Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN bất cân XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.21 KB, 62 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Khoa Ngân hàng
Đề tài Nghiên cứu khoa học:
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN
BẤT CÂN XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: NGÔ THỊ HẢI AN
Giảng viên hướng dân: TS. ĐỖ THỊ KIM HẢO
Hà Nội, tháng 3 - 2012
Danh mục từ viết tắt
Từ viết tắt
NHTM
NHNN
TCTD
TNHH
TM DV
TBH
KH
Từ nguyên văn
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Nhà nước
Tổ chức tín dụng
Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại dịch vụ
Tổng bách hóa
Khách hàng
Danh mục bảng, biểu đồ và đồ thị
Stt Tên bảng Trang
Đồ thị 1.1 Thông tin không đối xứng về phía người mua làm thị trường
cung ứng dưới mức hiệu quả
10


Đồ thị 1.2 Thông tin không đối xứng về phía người bán làm thị trường
cung ứng trên mức hiệu quả
11
Đồ thị 1.3 Ảnh hưởng của lãi suất tới cung và cầu về đầu tư 21
Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM 2001 – 2011 26
Bảng 2.1 Chênh lệch về lãi suất ngân hàng của một số quốc gia trên thế
giới 2008 - 2010
28
Biểu đồ 2.2
Tỷ lệ nợ xấu trong một số NHTM lớn năm 2010 và 2011
40
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản về thông tin bất cân
xứng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại
1.1 Tổng quan về sự bất cân xứng thông tin 4
1.1.
1
Khái niệm và bản chất của tình trạng thông tin bất cân xứng 5
1.1.
2
Tính phi hiệu quả của tình trạng thông tin bất cân xứng 6
1.1.
3
Các dạng của thông tin bất cân xứng 7
1.2 Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của NHTM 9
1.2.
1
Khái quát về hoạt động tín dụng của các NHTM 9

1.2.
2
Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của NHTM 12
1.2.
3
Hậu quả của bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng 15
1.3 Các biện pháp hiện có nhằm hạn chế bất cân xứng xứng thông
tin trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay
17
1.3.
1
Thu thập thông tin 17
1.3.
2
Phân tích tín dụng 17
1.3.
3
Bảo đảm tiền vay 19
1.3.
4
Giám sát tín dụng 19
Chương II Thực trạng bất cân xứng thông tin trong hoạt động
tín dụng của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam
2.1 Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện
nay
20
2.2 Thực trạng thông tin bất cân xứng và ảnh hưởng của nó đến 21
hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam
2.2.
1

Tình hình thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các
NHTM Việt Nam
21
2.2.2 Tình hình nợ xấu của các NHTM Việt Nam hiện nay 32
2.3 Đánh giá thực trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín
dụng của NHTM
39
2.3.
1
Những mặt được 39
2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 40
Chương III Giải pháp xử lí thông tin bất cân xứng
3.1 Định hướng trong việc xử lý tình trạng thông tin bất cân xứng
trong hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam
44
3.2 Giải pháp xử lý thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín
dụng của NHTM Việt Nam
44
3.2.
1
Các giải pháp chung 44
3.2.2 Các giải pháp cụ thể 46
3.3 Kiến nghị với chính phủ 53
Kết luận 54
Mục Lục
Lời mở đầu
1.1.1.1Lựa chọn sai lệch
1.1.1.2Rủi ro đạo đức
1.1.2
1.1.2.1Lựa chọn sai lệch trong hoạt động tín dụng của NHTM

1.1.2.2Rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của NHTM
1.2Các biện pháp hiện có nhằm hạn chế bất cân xứng xứng thông tin trong
hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay
1.2.1 Thu thập thông tin
1.2.2 Phân tích tín dụng
1.2.3 Bảo đảm tiền vay
1.2.4 Giám sát tín dụng
Chương II Thực trạng bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của
Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam
2.1Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay
2.2Thực trạng thông tin bất cân xứng và ảnh hưởng của nó đến hoạt động tín
dụng của các NHTM Việt Nam
2.2.1 Tình hình thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các NHTM
Việt Nam
2.2.2 Tình hình nợ xấu của các NHTM Việt Nam hiện nay
2.3Đánh giá thực trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của
NHTM
2.3.1 Những mặt được
2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân
Chương III Giải pháp xử lí thông tin bất cân xứng
3.1Định hướng trong việc xử lý tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động
tín dụng của NHTM Việt Nam
3.2Giải pháp xử lý thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của NHTM
Việt Nam
3.2.1 Các giải pháp chung
3.2.1.1Cơ chế phát tín hiệu
3.2.1.2Cơ chế sàng lọc
3.2.1.3Cơ chế giám sát
3.2.2 Các giải pháp cụ thể
3.2.2.1Sử dụng hệ thống thông tin tín dụng

3.2.2.2Hệ thống đăng ký giao dịch đảm bảo
3.2.2.3Tổ chức lại tổ chức tín dụng
3.2.2.4Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn và kỹ thuật đánh giá khách hàng
3.3 Kiến nghị với chính phủ
Kết luận
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết
Có thể thấy trong hệ thống tài chính ở Việt Nam hoạt động tín dụng các
NHTM chiếm một tỉ trọng lớn, hầu hết các giao dịch đều được thực hiện qua hệ
thống ngân hàng. Thị trường chứng khoán có một vài trò rất khiêm tốn. Hiện nay,
do mới chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai
cấp, công chúng chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng, nên
hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn rất sơ khai, chủ
yếu là cấp tín dụng, còn các loại hình dịch vụ ngân hàng khác, nhất là các dịch vụ
ngân hàng bán lẻ hầu như chưa phát triển.
Là nghiệp vụ kinh doanh chính, hoạt động tín dụng ngân hàng đem lại hơn
80% tổng doanh thu cho các NHTM Việt Nam. Tuy vậy, hoạt động này hiện nay
còn nhiều vấn đề cần được xem xét giải quyết, một trong số đó là tỷ lệ nợ xấu
tương đối cao.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước và từ nhiều nghiên cứu, nguyên nhân cơ
bản gây ra tình trạng nợ xấu là do các ngân hàng không có đầy đủ thông tin từ phía
khách hàng của mình mặc dù các NHTM đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác
thẩm định. Nói một cách đơn giản, là do cơ chế sàng lọc chưa đủ hiệu quả nên các
ngân hàng đã để "lọt" những khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin
của họ trong giao dịch vay vốn để thực hiện những dự án có rủi ro cao. Trong hoạt
động tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích
sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn khách hàng.
Vấn đề thông tin bất cân xứng là nguyên nhân gây ra những trục trặc trong
hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam. Do đó, để đảm bảo an toàn
trong hoạt động của mình, bản thân các tổ chức tín dụng phải xử lý thông tin bất

cân xứng để hạn chế lựa chọn sai lệch và rủi ro đạo đức nhằm cho vay đúng người
đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn
nhằm đảm bảo việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra.
Nhận thức được sự cần thiết trong vấn đề xử lí thông tin bất cân xứng, cùng
với những kiến thức đã được trang bị ở HVNH nhóm tác giả mạnh dạn lựa chọn
vấn đề “Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt
động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu khoa học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Những vẫn đề lý luận cơ bản về thông tin bất cân xứng trong hoạt động
kinh doanh của NHTM
- Thực trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng của các NHTM
Việt Nam
- Đề xuất giải pháp xử lý tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động
tín dụng cua các NHTM Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu hiện tượng thông tin bất cân xứng trong
hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam giai đoạn hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Trước hết tác giả đề tài vận dụng các phương pháp tư duy duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để xem xét vấn đề nghiên cứu một cách khách
quan, logic
- Tác giả đề tài cũng sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh.
Đặc biệt tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích đặc thù của kinh tế
học là phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc
4. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài được bố cục làm 3 chương:
Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản về thông tin bất cân xứng trong
hoạt động tín dụng của NHTM

Chương II Thực trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng
của các NHTM Việt Nam
Chương III Giải pháp xử lý tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt
động tín dụng của các NHTM Việt Nam
Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản về thông tin bất cân xứng trong hoạt
động tín dụng của Ngân hàng Thương mại
1.1Tổng quan về sự bất cân xứng thông tin
1.1.1 Khái niệm và bản chất của tình trạng thông tin bất cân xứng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất
hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế
học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là
Geogre Akerlof, Michael Spence, Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh
tế.
Thông tin bất cân xứng là tình trạng các tác nhân trên thị trường rơi vào tình
trạng thiếu thông tin.
- Trước hết, thông tin mang tính chất của một hàng hóa công cộng tức là khi
nó đã được cung ứng thì thông tin mang đầy đủ hai thuộc tính của hàng hóa
công cộng: thuộc tính phi loại trừ và thuộc tính phi cạnh tranh. Có nghĩa là
người cung ứng thông tin sẽ không thu được tiền của người sử dụng thông
tin, những người sử dụng thông tin không phải cạnh tranh trong quá tình sử
dụng thông tin vì thế các cá nhân trong xã hội ngại cung ứng thông tin nên
thị trường rơi vào tình trạng thiếu thông tin.
- Thứ hai là thông tin không đối xứng là tình trạng trên thị trường khi một
bên nào đó tham gia giao dịch không có thông tin về sản phẩm bằng bên
kia. Cụ thể là có thể bên người mua thiếu thông tin về sản phẩm, được gọi
là thông tin bất cân xứng nghiêng về phía người mua. Có thể là bên người
bán thiếu thông tin và được gọi là thông tin bất cân xứng nghiêng về phía
bên bán
1.1.2 Tính phi hiệu quả của tình trạng thông tin bất cân xứng
Tính phi hiệu quả của hiện tượng thông tin bất cân xứng nghiêng về phía

người mua
Giả định nếu thị trường đầy đủ thông tin (thông tin hoàn hảo) thì bên mua
và bên bán sẽ trao đổi tại mức sản lượng Q
0
với giá cả là P
0
(hình 1.1).
Vì người mua thiếu thông tin về sản phẩm nên đường cầu về sản phẩm dịch
chuyển sang trái (xuống dưới) từ D
0
đến D
1
. Giả định rằng cung hàng hóa chưa
thay đổi mức sản lượng được trao đổi trên thị trường bây giờ là Q
1.
Mức giá giảm
từ P
0
xuống P
1
.

So với trường hợp khi thị trường có đầy đủ thông tin toàn xã hội
mất đi một lượng sản phẩm là = Q
0
– Q
1
,và tổn thất phúc lợi xã hội được xác
định bằng diện tích tam giác ABC. Tức là vẫn với nguồn lực ban đầu, nhưng vì
vấn đề thông tin bất cân xứng nên thị trường đã tạo nên một mức sản lượng nhỏ

hơn so với việc có đầy đủ thông tin làm cho nguồn lực sử dụng kém hiệu quả.
Vùng tổn thất ABC vì thế còn được gọi là “tổn thất hiệu quả” hay “vùng mất
không”.
Hình 1.1
Tính phi hiệu quả của hiện tượng thông tin bất cân xứng nghiêng về phía
người bán
Thông tin bất cân xứng làm thị trường cung cấp nhiều hơn mức tiêu thụ xã
hội.
Giả định thị trường có đầy đủ thông tin (thông tin hoàn hảo) bên mua và
bên bán sẽ trao đổi tại mức sản lượng Q
0
với mức giá P
0
(hình 1.2). Vì người bán
thiếu thông tin về thị trường nên đường cung sản phẩm S
0
sẽ dịch chuyển sang S
1
.
Và người bán sẽ cung ứng mức sản lượng Q
1
> Q
0
. Và gây vùng tổn thất hiệu quả
là diện tích tam giác ABC bởi với ∆Q có thêm này lợi ích thu thêm của xã hội
(diện tích Q
1
ABQ
0
) nhỏ hơn chi phí xã hội phải bổ sung (diện tích Q

1
CBQ
0
).
Như vậy trong mọi trường hợp thông tin bất cân xứng đều làm thị trường
hoạt động phi hiệu quả.
P
C
D
S
0
S
1
Thông tin không đối xứng về phía người bán
làm thị trường cung ứng trên mức hiệu quả
Hình 1.2
1.1.3 Các dạng của thông tin bất cân xứng
1.1.3.1 Lựa chọn sai lệch
Lựa chọn sai lệch là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi
thực hiện giao dịch hay nói cách khác là trước khi kí hợp đồng.
Khi trên thị trường người mua có thông tin về cá nhân mình và che đậy
thông tin. Mức giá là đồng nhất với tất cả những người mua. Người bán không có
đủ thông tin về người mua. Thị trường bảo hiểm là ví dụ điển hình về trường hợp
này: những người hay ốm đau, người già yếu sẽ tích cực mua bảo hiểm y tế;
những người có nguy cơ gặp rủi ro khi điều khiển phương tiện cơ giới sẽ tích cực
mua bảo hiểm ôtô… Trong những trường hợp này người bán bảo hiểm lại không
có thông tin về những người mua bảo hiểm nên sẽ gặp rủi ro. Trường hợp này, chi
phí lựa chọn sai lệch sẽ do người bán gánh chịu.
Một ví dụ điển hình khác về vấn đề này cũng được đưa ra trong một nghiên
cứu của Geogre A. Akerloft với tựa đề “The Market for Lemons” – nghiên cứu đã

giúp ông đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001. Giả có hai người chào bán ôtô của họ.
Người thứ nhất là phụ nữ trung tuổi, một người hiếm khi tự lái xe và luôn bảo
quản ôtô của mình luôn trong trạng thái tốt nhất. Người thứ hai là một thanh niên
Q
B
A
Q
0
Q
1
P
0
P
1
trẻ tuổi ưu thích mạo hiểm và tốc độ, thêm vào đó để tiết kiệm tiền anh ta không
mấy khi bảo dưỡng xe. Họ cùng đến nơi thu mua xe cũ để rao bán xe. Với một
người mua thông thường không thể phân biệt được sự khác nhau giữa chất lượng
hai chiếc xe, họ sẽ đưa ra mức giá trung bình cho cả hai chiếc và sẽ không trả
nhiều hơn nếu không có sự đảm bảo rằng chiếc đó tốt hơn chiếc còn lại. Người
phụ nữ trung tuổi dĩ nhiên biết được xe của mình thực sự đáng giá đến mức nào
nên cô ta sẽ không chấp nhận bán xe. Trong khi đó, người thanh niên cũng nhận
thức được đó là một mức giá hời cho chiếc xe có “lịch sử” không mấy sáng sủa
của mình nên anh ta sẽ chớp lấy cơ hội và bán xe.
Trong hoạt động mua bán người bán nắm rõ thông tin về sản phẩm của
mình, che đậy thông tin. Người mua không đủ thông tin về sản phẩm. Trường hợp
này, chi phí lựa chọn sai lệch sẽ do người mua gánh chịu.
Ví dụ trên đây chỉ là về mặt lý thuyết bởi có rất nhiều cách để phân biệt
chất lượng của một chiếc xe như quãng đường xe đã chạy, năm xe được sản xuất,
… Nhưng đối với trường hợp những người đi vay ngân hàng lại khó phân biệt hơn
nhiều. Bởi với cùng một mức lãi suất cho một khoản vay cụ thể, những khách

hàng có độ rủi ro thấp có thể sẽ giữ tiền ở nơi khác, trong khi những khách hàng
có độ rủi ro cao hơn sẽ ngay lập tức đồng ý đề nghị của ngân hàng.
Khi vấn đề lựa chọn sai lệch trở nên đặc biệt nghiêm trọng thì thị trường có
thể sẽ sụp đổ.
1.1.3.2 Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là hình thức cơ hội chủ nghĩa sau hợp đồng, phát sinh do
các hành động có tác động đến hiệu quả nhưng lại không dễ dàng quan sát được và
vì thế những người thực hiện các hành dộng này có thể chọn theo đuổi những lợi
ích cá nhân của mình trên cơ sở gây tổn hại cho người khác.
Để có sự tồn tại của rủi ro đạo đức, ba điều kiện sau phải được thỏa mãn:
- Thứ nhất, phải có sự khác biệt về quyền lợi giữa các bên.
- Thứ hai, phải có một cơ sở nào đó để tạo ra trao đổi có lợi hay một hình
thức hợp tác khác nhau giữa các cá nhân (tức là có lí do để dồng ý giao
dịch) từ đó làm lộ ra mâu thuân về quyền lợi.
- Thứ ba, phải tồn tại những khó khăn trong việc xác định xem các điều
kiện thỏa thuận có đúng là được tuân thủ và thực hiện hay không.
Một trong những vụ lừa đảo lớn từng bị phanh phui phải kể đến vụ lừa gạt
giới đầu tư của Bernard Madoff. Bernard Madoff là một doanh nhân Mĩ và là
nguyên chủ tịch sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ. Ông đã sáng lập công ty
Bernard L. Madoff Investment Sercurity LLC ở phố Wall vào năm 1960 và là chủ
tịch công ty này đến ngày 11 tháng 12 năm 2008, khi ông bị bắt vì tội gian lận tài
chính. Bernard L. Madoff Investment Sercurity từng là một hang thương mại hàng
đầu phố Wall, thường có nhiệm vụ như một nhà cung cấp “thị trường thứ ba”, tức
là không thông qua các hãng “chuyên biệt” mà thực hiện trực tiếp các đơn đặt
hàng mua bán thẳng từ các nhà môi giới bán lẻ. Nhiều thập niên trôi qua, Madoff
đã nổi tiếng trong giới đầu tư, nhiều người xem ông ta là người một thành đạt
trong lĩnh vực đầu tư đáng tin cậy. Danh sách đầu tư vào Madoff lên đến hàng
trăm hàng ngàn người, thậm chí có cả những người rất giàu có và thế lực ở Mĩ. Họ
không biết rằng số tiền mà họ kiếm được hay rút ra sau khi đầu tư vào đây thực tế
là tiền bỏ ra của các nhà đầu tư mới. Madoff thực tế đã không sử dụng tiền theo

đúng mục đích ban đầu của các nhà đầu tư. Kiểu lừa đảo còn được gọi là thuyết
lừa đảo Ponzi hay lừa đảo đa cấp. Trong khoảng thời gian cuộc khủng hoảng tín
dụng 2008 diễn ra, càng nhiều người đến mà thu khoản đầu tư của mình về. kết
quả là Mô hình Ponzi của Madoff đã hoàn toàn sụp đổ. Tuy vậy trước khi bị bắt,
vụ lừa đảo của Madoff cũng đã gây ra thiệt hại 50 tỷ đôla Mĩ cả tiền mặt và chứng
khoán.
Còn có một dạng khác của rủi ro đạo đức thường rất hay xảy ra trong thị
trường bảo hiểm, đó là khi khách hàng sau khi mua bảo hiểm trở nên thiếu cẩn
trọng hơn vì họ đã có hợp đồng bảo hiểm gánh đỡ mọi mất mát.
1.2Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của NHTM
1.2.1 Khái quát về hoạt động tín dụng của các NHTM
Tín dụng là giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay
(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp
và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi váy sử
dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn
trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Luật các tổ
chức tín dụng định nghĩa: “Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để
khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả trả bằng các nghiệp
vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và cá nghiệp vụ
khác”. Trong thực tế hoạt động tín dụng rất phong phú và đa dạng nhưng dù ở bất
cứ dạng nào cũng đều thể hiện hai mặt cơ bản sau:
- Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hóa chuyển giao cho người khác
trong một thời gian nhất định.
- Đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở
hữu một giá trị lớn hơn. Phần tăng thêm được gọi là phần lời hay còn gọi
là lãi suất. Tín dụng ngân hàng là quan hệ phát sinh giữa các ngân hàng,
các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội bao
gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước.
Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn cho
các doanh nghiệp, hộ gia đình… mà còn để đầu tư đổi mới kĩ thuật, giải quyết việc

làm… Vậy tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng quan trọng trong nền
kinh tế thị trường cũng là hoạt động mang về lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM.
Tuy nhiên đây cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cũng như gây thiệt hại
nhiều nhất trong hệ thống ngân hàng.
Hiện nay hoạt động cho vay trong ngân hàng vẫn là chủ yếu, chiếm từ 70%
đến 90% tài sản có và một tỉ lệ tương đương trong tống thu nhập của hệ thống
ngân hàng. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu đã được cải thiện nhưng vẫn ở mức cao và
đang có xu hướng tăng lên. Sở dĩ có tình trạng này là do các nguyên nhân:
Một là, việc cho vay vẫn chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị
trường bất độn sản và thị trường hàng hóa chưa phát triển và có nhiều biến động
phức tạp.
Hai là, do sức ép cạnh tranh và cơ chế khoán trong kinh doanh dẫn tới
nhiều trường hợp nới lỏng điều kiện vay vốn để giành giật khách hàng. Công tác
thẩm định dự án đầu tư cho vay không tốt, qua loa hoặc có nhiều hành vi gian lận,
móc ngoặc.
Bà là, nhiều nợ xấu phát sinh do chậm việc chậm cấp Ngân sách nhà nước
để giải ngân, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ bản dẫn tới nợ động vốn ở các
ngân hàng.
Rủi ro tín dụng tồn tại dưới nhiều hình thức, các hình thức đó luôn chuyển
biến cho nhau, mà mức độ cuối cùng là nợ không có khả năng thu hồi. Khi nghiên
cứu về rủi ro tín dụng người ta thường chú trọng vào các nguy cơ xảy ra rủi ro như
lãi treo và đặc biệt là nợ phát sinh, còn lãi treo đóng băng và nợ quá hạn không có
khả năng thu hồi được coi là các tình huống rủi ro thực sự nên thưuờng được xem
xét để giải quyết hậu quả và rút ra bài học.
Xét về nguyên nhân của rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM có thể
kể đến:
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
+ Khách hàng gian lận, cố ý lừa ngân hàng: gian lận về số liệu, giấy tờ,
quyền sở hữu tài sản, báo cáo tài chính không chính xác, thế chấp một tài
sản ở nhiều ngân hàng,…

Khách hàng sau khi được cấp vốn có thể sử dụng vốn sai mục đích, làm
ăn thua lỗ dẫn đến phá sản và không trả được nợ. Hoặc khách hàng có tư
cách kém, cố tình không trả nợ, lừa đảo ngân hàng.
+ Khách hàng không gian lận: Khách hàng có trình độ kém, không có
năng lực quản lý và không có phương án kinh doanh hiệu quả, doanh
nghiệp không thể cạnh tranh cũng dẫn đến không trả được nợ cho ngân
hàng. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp bị lừa đảo trong kinh doanh hay
gặp những nguyên nhân khách quan như thiên tai, trộm cắp,… cũng sẽ
làm tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
+ Thông tin tín dụng không đầy đủ
+ Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng còn hạn chế
+ Ngân hàng chú trọng về lợi tức, đặt lợi tức cao hơn những khoản vay an
toàn
+ Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng (hạ thấp tiêu chuẩn
tín dụng, bỏ qua một số buớc kiểm định,… nhằm lôi kéo khách hàng)
+ Hoạt động kiểm tra, giám sát không được tiến hành thường xuyên
- Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh:
+ Môi trường kinh tế: Chính sách vĩ mô của chính phủ
+ Môi trường pháp lý: Hoạt động kinh doanh bị giới hạn bởi khuôn khổ
pháp luật
+ Môi trường xã hội: những biến động lớn về kinh tế, chính trị trên thế
giới
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng nhưng chủ yếu nhất vẫn là
nguyên nhân con người mà ở đây cụ thể là khách hàng và cán bộ ngân hàng. Lợi
dụng sự sơ hở trong cơ chế, chính sách của hệ thống kiểm định đầu tư, phía khách
hàng hoàn toàn có thể che đậy thông tin cũng như nảy sinh những hành vi gây bất
lợi cho phía ngân hàng.
1.2.2 Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của NHTM
Theo kinh nghiệm của nhiều nước và từ nhiều nghiên cứu, trừ những cú sốc

bất ngờ như khung hoảng kinh tế, thiên tai,… nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu
nhiều nhất là do ngân hàng không có đầy đủ thông tin từ phía khách hàng của mình
mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác thẩm định.
Như vậy, thông tin bất cân xứng là một trong những nguyễn nhân cơ bản ảnh
hưởng đến rủi ro trong các hoạt động tin dụng của các ngân hàng thương mại. Việc
nghiên cứu tác động của thông tin bất cân xứng sẽ được làm rõ thông qua nghiên
cứu về hai biểu hiện của nó là lựa chọn sai lệch và rủi ro đạo đức.
1.2.2.1 Lựa chọn sai lệch trong hoạt động tín dụng của NHTM
Lựa chọn sai lệch xảy ra trước cho vay, khi ngân hàng bị khách hàng che
giấu một số thông tin dẫn tới việc lựa chọn khách hàng không tốt và cấp tín dụng
không hiệu quả. Khách hàng có độ rủi ro cao thường là những khách hàng tích cực
nhất trong việc xin vay. Hậu quả của của lựa chọn sai lệch có thể dẫn đến việc cấp
tín dụng cho khách hàng có độ rủi ro cao nên trong trường hợp này các ngân hàng
có thể sẽ cắt giảm cho vay hoặc không tiếp tục cho vay mặc dù trên thị trường còn
rất nhiều khách hàng tốt.
Cụ thể, trong hoạt động tài chính ngân hàng, lựa chọn sai lệch sẽ xuất hiện
khi nguồn vốn khan hiếm và lãi suất cho vay bị đẩy lên cao.
Theo nguyên tắc “rủi ro cao – lợi nhuận cao” và nguyên tắc loại trừ, khi
nguồn cung tín dụng dồi dào, mức lãi suất cho vay thấp thì cả dự án có suất sinh
lợi thấp, rủi ro thấp, đảm bảo khả năng trả nợ một cách chắc chắn và những dự án
có suất sinh lợi cao, rủi ro cao với đảm bảo khả năng trả nợ ít chắc chắn hơn đều
được cấp tín dụng để thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi nguồn vốn khan
hiếm, lãi suất cho vay bị đẩy lên cao. Để ngân hàng có lợi nhuận, các dự án an
toàn sẽ dễ bị bỏ qua bởi suất sinh lợi thấp và các dự án có độ rủi ro cao với suất
sinh lợi cao sẽ được cấp vốn để thực hiện. Đây chính là vấn đề lựa chọn sai lệch
trong hoạt động tài chính ngân hàng. Khi mà chỉ các dự án có độ rủi ro cao được
thực hiện thì nguy cơ vỡ nợ của các tổ chức tín dụng là rất cao.
Có hai kiểu sai lệch thông tin chính:
- Khách hàng chỉ cung cấp thông tin tốt và che dấu những thông tin xấu
- Khách hàng cố tình cung cấp thông tin sai, cố ý lừa đảo ngân hàng

Nhưng cho dù việc sai lệch thông tin có xảy ra ở dạng nào thì cũng thường
có một điểm chung đó chỉ xảy ra ở những khách hàng có năng lực quản lý kém
cũng như không có khả năng kinh doanh.
1.2.2.2 Rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của NHTM
Rủi ro đạo đức trong lĩnh vực tín dụng xảy ra sau khi cấp tín dụng, những
người được cấp tín dụng luôn có xu hướng muốn thực hiện đầu tư rủi ro hơn
những người cho vay mong đợi, vì chủ đầu tư sẽ có được những khoản lợi nhuận
brất lớn nếu dự án thành công, trong khi những người cấp tín dụng chỉ nhận được
một khoản lợi ích cố định. Ngược lại, nếu dự án thất bại thì bên cho vay sẽ bị mất
một phần hoặc toàn bộ vốn do không được hoản trả đầy đủ.
Với các hợp đồng vay ngân hàng hay bảo hiểm thì rủi ro đạo đức phát sinh
từ phía người đi vay hay đi mua bảo hiểm. Họ sử dụng tiền vay không đúng mục
đích hay do đã được bảo hiểm nên họ sẽ bất cần hơn so với trước khi mua bảo
hiểm. Ở thị trường chứng khoán, rủi ro đạo đức phát sinh nếu như người đại diện
điều hành Công ty khong sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích. Do tính
chất của đầu tư trên thị trường là đầu tư gián tiếp nên việc quản lý, giám sát vốn
đầu tư của các nhà đầu tư sẽ phải thông qua một số người đại diện để điều hành
công ty. Rủi ro đạo đức sẽ gia tăng nếu như tỷ lệ sở hữu cổ phần của người đại
diện thấp. Vì nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì trách nhiệm
của họ không cao và sự thiệt hại trên phần vốn góp là thấp. Chính vì thế, hiện nay
tiêu chí đầu tiên để có những cổ đông muốn tham gia Hội đồng quản trị thì họ phải
có một tỷ lệ vốn góp nhất định nào đó.
Như đã trình bày ở trên, để tồn tại rủi ro đạo đức cần có ba điều kiện, trong
đó điều kiện thứ ba là phải tồn tại những khó khăn trong việc xác định xem các
điều kiện trong thỏa thuận có được tuân thủ và thực hiện đúng hay không. Trong
hoạt động tín dụng, giám sát việc sử dụng các khoản tín dụng của ngân hàng
thường vấp phải nhiều khó khăn đến từ cả phía ngân hàng và người đi vay. Bản
thân các ngân hàng có thể gặp phải các rủi ro do rủi ro đạo đức của người đi vay
khi ngân hàng không giám sát được hoạt động của người đi vay, kích thích người
này dùng khoản vay một cách mạo hiểm quá mức. Rủi ro đạo đức xảy ra sau cho

vay, khi khách hàng có động cơ đầu tư vào những dự án có mức độ rủi ro cao. Nếu
dự án đó thành công thì khách hàng sẽ thu được lợi rất lớn, ngược lại nếu dự án
thất bại thì ngân hàng sẽ phải gánh chịu hậu quả do khách hàng thua lỗ.
Rủi ro đạo đức xảy ra khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục
đích, đầu tư vào dự án kém hiệu quả, lừa đảo ngân hàng,… Những khách hàng này
thường là những chủ của những doanh nghiệp có tỉ lệ vốn tự có thấp hay chủ của
khoản vay được cấp mà không phải thế chấp tài sản. Xung đột về lợi ích giữa
người vay và ngân hàng từ vấn đề rủi ro đạo đức dẫn đến tình trạng một số ngân
hàng giảm cho vay, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.
Ngoài ra, còn có rủi ro đạo đức của các tổ chức tín dụng sau khi cho vay.
Đó là thiếu sót trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay
không.
1.2.3 Hậu quả của bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng
Thông tin bất cân xứng và hậu quả của nó được hình thành bởi sự không đồng
nhất trong thông tin giữa các bên tham gia một thỏa thuận tài chính. Vấn đề chính
thường xảy ra ở đây là người đi vay hay khách hàng có thể nhận thức được nhiều hơn
so với ngân hàng về rủi ro liên quan đến dự án mà họ đang xin vay.
Như trong chứng minh của Stiglitz và Weiss (1981), khách hàng có dự án với
mức độ rủi ro càng cao sẽ càng nỗ lực xin vay thậm chí với lãi suất cao, bởi nếu dự án
thành công họ sẽ thu lợi nhuận lớn, còn khi dự án thất bại ngân hàng mới là người
phải gánh chịu hậu quả. Điều này khiến cho phía ngân hàng sẽ cắt giảm cung cho vay,
số lượng các khoản vay giảm tác động làm lãi suất tăng ngày một cao hơn so với mức
cân bằng. Thực tế cho thấy quá trình thường này làm tăng khả năng dẫn tới các cuộc
khủng hoảng kinh tế và mức độ lạm phát nằm ngoài dự đoán.
Thực trạng hiện nay cho thấy, trên thị trường luôn có sự xuất hiện của hiện
tượng bất cân xứng thông tin tác động trực tiếp vào mức lãi suất của ngân hàng.
Bằng chứng là giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay thông qua hệ thống ngân
hàng luôn có một sự chênh lệch lớn để bù đắp chi phí tăng thêm do bất cân xứng
thông tin gây ra.
Ảnh hưởng của lãi suất tới cung và cầu về đầu tư

Hình 1.3
Giả định mức lãi suất tiền gửi hiện nay là i
gt1
và lãi suất cho vay là i
đv1

lượng tiền gửi luôn được luân chuyển trong nền kinh tế.

Ta sẽ có số lượng người
cho vay và người đi vay là Q
1
.

Điều này dẫn đến ngân hàng cần mất một khoản phí
bù đắp chi phí do bất cân xứng thông tin gây ra, tổn thất của nền kinh tế sẽ bằng
S
ABE
.
S
D
i
đv1
i
đv2
i
gt1
i
gt2
Q
1

Q
2
i
Q
B
D
A
C
E
Nếu bất cân xứng thông tin diễn ra ngày càng thường xuyên hơn, ngân hàng
buộc phải nâng lãi suất cho vay đến i
đv2
và hạ lãi suất tiền gửi đến i
gt2
. Tức là
khoảng chênh lệch giữa hai mức lãi suất này trở nên cao hơn vì ngân hàng phải Bù
đắp nhiều hơn. Lượng người đi vay cũng như người cho vay sẽ giảm từ Q
1
xuống
còn Q
2
bởi không phải nhà đầu tư nào cũng có thể chấp nhận mức lãi suất mới này.
Tổn thất của nền kinh tế lúc này sẽ bằng S
CDE
lớn hơn diện tích S
ABE
, hay lớn hơn
tổn thất của nền kinh tế hiện tại.
Bất cân xứng thông tin không chỉ gây ra vấn đề về lựa chọn sai lệch mà còn
làm xuất hiện rủi ro đạo đức. Việc xác định một cách đầy đủ về chất lượng của khoản

đầu tư hay quản lý chặt chẽ số vốn đã giải ngân không hề đơn giản, chính vấn đề này
đã vô tình là “động lực” để khách hàng sử dụng vốn vay vào những hoạt động tư lợi
như chấp nhận nhiều rủi ro hơn hay cố ý phân bổ món vay sai lệch so với dự án ban
đầu từ đó làm chất lượng khoản đầu tư sụt giảm.
1.3Các biện pháp hiện có nhằm hạn chế bất cân xứng xứng thông tin trong
hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay
1.3.1 Thu thập thông tin
Phương pháp tốt nhất để hạn chế bất cân xứng thông tin là thu thập thông
tin của những những người đi vay càng nhiều càng tốt. Kiểm tra lịch sử đi vay của
khác hàng sẽ hạn chế được cả nguy cơ lựa chọn sai lệch và rủi ro đạo đức. Thực tế
nếu cán bộ ngân hàng đầu tư thời gian và công sức tìm hiểu sẽ thấy rất nhiều
nguồn dữ liệu về khách hàng cá nhân cũng như khách hàng doanh nghiệp. Ở Việt
Nam, ngân hàng có thể lấy thông tin về doanh nghiệp qua sàn giao dịch chứng
khoán mà cụ thể là giá cố phiếu và trái phiếu bởi trước khi niêm yết cổ phiếu và
trái phiếu các doanh nghiệp đều phải công khai báo cáo tài chính của mình. Còn
với khách hàng cá nhân cán bộ ngân hàng có thể kiểm tra các khoản vay, việc làm
hay thu nhập,… Tuy nhiên, như đã nói, việc này thường tốn thời gian và công sức
và trong một nền kinh tế năng động như hiện nay điều này có thể làm giảm hiệu
quả kinh doanh của cả ngân hàng và doanh nghiệp. Chưa kể đến doanh nghiệp có
thể đưa những báo cáo tài chính sai lệch.
1.3.2 Phân tích tín dụng
Các hệ thống thông tin tín dụng thông qua cơ chế xếp hạng tín dụng cung
cấp cho các ngân hàng những thông tin cần thiết trong việc đánh giá, thẩm định
khách hàng. Xếp hạng tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá
về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ của
đối tượng đi vay. Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp phân tích để xếp hạng
tín dụng chính:
Chỉ số Z của Edward I. Altman: Chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học
thuật và thực nghiệm công nhận và sử dụng rộng rãi. Mặc dù chỉ số Z được phát
minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nước vẫn có thể sử dụng với mức độ đáng tin cậy

khá cao. Chỉ số này dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số
đa yếu tố MDA
Chỉ số Zeta: Zeta là một chỉ số được Altman cải tiến từ chỉ số Z. Zeta làm
việc tốt với dữ liệu tài chính của các công ty sản xuất và công ty bán lẻ với độ
chính xác hơn 90% trước khi công ty phá sản 1 năm và chính xác trên 70% từ năm
thứ 5 trở lên trước khi phá sản.
Một số tổ chức xếp hạng tín dụng có uy tín trên thế giới hay còn gọi là
phương pháp chuyên gia có thể kể đến:
Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Fitch: Fitch xếp hạng
doanh nghiệp dựa trên phân tích định tính và phân tích định lượng. Phân tích định
tính gồm phân tích rủi ro ngành, môi trường kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp
trong ngành, năng lực của ban quản trị, phân tích kế toán. Trong phân tích định
lượng, Fitch nhấn mạnh đến thước đo dòng tiền của thu nhập, các khoản đảm bảo
và đòn bẩy.
Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của S&P: Cũng như Fitch,
phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định lượng.
S&P cũng tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong
quá khứ. Trong quy trình xếp hạng, S&P không phân loịa theo tính chất của dữ
liệu mà pohân loại theo rủi ro (rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính).
Phương pháp xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s: Moody’s thiết lập 11 tỷ
số chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh. Các tỷ số nàyđược Moody’s
ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác nhau, nhiều ngành khác nhau. Tuy nhiên,
trong quy trình cụ thể, Moody’s có thể xem xét bớt hoặc thêm các chỉ tiêu cho phù
hợp với từng ngành riêng.
Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng hiện đang sử dụng thông tin doanh nghiệp
từ CIC, nhưng tính cập nhật thực sự vẫn chưa cao và chưa đi vào hệ thống hoàn
chỉnh.
1.3.3 Bảo đảm tiền vay
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có những điều khoản bắt buộc về tài
sản thế chấp. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ rủi ro do bất cân xứng thông tin. Bởi

nếu theo đúng trình tự của điều khoản này thì ngân hàng nhất định sẽ thu lại được
ít nhất là một phần vốn vay nếu rủi ro xay ra. Tuy vậy, điều khoản về bảo đảm tiền
vay sẽ chỉ phát huy tác dụng nếu đó đúng là tài sản mà khách hàng thực sự làm
chủ hoặc thị trường chứng khoán hay bất động sản không biến động mạnh nếu tài
sản thế chấp là cổ phần hay nhà đất.
1.3.4 Giám sát tín dụng
Mỗi cán bộ tín dụng phụ trách số lượng khách hàng nhất định của mình và
thực hiện kiểm tra định kì. Việc kiểm tra này thường chỉ mang tính lý thuyết chứ
không thực tiễn bởi với những doanh nghiệp trữ hàng ở kho bãi cách xa ngân hàng
thì việc kiểm tra mỗi doanh nghiệp như vậy sẽ tốn khá nhiều chi phí phát sinh
chưa kể đến doanh nghiệp có thể móc ngoặc với những cán bộ ngân hàng tha hóa
để chuộc lợi.

×