Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.6 KB, 100 trang )

Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm nước trong đó có nước
mặt có xu hướng ngày càng gia tăng trầm trọng ở nhiều địa phương trên cả
nước. Trên phạm vi tỉnh Ninh Bình, ô nhiễm nước mặt tuy chưa xảy ra trên
diện rộng, nhưng biểu hiện ô nhiễm nước ở một số khu vực cũng đã trở thành
những điểm nóng đáng phải quan tâm. Đánh giá về môi trường nước mặt,
trong báo cáo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình năm 2006 “ Thực trạng
phát triển bền vững tỉnh Ninh Bình” có nêu: “Nước sông Đáy ở khu vực thành
phố Ninh Bình bị ô nhiễm các chất hữu cơ cao như: NO
2
-
, NO
3
-
, coliform, dầu
mỡ, Ô nhiễm nước mặt tại các làng nghề thủ công, chế biến nông sản với
hàm lượng các chất ô nhiễm NH
4
+
, NO
3
-
, BOD
5
, coliform đều cao hơn mức độ
cho phép, gây thiếu nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng,…”.
Trước thực trạng này, UBND Tỉnh đã chỉ đạo các Ban, Ngành chức


năng, một mặt tăng cường công tác quản lý giám sát bảo vệ môi trường nước,
mặt khác đầu tư thực hiện một số nhiệm vụ khoa học công nghệ về lĩnh vực
này. Theo lộ trình đó, hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành
quan trắc môi trường nước mặt ở một số khu vực cụ thể trên địa bàn một số
huyện thị. Kết quả của công tác này là những cơ sở quan trọng ban đầu để
cảnh báo về hiện trạng ô nhiễm nước mặt, đồng thời tăng cường công tác giáo
dục, quản lý bảo vệ môi trường nước. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe cộng
đồng và phát triển kinh tế bền vững trên phạm vi toàn tỉnh, ô nhiễm nước mặt
cần phải được điều tra nghiên cứu chi tiết trên diện rộng, mới có thể đưa ra
các biện pháp quản lý, phòng ngừa, khắc phục và giảm thiểu hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế trên, UBND tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt thực hiện
đề tài trong chương trình điều tra cơ bản: “Điều tra đánh giá thực trạng ô
nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ
bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững”. Viện Địa chất- Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị được chọn giao triển khai thực
hiện đề tài nêu trên trong 2 năm (2009-2010).
Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân ô nhiễm nước mặt.

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
1
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

- Đề xuất các giải pháp KHCN khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm nhằm
bảo vệ tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững kinh tế- xã hội.
Phạm vi nghiên cứu: các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Hoa
Lư, Nho Quan, Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình (hình 1).
Đối tượng nghiên cứu: bao gồm các hợp chất độc hại, các chỉ tiêu sinh

hoá môi trường, hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
(DDT).
2. Nội dung thực hiện của đề tài
Xuất phát từ thực tế số liệu điều tra nghiên cứu đã triển khai về tình
hình ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; căn cứ nhiệm vụ đã được phê duyệt,
đề tài đã tiến hành các nội dung chính dưới đây:
2.1. Thu thập và xử lý các tài liệu
Các tài liệu thu thập phục vụ triển khai và cập nhật thông tin cho đề tài
bao gồm: các công trình công bố về kết quả điều tra khảo sát, kết quả phân
tích một số chỉ tiêu về thành phần và chất lượng nguồn nước mặt ở một số
khu vực, tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước mặt hiện tại. Các công
trình tiêu biểu liên quan đến hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình là: báo cáo quan trắc nước mặt hàng năm do Sở TN&MT Ninh
Bình thực hiện [1], báo cáo kết quả tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật qua hạn sử
dụng, cấm lưu hành của tỉnh Ninh Bình [2], các tài liệu điều tra thống kê về
tình hình khai thác sử dụng nước mặt cho các mục đích khác nhau, thực trạng
ô nhiễm nước ở một số địa bàn trên các huyện thị trong tỉnh [3].
Ngoài việc thu thập, khai thác kế thừa các kết quả điều tra đã tiến hành
trên địa bàn nghiên cứu, việc điều tra thu thập thông tin từ cộng đồng dân cư
đã được tập thể thực hiện đề tài chú trọng triển khai đồng thời kết hợp trong
các đợt thực địa. Nội dung thông tin thu thập tập trung vào một số vấn đề
chính như sau:
- Hoạt động sản xuất công nghiệp và vấn đề xả thải vào môi trường tự
nhiên;
- Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác cây lương
thực và nuôi trồng thuỷ hải sản;
- Tình hình khai thác sử dụng nước mặt ở các khu vực nông thôn, thị
trấn, thị xã và thành phố phục vụ các mục đích khác nhau như: sinh hoạt, chế

-

Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
2
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

biến nông sản thực phẩm, sản xuất công nghiệp;
- Các dấu hiệu ô nhiễm nước và tình trạng phát tán ô nhiễm vào môi
trường tự nhiên (đất, nước, không khí);
- Các biểu hiện bệnh tật có nghi vấn liên quan đến việc sử dụng nước
mặt trong cộng đồng dân cư.
Các tài liệu thu thập được khai thác xử lý triệt để nhằm xây dựng
phương án điều tra chi tiết và lấy mẫu phân tích phù hợp với tình hình thực tế
ô nhiễm, mặt khác cập nhật tư liệu bổ xung cho nội dung báo cáo tổng kết đề tài.
2.2. Công tác điều tra khảo sát thực địa
Công tác điều tra nghiên cứu thực địa được tiến hành trong mùa mưa
năm 2009 và điều tra lặp lại trong mùa khô năm 2010 trên hầu hết các xã,
phường thuộc 4 huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Kim Sơn, thị xã Tam
Điệp và thành phố Ninh Bình. Do yêu cầu bổ xung nhiệm vụ năm 2010, riêng
đối với 2 huyện: Nho Quan, Yên Mô, công tác điều tra nghiên cứu ô nhiễm
nước được tiến hành trong 2 mùa của năm 2010 (hình 2). Nội dung điều tra
nghiên cứu tập trung vào các vấn đề:
- Điều tra đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình.
- Điều tra đánh giá tổng quan và chi tiết hiện trạng ô nhiễm nước mặt
trên một số khu vực trọng điểm có nguy cơ ô nhiễm cao (khu công nghiệp,
khu vực làng nghề chế biến nông sản, khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản,
khu tập trung dân cư, ).
- Thu thập mẫu phân tích các loại:
+ Thu thập mẫu phân tích ô nhiễm kim loại nặng độc hại trên khu vực
làng nghề tiểu thủ công nghiệp: mùa mưa 92 mẫu, mùa khô 93 mẫu;

+ Thu thập mẫu phân tích ô nhiễm các hợp chất độc hại và các chỉ tiêu
sinh hoá môi trường trên khu vực làng nghề chế biến nông sản, khu du lịch,
khu nuôi trồng thủy sản, v.v: mùa mưa 130 mẫu, mùa khô 130 mẫu;
+ Thu thập mẫu phân tích ô nhiễm nước do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
DDT: mùa mưa 29 mẫu, mùa khô 16 mẫu.
2.3. Phân tích xác định các dạng ô nhiễm
1- Phân tích hàm lượng kim loại nặng: 185 mẫu
Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước mặt, đề tài đã

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
3
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

phân tích xác định hàm lượng Cu, Pb, Zn, Cr, Cd, Hg, As, và Fe.
2- Phân tích các hợp chất độc hại và các chỉ tiêu sinh hoá môi trường:
260 mẫu.
Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: pH, BOD
5
, COD, Oxy hoà tan (DO),
chất rắn lơ lửng (TTS), NH
4
+
, NO
3
-
, NO
2
-

, CN
-
, H
2
S, Cl
-
, khuẩn coliform.
3- Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (DDT): 45 mẫu.
Phương pháp phân tích các thông số chất lượng nước mặt và đánh giá ô
nhiễm căn cứ theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt ban
hành năm 2008 (QCVN 08:2008/BTNMT) và sử dụng TCVN 5942-1995 cho
một số chỉ tiêu không có trong QCVN 08:2008/BTNMT mới ban hành.
2.4. Phân tích xây dựng báo cáo chuyên đề
Báo cáo chuyên đề được xây dựng trên cơ sở kết quả điều tra và phân
tích mẫu, các thông tin thu thập do chính tập thể tham gia đề tài thực hiện
mùa mưa năm 2009 và mùa khô 2010, kết hợp với các kết quả quan trắc phân
tích của một số cơ quan đã tiến hành. Tổng số báo cáo chuyên đề thực hiện
trong 2 năm là 7.
Năm 2009: Trên cơ sở tổng hợp kết quả phân tích ô nhiễm nước mặt
trong mùa khô, xây dựng 03 báo cáo chuyên đề về hiện trạng ô nhiễm nước
mặt trong mùa khô và 01 chuyên đề các giải pháp khắc phục ô nhiễm. Cụ thể
như sau:
1- Hiện trạng ô nhiễm một số kim loại nặng độc hại trong nước mặt
(mùa khô);
2- Hiện trạng ô nhiễm nước mặt do các hợp chất độc hại, sinh hoá (mùa
khô);
3- Hiện trạng ô nhiễm nước mặt do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
DDT (mùa khô);
4- Một số giải pháp KHCN khắc phục ô nhiễm nhằm bảo vệ tài nguyên
nước mặt.

Năm 2010: Trên cơ sở các kết quả phân tích ô nhiễm đánh giá theo 2
mùa (mùa khô 2009 và mùa mưa 2010), tổng hợp phân tích xây dựng 3 báo
cáo chuyên đề về hiện trạng ô nhiễm:
1- Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng độc hại trong nước mặt;
2- Hiện trạng ô nhiễm nước mặt do các hợp chất độc hại, sinh hoá;

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
4
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

3- Hiện trạng ô nhiễm nước mặt do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (DDT).
2.5. Phân tích tổng hợp viết báo cáo tổng kết
Báo cáo tổng kết đề tài được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, xử lý các
tài liệu, số liệu bao gồm:
- Các kết quả nghiên cứu điều tra thực địa, thông tin thu thập và kết quả
phân tích mẫu trong 2 năm 2009- 2010 và các báo cáo chuyên đề do chính tập
thể tác giả thực hiện đề tài tạo ra.
- Tham khảo các số liệu điều tra, kết quả phân tích chất lượng nước
mặt, đã tiến hành trước năm 2009 của một số cơ quan đã tiến hành trên vùng
nghiên cứu.
Đánh giá chung:
Căn cứ nội dung nhiệm vụ được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt và
hợp đồng ký kết giữa Viện Địa chất với Sở KH&CN Ninh Bình (2009, 2010),
tập thể cán bộ thực hiện đề tài đã hoàn thành 100% các hạng mục, khối lượng
công việc, các sản phẩm đầy đủ bảo đảm chất lượng theo yêu cầu đặt ra (bảng 1).
Báo cáo tổng kết đề tài được xây dựng trên cơ các kết quả phân tích
đánh giá các chất ô nhiễm theo 2 mùa: mùa mưa năm 2009 và mùa khô năm
2010. Báo cáo được bố cục trong 5 chương (không kể phần mở đầu, kết luận

và tài liệu tham khảo) bao gồm:
Chương 1: Tình hình nghiên cứu ô nhiễm và phương pháp áp dụng.
Chương 2: Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội.
Chương 3: Hiện trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình.
Chương 4: Chất lượng nước mặt tỉnh Ninh Bình.
Chương 5: Một số giải pháp khoa học công nghệ khắc phục và giảm
thiểu ô nhiễm nước mặt.
Công trình được thực hiện tại Viện Địa chất- Viện KHCNVN. Trong
quá trình triển khai, tập thể tác giả luôn nhận được sự chỉ đạo của Lãnh đạo
Viện Địa chất; sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo Sở KH&CN Ninh
Bình, các chuyên viên thuộc Phòng Quản lý Khoa học và các phòng ban liên
quan thuộc Sở. Đồng thời, tập thể tác giả còn có được sự cộng tác chặt chẽ
của một số chuyên viên các đơn vị của Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, các
huyện và một số địa phương trong tỉnh. Tập thể tác giả xin chân thành cám ơn
sự nhiệt thành cộng tác và những đóng góp quý báu của các cá nhân và đơn vị

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
5
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

nêu trên./.
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI
TỈNH NINH BÌNH
1.1- ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1. Địa hình
Ninh Bình là tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam của miền Bắc và đồng bằng
Bắc Bộ với diện tích là 1.400 km

2
. Phía Bắc, Ninh Bình giáp với Hà Nam và
Hòa Bình; phía Đông giáp Nam Định, phía Tây giáp Thanh Hóa và phía Đông
Nam là vịnh Bắc Bộ. Ninh Bình có đường bờ biển dài khoảng 18 km ở huyện
Kim Sơn.
Ninh Bình có địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân thành
3 vùng:
- Vùng đồi núi phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc trên phạm vi các
huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô và thị xã Tam Điệp.
- Vùng đồng bằng ven biển và đồng bằng bồi tụ do sông Đáy nằm ở
phía Đông Nam, tập trung ở 2 huyện Yên Khánh và Kim Sơn.
- Vùng đồng bằng trũng thấp xen núi đá vôi nằm xen kẽ giữa 2 vùng
nêu trên và phân bố ở các huyện Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan, Hoa Lư; đây
là vùng thường bị ngập lụt trong mùa mưa lũ hàng năm.
Ninh Bình có 1 thành phố (thành phố Ninh Bình), 1 thị xã (Tam Điệp)
và 6 huyện (Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn);
đơn vị hành chính cấp xã phường là 157, trong đó có 134 xã, 16 phường và 17
thị trấn.
1.1.2. Khí hậu
Chế độ khí hậu Ninh Bình nằm trong vùng tiểu khí hậu của đồng bằng
Bắc Bộ, nên chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm
23,7
0
C. Số giờ nắng trong năm là 1.600- 1.700 giờ. Độ ẩm trung bình 83-
84%. Thời tiết trong năm biểu hiện 2 mùa khá rõ nét: mùa mưa từ tháng V
đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Lượng mưa trung
bình năm từ 1.700- 1.800 mm.
1.1.3. Thuỷ văn
Mạng sông suối trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bao gồm: các hệ thống


-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
6
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

sông, suối tự nhiên, hệ thống mương máng thủy lợi và các hồ chứa nước, tập
trung chủ yếu ở phía nam của tỉnh. Các sông chính là sông Đáy, sông Hoàng
Long, sông Bôi, sông Vân, sông Vạc, sông Càn, Do địa hình chi phối, nên
phần lớn các con sông có hướng chảy tây bắc- đông nam và bắc- nam.
1.1.4. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt ở Ninh Bình khá dồi dào do có mạng sông ngòi
với tổng chiều dài khoảng 1.000 km và hệ thống đầm, ao, hồ khá lớn. Tài
nguyên nước được phân bố khá đồng đều trên tất cả các huyện thị trong tỉnh.
Tổng trữ lượng nước mặt ước tính trên 30 triệu m
3
. Đây là thuận lợi lớn phục
vụ cho phát triển nông- lâm nghiệp và giao thông thuỷ. Đồng thời, nước mặt
một số sông, suối chính được khai thác xử lý, sử dụng để cấp nước sinh hoạt
cho dân cư. Trên địa bàn tỉnh hiện có một số nhà máy nước với các trạm cấp
nước tập trung tại TP. Ninh Bình, TX. Tam Điệp, các huyện lỵ Kim Sơn, Yên
Mô, Nho Quan, Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư.
Tài nguyên nước dưới đất phân bố tập trung trong các thành tạo chứa
nước tuổi Đệ tứ nằm sâu dưới đất chừng 30- 40 m trở xuống, trên phạm vi các
huyện Yên Khánh, Kim Sơn. Nước dưới đất được khai thác phần lớn ở quy
mô hộ gia đình, bằng giếng khoan UNICEF. Ở các huyện phía tây bắc của
tỉnh như: Gia Viễn, Nho Quan, Hoa Lư, TX. Tam Điệp, nước ngầm rất khan
hiếm. Ở TX. Tam Điệp, nước dưới đất tồn tại phổ biến ở dạng các mạch xuất
lộ nước tự nhiên.
Theo tài liệu thống kê gần đây, nhìn chung các khu vực thành thị được

hưởng nước sạch đạt tiêu chuẩn, còn ở các khu vực nông thôn, chất lượng
nước sinh hoạt của dân đang sử dụng ở một số nơi chưa bảo đảm. Hiện nay,
chất lượng nước cấp sinh hoạt ở nhiều khu vực đang bị đe dọa do nước sông,
nước ngầm có nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng.
1.1.5. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê năm 2009, tổng diện tích đất đai của tỉnh
138.907,3 ha; đất nông nghiệp chiếm 96.906,0 ha; đất phi nông nghiệp chiếm
30.479,3 ha; đất chưa sử dụng là 11.723,0 ha [10].
Tỉnh Ninh Bình có khoảng 2/3 diện tích đất canh tác nông nghiệp là
vùng chiêm trũng chua và lầy, ngập úng trong mùa mưa. Đất có hàm lượng
P
2
O
5
và N thấp. Đó là đặc điểm không thuận lợi cho việc phát triển thâm canh
nông nghiệp.

Ninh Bình có 19 loại đất khác nhau, gộp thành 5 nhóm đất

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
7
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

chính: đất mặn, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng dốc
tụ. Tài nguyên đất hiện đang được sử dụng khá đa dạng.
1.1.6. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng trên địa bàn toàn tỉnh chiếm tỷ lệ xấp xỉ 20,8% diện
tích đất tự nhiên; bao gồm 1.2281,3 ha rừng sản xuất, 10.615,9 ha rừng phòng

hộ và 16.954,4 ha rừng đặc dụng. Ngoài rừng Cúc Phương, rừng nguyên sinh
ở Ninh Bình còn rất hạn chế, sinh vật nghèo nàn. Rừng trồng chủ yếu là keo
lá tràm, thông lấy nhựa, bạch đàn; rừng ngập mặn ở Kim Sơn còn lại với diện
tích không đáng kể. Phần lớn diện tích rừng đã bị khai thác trong nhiều năm
qua, nên tuyệt đại đa số rừng ít còn khả năng khai thác. Tỉnh Ninh Bình đang
có chủ trương phục hồi diện tích rừng ở một số điểm du lịch quan trọng.
1.1.7. Tài nguyên khoáng sản
Ninh Bình là một tỉnh có nguồn đá vôi rất dồi dào với chất lượng cao
(hàm lượng CaO > 50- 55%). Trữ lượng của các mỏ đá vôi tới hàng chục tỷ
mét khối. Tiềm năng tài nguyên này bảo đảm cho sự phát triển ồn định lâu dài
của ngành công nghiệp sản xuất xi măng trong tỉnh. Ngoài ra, còn có các mỏ
đolomit với trữ lượng hàng chục triệu tấn và hàm lượng MgO đạt tới 18-
20%. Ninh Bình đồng thời cũng là nơi giàu tiềm năng khoáng sản sét, đặc biệt
là sét vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, do phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng,
lại thường bị ngập úng trong mùa mưa nên điều kiện khai thác bị hạn chế.
Với hệ thống giao thông thuỷ bộ phát triển, việc chế biến khai thác
nguồn khoáng sản từ đá vôi, đolomit và sét các loại mang lại nguồn lợi lớn và
ngày càng trở thành mũi nhọn kinh tế cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá tỉnh Ninh Bình. Ngoài các nguồn nguyên liệu có thế mạnh đã nêu
trên, tỉnh Ninh Bình còn một số loại hình khoáng sản có tiềm năng nhỏ khác
như: than đá, pirít, antimoan, nước khoáng, Các loại hình khoáng sản này
đang được khai thác ở quy mô nhỏ.
1.1.8. Tài nguyên du lịch
Ninh Bình là một tỉnh rất giàu tiềm năng du lịch với các quần thể di
tích lịch sử và tâm linh nổi tiếng như: Chùa Bái Đính, khu du lịch Tam Cốc-
Bích Động, nhà thờ Đinh- Lê, nhà thờ Phát Diệm và các khu sinh thái đất
ngập nước Vân Long, Rừng Cúc Phương, Các điểm du lịch này đang thu
hút sự đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Tài nguyên du lịch đang
ngày càng trở thành nền kinh tế động lực, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh


-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
8
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

tế- xã hội.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh có những phát triển
mạnh mẽ và ổn định, tăng trưởng kinh tế luôn ở mức 2 con số. Cơ cấu kinh tế
có những bước chuyển hướng tích cực trong hầu hết các lĩnh vực. Cơ cấu
kinh tế trong GDP năm 2007: công nghiệp- xây dựng: 40%, nông- lâm- ngư
nghiệp: 26%, dịch vụ 34%. Theo Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình năm
2008, tổng sản phẩm của toàn tỉnh đạt 4.395,5 tỉ đồng.
1.2.1. Công nghiệp
Ninh Bình có tiềm năng thế mạnh về phát triển công nghiệp vật liệu
xây dựng do có nguồn nguyên liệu đá vôi và sét rất dồi dào. Là tỉnh có số
lượng nhà máy xi măng lớn nhất cả nước với một số cơ sở chính như: The
Vissai, Hệ Dưỡng, Tam Điệp, Phú Sơn, Duyên Hà, Hướng Dương, Sản
phẩm chủ yếu của tỉnh là xi măng, đá xây dựng, vôi và gạch ngói. Tính đến
2009, toàn tỉnh có 7 khu công nghiệp gồm: Gián Khẩu, Ninh Phúc, Tam Điệp,
Phúc Sơn, Sơn Hà, Xích Thổ và Khánh Cư, 22 cụm công nghiệp với diện tích
880 ha. Một số nghề thủ công truyền thống như thêu ren (Hoa Lư), dệt chiếu
và hàng cói mỹ nghệ (Kim Sơn, Yên Khánh), đan lát mây tre (Gia Viễn, Nho
Quan), sản xuất đồ đá mỹ nghệ (Hoa Lư), đồ gốm mỹ nghệ (Yên Mô, Nho
Quan). Về thu hút đầu tư, tỉnh hiện có một số dự án lớn: nhà máy phân đạm,
nhà máy sản xuất phụ tùng tầu thủy, nhà máy sản xuất soda, nhà máy sản xuất
phôi thép.
1.2.2. Nông nghiệp
Ninh Bình là nơi có lợi thế phát triển nông nghiệp đa dạng nhiều thành

phần. Các vùng chuyên canh chính như: sản xuất và chế biến dứa ở Nông
trường Đồng Giao, trồng, sản xuất chiếu cói và hàng mỹ nghệ từ cói, nuôi
trồng thủy hải sản ven biển ở Kim Sơn, trồng hoa và rau sạch ở Ninh Sơn,
Ninh Phúc, Cơ cấu nông- lâm nghiệp năm 2007 đạt 26%.
1.2.3. Dịch vụ
Do ở vị trí giao thông thuận lợi giao lưu với các vùng miền trên cả
nước, nên Ninh Bình có nhiều ưu thế để phát triển dịch vụ đặc biệt là dịch vụ
phuc vụ du lịch (lịch sử- văn hóa- tâm linh- nghỉ dưỡng). Tỉnh coi đây là mũi
nhọn trong chính sách phát triển kinh tế, nên đang tập trung kêu gọi đầu tư để
phát triển có hiệu quả.

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
9
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

Các hoạt động khác như: khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, văn hoá
thể thao cũng có những bước phát triển đáng ghi nhận; tình hình chính trị và
an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và có
nhiều tiến bộ. Công tác chỉ đạo của các cấp lãnh đạo được tăng cường, tạo
điều kiện và môi trường thuận lợi cho nền kinh tế phát triển và đời sống của
các tầng lớp dân cư ngày càng được nâng cao.
1.2.4. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Tỉnh Ninh Bình là điểm nút giao thông quan trọng, tất cả các huyện thị
thành phố đều có quốc lộ chạy qua. Tỉnh Ninh Bình có tuyến đường sắt Bắc-
Nam, quốc lộ QL.1A, quốc lộ QL.10, quốc lộ QL.12B, quốc lộ QL.45 chạy
qua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và văn hoá với các địa
phương khác trong cả nước. Ngoài ra, trong tỉnh cũng phát triển hệ thống giao

thông liên tỉnh, liên huyện và liên xã, làm tăng khả năng giao lưu và phát
triển kinh tế của nội tỉnh. Hiện tại, trên phạm vi Ninh Bình đang triển khai 3
dự án đường cao tốc: Ninh Bình- Cầu Giẽ, Ninh Bình- Thanh Hóa, Ninh
Bình- Hải Phòng- Quảng Ninh. Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ
phân bố tương đối đồng đều trên tất cả các huyện thị, nhiều tuyến quốc lộ đã
và đang được nâng cấp mở rộng đạt chất lượng tốt; tuy nhiên chất lượng
đường ở một số nơi còn thấp (đặc biệt là các tuyến liên huyện và liên xã),
chưa được nhựa hoá và bê tông hoá, nhất là ở các khu vực nông thôn các
huyện ở phía tây bắc tỉnh.
Hệ thống giao thông đường thuỷ khá dày đặc với nhiều sông hồ. Ninh
Bình có 22 con sông, kênh, với tổng chiều dài 387,3 km, mang đặc trưng
của sông ngòi khu vực đồng bằng có thể khai thác vận tải thuỷ. Một số sông
chính do Trung ương quản lý bao gồm: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông
Càn, sông Vạc, sông Vân, sông Bến Đang, sông Bôi, kênh Nhà Lê; các sông
còn lại do tỉnh quản lý. Các hồ lớn gồm: hồ Đồng Thái, Yên Quang, Yên
Thắng đem lại nguồn lợi đáng kể cho tưới tiêu nông nghiệp, giao thông và khai
thác phát triển thủy sản.
Ninh Bình có các cảng sông lớn nằm trên sông Đáy: cảng Ninh Bình,
cảng Ninh Phúc, cảng K3 nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình, cảng Non Nước,
cảng Bình Minh, cảng Phát Diệm và hàng loạt các bến xếp dỡ nằm dọc các
con sông này.

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
10
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

Ninh Bình có tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua với chiều dài 19 km
với 4 ga đỗ. Đây là các ga hỗn hợp vừa xếp dỡ hàng vừa đón khách chạy

đường ngắn; ngoài ra còn có hai tuyến nhánh nối với cảng Ninh Bình (Cầu
Yên- Hệ Dưỡng). Theo quy hoạch tuyến đường sắt cao tốc Bắc- Nam sẽ đặt
ga chính ở thành phố Ninh Bình.
- Điện và bưu chính viễn thông
Ninh Bình được cung cấp bởi mạng lưới điện lấy từ nguồn điện quốc
gia và của nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình. Nhà máy đã được đầu tư nâng cấp
công xuất từ 100 MW lên 300 MW. Mạng lưới điện có tổng chiều dài đường
dây cao và hạ thế là 1.140 km. Hiện tại hầu hết các địa bàn trên phạm vi toàn
tỉnh đã có mạng lưới điện phủ kín. Sản phẩm điện năm 2007 là 728,9 triệu
KWh.
Ninh Bình có 2 bưu điện trung tâm, 7 bưu điện huyện và 24 bưu điện
khu vực, bảo đảm thông tin nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc cũng như
các cuộc liên lạc quốc tế. Tất cả các xã và thôn xóm trên địa bàn tỉnh đã có
bưu điện và điện thoại cố định có thể liên lạc trong nước và quốc tế.
1.2.5. Dân số
Theo Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2009 (1/4/2009), dân số
toàn tỉnh có 898.459 người. Mật độ dân số trong tỉnh khoảng 642 người/km
2
.
Tại khu vực thị trấn, mật độ dân số cao nhất là ở TP. Ninh Bình lên tới 2.276
người/km
2
; ở khu vực huyện, mật độ dân số ở huyện Yên Khánh lớn nhất đạt
tới 1.038 người/km
2
. Trên địa phận tỉnh có hai tôn giáo chính là Phật giáo và
Thiên chúa giáo; số người theo đạo Thiên chúa xấp xỉ 15% tổng dân số trong
tỉnh. TP. Ninh Bình là trung tâm văn hoá chính trị của tỉnh, TX. Tam Điệp là
khu vực kinh tế quan trọng.
Ninh Bình có một số yếu tố nhân văn nổi trội như trình độ học vấn khá

cao và đồng đều. Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp được đào tạo, có trình độ
cao so với mức chung của cả nước. Trình độ dân trí của cộng đồng dân cư
ngày càng được nâng cao.

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
11
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

Chương 2
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM VÀ PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG
2.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá về ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình
Nhìn chung, giống các tỉnh nằm trên đồng bằng Bắc Bộ, ô nhiễm nước
mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã xảy ra cục bộ trên một số khu vực từ nhiều
năm nay, đặc biệt từ khi tỉnh bước vào nền kinh tế thị trường với sự bung ra
phát triển kinh tế nhiều thành phần. Cũng trong tình trạng như nhiều tỉnh
khác, ô nhiễm nước mặt tuy có được quan tâm trong một số năm gần đây,
nhưng do nhiều điều kiện khó khăn, nghiên cứu đánh giá về ô nhiễm nước
mặt trên địa bàn toàn tỉnh chưa được đầu tư triển khai. Tuy vậy, bên cạnh
công tác tăng cường giám sát quản lý bảo vệ môi trường nói chung (trong đó
có môi trường nước mặt), tỉnh đã chỉ đạo cho Sở TN&MT Ninh Bình thực
hiện việc quan trắc hàng năm một số các chỉ tiêu ô nhiễm cụ thể tại một số
khu vực có biểu hiện và đang có nguy cơ cao. Dưới đây là một số số liệu đánh
giá về tình trạng ô nhiễm nước mặt do Sở TN&MT Ninh Bình và một số cơ
quan đã tiến hành trong những năm trước 2009.
2.1.1. Ô nhiễm nước mặt tại thành phố Ninh Bình
Trên địa bàn TP. Ninh Bình, hệ thống các sông hồ là nơi tiếp nhận và
vận chuyển nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt khu dân cư. Theo
kết quả báo cáo quan trắc môi trường của Sở TN&MT Ninh Bình năm 2008

[1] cho thấy, một số đoạn sông chảy qua địa bàn thành phố, hồ nước nội thị có
dấu hiệu ô nhiễm. Hiện tại, TP. Ninh Bình chưa có hệ thống xử lý nước thải
tập trung, do vậy toàn bộ nước thải khu vực đô thị không được xử lý, gây ô
nhiễm cho nguồn nước tiếp nhận, trong đó có các hồ nêu trên. Hiện nay, nhiều
khu vực đang ở trạng thái ô nhiễm, vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép của
QCVN 08:2008/BTNMT (tiêu chuẩn B) và TCVN 5942-1995 trước đây.
Các dẫn liệu cụ thể về tình trạng ô nhiễm nước mặt ở một số khu vực
khá rõ ràng. Chất lượng nước sông Vân (khu vực cầu Lim) bị ô nhiểm bởi
thông số DO thấp hơn giá trị tối thiểu cho phép, COD cao gấp 2,03 lần giá trị
giới hạn cho phép, nồng độ NH
4
+
cao gấp 3,54 lần, tổng chất rắn lơ lửng cao
gấp 1,21 lần và lượng coliform cao gấp 1,69 lần. Đoạn sông Vân tại TP. Ninh
Bình có hàm lượng BOD
5
gấp từ 1,136- 2 lần. Chất lượng nước sông Yên

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
12
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

(khu vực cầu Yên) bị ô nhiễm bởi thông số COD cao gấp 1,31 lần, chất rắn lơ
lửng cao gấp 1,026 lần.
Nước ở một số hồ kín như hồ Biển Bạch, hồ Lâm Nghiệp có nồng độ
NH
4
+

vượt gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, hồ Lâm Nghiệp vượt gấp 4,92
lần, hồ Biển Bạch vượt gấp 4,85 lần. Hàm lượng BOD
5
ở hồ Lâm Nghiệp cao
gấp 2,38 lần, hồ Biển Bạch gấp 2,49 lần tiêu chuẩn cho phép.
2.1.2. Ô nhiễm nước mặt khu vực TX. Tam Điệp
Kết quả quan trắc ô nhiễm nước mặt của Phòng Tài nguyên và Môi
trường TX. Tam Điệp cho thấy, ở phường Trung Sơn gồm các tổ 24, 16, 11,
22, 23 nước mặt đang bị ô nhiễm do nước thải của Công ty Thực phẩm Xuất
khẩu Đồng Giao (sản xuất đồ hộp). Tại thôn 1- xã Đông Sơn, nguồn nước mặt
bị ô nhiễm do bãi rác thải bã dứa. Tại xã Yên Sơn, nước mặt của một số khu
vực thuộc các thôn Đoàn Kết, Yên Phong, Yên Đồng bị ô nhiễm do nước thải
phân từ trại giống của Công ty Giống vật nuôi và Cây trồng Đồng Giao.
Chất lượng nước ở sông Bến Đang (xã Yên Sơn) bị ô nhiễm nhẹ, không
đạt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 (loại A) như: hàm lượng các chất hữu cơ
cao, giá trị COD từ 33,1- 34,8 mg/l, vượt qua tiêu chuẩn từ 3,31- 3,48 lần, giá
trị BOD
5
từ 22,6- 23,3 mg/l vượt quá tiêu chuẩn từ 5,65- 5,825 lần, hàm
lượng nitrat, nitrit vượt quá tiêu chuẩn A từ 1,4- 4,2 lần.
Tam Điệp có nguồn nước mặt chủ yếu là các hồ và các suối nhỏ. Các
suối trong vùng đều ngắn và hẹp, bắt nguồn từ các điểm lộ, xuất lộ nước
ngầm. Hai suối chính trong vùng là suối Tam Điệp và suối Khe Rồng. Nước
suối khu vực Đền Rồng bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ: nồng độ nitrit gấp 1,2
lần, nitrat gấp 1,05 lần, BOD
5
gấp 1,036 lần, COD gấp 1,089 lần và coliform
gấp 4,15 lần tiêu chuẩn cho phép, không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B. Các
suối khác, nước có dấu hiệu ô nhiễm tương tự như suối Bò, suối Xá; phía cuối
nguồn, nước bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng BOD

5
dao động từ 25,9- 26,1
mg/l vượt tiêu chuẩn nước mặt loại B từ 1,036- 1,044 lần, nồng độ nitrat tuy
chưa cao vượt quá tiêu chuẩn nước mặt loại B, nhưng ở mức độ cao từ 12,4-
13,7 mg/l.
2.1.3. Ô nhiễm nước mặt ở khu vực nông thôn
Kết quả phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình cho
thấy, chất lượng nước mặt tự nhiên các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh
phần lớn chưa bị ô nhiễm. Về cơ bản, nước mặt có chất lượng đảm bảo để

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
13
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các loại cây trồng. Tuy nhiên, ô nhiễm nước
mặt cục bộ ở một số khu vực làng nghề, khu sản xuất công nghiệp đã có biểu
hiện đáng quan ngại.
Tại huyện Yên Khánh, ở một số khu vực thị trấn, các làng nghề, ô
nhiễm nước mặt đang có chiều hướng gia tăng. Các chất thải gây ô nhiễm môi
trường nước mặt là phẩm nhuộm, các hợp chất chứa lưu huỳnh trong công
đoạn tẩy trắng và sấy nguyên liệu, chất thải của các làng nghề chế biến nông
sản, thực phẩm: bánh đa, bún, các lò giết mổ gia súc. Làng nghề chế biến
nông sản, thực phẩm thôn Yên Ninh- xã Khánh Ninh là khu vực ô nhiễm
nước mặt điển hình đã tồn tại nhiều năm nay. Chất lượng nước ao xung quanh
khu làng nghề này bị ô nhiễm bởi hàm lượng các chất hữu cơ BOD
5
, COD,
TSS (cặn lơ lửng), vượt gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.

Tại Gia Viễn, những khu vực có nước mặt bị ô nhiễm được phát hiện ở
các xã: Gia Xuân, Gia Vân, Gia Vượng và Gia Thịnh, phân bố gần các khu
vực doanh nghiệp sản xuất mì tôm, Doanh nghiệp dệt may Việt Ý, Công ty
TNHH Thảo Sơn, Công ty TNHH Thành Lợi, Công ty TNHH Tân Lập
Phong, Trạm du lịch Vân Long, Trạm Truyền hình Tỉnh và Công ty Du lịch
Việt Thái.
Tại Hoa Lư, những khu vực có nước mặt bị ô nhiễm là: phố Mỹ Lộ,
phố Cầu Huyện, phố Thiên Sơn (TT. Thiên Tôn); Cầu Vòm, Ninh Thắng (xã
Ninh Thắng); Ninh Vân, Ninh An, Ninh Xuân, Xuân Áng (sông Sào Khê),
Nam Chiến, Nhân Lý, Chi Phong (ngòi Chi Phong) và thôn 14. Nước ô nhiễm
do nước thải không được xử lý từ một số cơ sở: Nhà hàng Yến Linh, Nhà
hàng Lạng Sơn, Công ty TNHH Đúc Nguyễn Huệ, Làng du lịch Vạn Xuân,
các doanh nghiệp Tháng Tám, Minh Giang, CTCP Xi măng Hệ Dưỡng, CTCP
Phân Lân Ninh Bình, rác thải từ các khu dân cư.
Tại huyện Kim Sơn, nước mặt bị ô nhiễm ở những sông tưới tiêu thuộc
các khối 1, 2 , 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9- TT. Bình Minh. Ô nhiễm nước mặt do chất
thải sinh hoạt ở một số khu vực dân cư: sông Ân thuộc các xóm 7a, 14a, 4, 6,
12, 11- xã Lai Thành; các xóm: 5, 8, 9- xã Lai Phương. Chất lượng môi
trường nước sông Ân có hàm lượng BOD
5
cao gấp 1,13 lần tiêu chuẩn cho
phép, hàm lượng COD cao gấp 1,08 lần, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp
1,05 lần.
2.1.4. Một số nhận xét chung

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
14
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)


Các kết quả điều tra nghiên cứu đã đưa ra những số liệu cụ thể về ô
nhiễm các chỉ tiêu sinh hóa nước mặt ở một số khu vực trên địa bàn các huyện:
Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư, Gia Viễn, TX. Tam Điệp và TP. Ninh Bình.
- Số lượng điều tra phân tích còn ít, phần lớn mới chỉ tập trung vào một
số khu vực nhất định để đánh giá diễn biến ô nhiễm.
- Các chỉ tiêu ô nhiễm phân tích còn hạn chế, chưa có phân tích các chỉ
tiêu một số kim loại nặng gây hại;
- Các nguồn phát sinh ô nhiễm nước mặt chỉ được đề cập đến sơ bộ,
chưa phân tích cụ thể;
- Các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường
nước mặt mới chỉ dừng lại ở một số phạm vi về quản lý và giám sát chung.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Để triển khai thực hiện đề tài, tập thể tác giả đã sử dụng tổ hợp phương
pháp thường được áp dụng trong điều tra đánh giá ô nhiễm nước, bao gồm các
phương pháp điều tra khảo sát thực địa và phương pháp phân tích trong phòng
thí nghiệm. Một số phương pháp chính áp dụng như sau:
2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu hiện có
Đây là phương pháp được áp dụng trong tất cả các đề tài khoa học công
nghệ khi triển khai nhất là đối với các đề tài triển khai trong điều kiện kinh
phí và thời gian hạn hẹp. Việc phân tích, xử lý các tài liệu thu thập (điều kiện
tự nhiên, kinh tế- xã hội, hoạt động phát triển kinh tế- xã hội vùng nghiên
cứu, các số liệu quan trắc, các kết quả phân tích đánh giá ô nhiễm nước mặt,
các thông tin về ô nhiễm nước mặt,…) là cơ sở định hướng lựa chọn các khu
vực có nguy cơ ô nhiễm cao, thiết lập mạng lưới khảo sát và lấy mẫu phân
tích các dạng ô nhiễm nước được khách quan và đại diện hơn. Đồng thời, các
số liệu thu thập qua phân tích xử lý sẽ là những tư liệu cập nhật bổ xung phục
vụ cho việc minh giải tình trạng ô nhiễm, xây dựng báo cáo chuyên đề hàng
năm cũng như báo cáo tổng kết đề tài khi kết thúc.
2.2.2. Phương pháp điều tra thông tin

Theo các nội dung câu hỏi định sẵn, điều tra thông tin được tiến hành
tại chỗ nhằm thu thập ý kiến từ cộng đồng dân cư, từ các cơ quan chính quyền
địa phương các cấp về tình hình ô nhiễm nước mặt, khu vực và các đối tượng
chịu ảnh hưởng ô nhiễm, nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Điều tra thu thập thông
tin theo các nội dung nêu trên sẽ làm phong phú thêm nguồn tư liệu cơ sở,

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
15
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

một mặt định hướng cho công tác điều tra thực địa và lấy mẫu chuẩn xác hơn
và mặt khác ở chừng mực nhất định có thể nhận dạng nguyên nhân, diễn biến
và khả năng phát tán ô nhiễm.
2.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát, lấy mẫu xác định các dạng ô nhiễm
nước.
Công tác điều tra khảo sát được tiến hành theo 2 mùa: mùa mưa 2009
và mùa khô 2010 để theo dõi biến động ô nhiễm theo mùa. Điều tra khảo sát
theo diện, tập trung vào các đối tượng nước mặt khác nhau: nước sông, nước
hồ ao đầm, nước giếng đào (giếng khơi), nước kênh mương tiếp nhận nước
thải. Diện tích điều tra được tiến hành phủ kín trên tất cả 6 huyện, TX. Tam
Điệp và TP. Ninh Bình, trong đó tập trung vào các khu vực có khả năng gây
phát sinh ô nhiễm như: các khu sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp,
các làng nghề, các cơ sở chế biến lương thực- thực phẩm, các khu dịch vụ
công cộng (chợ, khu du lịch, ), các đô thị,
Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu nước mặt được
thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam.
+ TCVN 5992-1995 (ISO 5667-2:1991) về Chất lượng nước- lấy mẫu,
hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

+ TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) về Chất lượng nước- lấy mẫu,
hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
+ TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987 về Chất lượng nước- lấy mẫu,
hướng dẫn nước hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
+ TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) về Chất lượng nước- lấy mẫu,
hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
2.2.4. Các phương pháp phân tích mẫu
Các mẫu phân tích được tiến hành tại các bộ phận phân tích của Viện
Địa chất- Viện KHCNVN.
a- Phương pháp phân tích kim loại nặng:
Phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu được thực hiện bằng
“Khối phổ Plasma” (Inductively Couple Plasma Mass Spectrometer- ICP-
MS” gắn thiết bị hoá hơi VGA-77 (cho phân tích As) tại bộ phận phân tích
ICP-MS của Viện Địa chất- Viện KHCNVN. Đây là phương pháp phân tích
hiện đại, có độ nhạy rất cao (phần lớn các nguyên tố có độ nhạy là phần tỷ
hoặc phần nghìn tỷ: 1x10
-9
-1x10
-12
). Các kim loại nặng xác định gồm có: hàm

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
16
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

lượng Cr, hàm lượng Mn, hàm lượng tổng sắt (Fe
2+
, Fe

3+
), hàm lượng Zn, hàm
lượng As, hàm lượng Cd, hàm lượng Hg, hàm lượng Pb
2+
.
b- Phương pháp phân tích các hợp chất độc hại và các chỉ tiêu sinh hoá
môi trường (pH, BOD
5
, COD, Oxy hoà tan, chất rắn lơ lửng, NH
4
+
, NO
3
-
,
NO
2
-
, CN
-
, H
2
S, Cl
-
, khuẩn coliform).
- Độ pH và oxy hoà tan được đo tại hiện trường bằng thiết bị chuyên
dụng. Hàm lượng COD được xác định bằng phương pháp bicromat theo
TCVN 6491-1999 (ISO 6060-1981).
- Hàm lượng BOD
5

được xác định bằng phương pháp cấy và pha loãng
theo TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997).
- Hàm lượng NH
4
+
được xác định bằng phương pháp so màu với thuốc
thử Nessler theo TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984).
- Hàm lượng nitrit (NO
2
-
) được xác định bằng phương pháp so màu với
thuốc thử Griss theo TCVN 6178-1996 (ISO 6777-1984).
- Hàm lượng nitrat (NO
3
-
) được xác định bằng phương pháp so màu với
thuốc thử axit sunfosalixylic theo TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3:1988)
- Hàm lượng clrua (Cl
-
) được xác định bằng phương pháp chuẩn độ bạc
nitrat theo TCVN 6194-1996 (ISO 9297-1989)
- Hàm lượng xianua (CN
-
) được xác định bằng phương pháp so màu
theo TCVN 6181-1996 (ISO 6703-1984).
- Hàm lượng H
2
S được xác định bằng phương pháp so màu metyl xanh
hoặc bằng phương pháp hiện trường so màu với giấy chỉ thị tẩm Pb
(CH

3
COO)
2
.
- Hàm lượng chất lơ lửng được xác định theo TCVN 6625-2000 (ISO
11923-1997).
- Hàm lượng tổng coliform được xác định theo TCVN 6187-1:1996
(ISO 9308-1:1990).
c- Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:
Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do cán bộ phòng phân tích
Viện Địa chất tiến hành kết hợp với Trung tâm Thẩm định dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật- Bộ NN&PT Nông thôn. Xác định dư lượng thuốc DDT trong
nước bằng phương pháp theo tiêu chuẩn: 10TCN 386-99. Dư lượng thuốc
DDT được chiết ra khỏi mẫu bằng dung môi dịch loromethane và được xác
định bằng phương pháp sắc ký khí với detector cộng kết điện tử (ECD). Mẫu

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
17
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

được phân tích trên thiết bị máy GC-ECD.
- Giới hạn phát hiện (LOD): 0,01 µg/L
- Giới hạn xác định (LOQ): 0,04 µg/L
2.2.5. Phương pháp đánh giá ô nhiễm nước mặt
Ô nhiễm nước mặt được tiến hành trên cơ sở đối sánh các kết quả phân
tích đánh giá hiện trạng với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
mặt ban hành năm 2008 (QCVN 08:2008/BTNMT) và TCVN 5942-1995
(Bảng 2.1, 2.2).

Bảng 2.1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
(QCVN 08:2008/BTNMT)
TT
Thông số
Đơn vị
Giá trị giới hạn
A B
A1 A2 B1 B2
1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9
2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100
4 COD mg/l 10 15 30 50
5 BOD
5
(20
o
C) mg/l 4 6 15 25
6 Amoni (NH
+
4
) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
7 Clorua (Cl
-
) mg/l 250 400 600 -
8 Florua (F
-
) mg/l 1 1,5 1,5 2
9 Nitrit (NO
-
2

) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
10 Nitrat (NO
-
3
) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15
11 Xianua (CN
-
) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02
12 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1
13 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01
14 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
18
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

15 Crom III (Cr
3+
) mg/l 0,05 0,1 0,5 1
16 Crom VI (Cr
6+
) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
17 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
18 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2
19 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1
20 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2
21 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002
22 Coliform MPN/100ml 2500 5000 7500 10000

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942-1995)
TT Thông số Đơn vị
Giới hạn
A B
1 Asen (As) mg/l 0,05 0,1
3 Cadimi (Cd) mg/l 0,01 0,02
4 Chì (Pb) mg/l 0,05 0,1
5 Crom (VI) mg/l 0,05 0,05
6 Crom (III) mg/l 0,1 1
7 Mangan (Mn) mg/l 0,1 0,8
8 Sắt (Fe) mg/l 1,0 2,0
9 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,002
2.2.6. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu
Số liệu khảo sát thực địa, kết quả phân tích mẫu, được xử lý thống nhất
bằng phương pháp thống kê, kết hợp với các số liệu thu thập khác được
chuyển thành cơ sở dữ liệu và quản lý trong GIS. Xây dựng sơ đồ, biểu bảng

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
19
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải
pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

số liệu: được tiến hành với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng:
ARCINFO, MAPINFO, ILWIS,

-
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
20
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp

khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

Chương 3
HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC MẶT TỈNH NINH BÌNH
Ô nhiễm nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được phân tích đánh giá
trên cơ sở các kết quả phân tích về hợp chất độc hại và sinh hóa, kim loại nặng
và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm DDT của các loại nước sông hồ, kênh
mương, được thu thập trên tất cả 6 huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên
Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, TX. Tam Điệp và TP. Ninh Bình. Dưới đây là những
mô tả chi tiết về ô nhiễm theo 2 mùa: mùa mưa năm 2009 và mùa khô năm 2010
trên các địa bàn nêu trên (Hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8; Bảng 3.1, 3.2,
3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8. Phụ lục: Hình 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14;
Bảng 1, 2).
3.1. Huyện Nho Quan
3.1.1. Ô nhiễm kim loại nặng
+ Crom
Trên địa bàn khu vực Nho Quan, hàm lượng Cr tại các điểm khảo sát
phần lớn thấp, hoặc không phát hiện được. Tại một số điểm khảo sát (NQ01,
NQ02, NQ03) trong nước sông Hoàng Long, nước ao và nước hồ, hàm lượng
tổng Cr dao động trong khoảng 0,00081 mùa mưa đến 0,00433 mg/l mùa khô.
Trong mùa mưa các giá trị Cr đạt từ 0,00081 mg/l (NQ01) đến 0,00161 mg/l
(NQ02). Trong mùa khô tổng giá trị Cr đạt 0,00177 (NQ01) đến 0,00433 mg/l
(NQ02). Như vậy, trên địa bàn khu vực Nho Quan, hàm lượng Cr có tăng cao ở
trong nước ao gần khu dân cư thuộc xã Đồng Phong (NQ02) và vào mùa khô.
Tuy nhiên, hàm lượng Cr ở đây vẫn chưa vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu
chuẩn nước sinh hoạt loại A1 của QCVN 08:2008/BTNMT.
+ Mangan
Phân tích các mẫu nước lấy trong cả mùa mưa và mùa khô trên địa bàn
khu vực Nho Quan cho thấy, hàm lượng Mn trong khu vực khảo sát dao động
trong khoảng 0,01681 mg/l đến 0,2359 mg/l. Phần lớn các điểm khảo sát có hàm

lượng Mn trong nước mặt tăng cao vào mùa khô và đặc biệt tăng cao ở trong
nước ao, hồ gần các khu dân cư (NQ02). Ở đây hàm lượng Mn trong nước lớn
hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A1 của QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên,
hàm lượng Mn trong nước mặt tại các điểm khảo sát trên địa bàn khu vực Nho
Quan trong mùa mưa cũng như mùa khô đều nằm trong giới hạn cho phép của

Viện Địa chất – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
21
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp
khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

QCVN 08:2008/BTNMT. Như vậy, trên địa bàn khu vực Nho Quan chưa thấy ô
nhiễm Mn trong nước mặt.
+ Tổng sắt
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng sắt trong nước mặt ở khu vực Nho
Quan dao động từ 0,295- 1,42759 mg/l. Hầu hết số điểm khảo sát có hàm lượng
sắt trong nước vào mùa mưa cũng như mùa khô đều lớn hơn giới hạn cho phép
đối với nước sinh hoạt loại A. Trong đó có những điểm ô nhiễm Fe, hàm lượng
Fe trong nước lớn hơn so với giới hạn cho phép đối với nước sinh hoạt (NQ01
và NQ02). Nước sông Hoàng Long tại cầu Nho Quan và nước ao hồ trong khu
dân cư bị ô nhiễm Fe theo QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước sinh hoạt loại
A, nhưng vẫn dưới mức giới hạn cho phép đối với nước mặt loại B.
+ Asen
Trong khu vực khảo sát, hàm lượng As trong nước mặt đạt từ 0,00037 đến
0,00791 mg/l. Như vậy, hầu như không có điểm nào có hàm lượng As trong
nước mặt vào mùa mưa cũng như mùa khô lớn hơn tiêu chuẩn cho phép đối với
nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn nước mặt của QCVN 08:2008/BTNMT. Do đó,
trên địa bàn khu vực Nho Quan, các kết quả phân tích hàm lượng As trong nước
mặt đều chưa thấy bị ô nhiễm As.
+ Cadimi

Trong khu vực khảo sát, hàm lượng Cd đạt từ 0,000051 đến 0,00017 mg/l.
Như vậy, vào mùa mưa cũng như mùa khô đều không phát hiện thấy nguồn
nước bị ô nhiễm Cd. Hàm lượng Cd tại các điểm quan sát đều nhỏ hơn tiêu
chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT. Như vậy, trên địa bàn khu
vực Nho Quan chưa thấy ô nhiễm Cd trong nuớc mặt.
+ Thuỷ ngân
Trên địa bàn khu vực Nho Quan, hàm lượng Hg trong nước mặt ở khu
vực khảo sát dao động trong khoảng 0,000062 đến 0,00238 mg/l. Phần lớn các
điểm khảo sát vào mùa mưa đều có hàm lượng Hg trong nước mặt lớn hơn tiêu
chuẩn nước sinh hoạt của QCVN 08:2008/BTNMT, trong khi vào mùa khô lại
nhỏ hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A1. Nước sông Hoàng Long, tại chân
cầu Nho Quan (NQ01) có hàm lượng Hg tại điểm khảo sát lớn hơn giới hạn cho
phép của QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt loại B.
+ Chì
Trong khu vực khảo sát, hàm lượng Pb trong khu vực khảo sát dao động

Viện Địa chất – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
22
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp
khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

trong khoảng 0,00015 đến 0,0021 mg/l. Nói chung, tại tất các các điểm khảo sát
vào mùa mưa cũng như mùa khô, hàm lượng Pb đều nhỏ hơn tiêu chuẩn nước
sinh hoạt cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT. Như vậy, trên địa bàn khu
vực Nho Quan chưa thấy ô nhiễm Pb trong nuớc mặt.
3.1.2. Ô nhiễm do hợp chất độc hại và sinh hóa
+ Độ pH
Trên địa bàn huyện Nho Quan, độ pH của nước mặt tại các điểm khảo sát
dao động trong khoảng 5,34 đến 9,0. Trong số đó, 20% số điểm khảo sát có pH
dao động từ 8,62- 8,77 vượt mức giới hạn của tiêu chuẩn A1, A2 nhưng vẫn

nằm trong giới hạn của mức B1 (5,5- 9,0). Đó là nước hồ Đồng Chương và hồ
Sơn Lai (hồ nhân tạo dùng xử lý chất thải của Nhà máy sắn Sơn Lai. Độ pH
trong nước mặt mùa mưa thấp hơn mùa khô. Phần lớn các điểu khảo sát, độ pH
của nước mặt nằm trong giới hạn của mức A1, A2 của QCVN 08:2008/BTNMT.
Vào mùa khô, tại hồ nhân tạo ở thôn Sát- xã Sơn Lai, nước có độ pH thấp, nằm
ngoài giới hạn cho phép của tiêu chuẩn B2. Nhìn chung, giá trị pH cũng biến
thiên theo quy luật là tăng lên vào mùa khô và giảm xuống vào mùa mưa. Phần
lớn các điểm khảo sát, độ pH của nước mặt mùa khô cũng như mùa mưa đều đạt
tiêu chuẩn nước mặt loại B2 của QCVN 08:2008/BTNMT.
+ Oxy hoà tan
Trên địa bàn huyện Nho Quan, hàm lượng DO trong nước mặt dao động
từ 1,94- 8,33 mg/l. Trong đó có 3 điểm, chiếm 30% có giá trị DO thấp (NQ5,
NQ9, NQ10). Đó là các mẫu trong nước giếng ở thôn Sát- xã Sơn Lai, nước
nóng dùng ngâm tắm của Doanh nghiệp Xuân Hòa và nước máy xử lý từ nước
sông Hoàng Long ở đầu cầu Nho Quan. Vào mùa mưa lại có 5 điểm, chiếm
18,2% thấp hơn tiêu chuẩn nước mặt loại A1 từ 1,09- 2,73 lần; có 3 điểm thấp
hơn giới hạn mức A2 từ 1,15- 2,27 lần. Nước giếng khu Tân Nhất- TT. Nho
Quan và thôn Sát- xã Sơn Lai có giá trị thấp hơn so với giới hạn mức B1 từ
1,06- 1,82 lần. Phần lớn các điểm khảo sát đều có giá trị lớn hơn 2 mg/l (giới
hạn tiêu chuẩn B2 của QCVN 08:2008/BTNMT).
+ Nhu cầu oxy hoá học
Trên địa bàn huyện Nho Quan, hàm lượng COD dao động trong khoảng
2,39- 98,8 mg/l. Trong đó, có 100% các điểm khảo sát vượt mức A1 từ 1,32-
9,88 lần, 90% vượt mức tiêu chuẩn A2 từ 1,42- 6,59 lần QCVN
08:2008/BTNMT. So với tiêu chuẩn B2, có 80% các điểm vượt mức từ 1,01-

Viện Địa chất – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
23
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp
khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)


3,29 lần. Hàm lượng COD cao nhất là nước giếng (NQ09) ở thôn Sát- xã Sơn
Lai, nhỏ nhất là nước hồ Đồng Chương (NQ04). Đáng chú ý có 4 điểm nước ao
khu Tân Nhất- TT. Nho Quan (NQ02), nước ngâm tắm tại Doanh nghiệp Xuân
Hòa xã Kỳ Phú (NQ05), nước sông Bến Đang ở Hội Tiến- xã Quỳnh Lưu
(NQ07) và nước giếng tại thôn Sát- xã Sơn Lai (NQ09) có giá trị COD vượt
mức B2 từ 1,41- 1,98 lần. Như vậy, đánh giá chất lượng nước khu vực Nho
Quan qua chỉ số COD cho thấy đã có dấu hiện ô nhiễm cục bộ (bảng 2). Tại thời
điểm mùa mưa, hàm lượng COD dao động trong khoảng từ 2,39- 52,2 mg/l. So
với tiêu chuẩn A1, A2 có 8 điểm, chiếm 7,73% vượt từ 1,41- 5,22 lần, tại các vị
trí lấy mẫu ở hồ xử lý nước thải Nhà máy sắn Sơn Lai và nước ngâm tắm ở Kỳ
Phú có giảm thấp hơn giới hạn của tiêu chuẩn A1 và so với mùa khô. Các vị trí
lấy mẫu như nước ao ở TT. Nho Quan (NQ02, NQ11), nước sông Hoàng Long
và nước máy qua xử lý ở đầu Cầu Nho Quan đều có giá trị COD vượt giới hạn
của tiêu chuẩn B1 từ 1,34- 1,74 lần. So sánh kết quả từ 2 mẫu nước ở đầu vào và
đầu đã qua xử lý cho thấy chất lượng xử lý nước tại Nhà máy nước Nho Quan
không đảm bảo yêu cầu cho nước ăn uống và sinh hoạt do có dấu hiệu bị ô
nhiễm biểu hiện qua giá trị COD. Do được pha loãng, các vị trí lấy mẫu vào mùa
mưa không có biểu hiện của sự ô nhiễm. Như vậy, ở Nho Quan, sự ô nhiễm
COD trong nước mặt được biểu hiện mang tính cục bộ vào mùa khô.
+ Nhu cầu oxy sinh hóa
Trên địa bàn huyện Nho Quan, hàm lượng BOD
5
dao động trong khoảng
1,2- 78,174 mg/l. 100% số điểm khảo sát vượt mức A1, A2 từ 1,21- 19,54 lần.
So với tiêu chuẩn B1 có 7 điểm, chiếm 70% các điểm vượt từ 1,22- 5,21 lần. So
với tiêu chuẩn B2 có 6 điểm, chiếm 60% vượt mức từ 1,01- 3,13 lần, cao nhất là
NQ05 nước nóng dùng ngâm tắm của Doanh nghiệp Xuân Hòa, thấp nhất là
nước hồ Đồng Chương. Các dấu hiệu trên cho thấy, nước mặt khu vực Nho
Quan đã bị ô nhiễm. Chất lượng nước được xử lý của Nhà máy nước Nho Quan

không đảm bảo vệ sinh, hàm lượng BOD
5
vượt tới 1,12 lần tiêu chuẩn A2. So
với tiêu chuẩn A1, A2, B1 có 8 điểm, chiếm 80% vượt giới hạn từ 1,04- 9,55
lần. Nước giếng và nước hồ xử lý chất thải từ Nhà máy sắn Sơn Lai đều có hàm
lượng BOD
5
cao hơn mức độ giới hạn của tiêu chuẩn B2 từ 1,12- 1,53 lần. Như
vậy, dựa vào hàm lượng BOD
5
cho thấy,

khu vực Nho Quan có biểu hiện ô
nhiễm mang tính cục bộ, đặc biệt là vào mùa mưa. Chất lượng nước máy được
xử lý từ Nhà máy nước Nho Quan không đạt tiêu chuẩn.

Viện Địa chất – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
24
Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp
khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

+ Amoni
Các điểm khảo sát có hàm lượng amoni dao động trong khoảng 0,01-
24,47 mg/l. So với tiêu chuẩn A1 có 7 điểm, chiếm 70% vượt mức từ 1,38-
150,23 lần. So với tiêu chuẩn A2 có 50% vượt mức từ 1,54- 75,12 lần. Hàm
lượng amoni trong nước sông Bến Đang và nước ngầm giảm xuống. Nước tại 2
điểm ở thôn Sát- xã Sơn Lai (NQ8 và NQ9) đều có giá trị amoni cao hơn mức
B2 từ 1,84- 15,02 lần. Nhìn chung, khu vực Nho Quan cũng chỉ có sự biển hiện
ô nhiễm nước mặt mang tính cục bộ. Nước ở khu vực thôn Sát, xã Sơn Lai được
tăng cường lượng amoni đáng kể và bị ô nhiễm nặng.

+ Nitrit
Trên địa bàn huyện Nho Quan, hàm lượng nitrit khu vực Nho Quan cũng
không cao, dao động trong khoảng từ 0,008- 0,22 mg/l. So với tiêu chuẩn A1 có
9 điểm, chiếm 90% vượt giới hạn từ 1,15- 6,7 lần. So với tiêu chuẩn A2 có 6
điểm, chiếm 60% vượt giới hạn từ 1,06- 3,35 lần. Nước ao thả cá tại khu Tân
Nhất- TT. Nho Quan (NQ2) có giá trị nitrit cao nhất, vượt giới hạn của mức B2
tới 1,38 lần. Như vậy, khu vực Nho Quan hàm lượng nitrit trong nước mặt thấp,
vào mùa mưa hàm lượng nitrit lại tăng cao hơn so với mùa khô. Mức độ ô nhiễm
thể hiện mang tính cục bộ.
+ Nitrat
Các điểm khảo sát ở Nho Quan có hàm lượng nitrat dao động trong
khoảng từ 0,028- 31,82 mg/l. Tất cả các điểm khảo sát đều có hàm lượng nitrat
nhỏ hơn 8,86 mg/l ứng với tiêu chuẩn A1, duy nhất có một điểm nước ao thả cá
tại khu Tân Nhất- TT. Nho Quan (NQ02) có giá trị cao hơn cả, vượt mức tiêu
chuẩn A2 là 1,44 lần. Như vậy, sự tăng giảm hàm lượng nitrat không thể hiện rõ
quy luật. Nước tại sông Hoàng Long và sông Bến Đang có hàm lượng nitrat tăng
vào mùa mưa; ngược lại nước tại các khu vực ao, hồ lại giảm vào mùa mưa.
Như vậy, nước mặt tại khu vực Nho Quan chưa có dấu hiệu ô nhiễm nitrat.
+ Clorua
Các điểm khảo sát ở Nho Quan có hàm lượng Cl
-
dao động trong khoảng
từ 3,75- 65,32 mg/l, nhỏ hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn A1. Các điểm khảo
sát đều có hàm lượng cloua thấp hơn mước mặt theo tiêu chuẩn A1 từ 4,33-
66,67 lần, thấp nhất là nước máy được xử lý ở TT. Nho Quan. Như vậy, hàm
lượng clorua khu vực Nho Quan rất thấp. Mức độ tăng giảm theo mùa không
đáng kể, nhưng thể hiện rõ tính quy luật là mùa mưa đều có giá trị hàm lượng

Viện Địa chất – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
25

×