Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ SARCOMA mô mềm t2n0m0 tại BỆNH VIỆN k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.72 KB, 4 trang )

Y HC THC HNH (872) - S 6/2013



64
KT LUN
T l ri lon dung np glucose 613 ngi cú
yu t nguy c l 27,4%: trong ú: ri lon glucose
lỳc úi l 4,2%; gim dung np glucose mỏu l 8,5%;
bnh nhõn cú c ri lon glucose lỳc úi v gim
dung np glucose mỏu l 4,6%; ỏi thỏo ng thc
s l 10,1%. T l ri lon dung np glucose ngi
cú 1 yu t nguy c l 13,1% ; 2 yu t nguy c l
19,6%; ngi cú 3 yu t nguy c l 26,9% v ngi
cú 4 yu t nguy c l 43,1%. Cú mi liờn quan mt
thit gia tỡnh trng ri lon dung np glucose vi
bộo phỡ, tng vũng eo, tng huyt ỏp v tui.
TI LIU THAM KHO
1. T Vn Bỡnh (2007), Nhng nguyờn lý nn tng
bnh ỏi thỏo ng tng glucose mỏu. Nh xut bn
Y hc
2. Trn Th Mai H (2004),Tỡm hiu mt s yu t
nguy c ca bnh ỏi thỏo ng ngi t 30 tui tr
lờn ti thnh ph Yờn Bỏi, Y hc Thc hnh, s 5, tr.32-
45
3. Nguyn Th Ngc Huyn (2005), Nghiờn cu thc
trng bnh ỏi thỏo ng, ri lon dung np glucose
v mt s yu t liờn quan mt s qun ni thnh v
mt huyn ngoi thnh H Ni. Y hc Thc hnh, s 8,
p.33-39.
4. Trn Minh Long (2010), Mụ t mt s yu t liờn


quan ỏi thỏo ng type2 v ỏi thỏo ng t 30-69
tui ti tnh Ngh An nm 2010, Y hc Thc hnh,tr.37-
55
5. Anoop Misra and Naval K.Vikram (2002) Insulin
resistance syndrom and Asian Indians, Current
Science, Vol 83,No.12, p.14-84
6. The Lancet (2004), Appropriate Body mass index
for Asian population and its implication for policy and
intervention strategies, Public health, p.157
7. WHO (2008) Waist circumference and waist hip
ratio, Report of a WHO expert consultation, p.27
8. WHO, IDF (2006) Definition and diagnosis of
diabetes mellitus and intermediate hyperglycemia, p1.7,
p.21


ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị SARCOMA MÔ MềM T2N0M0 TạI BệNH VIệN K

Bùi Xuân Nội, Nguyễn Văn Tuyên
Bnh Vin K

TểM TT:
Mc tiờu nghiờn cu: ỏnh giỏ t l tỏi phỏt ti
ch, di cn phi, thi gian sng thờm 5 nm v mt
s yu t nh hng ca Sarcoma mụ mm
T2N0M0. i tng nghiờn cu: 108 BN, SCMM
giai on T2N0M0. Phng phỏp nghiờn cu: Mụ
t hi cu. Kt qu: 108 BN SCMM iu tr bng
phng phỏp phu thut, phu thut + x tr, phu
thut + x tr + húa tr cho kt qu: bnh gp mi

la tui, t 40-60 tui chim 41,7%, nam/n l 1:1,1.
Phõn b u cú th bt c v trớ no nhng chi a s,
chim 46,3%. Mụ bnh hc a dng, u thn kinh ỏc
khỏ nhiu vi t l 36,1%. T l tỏi phỏt ti ch ch
yu xy ra trong vũng 2 nm u tiờn, di cn phi l
40%. Sng thờm ton b 5 nm l 57,3%, sng thờm
5 nm khụng bnh l 45,7%. Cỏc yu t nh hng
n sng thờm 5 nm gm: v trớ u, kớch thc u, giai
on bnh, th mụ bnh hc, mụ hc v phng
phỏp PT.
T khúa: Sarcoma mụ mm T2N0M0
EVALUATING OF TREATMENT RESULTS OF SOFT
TISSUE SARCORMAS T2NOMO AT K HOSPITAL
SUMMARY
Objects: Evaluating the local reoccurence, lung
metastases lasting the 5 years of life and some
affected factors to soft tissue sarcomas T2N0M0.
Subjects: 108 patients with soft tissue sarcomas
phase T2N0M0. Methods: descriptive, retrospective.
Results: 108 soft tissue sarcomas patients that were
being treated with surgery, surgery + radiation,
surgery + radiation + chemotherapy with the expected
results: diseases could be seen at every ages, from
40 60 years of age accounting for 41.7%,
male/female 1:1.1. The distribution of the tumors
could be every where but the majority was in the
branches, accounting for 46.3%. Histopathological
was varied with many neuroleptic malignant tumors,
31.6%. The local recurrence particularly happened at
the early two years, lung metastasis was 40%. All of

the patients who could live 5 years longer were 57%
and 5 years longer free disease were 45.7%. There
were some factors that affecting to 5 years of life
consisting: the position of the tumor, size of the
tumor, disease phase, histopathology, histological
degree (level) and surgery methods:
Keywords: soft tissue sarcomas T2N0M0
T VN
Sarcoma mụ mm(SCMM) l ung th ca mụ liờn
kt (tr xng, tng, vừng ni mụ) v ung th ca
mụ thn kinh ngoi vi. Loi ung th ny him gp
chim khong 0,5% - 1% tng s cỏc loi ung th,
hỡnh thỏi lõm sng a dng khú chn oỏn v phõn
loi mụ bnh hc nhng iu tr cú hiu qu.
Trong quỏ trỡnh iu tr lõm sng ti Bnh vin K
chỳng tụi nhn thy SCMM cú hỡnh thỏi lõm sng a
dng, khú chn oỏn v phõn loi mụ bnh hc
nhng iu tr cú hiu qu. Bnh nhõn thng n
khỏm khi u ó to, hay gp giai on T2 theo phõn
loi TNM ca T chc Ung th th gii. giai on
ny v mt phu thut cho phộp chỳng tụi phu thut
rng rói c, do u cha xõm ln xng, mch, thn
kinh so vi giai on T3 nờn cú th phu thut bo
tn khụng phi thỏo khp, ct ct chi nờn tiờn lng
iu tr v cht lng cuc sng bnh nhõn tt hn.
Y HỌC THỰC HÀNH (872) - SỐ 6/2013



65


Mặc dù hầu hết được phẫu thuật rộng rãi nhưng vẫn
còn một tỉ lệ bệnh nhân tái phát, di căn ảnh hưởng tới
kết quả điều trị. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: Đánh giá kết quả điều trị Sarcoma mô
mềm T2N0M0 tại Bệnh viện K từ 2006 – 2011.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 108 BN Sarcoma mô mềm giai đoạn
T2N0M0 điều trị tại bệnh viện K từ tháng 1-2006 tới
tháng 12-2011 có các tiêu chuẩn sau:
- Có chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học.
- Được điều trị bằng phẫu thuật có hoặc không
phối hợp với xạ trị, hóa trị.
- Có bệnh án lưu trữ đầy đủ về lâm sàng, chẩn
đoán, điều trị.
2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả hồi cứu
3.Phương pháp tiến hành:
*Thu thập thông tin về lâm sàng, mô bệnh học
- Tuổi, giới.
- Tình trạng u: vị trí u, kích thước u.
- Kết quả mô bệnh học và độ mô học sau mổ.
* Thu thập thông tin về các phương pháp điều
trị
+ Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt rộng u, phẫu thuật
cắt rìa u, phẫu thuật cắt khoang cơ tận gốc.
+ Xạ trị: Xạ trị bổ trợ có điều trị hoặc không.
+ Hóa trị: Hóa trị bổ trợ có điều trị hoặc không.
* Đánh giá tái phát tại chỗ, di căn phổi
- Tái phát: sau phẫu thuật hết u, tái phát khi xuất

hiện u ở vùng mổ cũ.
- Di căn phổi: sau phẫu thuật xuất hiện di căn.
- Xác định tái phát,di căn bằng hồi cứu hồ sơ
bệnh án. Khi bệnh nhân khám định kì, khám lại bệnh
nhân làm các xét nghiệm cận lâm sàng.
- Tỉ lệ tái phát và ước tính tỉ lệ tái phát 5 năm
- Tỉ lệ tái di căn và ước tính tỉ lệ di căn 5 năm.
* Đánh giá sống thêm 5 năm:
- Mốc thời gian: tính theo tháng từ ngày phẫu
thuật đến lúc chết. Bệnh nhân còn sống thời gian
sống thêm được tính từ ngày phẫu thuật đến ngày
nhận thông tin cuối cùng.
- Xác định sống thêm bằng hồi cứu hồ sơ bệnh
án, khám bệnh nhân, viết thư, gọi điện.
* Phân tích 1 số nguyên yếu tố liên quan đến
sống thêm 5 năm:
- Kích thước U, giai đoạn bệnh, phương pháp
phẫu thuật.
4. Xử lí số liệu:
Số liệu được nhập, xử lý và phân tích trên phần
mềm SPSS 16.0, thời gian sống thêm sau điều trị
được tính theo phương pháp Kaplan-Meier.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tuổi
Bảng 1: Phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số bệnh nhân Tỉ lệ%
< 20 12 11,1
20 – 40 27 25,0
40 – 60 45 41,7
60 – 80 21 19,4

≥80 3 2,8
Tổng 108 100%
Tuổi trung bình:45,85 ± 18,64.
Giới hạn tuổi: 5 (tuổi) – 86 (tuổi)
2. Giới tính
- Nam giới có 51 bệnh nhân,
- Nữ có 57 bệnh nhân
- Tỉ lệ nam/nữ là 1/1,1
3. Kích thước u
- Khối u có kích thước ≤ 10cm chiếm tỉ lệ 71,6%,
kích thước từ 10 – 20 chiếm tỉ lệ 25,3%. Khối u có
kích thước ≥20cm chiếm tỉ lệ 3,1%.
4. Phân loại mô bệnh học
Bảng 2. Phân loại mô bệnh học
Loại mô bệnh học Số bệnh nhân Tỉ lệ%
U thần kinh ác 39 36,1
SC xơ bì 20 18,5
U mô bào xơ ác 17 15,7
SC mỡ 11 10,2
SC cơ trơn 11 10,2
Khác 10 9,3
Tổng 108 100
- U thần kinh ác tính chiếm tỉ lệ cao nhất
36,1%,SC xơ bì chiếm 18,5%, SC u mô bào xơ ác
chiếm 15,7%, ít gặp là u nội mô huyết quản, u trung
mô ác.
5. Giai đoạn bệnh
- Có 41 trường hợp giai đoạn I, chiếm tỉ lệ 43,2%,
có 45 trường hợp giai đoạn II, chiếm tỉ lệ 47,4%, giai
đoạn IIIA ít gặp hơn chiếm 9,4%.

6. Phương pháp phẫu thuật.
- Phẫu thuật cắt rộng u chiếm tỉ lệ 58,2%; phẫu
thuật cắt rìa u chiếm 38,9%; phẫu thuật cắt khoang
cơ tận gốc chiếm 8,3%.
7. Kết quả theo dõi sau điều trị
* Thông tin theo dõi chung.
Bảng 3. Thông tin theo dõi chung
Tình trạng Số bệnh nhân Tỉ lệ%
Có thông tin 95 87,9
Mất thông tin 13 12,1
Còn sống 60 63,2
Tử vong 35 36,8
Thời gian theo dõi trung bình 46,5 (tháng)
Thời gian theo dõi dài nhất 79,6 (tháng)
Thời gian theo dõi ngắn nhất 13,7 (tháng)
- Có 95 trường hợp có thông tin chiếm 87,9%, 13
trường hợp mất thông tin chiếm 12,1%. Trong số 95
trường hợp có thông tin hiện có 60 trường hợp còn
sống chiếm tỉ lệ 63,2%; 35 trường hợp tử vong,
chiếm tỉ lệ 36,8%. Thời gian theo dõi trung bình là
46,5 tháng; thời gian theo dõi dài nhất là 79,6 tháng;
ngắn nhất là 13,7 tháng.

* Tình trạng bệnh nhân sau 5 năm
Biểu đồ 1: Sống thêm toàn bộ 5 năm Biểu đồ 2:Sống thêm không bệnh 5 năm

Y HỌC THỰC HÀNH (872) - SỐ 6/2013




66


Tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 57,3%, tỉ lệ sống thêm 5 năm không bệnh là 45,7%.

Biểu đồ 3: Tái phát tại chỗ sau điều trị Biểu đồ 4: Di căn phổi sau điều trị




Tỉ lệ tái phát tại chỗ là 44,0%, Tỉ lệ di căn phổi là
40,0%, Bệnh nhân chủ yếu tái phát và di căn trong 2
năm đầu tiên sau điều trị.
Liên quan sống thêm với một số yếu tố
* Kích thước u
Biểu đồ 5 Liên quan giữa sống thêm và kích thước u

Tỉ lệ sống thêm 5 năm của 3 nhóm lần lượt là
73,5%, 41,7%, 0%, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
P < 0,001.
* Giai đoạn bệnh
Biểu đồ 6. Liên quan giữa sống thêm và giai đoạn bệnh

Tỉ lệ sống thêm 5 năm của các giai đoạn I, II, IIIA
tương ứng là 78,0%, 57,8%, và 22,2%, sự khác nhau
có ý nghĩa thống kê P < 0,001.
* Phương pháp phẫu thuật
Biểu đồ 7. Liên quan giữa sống thêm và phương pháp phẫu
thuật


Tỉ lệ sống thêm 5 năm của nhóm PT cắt rộng u là
83,7%, nhóm cắt rìa u là 40,5%, nhóm cắt khoang cơ
tận gốc là 44,4%, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
P < 0,001.
BÀN LUẬN
* Đặc điểm bệnh nhân
- SCMM phân bố ở mọi lứa tuổi, tuổi trung bình là
46 tuổi, thấp nhất là 5 tuổi, lớn nhất là 86 tuổi. Nhóm
tuổi hay gặp là từ 40-60 tuổi, chiếm 41,7% (Bảng 1).
Về giới: nam có 51 trường hợp (47,2%) nữ có 57
trường hợp (52,8%). Tỉ lệ nam/nữ là 1/1,1. Nguyễn
Đại Bình ghi nhận tại Bệnh viện K từ năm 1992-1997
có 372 trường hợp SCMM, phân bố đều ở các lứa
tuổi, không tập trung ở nhóm tuổi nhất định nào, tỉ lệ
nam nhiều hơn nữ (tỉ lệ nam/nữ là 1,07) [1].
- Loại mô bệnh học của SCMM đa dạng. Bảng 3
cho thấy u thần kinh ác tính chiếm 36,1%; SC xơ bì
18,5%; SC u mô bào xơ ác 15,7%; ít gặp là u nội mô
huyết quản, u trung mô ác. Theo nghiên cứu của
Viện Ung thư Quốc tế từ năm 2003 đến 2004, trong
số 268 trường hợp SCMM thấy SC mỡ (16,0%), SC
cơ vân (13,8%), u ngoại bì nguyên uỷ thần kinh
Y HỌC THỰC HÀNH (872) - SỐ 6/2013



67

(13,0%), u mô bào xơ ác (10,0%), SC bao hoạt dịch
(9,7%), u sợi thần kinh ngoại vi (7,1%), SC xơ

(4,5%), SC cơ trơn (3,4%), SC mạch (1,9%), loại SC
hiếm gặp (3,7%) và loại SC không xác định được
(14,9%)[3].
* Đánh giá thời gian sống thêm
- Tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 57,3%, tỉ lệ
sống thêm 5 năm không bệnh là 45,7%. Nghiên cứu
của Jean-Nicolas Vauthey và CS năm 2004 trên 112
trường hợp SCMM nhận thấy tỉ lệ sống 5 năm không
bệnh là 70%[5]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về
thời gian sống thêm tương tự một số tác giả trong
nước nhưng thấp hơn so với thế giới, mặc dù so với
những giai đoạn trước cũng có cải thiện.
* Về tái phát tại chỗ và di căn phổi
- Biểu đồ 3 và 4 cho thấy tỉ lệ tái phát tại chỗ là
44%. Tỉ lệ di căn phổi là 40%. Bệnh nhân chủ yếu tái
phát và di căn trong 2 năm đầu tiên sau điều trị.
Nghiên cứu của Lê Lộc và CS năm 2005 trên 31
trường hợp SCMM (2005) thấy tỉ lệ tái phát trong
năm đầu cao (66,7%). Nghiên cứu của Vraa và
CS(1998) báo cáo 316 trường hợp SCMM được
phẫu thuật đơn thuần hoặc có xạ, hoá trị bổ trợ nhận
thấy tỉ lệ tái phát 5 năm là 18% [6]. Nghiên cứu của
chúng tôi tỉ lệ tái phát của SCMM tương tự như một
số tác giả trong nước nhưng cao hơn so với các tác
giả nước ngoài, có thể tỉ lệ bệnh nhân được điều trị
bổ trợ bằng tia xạ trong nghiên cứu tương đối ít. Một
số bệnh nhân có chỉ định điều trị bổ trợ sau mổ
nhưng từ chối điều trị
* Liên quan sống thêm 5 năm với một số yếu
tố

- Kích thước khối u trong bệnh SCMM khá lớn, có
thể đến 20cm thậm chí hơn nữa. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi thấy chủ yếu gặp u có kích thước < 10
cm chiếm 71,3%, u có kích thước từ 10-20 cm chiếm
23,1%, u có kích thước ≥ 20 cm chiếm 5,6%.Biểu đồ
5 Cho thấy U càng lớn tỉ lệ sống thêm càng giảm.
Mặc dù vẫn được xếp vào T2, nhưng những khối u
có đường kính > 10 cm thực sự vẫn là thách thức,
khó khăn cho phẫu thuật viên trong việc cắt rộng u
mà vẫn đảm bảo diện cắt rộng về mọi phía, đặc biệt
là khối u nằm ở bình diện sâu dưới lớp cân nông.
- Tỉ lệ sống thêm 5 năm của các giai đoạn I, II, IIIA
tương ứng là 78,0%, 57,8%, và 22,2%, sự khác nhau
có ý nghĩa thống kê p<0,001. Nghiên cứu của Carlos
A Perez và CS năm 2002 trên 223 bệnh nhân SCMM,
chủ yếu được phẫu thuật triệt căn và điều trị hoá
hoặc xạ trị tân bổ trợ hoặc bổ trợ nhận thấy tỉ lệ sống
thêm sau 10 năm của các giai đoạn I, II, III và IV
tương ứng là 98%, 95%, 85%, và 54%. Tác giả
khuyến cáo rằng đối với SCMM ngoài PT là phương
pháp điều trị chủ yếu cần phối hợp với xạ trị hoặc
hoá trị tân bổ trợ hoặc bổ trợ để tăng thời gian sống
thêm và giảm tỉ lệ tái phát tại vùng [4]. Giai đoạn
bệnh ảnh hưởng tới tỉ lệ sống thêm theo tỉ lệ nghịch:
giai đoạn càng cao thì tỉ lệ sống thêm càng thấp. Vì
vậy bằng cách nào đó để hạ GĐ bệnh cho người
bệnh khi họ đến với cơ sở y tế là tốt nhất.
- Trong nghiên cứu này: cắt rộng u chiếm 51,6%,
cắt rìa u 38,9%, cắt khoang cơ tận gốc 9,5%. Tỉ lệ
sống thêm 5 năm của nhóm cắt rộng u là 83,7%,

nhóm cắt rìa u là 40,5%, nhóm cắt khoang cơ tận gốc
là 44,4%, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê p<0,001.
Năm 2007, Ngô Trường Sơn nghiên cứu trên 95
bệnh nhân SCMM nhận thấy cắt rộng u chiếm
72,5%,cắt rìa u chiếm 27,5%. Tỉ lệ sống thêm 5 năm
của nhóm PT cắt rộng u là 72,4%, nhóm cắt rìa u là
31,8%, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p=
0,001. Như vậy phẫu thuật đóng vai trò quan trọng
trong điều trị SCMM.
KẾT LUẬN:
1. Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học
- Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất là từ 40-
60 tuổi chiếm 41,7%, gặp đều ở 2 giới, tỉ lệ nam:nữ là
1:1,1.
- Loại mô bệnh học đa dạng trong đó: u thần kinh
ác chiếm tỉ lệ cao nhất 36,1%, ít gặp nhất là sarcome
huyết quản, sarcome mô mềm thể hốc.
2. Tái phát tại chỗ và di căn phổi
- Tỉ lệ tái phát tại chỗ là 44,0%, tỉ lệ di căn phổi là
40%.
- Tái phát, di căn chủ yếu xảy ra trong 2 năm đầu
tiên.
3. Sống thêm 5 năm
- Tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 57,3%, tỉ lệ
sống thêm 5 năm không bệnh là 45,7%.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sống thêm 5 năm
gồm: KTU, GĐB, phương pháp PT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Đại Bình (2001), “Ung thư phần mềm”.
Bài giảng Ung thư học. 2001. Nhà xuất bản Y học, tr.

238-244.
2. Matthew A. Clark, F.R.A.C.S, Cyril Fisher, et al
(2005), “Soft-Tissue Sarcomas in Adults’’. The new
England Journal of medicine. 2005. vol. 353: 701-711.
3. Murray F. Brennan, Samuel Singer, Robert G.
Maki, et al (2006), “Soft tissue sarcoma”. Cancer
principles & Practice of Oncology, 7
th
Edition, chapter
35, Lippincott William & Wilkins.
4. NCCN (2010), “Soft tissue sarcoma”. Practice
Guidelines in Oncology- June 2010.
5. Parkin D. M, et al (2002), “Cancer incidence in
continents”. IARC scientific publication. vol 7(155), 2002,
pp. 70-736.
6. Peter W.T. Pisters, MD, et al (2003), “Soft tissue
sarcomas”. In: Cancer management: A Multidisciplinary
Approach. The Oncology Group, a division of SCP
Communications, Inc. 2003, pp. 559-582.
7. Princy Francis, Heidi Maria Namlos, Christoph
Muller (2007), “Diagnostic and prognostic gene
expression signatures in 177 soft tissue sarcomas:
hypoxia-induced transcription profile signifies metastatic
potential”. BMC genomic. 14 March 2007.
().

×