Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 1996)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.07 KB, 73 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ DIỆU LIÊNG


ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986 - 1996)



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


HÀ NỘI 1999

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ DIỆU LIÊNG



ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986 - 1996)





CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

MÃ SỐ 50316


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GIÁO SƯ KIỀU XUÂN BÁ



HÀ NỘI 1999
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi
với sự hướng dẫn của giáo sư Kiều Xuân Bá. Các số liệu, tài liệu sử
dụng trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tháng 01 năm 1999
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diệu Liêng






LỜI CẢM ƠN
Đề tài "Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong thời
kỳ đổi mới (1986 - 1996)" được hoàn thành với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình quý báu của giáo sư Kiều Xuân Bá, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc
Gia Hà Nội), của trung tâm đào tạo bồi dưỡng giáo viên Mác Lênin, của
trường Cao đẳ
ng sư phạm An Giang, văn phòng Tỉnh ủy An Giang, Sở Khoa
học công nghệ - môi trường tỉnh An Giang, Ban tổ chức chính quyền tỉnh
An Giang cùng các cơ quan ban ngành có liên quan đến đề tài.
Nhân đây cho phép tôi được tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đến
giáo sư Kiều Xuân Bá - người đã dìu dắt hướng dẫn tôi trong thời gian qua,
ban tổ chức lớp cao học tích lũy chứng chỉ của trung tâm đào tạo bồi dưỡng
giáo viên Mác Lênin đã hết lòng hướng d
ẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin được cám ơn trường cao đẳng sư phạm An Giang cùng các cơ
quan ban ngành trong tỉnh, cảm ơn các đồng chí, các anh chị và các bạn đã
tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Nguyễn Thị Diệu Liêng


- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :
An Giang là một tỉnh nông nghiệp, đất hẹp, người đông, dân cư đại bộ
phận làm nông. Sau ngày mới giải phóng, sản lượng lương thực ở An Giang rất
thấp, chỉ trên dưới 30 vạn tấn/năm. Nạn đói giáp hạt thường xuyên đe dọa đời
sống của người nông dân.
Cũng như các tỉnh khác khi mới giải phóng, An Giang vừa lo ổn định tình
hình chinh trị và trật tự an ninh, vừa tậ
p trung công sức giải quyết hậu quả nặng
nề của chiến tranh để lại, từng bước phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, mà chủ
yếu là tập trung phát triển nông nghiệp.
Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới từ Đại hội VI (tháng12 năm 1986)
của Đảng, quán triệt quan điểm coi nông nghiệp - lương thực là nền tảng và là
mặt trận hàng đầu, coi nông dân là chủ
thể của quá trình đổi mới và nông thôn là
địa bàn chiến lược phát triển kinh tế, Đảng bộ An Giang đã vạch ra những chủ
trương, giải pháp sát hợp với hoàn cảnh tỉnh nhà, nhằm từng bước tháo gỡ khó
khăn trở lực, giải phóng sức sản xuất để khôi phục và phát triển kinh tế, cải thiện
đời sống nhân dân.
Đổi mới là một quá trình. Đối với một địa phương, phả
i tìm tòi, thể
nghiệm để thực hiện đường lối đổi mới chung của Đảng, vừa phải dám chịu
trách nhiệm trước nhân dân, vừa phải dám nghĩ, dám làm nhưng không được để
thất bại trút vào đầu bà con nông dân một nắng hai sương. Muốn vậy, phải có
tinh thần dũng cảm, đồng thời phải có đầu óc sáng tạo, khoa học.
Đảng bộ An Giang sau 10 năm quán triệt và vận dụng sáng tạo đườ
ng lối
đổi mới của Đảng, đã cùng với bà con nông dân tỉnh nhà phấn đấu không mệt
mỏi với lòng tin tưởng ở chế độ mới, ở sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là cấp
ủy Đảng địa phương từ tỉnh đến xã, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ :


- 2 -
Sản lượng lương thực tăng trưởng nhanh và liên tục, vững chắc, trở thành một
tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực trong nhiều năm liền ; đời sống ở
nông thôn được cải thiện rõ rệt ; nội bộ nhân dân đoàn kết, chính trị ổn định.
Đảng bộ vững mạnh và từng bước trưởng thành.
Vì sao Đảng bộ và nhân dân An Giang đạt đượ
c những thành tựu tuy là
bước đầu nhưng rất quan trọng như trên ? Những bài học gì có thể rút ra, những
tồn tại gì cần giải quyết để tiếp tục đưa nền nông nghiệp và nông thôn An Giang
đi lên theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong thời gian tới ? Đó là
những vấn đề bức xúc hiện nay. Đó là mục đích và cũng là ý nghĩa khoa học và
thực tiễn của đề tài nghiên cứu này.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI :
Đề tài về phát triển nông nghiệp theo đường lối đổi mới đã được nghiên
cứu và công bố nhiều, song những công trình lớn đều đề cập vấn đề trên tầm vĩ
mô, còn trên địa bàn từng vùng, từng tỉnh thì mới có những bài báo mang tính
chất báo cáo và trao đổi kinh nghiệm. Riêng trên địa bàn An Giang thì chưa thấy
viết như là một công trình khoa học. Điều này không có gì khó hiểu, bởi vì các
đề tài có liên quan đến từng địa phương trước h
ết phải do từng địa phương
nghiên cứu biên soạn, mà ở địa phương thì ít có điều kiện vì thiếu người. Ai đó ở
các cơ quan nghiên cứu trung ương dù có quan tâm thì khó với tới vì gặp nhiều
khó khăn trong việc đi lại khảo sát, sưu tầm tư liệu gốc rất hiếm thấy trong các
sách, báo, ngay cả sách, báo địa phương còn nằm tản mạn trong các cặp hồ sơ
lưu trữ c
ủa các địa phương.
Biết rằng tình hình nghiên cứu sẽ gặp khó khăn, và hơn nữa, khoảng cách
thời gian lịch sử mà đề tài này đề cập hãy còn quá ngắn, tình hình còn đang tiếp
diễn, việc nhận xét đánh giá thật không dễ dàng khi tầm nhìn lịch sử còn chưa đủ
rõ; giữa lịch sử và thời sự khó phân biệt nhau về ranh giới, và do đó, sẽ gặp khó

khăn lớn về phương pháp nghiên cứu chuyên ngành –
đó là phương pháp lịch sử.

- 3 -
Dù vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này vì nghĩ rằng nó có ý nghĩa
nhất định về khoa học cũng như về thực tiễn như đã trình bày ở mục trên.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
Tập hợp, xử lý các nguồn tư liệu đã được công bố, khái quát quá trình vận
dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng do Đại hội VI đề xướng trong lĩnh
vực phát triển nông nghiệp của Đảng bộ An Giang trong thời kỳ mười năm đổi
mới (1986-1996).
- Sưu tầm hệ thống hóa các tư liệu lưu trữ để trình bày quá trình nhận
thức, quán triệt đườ
ng lối đổi mới của Đảng trong việc đề ra những chủ trương,
giải pháp, cách thức tổ chức và chỉ đạo của Đảng bộ An Giang trên mặt trận
nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 1996.
- Đánh giá hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng bộ An Giang qua những tiến bộ
và tồn tại trong vòng một thập kỷ trên mặt trận này.
- Thử tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm lị
ch sử đã qua.
- Thử đề xuất một vài gợi ý là góp tiếng nói nhỏ bé trong vấn đề phát triển
nông nghiệp và nông thôn An Giang trong những năm trước mắt.
Là một đề tài lịch sử, phương pháp sử dụng trong luận văn không ngoài
những phương pháp vốn có : phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương
pháp thống kê so sánh, phương pháp tổng hợp phân tích,...
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
:
Trong khuôn khổ của một luận án thạc sĩ khoa học lịch sử - chuyên ngành
lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam - luận án chỉ giới hạn, phân tích, đánh giá về
sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng bộ An Giang đối với nông nghiệp trong một giai

đoạn lịch sử nhất định. (1986 - 1996).
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
:

- 4 -
Như trên đã trình bày trong nhiệm vụ nghiên cứu, đóng góp mới của luận
văn này là :
- Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập được, đối chiếu với các quan điểm của
Đảng về phát triển nông nghiệp, cố gắng đưa ra những nhận định có căn cứ
nhằm làm rõ sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng bộ An Giang đối với sự phát triển
nông nghiệp và nông thôn của tỉnh trong th
ời kỳ đổi mới.
- Mặt khác, trình bày một cách có hệ thống đường lối chủ trương đúng
đắn, sáng tạo của Đảng bộ cùng những nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong tỉnh
và kết quả đạt được hy vọng sẽ góp phần vào công tác tổng kết, nghiên cứu, biên
soạn lịch sử địa phương về một giai đoạn lịch sử của thời kỳ
đổi mới.
- Ngoài ra, cố gắng lý giải, tìm ra những nguyên nhân thành công của
Đảng bộ An Giang trong lãnh đạo nông nghiệp. Qua đó, bước đầu rút ra những
kinh nghiệm và đề xuất một vài gợi ý nhằm góp phần để Đảng bộ An Giang tiếp
tục lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn trên địa bàn An Giang.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN :

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Thực trạng nền nông nghiệp và nông thôn An Giang sau 10 năm giải
phóng (1975-1986)
Chương 2 : Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp và nông thôn
theo đường lối đổi mới của Đảng (1986-1996)
Chương 3 : Tổng luận


- 5 -
CHƯƠNG 1 :
THỰC TRẠNG NỀN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN AN
GIANG SAU 10 NĂM GIẢI PHÓNG (1975 - 1986)

1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI AN GIANG:
An Giang nằm ở vùng tây nam của tổ quốc, giữa hai con sông lớn là sông
Tiền và sông Hậu, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, phía tây giáp tỉnh Kiên
Giang và Cần Thơ, phía bắc giáp Kampuchia với đường biên giới chung dài gần
100 km.
Diện tích toàn tỉnh là 3.424 km
2
với hệ thống đường giao thông thủy bộ
thuận tiện mà trục chính về đường bộ là quốc lộ 91 nối với quốc lộ 2 của
Kampuchia và về đường thủy là sông Tiền và sông Hậu. Đây là những tuyến
giao lưu quốc tế quan trọng nối đồng bằng sông Cửu Long với Lào, Campuchia,
Thái Lan thông qua cửa khẩu quốc gia Tịnh Biên và cửa khẩu quốc tế Vĩnh
Xương.
Nằm trong vùng kinh t
ế đồng bằng, An Giang có nhiều thuận lợi để phát
triển khu vực I (nông, lâm, thủy sản). Hai nhánh sông Tiền và sông Hậu của
sông Cửu Long chia phần đồng bằng An Giang thành những cù lao đất đai màu
mỡ. Hệ thống sông rạch đã góp phần hình thành 73% diện tích là đất phù sa hoặc
có nguồn gốc phù sa không ngừng bồi đắp thêm
Với diện tích đất nông nghiệp gần 248.000 ha, trong đó, đất trồng lúa
chiếm 91,6% và trồng màu các loại chiếm 8,4%, có thể
nói, An Giang là một
tỉnh phát triển nông nghiệp rất thuận lợi.
Ngoài vùng đồng bằng, An Giang còn có vùng núi rừng. Nơi đây rất thích

nghi cho chăn nuôi gia súc như bò, dê,... cho phát triển lâm nghiệp. Rừng An
Giang có vị trí rất quan trọng trong việc duy trì môi trường sinh thái ổn định

- 6 -
không chỉ riêng đối với An Giang mà còn đối với cả đồng bằng sông Cửu Long.
Rừng tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Có 255 ha rừng tự nhiên
thuộc vùng ẩm nhiệt đới, đa số loài cây lá rộng với 154 loài cây quý hiếm thuộc
54 họ phân bổ tự nhiên. Ngoài ra, An Giang còn có hơn 4.000 ha rừng tràm.
Cũng như các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu long, An Giang nằm trong
vùng nhiệt đới bắc bán cầu, vĩ độ thấ
p, có nguồn năng lượng tự nhiên phong phú
và nguồn mưa ẩm dồi dào, có nhiều yếu tố thuận lợi đối với sản xuất nông - lâm
- ngư nghiệp. Lượng mưa hàng năm là 1.418
mm
, trung bình số giờ nắng trong
năm khoảng 2.500 giờ. Hàng năm, An Giang bị ngập lũ từ tháng 8 đến tháng 11,
nước dâng cao từ 1 m - 2,5 m, có vùng lên đến 3,5 m.
Điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu và thủy văn đã ảnh hưởng ít nhiều đến
sự phân bố dân cư, đặc điểm nhân văn và xã hội. An Giang tuy là vùng đồng
bằng nhưng còn có cả một dãy núi Thất Sơn hùng vĩ với các núi Tô, núi Dài, núi
Cấm, núi Sam, núi Sập...Nh
ững dãy núi ấy không chỉ cung cấp vật liệu xây dựng
khoáng sản, mà còn trang điểm thêm vẻ đẹp thiên nhiên, lại còn tiềm ẩn dấu ấn
của nền văn minh cổ xưa : di chỉ khảo cổ Ốc Eo, những chứng tích lịch sử, văn
hóa vô giá,...Nơi đây còn để lại những vết tích chưa phai mờ về hai cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm và cuộc chiến tranh biên giới vừa hào hùng, vừ
a vi thảm,
ghi lại tên tuổi của những anh hùng đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo
thống kê, vào năm 1995, An Giang có 2.004.000 người gồm 48% là nam và 52%

là nữ với 97% là người Việt, 3% là người Hoa, Khmer, Chăm; 80% dân số theo
đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Trong phân bố dân cư có 81% ở nông thôn và 19% ở
thành thị. Số dân trong độ tuổi lao động chiếm 46%, dưới độ tuổi lao
động chiếm
45%, trên độ tuổi lao động chiếm 9%. Nhìn chung, nguồn lao động ở An Giang
dồi dào, trẻ, khỏe, cần cù, siêng năng.

- 7 -
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi như đã trình bày, An Giang cũng gặp
không ít khó khăn trong quá trình phát triển đi lên : là tỉnh có diện tích ruộng đất
bình quân đầu người thấp hơn so với nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long
(vào năm 1995, chỉ khoảng 0,124 ha/người).
Đối phó với lũ lụt hàng năm ở An Giang hiện đang còn là vấn đề hết sức
bức xúc, có liên quan đến sự
phát triển các mặt của đời sống kinh tế, xã hội.
Chống lũ, tránh lũ, né lũ hay sống cùng lũ là việc phải giải quyết vô cùng khó
khăn, gian khổ và phức tạp.
Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp. 96% số lao động là lao động
thủ công, chủ yếu sử dụng năng lượng cơ bắp. Lao động kỹ thuật chỉ chiếm
3,84%. Ngoài ra, dân cư phân bố tự nhiên không hợp lý : tập trung ở
các huyện
cù lao và thưa thớt ở các huyện miền núi, tập quán xâm canh và quảng canh còn
ảnh hưởng sâu sắc đến tập quán canh tác.
Vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân An Giang là làm sao phát huy cho
hết những mặt thuận lợi và khắc phục có hiệu quả từng bước những khó khăn và
không thuận lợi nói trên nhằm mang lại sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế -xã hội
nói chung và nông nghiệp nói riêng.
1.2 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN AN GIANG SAU
NGÀY GIẢI PHÓNG VÀ CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA
ĐẢNG BỘ AN GIANG THỜI KỲ 10 NĂM ĐẦU CÙNG CẢ NƯỚC TIẾN LÊN

THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA : (1975 - 1986)
Sau thắng lợi oanh liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Việt
Nam bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước.
Cùng với việc thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước và thiết lập hệ thống
chính trị trong cả nước, một công việc đã được tiến hành nhanh chóng là ra sức
khôi phục và phát triển kinh tế để cải thiện một bước đời sống v
ật chất - văn hóa

- 8 -
cho nhân dân và xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
hội.
Để phát triển kinh tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng
(tháng 12 năm 1976) chủ trương: thực hiện công nghiệp hóa đất nước, đưa nước
ta từ một nước có nền kinh tế sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu là chủ yếu lên
sả
n xuất lớn xã hội chủ nghĩa phải lấy sự phát triển nông nghiệp và công nghiệp
nhẹ làm cơ sở. Do đó, phải tập trung cao độ sức lực của cả nước, của các ngành,
các cấp tạo ra bước phát triển nông nghiệp toàn diện, vượt bậc. Trên lĩnh vực
nông nghiệp, Đại hội chủ trương: phải ra sức phát triển cả trồng trọt và chăn
nuôi, đẩy mạnh nông - lâm - ng
ư nghiệp nhằm sớm đảm bảo lương thực - thực
phẩm cho toàn xã hội và có lương thực dự trữ. Coi trọng cả 3 mặt : thâm canh,
tăng vụ và mở rộng diện tích. Chăn nuôi phải trở thành ngành sản xuất chính,
cân đối với trồng trọt. Phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa. Đồng thời đẩy mạnh khôi phục và phát triển ngư nghiệ
p.
Căn cứ vào phương hướng chỉ đạo của Trung ương và trên cơ sở nắm sát
tình hình thực tiễn địa phương, Đảng bộ An Giang nhận thấy : Sau ngày giải
phóng, An Giang đứng trước những khó khăn lớn : Khó khăn lớn nhất là phải
gánh lấy hậu quả nghiêm trọng của 30 năm chiến tranh, những ảnh hưởng nặng

nề của chủ nghĩa thực dân mới ở mộ
t tỉnh vùng yếu còn phức tạp trong nhiều
vấn đề dân tộc, tôn giáo, biên giới, lại là địa bàn mà các phần tử thù địch dùng
làm nơi nhen nhóm các hoạt động chống phá cách mạng. Là tỉnh mà hơn 41%
nông dân không có đất hoặc thiếu đất để sản xuất. Trong khi đó, một bộ phận
phú nông, tư sản và trung nông đã chiếm trên 32% diện tích ruộng đất. Các hình
thức bóc lột, cho vay nặng lãi diễn ra phổ biến ở nông thôn. Tập quán canh tác
lúa n
ổi một vụ năng suất thấp trải trên một diện tích rất rộng (180.000 ha). “Sản
lượng lương thực hàng năm chỉ trên dưới 300.000 tấn. Nạn đói giáp hạt thường
xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân. Ngay trong năm 1975, Trung

- 9 -
ương phải chi viện cứu đói 5.000 tấn lương thực và trong vài năm sau đó, tỉnh
phải cứu đói cho hơn 3.000 hộ”.[54,31-32]
Vận dụng quan điểm của Trung ương vào điều kiện cụ thể của địa
phương, Đảng bộ An Giang đã chủ trương: tập trung trước hết cho sản xuất
lương thực cả lúa và màu nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách về
lương thực, giải
quyết cho được nạn đói giáp hạt cho nông dân trong tỉnh, cải thiện dần đời sống
của người dân. Cùng với việc phát triển lương thực, phải đảm bảo phát triển
chăn nuôi và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày cho tiêu dùng và xuất
khẩu, phát triển chăn nuôi heo, bò, trâu, gà, vịt...chú ý bảo vệ và khai thác nguồn
cá sông, cá đồng, khôi phục nghề nuôi cá bè, ao, hồ,... Ra sức trồng cây gây
rừng, chú ý trồng cây quanh nhà, ven lộ, ven b
ờ...
Để đạt được yêu cầu phát triển nông nghiệp, việc đầu tiên là phân vùng
đất đai. Toàn tỉnh được chia thành 3 vùng :
Vùng 1: gồm các huyện Phú Tân, Tân Châu, Châu Thành, Châu Đốc,
Long Xuyên với 80.000 ha. Đây là vùng đất đai màu mỡ, thủy lợi gần, lao động

đông, có tập quán trồng lúa tăng vụ, có khả năng trồng cây công nghiệp ngắn
ngày, trồng hoa màu và có điều kiện chăn nuôi.
Tư tưởng chỉ đạo là: chuyển hầu hết diện tích lúa mùa sang làm lúa t
ăng
vụ, hai lúa một màu để tăng nhanh sản lượng lương thực.
Vùng 2: gồm Châu Phú, Châu Thành, Bảy Núi. Vùng này khó khăn về
thủy lợi, đất chua, ruộng trũng nhưng diện tích khá rộng (55.000 ha).
Tư tưởng chỉ đạo là: giải quyết tốt tưới tiêu và cải tạo đất để mở ra khả
năng trồng hai vụ lúa, ngoài ra còn có khả năng chuyên canh một số cây công
nghiệp ngắn ngày.
Vùng 3 : Vùng có nhiều đồi núi.

- 10 -
Hướng phát triển ở vùng này là ngoài việc trồng lúa còn có khả năng
trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây lương thực ít nước và chăn nuôi trâu bò.
Những chủ trương trên đây của Đảng bộ An Giang đã mở ra được khả
năng phát huy được thế mạnh đất đai của tỉnh và hướng nông nghiệp phát triển
toàn diện. Song nhìn chung, trong thời kỳ 5 năm đầu sau giải phóng (1976 -
1980), An Giang gặp rất nhiều khó kh
ăn: cũng như các tỉnh khác ở miền Nam,
An Giang vừa tập trung giải quyết hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, vừa
khôi phục kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Nhiệm vụ chủ yếu là tập trung
khôi phục và bước đầu phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tập trung chuyển đổi
một vụ lúa nổi thành hai vụ lúa cao sản ngắn ngày. Theo phương hướng đó, tỉ
nh
đã tập trung đầu tư phát triển thủy lợi, xem thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong
khôi phục và phát triển nông nghiệp, chuyển vụ và thâm canh.
Thời kỳ này, ngoài địch họa do cuộc chiến tranh xâm lược của
CamPuChia ở biên giới gây nên, An Giang còn bị thiên tai do hạn hán, lũ lụt xảy
ra liên tiếp.

Trong điều kiện có chiến tranh ở 32 xã, Đảng bộ và nhân dân An Giang
đã tỏ ra luôn vững vàng trong mọi tình huống : vừa đảm bảo để
sản xuất tiếp tục
phát triển ổn định đời sống nhân dân, vừa kiên quyết chiến đấu và phục vụ chiến
đấu bảo vệ vững chắc vùng biên giới của tổ quốc.
Ở các huyện nội địa, Đảng bộ đã kịp thời chỉ đạo mở rộng diện tích lúa hè
thu, diện tích đất trồng màu trên những vùng chuyên canh và xen canh.
Nhờ sản xuất nông nghiệp được gi
ữ vững và phát triển, vào năm 1978, An
Giang đã giải quyết được nạn đói giáp hạt, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện
được nhiệm vụ tự túc hoàn toàn về lương thực, ngoài ra còn đóng góp một phần
nghĩa vụ đối với Trung ương. Đây là thành tích đầu tiên to lớn đáng tự hào của
Đảng bộ và nhân dân An Giang trong những năm đầu sau giải phóng.

- 11 -
Sau thời kỳ 1976 -1980, trên tinh thần quán triệt quan điểm của Đảng coi
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phải phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của
nông dân, phải sử dụng hợp lý và có hiệu quả lao động, đất đai, mở mang các
ngành nghề. Có như vậy, chúng ta mới phát huy trước tiên những gì là vốn quý
nhất, là thế mạnh nhất, tạo ra khả năng đáp ứng tốt hơn những nhu cầu tr
ước
mắt, đồng thời có thêm khả năng tạo ra được lực lượng mạnh hơn để tiến lên.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V về phát triển nông nghiệp
và quán triệt chỉ thị 100 của Ban Bí Thư Trung Ương (ngày 13/01/1981) về
khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang
lần III đã cân nhắc và chủ trương : n
ắm vững nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,
tập trung sức phát triển nông nghiệp. Đại hội đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm
1985 cố gắng đạt từ 1 triệu đến 1 triệu 100 ngàn tấn lương thực. Để đạt được chỉ
tiêu trên, Đảng bộ chủ trương coi trọng khâu thủy lợi, đảm bảo chống hạn, chống

lũ lụt và cải tạo đồ
ng ruộng.
Trong cơ cấu đầu tư phát triển nông nghiệp, tỉnh chủ trương tập trung đầu
tư cho vùng lúa tăng vụ cao sản và đặc sản, một phần đầu tư thích đáng cho các
cây, con có giá trị như : đậu, mè, bắp, mía, thuốc lá, dâu tằm,… Để thực hiện
phát triển nông nghiệp toàn diện, Đảng bộ chủ trương ra sức phát triển chăn
nuôi, tạo nguồn giống tốt phù hợp vớ
i địa phương và xây dựng mạng lưới thú y,
đồng thời có chính sách khuyến khích nhân dân phát triển nghề đánh bắt, nuôi
tôm cá. Đảng bộ còn khuyến khích phát triển trồng rừng, đề ra chỉ tiêu phấn đấu
đến năm 1985 trồng được 19.000 ha rừng để có được 21.000 ha rừng cây với
120 triệu cây phân tán, kết hợp chặt chẽ lâm nghiệp với nông nghiệp.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, trong thời kỳ 1981 - 1985, nhân dân An
Giang đã
đầu tư nhiều công sức cho công tác phát triển thủy lợi, đảm bảo tưới
tiêu, đê bao chống lũ và cải tạo ruộng vườn. Cùng với công tác thủy lợi, bằng
biện pháp thâm canh, chuyển vụ và luân canh, bước đầu đã hình thành vùng

- 12 -
chuyên canh cây con có giá trị kinh tế như : mía, đậu xanh, đậu nành, cá, bò, gà,
vịt,...
Sản lượng lương thực bình quân đạt 700.000 tấn, riêng năm 1985 đạt
900.000 tấn. Có thể xem đây là bước phát triển vượt bậc trên mặt trận nông
nghiệp của tỉnh nhà.
Ngay từ năm 1976, An Giang đã có hình thức hợp tác dưới dạng tổ đoàn
kết sản xuất. Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn qu
ốc lần thứ V của
Đảng, An Giang đã đẩy mạnh việc cải tạo xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất
trong nông nghiệp. Đến năm 1985, đã xây dựng được 2.607 tập đoàn sản xuất, 7
hợp tác xã, 93% diện tích đất canh tác được tập thể hóa với 86% hộ nông dân

Quá trình cải tạo nông nghiệp gắn với điều chỉnh ruộng đất đã có tác dụng
thúc đẩ
y một bước sự phát triển sản xuất trong nông nghiệp. Tuy nhiên, quá
trình ấy thực chất là chia bình quân ruộng đất cho mọi người theo kiểu "cào
bằng" (kể cả những người không làm ruộng hoặc không biết làm ruộng).
Tập đoàn sản xuất và hợp tác xã được hình thành theo địa giới hành
chánh, tổ chức dựa trên tập thể hóa về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác.
Ban quản lý trực tiếp đ
iều hành quá trình sản xuất, ăn chia, phân phối, lại còn
làm cả chức năng của chính quyền ấp và những chức năng xã hội khác ở nông
thôn. Sản phẩm làm ra ưu tiên cho việc cho việc nộp thuế cho Nhà nước, lập các
loại quỹ của tập thể, phần còn lại mới phân phối cho mỗi người theo định lượng,
số dư thừa phải bán cho Nhà nước với giá qui định, thấp xa với giá th
ị trường,
gây thiệt thòi lớn cho nông dân.
Mối quan hệ trao đổi sản phẩm giữa tập đoàn sản xuất và hợp tác xã với
hệ thống quốc doanh mang tính chất giao nộp và cấp phát. Điều này đã ngăn cấm
hàng hóa lưu thông tự do, các đơn vị sản xuất không được trực tiếp trao đổi trên
thị trường, không có sự liên kết, liên doanh bình đẳng và tự nguyện. Như thế là
các hình thức tổ
chức trên đây không đúng tính chất là tổ chức kinh tế hợp tác..

- 13 -
Nhìn chung, trong 10 năm đầu cùng với cả nước tiến lên theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, để tập trung sức phát triển nông nghiệp, xuất phát từ tình hình
thực tiễn địa phương, Đảng bộ An Giang đã năng động, sáng tạo, biết khơi dậy
và phát huy sự đóng góp của lực lượng lao động trẻ, khỏe, cần cù, đã đẩy mạnh
khai hoang, tăng vụ, tập trung chuyển đổi m
ột vụ lúa nổi sản lượng thấp, bấp
bênh thành hai vụ lúa cao sản ngắn ngày,… nhờ đó đã khai thác và sử dụng có

hiệu quả diện tích ruộng đất tại địa phương để tăng sản lượng và góp phần tăng
năng suất lao động. Đây là những tiền đề rất quan trọng để phát triển nông
nghiệp trong chặng đường tiếp theo.
Điều này có liên quan đến vấn
đề chọn lựa mô hình hợp tác hóa.
Chỉ thị 100 của Ban Bí Thư Trung ương về khóa 3 mặc dù đã sớm vận
dụng vào thực tiễn và có nhiều tác động tích cực đến tình hình sản xuất nông
nghiệp, nhưng chỉ sau một vài năm lại bộc lộ những hạn chế. Nguyên nhân cơ
bản của tình trạng trên là do cơ chế khoán này tuy có sự đổi mới theo chiều
hướng tích cực, nhưng nội dung c
ốt yếu của nó vẫn chưa vượt khỏi khuôn khổ
của mô hình quản lý cũ và không đủ sức phá vỡ mô hình đó.
Mô hình hợp tác hóa mà thực chất là tập thể hóa áp dụng ở An Giang đã
mang lại nhiều nhược điểm :
Tập thể hóa ruộng đất và chia đều ruộng đất cho mọi người đã hạn chế
phát triển kinh tế hộ và đặc biệt là không đánh giá đúng vị trí c
ủa kinh tế trung
nông - nhân tố cơ bản phát triển kinh tế nông thôn. Người có kinh nghiệm, có
vốn, làm ruộng có hiệu quả lại không đủ ruộng để sản xuất ; còn người không
làm ruộng, không biết làm ruộng lại được giao ruộng đất. Cách làm như vậy là
biến mọi người thành nông dân, là đi ngược với qui luật phân công lao động,
chuyên môn hóa sản xuất và phát triển sản xuất hàng hóa.
Tập thể hóa đã tách người lao động ra khỏ
i tư liệu sản xuất ; Ruộng đất,
máy móc là nguồn sống của nông dân được giao cho Ban quản lý điều hành.

- 14 -
Những tư liệu ấy trở thành của tập thể chung mà thực chất trở thành vô chủ; vì
vậy đã bị hủy hoại và lạm dụng . Trong khi đó, người người làm ruộng, người
nhận khoán lại không muốn đầu tư, bồi bổ để tăng giá trị đất. Một số người lại

bỏ đất hoang, còn cán bộ thì lợi dụng chiếm dụng đất đai vớ
i qui mô không nhỏ.
Hình thức tổ chức trên đã làm cho người lao động trở thành bị động, phụ
thuộc vào người quản lý, mất dần tính sáng tạo. Mọi công việc sản xuất, ăn chia,
phân phối, mọi biến động của thiên nhiên, thời tiết ảnh hưởng đến cây trồng, vật
nuôi, việc phòng trừ sâu bệnh,...đều do ban quản lý tập đoàn và hợp tác xã lo
liệu. Người nông dân không phải tính toán đến công việc làm ă
n, không cần chú
ý đến khoa học kỹ thuật,...
Tập thể hóa không khuyến khích lợi ích vật chất đối với người trực tiếp
lao động sản xuất. Cũng có nghĩa là hạn chế động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng như các tỉnh khác ở Nam Bộ, ở An Giang, nền kinh tế hàng hóa đã
phát triển từ nhiều năm trước đây. Do vậy, việc áp đặt hệ thố
ng kinh tế hiện vật
đã làm ngăn cản dòng chảy của lưu thông hàng hóa và đã làm cản trở sản xuất.
Tuy có được thay đổi bằng hệ thống lưu thông kiểu hình tháp hành chính nhưng
điều đó vẫn không thể dung hợp được với qui luật của thị trường.
Hệ thống kinh tế được thiết lập ở nông thôn đã làm tha hóa con người kể
cả người lao động và người quả
n lý. Tập thể hóa tư liệu sản xuất đã làm cho
ruộng đất và máy móc tách khỏi người lao động, biến họ trở thành xa lạ, thờ ơ,
không những không quan tâm mà lại vô tình hủy hoại chúng ; còn người quản lý
thì quan liêu, tham nhũng, lợi dụng quyền hành để sách nhiễu.
Chính vì vậy, trong thời kỳ này, nền nông nghiệp An Giang mặc dù có
phát triển nhưng tốc độ vẫn còn chậm và không đạt được chỉ tiêu nghị quyết,
nông thôn An Giang v
ẫn còn nghèo nàn và thiếu thốn, lòng tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước bị giảm sút.

- 15 -

Thực trạng của An Giang và nền kinh tế nông nghiệp An Giang nổi bật
lên một yêu cầu khách quan là phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, phải có
những chủ trương đúng đắn hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn để ổn định và phát
triển nền kinh tế tỉnh nhà. Đó là bối cảnh lịch sử của nền nông nghiệp và nông
thôn An Giang trước khi thực hiện đường l
ối đổi mới của Đảng.

- 16 -
CHƯƠNG 2 :
ĐẢNG BỘ AN GIANG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN THEO ĐƯỜNG LỐI ĐỔI
MỚI CỦA ĐẢNG (1986 - 1996)

2..1 VẬN DỤNG ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VÀO THỰC TIỄN
ĐỊA
PHƯƠNG AN GIANG :

2.1.1 Thời kỳ 1986 -1990 :
Thực trạng đất nước ta nói chung vào thập kỷ 80 có những khó khăn gay
gắt và phức tạp, mặc dù những cố gắng, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Kinh tế của đất nước lúc đó đã đặt ra một yêu
cầu khách quan bức xúc có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng nước
ta là phải làm xoay chuyể
n tình thế, tạo ra một sự chuyển biến có ý nghĩa quyết
định trên bước đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986) đã
dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng tình hình với những mặt được
và chưa được, mạnh dạn đề ra chủ trương đổi mới toàn diện về lãnh đạ
o, chỉ đạo,
đổi mới tư duy trước hết là tư duy kinh tế.

Nội dung quan điểm đổi mới cơ bản trong tư duy kinh tế được thể hiện
trên 3 vấn đề :
Một là, bố trí lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, trong kế hoạch 5 năm
1986 - 1990 tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện 3 chương trình mục
tiêu : lươ
ng thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Hai là, tiến hành công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách đúng đắn, hợp
qui luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vận dụng đúng
đắn quan điểm của Lênin, xem nền kinh tế
có cơ cấu nhiều thành phần là đặc

- 17 -
trưng của kinh tế thời kỳ quá độ. Đại hội thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần.
Ba là, đổi mới cơ chế quản lý : xóa bỏ cơ chế quản lý cũ tập trung quan
liêu bao cấp tồn tại nhiều năm đã làm thui chột động lực phát triển và làm suy
yếu kinh tế - xã hội, chuyển sang cơ chế mới phù hợp với qui lu
ật khách quan và
với trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta. Đó là cơ chế kế hoạch hóa theo
phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Quán triệt quan điểm đổi mới của Đại hội VI và vận dụng vào lĩnh vực
nông nghiệp, Đại hội IV của Đảng bộ An Giang (tháng 10 năm 1986) xác định :
Nhiệm vụ hàng đầu là tập trung đẩy mạnh sản xuất với nh
ịp độ phát triển nhanh
hơn theo cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, xem nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu, trọng tâm là lương thực, đẩy mạnh sản xuất nông - thủy sản xuất khẩu, ưu
tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp.
Từ bài học kinh nghiệm "lấy dân làm gốc" mà Đại hội VI tổng kết, Đảng
bộ An Giang thảo luận và nhận thấ

y : An Giang là tỉnh nông nghiệp, đại bộ phận
dân cư là nông dân. Nói "lấy dân làm gốc" không ai khác chính là nông dân; vậy
muốn phát triển nông nghiệp phải coi nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới
và nông thôn là địa bàn chiến lược.
Cùng với việc đề ra các giải pháp để phát triển sản xuất, Đảng bộ đã bố trí
lại cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, sắp xếp bố trí lại việc phân vùng
đất đai
trong tỉnh cho phù hợp hơn. Cụ thể như sau :
Vùng 1: chỉ bao gồm 3 huyện cù lao : Phú Châu, Phú Tân, Chợ Mới.
Vùng này giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ, lực lượng lao động dồi
dào, có điều kiện phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện, phát triển ngành
nghề truyền thống và chế biến thủy sản.
Tư tưởng chỉ đạo là đầu tư thâm canh theo chiều sâu.

- 18 -
Vùng 2 : là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh gồm : Long
Xuyên, Châu Đốc, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn. Đây là vùng có tiềm năng
nông nghiệp lớn.
Biện pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp ở vùng này là : thâm canh,
tăng vụ, chuyển vụ.
Vùng 3: gồm 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Đây là địa bàn có vị trí chiến
lược về quốc phòng, đất rộng, người thưa, có tiềm năng lâm sản và khoáng sản
phong phú.
Biện pháp chủ yếu là phát tri
ển thủy lợi, đầu tư khoa học kỹ thuật, mở
rộng diện tích, chuyển vụ, thâm canh.
Trên cơ sở phân vùng kinh tế, các địa phương trong tỉnh xác định những
tiểu vùng để bố trí cơ cấu sản xuất, sắp xếp vụ mùa gieo trồng theo công thức
phù hợp.
Để phát triển trồng trọt, Đại hội đề ra chủ trương chỉ đạo : Phải sớm hình

thành vùng chuyên canh ổ
n định sản xuất lúa ; từng bước tăng diện tích đất
chuyên rẫy và đất luân canh lúa, màu theo qui hoạch, phát triển trồng cây công
nghiệp dài ngày, trồng tràm, rừng trên núi và cải tạo vườn tạp, chú trọng thâm
canh tăng vụ, luân canh, chuyển vụ, phục hóa khai hoang ; thực hiện đồng bộ các
biện pháp thủy lợi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vận dụng chính sách đầu
tư, tài trợ, giá cả,...Gắn phát triể
n sản xuất với cải tạo đồng ruộng, từng bước
hình thành vùng an toàn cho cây trồng, vật nuôi, tăng hệ số sử dụng đất, bảo đảm
hiệu quả cao.
Về chăn nuôi, phải có kế hoạch, biện pháp và chính sách đồng bộ để khôi
phục và phát triển nhanh chăn nuôi trong các khu vực quốc doanh, tập thể và gia
đình.

- 19 -
Về lâm nghiệp, hướng chỉ đạo được đề ra là khôi phục, bảo vệ, phát triển
trồng rừng tập trung, cải tạo vườn tạp, trồng dừa, đào, kết hợp với phong trào
trồng cây phân tán để phát huy hiệu quả kinh tế.
Về ngư nghiệp, phải tổ chức tốt việc khai thác đánh bắt cá đi đôi với bảo
vệ nguồn tôm cá thiên nhiên, có chính sách khuyến khích đồng bộ
để phát triển
nghề nuôi cá bè, ao, hồ, đồng ruộng, kênh rạch.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất trên mặt trận nông nghiệp, Đảng bộ
chủ trương gắn phát triển sản xuất với hoàn thiện quan hệ sản xuất. Trên tinh
thần đó, Đảng bộ chủ trương tiến hành ngay việc củng cố các tập đoàn sản xuất,
các liên tập đoàn và các hợp tác xã. Trước hết là t
ập trung bồi dưỡng, đào tạo,
lựa chọn người có đủ năng lực, uy tín, đi đôi với kịp thời xử lý, thanh lọc những
phần tử cơ hội, tham ô, cửa quyền, ức hiếp quần chúng. Nâng cao năng lực điều
hành của ban quản lý trên cơ sở bảo đảm quyền làm chủ của xã viên, tập đoàn

viên trong việc xây dựng kế hoạch, quản lý tài sả
n, vật tư, phân phối sản
phẩm,...Trong khi đẩy mạnh phát triển ngành nghề cần gắn nông nghiệp với
công nghiệp theo hướng kinh doanh tổng hợp và hạch toán kinh tế nhằm đạt hiệu
quả ngày càng cao. Lấy sản xuất phát triển ổn định và từng bước cải thiện đời
sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng nông thôn mới làm mục
tiêu quan trọng hàng đầu.
Nhằm thực hiện những ch
ủ trương về đổi mới kinh tế nêu trên, sau Đại
hội của tỉnh Đảng bộ An Giang đã đề ra nhiều chính sách cụ thể có tác dụng làm
chuyển biến mạnh mẽ sự phát triển nông nghiệp trong tỉnh. Đó là:
- Chính sách khuyến khích khai thác các vùng đất hoang hóa, đất đồi
núi trọc, vùng tứ giác Long Xuyên:
Nội dung chính sách này là : mạnh dạn giao đất ruộng, đất núi hoang hóa
cho gia đình và tập thể, xóa khái niệm "xâm canh", cho phép nông dân trong tỉnh
được khai hoang, phục hóa rộng rãi theo qui ho
ạch và miễn thuế theo chính sách.

- 20 -
Ai có vốn, có sức lao động thì nhận đất để sản xuất, trồng tràm, trồng cây công
nghiệp dài ngày có giá trị xuất khẩu và cây lấy gỗ với diện tích rộng và thời gian
dài.
Với chính sách này, An Giang đã cơ bản giải quyết được tình trạng để đất
hoang hóa ngay trong năm 1988. Người có khả năng về vốn và lao động ở các
huyện, xã khác trong tỉnh có thể đến các huyện vùng núi, các vùng đất còn bỏ
hoang để nhận
đất, khai hoang và sản xuất.
Do kết quả tiềm năng nông nghiệp của An Giang còn hết sức khiêm tốn
nên vào năm 1988, năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ An
Giang quyết định thực hiện chính sách khai thác vùng tứ giác Long Xuyên, đưa

lên hàng đầu công tác khai hoang, chuyển vụ lúa mùa thành lúa cao sản nhằm
nhanh chóng tạo ra sản lượng lương thực hàng hóa lớn.
Để khai thác vùng tứ giác Long Xuyên, từ năm 1988 đến năm 1992, An
Giang đã
đầu tư 86 tỷ đồng để đào đắp 37 triệu m
3
đất, 86 tỷ đồng làm thủy lợi
và hàng trăm triệu đồng cho chương trình khuyến nông, cải tạo đất,...
Nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân An Giang đã mang lại kết quả khả quan:
ngay trong vụ hè thu năm 1988, 10.000 ha đất lúa mùa nổi được chuyển sang lúa
tăng vụ. Đến năm 1992, diện tích lúa tăng vụ đạt 104.176 ha chiếm 65,8% diện
tích, tăng 60.000 ha - vượt kế hoạch đề ra cho cả năm 1995. Nhờ khai thác
nhanh và có hi
ệu quả vùng tứ giác Long Xuyên nên đã góp phần chủ yếu làm
tăng sản phẩm khu vực nông nghiệp của toàn tỉnh. Sản lượng lương thực tăng do
mở rộng diện tích, sản xuất lúa tăng vụ đã vượt xa kế hoạch dự kiến, nên cuộc
sống ở vùng nông thôn vốn "nghèo muôn thuở" trong quá khứ giờ đây đang khởi
sắc.
- Chính sách giao quyền sử dụng đất ổ
n định lâu dài cho nông dân:

- 21 -
An Giang tiến hành giao đất ổn định và lâu dài cho nông dân, cho phép
nông dân chuyển nhượng, thừa kế huê lợi và thành quả lao động. Chính sách này
là sự sửa chữa những bất hợp lý trong quá trình cải tạo nông nghiệp, nó dựa trên
nguyên tắc tự thỏa thuận trong nội bộ nông dân. Nông dân được cấp giấy về
quyền sử dụng ruộng đất ổn định và lâu dài nhưng không được bao chiếm hoặc
cho mướn theo kiểu bóc lột ; phải đảm bả
o sử dụng đất có hiệu quả và theo
hướng phát triển sản xuất hàng hóa. Chính sách giao ruộng đất của An Giang

được qui định cụ thể như sau :
+ Đất đai đã được chia cấp bao gồm đất tịch thu của địa chủ, việt
gian, nhà thờ, chùa chiền,...đang sử dụng có hiệu quả phải giữ nguyên canh để
ổn định sản xuất.
+ Tiếp tục thu hồi các loại đất bao chi
ếm, đất sử dụng không hiệu
quả của các nông, lâm trường quốc doanh, các cơ quan, đơn vị,...; ưu tiên cấp
cho người sử dụng cũ.
+ Nghiêm cấm mua bán đất đai, nhưng cho nông dân có quyền
sang nhượng, thừa kế huê lợi và thành quả lao động trên ruộng đất đang sản
xuất. Vận động những người được cấp đất nhưng không phải làm ruộng là chính
hiệu quả thấp nhượ
ng lại cho người sản xuất hiệu quả cao hơn dưới sự hướng
dẫn của chính quyền địa phương.
+ Trên diện tích đất qui hoạch chuyển vụ, người đang canh tác
được quyền chọn trước để sản xuất theo khả năng, không hạn chế diện tích. Số
đất còn lại được sang nhượng cho người khác. Thuế được tính theo chính sách
ưu đãi nhằm khuyến khích khai hoang, chuyển vụ.
Các trườ
ng hợp tranh chấp đất phải được giải quyết bằng con đường thỏa
thuận giữa các bên có liên quan, hoặc được ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn giải
quyết theo luật đất đai và theo đúng các quan điểm của tỉnh ủy.

×