Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Vị trí vai trò đạo đức trong tư tưởng HCM và liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.24 KB, 30 trang )

Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài: Vị trí vai trò đạo đức trong tư tưởng HCM và liên hệ thực tiễn
Phần I: Lý luận
I. Lý luận chung
Hồ Chí Minh là mét trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách
mạng đã bàn nhiều nhất về vấn đề đạo đức. Người không để lại những tác
phẩm đạo đức lớn nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm
trong những bài viết, bài nói ngắn gọn được diễn đạt rất cô đọng, hàm xúc
theo phong cách phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam.
1. Cơ sở hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức
của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng
thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của
nhân loại; đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức của Mac,
Ăngghen, Lênin cũng như những tấm gương đạo đức trong sáng mà các
ông để lại. Điều này đã được thể hiện trong những dòng viết đầy xúc động
của Người sau khi Lênin mất: “ Lênin là người đã nêu cho chóng ta một
tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ, không phải chỉ
thiên tài của Người mà chính là tính coi khinh sù xa hoa, tinh thần yêu lao
động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao
đẹp của người thày, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã
khiến cho trái tim họ hướng về Người, không có gì ngăn nổi”. Đây không
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
1
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
phải chỉ là tình cảm của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Na m, mà còn là tình
cảm của tất cả các dân tộc thuộc địa đối với Lênin vĩ đại.
Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm,
phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho
giáo. Những khái niệm, phạm trù đánh dấu những bậc thang nhận thức của
loài người. Qua các thời kỳ lịch sử, những khái niệm, phạm trù đã trở thành


tài sản chung của nhân loại, nhưng nội dung đã có nhiều thay đổi. Những
khái niệm nh trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần ,kiệm, liêm , chính đã có trong
Nho giáo từ mấy trăm năm trước công nguyên; dân chủ, tự do, công bằng,
bác ái đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy lạp.
Hồ Chí Minh sử dụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã
từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời, đưa vào đó những nội
dung mới, đồng thời bổ sung những khái niệm, phạm trù đạo đức của thời
đại mới. Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức mới đã hoà nhập với những
giá trị đoạ đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam cảm
thấy gần gũi. Hơn nữa, những giá trị đạo đức truyền thống lại được nâng
lên tầm cao mới, làm cho Người thực hiện được việc kết hợp truyền thống
với hiện đại. Việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của nhân loại đã làm cho
tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong phú, đã được đông đảo người nước
ngoài chấp nhận, tìm thấy một Viêt Nam trong nhân loại. Sự kết hợp giữa
truyền thống và nhân loại cũng là một đặc trưng nổi bật của tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh.
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
2
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực
tiễn Việt Nam thực hiện một công việc kế thưa có chọn lọc, thâu hoá những
giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới phù hợp
với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của đạo đức
Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng
xã hội chủ nghĩa- cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, toàn diện
nhất, chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu; phải tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo
đức cho cán bộ, Đảng viên. Người yêu cầu mỗi cán bộ Đảng viên phải thật

sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, Đảng phải quan tâm chăm lo giáo dục
đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những
người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng” vừa “ chuyên”.
Hồ Chí Minh xem xét tới đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và
thực tiễn. Về mặt lý luận, Người để lại cho chóng ta một hệ thống quan
điểm sâu sắc và toàn diện về đạo đức. Về thực tiễn, Người luôn coi thực
hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của cán bộ, Đảng viên. Cũng như
V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đào tạo các chiến sĩ cách mạng không chỉ bằng
chiến lược, sách lược mà còn bằng chính tấm gương đạo đức trong sáng
của mình.
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
3
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh coi đạo
đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn
nguồn của sông suối. Người viết: “cũng như sông thì có nguồn mới có
nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây
héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi
đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân
tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có
đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc
gì”. Người so sánh: “ làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới
là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề,
một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài gian khổ. Sức có mạnh mới gánh
được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng
làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.
Đạo đức là gốc, là nền tảng vì liên quan tới Đảng cầm quyền. Đảng
cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo nhà nước. Nếu cán bộ, đảng viên
của Đảng không tu dưỡng về đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực
có thể làm tha hoá con người. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “ là

đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của Lênin: Đảng Cộng Sản
phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại.
Người nói cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân yêu, dân phục thì
không phải “viết lên trán chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến. Quần
chóng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức”.
Vai trò của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở chỗ đó là thước đo
lòng cao thượng của con người. Theo quan điểm của Hồ Chí minh, mỗi
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
4
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm
việc nhỏ nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng là người cao thượng.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, không phải một chiều phụ
thuộc vào tồn tại xã hội, vào những điều kiện vật chất kinh tế. Nó có khả
năng tác động tích cực trở lại, cải biến tồn tại xã hội. Giá trị đạo đức tinh
thần một khi được con người tiếp nhận sẽ biến thành một sức mạnh vật
chất.
Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng
không lùi bước, chản nản ; khi gặp thuận lợi và thành công cũng giữ tinh
thần khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”
Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, nhưng phải là nhận thức
đức và tài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người đã khẳng định: “có tài
mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó”. Có đức phải có tài, nếu không sẽ không mang lại lợi Ých gì mà
còn có hại cho dân. Mắt khác phải thấy trong đức có tài. Tài càng lớn thì
đức phải càng cao vì đức- tài là nhằm phục vụ nhân dân và đưa cách mạng
đến thắng lợi.
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
5
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh

Phần II: Thực tiễn
Từ thuở sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng đến việc
giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ Đảng viên và nhất là cho đoàn
viên, học sinh, sinh viên. Ngày nay, trong hoàn cảnh mới của đất nước thì
quan điểm ấy của người vẫn cũn nguyên giá trị. Hơn bao giờ hết, việc giáo
dục đạo đức trong xã hội chưa bao giờ trở nên cấp bách như hiện nay.
I. Tỡnh trạng suy thoái đạo đức trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên
hiện nay.
Để khẳng định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh, chúng ta đồng thời liên hệ tình trạng nước ta hiện nay.
Chúng ta càn phải thấy hết các khuyết điểm về phương diện đạo đức trong
xã hội, trong cơ quan nhà nước, trong cán bộ Đảng viên hiện nay. Lần theo
sự đỏnh giá của các Đại hội Đảng, từ Đại hội lần thứ IV đến nay, chúng ta
có thể có những nhận định khái quát về vấn đề này.
1. Sự đỏnh giá của Đảng về đạo đức qua các thời kì.
Báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần
thứ IV cho thấy rằng cùng với khí phách anh hùng trong chiến lược tấn
công, cùng với thắng lợi của các cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975,
cùng với niềm tự hào chính đáng và niềm vui vô tận là một tình hình có thể
nói là tố đẹp về mặt đạo đức. Các khuyết điểm được đề cập đến chỉ là :
“Cần nhấn mạnh một khuyết điểm nặng trong quản lý kinh tế là lối quản lí
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
6
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
quan liêu, hành chính, xem nhẹ hiệu quả, năng suất và chất lượng Báo cáo
cũng đó dùng cụm từ “những biểu hiện tiêu cực” trong cõu: “cụng tỏc tư
tưởng thiếu sắc bén, chưa phê phán kịp thời những biểu hiện tiêu cực”.
Cụm từ “cỏc mặt tiêu cực” cũng đã được dùng khi nói về tình hình xây
dựng Đảng: “việc phê bình và tự phê bình để ngăn ngừa và đấu tranh chống
các mặt tiêu cực chưa được thực hiện đúng mức”. Cũng đã có dấu hiệu cho

rằng vào thời điểm 1976, khi diễn ra Đại hội lần thứ IV của Đảng, cũng đó
có những Đảng viờn thoỏi hoỏ biến chất: “ Mặt khác phải kiên quyết và
kịp thời loại ra khỏi Đảng những phần tử thoỏi hoỏ, biến chất, những kẻ đã
mất hết thần chiến đấu cách mạng, những phần tử chui vào Đảng để mưu
lợi ớch riờng, những kẻ lợi dụng chức quyền để uy hiếp quần chúng, xâm
hại tài sản xã hội chủ nghĩa, những kẻ chia rẽ, bố phỏi” Tóm lại, qua câu
chữ và cách thức mà báo cáo chính trị đề cập đến, tình hình đạo đức trong
xã hội cũng như trong cán bộ Đảng viên tuy có điểm này điểm khác cần
phải lưu ý để chấn chỉnh nhưng chưa phải là nghiêm trọng.
Đến đại hội V tính từ “kộo dài” đã được thêm vào cụm từ “những
biểu hiện tiêu cực” trong câu “trong đời sống kinh tế văn hoá, trong nếp
sống và an toàn xã hội, có những biểu hiện tiêu cực kéo dài”. Thực tế của
các biểu hiện tiêu cực ấy không chỉ còn là “ những phần tử” ( thuật ngữ mà
báo cáo chính trị tại Đại hội IV sử dụng) mà đã là “một bộ phận cán bộ
Đảng viên sa vào các biểu hiện tiêu cực cũn cú cả một số cán bộ trung, cao
cấp: “Thời gian qua, trong lúc cả độ ngũ đông đảo tiến lên phấn đấu quên
mình vì sự nghiệp cao cả của Đảng, của tổ quốc thì một số bộ phận cán bộ,
Đảng viên sa sút phẩm chất. Điều đáng chú ý là trong bộ phận ấy đó có một
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
7
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
số cán bộ cấp cao và cấp trung, những Đảng viên đã lăn lộn nhiều năm
trong đấu tranh chống địch, kể cả trước cách mạng tháng 8 và trong kháng
chiến chống Phỏp”.
Tính từ đại hội Đảng lần thứ IV đến đại hội Đảng lần thứ VI nước ra
đã trải qua 10 năm xây dựng trong hoà bình với chế độ bao cấp kéo dài,
khủng hoảng sâu sắc về mặt kinh tế, xã hội. Từ đó, đạo đức xã hội, trong đú
có đạo đức của một số bộ phận cán bộ, Đảng viờn có hiện tượng suy thoái
thêm một bước nữa so với tình hình mà đại hội Đảng lần thứ VI đã ghi
nhận: “Vấn đề đạo đức xã hội đang được đặt ra một cách cấp bách . Trong

xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống cú lớ
tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tôn
trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích của tập thể và đất nước, với lối
sống thực dụng, dối trá, ích kỉ, ăn bám, chạy theo đồng tiền.
Đến đại hội VII thì tình hình thoỏi hoỏ về đạo đức đã nghiêm trọng
hơn. Những biểu hiện tiêu cực đã bộc lộ rõ. Giờ đõy các biểu hiện ấy đã
được điểm danh rõ: giảm sút ý chí chiến đấu, tham nhũng, lấy cắp của
công, ăn hối lộ, buôn lậu, xa dân Lần đầu tiên hiện tượng “phai nhạt lí
tưởng “được ghi nhận. Cũng là lần đầu tiên trong báo cáo của Đảng đã chỉ
đích danh những đơn vị, cơ quan hoạt động sản xuất, kinh doanh, kể cả một
số cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan Đảng và đoàn thể. Báo cáo xây dựng
Đảng và sửa dổi điều lệ Đảng của ban chấp hầnh trung ương khoá VI tại
Đại hội viết: “Nhiều Đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, một bộ phận đã
tha hoá, tham nhũng, xa dân, làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Đảng và
“nhiều Đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lí tưởng, không phát
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
8
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
huy được vai trò tích cực trong quần chúng, tình trạn cán bộ, Đảng viên vi
phạm các nguyên tắc quản lí hoặc lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản
lí để lấy cắp của công, ăn hối lộ, buôn lậu, làm giàu bất chính, vi phạm đạo
đức, lối sống cỏh mạng có chiều hướng tăng lên nhất là trong cán bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh, quản lí nhà nước và ngay cả một số cơ quan bảo
vệ pháp luật, cơ quan Đảng và đoàn thể”. Cần lưy ý rằng vào thời điểm
này- sau 5 năm được thực hiện nền kinh tế thị trường đã in dấu ấn của nó
vào mặt tiêu cực của đạo đức. Về vấn đề này, báo cáo chính trị của ban
chấp hành trung ương Đảng đã chỉ ra như sau: “trong quá trình chuyển sang
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường,
bên cạnh những mặt tích cực, đã xuật hiện nhiều biểu hiện tiêu cực mới mà
chúng ta chưa lường hết chậm phát hiện và chưa xử lí tốt. Đó là lối làm ăn

chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm pháp luật, lừa đảo, hối
lộ, làm hàng giả, buôn lậu trốn thuế xâm phạm nghiêm trọng tài sản xã hội
chủ nghĩa và của công dân đó là xu hướng thương mại hoá tràn lan,
xâm nhập vào cả cơ quan văn hoá, y tế, giáo dục, nội chính ; kỉ luật, kỉ
cương và pháp luật không nghiêm, bất công xã hội tăng lờn.”
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ ra rằng chúng ta chưa ngăn chặn
được những hiện tượng tiêu cực mà đại hội Đảng lần thứ VII đã vạch rõ.
Đại hội cũng đã chỉ tên những kĩnh vực mà ở đú, các hiện tượng tiêu cực là
nghiêm trọng, kéo dài: “tỡnh hỡnh xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn
đề phải giải quyết. Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn
chặn được. Tiêu cực trong bộ máy nhà nước, Đảng và đoàn thể, trong các
doanh nghiệp nhà nước, nhất là trờn cỏ lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản,
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
9
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu và cả trong hoạt động của nhiều cơ
quan pháp luật nghiêm trọng kéo dài ”. Riêng trong Đảng thì: “Một bộ
phận không nhỏ cán bộ Đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lí
tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức kỉ luật, sa đoạ về đạo đức
và lối sống và: “Điều đáng lo ngại là không ít cán bộ, Đảng viên phai nhạt
lí tưởng cách mạng tha hoá về phẩm chất, đạo đức ”
Gần đõy nhất, hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban chấp hành trung ương
khoá VIII đã chỉ rõ “sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán
bộ, Đảng viên thật sự đang là vấn đề bức xúc nhất của xã hội ta hiện nay.
Nó ảnh hưởng trực tiếp tới bản chất của Đảng, làm giảm sút lòng tin của
nhân dân, tổn thương mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, hạ thấp sức
chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng”.
Trong diễn văn tại lễ Kỉ niệm 109 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh và 30 năm thực hiện Di chúc của người, sau khi khẳng định: “Trong
những năm qua, cùng với những thành tựu quan trọng mà nhân dân ta đã

giành được, Đảng đó có bước trưởng thành mới về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, đa số cán bộ Đảng viên giữ được phẩm chất cách mạng”, Tổng bí thư
Lê Khả Phiêu đã một lần nữa chỉ ra rằng: “Cú một bộ phận cán bộ, Đảng
viên suy thoái về tư tưởng,chớnh trị, đạo đức, lối sống”. Đồng chí Tổng bí
thư cũng đã chỉ ra và phê phán những biểu hiện cụ thể của sự suy thoái kể
trên. Đó là sự giảm sút ý chí, phai nhạt lí tưởng, dao động về con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội, vi phạm pháp luật, làm việc cầm chừng, thiếu
tinh thần đồng cam cộng khổ chỉ lo vun vén cá nhân, tham nhũng, hối lộ,
đặc quyền đặc lợi, cục bộ địa phương, cơ hội, luồn lách, chỉ coi trọng lợi
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
10
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
ích vật chất và xem nhẹ giá trị tinh thần, nặng về lợi ích thực dụng trước
mắt, xem nhẹ lợi ích cơ bản lâu dài, xa dân, quan liêu, đại khái, hống hách,
sách nhiễu, không tôn trọng nhân dân, không lấy kết quả chăm lo đời sống
nhân dân là thước đo sự lãnh đạovà phẩm chất của mình, xa hoa, phung phí
tiền của, bỏ mặc tài sản của công mất mát, hư hỏng và bị phá hoại, mất
cảnh giác trước các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, mất đoàn
kết nghiêm trọng kéo dài ở một số cấp uỷ, địa phương
* Nguyên nhân của sự suy thoái đạo đức trong Đảng, Nhà nước và xã
hội
- Khách quan:
+ Sự sụp đổ đỏ sở Liờn Xụ cũ và các nước xã hộ chủ nghĩa Đông Âu
đó gõy xỏo động lớn về tư tưởng, tình cảm trong cán bộ, Đảng viên và
nhân dân.
+ Các thế lực thù địch ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hoà
bỡnh”, bằng mọi thủ đoạn tinh vi, thâm độc làm tha hoá cán bộ, Đảng viờn
hòng thực hiện những âm mưu, ý đồ chính trị đen tối của chúng.
+ Cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế, bên cạnh những tác động
to lớn, cũng đã bộc lộ mặt trái của nó, ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức tư

tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta.
+ Nước ta cũn nghốo, nhu cầu về văn hoá của nhân dân rất lớn nhưng
khả năng đáp ứng còn hạn chế do thiếu những điều kiện và phương tiện vật
chất cần thiết.
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
11
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
- Chủ quan:
+ Trong điều kiện mới, một bộ phận cán bộ, Đảng viên chạy theo chủ
nghĩa cá nhân, sống buông thả, thiếu tự giác rèn luyện, tu dưỡng, trong khi
đó sự giáo dục, quản lí, kiểm tra của các tổ chức Đảng, trước hết các chi bộ
và cấp uỷ lại lỏng lẻo, đồng thời chưa có những quy chế để nhân dân tham
gia giám sát, giáo dục cán bộ, Đảng viên.
+ Trong khi tập trung sức vào nhiệm vụ kinh tế, Đảng chưa lường hết
những tác động tiêu cực, từ đó chưa đặt đúng vị trí văn hoá, chưa coi trọng
công tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống, thiếu các biện pháp cần
thiết trên cả hai mặt “xõy” và “chống” trên lĩnh vực văn hoá.
+ Việc xử lí những phần tử thoái hóa, biến chất trong đang và bộ máy
nhà nước chưa nghiêm. Tinh thần tự phê bình và phê bình sa sút ở nhiều
cấp bộ Đảng. Nội dung giáo dục tư tưởng, chính trị trong sinh hoạt Đảng và
cá đoàn thể còn yếu. Những điều đó làm suy giảm niềm tin của nhân dân
vào đội ngũ cán bộ, nhưng Trung ương và Bộ chính trị, Chính phủ chưa có
những biện pháp khắc phục hữu hiệu.
+ Chưa có cơ chế và chính sách phát huy nội lực của nhân dân; chưa
tạo được phong trào quần chúng mạnh mẽ tham gia phát triển văn hoá, xây
dựng nếp sống văn minh, bảo vệ văn hoá dân tộc
+ Chưa coi trọng bồi dưỡng, giáo dục và phát huy khả năng của tuổi
trẻ là lực lượng chính, là đối tượng chủ yếu của hoạt động văn hóa.
Tóm lại, dõi theo nhận định của các đại hội Đảng từ lần thứ IV cho
đến nay, có thể thấy quá trình diễn biến ngày một nghiêm trọng của sự suy

thoái đạo đức trong cán bộ, Đảng viên chúng ta. Đến đõy cần phải trả lời
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
12
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
một câu hỏi: Trong sự suy thoái nhiều dạng, nhiều vẻ như đã xảy ra, chủ
nghĩa cá nhân mà Hồ Chí Minh từng thường xuyên lên án, bác bỏ đã biểu
hiện như thế nào, giữ vị trí ra sao, được Đảng ta đỏnh giá, nhận xét và cú
thỏi độ như thế nào?
2. Góp phần nhận diện chủ nghĩa cá nhân trong sự suy thoái đạo
đức.
Chủ nghĩa cá nhân hình thành từ trong thời kì bao cấp. Xét về bản
chất thì chủ nghĩa cá nhân là phi đạo đức, đều có đặc trưng cơ bản là vì lợi
ích cá nhân mà xâm phạm lợi ích của cộng đồng, tập thể và cỏc cỏ nhan
khác, bằng mọi thủ đoạn bất chính và bất lương. Tuy nhiên mỗi thứ chủ
nghĩa cá nhân lại sinh ra từ những điều kiện cụ thể và có màu sắc riêng.
Chủ nghĩa cá nhân nước ta trước thời kì đổi mới lại gắn liền với chế độ bao
cấp.
Trong thời gian dài thực hiện kế hoạch hoá tập trung, cơ chế bao cấp
một cách rập khuôn máy móc, nước ta đã lâm vào tình trạng khủng hoảng
trầm trọng về kinh tế. Dưới chế độ bao cấp cũ, những ai được nhà nước
giao cho quản lí và phân phối dưới hình thức này hay hình thức khác của
cải vật chất và tinh thần cũng trở thành những người có quyền lực. Quyền
lực ấy càng trở nên to lớn trong điều kiện kinh tế nghèo nàn. Trong xã hội
hình thành tư tưởng “nhất thõn, nhỡ thế” sinh ra các tệ nạn tham ô, móc
ngoặc ở một phía và sự lệ thuộc, tranh giành theo nguyên tắc “mạnh được,
yếu thua” ở phía kia. Tình trạng này kéo dài gây ra tõm lớ “mỗi người phải
tự lo cho mình, thượng đế lo cho tất cả” thay cho lí tưởng “mỡnh vỡ mọi
người, mọi người vỡ mỡnh” trước kia . Đú chính là chủ nghĩa cá nhân, dưới
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
13

Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
sức ép kinh tế mà những giá trị đạo đức truyền thống là tài sản tinh thần vô
giá của dân tộc đã bị xói mòn một cách phổ biến và buộc phải giấu mình.
Cho đến khi đất nước ta bước sang nền kinh tế thị trường thì chủ
nghĩa cá nhân thời bao cấp vốn chứa đựng sẵn những yếu tố giỳp nú dễ hoà
nhập vào nền kinh tế thị trường lại bắt đầu biến tướng và phát triển trong
nền kinh tế thị trường. Tình hình này đã được đại hội Đảng từ lần thứ V
đến nay ghi nhận:
Đại hội lần thứ V đã chỉ ra rằng sự sa sút về phẩm chất, lụớ sống và
tác phong thường xuất phát từ chủ nghĩa cỏ nhõn. Đại hội cũng đã vạch ra
tác hại của nó: “Sự sa sút về phẩm chất, sự thoỏi hoỏ trong lối sống, quan
liêu hoá trong tác phong thường xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa
cá nhân cùng những ảnh hưởng của tư tưởng tư sản và của chủ nghĩa thực
dân kiểu mới đã làm mất ý chí chiến đấu của nhiều cán bộ, Đảng viên, họ
làm sai chính sách, bỏ nhiệm vụ, thậm chí đi vào buôn bán kiếm lời, tham
gia bóc lột, tham ô, ăn hối lộ, chiếm đoạt của công, thông đồng với gian
thương, ăn chơi trụy lạc
Vì vậy, “phải nâng cao nhiệt tình cách mạng chống sa đoạ về phẩm
chất, chống chủ nghĩa cá nhân, tư lợi cỏ nhõn ”
Đại hội VI dỏnh giỏ: “Mười năm qua, trên 19 vạn Đảng viên, trong
đó một phần khá lớn là những người phạm sai lầm về phẩm chất, đạo đức,
đã bị đưa ra khỏi Đảng; có những người phải đưa ra trước pháp luật. Việc
thi hành kỉ luật vẫn chưa nghiêm, đến nay nhiều người không đủ tư cách
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
14
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
Đảng viên vẫn còn ở trong Đảng. Phải làm trong sạch Đảng, trước hết loại
bỏ ngay những phần tử thoỏi hoỏ, biến chất”
Đại hộ VIII đã đỏnh giá rằng chủ nghĩa cá nhân rất nặng: “Một số
cán bộ và cấp uỷ chưa tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân

chủ, bệnh quan liêu, độc đoán, nội bộ, địa phương, kèn cựa, địa vị cá nhân
chủ nghĩa rất nặng. Không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng.”
Chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của mọi sự sa đoạ, thoỏi hoỏ về
chính trị, đạo đức của nhiều cán bộ, Đảng viên, đưa đến những tổn thất to
lớn cho Đảng, cho đất nước và cho nhõn dân. Nguyên chủ tịch nước Lê
Đức Anh đã từng viết về chủ nghĩa cá nhân như sau: “Bốn nguy cơ của
cách mạng nước nhà đã được Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỡ
khoỏ VII của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ, bao trùm lên bốn nguy cơ đó
là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng phát triển, biểu
hiện muụn hỡnh muôn vẻ trong các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước,
làm tổn hại không nhỏ đến sự đoàn kết, đến tài sản của Nhà nước và kiềm
chế sự phát triển của đất nước, làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng
và nhà nước, làm nản lòng một số nhà đầu tư nước ngoài”
Một đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa cá nhân thời hiện đại là nó thấm
đẫm tính thực dụng. Sự thâm nhập của chủ nghĩa cá nhân vào chỉ nghĩa
thực dụng, của chủ nghĩa thực dụng vào chủ nghĩa cá nhân đánh dấu đặc
trưng nổi bật nhất của chủ nghĩa cá nhân hiện đại.
Tóm lại, dựa vào văn kiện các đại hội Đảng từ lần thứ IV đến hội
nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (lần 2) khoá VIII, có nghĩa là,
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
15
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
trong khoảng hơn 20 năm, từ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng qua
thời kì duy trì nền kinh tế kế hoạch hoá và cơ chế bao cấp, tiếp đó là thời kì
đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường, chúng ta có thể vạch lại những
nét chủ yếu của tiến trình đạo đức xã hội và đạo đức của cán bộ, Đảng viên
và kèm theo là những bài học:
“Một là, nhận xét của đại hội IV cho thấy rằng: mặc dù đấu tranh hết
sức quyết liệt, nhõn dân ta phải hi sinh nhiều của, nhiều người thế nhưng
đã không hề có sự suy thoái về đạo đức, nếu không muốn nói rằng tình hình

đạo đức là tốt đẹp. Thuở ấy, con người Việt Nam mới đức độ biết bao! Bài
học rút ra là: Chủ nghĩa yêu nước và lí tưởng xã hộ chủ nghĩa, một khi ăn
sâu và tư tưởng, tình cảm của con người thỡ nõng con người lên một tầm
cao mới về đạo đức cách mạng và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Vấn đề
của chúng ta ngày nay là: trong cơ chế thị trường, chủ nghĩa yêu nước và lí
tưởng xã hội chủ nghĩa cú cũn phát huy sức mạnh trong sự nghiệp xây
dựng đạo đức mới và khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức không?
Nếu có, phải có những biện pháp gì?
Hai là: Từ sau đại hộ IV cho đến nay, sự suy thoái về đạo đức diễn ra
ngày một nghiêm trọng hơn. Dẫu sao, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường
thì tốc độ suy thoái nhanh chóng đạt đến điểm báo động khẩn cấp; hơn nữa,
trong sự suy thoái kể trên, có những biểu hiện chưa từng có trong thời bao
cấp (như: buôn lậu ma tuý, chạy theo lợi nhuận, coi lợi nhuận là trên hết )
Ba là: môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường đã khiến cho
nhiều hành vi trái đạo đức của con người Việt Nam xuất hiện, thậm chí
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
16
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
trong một chừng mặc nào đú có những phát triển đáng lo ngại. Vì vậy việc
tạo môi trường trong sáng, hành lang pháp lí, hệ thống pháp luật, chuẩn
mực đạo đức là những nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc kế thừa
và phát huy đạo đức cách mạng trong tình hình mới.
II. Giải pháp cho vấn đề giáo dục đạo đức ở nước ta hiện nay.
1. Phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lí tưởng cộng
sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng về nhiệm vụ và đạo
đức của người Đảng viên.
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giác ngộ cách mạng cho Đảng
viên bằng con đường học tập lí luận. Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung
Quốc), người đã mở lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ Việt Nam thanh
niên cách mạng đồng chí hội. Những bài giảng đầu tiên của người là về đạo

đức cách mạng. Sau đó, những bài giảng này được in thành tập “Đường
Kỏch Mệnh”. Người xác định yêu cầu và phương pháp học tập lí luận là
phải liên hệ lí luận với thực tiễn. Người phê phán hiện tượng kộm lớ luận,
khinh lí luận và nhất là lí luận suông trong cán bộ Đảng viên. Người núi:
“Cú kinh nghiệm mà không cú lớ luận cũng như một mắt sáng, một mắt
mờ”, “lớ luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế, lí luận mà không áp
dụng vào thực tế là lí luận suụng”.
Về nội dung giáo dục cán bộ Đảng viên Người quan tấm nhiều
đếngiỏo dục đạo đức cách mạng. Người cách mạng phải có đạo đức. “Đạo
đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống, nó do đấu tranh rèn luyện
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
17
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
bền bỉ hàng ngày mà phát triển, mà củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng trong”.
2.Thực hành phê và tự phê trong Đảng
Theo Hồ Chí Minh, phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm
của đồng chí mình. Tự phê là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình.
Tự phê bình và phê bình đi đôi với nhau. Mục đích là làm cho mọi người
học ưu điểm của nhau và giúp nhau sửa chữa những khuyết điểm. Phê bình
để đoàn kết, làm tròn nhiệm vụ cách mạng, do dó thái độ phải thật thà trung
thực, phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm.
Hồ Chí Minh khẳng định tự phê bình và phê bình là một vũ khí sắc
bén của Đảng để làm cho Đảng viên tiến bộ, làm cho Đảng ngày càng vững
mạnh. Người nói: “ Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình,
vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có những khuyết điểm đó, xét rõ hoàn
cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm hiểu mọi cách để sửa chữa khuyết
điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Việc phê bình phải từ trên xuống và từ dưới lên. Cấp trên phê bình
chưa đủ, đồng chí, đồng sự phê bình chưa đủ, phải hoan nghênh quần

chúng phê bình nữa thì sự phê bình mới hoàn toàn đúng. Phê bình, tự phê
bình muốn có kết quả thật sự cần phải gắn liền với việc mở rộng và phát
huy dân chủ, có sự lãnh đạo sáng suốt của cấp trên. Dân chủ được mở rộng
và phát huy sẽ tạo ra một bầu không khí tin cậy, tôn trọng và thương yêu
nhau, mạnh dạn nói thẳng nói thật. Vì thiếu dân chủ của lãnh đạo nên khi
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
18
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
phê bình thường có tình trạng dè dặt e ngại, không dám phê bình, nhất là
đối với cấp trên.
Biện pháp quan trọng để mở rộng và phát huy dân chủ trong phê bình
và tự phê bình là cán bộ các cấp, nhất là các cán bộ cao cấp phải làm gương
trước, đảng viên phải gương mẫu. phải mở rộng phong trào phê bình, tự
phê bình ở các cơ quan, các đoàn thể, trên các báo chí cho đến nhân dân.
Đảng viên cán bộ phải là những tấm gương để xã hội soi mình.
Tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và
thành công trong việc xây dựng Đảng ta thành một Đảng chân chính, vững
vàng trước những thử thách lớn, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua nhiều
khó khăn đi từ thắng lợi này đến thắnng lợi khác. Thực tiễn cách mạng Việt
Nam đã chứng minh ở nơi nào phê bình và tự phê bình lắng xuống thì ở đó
chủ nghĩa cá nhân có điều kiện phát triển.
3. Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc. Kỷ luật của Đảng
phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ.
Vấn đề kiểm tra, kỷ luật Đảng là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với
Đảng trong giai đoạn cầm quyền.
Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến vấn đề kiểm tra, kỷ luật
trong công tác xây dựng Đảng. Người nói: “khi đã có chính sách đúng thì
sự thành công hay thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công
việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều Êy sơ sài thì
chính sách đúng mấy cũng vô Ých”.

Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
19
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
Có tăng cường công tác kiểm tra thì mới giữ nguyên được kỷ luật
Đảng, mới đảm bảo đường lối, chủ trương, nghị quyết thực hiện một cách
đầy đủ và đúng đắn, mới đảm bảo được sự lãnh đạo của Đảng với toàn xã
hội. Có kiểm tra mới biết năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới giúp đỡ
họ sửa chữa kịp thời. Đối tượng của công tác kiểm tra Đảng phải là toàn
diện, kiểm tra việc và kiểm tra người trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ
thị, điều lệ của Đảng Người yêu cầu công tác kiểm tra phải chú trọng
tính chính xác, công minh và khách quan. Người làm công tác kiểm tra phải
có năng lực phẩm chất, uy tín, tinh thần trách nhiệm, không mắc bệnh quan
liêu, đại khái. Kết quả của công tác kiểm tra là làm cho mỗi cán bộ, Đảng
viên được kiểm tra xong càng tốt lên, tổ chức Đảng nơi Êy được trong sạch
và vững mạnh.
Kiểm tra bao giờ cũng đi liền với kỷ luật trong Đảng. Hồ Chí Minh
cho rằng: “Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiến hành thì chỉ nh một
người. Đó là nhờ có kỷ luật”. Kỷ luật của Đảng trước hết là buộc mọi cán
bộ, Đảng viên và tổ chức Đảng trung thành, chấp hành và thực hiện tốt
cương lĩnh, chủ trương, chính sách của Đảng. Đối với những cán bộ Đảng
viên không gương mẫu, không chấp hành nghị quyết của Đảng, làm mất
đoàn kết nội bộ, xa rời quần chúng, làm trái ngược với đường lối , chính
sách của Đảng, Người yêu cầu Đảng phải thi hành kỷ luật nghiêm khắc
những cán bộ sai lầm đó “bất kỳ họ ở cương vị nào”.
Coi trọng vấn đề kiểm tra kỷ luật Đảng đảm bảo cho Đảng vững
mạnh, làm tròn nhiện vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Tại Đại hội Đảng
toàn quốc lầnV, Đảng ta khẳng định: “Sau Đại hội này phải kiên quyết đưa
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
20
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh

ra càng sớm càng tốt khỏi hàng ngũ của Đảng tất cả những kẻ cơ hội.
những người tê liệt ý chí cách mạng, những kẻ bóc lột, buôn lậu, đầu cơ
tham ô, hối lộ, ức hiếp quần chúng, bất kể người đó giữ cương vị nào”.
4. Mỗi cán bộ, Đảng viên phải cố gắng học tập rèn luyện, nâng
cao trình độ hiểu biết để làm tôt mọi nhiệm vụ.
Theo Hồ Chí Minh, học tập gắn liền với thực hành là một phương
pháp rất quan trọng để khỏi phạm sai lầm, khuyết điểm, học để sửa chữa tư
tưởng, tu dưỡng đạo đức, học để hành.Việc học tập lý luận Mác – Lênin,
theo Hồ Chí Minh là rất quan trọng. Người khẳng định: “có học tập lý luận
Mác- Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường ”.
Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc đối
với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến
của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực
tế của nước ta. Học để mà làm, lý luận đi đối với thực tiễn. Học và hiểu chủ
nghĩa Mác- Lênin là để sống với nhau có tình nghĩa . Người nhắc nhở cán
bộ, Đảng viên phải khắc phục bệnh giáo điều, đồng thời phải đề phòng chủ
nghĩa xét lại.
5. Kết hợp giữa đạo đức và pháp luật.
“Đức trị” và “pháp trị” vốn là hai tư tưởng, hai khuynh hướng trong
văn hoá trị nước của nhân loại đã xuất hiện rất sớm từ thời cổ đại ở phương
Đông cũng như ở phương Tây. Trong thực tế lịch sử, các triều đại phong
kiến Việt Nam, bên ngoài thì phê phán pháp trị nhưng bên trong vẫn dùng
đường lối của phái này. Họ đã kết hợp lễ trị với pháp trị. Lễ trị để khuyên
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
21
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
người ta tuân theo pháp luật, pháp trị là để răn đe người ta chớ có phạm
pháp.
Vận dụng phép biện chứng Macxit trong việc nhận thức lịch sử xã
hội, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm đúng đắn về mối quan hệ giữa

đạo đức và pháp luật. Người luôn luôn chú trọng giáo dục đạo đức và cũng
không ngừng nâng cao vai trò, sức mạnh của pháp luật. Hồ Chí Minh đòi
hỏi pháp luật phải nghiêm minh, phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm,
bất kỳ kẻ Êy ở địa vị nào.
Ngày nay, nền kinh tế thị trường đang đẩy mạnh sản xuất phát triển,
mức sống người dân ngày càng được nâng cao nhưng mặt trái của cơ chế
thị trường đang tạo ra những xu hướng Ých kỷ, chăm lo lợi Ých cá nhân,
hiên tượng suy thoái về đạo đức ngay trong đội ngũ cán bộ của Đảng, cũng
như hiện tượng coi thường pháp luật đang diễn ra khá phổ biến đã khiến
cho tình hình xã hội trở nên phức tạp, có kẻ được giao nhiệm vụ chống ma
tuý như Vũ Xuân Trường lại trở thành kẻ buôn ma tuý
Thực tế đất nước ta trong những năm gần đây đã chứng minh tính
đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và đạo đức. Tư tưởng của
Người về sự kết hợp thông nhất biện chứng giữa “đức trị” và “ pháp trị”
vẫn đang tiếp tục soi sáng chúng ta trên con đường xây dựng một nhà nước
pháp quyền Việt Nam mạnh mẽ, nhà nước của dân, do dân, vì dân.
IV. Những định hướng về giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh
viên hiện nay.
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
22
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “giáo dục phải phục vụ đường lối chính
trị của đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân.
Học phải đi đôi với hành, lí luận phải liên hệ thực tế, giáo dục phải toàn
diện”. Người dạy: “Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các
mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kĩ thuật, lao
động và sản xuất”.
Trong giai đoạn hiện nay, cùng quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung sang cơ chế thị trường, các quan hệ xã hội, đặc biệt là các
nguyên tắc, chuẩn mặc đạo đức cũng có sự dịch chuyển giá trị của nó .

Mặc dù nhiều chuẩn mực truyền thống vẫn còn nguyên giá trị, song những
giá trị Êy lại dễ bị hiểu lầm, xuyên tạc. Ngược lại, có những cái phản giá trị
đạo đức truyền thống, chỉ vừa mới được du nhập lại được ngộ nhận, đuợc
coi là “chuẩn mặc mới”, “giá trị mới”. Do đó, việc giáo dục đạo đức cho
sinh viên hiện nay cần tập trung vào những vấn đề sau:
Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá
trình đổi mới, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là những yếu tố bất biến, trong
sự nghiệp đổi mới ở đất nước ta hiện nay. Do đó phải kiên định xây dựng
lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho sinh viên Phải làm cho sinh viên
ý thức được rằng sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay là nhằm thực hiện
bằng được được các yếu tố bất biến kể trên. Cơ chế thị trường là phương
tiện để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩ xã hội.
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
23
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
Kế thừa và phát huy những giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống,
đạo đức cách mạng. Trong các giá trị đạo đức truyền thống của nhândân tộc
Việt Nam, yêu nước là giá trị cao nhất, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch
sử Việt Nam. Hồ Chí Minh nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước,
đó là một truyền thống quý bắu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị
xâm lăng thì tinh thần Êy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng to
lớn và mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm và khó khăn, nó nhấn chìm
tất cả bè lũ cướp nước và bán nước.”. Ngày nay, yêu nước là yêu chủ nghĩa
xã hội, yêu nhân dân. Trong cơ chế thị trường, khi mà các quan hệ xã hội
của con ngươì có nguy cơ bị đồng tiền tha hoá, thì việc xây dựng lòng yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội là một việc cấp bách, thiết thực, soi sáng cho
sinh viên định hướng các giá trị nhân cách, phẩm giá, giúp cho họ ngăn
ngừa những sai lệch chuẩn mực đạo đức do mặt trái của cơ chế thị trường

gây ra.
Trong giai đoạn hiện nay, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội mang
một nội dung mới so với trước đây. trong nững năm kháng chiến chống
Mỹ, yêu nước là “sẵn sàng đi bất cứ nơi nào sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm
bất cứ việc gì khi tổ quốc cần đến”. “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược”. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, lòng yêu nước thể hiện năng
động sáng tạo, biết làm giàu một cách chính đáng, theo sù qui định của
pháp luật. Phải xuất phát từ lợi Ých của đát nước để định hướng hoạt động
cảu bản thân mình, không vì lợi Ých cá nhân mà làm thiệt hại đến lợi Ých
chung của xã hội. Yêu nước là trung thành với tổ quốc. Trong lịch sử lịch
sử nhà nước phong kiến, Việt nam đã từng lấy chữ trung là tiêu cuẩn số
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
24
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh
một cho việc bồi dưỡng và sử dụng nhân tài. Ngày nay, trong bối cảnh
quốc tế giao lưu, mở rộng thì trung với nước lại càng quan trọng, vì thiếu
nó thì nhân tài sẽ không đứng vững nổi trước những sự cám dỗ, mua chuộc
của bên ngoài, khi đó thì tài càng cao, hoạ sẽ càng lớn.
Giáo dục chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối,
chủ trương của đảng, làm cho chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
trở thành tư tưởng chủ đạo, thành niềm tin chân lí trong thế hệ trẻ. Xây
dựng bản lĩnh chính trị cho sinh viên là để cho họ có thể đối phó với mọi
biến động phức tạp của cuộc sống, làm chủ tương lai, làm chủ sự nghiệp
của mình.
Phải giáo dục cho sinh viên có ý thức tự lực tự cường , chủ động
trong học tập, gnhiên cứu khoa học, học tập để phục vụ tổ quốc, phục vụ
nhân dân, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, không chấp nhận sự nghèo đói,
không làm giàu bất chính, chống chủ nghĩa cá nhân, Ých kỉ, hẹp hòi.
Giáo dục lòng nhân ái(hay tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa) cho

sinh viên vì lòng thương người là đạo lí cỉa cuộc sống, là đạo lí làm người.
“Thương người như thể thương thân” là nét đẹp truyền thống của dân tộc,
đức tính thương người của người Việt Nam không phải xuất phát từ nho
giáo hay Phật giáo mà xuất phát từ chính cuộc sống của người Việt Nam và
gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam. Lòng nhân ái theo quan điểm Hồ Chí
Minh là: tình thương giai cấp đối với công dân, tình thương yêu vô cùng
rộng lớn với nhân dân lao động, đối với người cùng khổ.
Tổ 4 - Lớp QTMA_K8
25

×