nêu các nguyên tắc cải tiến chất lượng của ISO 9000. Giới
thiệu một số phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích, đánh giá những hoạt động quản lý chất lượng tại Công Ty để thấy
được những thành quả và tồn tại trong công tác quản lý chất lượng. Từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác QLCL tại Công Ty.

Chương 5: Kết luận và đề nghị
Nêu kết luận về tình hình thực hiện chất lượng của Công Ty và một số kiến
nghị của tác giả đối với Công Ty và Nhà nước.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên doanh nghiệp: Công Ty cao su Phú Riềng
Địa chỉ: xã Phú Riềng, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước
ĐT: 0651 777 767 – 0651 777 264. Fax: 0651 777 758 – 0651 777 901
Email:

Website: www.phuriengrubber.vn
Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh : 96B Võ Thị Sáu, phường Tân Định,
Q1, TP Hồ Chí Minh.
ĐT/ Fax : (+84) 88231658
Công Ty cao su Phú Riềng được thành lập vào ngày 6/9/1978 theo quyết định
số 318/QD–NN của Bộ Nông Nghiệp để thực hiện hiệp định giữa Chính Phủ
CHXHCN Việt Nam và Liên bang CHXHCN Xô Viết về hợp tác sản xuất chế biến
cao su thiên nhiên với quy mô 50.000 ha trong thời gian 5 năm từ 1980 – 1984. Hiện
nay Công Ty cao su Phú Riềng là đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghiệp cao su
Việt Nam (GERUCO), với tổng diện tích 18.065 ha, sản lượng bình quân hàng năm
đạt 29.000 tấn.
Sản phẩm của công ty
Sản phẩm bao gồm các loại cao su thiên nhiên: SVRVC50, SVRVC60, SVRL,
SVR3L, SVR5, SVR10, SVR20, Latex 60% DRC.
2.2. Tình hình cơ bản của công ty
2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu cao su
Xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu dân cư và kinh

doanh địa ốc.
Chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm và chế biến gỗ xuất khẩu.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban công ty
Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1.Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy của Công Ty Cao Su Phú Riềng.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban công ty
Công Ty được quản lý và điều hành bởi Giám đốc trên nguyên tắc thực hiện
quyền làm chủ tập thể của người lao động. Để phù hợp với quy mô sản xuất hiện nay,
Công ty cao su Phú Riềng đã tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức như sau:
Ban Giám đốc
Giám đốc
Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Phòng Kỹ thuật
Nông nghiệp
Phòng Tổ chức
Lao động
Phòng Tài
chính Kế
toán
Phòng Kế
hoạch Vật

Phòng Thanh tra
Bảo vệ quân sự
Phòng Xây dựng
cơ bản
Phòng KCS Phòng Xuất
nhập khẩu
Văn
phòng

Công
Ty
5
Giám đốc là người đứng đầu công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi
hoạt động sản xuất của công ty, là người quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự tồn tại và phát triển của
công ty. Phó Giám đốc là người trợ giúp giám đốc trong việc trực tiếp quản lý công
ty.
Phòng tổ chức và lao động tiền lương.
Trợ giúp cho ban Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu tổ chức bộ máy quản
lý và tổ chức sản xuất trong các đơn vị thuộc công ty. Đề xuất, tuyển chọn và cho thôi
việc theo luật lao động mà Nhà nước đã ban hành.
Xây dựng kế hoạch tiền lương hàng năm trên cơ sở chỉ tiêu sản xuất của công
ty và bậc lương theo quy định hiện hành. Xử lý vi phạm nội quy, kỷ luật, thi hành kỷ
luật. Đề xuất xét khen thưởng cho tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong lao
động sản xuất.
Phòng kế hoạch vật tư
Xây dựng phương hướng dài hạn các kế hoạch 5 năm theo mục tiêu của ngành,
căn cứ thực trạng của đơn vị, ngành và thị trường tiêu thụ.
Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm, xác định nhu cầu của vật tư để cung
ứng vật tư nguyên nhiên vật liệu, tiêu thụ sản xuất sản phẩm hợp đồng kinh tế.
Phòng tài chính- kế toán
Có trách nhiệm hạch toán toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nhu cầu vốn hoạt động trong quá trình sản
xuất. Phân tích các hoạt động kinh tế trong toàn công ty. Theo dõi tình hình tiêu thụ
tiền mặt, lập kế hoạch tài chính thu chi cho công ty, theo dõi tình hình công nợ.
Thực hiện công tác kế toán, thanh quyết toán với ngành và ngân sách hàng năm
theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước.
Phòng Kỹ thuật - Nông nghiệp
Tham mưu cho ban Giám đốc về lãnh vực kỹ thuật mới, chăm sóc khai thác mủ

cao su theo đúng quy trình kỹ thuật của tổng công ty quy định.
Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống cây trồng năng suất
cao và kháng bệnh tốt, phòng và trị bệnh cho vườn cây, quy trình và chế độ phân
6
bón,kiểm tra, đôn đốc các đơn vị nông trường thực hiện các kế hoạch, chỉ tiêu sản
xuất.
Phòng Xây dựng cơ bản
Xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu xây dựng cơ bản các công trình đường giao
thông, cầu cống, các vấn đề kỹ thuật cơ khí điện nước, thiết bị, xe máy toàn bộ công
ty. Thiết kế và dự toán giám sát công trình.Tham mưu cho ban Giám đốc công ty
hoạch định các kế hoạch ngắn hạn vè xây dựng cơ bản.
Phòng thanh tra bảo vệ quân sự
Tham mưu cho ban Giám đốc công ty về xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo
vệ tài sản XHCN, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn khu vực có công nhân, vườn
cây và sản phẩm thu hoạch.
Phòng XNK
Trợ giúp việc tìm kiếm thị trường mua bán về sản phẩm cao su, vật tư thiết bị
phục vụ cho việc sản xuất của công ty. Theo dõi sự biến động giá cả và diễn biến thị
trường trong và ngoài nước để xây dựng chính sách giá cả của công ty và cạnh tranh
về sản phẩm cao su. Dự báo những khó khăn, thuận lợi về thị trường mủ cao su,
phương thức thanh toán,
Phòng KCS
Tham mưu cho Giám đốc công ty trong việc quản lý về chất lượng sản phẩm.
Quản lý chất lượng mủ cao su sơ chế từ khâu đầu đến khâu cuối (chất lượng
nguyên liệu từ vườn cây và các nhà máy chế biến trong quá trình chế biến, đóng gói,
bao bì, xuất xưởng). Kiểm tra và chứng nhận chất lượng toàn bộ sản phẩm cao su sơ
chế của công ty.
Cấp chứng chỉ hàng xuất bán. Nghiên cứu cải tiến sản xuất, hệ thống quản lý
chất lượng sản phẩm từ vườn cây về nhà máy, cả bao bì đóng gói đến lúc tiêu thụ. Đa
dạng hóa sản phẩm.

Văn phòng công ty
Tham mưu cho ban Giám đốc công ty về tổng hợp văn bản hành chính, chịu
trách nhiệm về tiếp khách. Lưu chuyển, in ấn, đánh máy các văn bản của bộ phận chức
năng.
Các đơn vị sự nghiệp
7
Nhà máy chế biến mủ cao su: Chế biến sản phẩm mủ cao su theo các chỉ tiêu,
sản lượng, quy cách, chủng loại, đáp ứng nhu cầu thị trường và kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm.
2.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất.
Quy trình sản xuất
Nhà máy của Công Ty hoạt động theo quy trình khép kín từ khâu nhận nguyên
vật liệu cho đến khâu xử lý chế biến thành phẩm các sản phẩm mủ latex và mủ cốm.
Ba quy trình chế biến là chế biến mủ kem, chế biến mủ cốm và chế biến mủ tạp.
Hình 2.2. Quy Trình Chế Biến Mủ Kem
Nguồn: Sổ tay quy trình chế biến mủ ly tâm
Các công đoạn chế biến chính như sau : Trước khi tiếp nhận mủ vệ sinh thật
sạch khu vực và mương tiếp nhận, dùng dung dịch NH3 để diệt khuẩn.
Tiếp nhận mủ nước đồng thời kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, tiến hành xử lý
nguyên liệu bằng hóa chất, quậy và để lắng lưu trữ trong hồ 12 giờ sau đó kiểm tra lại.
Tiếp đó mủ ở hồ nạp liệu cho qua máy ly tâm thành 2 loại mủ là latex và skim
Tiếp nhận mủ nước
Lưu trữ 12 giờ
Ly tâm
Trung chuyển
Lưu trữ
Xuất hàng
skim
8
Mủ latex cho hai loại mủ thành phẩm là HA và LA phụ thuộc vào cách pha hóa

chất vao bồn tồn trữ latex.
Mủ skim ra khỏi máy ly tâm được đưa qua tháp khử amoniac, sau đó loại mủ
này sẽ chảy xuống hồ skim, đánh đông và mủ để đông từ 3 đến 5 ngày.
Sau khi ly tâm sẽ cho mủ vào bồn trung chuyển, kiểm tra các chỉ tiêu.
Lưu trữ mủ trong bồn, đồng thời theo dõi các chỉ tiêu cho đến khi xuất hàng.
Hình 2.3 Quy Trình Chế Biến Mủ Cốm
Nguồn : Sổ tay quy trình chế biến mủ nước.
Tiếp nhận mủ nguyên liệu
Xử lý nguyên liệu
Đánh đông
Cán tờ
Băm cốm, xếp hộc
Xông, sấy
Cân, ép bành
Phân lô, cắt mẫu
Bao gói, đóng Pallet
Lưu kho
9
Các công đoạn như sau :
Tiếp nhận mủ từ vườn cây về nhà máy và được phân loại theo dự kiến sản
phẩm làm ra.
Mủ nguyên liệu được xử lý để loại bỏ các tạp chất có trong mủ, tạo sự đồng đều
và ổn định các thông số kỹ thuật.
Đánh đông lượng mủ cao su trên mương mủ không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu
kỹ thuật của sản phẩm.
Mủ được đưa vào máy cắt miếng, máy băm, máy trộn để rửa tách tạp chất trong
mủ Mủ băm này được đưa lên máy cán để tạo tờ. Và mủ sẽ tạo tờ lại và qua lần lượt
4 máy cán ép tờ, mủ này được băm thành cốm và xếp vào hộc.
Tiếp đó mủ cốm được đánh tơi và bơm lên sàn rung phân phối mủ vào thùng
sấy.

Ép mủ cốm đã sấy thành bành, cân theo khối lượng quy định.
Phân hạng cao su thành từng lô, lấy mẫu đại diện trong lô để kiểm tra các chỉ
tiêu kỹ thuật của sản phẩm.
Bao gói để bảo quản cao su trong quá trình vận chuyển, lưu kho và xuất hàng.
10
Hình 2.4. Quy Trình Chế Biến Mủ Tạp
Nguồn : Sổ tay quy trình chế biến
Quy trình chế biến mủ tạp công đoạn được thực hiện khi tiếp nhận mủ nguyên
liệu từ nông trường về, mủ sẽ được đưa lên máy cán, cán để tạo tờ và sau đó sẽ đưa mủ
lên máy trộn rửa để tách các loại tạp chất có trong mủ.
Tiếp đó mủ được băm thành cốm và sấy.
Ép mủ cốm đã sấy thành bành, cân theo khối lượng quy định.
Phân hạng cao su thành từng lô, lấy mẫu đại diện trong lô để kiểm tra các chỉ
tiêu kỹ thuật của sản phẩm. Cuối cùng là bao gói để bảo quản cao su trong quá trình
vận chuyển, lưu kho và xuất hàng
Tiếp nhận mủ nguyên
Cán tờ
Rửa
Băm cốm
Sấy
Cân ép bành
Phân lô, cắt mẫu
Bao gói, đóng Pallet
Lưu kho
11
2.2.4. Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2006-2007
Công Ty Cao su Phú Riềng hình thành từ năm 1978 do đó phần lớn công nhân
gắn bó lâu dài với Công Ty, hiện nay Công Ty đã có một đội ngũ công nhân có tay
nghề cao, am hiểu cặn kẽ về những thuận lợi cũng như khó khăn của Công Ty nên đây
cũng là một thuận lợi giúp Công Ty ngày càng phát triển.

Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2006 – 2007
Stt Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
SL TT SL TT ±∆
%
Người % Người %
Tổng số CB-CNV 6394 100,00 6401 100,00 7 0,11
1. Phân theo tính chất lao động
Lao động trực tiếp 5830 91,18 5837 91,19 7 0,12
Lao động gián tiếp 564 8,82 564 8,81 0 0,00
2, Phân theo giới tính
Nam 4316 67,50 4321 67,51 5 0,12
Nữ 2078 32,50 2080 32,49 2 0,10
3. Phân theo trình độ học vấn
Đại Học và Cao Đẳng 128 2,00 128 2,00 0 0,00
Trung Học 2308 36,10 2315 36,17 7 0,30
Lao động phổ thông 3958 61,90 3958 61,83 0 0,00
Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Lao Động
Trong năm 2007 tổng số CB-CNVcủa Công Ty là 6401 người, chỉ tăng 7 người
so với năm 2006. Công việc trong công ty đa phần là những việc nặng nhọc nên phần
lớn lao động của Công Ty là lao động trực tiếp và là lao động nam. Lao động trực tiếp
có 5830 người chiếm tỷ trọng 91,19%, lao động gián tiếp có 564 người chiếm 8,81%.
Lao động nam chiếm 67,51% năm 2007, còn lại 32,49% là lao động nữ.
Về trình độ học vấn tỉ lệ Đại học và Cao đẳng chỉ có 2% trong tổng lao động
công ty, còn lại đại bộ phận là lao động phổ thông (trên 60% lao động trong Công Ty).
2.2.5. Tình hình trang thiết bị và tài sản cố định của công ty
Bảng 2.2. Tình Hình Trang Thiết Bị và Tài Sản Cố Định của Công Ty Năm 2006
-2007
Tài sản Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
NG TT NG TT ±∆ %
Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%)

1. Nhà Cửa Vật Kiến
trúc
148,438 3,00 148,438 2,94 0,000 0,00
12
2. Máy Móc Thiết Bị 497,214 10,06 583,479 11,57 86,265 17,35
3. Phương Tiện Vận
Tải
223,589 4,52 231,429 4,59 7,840 3,51
4. Công Cụ Quản Lý 51,871 1,05 56,768 1,13 4,897 9,44
5. Cây Lâu Năm 3956,237 80,01 3956,237 78,44 0,000 0,00
6. TSCĐ khác 67,124 1,36 67,124 1,33 0,000 0,00
Tổng 4944,473 100,00 5043,475 100,00 99,002 2,00
Nguồn tin: Phòng Xây Dựng Cơ Bản
Trong cơ cấu trang thiết bị và tài sản cố định của Công Ty, cây lâu năm chiếm
tỷ trọng lớn ≈ 80%, kế đến là máy móc thiết bị chiếm 11,57% năm 2007. Cùng với
việc mở rộng sản xuất kinh doanh Công Ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải và công cụ quản lý nhằm phục vụ cho quá trình khai thác và chế biến của
Công Ty. Cụ thể: năm 2007, máy móc thiết bị của Công Ty tăng 86,265 tỷ đồng, tăng
17,35%. Phương tiện vận tải tăng 7,840 tỷ đồng, công cụ quản lý cũng tăng 4,897 tỷ
đồng. Điều này chứng tỏ Công Ty rất chú trọng đến việc cải tiến kỹ thuật, đầu tư trang
thiết bị mới, phương tiện vận tải (vận chuyển mủ nước) để phục vụ cho công tác chế
biến làm cho việc sản xuất của Công Ty tăng cao, chất lượng sản phẩm ngày càng
hoàn thiện hơn.
2.2.6. Vốn và nguồn vốn của công ty
Bảng 2.3. Tình Hình Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2006 – 2007
Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
GT TT GT TT ±∆ %

Tỷ
đồng %

Tỷ
đồng %
Tổng số vốn 513,119 100,00 542,675 100,00 29,556 5,76
1. Phân theo mục đích
sử dụng
Vốn Cố Định
459,376 89,53 488,932 90,10 29,556 6,43
Vốn Lưu Động
53,743 10,47 53,743 9,90 0,000 0,00
2. Phân theo nguồn
vốn
13
Vốn Do Nhà Nước Cấp
393,119 76,61 407,675 75,12 14,556 3,70
Vốn Vay
120,000 23,39 135,000 24,88 15,000
12,5
0
Nguồn tin: Phòng Kế Toán - Tài Chính
Vốn của Công Ty chủ yếu là vốn cố định và hơn 75% là do nhà nước cấp. Năm
2007 tổng nguồn vốn của Công Ty là 542,675 tỷ đồng, tăng 29,556 tỷ đồng so với năm
2006 tăng 5,76%. Tổng nguồn vốn tăng nguyên nhân là do vốn cố định tăng 29,556 tỷ
đồng, tương ứng 6,43%.
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2006-2007
Bảng 2.4. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Qua 2 Năm 2006-2007
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
±∆ %
DTBH và CCDV 912,122 1171,645 259,523 28,45
Giá vốn hàng bán 493,987 613,874 119,887 24,27

1. Doanh thu thuần 418,135 557,771 139,636 33,39
DT hoạt động tài chính 16,453 12,456 -3,997 -24,29
Chi phí tài chính 9,358 10,216 0,858 9,17
2. Lợi nhuận tài chính 7,095 2,240 -4,855 -68,43
Thu nhập khác 4,217 3,497 -0,720 -17,07
Chi phí khác 1,796 2,105 0,309 17,20
3. Lợi nhuận khác 2,421 1,392 -1,029 -42,50
4. Chi phí BH và QLDN 39,497 42,998 3,501 8,86
5. Lợi nhuận trước thuế 388,154 518,405 130,251 33,56
6. Thuế 108,683 145,153 36,470 33,56
7. Lợi nhuận sau thuế 279,471 373,252 93,781 33,56
Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán
14
Qua Bảng 2.4 ta thấy năm 2007 lợi nhuận sau thuế đạt kết quả cao và tăng
nhiều so với năm 2006. Cụ thể là năm 2007 lợi nhuận sau thuế đạt 373,252 tỷ đồng,
tăng 33,56% so với năm 2006. Tuy các khoản chi phí phải bỏ ra năm 2007 nhiều hơn
năm 2006 như chi phí tài chính tăng 0,858 tỷ đồng, chi phí khác tăng 0,309 tỷ đồng,
chi phí BH và QLDN tăng 3,501 tỷ đồng nhưng doanh thu thuần tăng cao 139,636 tỷ
đồng (tăng 33,39%) làm cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty tăng
cao.
2.4 Đánh giá chung về công ty.
2.4.1 Thuận lợi
Đảng ủy, Ban Giám đốc Công Ty chú trọng củng cố và tăng cường mối đoàn
kết nội bộ, cùng hướng về mục tiêu chung là xây dựng công ty phát triển bền vững.
Giá mủ cao su các năm gần đây ở mức khá cao và ổn định, tạo điều kiện để
tăng tiền lương, nâng cao thu nhập của công nhân viên giúp cho đời sống người lao
động ổn định, an tâm thực hiện nhiệm vụ.
Tình hình an ninh trật tự ổn định và ngày một đi vào nề nếp, dân chủ cơ sở
được mở rộng và phát huy rộng rãi, các chính sách chế độ của người lao động được
công khai.

Vườn cây được đầu tư, thâm canh tăng cường về số lượng và chất lượng phân
bón. Quản lý chặt chẽ quy trình bón phân, quy trình kỹ thuật khai thác đã giúp vườn
cây phục hồi nhanh, cho năng suất cao. Đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất như: Làm máng chắn mưa, tấm ny lông che chén có tác dụng hạn chế
thấp nhất việc mất mủ, tăng tỷ lệ tận thu.
Có sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của Cấp ủy và chính quyền địa
phương các cấp; công tác bảo vệ sản phẩm có nhiều chuyển biến tích cực.
Công Ty có hệ thống máy móc công nghệ tương đối hiện đại, đảm bảo chất
lượng mủ của Công Ty.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công Ty có nhiều năm kinh nghiệm và
được cử đào tạo trong và ngoài nước. Tập thể luôn có tinh thần đoàn kết thống nhất
cao, nhiệt tình, hăng say và chịu khó trong lao động sản xuất.
2.4.2. Khó khăn
15
Thời tiết, khí hậu không thuận lợi, bệnh phấn trắng làm rụng lá trên diện rộng,
đã làm giảm sản lượng khai thác trong những tháng đầu mùa cạo.
Mùa mưa đến bất thường, gió lốc làm gãy đổ cây cao su làm ảnh hưởng rất lớn
đến sản lượng khai thác.
Địa bàn sản xuất của Công Ty phức tạp, nằm trên 3 huyện, 26 xã, địa hình bị
chia cắt nhiều nên phải đầu tư khá lớn cho giao thông và chi phí bảo vệ phục vụ sản
xuất.
Giá cả các loại vật tư tăng đột biến làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và
chậm tiến độ một số công trình xây dựng trọng điểm của Công Ty.
2.5. Định hướng phát triển của công ty
Hiện nay Công Ty luôn quan tâm đến vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu
cũng như nội địa. Đầu tư thêm máy móc thiết bị để phục vụ cho việc tăng sản lượng
sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
16
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Mủ cao su
Sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ cao su với đặc tính hơn hẳn cao su tổng
hợp về độ giãn, độ đàn hồi, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ xát. Mủ cao su là
nguyên liệu không thể thiếu được trong các ngành sản xuất hàng tiêu dùng.
Mủ nước: Là loại mủ được lấy từ cây cao su Hevca Brasilensis dùng để chế
biến mủ latex. Mủ latex là sản phẩm mủ của quá trình ly tâm, khi ly tâm mủ nước sẽ
được hai loại mủ là mủ latex và mủ skim. Mủ latex là mủ ở dạng nước và được phân ra
thành hai loại HA (hàm lượng Amoniac cao), và LA (hàm lượng Amoniac thấp) còn
mủ skim có chất lượng kém hơn.
Mủ đông: Là loại mủ nước được đông tự nhiên hoặc đánh đông bằng axit, màu
sắc trắng hoặc vàng, trạng thái phải xốp. Không lẫn tạp chất như dăm, lá cây, máng
dẫn mủ, bao PE và bao PP, các tạp chất khác. Đây làm nguyên liệu mủ nước không đủ
chất lượng để chế biến mủ ly tâm.
Mủ đông tận thu: là mủ do nông trường tổ chức cho công nhân trút lại buổi
chiều, tối ở những khu vực phức tạp, khó canh giữ.
Mủ đông thường: Là mủ nước bị đông do các nguyên nhân như: thùng chén
đựng mủ bị dính nước mưa hoặc nhiễm bẩn, cây cao su bị ẩm ướt, thời gian chờ giao
mủ bị kéo dài, mủ của vườn cây cao su thanh lý mùa mưa, máng chắn mưa bị lọt nước.
Mủ dây: Là loại mủ đông trên đường cạo và máng dẫn mủ sau khi cạo từ 1 đến
2 ngày. Loại mủ này khi giao cho nhà máy có thể lẫn 1 ít tạp chất.
Mủ dăm tờ: Là nguyên liệu mủ chế biến mủ tờ, là những phần dư khi đã cán ra
thành tờ trong quá trình chế biến mủ tờ.

×