ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LY SEO CHU
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN QUY
HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG THEO TIÊU CHUẨN NÔNG THÔN MỚI
CỦA XÃ LỬ THẨN – HUYỆN SI MA CAI – TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
:
Chính quy
Chuyên ngành
:
Phát triển nông thôn
Khoa
:
Kinh tế & PTNT
Khóa học
:
2011 - 2015
Thái Nguyên - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LY SEO CHU
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN QUY
HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG THEO TIÊU CHUẨN NÔNG THÔN MỚI
CỦA XÃ LỬ THẨN – HUYỆN SI MA CAI – TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
:
Chính quy
Chuyên ngành
:
Phát triển nông thôn
Khoa
:
Kinh tế & PTNT
Lớp
:
K43 - PTNT
Khóa học
:
2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn
:
ThS Cù Ngọc Bắc
Thái Nguyên - 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên có vị trí quan trọng không thể
thiếu trong chƣơng trình đào tạo đại học. Để đƣa lý thuyết vào áp dụng thực
tế, thời gian thực tập là điều kiện để hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học,
từ đó rút ra những kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn.
Xuất phát từ những quan điểm đó đƣợc sự giúp đỡ của Ban giám hiệu
trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên , Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, em đƣợc phân công đƣợc thực tập tại Ủy ban Nhân dân xã Lử
Thẩn huyện Si Ma cai tỉn Lào Cai, với đề tài : “Đánh giá hiện trạng và xây
dựng phương án quy hoạch cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn nông thôn mới
tại xã Lử Thẩn huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.”
Để hoàn thành đề tài này trong suốt thời gian thực tập em đã nhận đƣợc
sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Và Phát triển
nông thôn, sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị tại UBND xã Lử Thẩn. Đặc
biết là sự chỉ bảo hƣớng dẫn nhiệt tình của Giảng viên Thạc sĩ Cù Ngọc Bắc –
Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn.
Nhân dịp này em xin trân thành cảm ơn các thầy cô và các bạn đồng
nghiệp đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Thạc sĩ Cù Ngọc Bắc Phó trƣởng khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập và làm đề tài.
Trong quá trình làm khóa luận, mặc dù em đã cố gắng rất nhiều nhƣng
cũng không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và các bạn để bài kháo luận tốt nghiệp của em đƣợc hoàn
thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn !
Thái nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Ly SeoChu
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất của xã Lử Thẩn năm 2014 33
Bảng 4.2: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2014 34
so với năm 2010. 34
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính năm 2014
của xã Lử Thẩn. 36
Bảng 4.4: Số lƣợng vật nuôi chính của xã Lử Thẩn năm 2014 37
Bảng 4.5: Dân số và lao động của xã Lử Thẩn năm 2014 38
Bảng 4.6a: Hiện trạng hệ thống giao thông nông thôn đến tháng 12 năm 2014
của xã Lử Thẩn 42
Bảng 4.6b. Hiện trạng hệ thống giao thông nông thôn tính đến tháng 12 năm
2014 của xã Lử Thẩn 43
Bảng 4.7. Hiện trạng hệ thống thủy lợi 44
Bảng 4.8. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho ngành điện trên địa
bàn xã Lử Thẩn 45
Bảng 4.9. Bảng đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng của xã theo tiêu chí nông
thôn mới 47
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGTVT
Bộ Giao thông vận tải
BGD&ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
BTB
Bắc Trung Bộ
BNN
Bộ Nông nghiệp
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
DHNTB
Duyên hải Nam Trung Bộ
ĐBSCL
Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐBSH
Đồng bằng Sông Hồng
ĐNB
Đông Nam Bộ
GTNT
Giao thông nông thôn
HTX
Hợp tác xã
HĐND
Hội đồng Nhân dân
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
MTQG
Mục tiêu Quốc gia
NTM
Nông thôn mới
ThS
Thạc sĩ
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TDMNPB
Trung du Miền núi phía Bắc
THCS
Trung học cơ sở
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
TN
Tây nguyên
TW
Trung ƣơng
UBND
Ủy ban Nhân dân
iv
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Mục tiêu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa đề tài. 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Khái niệm nông thôn 4
2.1.2. Khái niệm cơ sở hạ tầng 5
2.1.3. Bộ tiêu chí quốc gia về cơ sở hạ tầng nông thôn mới 5
2.2. Tình hình nghiêm cứu trong nƣớc 19
2.2.1. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 19
2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại một số địa phƣơng trong
cả nƣớc. 21
2.2.3. Tình hình xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới cấp
xã hiện nay 25
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 27
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 27
3.2. Địa điểm thời gian tiến hành nghiên cứu 27
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 27
3.2.2 Thời gian nghiên cứu 27
v
3.3 Nội dung nghiên cứu 27
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 28
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin 28
3.4.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp thông tin 29
Phần 4. KẾT QUẢN NGHIÊM CỨU 30
4.1. Tình hình cơ bản của xã Lử Thẩn- huyện Si Ma Cai- tỉnh Lào Cai 30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 30
4.1.2. Các nguồn tài nguyên 32
4.1.3. Môi trƣờng 35
4.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội 35
4.1.5. Đánh giá chung về thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế. 40
4.2. Đánh giá thực trạng về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội xã Lử Thẩn 42
4.2.1. Hiện trạng hệ thống giao thông 42
4.2.2. Hiện trạng hệ thống thủy lợi 44
4.2.3. Hiện trạng sử dụng điện 45
4.2.4. Hiện trạng trƣờng học 45
4.2.5. Hiện trạng cơ sở vật chất văn hóa 46
4.2.6. Hiện trạng chợ nông thôn 46
4.2.7. Bƣu điện 46
4.2.8. Hiện trạng nhà dân cƣ 46
4.2.9. Trạm y tế 46
4.2.10. Thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 49
4.3. Xây dựng phƣơng án quy hoạch cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn nông thôn
mới tại xã Lử Thẩn 49
4.3.1. Thành lập ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã 49
4.3.2. Công tác thực hiện các tiêu chí 50
vi
4.3.3. Ý kiến của ngƣời dân về việc triển khai thực hiện các tiêu chí về
cơ sở hạ tầng 54
4.3.5. Nguồn vốn 59
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1. Kết luận 61
5.2. Kiến nghị 62
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thực hiện đƣờng lối đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo, trong
những năm qua nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có sự phát triển mạnh mẽ
đạt đƣợc những kết quả quan trọng trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, đời
sống cộng đồng góp phần nâng cao vai trò, vị trí và sức cạnh tranh của nền kinh
tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn cả nƣớc, tạo tiền đề để tăng
tốc độ phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Hạ tầng nông thôn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội nông
thôn trình độ kinh tế xã hội nông thôn ở mức độ nào thì cơ sở hạ tầng cũng
tƣơng ứng với mức độ nào đó. Nơi nào có cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây
dựng tốt thì điều kiện kinh tế xã hội cũng phát triển đời sống tinh thần của
ngƣời dân đƣợc nâng cao có điều kiện đầu tƣ cho sự phát triển của cơ sở hạ
tầng. Nói một cách khác, cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển tạo điều kiện
thuận lợi để ngƣời dân tiếp cận với thông tin góp phần nâng cao hiểu biết,
thực hiện tốt các chính sách của Đảng, có điều kiện phát triển kinh tế. Do vậy
cơ sở hạ tầng nông thôn đƣợc coi là một trong những nhân tố chính để hƣớng
tới sự phát triển bền vững nhất là trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới .
Lử Thẩn là một xã vùng III của huyện Si Ma Cai, trong những năm gần
đây xã Lử Thẩn đã có những bƣớc phát triển tích cực cả về kinh tế lẫn đời sống
văn hóa xã hội. Tuy nhiên so với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn
mới của Chính phủ, xã còn nhiều tiêu chí chƣa đạt hoặc đạt ở mức độ trung bình.
Thực trạng sản xuất nông nghiệp còn manh mún nhỏ lẻ, không đồng bộ, sản xuất
hàng hóa không tập trung, kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn còn chƣa hoàn thiện
điều này gây cản trở cho các hoạt động kinh tế xã hội khác.
2
Do đó việc phát triển theo mô hình nông thôn mới là điều cần thiết, đặc
biệt là tập trung vào các vấn đề mũi nhọn then chốt, có tác dụng thúc đẩy
nhiều hoạt động cùng phát triển. Trong đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng là một
hƣớng đi đúng và mang lại nhiều lợi ích cho đời sống xã hội của ngƣời dân.
Đồng thời cũng thúc đẩy các hoạt động sản xuất hàng hóa, giúp ngƣời dân
tiếp cận với xã hội và nền kinh tế thị trƣờng bên ngoài. Vì vậy cơ sở hạ tầng
nông thôn đƣợc coi là một điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi các hoạt
động kinh tế- xã hội của xã Lử Thẩn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện
trạng và xây dựng phương án quy hoạch cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn
nông thôn mới tại xã Lử Thẩn huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.” Làm vấn đề
nghiên cứu.
Với mong muốn có cái nhìn khách quan về những thành tựu đã đạt
đƣợc trong thời gian qua của địa phƣơng. Từ đó đề ra phƣơng án quy hoạch
nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với xu thế hội nhập, góp
phần cho sự phát triển của đất nƣớc.
1.2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, tìm ra những
khó khăn, tồn tại còn bất cập giữa những văn bản pháp quy ban hành và thực
tế hiện tại sự phát triển chung của đất nƣớc.
Xây dựng phƣơng án quy hoạch, nhằm góp phần thay đổi bộ mặt nông
thôn xã Lử Thẩn theo xu hƣớng phát triển chung của đất nƣớc.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiện trạng và tình hình phát triển kinh tế xã hội trong xu
hƣớng CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn tại xã Lử Thẩn.
Đánh giá hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn nông thôn
mới tại xã Lử Thẩn huyệ Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
3
Xây dựng phƣơng án quy hoạch về phát triển cơ sở hạ tầng cho xã Lử
Thẩn nhằm đạt đƣợc tiêu chí nông thôn mới góp phần thúc đẩy quá trình
CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.
1.4. Ý nghĩa đề tài.
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Việc thực hiện làm đề tài là cơ hội cho em học tập, rèn luyện, đi sâu
vào thực tế, đƣợc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, tích lũy những
kiến thức thực tế khi tiếp xúc thực tế làm việc với nguời dân.
Tích lũy thêm những kiến thức mới cho bản thân nhằm phục vụ cho
công tác sau này. Ngoài ra đề tài còn là cơ hội để em đƣợc nghiên cứu tìm
hiểu về tình hình kinh tế xã hội phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại địa
phƣơng. Từ đó có đƣợc cơ sở để so sánh sự phát triển của địa phƣơng với các
xã khác trong khu vực theo tiêu chuẩn nông thôn mới.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài góp phần tìm hiểu, phân tích hiện trạng cơ sở hạ của xã Lử Thẩn,
đồng thời đề ra đƣợc các phƣơng án quy hoạch cơ sở hạ tầng cho địa bàn xã.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp xã Lử Thẩn có những định
hƣớng quy hoạch việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phù hợp với điều kiện tự
nhiên và điều kện xã hội của địa phƣơng.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm nông thôn
Ở mỗi quốc gia có những sự phân biệt khác nhau giữa nông thôn và
thành thị. Đến nay chƣa có một khái niệm nào về nông thôn chuẩn xác và
đƣợc chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn, khi nói về nông thôn ngƣời
ta hay so sánh nông thôn với thành thị [2].
V. Staroverov một nhà xã hội học ngƣời Nga đã đƣa ra định nghĩa khá
bao quát về nông thôn, ông cho rằng: “ Nông thôn với tƣ cách là khách thể
nghiên cứu xã hội học về phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã đình hình từ
lâu trong lịch sử. Đặc trƣng cảu phân hệ xã hội này là sự thống nhất đặc biệt
của môi trƣờng nhân tạo với điều kiện địa lý tự nhiên ƣu trội, với kiểu loại tổ
chức xã hội phân tán về mặt không gian. Tuy nhiên nông thôn có những đặc
trƣng riêng biệt của nó. Cũng theo nhận định của nhà xã hội học này thì nông
thôn phân biệt với đô thị bởi trình độ phát triển kinh tế thấp kém hơn, bởi thua
kém hơn về mức độ xã hội, sinh hoạt. Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu xã
hội, lối sống của ngƣời dân nông thôn.
Nhƣ vậy theo phân tích của nhà xã hội học thì có thể đƣa ra khái niệm
tổng quát về nông thôn nhƣ sau:
“Nông thôn là vùng khác với đô thị ở chỗ nó có cộng đồng chủ yếu là nông
dân làm nghề chính là nông nghiệp, có mật độ dân cư thấp hơn; có kết cấu hạ
tầng thấp hơn; ở mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn; có trình độ dân trí,
trình độ tiếp cận thị trường hàng hóa thấp hơn [2].
5
2.1.2. Khái niệm cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nông thôn có thể hiểu là những kiến trúc làm nền tảng
cho các đối tƣợng các yếu tố hình thành và phát triển xã hội đó là những cấu
trúc về vật chất kỹ thuật hệ thống công trình xây dựng và thiết bị… làm nền
tảng cho các hoạt động diễn ra ngoài xã hội từ những nhận định đó ta có một
định nghĩa khái quát nhƣ sau:
“Cơ sở hạ tầng là tổng thể các nền kinh tế dịch vụ bao gồm việc xây
dựng đường kênh đào, tưới nước, hải cảng, cầu cống, sân bay, kho tàng, cung
cấp năng lượng, cơ sở kinh doanh, giao thông vận tải, hệ thống cấp thoát
nước, giáo dục khoa học, y tế bảo vệ sức khỏe…”
Cơ sở hạ tầng nông thôn cũng mang kết cấu chung của kết cấu hạ tầng
là nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn
bao gồm: hệ thống thủy lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, cấp thoát
nƣớc, cơ sở bảo quản, khu chế biến nông sản… ngoài ra còn cơ cấu hạ tầng
cơ sở xã hội nhƣ trƣờng học, bệnh xã, các công trình phúc lợi xã hội khác [1].
2.1.3. Bộ tiêu chí quốc gia về cơ sở hạ tầng nông thôn mới
Căn cứ vào Nghị định số 01/2008/NĐ – CP ngày 03 tháng 01 năm
2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Căn cứ vào quyết định số 491/QĐ – TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009
chủa Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hƣớng dẫn triển khai thực
hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới nhƣ sau:
A. Quy định chung
Điều 1: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành nội thị, các
thành phố, thị xã, thị trấn, đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã
6
Điều 2: Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn là căn cứ để các địa phƣơng
chỉ đạo việc xây dựng phát triển nông thôn mới, là cơ sở để đánh giá xã đạt
chuẩn nông thôn mới.
B. Quy định cụ thể
I. Nội dung phƣơng pháp xác định các tiêu chí
Điều 4: Tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch
1. Giải thích từ ngữ
Quy hoạch là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức
năng trên địa bàn xã, khu phát triển dân cƣ (bao gồm cả chỉnh trang các khu
dân cƣ hiện có và bố trí khu dân cƣ mới), hạ tầng kinh tế xã hội, các khu sản
xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ,… theo chuẩn nông thôn mới.
2. Nội dung quy hoạch
2.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Xác định
nhu cầu sử dụng đất cho bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu
phục vụ sản xuất hàng hóa nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ, bố trí hệ thống thủy lợi, thủy lợi kết hợp giao thông… Theo hƣớng
dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2.2. Quy hoạch phát triển các khu dân cƣ mới chỉnh trang các khu dân cƣ
hiện có theo hƣớng văn minh, bảo tồn đƣợc bản sắc văn hóa tốt đẹp theo
hƣớng dẫn của Bộ Xây dựng.
2.3. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trƣờng theo chuẩn
mới bao gồm: Bố trí mạng lƣới giao thông điện, trƣờng học các cấp, trạm xá,
trung tâm văn hóa thể thao xã, nhà văn hóa và khu thể thao thôn, bƣu diện và
hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác thải, hệ thống cấp
nƣớc sạch, hệ thống thoát nƣớc thải, công viên cây xanh, hồ nƣớc sinh
thái.v.v. Theo hƣớng dẫn cụ thể của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ.
7
3. Căn cứ để thực hiện xây dựng quy hoạch
- Thông tƣ số 21/TT/BXD ngày 30/06/2009 của Bộ Xây dựng quy định
việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch nông thôn;
- Quyết định số 2933/BGTVT – KHDT ngày 11/05/2009 của Bộ Giao
thông vận tải hƣớng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông
nông thôn;
- QCXDVN – ĐNT – 2006 Quy định kỹ thuật điện nông thôn;
- Nghị định số 106/2005/NĐ – CP ngày 17/08/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ
an toàn công trình lƣới điện cao áp;
- TCVN 4054: 2005 – Đƣờng ô tô – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 6696: 2004 – Bãi chôn lấp bãi rác thải rắn hợp vệ sinh – Yêu
cầu chung bảo vệ môi trƣờng;
- TCXDVN 260: 2004 – Bãi chôn lấp chất thải nguy hiểm – Tiêu chuẩn
thiết kể;
- Quyết định 32/2004/QĐ – BTC ngày 06/04/2009 của Bộ Tài chính
quy định tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc cơ quan Nhà nƣớc tại
xã, phƣờng, thị trấn;
- Thông tƣ Liên tịch số 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD của Bộ
Xây dựng và Bộ Khoa học – Công nghệ - Môi trƣờng ngày 18/01/2001,
hƣớng dẫn các quy định về bảo vệ môi trƣờng đối với việc lựa chọn địa điểm
xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn;
- TCXDVN 261:2001 – Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn
thiết kế;
- 22TCN 210- 1992- Đƣờng giao thông nông thôn – Tiêu chuẩn
thiết kế;
8
Điều 5: Tiêu chí giao thông
1. Giải thích từ ngữ
1.1. Đƣờng xã là đƣờng nối trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc
đƣờng nối giữa các xã ( không thuộc đƣờng huyện) có thiết kế cấp IV
1.2. Đƣờng thôn là đƣờng nối các thôn với nhau
1.3. Đƣờng ngõ, xóm là đƣờng nối giữa các hộ gia đình( đƣờng chung
của liên gia).
1.4. Đƣờng trục chính nội đồng là đƣờng chính nối từ đồng ruộng đến
khu dân cƣ
1.5. Cứng hóa là mặt đƣờng đƣợc trải bằng một trong những loại vật
liệu nhƣ đá dăm, lát gạch, bê tong xi măng.v.v.
2. Căn cứ để quy hoạch,và công nhận tiêu chí giao thông nông thôn
- Đƣờng ô tô- Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4054- 2005.
- Đƣờng GTNT- Tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 210- 92
- Quy phạm thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 18- 79
- Quy trình thiết kế áo đƣờng mềm 22 TCN 211- 06
- Quy trình thiết kế áo đƣờng cứng 22 TCN 223- 95
- Sổ tay bảo dƣỡng đƣờng GTNT dùng cho cấp xã ( ban hành năm 2003)
- Sổ tay bảo dƣỡng đƣờng GTNT dùng cho cấp tỉnh (ban hành năm 2009)
- Các quy chuẩn về giao thông nông thôn tại địa phƣơng do Ủy ban
Nhân dân tỉnh ban hành.
Điều 6: Tiêu chí thủy lợi
1.
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh
1.1. Giải thích từ ngữ
a. Công trình thủy lợi đƣợc hiểu là công trình thuộc kết cấu hạ tầng
nhằm khai thác mặt lợi của nƣớc; phòng chống tác hại do nƣớc gây ra, bảo vệ
9
môi trƣờng và cân bàn sinh thái, bao gồm: Đê, hồ chứa nƣớc, đập, cống, trạm
bơm, giếng, đƣờng ống dẫn nƣớc, kênh, công trình trên canh, bờ bao các loại.
b. Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình thủy lợi có liên
quan trực tiếp đến nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất
định.
1.2. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và dân
sinh đƣợc hiểu là:
1.2.1. Về đê hoặc bờ bao chống lũ (đối với những xã có đê hoặc bờ bao
chống lũ): Đƣợc xây dựng đảm bảo về phòng chống lũ, bão, triều cƣờng và
nƣớc dâng theo quy định, bao gồm: Hoàn chỉnh mặt cắt thiết kế, cứng hóa
mặt đê và đƣờng hành lang chân đê,trồng cỏ mái đê, trồng cây chân đê phía
song, đảm bảo môi trƣờng xanh – sạch – đẹp; Có ban chỉ huy phòng chống lụt
bão cấp xã, có đội quản lý đê nhân dân, đội tuần tra canh gác đê trong mùa lũ
theo quy định, có hiệu quả.
1.2.2. Đối với công trình tƣới tiêu:
a. Đáp ứng yêu cầu tƣới, tiêu chủ động cho diện tích gieo trồng lúa,
diện tích rau màu, nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối, cấp nƣớc sinh hoạt,
thoát nƣớc theo quy hoạch đƣợc duyệt.
b. Các công trình thủy lợi đảm bảo tƣới, tiêu, cấp nƣớc cho sản xuất
công nghiệp, dân sinh phát huy đạt trên 75% năng lực thiết kế.
c. Các công trình thủy lợi có chủ quản lý đích thực đạt 100%, có sự
tham gia của ngƣời dân trong quản lý, vận hành khai thác các công trình thủy
lợi. Công trình đƣợc duy tu, sửa chữa hàng năm, chống xuống cấp đảm bảo
vận hành an toàn, hiệu quả không để xảy ra ô nhiễm nguồn nƣớc.
2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa
2.1. Giải thích từ ngữ
a. Kiên cố hóa kênh mƣơng là việc xây lát tấm bê tong, xây bằng đá,
gạch, hoặc lắp ghép bằng bê tong đúc sẵn nhằm đảm bảo cho các cấp kênh
truyền đủ lƣu lƣợng và đạt cao trình mực nƣớc thiết kế, nâng cao năng suất
10
tƣới tiết kiệm đất xây dựng, tiết kiệm điện và chi phí quản lý, khai thác và kéo
dài tuổi thọ công trình.
b. Kênh do xã quản lý là phần kênh mƣơng thuộc phạm vi xã, do các tổ
chức hợp tác dùng nƣớc ( Hợp tác xã nông nghiệp hoặc các tổ chức dùng nƣớc
khác) của ngƣời dân quản lý, khai thác vận hành, duy tu sửa chữa hàng năm.
2.2. Đối tượng áp dụng
Không áp dụng đối với các xã biển đảo; hệ thống kênh tiêu, kênh tƣới
tiêu kết hợp, hệ thống tƣới bằng kênh chìm, có ảnh hƣởng của thủy triều.
2.3. Các căn cứ để xây dựng quy hoạch và công nhận tiêu chí
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN285:2002 Công trình thủy
lợi- Các quy định chủ yếu về thiết kế và ban hành theo Quyết định số 26/2002
của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng;
- Các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến; Thiết kế hệ thống kênh tƣới,
tiêu, trạm bơm, hồ chứa các công trình thủy lợi khác.
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi ngày 04/04/2001
và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Nghị định 43/2003/NĐ- CP
ngày 28/11/2003 và Nghị định số 115/2008/NĐ- CP ngày 14/11/2008.
- Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quyết định số
56/2009/QĐ- TTg ngày 15/04/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về sửu dụng
nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc để thực hiện các
chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng, phát triển giao thông nông thôn, cơ
sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn giai
đoạn 2009 – 2015.
- Quyết định số 66/2000/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về
một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chƣơng trình kiên cố hóa
kênh mƣơng;
11
- Thông tƣ số 75/2004/TT- BNN ngày 20/12/2004 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn hƣớng dẫn củng cố, phát triển thành lập các tổ chức
hợp tác dùng nƣớc.
- Thông tƣ số 134/TT- BNN- QLN của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn hƣớng dẫn thực hiện kiên cố hóa kênh mƣơng.
Điều 7: Tiêu chí điện nông thôn
1. Giải thích từ ngữ
1.1. Hệ thống điện gồm: lƣới điện phân phối, trạm biến áp phân phối,
đƣờng giây cấp trung áp, đƣờng giây cấp hạ áp.
1.2. Hệ thống điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đƣợc hiểu
là đáp ứng nội dung của Quy định kỹ thuật điện nông thôn năm 2006 (QĐKT-
ĐNT – 2006), cả về lƣới điện phân phối và trạm biến áp phân phối, đƣờng
giây cấp trung áp và đƣờng giây cấp hạ áp khoảng cách an toàn và hành lang
bảo vệ chất lƣợng điện áp ( chỉ tiêu thông số kỹ thuật quy định tại các chƣơng
1,2,3,4,5 của Quy định này).
1.3. Các nguồn điện cấp cho nông thôn gồm: Nguồn điện đƣợc cấp từ
lƣới điện quốc gia, hoặc ngoài lƣới điện quốc gia. Tại địa bàn chƣa đƣợc cấp
điện từ điện lƣới quốc gia, tùy điều kiện cụ thể của địa phƣơng để xem xét, áp
dụng phƣơng tiện phát điện tại chỗ nhƣ thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời,
điện diesel,… hoặc kết hợp các nguồn nói trên với công suất hợp lý, đảm bảo
cung cấp đủ điện cho nhu cầu phụ tải và triển vọng phát triển trong vòng 5 –
20 năm tới.
1.4. Tỷ lệ hộ thƣờng xuyên, an toàn với xã nông thôn mới:
a. Đạt từ 99% trở lên (đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng
Đồng bằng Nam Bộ);
b. Đạt từ 98% trở lên (đối với vùn Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long);
c. Đạt từ 95% trở lên (đối với Trung du Miền núi Phía Bắc).
12
2. Căn cứ để quy hoạch, thiết kế và công nhận tiêu chí
- Luật điện lực (số 28/2004/QH 11, có hiệu lực từ ngày 01/07/2005);
- Nghị định số 105/2004/NĐ- CP của Chính phủ ngày 17/08/2005 quy
định chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Điện lực;
- Nghị định số 106/2005/NĐ- CP của Chính phủ ngày 17/08/2005 quy
định chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Điện lực về bảo vệ
an toàn lƣới điện cao áp;
- Quy phạm trang bị điện: 11 TCN-18-2006 đến 11 TCN-21-2006
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện (QCVN01: 2008/BCT)
ban kèm theo quyết định số 12/2008/QĐ- BCT của Bộ Công Thƣơng ngày
17/06/2008, quy định các nguyên tắc an toàn khi làm việc tại đƣờng giây,
thiết bị điện.
Điều 8: Tiêu chí trƣờng học
1. Giải thích từ ngữ
1.1. Trƣờng Mầm non, Nhà trẻ có cơ sor vật chất đạt chuẩn quốc gia,
một xã có các điểm trƣờng, đảm bảo các nhóm trẻ, lớp Mẫu giáo đƣợc phân
theo độ tuổi và tổ chức cho trẻ ăn bám trú, cụ thể nhƣ sau:
- Trƣờng đặt tại trung tâm khu dân cƣ, thuận lợi cho trẻ đến trƣờng,
đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trƣờng.
- Diện tích khu đất xây dựng nhà trƣờng, nhà trẻ gồm: Diện tích sân
chơi, diện tích cây xanh, đƣờng đi, diện tích sử dụng bình quân tối thiểu 12
m
2
cho một trẻ đối với khu nông thôn và miền núi, 8 m
2
cho một trẻ đối với
khu vực thành phố và thị xã. Khuôn viên có tƣờng ngăn cách với bên ngoài
bằng gạch, gỗ, kim loại, hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính có
biển tên trƣờng theo quy định tại Điều 7 của điều lệ trƣờng Mầm non.
- Có đủ phòng chức năng, có phòng hành chính quản trị, phòng ngủ,
phòng ăn, hiên chơi, phòng y tế, khu vệ sinh, khu để xe cho giáo viên, cán bộ,
13
nhân viên cso mái che… đƣợc xây dựng kiên cố. Nhà trẻ có nguồn nƣớc sạch
và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh. Khu trẻ chơi đƣợc lát gạch hoặc xi măng
hay trồng thảm cỏ. Phòng sinh hoạt chung đƣợc trang bị đầy đủ bàn ghế cho
giáo viên và trẻ. Có máy vi tính, các thiết bị làm việc và các trang thiết bị y tế
và đồ dùng theo dõi sức khỏe trẻ.
1.2. Trƣờng tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
- Trƣờng có tối đa không quá 30 lớp, mỗi lớp không có tối đa 35 học sinh
- có khuôn viên không dƣới 6 m
2
trên một học sinh vùng thành phố/ thị
xã, không dƣới 10 m
2
đối với các vùng còn lại
- Có đủ phòng học cho mỗi lớp học ( diện tích phòng học không dƣới 1 m
2
/
01 học sinh. Trong phòng học có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có
trang bị hệ thống quạt. Bàn, ghế, bảng, bục giảng, hệ thống chiếu sang, trang
trí phòng học đúng quy cách. Đƣợc trang bị đầy dủ các loại thiết bị giáo dục
theo danh mục tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Điều kiện vệ
sinh đảm bảo các yêu cầu xanh – sạch – đẹp, yên tĩnh thoáng mát, thuận tiện
cho học sinh đi học.
- Có nhà tập đa năng, thƣ viện đạt chuẩn theo tiêu chuẩn quy định thƣ
viện trƣờng phổ thong ban hành theo Quyết định soos01/2003/QĐ- BGD&ĐT
ngày 02/01/2003 và quyết định số 01/2004/QĐ- BGD&ĐT ngày 29/01/2004
của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có đủ các phòng chức năng: Phòng hiệu trƣởng, phòng phó hiệu
trƣởng. phòng giáo viên, phòng hoạt động Đội, phòng giáo dục nghệ thuật,
phòng y tế học đƣờng, phòng thƣờng trực, phòng thiết bị giáo dục.
- Trƣờng có nguồn nƣớc sạch, có khu vệ sinh riêng cho giáo viên và
học sinh, riêng cho nam và nữ, có khu để xe, có hệ thống cống rãnh thoát
nƣớc, có tƣờng hoặc hàng rào cây xanh bao quanh trƣờng.
14
1.3. Trƣờng Trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
- Có tổng diện tích mặt bằng theo đầu học sinh ít nhất 6 m
2
trở lên (đối
với nội thành, nội thị), từ 10 m
2
trở lên (đối với các vùng còn lại).
- Cơ cấu các khối công trình gồm có: phòng học, và phòng học bộ môn
(có đủ phòng học để học nhiều nhất 2 ca một ngày).
- Phòng học bộ môn đƣợc xây dựng theo quy định tại Quyết định số
17/2008/QĐ- BGĐT ngày 16/07/2008 của Bộ trƣởng Bộ giáo dục và Đào tạo.
Phòng học xây dựng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng ban
hành; phòng học đủ ghế cho học sinh theo lứa tuổi, bàn ghế giáo viên, bảng
viết và đủ điều kiện ánh sang thoáng mát.
- Nhà tập đa năng, thƣ viện, phòng hoạt động Đội –Đoàn, phòng truyền
thống, phòng làm việc của hiệu trƣởng, phòng phó hiệu trƣởng, phòng họp
toàn thể cán bộ và viên chức nhà trƣờng, phòng giáo viên, phòng y tế học
đƣờng, nhà kho, phòng trực, sân chơi, bãi tập (có đủ thiết bị luyện tập thể dục
thể thao đảm bảo an toàn); khu vệ sinh và khu để xe.
- Có hệ thống cấp nƣớc hệ thống thoát nƣớc cho tất cả các khu vực theo
quy định của vệ sinh môi trƣờng.
2. Căn cứ quy hoạch và thiết kế xây dựng, công nhận tiêu chí
- Quyết định số 27/2001/QĐ- BGD&ĐT ngày 05/07/2001 ban hành quy
chế công nhận trƣờng trung học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 – 2010.
- Quyết định số 32/2005/QĐ- BGD&ĐT ngày 24/10/2005 ban hành
quy chế công nhận trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Quyết định số 36/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 16/07/2008 ban hành
quy chế công nhận trƣờng Mầm non đạt chuẩn quốc gia.
- Quyết định số 07/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 02/04/2007 ban hành
điều lệ trƣờng trung học.
15
- Quyết định số 51/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 31/08/2007 ban hành
điều lệ trƣờng tiểu học;
- Quyết định số 14/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 17/04/2008 ban hành
điều lệ trƣờng Mầm non;
- Tiêu chuẩn thiết kế nhà trẻ trƣờng Mẫu giáo (Tiêu chuẩn xây dựng
Việt Nam TCXDVN 262:2002,
- Tiêu chuẩn thiết kế trƣờng học phổ thong (Tiêu chuẩn xây dựng Việt
Nam TCXDVN 3978: 1984).
Điều 9: Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa
1. Giải thích từ ngữ
1.1. Trung tâm văn hóa thể thao xã là nơi tổ chức các hoạt động văn
hóa thể thao và học tập của cộng đồng xã bao gồm: Nhà văn hóa đa năng, (hội
trƣờng, phòng chức năng, các công trình phụ chợ và các dụng cụ, trang thiết
bị tƣơng ứng theo quy định) và sân thể thao phổ thông (sân bóng đá, sân bóng
chuyền, khu nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ và khu tổ chức các môn thể thao của
dân tộc tại địa phƣơng);
1.2. Nhà văn hóa và khu thể thao thôn là nơi tổ chức các hoạt động văn
hóa – thể thao và học tập của cộng đồng thôn
2. Tiêu chuẩn trung tâm văn hóa – thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn
hóa – Thể thao và Du lịch cụ thể nhƣ sau:
2.1. Nhà văn hóa đa năng: diện tích đất đƣợc sử dụng là 1000 m
2
đối
với các tỉnh Đồng bằng, 800 m
2
đối với các tỉnh Miền núi, trong đó:
- Hội trƣờng 150 chỗ ngồi đối với các tỉnh Đồng bằng, 100 chỗ ngồi
đối với các tỉnh Miền núi.
- Phòng chức năng (hành chính, thông tin, đọc sách, truyền thanh, câu
lạc bộ) phải có 05 phòng với các tỉnh Đồng bằng, có 02 phòng trở lên đối với
các tỉnh Miền núi.
16
- Phòng thể thao đơn giản dử dụng để huấn luyện, giảng dạy và tổ chức
thi đấu thể thao có đủ diện tích theo quy định: 38m x18m đối với các tỉnh
Đồng bằng, 23m x 11m đối với các tỉnh khác
- Các công trình phụ trợ (nhà để xe, khu vệ sinh, vƣờn hoa): có đủ đối
với các tỉnh đồng bằng và từ 70% trở lên với các tỉnh Miền núi.
- Trang thiết bị nhà văn hóa (bàn ghế, giá sách, tủ, hệ thống âm thanh,
ánh sang, thông gió, đài truyền thanh) có đủ đối với đồng bằng và 70% trở lên
đối với các tỉnh Miền núi
- Dụng cụ thể thao (dụng cụ chuyên dùng cho các môn thể thao phù
hợp với phong trào thể thao quần chúng của xã) có đủ đối với các tỉnh Đồng
bằng và 70% trở lên đối với các tỉnh miền núi.
2.2. Sân thể thao phổ thông gồm: sân bóng đá, ở hai đầu sân bóng đá có
thể bố trí san bóng chuyền sân nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ và một số môn thể
thao dân tộc của địa phƣơng. Diện tích đất sử dụng là 90m x 120m đối với các
tỉnh Đồng bằng và 45m x 90m đối với các tỉnh Miền núi.
2.3. Tổ chức quản lý và hoạt động
a. Cán bộ
- Cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý có trình độ trung cấp về văn hóa thể
thao trở lên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã bổ nhiệm và đƣợc hƣởng phụ
cấp bán chuyên trách.
- Cán bộ nghiệp vụ: Đối với các tỉnh đồng bằng phải có cán bộ chuyên
môn về văn hóa thể thao đƣợc hợp đồng và hƣởng mức thù lao hợp lý. Đối
với các tỉnh Miền núi phải có cộng tác viên thƣờng xuyên.
b. Kinh phí hoạt động: Đối với các tỉnh Đồng bằng phải đảm bảo 100%
kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, ổn định hàng năm. Đối với các tỉnh Miền
núi đảm bảo 60% trở lên .
c. Hoạt động văn hóa văn nghệ
17
- Tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị: Đồng bằng 12 cuộc/năm.
Miền núi 3 – 6 cuộc/năm.
- Liên hoan hội diễn văn nghệ truyền thống: Đồng bằng 12 cuộc/năm.
Miền núi 3 – 6 cuộc/năm.
- Duy trì hoạt động thƣờng xuyên các câu lạc bộ: Đồng bằng 10 câu lạc
bộ trở lên. Miền núi 3 câu lạc bộ trở lên.
- Hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, nếp sống văn
hóa, bảo tồn văn hóa dân tộc: Đồng bằng hoạt động tốt. Miền núi có hoạt
động.
- Thu hút nhân dân hƣởng thụ và tham gia các hoạt động, sang tạo văn
hóa: Đồng bằng 40% trở lên, Miền núi 20% trở lên.
d. Hoạt động văn hóa thể thao
- Thi đấu thể thao: Đồng bằng 03 cuộc/năm. Miền núi 01 cuộc/năm.
- Thu hút nhân dân tham gia luyện tập thể dục thể thao thƣờng xuyên:
Đồng bằng 30% dân số, Miền núi 15% dân số.
- Chỉ đạo hƣớng dẫn nhà văn hóa, khu thể thao thôn (ấp,bản) hiện có:
Đồng bằng 100%, Miền núi 70%.
3. Căn cứ để quy hoạch, thiết kế xây dựng và đánh giá tiêu chí
Quyết định số 2448/QĐ- BVHTTDL ngày 07/07/2009 của Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch ban hành Quy chuẩn trung tâm văn hóa thể thao xã.
Điều 10: Tiêu chí chợ nông thôn
1. Giải thích từ ngữ
1.1. Chợ nông thôn là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày,
là nơi diễn ra hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa dịch vụ ở nông thôn.
Có hai loại chợ là chợ thôn và chợ trung tâm xã. Chợ phải có các khu kinh
doanh theo ngành hàng gồm: Nhà chợ chính, diện tích khu kinh doanh ngoài
trời, đƣờng đi, bãi đỗ xe, khu thu gom rác, cây xanh.