Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã vàng san – huyện mường tè – tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.04 KB, 65 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LÒ VĂN TUYỀN

Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ VÀNG SAN
HUYỆN MƢỜNG TÈ – TỈNH LAI CHÂU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Phát triển nông thôn
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học : 2011 – 1015



Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÒ VĂN TUYỀN

Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ VÀNG SAN
HUYỆN MƢỜNG TÈ – TỈNH LAI CHÂU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Phát triển nông thôn
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học : 2011 – 1015
Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Trần Việt Dũng


Thái Nguyên, 2015
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã đƣợc
sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây tôi xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo Th.S Trần Việt Dũng - ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
UBND xã Vàng San, Hội phụ nữ xã Vàng San đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại cơ sở.
Bà con nông dân và một số cán bộ trong xã đƣợc chọn làm địa bàn
nghiên cứu, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của
các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày tháng năm 2015
Sinh viên



Lò Văn Tuyền


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1:Tình hình phân bổ và sử dụng đất của xã Vàng San năm 2014 23
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính năm 2014 26
Bảng 4.3: Cơ sở vật chất, cán bộ y tế xã năm 2014 28
Bảng 4.4: Bảng trình độ học vấn của cán bộ các ban ngành là phụ nữ 31
trong xã 2014 31
Bảng 4.5: Cơ cấu phụ nữ tham gia lãnh đạo chính quyền và đoàn thể 2014 33
Bảng 4.6: Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng năm 2014 34
Bảng 4.7: Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia điều hành sản xuất của hộ 35
Bảng 4.8: Phân công lao động trong hoạt động sản xuất

nông nghiệp năm 2015 37
Bảng 4.9: Phân công lao động trong các công việc nhà và hoạt động cộng đồng 38
Bảng4.10: Thể hiện tình hình quản lý vốn vay của hộ 42
Bảng 4.11: Phân bổ thời gian sử dụng trong ngày của phụ nữ và nam giới 44
Bảng 4.12: Quyền ra quyết định chính ở 1 số hoạt động trong gia đình 45
DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể 2014 31
Biểu đồ 4.2: Trình độ văn hóa của phụ nữ trong các nhóm hộ 34
Biểu đồ 4.3: Thể hiển sự tiếp cận thông tin của phụ nữ 40
Biểu đồ4.4: Thể hiện quyền đứng tên sử dụng đất 41
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt
Nghĩa
1
ĐVT
Đơn vị tính
2
TDTT
Thể dục thể thao
3
KHKT
Khoa học kỹ thuật
4
UBND
Uỷ ban nhân dân
5
THCS

Trung học cơ sở
6
TH
Tiểu học
7
THPT
Trung học phổ thông
8
MC
Mù chữ
9
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
10
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
11
KTXH
Kinh tế xã hội
12
SL
Số lƣợng
13
CC
Cơ cấu
14
DTTS
Dân tộc thiểu số
15
NĐ - CP

Nghị định - chính phủ

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiêm cứu 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
PHẦN 2 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học 4
2.1.1. Một số khái niệm 4
2.1.2. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội 5
2.1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của ngƣời phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ gia đình 11
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 14
2.2.1 Tình hình thay đổi của phụ nữ trên thế giới 14
2.2.2 Phụ nữ Việt Nam và vai trò của họ trong phát triển kinh tế gia đình
và hoạt động xã hội 14
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 17
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 17
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17
3.2. Nội dung nghiên cứu 17
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 17

3.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 17
3.3.2. Phƣơng pháp chọn mẫu 18
3.3.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu 19
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 25
4.2 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế trên địa bàn
xã Vàng San 30
4.2.1 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội
tại xã Vàng San 30
4.2.2 Thực trạng vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình 33
4.2.3 Những thành tựu và hạn chế trong việc khai thác, phát huy vai trò
của phụ nữ tại xã Vàng San – huyện Mƣờng Tè – Tỉnh Lai Châu 47
4.2.4 Nguyên nhân hạn chế đến việc phát huy vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ gia đình 48
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
5.1. Kết luận 51
5.2. Kiến nghị 52
5.2.1. Đối với nhà nƣớc 52
5.2.2. Đối với chính, quyền đoàn thể địa phƣơng 52
5.2.3. Đối với ngƣời nông dân 55
1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Những vấn đề về phụ nữ có ảnh hƣởng đến mọi mặt của đời sống xã
hội, ở Nƣớc ta phụ nữ chiếm gần 50% dân số cả nƣớc họ tham gia vào tất cả
các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng…và ngày

càng thể hiện rõ vai trò của chính mình trong suốt chặng xây dựng đất nƣớc.
Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc phụ nữ luôn giữ và phát huy cao tinh thần
yêu nƣớc, đoàn kết, lao động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn gian khổ để
vƣơn lên học tập, lao động và đạt đƣợc nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực.
Đảng và nhà nƣớc ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ
trong xã hội đặc biệt là ở những vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa,
những nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiếu số khác nhau. Tạo mọi điều kiện
cho phụ nữ tham gia và phát huy vai trò của mình trên các lĩnh vực nhất là ở
khu vực nông thôn. Cùng với việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế gia
đình mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động kinh tế xã hội góp phần quan
trọng trong phát triển kinh tế, xã hội ổn định góp phần vào thay đổi diện mạo của
nông thôn Việt Nam.
Lai Châu là một tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ
ngƣời mù chữ còn cao, tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại, một số
nơi phong tục tập quán còn lạc hậu, cổ hủ do đó vấn đề về phụ nữ trên địa bàn
tỉnh cần đƣợc quan tâm hơn nữa, họ đang chịu nhiều thiệt thòi. Xã Vàng San là
xã Nghèo thuộc huyện Mƣờng Tè, tỉnh Lai Châu, với 52% dân số là nữ. Lực
lƣợng này đã và đang đóng góp to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội của
toàn xã [10].
Hiện nay ở một số gia đình trên địa bàn xã Phụ nữ là ngƣời chịu nhiều
thiệt thòi họ phải luôn nỗ lực, hi sinh, những quyền lợi chƣa đƣợc quan tâm
2

đúng mức, không có tiếng nói và quyền quyết định trong các công việc lớn
của gia đình nhƣng gánh nặng về công việc sản xuất cũng nhƣ chăm sóc gia
đình đều đặt lên vai ngƣời phụ nữ. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã
Vàng san – Huyện Mường Tè – Tỉnh Lai Châu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu đƣợc thực trạng, vị trí vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ gia đình từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ,
khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tăng thu nhập cải thiện đời sống ngƣời
dân, góp phần phát triển kinh tế tại xã Vàng San - huyện Mƣờng Tè - tỉnh Lai Châu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng vai trò của phụ nữ trong các
hoạt động phát triền kinh tế ở các hộ gia đình tại xã Vàng San - huyện Mƣờng
Tè - tỉnh Lai Châu
- Phân tích điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội ảnh hƣởng nhƣ thế nào
đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình
- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ trong việc
phát triển kinh tế hộ gia đình
- Tìm hiểu đƣợc tình hình phát triển kinh tế của các hộ gia đình tại xã
Vàng San - huyện Mƣờng Tè - tỉnh Lai Châu
- Đề xuất đƣợc các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Vàng San - huyện Mƣờng Tè - tỉnh
Lai Châu.



3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiêm cứu
- Đề tài là cơ hội cho em đƣợc học tập, rèn luyện, đi sâu vào thực tế,
đƣợc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, tích lũy những kiến thức
thực tế khi tiếp xúc, làm việc với ngƣời dân.
Tích lũy thêm những kiến thức mới cho bản thân nhằm phục vụ cho
công tác sau này. Ngoài ra, đề tài còn là cơ hội cho em đƣợc nghiên cứu, tìm
hiểu về đời sống của ngƣời dân trên địa bàn xã nơi mình đang sinh sống, từ

đó hiểu thêm về tình hình địa phƣơng
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp nhìn nhận đúng hơn về vai trò
của ngƣời phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình. Từ đó nâng cao nhận thức
của chính ngƣời phụ nữ và ngƣời dân về vai trò của phụ nữ, góp phần phát
huy hơn nữa vai trò của họ trong phát triển kinh tế của gia đình mình nói
riêng và phát triển chung của địa phƣơng.

4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về phụ nữ
“Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trƣởng thành, hoặc
đƣợc cho là đã trƣởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là
trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía ngƣời sử
dụng. Nó đề cập đến, hoặc hƣớng ngƣời ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là
không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hƣởng tích cực từ
những nữ giới này.” [14].
“Phụ nữ gồm những xét về mặt sinh học thuộc giống cái (phân biệt đối
lập với giống đực) xét về mặt khoa học tự nhiên, nếu ở góc độ khoa học xã
hội thì liên quan đến nam giới và nữ giới” [11].
2.1.1.2. Khái niệm về phát triển
“Phát triển là một quá trình chuyển biến xã hội mà qua đó con ngƣời dần
dần có khả năng kiểm soát đƣợc điều kiện vật chất xã hội và môi trƣờng quyết
định đến cuộc sống, công việc và lợi ích mà họ có đƣợc do sự kiểm soát đó
tạo nên. Đồng thời giúp họ có khả năng tự quyết định và tổ chức thực hiện” [4].
“Phát triển là quá trình thay đổi toàn diện nền kinh tế, bao gồm sự tăng

thêm về quy mô sản lƣợng, cải thiện về cơ cấu, hoàn thiện thể chế nhằm nâng
cao chất lƣợng cuộc sống” [11].
2.1.1.3. Khái niệm về nông thôn
Nông thôn là phần lãnh thổ của một nhà nƣớc hay một đơn vị hành
chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trƣờng tự nhiên, hoàn cảnh kinh
tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cƣ chủ yếu làm nông
nghiệp[12].
5

V. Staroveroy – nhà xã hội học ngƣời Nga đã đƣa ra một nhận định khá
bao quát về nông thôn, khi ông cho rằng: “Nông thôn với tƣ cách là khách thể
nghiên cứu xã hội học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã định
hình từ lâu trong lịch sử. Đặc trƣng của sự phân hệ xã hội này là sự thống
nhất đặc biệt của môi trƣờng nhân tạo với các điều kiện địa lý - tự nhiên ƣu
trội, với kiểu loại tổ chức xã hội phân tán về mặt không gian”. Tuy nhiên
nông thôn có những nét đăc trƣng riêng biệt của nó. “Nông thôn phân biệt với
đô thị bởi trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém hơn, bởi thua kém hơn
về mức độ phúc lợi xã hội, sinh hoạt”[7].
2.1.1.4. Khái niệm về phát triển nông thôn
Theo ngân hàng thế giới (1975) “Phát triển nông thôn là một chiến lƣợc
đƣợc hoạch định để cải thiện đời sống KT - XH của một tầng lớp ngƣời đã
đƣợc xác định - tầng lớp ngƣời nghèo ở nông thôn. Nó chú trọng đến phân
phối lợi ích của phát triển đến những ngƣời nghèo nhất đang kiếm sống trong
các vùng nông thôn. Tầng lớp này bao gồm nông dân sản xuất nhỏ, những
ngƣời thuê đất sản xuất và những ngƣời làm công không có đất” [16].
Theo Umale “Phát triển nông thôn đƣợc khái niệm nhƣ là một quá trình
cải thiện mức sống của hầu hết những ngƣời thu nhập thấp đang sinh sống
trong các vùng nông thôn, đồng thời tạo lập tính bền vững của họ.”
2.1.2. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội
2.1.2.1 Một số khái niệm

* Vai trò: Là một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ
đƣợc gán cho một địa vị cụ thể mà địa vị là một sự xác định vị trí xã hội trong
một cơ cấu xã hội.
* Phát triển kinh tế: “Đƣợc hiểu là quá trình lớn lên hay tăng tiến về
mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm cả tăng
thêm về quy mô sản lƣợng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế”.Phát triển kinh tế
6

xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân băng việc
phát triển lực lƣợng sản xuất , quan hệ xã hội, nâng cao chất lƣợng lao động
văn hóa [1].
* Tăng trƣởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi nhất của vấn
đề lý luận kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế có thể hiểu là: “ Sự gia tăng của cải vật
chất đƣợc biểu hiện bằng sự gia tăng của một hoặc nhiều chỉ tiêu kinh tế, hoặc
của cả nền kinh tế quốc dân trong một thời gian, đƣợc đánh giá bằng chỉ số %
tăng thêm của tổng thu nhập hàng năm hay từng thời kỳ”[3]
* Xã hội: Xã hội là một tập thể hay một nhóm những ngƣời đƣợc phân
biệt với các nhóm ngƣời khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trƣng, chia sẻ
cùng một thể chế và có cùng văn hóa.[15]
* Phát triển xã hội: Là sự biến đổi xã hội về mặt chất lƣợng bao gồm
tăng trƣởng kinh tế, đẩy mạnh giáo dục, y tế về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng
và các chỉ số về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ và có sự biến đổi theo hƣớng tiến
bộ hơn, đẹp hơn, tốt hơn[6].
* Hộ:
Theo Martin (1988): Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản
xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động khác.
Theo Raul(1989): Hộ là tập hợp những ngƣời có chung huyết tộc có
quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn
chính bản thân mình và cộng đồng.
Hộ là một nhóm ngƣời cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, họ

cùng sống chung hay không cùng sống chung dƣới một mái nhà, có chung
một nguồn thu nhập và ăn chung, cùng tiến hành sản xuất chung[4].
* Hộ nông dân: Là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp, theo
nghĩa rộng hơn bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp
ở nông thôn[2].
7

* Kinh tế hộ nông dân: Là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản
xuất xã hội, trong đó các nguồn lực nhƣ đất đai, tiền vốn và tƣ liệu sản xuất
đƣợc coi là của chung để tiến hành sản xuất. Mọi quyết định trong sản xuất
kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, đƣợc nhà nƣớc thừa nhận, hỗ
trợ và tạo điều kiện phát triển[4].
2.1.2.2. Vai trò của phụ nữ trong công việc gia đình
Công việc ở đây là công việc nội trợ nuôi dƣỡng và chăm sóc các thành
viên trong gia đình. Nhiều quan niệm cho rằng đây là những việc vặt và
không quan trọng. Đây cũng chính là lí do mà vai trò và địa vị của ngƣời phụ
nữ bị hạ thấp, là cơ sở căn bản tạo nên sự bất bình đẳng nam nữ. Trong nền
văn minh nông nghiệp, với sự phát triển của đại gia đình, tính gia trƣởng của
đàn ông đƣợc đề cao. Ngƣời phụ nữ trong các đại gia đình chỉ là những nhân
vật phụ thuộc và vai trò của họ hết sức mờ nhạt. Gánh nặng công việc nội trợ
vẫn đè lên vai ngƣời phụ nữ và hầu nhƣ chƣa có sự chia sẻ của ngƣời chồng, ngƣời
nam giới.
Theo kết quả nghiên cứu, phụ nữ nông thôn phải làm việc 8-16 h/ngày
gồm cả công việc nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, họ không có thời gian
đọc báo, nghe đài, xem văn nghệ trong khi nam giới chỉ làm 7 h/ngày. Phụ nữ
thành thị có điều kiện hơn do có những dịch vụ và trang thiết bị gia đình tốt
hơn nhƣng thời gian dành cho công việc gia đình vẫn gấp 1,5 lần so với nam
giới)[8].
Trong việc nuôi dạy con cái, phụ nữ có ảnh hƣởng rất lớn. Phần lớn các
công việc cho ăn, chăm sóc, dạy học thƣờng do ngƣời mẹ đảm nhận, nhất là

thời kỳ em bé còn nhỏ. Sức khoẻ và trình độ cũng nhƣ kiến thức của ngƣời
mẹ giúp cho việc nuôi dạy con cái tốt hơn. Phụ nữ cũng đƣợc giao trách
nhiệm chăm sóc ngƣời già, ngƣời bệnh, ngƣời tàn tật. Họ phải làm việc vất
vả, thời gian dài nhƣng lại không tạo thu nhập ở hoạt động này so với chồng,
8

họ phải chịu thiệt thòi nhiều hơn, thậm chí còn bị hiểu lầm bởi sự khó tính của
ngƣời già, ngƣời bệnh.
Rõ ràng vai trò của phụ nữ trở nên hết sức quan trọng trong việc thực hiện
những công việc nhằm nuôi dƣỡng và tái sản xuất lao động của các thành viên
trong gia đình. Nhƣng việc đồng thời phải thực hiện hai vai trò quan trọng là
làm kinh tế và nội trợ gia đình đã làm cho họ tốn rất nhiều thời gian và trí lực.
Hiện nay dù các quan hệ kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi nhƣng quan hệ
giới hầu nhƣ chƣa có những chuyển biến kịp thời. Do vậy phụ nữ thay vì đƣợc
giải phóng, đƣợc chia sẻ trong xã hội hiện đại thì vô hình chung họ trở thành
ngƣời gánh chịu nhiều trách nhiệm và chịu nhiều thiệt thòi.
2.1.2.4. Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển
 Tiếp cận đất đai
Tuy luật đất đai năm 1993 đã bảo vệ quyền thừa kế đất đai của phụ nữ
nhƣng các nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ chỉ có quyền sử dụng đất
trong mối liên hệ với đàn ông. Khi kết hôn phụ nữ về nhà chồng sống và phần
đất của cặp vợ chồng này do gia đình chồng chia cho. Khi ly hôn, ngƣời phụ
nữ trong mọi trƣờng hợp đều không đƣợc nhận đất bồi thƣờng. Những phụ nữ
goá chồng thì đƣợc quyền sử dụng đất nhƣng lại gặp khó khăn trong việc
chứng nhận quyền sử dụng đất của mình. Khi trong gia đình có một ngƣời con
trai trƣởng thành thì thƣờng lấy tên ngƣời con trai đó ghi vào giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Khi không có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất thì ngƣời phụ nữ rất khó có thể thế chấp để vay vốn vì ở nông thôn tài sản
thế chấp để vay vốn phổ biến nhất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất[15].
Việc sửa đổi mẩu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó ghi tên cả

vợ và chồng hiện nay là một việc làm tích cực tạo thuận lợi cho phụ nữ trong
việc tiếp cận vốn tín dụng.
 Tiếp cận vốn
9

Phụ nữ hiện nay có thuận lợi hơn trƣớc đây trong việc vay vốn tín dụng
vì có nhiều nguồn từ các tổ chức chính thống và phi chính thống. Là ngƣời
tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cũng tham gia
vào các quyết định phát triển của gia đình, do vậy phụ nữ đóng vai trò quan
trọng trong việc sử dụng vốn và tiết kiệm. Thông qua sự uỷ thác của Ngân
hàng chính sách xã hội, Hội phụ nữ các địa phƣơng đã thực hiện việc cho vay
vốn tới các hội viên kết hợp với việc kiểm soát sử dụng vốn và trả lãi.
 Tiếp cận với KHKT
Sự tiếp cận KHKT thông qua hệ thống khuyến nông nhà nƣớc và khuyến
nông tự nguyện hoặc các chƣơng trình, dự án đối với phụ nữ nông thôn là cần
thiết nhƣng gặp một số khó khăn. Ngoài công việc sản xuất kinh doanh, phụ
nữ còn phải làm công việc gia đình và tham gia vào các hoạt động khác. Quỹ
thời gian không cho phép họ tham gia các khoá tập huấn dài ngày hoặc ở xa
vì thiếu phƣơng tiện đi lại.
Thƣờng thì những kiến thức họ nhận đƣợc từ các khoá tập huấn có thể áp
dụng ngay vì họ trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay
nuôi dạy con cái trong khi nam giới đến các khoá tập huấn thƣờng không chú ý
nghe hay tham gia bởi họ nghĩ là họ biết hết. Sau đó họ lại không truyền đạt
những gì họ học đƣợc cho vợ, con. Những ngƣời phụ nữ có trình độ học vấn
cao, có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật tốt hơn. Tuy nhiên trình
độ của phụ nữ nông thôn thấp khiến việc tiếp cận KHKT của họ bị hạn chế.


 Tiếp cận thông tin
Vì quá bận bịu với công việc nên việc tiếp cận với các nguồn thông tin

của phụ nữ nông thôn còn khó khăn, chủ yếu thông qua các phƣơng tiện
thông tin đại chúng, hội họp, ở chợ, những dịp gặp nhau hoặc vào thời gian
10

cùng làm chung. Điều kiện kinh tế của gia đình và trình độ học vấn của phụ
nữ quyết định đến cơ hội tiếp cận thông tin, xử lý, chọn lọc thông tin của họ.
2.1.2.5. Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội, cộng đồng
Gia đình với tƣ cách là một chủ thể xã hội, khi tham gia sinh hoạt cộng
đồng bao giờ cũng hiện diện với tƣ cách là một chủ thể hoàn thiện. Ngƣời phụ
nữ hiện nay rất tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Mặc dù chƣa đạt
đƣợc sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong lĩnh vực hoạt động này
nhƣng thực tế đã có một tiến bộ đáng kể khi mà ngƣời phụ nữ đã hiện diện
với tƣ cách là ngƣời chủ, ngƣời đại diện cho gia đình để đi dự các đám hiếu,
hỉ, giao tiếp đoàn thể, chính quyền, họp làng bản, tổ dân phố, tiếp khách. Nhƣ
chúng ta đều biết, trong truyền thống những công việc này đều là của đàn ông
- ngƣời chủ gia đình. Điều này có nghĩa là ngƣời phụ nữ Việt Nam đang có sự
hoà nhập, sự chuyển đổi vai trò một cách rõ rệt.
2.1.2.6. Vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định
Phụ nữ thƣờng cùng chồng bàn bạc để ra quyết định về phát triển kinh
tế, mua sắm, chi tiêu trong gia đình, quyết định từ việc sinh con và học hành,
nghề nghiệp của con cái. Tuy nhiên thƣờng ngƣời chồng đóng vai trò quyết
định cao hơn ngƣời vợ, đặc biệt là quyết định trong các vấn đề xã hội, vì ý
kiến của phụ nữ ít quan trọng hơn nam giới[9].
2.1.2.7. Các chỉ tiêu đánh giá vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ gia đình
1. Dựa vào mức độ tham gia của phụ nữ trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh: mức độ tham gia của phụ nữ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
càng nhiều thì vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và cả sự phát
triển kinh tế xã hội càng cao.
2. Dựa vào thu nhập do phụ nữ tạo ra so với nam giới: nếu chỉ dựa vào

mức độ tham gia của phụ nữ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cũng
11

chƣa đủ để đánh giá vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình bởi tính
chất công việc khác nhau tạo ra mức thu nhập khác nhau. Do đó mà ta chỉ sử
dụng chỉ tiêu thu nhập của phụ nữ so với nam giới. Phần trăm thu nhập do
phụ nữ tạo ra càng lớn thì vai trò của họ càng đƣợc khẳng định trong gia đình
họ. Họ không chỉ chăm sóc con cái, chăm lo nhà cửa mà còn mang lại thu
nhập cho gia đình. Ngày nay ngƣời phụ nữ có quyền tham gia vào các quyết
định của gia đình, các công việc kinh doanh buôn bán. Mặt khác phần trăm
phụ nữ tham gia các hoạt động sản xuất và gia đình thể hiện vai trò của họ
trong việc nâng cao mức sống gia đình và của toàn xã hội.
2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ gia đình
2.1.3.1. Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở nông thôn
Việt Nam là một nƣớc thuộc khu vực Đông Nam á nên còn lƣu giữ rất
nhiều những phong tục tập quán kể cả những phong tục cổ hủ lạc hậu. ở
nông thôn, nơi mà sự tiếp cận của cơ chế thị trƣờng rất chậm, văn minh
thƣờng đến sau cùng, nên những tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ” có cơ hội
cản trở phụ nữ nông thôn tham gia vào các hoạt động xã hội, ngƣời dân
không dám mạnh bạo làm ăn, hạn chế tính năng động sáng tạo và đƣơng
nhiên cản trở vai trò của ngƣời phụ nữ. Đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số,
nơi mà quan niệm về giới và vai trò của giới vẫn có xu hƣớng đề cao vai trò
của nam giới hơn. Họ cho rằng chỉ nam giới mới có khả năng đảm đƣơng
đƣợc các công việc đƣợc xem là quan trọng của gia đình, cộng đồng và xã
hội [5].
Ngoài gánh nặng công việc gia đình ngƣời phụ nữ còn bị cộng đồng đối
xử bất bình đẳng, họ rất ít có cơ hội tham gia các hoạt động, hƣởng thụ văn
hoá tinh thần và tiếp cận với các dịch vụ thông tin. Công việc chính của ngƣời
phụ nữ đƣợc thừa nhận là chăm sóc con cái, nội trợ, luôn lệ thuộc vào chồng

12

và con trai. Còn các hoạt động học tập, thi cử và quản lí đất nƣớc là do nam
giới chi phối. Kết quả là ngƣời phụ nữ không biết đến hoặc không thể thực
hiện đƣợc quyền của họ đã đƣợc pháp luật công nhận.
2.1.3.2. Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của người phụ nữ
Ở nông thôn đặc biệt là miền núi phƣơng tiện thông tin nghe nhìn cũng
nhƣ báo chí đến với ngƣời nông dân rất hạn chế, do vậy việc phụ nữ tiếp cận
và nắm bắt các thông tin khoa học liên quan đến kiến thức phát triển sản xuất
và chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Tuy phụ nữ đã đƣợc bình đẳng với nam giới về tất cả các quyền và đƣợc
quy định rõ trong hiến pháp, bộ luật dân sự và luật hôn nhân gia đình nhƣng
hầu hết phụ nữ nông thôn không hiểu biết về những văn bản trên và phải tuân
theo các tập quán truyền thống. Phụ nữ bị hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ
thuật, sự hiểu biết nên gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt thông tin về
chính trị, pháp luật và gặp nhiều khó khăn trong áp dụng các tiến bộ KHKT
mới hay các phƣơng tiện hiện đại vào sản xuất, vào đời sống do vậy hiệu quả
công việc và năng suất lao động thấp [5].
2.1.3.3. Yếu tố vốn đầu tư
Trong phát triển kinh tế, yếu tố vốn là rất quan trọng nhƣng trong phát
triển kinh tế hộ gia đình thì hầu hết là gặp khó khăn về vốn. Phụ nữ ít có cơ
hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thống do trình độ học vấn thấp,
các hàng rào về xã hội và văn hoá, bản chất công việc kinh doanh và những
yêu cầu thế chấp ví dụ nhƣ việc ghi tên trên giấy chứng nhận sở hữu đất mà
ngƣời phụ nữ không thể ghi tên mình vào. Hơn nữa thị trƣờng ở nƣớc ta nhất
là thị trƣờng vốn ở các vùng xa xôi hẻo lánh hoạt động rất kém, cơ chế vay
vốn gặp nhiều khó khăn. Một điều là vay nợ ở khu vực nông thôn chủ yếu
đƣợc thực hiện thông qua khu vực phi chính thống với lãi suất rất cao. Do đó
13


mà phụ nữ nông thôn đặc biệt là phụ nữ nghèo không có điều kiện mở rộng
sản xuất phát triển kinh tế.
2.1.3.4. Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ
Phụ nữ phải đối mặt với nhiều ràng buộc về thời gian lớn hơn nam giới.
Họ có thể dành ít thời gian hơn cho công việc đồng ruộng nhƣng lại phải làm
việc nhà nhiều hơn do sự phân công lao động mang tính chất giới về việc
chăm sóc con cái và trách nhiệm chăm lo việc nhà. Do vậy mà phụ nữ ít có
điều kiện tiếp xúc với các nguồn sách báo, thông tin. Điều này đã ảnh hƣởng
rất lớn đến khả năng nhận thức và hiểu biết xã hội. ở nhiều vùng xa xôi hẻo
lánh, ngƣời dân ít có cơ hội tiếp xúc với báo chí và các hình thức truyền tải
thông tin khác. Do vậy mà cơ hội để phụ nữ giao tiếp rộng, tham gia hội họp
để nắm bắt thông tin cũng rất hiếm[5].
2.1.3.5. Yếu tố sức khỏe
Với phụ nữ nông thôn vừa phải lao động nặng vừa phải thực hiện thiên
chức của mình là phải mang thai, sinh con và cho con bú bằng bầu sữa của
mình, cùng với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khoẻ của họ bị
giảm sút. Điều này không những ảnh hƣởng đến khả năng lao động mà còn
làm vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng nhƣ trong việc phát triển kinh tế
gia đình trở nên thấp hơn.
2.1.3.6. Yếu tố chủ quan
Một yếu tố không thể không nhắc đến ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ
đó là nguyên nhân chủ quan do chính họ gây ra. Chính họ cũng cho rằng
những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái… là công việc của ngƣời
phụ nữ, nhƣ vậy vô hình chung họ công nhận cái định kiến của xã hội, tự trói
buộc mình để rồi công việc gia đình đè lên đôi vai của họ, họ không còn thời
gian cho việc tham gia các hoạt động xã hội. Họ tự đánh mất vai trò và vị trí
của mình trong gia đình và xã hội.
14

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1 Tình hình thay đổi của phụ nữ trên thế giới
Địa vị của phụ nữ ở các nƣớc đang phát triển trên tất cả các khía cạnh
đã đƣợc cải thiện đáng kể trong những năm trở lại đây. Do có sự đầu tƣ mạnh
hơn vào phụ nữ và các bé gái, cải thiện mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế,
chăm sóc sức khỏe, phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lƣợng lao động và do
đó đã thu hẹp khoảng cách về giới trong các vấn đề việc làm và trong tiền
lƣơng. Trình độ học vấn của phụ nữ cũng đã có sự cải thiện đáng kể, tỷ lệ đi
học của bé gái đã đƣợc tăng lên nhiều. Điều đó cho thấy đã có sự thu hẹp
khoảng cách về giới trong giáo. Tuy đã có sự tiến bộ rõ rệt nhƣ vậy nhƣng sự
bất bình đẳng giới về năng lực, quyền hạn, tiếng nói vẫn còn tồn tại dáng kể ở các
nƣớc đang phát triển.
Châu Á đƣợc xác định là trung tâm kinh tế lớn trong tƣơng lai, nhƣng
vẫn còn nhiều nƣớc trong tình trạng nghèo đói đe dọa và tỷ lệ ngƣời mù chữ
còn cao nhƣ Băngladesh gần 80%, ấn độ 30%, ở một số nƣớc Đông Nam á
nhƣ Philippin, Thái lan mỗi năm có trên 600.000 ngƣời đi lao động nƣớc ngoài.
Một vấn đề nóng bỏng trong xã hội hiện nay đó là bạo lực gia đình ở
Châu Mỹ La tinh, nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em.Tại Mỹ
cứ 15 giây lại có một phụ nữ bị đánh đập, ở Ai Cập phụ nữ bị thƣơng tích
đƣợc đƣa đến cơ sở chữa trị chủ yếu do bị hành hung. Thực tế cho thấy chúng
ta phải nỗ lực hành động hơn nữa “ Vì sự tiến bộ của phụ nữ” trên phạm vi
toàn cầu vì hòa bình ổn định và phát triển của nhân loại[13].


2.2.2 Phụ nữ Việt Nam và vai trò của họ trong phát triển kinh tế gia đình
và hoạt động xã hội
15

Trong lịch sử dân tộc ngƣời phụ nữ Việt Nam đã phải gánh chịu nhiều
hy sinh, mất mát, nhƣng vẫn luôn chịu thƣơng chịu khó, thủy chung son sắt,
anh dũng, kiên trung, bất khuất, sánh vai cùng cánh mày râu ngang dọc trên

chiến trƣờng. ở hậu phƣơng, phụ nữ cũng luôn đi đầu mang lại sự bình yên,
hạnh phúc cho gia đình và quê hƣơng xứ sở.
Từ thời bà Trƣng bà Triệu - những ngƣời phụ nữ đã cùng toàn dân
vùng lên đánh đuổi quân xâm lƣợc phƣơng Bắc. Về sau là những nữ anh hùng
trong lịch sử đấu tranh chống đế quốc xâm lƣợc nhƣ Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị
Minh Khai… Họ đã không tiếc máu xƣơng hy sinh cho Tổ quốc với mong
muốn giản đơn: đất nƣớc có ngày độc lập, thống nhất, nhà nhà đoàn tụ hạnh
phúc. Trải qua bao thăng trầm, biến động của cuộc chiến chính nghĩa, rất
nhiều tên tuổi và chiến công của phụ nữ Việt Nam đã làm ngời sáng trang sử
vẻ vang của dân tộc, góp phần tô điểm thêm nét đẹp phụ nữ, xứng đáng với 8
chữ vàng mà Bác Hồ dành tặng: “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm
đang”[5].
Ở thời hiện đại, vai trò, vị thế của ngƣời phụ nữ trong xã hội tiếp tục
đƣợc nâng cao với những đóng góp to lớn đối với sự phát triển chung của đất
nƣớc. Ngoài việc thực hiện tốt thiên chức làm mẹ, làm vợ, làm con hiếu thảo,
luôn vun vén giữ gìn hạnh phúc gia đình, ngƣời phụ nữ Việt Nam còn rất
năng động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong công việc chung của xã hội: làm
kinh tế, chính trị, nâng cao đời văn hóa, góp phần khẳng định giá trị nền tảng
gia đình.
Có thể thấy, dù ở phƣơng diện nào, ngƣời phụ nữ cũng hoàn thành xuất
sắc vai trò của mình, cùng góp sức xây dựng một xã hội văn minh, văn hóa,
nghĩa tình. Chính sự khéo léo, duyên dáng, tài năng và sức chịu đựng dẻo dai
là yếu tố đặc trƣng riêng biệt giúp phái nữ có thể thắng lợi và thành công trên
nhiều mặt trận, không hề thua kém nam giới.
16

Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào sự phát triển của
đất nƣớc, thể hiện ở số nữ chiếm tỷ lệ cao trong lực lƣợng lao động. Với hơn
50% dân số và gần 50% lực lƣợng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ
nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức

vụ quan trọng trong bộ máy nhà nƣớc.
Ngoài ra trong sản xuất ngƣời phụ nữ cũng là ngƣời tạo ra phần lớn
lƣơng thực trong gia đình. Mọi việc đồng áng gần nhƣ dồn hết lên đôi vai gầy
của ngƣời phụ nữ. Ngƣời phụ nữ Việt Nam góp phần xây dựng nền văn minh
dân tộc bằng lao động sáng tạo và trí tuệ thông minh, bằng tình thƣơng và đạo
đức trong sáng của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ ràng “ Non
sông và gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng nhƣ già ra sức dệt thêu và
thêm tốt đẹp rực rỡ”. Do vậy phụ nữ Việt Nam phải luôn khẳng định vai trò
và vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội để không phụ sự kỳ vọng
của Bác Hồ vĩ đại[13].
17

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là phụ nữ trong các hộ gia đình trên địa bàn xã
Vàng San - huyện Mƣờng Tè - tỉnh Lai Châu
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Vàng San - huyện Mƣờng Tè - tỉnh Lai Châu
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 05/01/2015 đến 05/04/2015
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình điều kiện tự nhiên, KT - XH xã Vàng San - huyện
Mƣờng Tè - tỉnh Lai Châu
- Tìm hiểu thực trạng, vai trò của phụ nữ trong các hoạt động phát triển
kinh tế hộ gia đình tại xã Vàng San.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Vàng San - huyện Mƣờng Tè - tỉnh Lai Châu.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thông tin thứ cấp: đƣợc thu thập từ UBND xã Vàng San, Hội phụ nữ
và ban thống kê xã, nhằm phục vụ cho nội dung nghiên cứu tìm hiểu về thông
tin kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. Một số sách, báo, tạp chí, các công
trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề về vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ gia đình
- Thông tin sơ cấp: đƣợc thu thập thông qua điều tra phỏng vấn 60 hộ
nông dân đã chọn.


×