Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ĐẶC điểm KIẾN THỨC và THỰC HÀNH NUÔI CHÓ, mèo LIÊN QUAN đến NHIỄM TOXOCARA SPP ở BỆNH NHÂN đến KHÁM và điều TRỊ tại VIỆN 103 (2012 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.25 KB, 3 trang )

Y H
ỌC THỰC H
ÀNH (878)
-

S
Ố 8/2013






113

ĐẶC ĐIỂM KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH NUÔI CHÓ, MÈO LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM
TOXOCARA SPP. Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN 103 (2012-2013)
NGUYỄN THỊ NGA - Đại học Y Thái Bình
LÊ TRẦN ANH, NGUYỄN KHẮC LỰC
Học viện Quân Y
TÓM TẮT
Toxocara spp. là giun đũa của động vật, người
thường nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis)
và giun đũa mèo (Toxocara cati). Mục tiêu: xác định
một số đặc điểm kiến thức và thực hành nuôi chó mèo
liên quan đến nhiễm Toxocara spp. Phương pháp: 235
bệnh nhân nghi nhiễm Toxocara spp. đến khám và
điều trị tại Viện 103 từ 9/2012 – 3/2013 được điều tra
bảng hỏi và xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể
kháng Toxocara. Kết quả: tỷ lệ biết chó mèo có giun
thấp (35%) và không khác biệt giữa nhóm nhiễm và


không nhiễm Toxocara spp. 77,1% người biết chó mèo
có giun biết Toxocara spp. có khả năng gây bệnh ở
người nhưng sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu
chưa có ý nghĩa. Nhận thức về đường lây của
Toxocara spp. không liên quan với nhiễm Toxocara
spp. Tỷ lệ BN nhiễm Toxocara spp. trong gia đình có
nuôi chó; mèo hay tiếp xúc với chó, mèo không có sự
khác biệt giữa hai nhóm NC (OR từ 0,84 – 1,51). Nuôi
chó, mèo xích nhốt làm tăng nguy cơ nhiễm Toxocara
spp (OR = 2,35). Tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. ở nhóm
thực hành vệ sinh của chó, mèo đúng cách và không
đúng cách chưa khác biệt giữa hai nhóm (OR =1,47).
Từ khóa: Toxocara spp., chó, mèo, kiến thức, thực
hành.
SUMMARY
Larval stages of Toxocara canis and Toxocara cati,
common intestinal roundworms of dogs and cats,
respectively, frequently infect humans worldwide.
Objectives: to determine the knowledge and practice of
dog or cat ownership related to Toxocara infection.
Method: 235 patients being suspected of infection at
103 Hospital from September 2012 to March 2013
were questionnaire interviewed their serum samples
were tested for antibodies to Toxocara excretory-
secretory antigens by ELISA. Results: The percentage
of knowing dogs and cats having worms was low
(35%) and did not differ between positive and negative
groups. 77.1% of the patients knowing that dogs or
cats having nematodes were aware of the ascarids’s
capacity of causing disease to humans but the

difference between the two groups was not
significantly. Knowledge of transmission of Toxocara
spp. was not associated with the infection. No
significant association was observed between
ownership of or contacts with dogs or cats and
Toxocara infection (OR 0.84 - 1.51) Dogs and cats
were locked in chains or cages increased the risk of
Toxocara infection (OR = 2.35). Properly or improperly
hygiene practices for dogs or cats did not affect the
rate of seropositivity (OR = 1.47).
Keywords: Toxocara spp., dogs, cats, knowledge,
practice.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Toxocara spp. là loại giun tròn ký sinh ở người và
động vật tuy nhiên người có thể nhiễm và mắc bệnh
do ấu trùng giun, hay gặp nhất là nhiễm Toxocara
canis (giun đũa chó) và Toxocara cati (giun đũa mèo).
Nhiễm ấu trùng Toxocara spp. có thể không có triệu
chứng nhưng cũng có thể tổn thương nhiều cơ quan
khác nhau. Việt Nam thuộc vùng khí hậu nóng ẩm,
trình độ dân trí còn thấp, điều kiện vệ sinh còn hạn
chế… là điều kiện thuận lợi để bệnh Toxocara spp.
phát sinh phát triển. Người dân có thói quen nuôi chó,
mèo nhưng hiểu biết và thực hành phòng chống bệnh
từ chó mèo sang người còn chưa đầy đủ. Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm về
kiến thức, thực hành nuôi chó mèo liên quan đến
nhiễm Toxocara spp. làm cơ sở để xây dựng các nội

dung tuyên truyền phòng chống bệnh.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: 235 bệnh nhân (BN) đến
khám và điều trị tại viện 103, có biểu hiện toàn thân
hay tại chỗ (da, tiêu hóa, hô hấp ) nghi do nhiễm
Toxocara sp, đồng ý tham gia nghiên cứu và cung cấp
thông tin.
- Vật liệu nghiên cứu (NC): bảng hỏi với các câu
hỏi đóng, bộ dụng cụ xét nghiệm ELISA, bộ kit chẩn
đoán TES-ELISA của Công ty Việt sinh, Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Phương pháp NC: mô tả, tiến cứu.
- Các kỹ thuật áp dụng trong NC: các bệnh nhân
được phỏng vấn theo bảng hỏi, được lấy máu làm kỹ
thuật ELISA được thực hiện theo qui trình của nhà sản
xuất.
- Địa điểm NC: labo xét nghiệm ký sinh trùng, khoa
Khám bệnh, khoa điều trị (Truyền nhiễm, Nội Thần
kinh) tại viện 103.
- Thời gianNC : 9/2012 – 3/2013.
- Xử lý số liệu : theo phương pháp thống kê y sinh
học bằng phần mềm SPSS 13.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1 : Đặc điểm tuổi, giới, trình độ bệnh nhân
nghiên cứu
Nhóm

nghiên cứu



Chỉ tiêu
K
ết quả ELISA

Tổng
(n=235)
P
1-2
Dương
tính
(n=106)
(1)
Âm tính
(n=129)
(2)
SL


(%)

SL

(%)

SL

(%)

Nhó
m

tuổi
1
-

5

0

0,0

8

6,2

8

3,4

>0,05


6
-

15

4

3,8


8

6,2

12

5,1

16 - 40 61
57,
5
68
52,
7
129

54,9

41 - 60 36
34,
0
36
27,
9
72 30,6

61
-

74


5

4,7

9

7,0

14

6,0


Y H
ỌC THỰC H
ÀNH (878)
-

S
Ố 8/2013






114
Tu
ổi trung b

ình
(±SD)
37,82±
12,63
34,16±
16,51
35,81±
14,97
>0,05

Giới

Nam 53
50,
0
63
48,
8
116

49,4

>0,05


Nữ 53
50,
0
66
51,

2
119

50,6

Trình
độ
Đ
ến
trung học
cơ sở
16
15,
1
29
22,
5
45 19,2

>0,05

Trung
học phổ
thông
42
39,
6
37
28,
7

79 33,6

Trên
trung học
phổ
thông
48
45,
3
63
48,
8
111

47,2

Phân bố nhóm tuổi, tuổi trung bình, tỷ lệ gặp giữa
các giới hay trình độ văn hóa khác nhau khác biệt
chưa có ý nghĩa giữa nhóm BN nhiễm và không nhiễm
Toxocara spp.
Bảng 2. Tỷ lệ biết về chó, mèo có giun đũa
Nhóm
nghiên cứu


Hiểu biết
K
ết quả ELISA

Tổng

(n=200*)
P
1-2

Dương tính
(n=96) (1)
Âm tính
(n=104) (2)

SL

(%)

SL

(%)

SL

(%)


Có giun 38 39,6

32 30,8

70 35,0

>
0,05

Không có
giun
58 60,4

72 69,2

130

65,0

>
0,05
*: 200 BN có khả năng trả lời phỏng vấn.
Có 35% BN biết chó mèo có giun, tỷ lệ BN biết chó,
mèo có giun đũa giữa 2 nhóm NC khác biệt chưa có ý
nghĩa thống kê.
Kết quả NC cho thấy tỷ lệ hiểu biết về giun đũa của
những động vật nuôi rất gần gũi trong nhà (chó, mèo)
tương đối thấp. Điều này cho thấy người dân nuôi chó
mèo theo thói quen và ít quan tâm đến những bệnh tật
ở chó mèo, đây là nội dung cần thiết để tuyên truyền
nâng cao hiểu biết của người dân. Mặc dù vậy tỷ lệ
nhiễm Toxocara spp. ở hai nhóm NC chưa có sự khác
biệt.
Bảng 3. Nhận thức của bệnh nhân về khả năng
gây bệnh ở người và đường lây của Toxocara spp.
Nhóm
nghiên cứu



Nhận thức
K
ết quả ELISA

Tổng
(n=70*) P
1-2

Dương
tính
(n=38) (1)

Âm tính
(n=32) (2)

SL

(%)

SL

(%)

SL

(%)

Có gây b
ệnh


30

78,9

24

75,0

54

77,1

>0,05

Lây do chơi
với chó, mèo

18 60,0

12 50,0 30 55,6

>0,05

Lây do

không rửa
tay sau tiếp
xúc
với chó mèo


26 86,7

20 83,3 46 85,2

>0,05

*: 70 BN biết chó, mèo có giun.
Tỷ lệ biết về khả năng gây bệnh ở người và đường
lây của giun đũa chó, mèo của BN chưa thấy sự khác
biệt giữa 2 nhóm NC.
Trong số những BN biết chó mèo có giun, tỷ lệ biết
giun đũa chó, mèo có khả năng gây bệnh ở người khá
cao (77,1%) nhưng không có sự khác biệt giữa hai
nhóm NC. Nhận thức về đường lây của Toxocara spp.
giữa hai nhóm NC cũng khác biệt chưa có ý nghĩa. Sự
không khác biệt này có thể do lây nhiễm Toxocara
spp. không chỉ phụ thuộc vào chơi với chó, mèo hay
không rửa tay sau tiếp xúc với chó, mèo.
Bảng 4. Ảnh hưởng của nuôi hay tiếp xúc chó, mèo
đến nhiễm Toxocara sp.
Nhóm nghiên
cứu

Nuôi
chó; mèo
K
ết quả ELISA

P
1-2


OR
(CI95%)
Dương
tính
(n=106) (1)

Âm tính

(n=129)
(2)
SL

TL
(%)
SL

TL
(%)
Nuôi
chó


50

47,2

48

37,2


>0,05

1,51

(0,89-
2,54)
Không
56 52,8 81 62,8
Nuôi
mèo


29

27,4

40

31,0

>0,05

0,84

(0,48-
1,48)
Không
77 72,6 89 69,0
Nuôi chó

hoặc
mèo


59

55,7

62

48,1

>0,05

1,36

(0,81-
2,27)
Không
47 44,3 67 51,9
Ti
ếp
xúc với
chó,
mèo


36

34,0


37

28,7

>0,05

1,28
(0,74-
2,23)
Không
70 66,0 92 71,3
Tỷ lệ BN nhiễm Toxocara spp. gia đình có nuôi
chó; mèo hay tiếp xúc với chó, mèo không có sự khác
biệt giữa hai nhóm NC, OR từ 0,84 – 1,51.
Mặc dù nhiễm Toxocara spp. được cho là hay gặp
ở những người nuôi hay thường xuyên tiếp xúc với
chó, mèo [9] nhưng một số NC cho rằng không có sự
liên quan rõ ràng. NC của Ajayi OO (2000) ở Nigeria
cũng không thấy liên quan giữa nuôi chó và nhiễm
Toxocara spp. [3]. Không thấy tăng tỷ lệ nhiễm
Toxocara spp. ở những người làm việc ở bệnh viện
thú y, người vệ sinh chuồng trại động vật hay người
nuôi mèo, điều này được giải thích là do sự vệ sinh tốt
của từng cá nhân [6]. Mặt khác lây nhiễm Toxocara
spp. thường liên quan nhiều tiếp xúc với đất cát nhiễm
trứng giun ở ngoại cảnh hơn là nuôi chó mèo [5]. Một
điều đáng chú ý là nuôi mèo có thể có tác dụng “bảo
vệ” chống nhiễm Toxocara spp. với OR = 0,84 (mặc
dù p>0,05). Một NC tại Brazil cho thấy tỷ lệ nhiễm

Toxocara spp. ở những người có nuôi mèo thấp hơn
hẳn so với không nuôi mèo (19,8% so với 32,9%; p =
0,004). Các tác giả cho rằng khi nuôi mèo đã hạn chế
tình trạng chó lang thang đi lạc vào nhà do đó hạn chế
ô nhiễm trứng giun T. canis mặc dù có thể làm tăng
nguy cơ nhiễm T. cati [7]. Tuy nhiên nguy cơ nhiễm
Toxocara spp. từ mèo thấp. Loại trừ chó (không phải
mèo) tại Iceland những năm 1940 đã thanh toán được
nhiễm Toxocara spp. Các tác giả cho rằng thói quen
giấu phân của mèo, ít xuất hiện cùng với chủ ở những
nơi công cộng như công viên… đã hạn chế nguy cơ ô
nhiễm môi trường và cho người [2]. Chính vì những
yếu tố như nuôi hay tiếp xúc với chó, mèo không phải
Y H
ỌC THỰC H
ÀNH (878)
-

S
Ố 8/2013






115

là nguy cơ tăng nhiễm Toxocara spp. nên dù nhận
thức về khả năng chó, mèo có giun hay khả năng gây

bệnh, lây nhiễm Toxocara spp. của những BN nghiên
cứu còn hạn chế cũng không ảnh hưởng nhiều đến tỷ
lệ nhiễm giữa nhóm nhiễm và nhóm không nhiễm
Toxocara spp. Khi môi trường bị ô nhiễm bởi trứng
Toxocara spp. thì mọi người trong cộng đồng đều có
nguy cơ nhiễm như nhau [1]. Người dân ở khu vực
nhiệt đới thường có thói quen thả rông chó, mèo do đó
chó mèo nhiễm Toxocara spp. có thể gây ô nhiễm một
vùng rộng lớn do dó nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng
nhiều [8].
Bảng 5. Ảnh hưởng của thực hành quản lý chó,
mèo
Nhóm
nghiên cứu



Thực hành
K
ết quả ELISA

Tổng
(n=121*
)
P
1-2

OR
(CI95
%)

Dương
tính
(n=59)
(1)
Âm tính

(n=62)
(2)
SL

(%)

SL

(%)

SL

(%)

Xích
nhốt
Có 38

64,
4
27

43,
5

65

53,
7
<0,
05
2,35
(1,13 –
4,88)
Khôn
g
21

35,
6
35

56,
5
56

46,
3
V

sinh
đúng
cách
**
Có 36


61,
0
32

51,
6
68

56,
2
>0,
05
1,47
(0,71 –
3,02)
Khôn
g
23

39,
0
30

48,
4
53

43,
8

* 121: tổng số người nuôi chó, mèo.
**: vệ sinh đúng cách: vệ sinh ở những chỗ nhất
định rồi dọn. Vệ sinh không đúng cách: chó mèo thả
rông, vệ sinh tự do.
Tỷ lệ xích nhốt chó mèo bị nhiễm Toxocara spp.
cao hơn so với nuôi thả rông. Hình thức vệ sinh của
chó, mèo chưa làm thay đổi tỷ lệ nhiễm ở 2 nhóm BN
nghiên cứu.
Kết quả NC cho thấy xích nhốt chó, mèo là yếu tố
nguy cơ gây nhiễm Toxocara spp. cho chủ nhân của
chó, mèo. Tỷ lệ nhiễm ở nhóm có xích nhốt cao hơn
nhóm không xích nhốt có ý nghĩa (p<0,05) với OR =
2,35. Có thể do khi nuôi xích nhốt chủ của chó mèo
phải tiếp xúc, phải chăm sóc, dọn vệ sinh… nhiều hơn;
khi thực hành vệ sinh không chú ý thì những yếu tố
này có thể làm tăng tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. Tuy
nhiên tiếp xúc trực tiếp với chó mèo chỉ được coi là
yếu tố nguy cơ thứ yếu vì trứng của Toxocara spp. cần
phát triển ở ngoại cảnh một thời gian (khoảng 2 – 4
tuần ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi) mới đến
giai đoạn lây nhiễm được [4].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 235 BN nghi ngờ nhiễm Toxocara
spp. chúng tôi rút ra một số kết luận sau :
- Tỷ lệ biết chó mèo có giun thấp (35%) và không
khác biệt giữa nhóm nhiễm và không nhiễm Toxocara
spp.
- Tỷ lệ người biết chó mèo có giun nhận thức được
Toxocara spp. có khả năng gây bệnh ở người khá cao
(77,1%) nhưng sự khác biệt giữa hai nhóm NC chưa

có ý nghĩa. Nhận thức về đường lây của Toxocara
spp. không liên quan với nhiễm Toxocara spp.
- Tỷ lệ BN nhiễm Toxocara spp. trong gia đình có
nuôi chó; mèo hay tiếp xúc với chó, mèo không có sự
khác biệt giữa hai nhóm NC (OR từ 0,84 – 1,51).
- Nuôi chó, mèo xích nhốt làm tăng nguy cơ nhiễm
Toxocara spp. Tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. ở nhóm thực
hành vệ sinh của chó, mèo đúng cách và không đúng
cách chưa khác biệt giữa hai nhóm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Hồng (2001), Nghiên cứu một số đặc
điểm của bệnh do giun Toxocara spp. ở người Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y – Dược Thành phố Hồ
Chí Minh.
2. A W Woodruff, D H de Savigny, P M Hendy-Ibbs,
Toxocaral and toxoplasmal antibodies in cat breeders and
in Icelanders exposed to cats but not to dogs. Br Med J
(Clin Res Ed). 1982 January 30; 284(6312): 309–310.
PMCID: PMC1495862.
3. Ajayi OO, Duhlinska DD, Agwale SM, Njoku M.,
Frequency of human toxocariasis in Jos, Plateau State,
Nigeria, Mem Inst Oswaldo Cruz. 2000 Mar-
Apr;95(2):147-9.
4. CDC, Parasites - Toxocariasis (also known as
Roundworm Infection), Epidemiology & Risk Factors,
(
5. Garcia LS 2001. Tissue Nematodes. Diagnostic
Medical Parasitology, 4th ed., ASM press, Washington
DC, p. 309-312.
6. Overgaauw P.A.M. (1997), “General introduction

Aspect of Toxocara epidemiology, Human toxocarosis”,
Critical Reviews in Microbiology; 23: 215-31.
7. Rubinsky-Elefant G, da Silva-Nunes M, Malafronte
RS, Muniz PT, Ferreira MU., Human toxocariasis in rural
Brazilian Amazonia: seroprevalence, risk factors, and
spatial distribution., Am J Trop Med Hyg. 2008
Jul;79(1):93-8.
8. Santarem VA, Rubinsky-Elefant G, Ferreira MU.
Soil-transmitted helminthic zoonoses in humans and
associated risk factors. In: Pascucci S, editor. Soil
contamination. Rijeka: InTech; 2011, p. 43-66.
[ />transmitted-helminthic-zoonoses-in-humans-and-
associated-risk-factors].
9. Souza RF, Dattoli VC, Mendonỗa LR, Jesus JR,
Baqueiro T, Santana Cde C, Santos NM, Barrouin-Melo
SM, Alcantara-Neves NM., [Prevalence and risk factors of
human infection by Toxocara canis in Salvador, State of
Bahia, Brazil]. [Article in Portuguese] Rev Soc Bras Med
Trop. 2011 Jul-Aug;44(4):516-9.


×