Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khảo nghiệm một số giống đậu tương mới trong vụ xuân hè năm 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.16 KB, 54 trang )


ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÔ THỊ PHƯƠNG




Tên đề tài:

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG
MỚI TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2014 TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa : Nông học
Khóa học : 2013 - 2015








THÁI NGUYÊN - 2014

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÔ THỊ PHƯƠNG




Tên đề tài:

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG
MỚI TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2014 TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa : Nông học
Lớp : K9LT - TT

Khóa học : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lưu Thị Xuyến




THÁI NGUYÊN - 2014
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3. Mục đích nghiên cứu 4
1.4. Ý nghĩa của đề tài 4
Phấn 2: TỒNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trong và ngoài nước 6
2.2.1. Sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới 6
2.2.2. Sản xuất và nghiên cứu đậu tương trong nước 12
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm và quy trình kỹ thuật 21
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 21
3.3.2. Quy trình kỹ thuật 22
3.4. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 23
3.4.1. Nội dung nghiên cứu 23
3.4.1.1. Một số về chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 24
3.4.1.2. Đánh giá sức chống chịu sâu hại của các giống đậu tương thí nghiệm

tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 24
3.4.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất 25
3.4.2. Xử lý số liệu 26

Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu tại Thái Nguyên 27
4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của đậu tương thí nghiệm vụ xuân
2014 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 29
4.2.1. Thời gian từ gieo đến mọc 31
4.2.2. Thời gian gieo đến phân cành 33
4.2.3. Thời gian từ gieo đến ra hoa tạo quả 34
4.2.4. Thời gian từ gieo đến chắc xanh 36
4.2.5. Thời gian gieo đến chín (thời gian sinh trưởng) 36
4.3. Một số đặc điểm hình thái của đậu tương thí nghiệm vụ xuân 2014 tại
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 38
4.3.1. Số cành cấp I của đậu tương thí nghiệm 39
4.3.2. Số đốt trên thân chính của cây đậu tương thí nghiệm 40
4.3.3. Đường kính thân của đậu tương thí nghiệm 40
4.3.4. Chiều cao cây của đậu tương thí nghiệm 41
4.4. Khả năng chống chịu của đậu tương thí nghiệm vụ xuân 2014 tại trường
ĐH Nông lâm Thái Nguyên 42
4.5. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của đậu tương thí
nghiệm vụ xuân 2014 tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 45
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1. Kết luận 47
5.2. Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong 5 năm gần đây
(2008-2012) 7
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương của Mỹ những năm gần đây 9
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Brazil những năm gần đây 10
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất đậu tương của Trung Quốc những năm gần đây
11
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong 5 năm gần đây
(2008-2012) 13
Bảng 4.1. Tình hình thời tiết, khí hậu vụ xuân 2014 tại Thái Nguyên 28
Bảng 4.2. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của đậu tương thí nghiệm vụ
xuân 2014 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 31
Bảng 4.3. Một số đặc điểm hình thái của đậu tương thí nghiệm vụ xuân 2014
tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 39
Bảng 4.4. Tình hình sâu bệnh của đậu tương thí nghiệm vụ xuân năm 2014 tại
trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 43
Bảng 4.5. Một số yếu tố hình thành năng suất và năng suất của đậu tương thí
nghiệm vụ xuân 2014 tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 45

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước đang phát triển với hơn 70% số dân làm nông
nghiệp, bởi vậy ngành nông nghiệp rất quan trọng đối với sự phát triển của
đất nước. Kể từ sau cách mạng tháng Tám – 1945, để khắc phục hậu quả sau
chiến tranh cung cấp đủ lương thực cho nhân dân. Đảng, Nhà nước và các
nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu kỹ thuật tiên tiến và những giống
cây trồng mới phù hợp với điều kiện sinh thái, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về
lương thực, thực phẩm của cả nước. So với những loại cây lương thực chính
như lúa, ngô, khoai… thì đậu tương chỉ chiếm một diện tích nhỏ (39.945 ha),

năng suất còn thấp (5,2 tạ/ha). Khi nhu cầu lương thực được thảo mãn thì đậu
tương trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn trong chiến lược phát
triển kinh tế của đất nước. Đậu tương không chỉ được sử dụng như một loại
thực phẩm (đậu phụ, sữa đậu nành…), mà còn được sử dụng làm thức ăn cho
gia súc sử dụng trong công nghiệp chế biến bánh kẹo… Đặc biệt là giá trị lấy
dầu của đậu tương rất cao.
Trong văn kiện Đại hội V của Đảng cộng sản Việt Nam (tập 2, tr.37) đã
ghi: “Đậu tương cần được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho con
người, cho gia súc cho đất đai và trở thành một loại hàng xuất khẩu chủ lực
ngày càng quan trọng”. Đối với người dân trực tiếp sản xuất thì cây đậu tương
được ví như “vàng mọc từ đất.” Sở dĩ đậu tương có vị trí quan trọng như vậy
là nhờ giá trị dinh dưỡng của nó.
Qua phân tích sinh hóa thành phần sinh hóa dinh dưỡng của cây đậu
tương cho thấy: hạt đậu tương có hàm lượng protein khá cao (38-40%), cao
gấp 2-3 lần như hạt ngũ cốc, lúa mạch, lúa mì… Đậu tương được coi là nguồn
cung cấp protein hoàn chỉnh vì có một lượng đáng kể các amino axit cần thiết
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3. Mục đích nghiên cứu 4
1.4. Ý nghĩa của đề tài 4
Phấn 2: TỒNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trong và ngoài nước 6
2.2.1. Sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới 6
2.2.2. Sản xuất và nghiên cứu đậu tương trong nước 12
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
21

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm và quy trình kỹ thuật 21
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 21
3.3.2. Quy trình kỹ thuật 22
3.4. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 23
3.4.1. Nội dung nghiên cứu 23
3.4.1.1. Một số về chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 24
3.4.1.2. Đánh giá sức chống chịu sâu hại của các giống đậu tương thí nghiệm
tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 24
3.4.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất 25
3.4.2. Xử lý số liệu 26


3
làm nguyên liệu chế biến thức ăn tinh giầu đạm để chăn nuôi. Đặc biệt cây
đậu tương nói riêng và cây đâu đũa nói chung còn có khả năng đống hóa nitơ
bằng hai con đường (hút NO
3
từ đất qua rễ và cố định đạm khí trời qua nốt
sần). Nhờ hoạt đọng của vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ đậu, rễ
đậu tương ăn sâu, phân nhánh nhiều làm cho đất tơi xốp, do đó trồng cây đậu
tương còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng vụ sau.
Mặc dù có thị trường và điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích trồng
đậu tương, song hiện nay, mỗi năm nước ta vẫn nhập khẩu khoảng một triệu
tấn đậu tương. Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởn Cục trồng trọt, đến nay
cả nước trồng khoảng 2000 ha đậu tương (chủ yếu trong vụ đông), với sản
lượng 300 nghìn tấn. Tuy vậy, sản lượng này mới đáp ứng 25% nhu cầu sử
dụng trong nước. Mỗi năm cả nước vẫn nhập khẩu gần 1 triệu tấn hạt đậu
tương, nhu cầu sử dụng bình quân tăng 10%/ năm. Qua tính toán cho thấy

trồng đậu tương có lãi suất cao hơn trồng lúa, thời gian trồng cũng ngắn hơn,
làm tăng hiệu quả kinh tế. Giá đậu tương trên thị trường khá ổn định, vì vậy
hầu hết các tỉnh phía bắc đều đưa đậu tương vào cơ cấu rau màu chủ lực. Mỗi
năm diện tích trồng đậu tương bình quân tăng 7-10%. Tuy nhiên năng suất
trồng đậu tương chưa cao (12 tạ/ha) so với năng suất bình quân trên thế giới
()23,3 tạ/ha), [16]. Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất sản xuất đậu
tương ở Việt Nam chưa cao như: Giống, kỹ thuật trồng trọt, nguyên nhân
khách quan… Tuy nhiên nguyên nhân quan trọng nhất là yếu tố giống, điều
đó đòi hỏi các nhà chọn tạo giống cần tìm ra những giống đậu tương mới
năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái và kĩ thuật trồng
trọ của nước ta.
Xuất phát từ quan điêm đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”
Khảo nghiệm một số giống đậu tương mới trong vụ xuân hè năm 2014 tại
trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.

4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm giống đậu tương có năng suất, phẩm chất cao và khả năng chống
chịu tốt trong điều kiện sản xuất vụ xuân 2014 tại trường ĐH Nông lâm Thái
Nguyên để giới thiệu cho sản xuất.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và
khả năng cho năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm.
- Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý của đậu tương thí nghiệm.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Trong học tập và nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài giúp cho sinh
viên đem kiến thức đã được trang bị trên giảng đường áp dụng vào thực tiến,
đồng thời làm quan với công tác nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng thực tế.
Tiến hành thực hiện đề tài là bước đầu trang bị cho sinh viên ý thức độc lập,
tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Đề tài có ý nghĩa trong thực tiến, góp phần bổ sunh những giống mới
có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp với từng điều kiện sinh thái cụ thể,
xác định khả năng của giống trong sản xuất.

5
Phấn 2
TỒNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp có nhiều yếu tố quyết định đến
năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt như: Đất đai, phân bón, nước và
yếu tố giống, nhưng yếu tố nào là quan trọng nhất.
Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Tốt giống, tốt má, tốt lúa” hay “Cố
công không bằng giống tốt”. Và cho đến nay trong sản xuất thì “Giống là tiền
đề, thức ăn là cơ sở”. Thực tế cho thấy khi sử dụng giống có phẩm chất tốt,
thích nghi với điều kiện sinh thái cụ thể có ảnh hưởng rất tốt đến quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Sử dụng giống tốt là biện pháp rẻ tiền
nhất để năng suất cây trồng tăng rõ rệt. Không những vậy giống tốt còn mang
lại hiệu quả kinh tế cho ngành trồng trọt vì đỡ tốn công chăm sóc, goảm chi
phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường. Thay hạt giống có phẩm chất cao cho
hạt giống bình thường đã làm cho năng suất tăng được 15-20% sản lượng
(Nguyễn Đức Lương và cs, 1999)[6].
Ngày nay, để thảo mãn nhu cầu nhiều mặt của con người, việc chọn
giống đều dựa trên cơ sở di tuyền và di truyền tế bào cahats. Trên cơ sở lý
thuyết nhiễm sắc thể về sự hình thành và cấu trúc gen, người ta đã đưa ra
hàng loạt các biện pháp chọn giống hiện đại: Gây đột biến, lai taojm dung hợp
tế bào,… nhằm tạo ra giống mới có năng xuất cao và ổn định phẩm chất tổ
hục vụ cho nghiên cứu và sản xuất đại trà. Tuy nhiên các giống mới khi được
sử dụng liên tục qua một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa hoặc lẫn
tạp, do đó cần phải nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật sản xuất hạt giống

và thay đổi giống mới liên tục.

6
Một giống muốn đưa ra ngoài sản xuất khâu khảo nghiệm, đánh gái và
tuyển chọn không thể thiếu. Với tính cấp thiết của đề tài và vai trò quan trọng
của công tác giống, đồng thời giúp bản thân tìm hiểu sâu sắc hơn về công tác
giống cây trồng, tôi cọn đê tài: “Khảo nghiệm một số giống đậu tương mới
trong vụ xuân hè 2014 tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trong và ngoài nước
2.2.1. Sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới
Đậu tương là cây trồng quan trọng trong 8 loại cây lấy dầu trên thế giới
(đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọ). Ngoài giá trị
cung cấp thực phẩm, đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất, là nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến y, dược… Mặc khác trồng đậu tương còn có thể kết hợp
xen canh, luân canh gối vụ với nhiều loại cây trồng khác nên làm tăng giá trị
kinh tế trên một đơn vị diện tích. Do thấy được giá trị của cây đậu tương, hiện
nay nhiều quốc gai trên thế giới đã thúc đẩy việc phát triển và mở rộng diện
tích sản xuất đậu tương, làm cho cây đậu tương trở thành cây trồng quan
trọng đứng sau lúa mì, lúa nước, ngô. Trên thế giới có khoảng 78 nước trồng
đậu tương, trong đó chủ yếu tập trun chủ yếu là ở Châu Mỹ (73,03%) và Châu
Á (23,15%).
Bằng các biện pháp lai tạo, chọn lọc, gây đột biến… hiện nay tập đoàn
giống đậu tương đã trở nên phong phú, có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích
hợp cho từng cùng sinh thái và các mùa vụ gieo trồng khác nhau. Hiện nay
cây đậu tương là cây trồng só diện tích, năng suất và sản lượng lớn nhất trong
các loại đậu đỗ. Diện tích trồng đậu tương tính đến năm 2005 đạt 91.386.621
ha, năng suất bình quân là 22,928 tạ/ha và tổng sản lượng thu được là
209.531.558 tấn. Những năm gần đây diện tichsm năng suất và sản lượng đậu
tương trên thế giới không ngừng tăng, cụ thể được thể hiện qua bảng 2.2.



7
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
trong 5 năm gần đây (2008-2012)
Năm
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(Triệu tấn)
2008 96,4 23,9 231,2
2009 99,3 22,4 223,4
2010 102,6 25,8 265,2
2011 103,6 25,3 262,3
2012 104,9 23,0 241,8
(Nguồn: Faostat database Resulte, 2013)
Qua bảng 2.1 ta thấy :
Về diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương có xu
hướng tăng lên.Từ năm 2005 - 2012 diện tích trồng đậu tương trên thế giới
dao động trong khoảng 92,5 - 104,9 (triệu ha) trong đó diện tích trồng đậu
tương năm 2012 là lớn nhất đạt 104,9 (triệu ha), qua số liệu ta thấy diện tích
trồng đậu tương ngày càng tăng lên.
Về năng suất: Từ bảng trên ta thấy năng suất đậu tương trong những
năm gần đây tương đối ổn định dao động trong khoảng 22,4 - 23,0 (tạ/ha) cao
nhất là năm 2010 với 25,8 (tạ/ha) và thấp nhất là năm 2009 với 22,4 (tạ/ha).
- Sản lượng: Sản lượng đậu tương trong những năm gần đây tương đối
ổn định có sự biến động nhưng biến động không đáng kể. Trong vòng 6 năm
từ năm 2008 – 2012 sản lượng đậu tương tăng 50,7 triệu tấn, tương đương với
23,63% Năm 2010, sản lượng đậu tương đạt lớn nhất 265,25 triệu tấn, và đến

năm 2011 và 2012 sản lượng đậu tương giảm 23,41 triệu tấn, tương đương
với 8,83%. Sở dĩ trong những năm từ năm 2005 đến năm 2010 sản lượng
trồng đậu tương tăng nhanh đến như vậy là do diện tích trồng đậu tương trong
những năm gần đây cũng tăng lên và do người trồng đậu tương đã ứng dụng
các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến để phục vụ sản xuất. Nhưng đến năm
2011 và 2012 sản lương đậu tương giảm mặc dù diện tích trồng đậu tương

8
vẫn tăng là do thới tiết khí hậu không thuận lợi, thường xuyên xảy ra thiên tai
hạn hán.
Theo dự đoán trong thời gian tới tốc độ phát triển đậu tương trên thế
giới sẽ chậm hơn so với các năm trước. Kết quả nghiên cứu của trên 200
chuyên gia ở các nghành khác nhau thuộc công ty Elanco và hiệp hội đậu
tương Mỹ cho thấy rằng khoảng hơn 20 năm nữa trung bình hàng năm nhu
cầu về sản lương đậu tương tăng 4%/năm. Trong tương lai với sự trợ giúp của
công nghệ sinh học, di truyền phân tử, nghiên cứu về cây trồng nói chung và
cây đậu tương nói riêng sẽ thu được nhiều kết quả tốt. Công nghệ sinh học là
một trong nhưng yếu tố quan trọng để cải tiến chất lượng hạt đậu tương và
khả năng chống chịu của cây.
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia trồng đậu tương tuy nhiên sản xuất
đậu tương tập trung chủ yếu ở 4 nước: Mỹ, Brazil, Achentina và Trung Quốc.
Sản lượng đậu tương của 4 nước này chiếm 90 -95% sản lượng đậu tương của
toàn thế giới.
Thế kỷ 18 cây đậu tương mới bắt đầu được trồng ở Mỹ nhưng do có sự
thích nghi cao với điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai mà cây đậu tương phát
triển nhanh và Mỹ trở thành một trong những nước sản xuất đậu tương đứng
đầu thế giới cả về diện tích lẫn sản lượng. Hiện nay Mỹ là quốc gia đứng đầu
về sản xuất đậu tương chiếm 45% diện tích, 55% sản lượng đậu tương thế
giới. Tình hình sản xuất đậu tương của Mỹ trong những năm gần đây thể hiện
qua bảng 2.2.


9
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương của Mỹ những năm gần đây
Chỉ tiêu

Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2007 30,56 23,14 70,71
2008 31,39 29,68 93,14
2009 30,91 29,58 91,41
2010 31,00 29,22 90,61
(Nguồn: FAOSTAT , 2012) [20].
Qua bảng 2.2 ta thấy:
Về diện tích: Từ 2007- 2010 diện tích trồng đậu tương của Mỹ dao động
từ 31,00 - 31,39 triệu ha, trong đó diện tích trồng đậu tương năm 2008 là lớn
nhất đạt 31,39 triệu ha.
Về năng suất: Từ bảng trên ta thấy năng suất đậu tương ngày càng tăng
cao lên và dao động trong khoảng 23,14 - 29,68 tạ/ha cao nhất là năm 2008
với 29,68 tạ/ha và thấp nhất là năm 2007 với 23,14 tạ/ha.
Về sản lượng: Sản lượng đậu tương của Mỹ liên tục tăng trong những
năm gần đây. Giai đoạn 2005 - 2010 sản lượng đậu tương của Mỹ tăng từ
70,71 triệu tấn lên 93,14 triệu tấn tăng 31,7%. Năm 2008, sản lượng đậu tương
đạt cao nhất là 93,19 triệu tấn, thấp nhất là năm 2007 với 70,71 triệu tấn.
Như vậy, năm 2008 là năm đạt cao nhất trong những năm gần đây cả về
diện tích, năng suất và sản lượng. Cây đậu tương là một trong năm cây thực

phẩm quan trọng ở Mỹ, công nghệ sinh học đang tập trung vào cây đậu tương,
theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ năm 2008 diện tích trồng cây
đậu tương chuyển gen tại Mỹ chiếm 92% trong tổng diện tích trồng đậu tương
trên cả nước. Đậu tương được coi là mặt hàng chiến lược trong xuất khẩu của

10
Mỹ. Vì vậy vấn đề tăng năng suất luôn được đặt lên hàng đầu. Nhiều giống
đậu tương mới được ra đời nhờ công nghệ đột biến, lai tạo, chọn lọc mang
những đặc tính mà con người mong muốn.
Đứng thứ hai ở Châu Mỹ và cũng đứng thứ hai trên thế giới về diện tích
và sản lượng đậu tương là Brazil. Tình hình sản xuất đậu tương của Brazil
trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Brazil những năm gần đây
Chỉ tiêu

Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2007 20,64 28,20 58,20
2008 21,27 28,17 59,92
2009 21,76 26,18 56,96
2010 23,29 29,42 68,52
(Nguồn: FAO STAT,2012) [14]
Brazil là nước mới đứng vào hàng ngũ sản xuất đậu tương nhưng là
nước có triển vọng. Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy sản xuất đậu tương của nước
này cũng không ngừng tăng lên qua các năm đưa Brazil lên đứng thứ 2 trong

hàng ngũ các nước sản xuất đậu tương lớn của thế giới.Năm 2010 là năm
Brazil đạt cao nhất kể cả về năng suất, diện tích và sản lượng. Diện tích trồng
đậu tương năm 2010 là 23,29 triệu ha tăng hơn so với năm 2009 là 1,53 triệu
ha, năng suất bình quân năm 2010 là 29,42 tạ/ha tăng 3,24 tạ/ha so với năm
2009 đạt 26,18 tạ/ha, sản lượng cũng tăng mạnh so với năm 2009.
Đứng thứ 3 sau Mỹ và Brazil về sản xuất và xuất khẩu đậu tương là
Achentina. Tại quốc gia này đậu tương thường được luân canh với cây lúa
mỳ. Chính phủ nước này đã có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển cây đậu
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu tại Thái Nguyên 27
4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của đậu tương thí nghiệm vụ xuân
2014 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 29
4.2.1. Thời gian từ gieo đến mọc 31
4.2.2. Thời gian gieo đến phân cành 33
4.2.3. Thời gian từ gieo đến ra hoa tạo quả 34
4.2.4. Thời gian từ gieo đến chắc xanh 36
4.2.5. Thời gian gieo đến chín (thời gian sinh trưởng) 36
4.3. Một số đặc điểm hình thái của đậu tương thí nghiệm vụ xuân 2014 tại
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 38
4.3.1. Số cành cấp I của đậu tương thí nghiệm 39
4.3.2. Số đốt trên thân chính của cây đậu tương thí nghiệm 40
4.3.3. Đường kính thân của đậu tương thí nghiệm 40
4.3.4. Chiều cao cây của đậu tương thí nghiệm 41
4.4. Khả năng chống chịu của đậu tương thí nghiệm vụ xuân 2014 tại trường
ĐH Nông lâm Thái Nguyên 42
4.5. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của đậu tương thí
nghiệm vụ xuân 2014 tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 45
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1. Kết luận 47
5.2. Đề nghị 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48


12
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã góp phần tạo ra những giống
đậu tương mới mang những đặc tính mới như năng suất cao, phẩm chất tốt,
khả năng thích ứng rộng đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân. Đây
là bước đi mới cho công tác nghiên cứu hiện đại chính vì vậy cần có các biện
pháp hợp lý giữa việc chọn tạo giống với các biện pháp thâm canh nhằm phát
huy hết được tiềm năng của giống.
Công tác chọn tạ giống đậu tương của thế giới chủ yếu tập trung cào
một số vấn đề sau:
- Nhập nội giống sau đồ bồi dục cho thích nghi với từng vùng sinh thái
- Thu nhập nguồn vật iệu sau đó lai tạo chọn lọc ra những dòng, giống
tốt phục vụ cho sản xuất.
- Khảo nghiệm các giống ở vùng sinh thái khác nhau, tìm ra khả năng
thích ứng các giống ở các vùng sinh thái đó.
- Dùng các tác nhân vật lý, hóa học, gây đột biến tạo ra những giống
mới có nhiều đặc điểm tốt.
- Xác định địa bàn sản xuất đậu tương trên thế giới và các nước có sản
lượng cao.
2.2.2. Sản xuất và nghiên cứu đậu tương trong nước
Cây đậu tương được trồng ở Việt Nam từ lâu đời và chiếm một vị trí
qua trọng trong sản xuất nông nghiệp, song năng xuất đậu tương trong nước
còn thấp sơ với thế giới. Trước năm 1945, diện tích trồng đậu tương của nước
ta còn ít (32.200 ha), năng suất thấp (4,1 tạ/ha). Sau khi đất nước giành độc
lập, nhu cầu lương thực, thực phẩm của con người ngày càng tăng đã đồi hỏi
ta phải thay đổi cơ cấu cây trồng, thay vào đó là những cây trồng có giá trị
kinh tế cao đồng thời đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của con người. Lúc
này, cây đậu tương đặc biệt được chú trọng, diện tích trồng cây đậu tương


13
tăng lên 39.954 ha và năng suất đạt 5,2 tạ/ha, sản xuất đật tương vào thời kỳ
này nhằm 3 mục đích:
- Giải quyết vấn đề Protein cho người và gia súc
- Xuất khẩu
- Cải tạo đât
Đến năm 1997 tổng diện tích trồng đậu tương của cả nước là 130.000
ha, năng suất đạt 10,38 tạ/ha (số liệu Internet). Trong những năm gần đây
diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương khôn ngừng tăng. Tình hình sản
xuất đậu tương trong 5 năm gần đây được thể hiện cụ thể qua bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong
5 năm gần đây (2008-2012)
Năm
Diện tích
(Nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(Nghìn tấn)
2008 192,100 13,930 267,600
2010 147,000 14,639 215,200
2011 197,800 15,096 298,600
2012 181,390 14,694 266,538
2013 120,751 15,517 175,295
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2014)
Qua bảng 2.5 cho thấy: Diện tích và năng suất đậu tương từ năm 2008
đến năm 2012 tăng đáng kể. Năm 2008 diện tích đậu tương của nước ta có
192.100 nghìn ha, sản lượng đạt 267,600 nghìn tấn. Qua 5 năm 2008-2012
diện tích và sản lượng đậu tương tăng dần và cao nhất vào năm 2012, với diện

tích 120.751 nghìn ha, năng suất 15,517 tạ/ha và sản lượng đạt 175.295 nghìn
tấn. Song diện tích đậu tương cón có hạn, năng suất thấp (13 tạ/ha) so với
năng suất bình quân trên thế giới (23,3 tạ/ha). Nguyên nhân là do chưa có
giống tốt và biện pháp kỹ thuật thích hợp trong điều kiện sản xuất thực tế.

14
Điều đó đồi hỏi chúng ta phải đầu tư nghiên cứu nhiều hơn, nhằm nâng cao
năng suất đậu tương và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Trước các mạng tháng Tám, nhu cầu đậu tương của nước ta còn hạn
chế, chủ yếu ta còn lo đảm bảo về lương thực. Chỉ khi đất nước thống nhất thì
vai trò của cây đậu tương đối với nền nông nghiệp của nước ta mới được đẩy
mạnh. Nhận rõ vai trò của việc nghiên cứu, tạo giống mới có năng suất cao,
nâng cao hiệu quả trồng trọt, sau cách mạng tháng Tám nước ta xây dựng
được các trại nghiên cứu đậu đỗ nói chung và đậu tương nói riêng ở các tỉnh
như: Định Tường, Mai Nham, Thất Khê, Phú Nhung. Trong những năm 1957-
1965 trại đậu đỗ Định Tường đã tiến hành thí nghiệm 52 giống đậu đỗ địa
phương và một số giống đỗ nhập nội (chủ yếu giống nhập từ Trung Quốc),
kết quả đã tạo ra được hai giống tốt đưa vào sản xuất đại trà.
- Giống V70, giống gốc là giống Hoa Tuyển ở Trung Quốc thích hợp
cho sản xuất vụ đông ở miền Bắc.
- Giống V74, giống gốc là giống Cáp Quả Địa ở Trung Quốc thích hợp
cho sản xuất vụ đông ở Miền Bắc.
Ở miền Nam đã tiến hành thu thập tập đoàn giống đậu tương nhập nộ từ
những năm 1961-1972. Bốn trung tâm: Eakmat (Đaklak), Hưng Lộc, Long
Khánh (Đồng Nai), với các giống nhập từ Hoa Kỳ, Thái Lan… đã chọn ra
những giống tốt đưa ra sản xuất như:
- Giống Sandumaria, nguồn gốc từ Brazil, thích hợp cho vùng cao
nguyên Nam Trung Bộ.
Các dòng do viện khảo cứu Sài Gòn tuyển chọn như: V67-8, PS67-25,
PS67-31 có thời gian sinh trưởng trung bình (100-108 ngày), ít bị ảnh hưởng

của chu kỳ chiếu sáng.
Nguyễn Thị Út (1996)[9] đã nghiên cứu tập đoàn giống đậu tương nhập
nội để chọn giống có năng suất cao và phẩm chất tốt, bao gồm 541 mẫu giống

15
từ 26 nước, thuộc 4 châu lục (Châu Á, Cahau Mỹ, Châu Âu, Châu Phi). Trong
những năm 1993-1995, các thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân là chính,
ngoài ra còn được lặp lại ở vụ hè và vụ đông tại Văn Điển-Thanh Trì-Hà Nội.
Kết quả đã phân lập và đề xuất hướng chọn giống theo nguồn gốc xuất sứ và
đã chọn ra được:
- 128 mẫu giống hạt to (khối lượng 1000 hạt từ 191-260g), là các giống
có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc.
- 40 mẫu giống có hàm lượng protein cao (40-50,8%), là các giống
nhập từ Nga và Trung Quốc.
- 30 mẫu giống có hàm lượng dầu cao (24-31,3%), là các giống được
nhập từ Nga và Mỹ.
- 32 giống có khối lượng hạt trên cây cao (22-30g)
Từ những năm 1980 trở lại đây các cơ sở nghiên cứu khoa học đã tập
trung đi sâu vào 2 hướng cơ bản trong sản xuất đậu đỗ nói chung và cây đậu
tương nói riêng, đó là:
- Chọn tạo giống thích hợp cho từng vùng sinh thái, với từng mùa vụ
khác nhau có năng suất, phẩm chất tốt.
- Đưa cây đậu tương vào hệ thống trồng trọt, nhằm cải tiến hệ thống
trồng trọt độc canh hóa ở các vùng và cải tạo vùng đất bị thoái hóa.
Xuất phát từ những mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra cho công tác chọn
giống đậut ương là thu thập đánh giá nguồn gen nhằm bảo tồn tài nguyên di
truyền và tuyển chọn nhanh chóng các giống thích hợp phục vụ kịp thới cho
sản xuất.
Trong những năm 1986-1990, nhiều dòng giống đậu tương đã được
khảo sát ở Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, trong đó có 2000 dòng địa

phương còn lại là các dòng nhập nội. Các dòng giống ngày có nguồn gốc từ
35 nước khác nhau, nhiều nhất là từ Trung tâm Rau-Đậu Châu Á (AVRDC) ở
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong 5 năm gần đây
(2008-2012) 7
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương của Mỹ những năm gần đây 9
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Brazil những năm gần đây 10
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất đậu tương của Trung Quốc những năm gần đây
11
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong 5 năm gần đây
(2008-2012) 13
Bảng 4.1. Tình hình thời tiết, khí hậu vụ xuân 2014 tại Thái Nguyên 28
Bảng 4.2. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của đậu tương thí nghiệm vụ
xuân 2014 tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 31
Bảng 4.3. Một số đặc điểm hình thái của đậu tương thí nghiệm vụ xuân 2014
tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 39
Bảng 4.4. Tình hình sâu bệnh của đậu tương thí nghiệm vụ xuân năm 2014 tại
trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 43
Bảng 4.5. Một số yếu tố hình thành năng suất và năng suất của đậu tương thí
nghiệm vụ xuân 2014 tại trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 45

17
- M103 được xử lý đột biến từ giống V70 bằng Etylen Imin 0,01%, là
giống thích hợp cho vụ hè, năng suất hạt 17 tạ/ha, thời gian sinh trưởng ngắn
(khoảng 85 ngày), có khả năng chống chịu sâu bệnh.
Các tác giả Ngô Đức Dương, Trần Đình Long và cs [3] đã đưa giống
đậu tương DT80 được chọn lọc từ cặp lai V74 x Vàng Mộc Châu, có ưu điểm
hạt to, năng suất cao thích hợp cho vụ xuân và vụ hè thu cho vùng trung du
miền núi.

Ngoài ra Trung tâm nghiên cứu đậu đỗ Viện Khoa học kỹ thuật Việt
Nam kết hợp với các chuyên gia Nhật tiến hành chương trình thu thập giống
địa phương, kết quả đã thu được hàng trăng giống khắp trên mọi miền của đất
nước.
Theo tác giả Nguyễn Thị Bình (1990)[1] đã nghiên cứu đánh giá tập
đoàn giống đậu tương miền Bắc về khả năng chống chịu bệnh gỉ sắt từ năm
1986-1989, gồm 897 mẫu giống đậu tương có nguồn gốc từ các dòng, giống
trong nước và nhập nội. Kết quả thu được các dòng giống nhập nội kháng
bệnh đề có nguồn gốc từ Châu Á (nhất là Đài Loan), rất thích hợp với điều
kiện chọn giống ở Việt Nam.
Nguyễn Tấn Hinh (1990)[7] khi nghiên cứu sự khác biệt di truyển ở
đậu tương cho biết: thời gian sinh trưởng của đậu tương có vai trò quan trọng
nhất, tiếp đến là khối lượng 1000 hạt và số quả chắc/cây. Các giống đậu
tương nghiên cứu đã được tác giải xếp vào 11 nhóm khác biệt về mặt di tuyền
và có thể ứng dụng chọn tạo giống đậu tương về năng suất hạt và một số tính
trạng khác.
Theo Nguyễn Thị Vân (1996)[10] khi so sánh một số dòng giống đậu
tương mới chọn lọc cho thấy dòng D173 (ngồn gốc Bộ môn di truyền trường
ĐH Nông nghiệp I Hà Nội) và dòng D169 (nguồn gốc Viện cây lương thực
thực phẩm) có triển vọng về năng suất, đặc biệt là giống D173 có khả năng

18
kháng sâu bệnh rất tốt. Bằng phương pháp “Chọn tạo phả hệ”, Trần Đình
Long và cs (1992)[5] chọn tạo được giống Việt Xô 9-2 (VX92) và cho phép
khu vực hóa VX92. Các giống đậu tương đều cho hàm lượng protein tương
đối cao, khả năng chống chịu từ trung bình khá, thời gian sinh trưởng ngắn.
Theo Vũ Đức Chính (1995)[2] khi nghiên cứu tập đoàn đậu tương đã
phân lập các chỉ tiêu thành 3 nhóm theo mức độ quan hệ của chúng với nắng
suất. Nhóm I gồm 18 chỉ tiêu không tương quan chặt chẽ với năng suất như:
Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây,… Nhóm thứ II gốm 15 chỉ tiêu có

tương quan chặt chẽ với năng suất như: Số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, số đốt
mang quả, diện tích lá, khối lượng vật chất khi tích lũy. Nhóm thứ III có 5 chỉ
tiêu tương quan ngịch với năng suất: Tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ nhiễm
virus, tỷ lệ bệnh đốm lá, tỷ lệ sâu đục quả. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra mô
hình cây đậu tương có năng suất cao là: Số quả/cây nhiều/ tỷ lệ quả chắc cao,
khối lượng 1000 hạt lớn, tỷ lệ quả có 2-3 hạt cao, diện tích lá thời kỳ quả mẩy
cao, khối lượng tươi thời kỳ hoa rộ và chắc xanh cao, số nốt sần trên cây
nhiều.
Hiện nay có một số chương trình hợp tác giữa bộ Nông nghiệp và
ICRISAT có nhiều cơ quan như: Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam, Viện cây Lương thực, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau-Màu
Châu Á, các trường Đại học Nông nghiệp cùng các cơ quan nghiên cứu khoa
học khác đã tập trung nghiên cứu chọn tạo giống từ các nguồn vật liệu trong
nước, nhập nội và gây đột biến. Kết quả công tác nghiên cứu, chọn tạo giống
ở Việt Nam có 4188 lượt mẫu giống được khảo sất. Trong giai đoạn 1996-
2000, chủ yếu tại Viện KHoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (Trung
tâm giống cây trồng Việt Xô 3041 mẫu và Trung tâm nghiên cứu Đậu đỗ 325
mẫu). Trong đó 1147 mẫu giống ở các cơ sở nghiên cứu khác.

19
Theo Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh (2004)[11] để nâng cao
hiệu quả sử dụng đất ở các tỉnh phía bắc, trong công tác nghiên cứu Viện Di
truyền đã đặt ra nhiệm vụ tạo ra giống đậu tương cực ngắn ngày với các chỉ
tiêu chuẩn: Thời gian sinh trưởng từ 70-80 ngày, năng suất vụ đông đạt 1,8-
2,5 tấn/ha (50-80kg/sào), hạt vàng, chất lượng hạt tốt, có khả năng chống chịu
sâu bệnh, chống nóng, lạnh khá cao. Theo hướng này giống đậu tương DT99
đã được đưa ra khảo nghiệm quốc gia từ vụ đông 1998. Giống đã được khu
vực hóa năm 2000 và hội dồng khoa học Viên Di truyền Nông nghiệp đề nghị
được công nhận là giống chính thức năm 2003.
Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam [12] đã thành công trong việc

chọn tạo ra một số giống đậu tương có năng suất cao như: DT96, DT2001,
DT99, DT2006 và đặc biệt là giống đậu rau (DT02 và DT06).
- Giống DT02: Là giống có triển vọng khảo nghiệm quốc gia, được
khảo nghiệm sản xuất đại trà ở một số tỉnh phía Nam, có triển vọng tốt. Giống
thu non dùng ăn tươi, xào nấu, hạt già to gấp đôi bình thường (310-380g/1000
hạt khô), quả to dài 5,5cm, rộng 1,35cam, tỷ lệ quả 2-3 hạt cao (80%), thời
gian thu hạt già 85-90 ngày. Năng xuất quả non thu lúc vào chắc hạt đạt 10-20
tấn/ha, năng suất hạt già 18-35 tạ/ha. Giống thíc ứng rộng, chống chịu khá.
- Giống DT06: Có năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn
xuất khẩu, hiện đang tiếp tục nghiên cứu và hợp tác với các doanh nghiệp
triển khai tại Đồng Bằng Sông Cửu Long trong thời gian tới.
- Sau 7 năm khảo nghiệm liên tục (1998-2004 tại nhiều vùng sinh thái
khác nhau, nhóm tác giải Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh, Trần Duy
Quý, Phan Bảo Trung thuộc Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao tiến bộ Khoa
học kỹ thuật (thuộc viện Di truyền Nông nghiệp)[15] đã sả xuất thành công
giống đậu tương chịu hạn mới DT96, đây là giống đậu tương đầu tiên ở nước
ta được lai tạo bằng phương pháp xạ (từ hai giống DT90 và ĐT84), nhằm tại
đột biến cao về năng suất và chất lượng. Giống DT96 có thời gian sinh trưởng
là 98 ngày (vụ xuân) và 96 ngày (vụ hè) và 90 ngày (vụ đông), năng suất đạt

20
3,5-4 tấn/ha, cao hơn 30% so với các giống thường. Đặc biệt giống có hàm
lượng protein khá cao (gần 43%). DT96 đã được công nhận chính thức làm
giống chính thức 7-2004.
Trong những năm gần đây, ngoài việc chọn lọc các giống đậu tương
mới cho năng suất cao đã có nhiều chương trình nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật nhằm nâng cao năng suất của đậu tương như:
- Phương pháp làm đất tối thiểu [14]: Qua năm thử nghiệm đã gieo
thành công đậu tương bằng phương pháp làm đất tối thiểu, tỉnh Hà Nam đang
nhân rộng diện tích (70.000 ha) đậu tương trong vụ đông 2006, tăng 20% so

với năm trước. Điều đáng quan tâm là hiệu quả kinh tế của phương pháp làm
đất tối thiểu cao gấp đôi so với phươn pháp truyền thống. Do phương pháp
này chỉ khơi thông sơ bộ rãnh thoát nước nền ruộng nhằm điều khiển độ ẩm
thích hợp cho hạt nảy mầm và phát triển, qua đó tận dụng tối đa được diện
tích đất.
- Phương pháp gieo đậu tương bằng máy [16]: Vụ đông năm 2006 toàn
quốc có khoảng 71 ngàn ha đậu tương, trong đó tỉnh Hà Tây chiếm 31.603 ha
chiếm một nửa diện tích cả nước. Theo thông báo của Trung tâm Khuyến
nông tỉnh, diện tích trồng đậu tương của cả tỉnh tăng 14% so với cùng thời kỳ
năm ngoái. Có được những kết quả trên là trong vụ đông năm 2006 tỉnh Hà
Tây đã ứng dụng phương pháp gieo đậu tương bằng máy. Dự kiến toàn tỉnh
thu được 278 tỷ đồng nhờ việc trồng đỗ tương bằng máy.
Trong những năm ngần đây, bằng việc nỗ lực không ngừng của đội ngũ
các cán bộ nghiên cứu khoa học nông nghiệp, bằng phương pháp, và các biện
pháp kỹ thuật khác nhau. Cho đến nay năng suất và sản lượng đậu tương
không ngừng tăng, có tập đoàn giống đậu tương khá phong phú. Đây là nguồn
nguyên liệu quý giá phục vụ cho công tá lai tạo và chọn lọc giống cây trồng.


×