Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Quan hệ kinh tế giữa việt nam và các quốc gia thuộc khu vực nam mỹ giai đoạn 1991 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





HOÀNG ĐĂNG TRỊ








TÌM HIỂU TRƢỜNG NGHĨA BIỂU VẬT
TRONG TRUYỆN CƢỜI DÂN GIAN VIỆT
NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC











Hà Nội, 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





HOÀNG ĐĂNG TRỊ




TÌM HIỂU TRƢỜNG NGHĨA BIỂU VẬT
TRONG TRUYỆN CƢỜI DÂN GIAN VIỆT
NAM






Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Tất Thắng






Hà Nội, 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa nghiên cứu 3
6. Bố cục của luận văn 3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về nghĩa của từ 4
1.1.1. Nghĩa của từ là gì? 4
1.1.2. Cơ cấu nghĩa của từ 7
1.2. Các mối quan hệ ngữ nghĩa 14
1.2.1. Đa nghĩa 14

1.2.2. Đồng nghĩa 17
1.2.3. Trái nghĩa 20
1.2.4. Trường từ vựng 21
1.3. Khái quát về trường từ vựng - ngữ nghĩa 22
1.3.1. Lí thuyết về trường nghĩa 22
1.3.2. Trường nghĩa biểu vật 25
1.4. Khái quát về truyện cười trong văn học dân gian Việt Nam 26
1.4.1. Thế nào là truyện cười? 26
1.4.2. Vai trò của truyện cười trong đời sống văn hóa của dân tộc 28
CHƢƠNG 2
TRƢỜNG NGHĨA BIỂU VẬT CỦA CÁC TỪ
TRONG TRUYỆN CƢỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
2.1. Đặt vấn đề 32
2.2. Các trường nghĩa biểu vật của từ trong truyện cười dân gian Việt Nam 33
2.2.1. Trường nghĩa biểu vật chỉ con người 33
2.2.2. Trường nghĩa biểu vật chỉ động vật 42
2.2.3. Trường nghĩa biểu vật chỉ thực vật 47
2.2.4. Trường nghĩa biểu vật chỉ đồ vật 50
2.2.5. Nghĩa biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên 54
2.2.6. Tiểu kết 58
CHƢƠNG 3
VAI TRÒ CỦA TRƢỜNG NGHĨA BIỂU VẬT ĐỐI VỚI VIỆC THỂ HIỆN
NỘI DUNG CỦA TRUYỆN CƢỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
3.1. Đặt vấn đề 60
3.2. Vai trò của trường nghĩa biểu vật đối với đời sống giao tiếp cộng đồng. 61
3.3. Vai trò của các trường nghĩa biểu vật của từ trong truyện cười dân gian 64
3.3.1. Mua vui, giải trí 65
3.3.2. Châm biếm, mỉa mai 71
3.3.3. Phê bình, giáo dục 79
3.4. Tiểu kết 84

KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa, lý thuyết trường nghĩa
đóng góp một phần rất quan trọng vào việc phân chia các lớp từ vựng cũng
như vạch ra mối quan hệ bản chất giữa các nhóm từ trong một lớp, giữa các
từ trong một nhóm. Khi đi sâu vào phân tích ngữ nghĩa từ vựng, lý thuyết
trường nghĩa còn cho chúng ta nhìn nhận một cách hệ thống về quá trình
phát triển của nghĩa từ và cơ cấu nghĩa của nó. Chính vì thế khi nhắc đến
cơ cấu nghĩa của từ, người ta thường nhắc đến bốn loại nghĩa: nghĩa biểu
vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái và nghĩa ngữ pháp. Trong luận văn
này, chúng tôi tập trung nghiên cứu nghĩa biểu vật. Sở dĩ, chúng tôi chọn
loại nghĩa này là vì trước hết nghĩa biểu vật phản ánh sự tri nhận hiện thực
khách quan của con người và cách nhìn của cộng đồng ngôn ngữ về thế
giới nói chung. Đồng thời nghĩa biểu vật cũng phản ánh lối tư duy đặc
trưng của một dân tộc, cũng như lối suy nghĩ và cách gọi tên các sự vật của
con người.
Trong văn học dân gian, có nhiều thể loại: truyện cổ tích, truyện ngụ
ngôn, truyền thuyết,… Tất cả các thể loại đó đều có đặc điểm chung ghi lại
lối tiếp cận của con người, và truyện cười là một trong những thể loại mang
nhiều đặc trưng văn hóa dân gian hơn cả. Đã có nhiều nghiên cứu khái
quát, vĩ mô về truyện cười dân gian, song chưa có nhiều đề tài nghiên cứu
về loại nghĩa biểu vật hay trường nghĩa biểu vật trong truyện cười dân gian.
Chính vì thế mà chúng tôi chọn truyện cười làm đối tượng nghiên cứu,
thông qua những câu chuyện cười dân gian để tìm hiểu lối suy nghĩ, lối
biểu cảm của người Việt trong việc định danh các sự vật.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là khảo sát các nhóm từ vựng có ý nghĩa biểu
vật trong truyện cười dân gian. Từ đó đi tìm hiểu mối quan hệ giữa ý nghĩa


2
biểu vật với việc sử dụng nó vào nội dung của truyện cười dân gian Việt
Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là khảo sát những nhóm từ vựng
chỉ ý nghĩa biểu vật trong truyện cười dân gian Việt Nam. Trên cơ sở việc
phân tích ý nghĩa biểu vật của từ, luận văn muốn tìm lối suy nghĩ về cách
gọi tên các sự vật của người Việt. Từ đó, luận văn có một cách nhìn nhận
về mối quan hệ của nghĩa biểu vật với nội dung phản ánh của các truyện
cười dân gian Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trường nghĩa biểu vật của các từ
trong truyện cười dân gian Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi biểu vật trong văn học dân gian nói chung, và trong truyện
cười nói riêng có khá nhiều, như biểu vật chỉ địa danh, biểu vật chỉ tên
riêng, biểu vật chỉ màu sắc, Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn,
chúng tôi chỉ tập trung đến các biểu vật có liên quan trực tiếp đến đời sống
của cộng đồng người Việt. Cụ thể, đó là những biểu vật chỉ con người, biểu
vật chỉ đồ vật, biểu vật chỉ hiện tượng tự nhiên, biểu vật chỉ động vật, biểu
vật chỉ thực vật.
Chúng tôi dựa vào các truyện cười dân gian Việt Nam, thông qua
cuốn: “Truyện cười dân gian Việt Nam chọn lọc”, Nxb Văn học 2011.

Cuốn truyện cười chọn lọc gồm 128 truyện cười có độ dài ngắn cũng
như nội dung khác nhau.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu của đề tài này là phân tích thành tố ý nghĩa và
miêu tả trường nghĩa biểu vật của từ, để thấy được cách sử dụng các biểu
vật của từ như là một phương tiện thể hiện nội dung trong truyện cười,
cũng như tác dụng của các biểu vật ấy trong truyện cười dân gian.


3
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng nhiểu phương pháp và thủ pháp khác
như: thống kê, so sánh và lập sơ đồ bảng biểu,
5. Ý nghĩa nghiên cứu
- Về mặt lý luận: việc tìm hiểu trường nghĩa biểu vật trong truyện
cười dân gian Việt Nam góp phần bổ sung những lí thuyết nghiên cứu về từ
vựng ngữ nghĩa, đồng thời đem đến một bức tranh ngữ nghĩa mang đậm
văn hóa dân gian của người Việt thông qua những truyện cười dân gian.
Hơn thế nữa, việc nghiên cứu trường nghĩa biểu vật của từ trong giai đoạn
hiện nay, nhất là các phạm trù định danh đã góp phần không nhỏ trong xác
định bức tranh ngôn ngữ về thế giới của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.
- Về mặt thực tiễn: việc khảo sát trường nghĩa biểu vật của từ trong
truyện cười giúp cho chúng ta hiểu hơn về lối định danh sự vật của người
Việt, qua đó thấy được những nét đặc trưng văn hóa của người Việt xưa,
đồng thời cũng góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân gian của
người Việt. Một phần không thể thiếu của đề tài này là bổ sung thêm tư liệu
dạy và học truyện cười trong chương trình phổ thông theo hướng tích hợp
và tích cực.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung của luận văn gồm có 3
chương:

- Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
- Chương 2: Trường nghĩa biểu vật của từ trong truyện cười dân gian
Việt Nam.
- Chương 3: Vai trò của trường nghĩa biểu vật của từ trong nội dung
của truyện cười dân gian Việt Nam.


4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về nghĩa của từ
1.1.1. Nghĩa của từ là gì?
“Nghĩa của từ” là một trong những khái niệm quan trọng nhất của
ngôn ngữ học. Có nhiều cách lí giải khác nhau về khái niệm này. Dưới đây
là một số quan niệm, cũng như cách giải thích về nghĩa của từ ở trên thế
giới và ở Việt Nam.
1.1.1.1. Trên thế giới
A.I.Smirnitckiy quan niệm: “nghĩa của từ là sự phản ánh hiển
nhiên của sự vật , hiện tượng hay quan hệ trong ý thức (hay là sự cấu tạo
tâm lí tương tự về tính chất, hình thành trên sự phản ánh những yếu tố
riêng rẽ của thực tế ) nằm trong cấu trúc của từ với tư cách là mặt bên
trong của từ và so với nghĩa thì ngữ âm của từ hiện ra như vỏ vật chất cần
thiết không phải chỉ để biểu thị và trao đổi nghĩa đó với những người khác
mà còn cần thiết cho sự nảy sinh, hình thành, tồn tại và phát triển của
nghĩa” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 119]).
Với cách lí giải về nghĩa của từ là quy nó về mối quan hệ giữa từ và
đối tượng. A. A. Reformatskiy cho rằng: “Nghĩa, đó là quan hệ của từ với
sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự
kiện ngoài ngôn ngữ”. (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 120]). Đồng
quan điểm này, có V.A. Arlomov và A.C.Chikobava cho rằng: “Nghĩa của

từ là sự lệ thuộc của nó với sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực. (Dẫn
theo Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 120]). Nghĩa của từ là mối liên hệ của từ
với sự vật của thực tế” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 120]).
Quan điểm cho nghĩa của từ là quan hệ nhưng không phải là quan hệ
giữa từ và đối tượng mà là quan hệ giữa từ và khái niệm, biểu tượng. P. A.
Budagov viết: “ có thể gọi nghĩa của từ là mối liên hệ được hình thành về
mặt lịch sử giữa âm thanh của từ và sự phản ánh của sự vật hoặc hiện
tượng, sự phản ánh đó nảy sinh trong nhận thức của chúng ta và được biểu


5
hiện trong bản thân từ” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 120]).
B.N.Golovin cũng phát biểu tương tự: “ sự thống nhất của sự phản ánh vỏ
vật chất của từ và sự vật tương ứng chúng tôi sẽ gọi là nghĩa”. (Dẫn theo
Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 120]).
Có thể nói, quan niệm này bắt nguồn từ học thuyết của F.de Saussure
về bản chất hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ.
Theo F.de Saussure: “nghĩa là quan hệ giữa cái biểu hiện
(significant) và cái được biểu hiện (signifie), trong đó cái biểu hiện không
phải là bản thân tổ hợp ngữ âm cụ thể mà là hình ảnh tâm lí của nó và cái
được biểu hiện là tư tưởng” [12].
Kế tục F.de Saussure, St. Ullman, cho rằng: “nghĩa của từ là mối
liên hệ liên tưởng giữa âm thanh của từ - name và nội dung khái niệm -
sense của nó” [53].
Với sự ra đời của chủ nghĩa kết cấu hiện đại, nghĩa của từ lại được
quan niệm là mối quan hệ giữa các từ với nhau.
Ju.D.Aprecjan viết: " nội dung ngữ nghĩa của từ không phải là cái
gì tự thân. Nó hoàn toàn bị quy định bởi những mối quan hệ được hình
thành trong hệ thống những sự đối lập của từ này với từ khác cũng thuộc
trường ấy” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [15, tr 120]).

Những nhà ngôn ngữ học miêu tả Mĩ quan niệm “phân bố theo nghĩa
rộng” chính là nghĩa từ vựng. Miêu tả nghĩa của từ thực chất là miêu tả sự
phân bố của nó.
Những người theo thuyết chức năng mà đại diện nổi tiếng của họ là
Witgenstein và J.Rile lại cho nghĩa của từ là chức năng, là vai trò từ đảm
nhận trong ngôn ngữ. Vì vậy, biết một từ nói lên cái gì chẳng qua là biết
những quy tắc sử dụng từ này mà thôi.
Một quan điểm nữa về ý nghĩa của từ là quan niệm của những người
theo chủ nghĩa hành vi. Người đại diện của phái này là Morris. Ông cho
nghĩa của từ là “khả năng hành động có sẵn”, là “sự sẵn sàng hành động


6
theo một phương thức nhất định do các từ gây nên” (Dẫn theo Nguyễn
Thiện Giáp [15, tr 120]).
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Trên cơ sở tiếp thu những quan điểm nghĩa của từ của các nhà ngôn
ngữ học, cũng như của các trường phái về ngôn ngữ trên thế giới, các nhà
ngôn ngữ học Việt Nam cũng đưa ra cách hiểu của mình về vấn đề này như
sau:
Với quan điểm cho rằng nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối
tượng, khái niệm hay sự phản ánh, v.v.), Nguyễn Văn Tu cho rằng “Nghĩa
của từ là sự vật, hành động, tính chất ngoài thực tế khách quan mà từ biểu
thị” [45], hay Đỗ Hữu Châu cho rằng "nghĩa của từ là sự phản ánh hiển
nhiên của sự vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức " [4].
Trong giáo trình “Ngữ nghĩa học”, Đỗ Việt Hùng nhận định “Nghĩa
của từ là toàn bộ nội dung tinh thần xuất hiện trong suy nghĩ của một
người bản ngữ khi người đó tiếp xúc (tạo lập hoặc lĩnh hội) với một hình
thức âm thanh ngôn ngữ nhất định” [22].
Nguyễn Thiện Giáp cũng đồng quan điểm với A. A. Reformatskiy, ông

cho rằng: "nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị,
đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiện ngoài ngôn ngữ" " [15].
Hoàng Văn Hành cho rằng: “Nghĩa của từ không phải chỉ là hệ quả
của quá trình nhận thức, mà còn là hệ quả của các quá trình có tính chất
tâm lí xã hội, có tính chất lịch sử nữa” [21].
Hoàng Phê cũng đến kết luận rằng: “Nghĩa của từ, nói chung là một
tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau; giá trị của các nét
nghĩa không như nhau (giữa các nét nghĩa có quan hệ cấp bậc), biểu hiện ở


7
khả năng tham gia khác nhau vào việc thực hiện chức năng thông báo; các
nét nghĩa có tính độc lập tương đối, biểu hiện ở khả năng độc lập tổ hợp và
tác động qua lại với những nét nghĩa của những từ khác khi từ tổ hợp với
nhau”[31].
Trong cuốn sách “Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà
trường”, Nguyễn Đức Tồn trình bày quan điểm của mình về khái niệm
nghĩa của từ. Theo tác giả, “nghĩa của từ là một hiện tượng tâm lí, tinh
thần, nghĩa của từ là cái xuất hiện (hay được gợi lên) trong trí óc mọi
người khi nghe thấy (hoặc đọc) từ ấy”[43]. Tác giả cũng cho rằng, “cũng
có nghĩa là nghĩa của từ không thể nhìn thấy, nghe thấy, hay động chạm
đến được… bằng năm giác quan” [43]. Để hiểu và nhận biết được nghĩa
của từ, mỗi người chỉ có thể tự cảm nhận trong trí não.
Trên đây chưa phải là toàn bộ các quan niệm về nghĩa của từ nhưng
đó là những quan niệm chính đại diện cho các trường phái cũng như các
hướng nghiên cứu chính trong ngôn ngữ học. Tùy theo mục đích và
phương pháp luận nghiên cứu, có thể có những quan niệm khác nhau về
nghĩa của từ. Nhưng nhìn chung các ý kiến bàn về nghĩa của từ, chúng ta
thấy nổi lên hai khuyh hướng sau:
- Cho nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối tượng, khái niệm,

sự phản ánh,…)
- Cho nghĩa của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của từ với đối
tượng hoặc quan hệ của từ với khái niệm,…)
1.1.2. Cơ cấu nghĩa của từ
Cũng từ những quan niệm trên cho chúng ta hiểu: khi nói đến ý
nghĩa của từ, ta cần phải hiểu rằng đó là một tập hợp của những thành
phần ý nghĩa khác nhau, ứng với các chức năng khác nhau của từ. Khi
nhắc đến nghĩa của từ, người ta thường nhắc đến 4 loại nghĩa sau: nghĩa
biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái và nghĩa ngữ pháp. Tùy vào mục


8
đích nghiên cứu của từng đề tài, mà mỗi loại nghĩa này được vận dụng hay
làm rõ ở một khía cạnh cụ thể.
Trong các sách giáo khoa và sách nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa,
tuy về đại thể , các tác giả giống nhau về quan niệm nhưng cách giải thích,
cách minh họa bằng những ví dụ khác nhau.
Trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt”, dựa trên ý nghĩa của từ,
Nguyễn Thiện Giáp phân chia thành 4 loại nghĩa chính: nghĩa sở chỉ, nghĩa
sở biểu, nghĩa sở dụng và nghĩa kết cấu. Ông giải thích rõ các thành tố ngữ
nghĩa: nghĩa sở chỉ là quan hệ với đối tượng mà từ biểu thị; nghĩa sở biểu là
quan hệ của từ với biểu tượng, khái niệm; nghĩa sở dụng là quan hệ của từ
với người sử dụng; nghĩa kết cấu là quan hệ của từ đa dạng và phức tạp với
các từ khác [15].
Đỗ Hữu Châu đi sâu về mặt ngữ nghĩa học và ông cho rằng ba thành
phần ý nghĩa (nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái) được gọi
chung là ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa từ vựng thường được đối lập với thành
phần ý nghĩa thứ tư là: ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp. Các
thành phần nghĩa trên không phải chỉ từ mới có mà các đơn vị ngôn ngữ
trong văn bản lớn hơn từ cũng có. Tuy nhiên, chúng ta chỉ bàn tới các thành

phần ý nghĩa trong từ.
Ngoài 4 thành phần ý nghĩa trên, có tác giả còn nói tới nghĩa
hành vi. Đó là những phản ứng tâm lí, những phản ứng hành động mà
một từ có thể gây ra ở người nghe.
Có tác giả nói tới ý nghĩa cấu trúc của từ cho rằng ý nghĩa cấu trúc là
do quan hệ giữa từ với từ về mặt ngữ nghĩa trong ngôn ngữ mà có. Đúng là
các thành phần ý nghĩa kể trên, từ ý nghĩa biểu vật cho đến ý ngữ pháp
không phải chỉ do quan hệ giữa từ với những yếu tố ngoài ngôn ngữ mà có.
Chúng còn do quan hệ về ý nghĩa giữa từ này với từ khác trong ngôn ngữ
qui định trên.
Các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có tính chất tương đối cố
định, bền vững, chúng là những sự kiện thuộc cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn


9
ngữ. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến
mặt ý nghĩa biêủ vật của từ.
Thực ra khi nói đến nghĩa biểu vật, cũng có nhiều quan điểm được
đưa ra. Ở trong mỗi một công trình, các tác giả đưa ra những cách hiểu hay
những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có quan điểm đồng nhất với
nhau, nhưng cũng có quan điểm khác biệt nhau hoàn toàn.
Trong giáo trình “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả Mai
Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến hiểu nghĩa biểu
vật (denotative meaning): “Là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng,
thuộc tính, hành động, ) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiện tượng, thuộc
tính, hành động, đó, người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật (denotat).
Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản
chất vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma,
quỷ, thánh, thàn, thiên đường, địa ngục, ”[7]
Theo các tác giả Lê Đình Tư và Vũ Ngọc Cân: “Ý nghĩa biểu vật còn

được gọi là ý nghĩa sự vật hoặc ý nghĩa sở chỉ. Đây là thành phần ý nghĩa liên
quan đến chức năng biểu thị sự vật/hiện tượng của từ. Ý nghĩa này phản ánh
bản thân các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan hoặc đặc trưng, tính
chất… của chúng” [44].
Tuy nhiên, đối tượng mà từ biểu thị lại không phải là một sự vật hay
hiện tượng cụ thể, đơn lẻ nào của thực tế khách quan mà là một sự vật hay
hiện tượng mang tính khái quát có thể đại diện cho các sự vật hay hiện
tượng cùng loại. Thật vậy, từ "bàn" trong tiếng Việt được dùng để chỉ mọi
cái bàn có thể có trong thực tế khách quan, cho dù đó là bàn gỗ, bàn sắt,
bàn vuông, bàn tròn, bàn ba chân, bàn bốn chân… Từ "bàn" chỉ có thể có
được khả năng ấy, nếu nó không gắn với một cái bàn cụ thể nào cả. Nói
cách khác, “cái bàn” mà từ "bàn" trong tiếng Việt biểu thị là một cái bàn
chung chung, một cái bàn đã được khái quát hoá để đưa vào ngôn ngữ. Nhờ
đó, trong hoạt động giao tiếp, từ "bàn" sẽ ứng được với tất cả những cái bàn


10
cụ thể, bằng cách gợi lên trong tâm lý người sử dụng ngôn ngữ hình ảnh
của những cái bàn mà họ muốn nói tới.
Do vậy, có thể nói: ý nghĩa biểu vật của từ là hình ảnh chung nhất
của tất cả các sự vật, hiện tượng cùng loại mà từ có thể gọi tên hay gợi ra.
Hoặc cũng có thể nói theo cách khác: Sự tương ứng giữa từ và sự vật hay
hiện tượng là sự tương ứng mang tính tổng loại (toàn loại) chứ không phải
sự tương ứng theo kiểu một – một. Điều này cũng đúng với cả những
trường hợp mà ý nghĩa biểu vật của từ là một sự vật duy nhất thuộc loại, ví
dụ như trường hợp các từ: mặt trời, mặt trăng hay thượng đế chẳng hạn,
bởi lẽ ngay cả trong các trường hợp này, từ cũng loại bỏ mọi biểu hiện
riêng biệt của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, chỉ giữ lại
những gì chung nhất, tức là những cái có tính chất tổng loại. Ví dụ: từ "mặt
trăng" chỉ biểu thị một mặt trăng chung chung, mà trong thực tế có thể ứng

với "trăng non", "trăng rằm", "trăng mùa hạ", "trăng mùa thu", v.v…
Như vậy, ý nghĩa biểu vật của từ không phải là sự vật hay hiện tượng
đúng như nó tồn tại trong thực tế khách quan mà là một sự vật, hiện tượng
thuộc phạm trù ngôn ngữ, là sự phản ánh các sự vật, hiện tượng của thực tế
khách quan vào trong ngôn ngữ. Cho nên, sự vật/hiện tượng do từ biểu thị
được gọi là "cái biểu vật" (denotat). Cái biểu vật chính là hình ảnh chung
nhất về sự vật/ hiện tượng mà từ gợi ra và có thể khác nhau giữa các ngôn
ngữ, thậm chí giữa các cá nhân, do đặc điểm hiện thực của mỗi dân tộc hay
của mỗi người. Ví dụ: Hình ảnh "cánh đồng" trong tâm trí người Nga, người
Pháp và người Việt không hoàn toàn giống nhau.
Trong cuốn sách mới viết gần đây, Đỗ Việt Hùng cho rằng: “Nghĩa
của từ có thành phần biểu vật, tức mối liên hệ với sự vật, hiện
tượng…trong thực tế khách quan. Nhưng ý nghĩa biểu vật của từ mang tính
khái quát, nó được trừu tượng hóa khỏi những biểu hiện cụ thể của sự vật,
hiện tượng”[22].
Ông cũng cho rằng, sự khái quát của nghĩa biểu vật trở nên xác định
khi từ được sử dụng. Khi sử dụng, nghĩa biểu vật của từ tương ứng với


11
những sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất,…cụ thể, xác định. Sự tương
ứng giữa nghĩa của từ với sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được
gọi là sự chiếu vật, hay sự hiện thực hóa nghĩa của từ trong sử dụng.
Song, ngay cả khi sử dụng, nghĩa biểu vật của từ vẫn còn chứa
những đặc điểm khái quát. Nói “cái bàn này” là từ (cái) bàn đã có nghĩa
chiếu vật vào một đồ vật cụ thể với những đặc điểm riêng của nó. Tuy
nhiên, người nghe không thể chú ý vào đặc điểm đó mà vẫn tri nhận (cái)
bàn với những đặc điểm khái quát.
Trong giáo trình Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu cũng
đã phân tích rất kỹ về ý nghĩa biểu vật, đồng thời ông cũng chỉ ra những

quan điểm dễ gây hiểu lầm về nghĩa biểu vật:
“Sự vật hiện tượng, đặc điểm… ngoài ngôn ngữ, được từ biểu thị tạo
nên ý nghĩa biểu vật của từ” [3].
Quan niệm này ông cho rằng: ý nghĩa biểu vật trùng hợp hoàn toàn
với sự vật, hiện tượng, tính chất…trong thực tế khách quan.
Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra rằng trong từ vựng của tất cả các ngôn ngữ, có
một bộ phận lớn câc từ mà ý nghĩa biểu vật của chúng trùng hợp với sự vật,
biểu vật, biểu tượng tính chất…ngoài ngôn ngữ. Đó là các từ nghề nghiệp và
thuật ngữ khoa khọc.
Nhưng đối với các từ thông thường thì sự chia cắt thực tế khách quan
khác nhau trong ngôn ngữ học và ý nghĩa biểu vật. Ngôn ngữ học đã phát
hiện ra hiện tượng được gọi là sự chia cắt thực thể khách quan khác nhau
trong từng ngôn ngữ. Thực thể khách quan về cơ bản đồng nhất đối với mọi
dân tộc, với mọi ngôn ngữ. Song mỗi ngôn ngữ lại có những tên gọi ứng
với những bộ phận không đồng đều, ứng với những đoạn cắt không trùng
ranh giới của thực thể. .
Như thế, ý nghĩa biểu vật không phải là sự vật, hiện tượng y như
chúng có thực trong thực tế. Chúng chỉ bắt nguồn từ đó mà thôi.


12
“Ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật hiện tượng trong thực tế
vào ngôn ngữ. Đó là những mẩu, những mảnh, những đoạn cắt của thực tế
nhưng không hoàn toàn trùng với thực tế” [3].
Trong thực tế khách quan, sự vật, hiện tượng tồn tại chỉ trong dạng
cá thể: trong thực tế, chúng ta gặp từng chiếc bàn, từng cái cây, từng con
gà từng hoạt động đi, từng hành động chặt, cắt độc lập với nhau, riêng rẽ
với nhau. Trong thực tế chúng ta không gặp “loại” sự vật, hiện tượng trọn
vẹn. Chúng ta không gặp “loại” bàn, không gặp loại cây, không gặp “loại”
hoạt động đi thế nhưng, ý nghiã biểu vật của các từ bàn, cây, gà, đi, chặt,

cắt lại là loại của những sự vật, hiện tượng đó.
Hơn thế nữa, sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan gắn bó
chặt chẽ với nhau trong tính cụ thể của chúng. Có nghĩa là trong thực tế
những hoạt động như: đi, chạy, nhảy, chặt, cắt, đào, nói, kêu bao giờ cũng
gắn với một sự vật nào đó, bao giờ cũng do một sự vật nào đó tiến hành.
Không có những hoạt động “lơ lửng” không do một cái gì cả thực hiện. Các
tính chất cũng thế. Tách các sự vật khỏi nhau, tách hoạt động tính chất lơ
lửng khỏi các chủ thể của chúng là sản phẩm của tư duy được ghi giữ lại
thành ý nghĩa biểu vật của các từ.
Không những sự vật, hoạt động, tính chất được tách rời, chúng lại
còn bị loại trừ hết mọi biểu hiện cụ thể thực có nữa. Cái bàn trong thực tế
bao giờ cũng mang những biểu hiện cụ thể: chất liệu gỗ, sắt, nhôm màu
sắc: trắng, xanh, đỏ, hồng Cách đi của đứa bé khác cách đi của người lớn;
màu xanh của cây ổi khác với màu xanh của cây chuối, khác với màu xanh
của tấm vải, của mặt hồ Nhưng, trong ngôn ngữ, ý nghĩa biểu vật của các
từ bàn, đi, xanh bỏ qua những biểu hiện cụ thể, sinh động đó. Do tính khái
quát mà các ý nghĩa biểu vật không trùng với sự vật, hiện tượng trong
thực tế khách quan vốn có đặc trưng là cá thể và cụ thể.
Ý nghĩa biểu vật của từ trong ngôn ngữ có tính chất khái quát nhưng
cách khái quát không giống nhau. Sự khác nhau về mặt này thể hiện ở:


13
- Phạm vi rộng hẹp của các loại mà từ biểu thị: có những từ chỉ những
loại rộng, có những từ chỉ loại hẹp và các loại này là những loại nhỏ nằm
trong các loại lớn.
- Quan niệm riêng của từng ngôn ngữ trong việc khái quát các ý nghĩa
biểu vật thành các loại khác nhau. Trong các loại do từ biểu thị, có những
loại được lập nên theo sự phân loại lôgic, ít nhiều phù hợp với nhận thức
khoa học như loại "đồ đạc” gồm các sự vật như bàn, ghế, giường, tủ đối lập

với các loại "dụng cụ” như kìm, búa, vồ, giũa đục, cưa
Ý nghĩa biểu vật và hệ thống cấu tạo từ: mỗi ngôn ngữ có các kiểu
cấu tạo từ và hệ thống các hình vị cấu tạo không giống nhau, cho nên mỗi
ngôn ngữ có những kiểu ý nghĩa cấu tạo khác nhau. Chúng hoặc sẽ tạo điều
kiện thuận lợi, làm xuất hiện kiểu ý nghĩa biểu vật này, hoặc cản trở không
cho xuất hiện kiểu ý nghĩa biểu vật kia trong một ngôn ngữ nào đấy.
Trong từ láy, từ ghép hợp nghĩa các ý nghĩa biểu vật không có
trong tiếng Nga vì tiếng Nga không sử dụng các kiểu cấu tạo đó. Nhưng
với sự sử dụng rộng rãi phương thức phụ gia và với hệ thống các phụ tố cấu
tạo từ, tiếng Nga lại có thể tạo ra hàng loạt ý nghĩa biểu vật mà tiếng Việt
không có từ tương ứng.
Trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt”, Nguyện Thiện Giáp chỉ
ra rằng “Nghĩa sở chỉ (referentive meaning ) là quan hệ của từ với đối
tượng mà từ biểu thị. Đối tượng mà từ biêu thị không phải chỉ là các sự vật
mà còn là quá trình, tính chất hoặc hiện tượng thực tế nào đó. Những sự
vật, quá trình, tính chất hoặc hiện tượng mà từ biểu thị được gọi là cái sở
chỉ (referent ) của từ. Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa
sở chỉ”[15].
Cái sở chỉ có thể bao gồm các đối tượng ngoài ngôn ngữ lẫn các đối
tượng thuộc ngôn ngữ. Các đối tượng thực tế ngoài ngôn ngữ có thể bao
gồm các sự vật khác nhau, những thuộc tính, hành động, phẩm chất, quan
hệ vốn có đối với các sự vật ấy lẫn những đối tượng hoang đường như ma
quỷ, thần thánh các đối tượng thuộc ngôn ngữ gồm:


14
- Những hiện tượng được biểu thị bằng các thuật ngữ ngôn ngữ học:
cụm từ, trọng âm, âm tiết, âm vị
- Những thông báo về các quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ được biểu
thị bằng các hư từ, tức là bằng các liên từ, giới từ, đại từ

Trong quan điểm của mình, Nguyễn Thiện Giáp đã phân biệt rõ cái
sở chỉ (referent) tức là những sự vật, quá trình, tính chất hoặc hiện tượng
mà từ biểu thị và mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ
(referentive meaning). Chính việc phân biệt rõ ràng này đã giúp chúng ta
có cách nhìn dễ dàng hơn về nghĩa biểu vật.
Trên đây là mốt số quan điểm về cách hiểu nghĩa biểu vật của từ.
Cũng từ những phân tích này, có thể thấy việc hiểu và phân loại nghĩa biểu
vật với một số loại nghĩa khác không hề đơn giản chút nào nhưng chúng tôi
thấy thực sự cần thiết với việc hiểu loại nghĩa này. Đó cũng là lí do, mà
chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn “Tìm hiểu nghĩa biểu vật trong
truyện cười dân gian Việt Nam”, để thấy được tính ứng dụng của lý thuyết
ngôn ngữ học trong việc hiểu và tiếp cận những cái hay, cái đặc sắc của
những thể loại văn học dân gian Việt Nam.
1.2. Các mối quan hệ ngữ nghĩa
Các từ trong vốn từ vựng không tồn tại một cách cô lập mà tạo thành
những loại, những nhóm cùng loại có tính chất hệ thống nào đó, cùng với
một số từ khác thì được gọi là quan hệ ngữ nghĩa. Tính hệ thống này "có
mặt trong mọi cấp độ tổ chức từ vựng" và được thể hiện ở các hiện tượng
đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa, và trường từ vựng-ngữ nghĩa. Cụ thể như
sau:
1.2.1. Đa nghĩa
Đa nghĩa là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa, các nghĩa này có thể
có liên hệ với nhau về mặt lịch sử - dẫn đến sự phân biệt nghĩa gốc hay
nghĩa phái sinh, hoặc liên hệ về logic - có nghĩa cụ thể hay nghĩa trừu
tượng, nghĩa chính hay nghĩa phụ; các mối liên hệ này lại tạo nên tính hệ
thống chặt chẽ giữa các nghĩa trong từ đa nghĩa.


15
So với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, hiện tượng đa nghĩa trong

tiếng Việt cũng có những đặc điểm riêng của mình.
Để biểu thị những sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm mới ra đời, tiếng
Việt có thiên hướng cấu tạo các đơn vị từ vựng mới hơn là phát triển nghĩa
của các đơn vị từ vựng đã có từ trước. Số đơn vị có nhiều nghĩa cũng như số
nghĩa trong những từ đa nghĩa của tiếng Việt đều thấp so với nhiều ngôn ngữ
khác. Trong khi đó số lượng các đơn vị từ vựng mới tăng lên rất nhanh, đặc
biệt là những đơn vị hai âm tiết.
Hiện tượng đa nghĩa của tiếng Việt chủ yếu xảy ra ở các từ. Các ngữ
(các đơn vị từ vựng đa âm tiết) cũng có hiện tượng nhiều nghĩa, song tỉ lệ
rất thấp.
Hiện tượng đa nghĩa của tiếng Việt có hai kiểu sau:
- Hiện tượng đa nghĩa của các từ độc lập về nghĩa, hoạt động tự do.
- Hiện tượng đa nghĩa của các từ độc lập về nghĩa, hoạt động hạn chế.
Các kiểu nghĩa của đơn vị đa nghĩa:
1.2.1.1. Nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp: căn cứ vào sự khác nhau của
những mối quan hệ với sự vật có thể chia ra:
- Nghĩa trực tiếp là nghĩa phản ánh sự vật một cách trực tiếp, không
thông qua nghĩa nào khác của từ này.
- Nghĩa chuyển tiếp là nghĩa phản ánh đối tượng gián tiếp thông qua
nghĩa khác.
Hai kiểu nghĩa này cũng đối lập nhau ở chỗ có thể giải thích được
hay không giải thích được. Nghĩa chuyển tiếp bao giờ cũng có thể giải
thích được qua nghĩa trực tiếp, còn nghĩa trực tiếp không giải thích được.
1.2.1.2. Nghĩa đen và nghĩa bóng
Cách chia nghĩa đen và nghĩa bóng dựa trên sự đối lập có tính hình
tượng hay không hình tượng. Nghĩa đen là nghĩa vốn có của từ, không có
tính hình tượng. Ngược lại nghĩa bóng có tính hình tượng. Thực chất, nghĩa
bong cũng là một kiểu nghĩa chuyển tiếp: nghĩa bóng biểu thị sự vật gián
tiếp thông qua nghĩa đen. Tuy nhiên không phải tất cả các nghĩa chuyển



16
tiếp đều là nghĩa bóng. Những nghĩa chuyển tiếp đã mất tính hình tượng tạo
ra các nghĩa đen của từ chứ không phải nghĩa bóng.
1.2.1.3. Nghĩa thông thường và nghĩa thuật ngữ
Căn cứ vào sự khác nhau của mối quan hệ đối với nhận thức, có thể
chia ra nghĩa thông thường và nghĩa thuật ngữ. Nghĩa thông thường và
nghĩa thuật ngữ phản ánh trình độ nhận thức khác nhau đối với sự vật, hiện
tượng. Nghĩa thông thường phản ánh những đặc điểm bên ngoài của sự vật
đủ để phân biệt những đối tượng cùng loại được khái quát trong nghĩa đó
với những đối tượng khác. Nghĩa thuật ngữ phản ánh những thuộc tính bản
chất của sự vật hiện tượng.
Nghĩa chính và nghĩa phụ, nghĩa tự do và nghĩa hạn chế
Căn cú vào sự khác nhau của mối quan hệ đối với các từ khác trong
ngôn ngữ, người ta phân loại nghĩa của từ đa nghĩa thành: nghĩa chính và
nghĩa phụ, nghĩa tự do và nghĩa hạn chế.
Nghĩa chính là nghĩa thường dùng nhất. Cơ sở của việc phân chia
nghĩa chính và nghĩa phụ là nguyên tắc thống kê.
Nghĩa tự do là nghĩa liên hệ trực tiếp với sự phản ánh các hiện tượng
của thực tế khách quan. Mối quan hệ của các từ có nghĩa tự do với các từ
khác không phải do quy luật nội tại của hệ thống từ vựng quy định mà do
bản thân những mối liên hệ có thật giữa những sự vật, hiện tượng của thực
tế khách quan được các từ này biểu thị quy định
Nghĩa hạn chế là nghĩa được thực hiện trong các thành ngữ. Các từ
trong những thành ngữ này kết hợp được với nhau không phải do nội
dung logic của các từ mà do quy luật nội tại của hệ thống từ vựng. Mối
liên hệ của các từ có nghĩa hạn chế với đối tượng thực tế được chúng biểu
thị không phải là trực tiếp mà là gián tiếp. Nghĩa của nó chỉ trở nên rõ
ràng khi thay thế bằng các từ đồng nghĩa, có nghĩa tự do.
1.2.1.4. Nghĩa gốc và nghĩa phái sinh

Căn cứ vào sự hình thành và phát triển của các nghĩa, có thẻ chia ra:
nghĩa gốc và nghĩa phái sinh. Ví dụ: nghĩa gốc của từ tiếng là âm mà tai có


17
thể nghe được, chẳng hạn: tiếng đàn, tiếng trống…. Các nghĩa khác của từ
tiếng đều là nghĩa phái sinh: “tiếng” trong “tự do hai tiếng ngọt ngào” có
nghĩa là âm tiết; “tiếng” trong “biết nhiều thứ tiếng” có nghĩa là ngôn
ngữ….
1.2.2. Đồng nghĩa
Trong lịch sử ngôn ngữ học, khái niệm từ đồng nghĩa được xác định
khác nhau.
Một số người căn cứ vào nghĩa sở chỉ, coi từ đồng nghĩa là những
tên gọi khác nhau của cùng một sự vật hiện tượng của thực tế khách quan.
A.A. Reformatsky viết: “…hai từ cùng gọi tên một sự vật nhưng tương
quan với sự vật đó với những khái niệm khác nhau và chính vì vậy mà qua
cách gọi tên bộc lộ ra nhiều thuộc tính khác nhau của sự vật đó” [1].
Quan điểm của V.G. Gak viết: “Khi phân tích cấu trúc của từ với tư
cách là yếu tố của hệ thống ngữ ngôn có thể chỉ giới hạn ở mối quan hệ của
các ý nghĩa, tức là mối quan hệ của cái biểu hiện với khái niệm. Những mối
quan hệ đó thường xuyên đối với đơn vị này ở lát cắt đồng đại của ngôn
ngữ. Khi phân tích nghĩa của từ ở dạng hiện thực hóa, ở lời nói thì bình
diện đầu tiên lại là mối quan hệ của các tín hiệu (cái biểu hiện + cái được
biểu hiện) với đối tượng. Những mối quan hệ này là không thường xuyên,
bởi vì khi biểu hiện các tư tưởng trong lời nói, cùng một đối tượng có thể
được dẫn đến những khái niệm khác nhau và do đó, nhận được các tên gọi
khác nhau”[48].
Dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm, Ðỗ Hữu Châu cho rằng hiện
tượng đồng nghĩa là hiện tượng xảy ra có tính rộng khắp trong hàng loạt từ,
nó xuất hiện khi giữa các từ chỉ cần có một nét nghĩa chung và không có

nét nghĩa đối lập. Ông viết: Ðồng nghĩa trước hết là một hiện tượng có
phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ vựng, chứ không chỉ bó hẹp trong
những nhóm với một số có hạn những từ nhất định. Nói khác đi, đồng
nghĩa trước hết là quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ trong toàn bộ từ vựng
chứ không phải trước hết là giữa những từ nào đấy. Ðó là quan hệ giữa


18
các từ ít nhất có chung một nét nghĩa. Cũng có thể nói: quan hệ đồng nghĩa
bắt đầu xuất hiện khi bắt đầu xuất hiện một nét nghĩa đồng nhất giữa các
từ [4]. Sau đó ông viết tiếp: “Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có
nhiều mức độ tùy theo số lượng các nét nghĩa chung trong các từ. Mức độ
đồng nghĩa thấp nhất khi các từ ngữ có chung một nét nghĩa chung (nét
nghĩa phạm trù). Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng
đồng nghĩa với nhau. Múc độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đã có
tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác ở
một hoặc vài nét nghĩa cụ thể nào đó”[4]. Tuy rằng cuối cùng tác giả có
phân ra chia nhiều mức độ đồng nghĩa, nhưng nói chung quan niệm này
nhìn nhận về hiện tượng đồng nghĩa vẫn quá rộng.
Cùng dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm, Nguyễn Thiện Giáp
viết: Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa “là phải nói
đến sự giống nhau của các nghĩa sở biểu. Vì vậy, chúng tôi tán thành quan
niệm cho từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau
về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm”[17].
Dựa vào cấu trúc nghĩa của từ như ta đã nêu trên, kết hợp với ý kiến
của tác giả Ðỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp, có thể nêu lên quan niệm
về từ đồng nghĩa như sau: từ đồng nghĩa là những từ có hình thức ngữ âm
khác nhau nhưng có quan hệ tương đồng về nghĩa biểu niệm.
Dựa vào mức độ giống nhau về nét nghĩa giữa các từ đồng nghĩa, có
thể chia từ đồng nghĩa thành các loại:

- Từ dồng nghĩa tuyệt đối:
Là những từ đồng nghĩa đồng nhất về ý nghĩa biểu niệm và cả nghĩa
biểu thái cũng như phạm vi sử dụng của chúng. Ðấy là hiện tượng đồng
nghĩa giữa các từ do sự song tồn giữa:
+ Từ cũ và từ mới
Ví dụ: Trăng - nguyệt - chị hằng - gương nga; trực thăng - máy bay lên
thẳng; xe lửa - tàu hỏa - hoả xa; phi cơ - máy bay,
+ Từ địa phương và từ toàn dân


19
Ví dụ: Cha - bố - tiá; mẹ - me - má - vú; thấy - chộ; xa – ngái,…
+ Từ thuần Việt và từ vay mượn
Ví dụ: Bệnh nhân - người bệnh; sử dụng - dùng; mô bi lết - xe máy
+ Thuật ngữ và từ thường
Ví dụ: Trần bì - vỏ quýt; lưu huỳnh - diêm sinh, lân - phốt pho
- Ðồng nghĩa tương đối.
Bao gồm những trường hợp đồng nghĩa khác nhau nhiều hay ít trong
các thành phần ý nghĩa hoặc khác nhau ở một hoặc vài nét nghĩa nào đó
trong ý nghĩa biểu niệm của các từ. Cụ thể chúng có thể khác nhau ở các
điểm sau đây:
+ Khác nhau về nghĩa biểu thái
Ví dụ: Ăn - xơi - tọng - hốt; trẻ em - con nít; phụ nữ - đàn bà).
+ Khác nhau về phạm vi biểu vật
Ví dụ: Chết - qua đời - mất; lạnh - lạnh lẽo; lạnh - lạnh lùng; diệt - tiêu diệt
- xoá sổ - loại khỏi vòng chiến)
+ Khác nhau ở các nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của các từ
Ví dụ: Nhà - lâu đài; ngại - sợ - kinh; đẹp - mỹ lệ; mổ - bổ - cắt - ngắt -
xé,
Hiện tượng đồng nghĩa tương đối xảy ra phổ biến hơn trong ngôn

ngữ so với từ đồng nghĩa tuyệt đối. Quy luật của ngôn ngữ là tiết kiệm,
hiện tượng đồng nghĩa tuyệt đối chẳng những không có tác dụng làm giàu
cho hệ thống từ vựng mà ngược lại còn có thể làm cồng kềnh cho hệ thống
ngôn ngữ dân tộc. Ði vào tìm hiểu các từ đồng nghĩa cụ thể, các từ đồng
nghĩa tương đối có thể khác nhau ở nhiều dạng nét nghĩa rất phong phú, đa
dạng.
Tóm lại, hiện tượng từ đồng nghĩa chứng tỏ sự nhận thức chính xác,
tinh tế của dân tộc về hiện thực khách quan. Cùng một phạm vi sự vật hiện
tượng nhưng trong ngôn ngữ có thể có nhiều từ biểu đạt thể hiện thái độ, tình
cảm khác nhau, góc nhìn khác nhau của người nói đối với sự vật, hiện tượng;
do đó vấn đề quan trọng được đặt ra là phải biết chọn lựa từ ngữ cho chính


20
xác. Muốn vậy người sử dụng ngôn ngữ cần phải nhận diện và phân biệt
được các nét nghĩa trong từ đồng nghĩa.
1.2.3. Trái nghĩa
Cũng như quan niệm về hiện tượng đồng nghĩa, về hiện tượng trái
nghĩa cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Có tác giả cho rằng từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối
lập đối lập về ý nghĩa biểu hiện khái niệm tương phản về lôgíc, nhưng tương
liên lẫn nhau.
Do dựa vào khái niệm cho nên tiêu chí mối quan hệ tương liên trở
thành một vấn đề cần được thuyết minh và chiếm một vị trí quan trọng.
Thí dụ: Bé và xinh trong Nhà này tuy bé mà xinh; đẹp và lười trong
Cô ấy đẹp nhưng lười xuất hiện trong các cấu trúc ngữ pháp mang ý nghĩa
đối lập nhưng chúng không phải là các từ trái nghĩa vì chúng không có
quan hệ tương liên. Tương liên là một khái niệm mơ hồ, có thể gây nhiều
tranh luận khi giải quyết các trường hợp cụ thể.
Có ý kiến lại cho rằng trái nghĩa có quan hệ với hiện tượng đồng

nghĩa.Trái nghĩa và đồng nghĩa là chỉ là những biểu hiện cực đoan của hai
quan hệ đồng nhất và đối lập. Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn quá chung
chung, chưa cụ thể.
Cần phải nhận thấy rằng các từ được xem là trái nghĩa điển hình
trước hết phải có các nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống
nhau. Chẳng hạn, các cặp từ trái nghĩa to- nhỏ; dài-ngắn giống nhau ở nét
nghĩa phạm trù và nét nghĩa loại. Nét nghĩa này có thể thay thế cho tiêu chí
tương liên đã nói ở trên .Từ đó có thể đi đến một cách hiểu về từ trái nghĩa
như sau:
Từ trái nghĩa là những từ có một số nét nghĩa khái quát trong cấu
trúc biểu niệm giống nhau, bên cạnh đó, nổi bật lên ít nhất một nét nghĩa
đối lập.


21
Phân loại từ trái nghĩa: Từ sự khảo sát trên, có thể thấy hiện tượng
trái nghĩa xảy ra ở hai mức độ khác nhau: trái nghĩa tuyệt đối và trái nghĩa
tương đối.
- Trái nghĩa tuyệt đối (hay trái nghĩa thực sự):
Ðây là trường hợp trái nghĩa giữa các từ thoả mãn các tiêu chí sau:
1) Bên cạnh những nét nghĩa khái quát giống nhau, giữa các từ có xuất hiện
nét nghĩa đối lập; 2) Chúng nằm ở vùng liên tưởng nhanh nhất, mạnh nhất,
có tần số xuất hiện cao nhất. Nói nôm na, hễ có A là người ta liên tưởng đối
lập ngay tới B.
Ví dụ: Dài / ngắn, rộng / hẹp, to/ nhỏ, cao/ thấp, sớm/ muộn, cứng/
mềm, quen/ lạ, yêu/ ghét).
- Trái nghĩa tương đối:
Là trường hợp trái nghĩa giữa các từ chỉ thỏa mãn tiêu chí 1) mà
không thỏa mãn tiêu chí 2). Tức đấy là các trường hợp trái nghĩa nằm ở
vùng liên tưởng yếu, nghĩa là nói tới A người ta không liên tưởng đối lập

ngay tới B.
Ví dụ: Nhỏ/ khổng lồ, thấp/ lêu nghêu, cao/ lùn tịt.
1.2.4. Trường từ vựng
Trường từ vựng là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan hệ với nhau
theo một tiêu chí nào đó (quan hệ tuyến tính, quan hệ trực tuyến, quan hệ
liên tưởng).
- Trường tuyến tính:
Là tập hợp các đơn vị từ vựng có khả năng kết hợp với một từ trung
tâm nào đó trên trục tuyến tính.
- Trường trực tuyến
+) Trường biểu vật: Là tập hợp các từ có quan hệ dồng nhất về phạm vi
biểu vật.
+) Số lượng từ ngữ không đồng đều nhau giữa các trường. Có
những trường có nhiều từ biểu thị, có những trừơng có ít từ biểu thị. Số
lượng từ ngữ cũng không đồng đều nhau giữa các miền trong các trường

×