Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại Sở giao dịch I, ngân hàng Công Thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.44 KB, 11 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời nói đầu
Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề cấp thiết của nước ta trong xu
thế toàn cầu hoá hiện nay. Nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới với
nguyên nhân chính xuất phát từ hệ thống tài chính – ngân hàng mà cụ thể là do các
khoản tín dụng rủi ro cao. Do tính chất lây lan ngày càng cao của đợt suy thoái này
khiến nhiều nhà kinh tế phải nhìn lại các chính sách của mình để bảo đảm hoạt
động ổn định cho nền kinh tế. Ở nước ta Nhà nước đã có nhiều chính sách thích
hợp nhưng bản thân mỗi ngân hàng cần có cho mình những cách thức và lối đi
riêng để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay. Một trong những yếu
tố quan trọng nhất chính là giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Và hoạt
động đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy, yêu cầu cần thiết là phải đánh giá phân tích rủi ro đối với một dự án,
để đưa ra quyết định cho vay hay khước từ đối với dự án. Từ đó đưa ra một quyết
định cho vay chính xác và đảm bảo thu hồi vốn cho ngân hàng. Do đó, các cán bộ
ngân hàng cần đánh giá rủi ro đối với dự án một cách thận trọng và chính xác.
Nhận thức rõ được điều này, em đã lựa chọn cho mình đề tài: “Rủi ro và
đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại Sở giao dịch I, ngân hàng
Công Thương”.
Nội dung cụ thể của chuyên đề gồm 2 phần chính:
Chương I: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn
tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công Thương
Chương II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro
đối với dự án xin vay vốn tại Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt cùng phòng Quản
lý rủi ro tại Sở giao dịch I NHCT đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập
giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Chương I: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong
1 | P a g e
Nguyễn Thị Hồng Trang – KTĐT47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


thẩm định dự án xin vay vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng
Công Thương
1.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh ở Sở giao dịch I Ngân hàng
Công Thương
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch I Ngân hàng
Công Thương
Qua 20 năm xây dựng và trưởng thành cùng với sự phát triển đổi mới của đất
nước cũng như của ngành ngân hàng, NHCTVN ngày càng lớn mạnh đồng thời
khẳng định được vai trò, vị trí là một trong năm NHTM Nhà nước lớn của Việt
Nam, với tổng tài sản chiếm trên 25% thị phần của Sở giữ vai trò quan trọng trụ
cột của ngành ngân hàng. Cùng với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 2
sở giao dịch, trên 130 chi nhánh và 700 điểm giao dịch, có quan hệ đại lý với hơn
600 ngân hàng lớn trên toàn thế giới.
NHCTVN có 3 công ty hạch toán độc lập và là công ty cho thuê tài chính,
Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 2 đơn
vị sự nghiệp đó là trung tâm công nghệ thông tin và Trung tâm Công Nghệ Thông
tin, trung tâm đào tạo, là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân Hàng
INDOVINA, công ty cho thuê tài chính quốc tế (VILC), công ty liên doanh bảo
hiểm châu Á, Sài Gòn công thương Ngân Hàng, NHCT còn là thành viên của Hiệp
hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội phát hành và
thanh toán thẻ VISA, MASTER, Hiệp hội tài chính viễn thông Liên ngân hàng
toàn cầu (SWIFT).
Sở Giao Dịch I Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Industrial and
Commercial Bank of Việt Nam – Transantion Office No 1) được thành lập vào
ngày 30/3/1995 theo QĐ (CTHĐQT). Đây là đơn vị lớn nhất của Ngân hàng Công
Thương Việt Nam, trụ sở đặt tại số 10 Lê Lai, Hoàn Kiếm, Hà Nội là đơn vị hạch
toán phụ thuộc và là nơi thí điểm để cung cấp các dịch vụ mơí của Ngân hàng
Công Thương.
Lịch sử phát triển của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công Thương có thể được
phân chia thành 3 giai đoạn chủ yếu như sau:

2 | P a g e
Nguyễn Thị Hồng Trang – KTĐT47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Từ năm 1988 đến 1/4/1993
Sở giao dịch I có tên gọi là Ngân hàng Công Thương Hà Nội. Trong giai
đoạn này, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngân hàng còn nghèo nàn, sản phẩm dịch vụ
đơn điệu, kinh doanh đối ngoại chưa được phát triển. Đội ngũ cán bộ được đào tạo
trong cơ chế cũ, đông về số lượng nhưng lại yếu về chất lượng. Còn về quy mô thì
hoạt động của Sở còn rất khiêm tốn.
Từ 1/4/1993 đến 31/12/1998
Sở giao dịch I sát nhập với Ngân hàng Công Thương Trung Ương được đặt
tên là Hội sở chính Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Ở giai đoạn này, cơ sở vật
chất kỹ thuật công nghệ của Hội sở được tăng cường, sản phẩm dịch vụ ngân hàng
khá phong phú, ngoài cho vay ngắn, trung và dài hạn vốn tại Sở có nhiều loại cho
mới ra đời như: Cho vay uỷ thác, cho vay thanh toán công nợ, đồng tài trợ…Kinh
doanh đối ngoại đã phát triển mạnh hơn. Đội ngũ cán bộ được đào tạo lại và dần
dần thích ứng với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Từ 1/1/1999 đến nay
Hội sở được tách ra theo quyết định số 134/QĐ HĐQT Việt Nam và mang
tên Sở Giao Dịch I phát triển mạnh trên tất cả các mặt nghiệp vụ. Sở đã áp dụng
giao dịch tức thời trên máy tính tại tất cả các điểm huy động vốn, mở rộng mạng
lưới kinh doanh, phát triển các dịch vụ mới.
Ngày 20/10/2003 Chủ tịch HĐQT NHCTVN đã ban hành quyết định số
153/QĐ – HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch I như là một trong
những đơn vị thí điểm NHCT trong đó nguồn vốn luồn chiếm khoảng 20%,đủ điều
kiện áp dụng chương trình theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh
toán do ngân hàng thế giới (WB) tài trợ.
Vị trí của Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam
Trong những năm qua, Sở giao dịch I – NHCT đã có vị trí quan trọng trong
hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản luôn

chiếm khoảng 20%, dư nợ và đầu tư được đánh giá là đứng một trong hai vị trí đầu
trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Lợi nhuận hạch toán nội bộ
luôn cao nhất, chiếm gần 50% trong toàn hệ thống.
Chính vì những lý do trên Sở luôn được chọn làm nơi thí điểm cho sản phẩm
3 | P a g e
Nguyễn Thị Hồng Trang – KTĐT47A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dịch vụ của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, là đầu mối cho các chi nhánh trên
địa bàn để triển khai chương trình hợp tác của Ngân hàng Công Thương Việt Nam
với các đối tác và bạn hàng.
1.1. 2 Cơ cấu tổ chức
1.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
1.1.2.2
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban
Sở giao dịch Ngân hàng Công Thương Việt Nam có cơ cấu bao gồm 1 Giám
đốc, 4 phó giám đốc và 11 phòng ban nghiệp vụ thực hiện chức năng nhiệm vụ do
Tổng Giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam giao cho đơn vị.
 Phòng khách hàng số 1 (Doanh nghiệp lớn)
4 | P a g e
Nguyễn Thị Hồng Trang – KTĐT47A
Giám đốc
Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Phòng khách
hàng số1.
Phòng khách
hàng số 2.
Phòng thông tin
điện toán.
Phòng quản lý
rủi ro.

Phòng thanh
toán xuất nhập
khẩu.
Phòng kế toán
giao dịch.
Phòng kế toán
tài chính.
Phòng khách
hàng tư nhân.
Phòng tổng
hợp.
Phòng tiền tệ
kho quỹ.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
* Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các
Doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoại tê; thực hiện các nghiệp
vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể
lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Trực tiếp
quảng cáo bằng tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp
lớn/
* Nhiệm vụ:
- Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh
nghiệp lớn
- Thực hiện tiếp thị hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về
các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam. Thẩm định, xác định, quản lý các giới
hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ
thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN.
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy
định của NHCT VN.

- Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi,
hội đồng xử lý rủi ro.
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro
để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và NHCT VN.
- Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của
khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
- Thực hiện phân loại Nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành,
chuyển kết quả phân loại Nợ cho phòng quản lý rủi ro
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu
quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. - Lưu trữ
hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
- Tổ chức học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
- Làm công tác khác khi được giám đốc giao
 Phòng khách hàng số 2(Doanh nghiệp vừa và nhỏ)
* Chức năng:
5 | P a g e
Nguyễn Thị Hồng Trang – KTĐT47A

×