Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BÁO CÁO THAM QUAN TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA Q = 30.000m3/ngđ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.37 KB, 5 trang )

BÁO CÁO THAM QUAN
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA
Q = 30.000m
3
/ngđ
1 GIỚI THIỆU CHUNG
Đây là trạm xử lí nước thải áp dụng công nghệ hồ sục khí và ổn định chất thải cho Kênh Nước
Đen - TP.HCM. Đây là dự án thí điểm được xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa 2 chính phủ Việt
Nam và Vương Quốc Bỉ. Nằm trong dự án nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hóa- Lò Gốm
(giai đoạn mở rộng). Tổng chi phí đầu tư: 131,8 tỉ VNĐ (8,09 triệu USD).
Công tác xây dựng bắt đầu vào tháng 8/2004. Đơn nguyên 1 bắt đầu vận hành vào tháng 12/2005,
ban quản lý dự án 415 quản lý. Đơn nguyên bắt đầu vận hành vào tháng 5/2006.
2 QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
Trạm tiếp nhận 60% - 80% lưu lượng nước thải của kênh Đen, trên một lưu vực rộng khoảng 785
ha bao gồm nước thải sinh hoạt của 120.000 người và nước thải sản xuất không được xử lí nằm
trong lưu vực.
Tổng diện tích 35,4 ha.
Công suất thiết kế là 30.000m
3
/ngày nhưng hiện nay nhà máy đang hoạt động với công suất 26.000
m
3
/ngày. Lượng bùn ở hồ lắng được hút một năm một lần (bùn dâng lên 30 cm một năm).
3 THÔNG SỐ THIẾT KẾ
Tổng diện tích: 35,4 ha
Diện tích các hồ: 22,63 ha
Diện tích vùng xanh: 5,34 ha
Công suất thiết kế: 30.000 m
3
/ngày
Công suất mở rộng: 46.000 m


3
/ngày (tính đến năm 2020)
Sản lượng bùn: 560 m
3
/ngày
Thời gian lưu nước: 14,40 ngày
Hao hụt thể tích nước bay hơi: 5 mm/ngày
Hao hụt thể tích nước do thấm: 2 – 3 mm/ngày
4 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
Trong giờ cao điểm, ta vận hành 3 máy bơm thì ta sử dụng sơ đồ công nghệ vận hành song song.
Còn bình thường ta chạy 2 bơm thì ta sử dụng sơ đồ vận hành nối tiếp.
4.1 Sơ đồ công nghệ hành song song
Trạm bơm
Kênh lắng cát
Máng chia lưu
lượng
Hồ sục khí A1
Hồ hoàn thiện
M1.1
Hồ hoàn thiện
M1.2
Hồ hoàn thiện
M13
Hồ lắng S1
Hồ sục khí A2
Hồ lắng S2
Hồ hoàn thiện
M2.1
Hồ hoàn thiện
M2.2

Hồ hoàn thiện
M2.3
4.2 Sơ đồ công nghệ hành nối tiếp
5 THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ
Trạm bơm
Kênh lắng cát
Máng chia lưu
lượng
Hồ hoàn thiện
M1.1
Hồ hoàn thiện
M1.2
Hồ hoàn thiện
M1.3
Hồ lắng S1 Hồ lắng S2
Hồ hoàn thiện
M2.1
Hồ hoàn thiện
M2.2
Hồ hoàn thiện
M2.3
Hồ sục khí A1
Hồ sục khí A2
Nước thải từ kênh Đen được dẫn về giếng thu, bơm trục vít bơm nước thải từ giếng thu vào
mương lắng cát. Có 3 bơm trục vít 2 hoạt động và 1 dự phòng (chạy luân phiên nhau) mỗi bơm có
công suất 0,176 m
3
/s, nếu chạy 2 bơm sẽ xử lý được 60% của lưu lượng nước của kênh Đen, còn
nếu chạy 3 bơm sẽ xử lý được 80% của lưu lượng của kênh Đen. Sử dụng bơm trục vít để giảm
bớt lượng rác thải trong nước đầu vào.

Trước mương lắng cát có một song chắn rác lớn, nước chảy vào mương và cát được lắng xuống
( mương lắng cát có 2 ngăn song song nhau nhưng nếu chạy 2 bơm thì ta chỉ sử dụng 1 ngăn lắng
cát, nếu chạy 3 bơm thì sẽ dùng 2 ngăn lắng cát hoạt động song song). Cát được loại khỏi mương
bằng 2 bơm hút cát đặt trên cầu công tác. Cầu công tác di chuyển theo chiều dài kênh và cát được
hút ra theo khí và nước nhờ hệ thống ống và máy hút khí, hỗn hợp này sẽ được thải vào máng đặt
kế bên mương lắng cát và cát sẽ được phơi và được loại bỏ bằng thiết bị xoắn cát.
Nước sau khi qua mương lắng cát sẽ vào hồ sục khí A1 gồm 2 ngăn, mỗi ngăn có 4 máy sục khí (2
máy hoạt động và 2 máy dự phòng) công suất 37KW/máy (0,176m
3
/h). Hồ sục khí A2 vận hành
nối tiếp với hồ sục khí A1. Trong thời gian cao điểm 3 máy bơm cùng hoạt động thì 2 hồ A1 và
A2 hoạt động song song.
Nước từ hồ sục khí được thu vào hố thu (đập tràn mỏ vịt) để dẫn qua hồ lắng. Trong hố thu có
phay chặn nước giúp điều chỉnh thời gian lưu nước trong hồ.
Nước qua hố thu từ hồ sục khí chảy vào hồ lắng S1 và S2, 2 hồ lắng này chạy song song. Mục đích
của hồ lắng là để lắng bông bùn có trong nước thải.
Từ hồ lắng, nước được dẫn vào hồ hoàn thiện gồm 2 bên mỗi bên 3 bể (ở bể này có nuôi cá). Mục
đích của hồ hoàn thiện là tiếp tục làm giảm nồng độ COD, BOD trong nước và diệt coliform, ecoli
bằng ánh sáng mặt trời.
Cuối cùng nước đầu ra được dẫn vào một máng thu chung để xả ra hạ lưu Kênh Đen.
6 HIỆU XUẤT XỬ LÝ
Chỉ tiêu Đầu vào Đầu ra Hiệu suất(%) Tiêu chuẩn xử lý
Chất rắn lơ lửng(SS) (mg/l) 250 22,2 91 100
Nhu cầu oxy sinh học (BOD
5
) (mg/l) 200 25 87,5 50
Nhu cầu oxy hóa học(COD) (mg/l) 300 55 81,7 80
Ammonia(NH
3
) (mg/l) 25 10 60 10

pH 6,7- 7 7 - 8 - 5,5 - 9
Tiêu chuẩn xả thải: cột B TCVN 5945: 2005
7 ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM
* Ưu điểm
Công nghệ và công tác xây dựng đơn giản.
Dễ dàng vận hành.
Hiệu quả cao trong xử lý nước thải.
Dễ thích ứng với thể tích được bơm.
Có thể kết hợp với không gian xanh, công viên và hồ chứa, tạo cảnh quan hài hòa.
* Nhược điểm
Chiếm diện tích lớn, thời gian lưu nước lâu (thiết kế: 14,4 ngày, thực tế: 15,5 ngày).
Có khả năng thấm của nền đất, về lâu dài có khả năng ảnh hưởng đến tầng nước ngầm bên dưới.
Không có công trình phù hợp cho việc xử lý nitơ và photpho.
8 BÀI HỌC RÚT RA TỪ CHUYẾN THĂM QUAN
Mục đích xử lý nước thải của nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa là làm giảm nồng độ ô
nhiễm của kênh Đen.
Công nghệ của nhà máy khá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả khá cao. Trong quá trình vận hành
hoàn toàn không sử dụng đến hóa chất mà dựa vào vi sinh vật để xử lý nước thải.
Không có điều chỉnh pH đầu vào, và không xử lý N, P một cách triệt để vì theo thiết kế thì chỉ xử
lý chất hữu cơ (N và P được chuyển hóa tự nhiên).
Hằng ngày, nhà máy sẽ kiểm tra độ pH, độ đục, BOD, COD bằng máy.
Nhà máy được thiết kế để phục vụ cho việc xử lý nước thải sinh hoạt từ kênh Đen, nhưng trên
thực tế, nước từ kênh Đen ngoài nước thải sinh hoạt thì ở đầu nguồn nước thải của các cơ sở dệt
nhuộm, các cơ sở sản xuất chưa được xử lý vẫn xả vào kênh Đen nên gây ảnh hưởng đến quá trình
vận hành và hiệu quả xử lý nên gây không ít ảnh hưởng đến chất lượng nước xử lý sau xử lý. Và
hiện nay nhà máy vẫn chưa có cách để khắc phục sự cố này. Để khắc phục tình trạng này nên xây
dựng một trạm thu gom nước thải sinh hoạt để đưa nước về nhà máy xử lý và di dời các cơ sở sản
xuất ra khu vực thích hợp để không gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý.
Khuôn viên nhà máy xử lý khá đẹp và rộng rãi với nhiều cây xanh, không gây nhiều mùi hôi ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh.

Tuy nhiên với công nghệ này đòi hỏi phải có diện tích đủ lớn.

×