Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 114 trang )

MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN)
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
XTĐT Xúc tiến đầu tư
TTXTĐT Trung tấm xúc tiến đầu tư
BOT Xây dựng, vận hành, chuyển giao
BOO Xây dựng, sở hữu, vận hành
BTO Xây dựng, chuyển giao, vận hành
BT Xây dựng, chuyển giao
BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh
ĐTRNN Đầu tư ra nước ngoài
WTO Tổ chức thương mại thế giới
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
ASEM Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu
MIGA Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương
ASEM Hợp tác Á - Âu
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KKT Khu kinh tế
KCNC Khu công nghệ cao
UBNN Ủy ban nhân dân
GCNĐT Giấy Chứng nhận đầu tư
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1: ĐTNN vào Việt Nam giai đoạn 1988-T8/2012 18
Về Công nghiệp - xây dựng 78


Nông - Lâm - Ngư nghiệp 80
Dịch vụ 80
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số lượng các tài liệu được in, ấn, xuất bản phụ vụ cho hoạt động
XTĐT của Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn 2005-2011 Error:
Reference source not found
Bảng 2: Tỷ lệ các loại tài liệu được phát hành cho muc đích vận động các nhà
đầu tư tiềm năng Error: Reference source not found
Bảng 3: Tổng kết số hội thảo, hội nghị về XTĐT tầm quốc gia được tiến hành
tại nước ngoài giai đoạn 2008- 2011 Error: Reference source not
found
Bảng 4: Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 – 1995 Error:
Reference source not found
Bảng 5: Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000 Error:
Reference source not found
Bảng 6: Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 – T8/2012 Error:
Reference source not found
Bảng 7: Tình hình thu hút FDI năm 2009 và 2010 Error: Reference source not
found
Bảng 8: Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam 8 tháng đầu năm 2011 và 2012
Error: Reference source not found
Bảng 9 : Cơ cấu FDI trong ngành công nghiệp – xây dựng Error: Reference
source not found
Bảng 10 : Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012 theo Vùng ( tính từ
01/01/2012 đến 20/08/2012) Error: Reference source not found
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay, đầu tư trực tiếp nước
ngoài (DTNN) đã trở thành một bộ phận không thể tác dời trong chiến lược
của nền kinh tế xã hội, không chỉ của riêng Việt Nam mà còn của hầu hết tất
cả các quốc gia trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhân tố góp phần

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
việc làm, nâng cao tay nghề cho người lao động, giảm nhẹ gánh nặng thất
nghiệp, thúc đẩy xuất, nhập khẩu, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực
và trên thế giới. Thực tiễn và kinh nghiệm của nước đã chỉ ra rằng, quốc gia
nào vận dụng hiệu quả chiến lược hợp tác kinh tế quốc tế với bên ngoài, biết
tranh thủ nắm bắt cơ hội cũng như tận dụng được những nhân tố tiềm năng,
quý giá từ bên ngoài để biến chúng thành những nhân tố bên trong cho riêng
nước mình thì nền kinh tế của quốc gia đó sẽ tăng trưởng rất mạnh song song
với nó là hàng loạt những lĩnh vực, vấn đề khác cũng đồng thời được cải thiện
và phát triển rõ rệt. Quốc gia nào thu hút được càng nhiều vốn ĐTNN thì tốc
độ phát triển của quốc gia đó càng nhanh chóng. Chính vì nguyên nhân đó mà
trên thế giới đang diễn ra một cuộc cạnh tranh đầy gay go và khốc liệt nhằm
thu hút vốn ĐTNN về quốc gia mình.
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ấy, mọi quốc gia đều nhận thức được vai
trò vô cùng quan trọng của hoạt động XTĐT trong việc thu hút vốn FDI và
không ngừng phát triển, thúc đẩy hoạt động này. Hoạt động XTĐT có hiệu
quả thì tiến trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam mới được triển khai nhanh
chóng và bền vững.
Qua thời gian đầu thực tập tại Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, bước đầu có những hiểu biết nhất định về hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Em đã chọn đề tài :” Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư
1
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” làm đề tài chuyên đề thực tập.
Bố cục của bài viết gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương II: Thoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Chương III: Giải pháp tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam
Trong quá trình thực hiện, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của Cô TS.
Trần Mai Hương và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú và anh chị cán bộ công

nhân viên trong Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Do trình độ
còn hạn chế và kinh nghiệm về thực tiễn có hạn nên bài việt không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến và chỉ bảo của cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn TS.
Trần Mai Hương và các cô chú và anh chị tại Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành báo cảo này
Em xin chân thành cảm ơn.
2
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
I. Hoạt động xúc tiến đầu tư
1. Khái niệm
Trong nền kinh tế hội nhập và mở cửa, thu hút vốn FDI là một cuộc đua
đầy quyết liệt giữa tất cả các quốc gia trên thế giới. Quốc gia nào thu hút được
càng nhiều vốn FDI thì quốc gia đó tạo được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
nều kinh tế phát triển nhanh chóng và bền vựng. Một trong những giải pháp
hữu hiệu nhẩt của các quốc gia chạy trong công cuộc thu hút nguồn vốn FDI
là xúc tiến đầu tư.
Alvin G. Wint, năm 1992, trong tác phẩm nghiên cứu của mình với tựa
đề “Public Marketing of Foreign Investment: Successful International Offices
Stand Alone”, định nghĩa XTĐT “là những nỗ lực của một chính phủ nhằm
truyền đạt thông tin về môi trường đầu tư của đất nước mình tới các nhà đầu
tư nước ngoài, thuyết phục và trợ giúp họ đầu tư hoặc tái đầu tư vào đất nước
mình”.
Nhà kinh tế học người Mỹ Theodore H. Moran, tác giả cuốn “Foreign
Direct Investment and Development: The new policy agenda for Developing
Countries and Economies in Transition (1998)”, đă xem xét XTĐT dưới góc độ
là một vấn đề của việc phân phối thị trường và đưa ra kết luận có tính 2 chiều.

Ông cho rằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, XTĐT không có nghĩa là
sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, làm méo mó sự phân phối nguồn
lực, hạn chế những ngành công nghiệp không được khuyến khích. Ở thị trường
cạnh tranh không hoàn hảo, XTĐT lại được giải thích như những nỗ lực của
chính phủ trong việc thu hút FDI, tuy nhiên cái giá phải trả cho sự can thiệp
này là nền kinh tế có thể bị bóp méo.
3
Việt Nam, cũng như các quốc gia trên thế giới trong vài năm gần đây
cũng đã có những cái nhin nhất định, rõ ràng hơn về nội dung cũng như tầm
quan trọng của công tác XTĐT. Trong nghiên cứu về “Chiến lược xúc tiến
FDI tại nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam” do công ty Price
Waterhouse Coopers thực hiện năm 2003 dưới sự tài trợ của Cơ quan hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA), khái niệm về “xúc tiến đầu tư” được đưa ra như
sau:
Theo nghĩa rộng, xúc tiến đầu tư là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá
cơ hội đầu tư và hỗ trợ đầu tư của nước chủ nhà. Bản chất của hoạt động
XTĐT này, thực chất là hoạt động marketing trong thu hút đầu tư mà kết quả
được thể hiện qua việc dòng vốn FDI chảy vào nước nhận đầu tư.
Theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư được coi là một chuỗi các giải pháp
nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một chuỗi các chiến lược
markeing hỗn hợp. Đó là chiến lược sản phẩm (Product Strategy), chiến lược
giá cả ( Price Strategy) và chiến lược xúc tiến ( Promotion Strategy)
Cụ thể như sau:
- Chiến lược sản phẩm: Một quốc gia được coi là có chiến lược sản
phẩm khi quốc gia thiết lập và xây dựng chiến lược marketing sản phẩm phù
hợp. Để làm được điều này, các quốc gia cần phải nắm được những lợi thế
cũng như những bất lợi nội tại của nước mình. Qua đó, nhấn mạnh và làm
sáng lên điểm mạnh, cũng như đưa ra được những giải pháp kịp thời nhằm
hạn chế và giảm thiểu những bất lợi nội tại đó nhằm tăng tính hấp dẫn của
nước nhận đầu tư đối với các đối tác nước ngoài, đồng thời tạo nên tính ưu

biệt đối với các nước cạnh tranh khác.
- Chiến lược giá cả: Giả cả xây dựng và hoạt động của nhà đầu tư nước
ngoài tại nước sở tại là những nhân tố chính của chiến lược giá cả của nước
nhận đầu tư. Giá cả cụ thể gồm: giá xây dựng, sử dụng cơ sở hạ tầng, chi phí
cố định, thuế ưu đãi, thuế cố định…Một quốc gia có chiến lược giá cả hợp lý
4
là nước có những quy định rõ ràng về hệ thống giá cả và một mức giá phù
hợp với nhu cầu, mong muốn của nhà đầu tư.
- Chiến lược xúc tiến: Gồm một chuỗi các hoạt động như: giới thiệu,
tuyên truyền, phổ biến thông tin, tạo dựng hình ảnh và các dịch vụ đầu tư cho
các nhà đầu tư.
Xúc tiến đầu tư là hoạt động mang tính lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi công sức
và tiền của lớn song lại đem lại những kết quả đáng ngạc nhiên cho hoạt đồng
đầu tư nước ngoài của các nước nhận đầu tư. Vì vậy, hoạt động xúc tiến đầu
tư ngày càng được phổ biến và tiến hành rộng khắp ở tất cả các quốc gia trên
thế giới. Điển hình như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada…Xúc tiền đầu tư
thực sự là một công cụ hiệu quả trong công tác thu hút nguồn vốn FDI trong
đầu tư.
Tóm lại. xúc tiến đầu tư là một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm mục đích
nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đến nước mình, địa phương mình về đầu tư. Hoạt động này ngày
càng trở nên đa dạng và cấp thiết đối với mỗi quốc gia trong hoạt động thu
hút nguồn vốn FDI.
2. Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư
Theo quy định của Luật Đầu tư 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành,
nội dung công tác XTĐT trong giai đoạn hiện nay gồm có 4 nội dung chính
sau:
2.1Xây dựng kế hoạch, chính sách xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu
tư nước ngoài
2.1.1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch xúc tiến đầu tư

Chiến lược XTĐT có vai trò như một sơ đồ chỉ dẫn để hoạt động đầu tư
được đúng hướng và đạt được những mục tiêu đã đề ra. Các hoạt động từ
tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư,
tiềm năng và cơ hội đầu tư cho đến việc tổ chức hội thảo và các đoàn vận
5
động đầu tư, tổ chức và tham gia triển lãm…tất cả đều phải được sắp xếp theo
một trình tự nhất định nhằm tạo ra một kế hoạch tổng thể, hợp lý và toàn diện.
Xây dựng một chiến lược XTĐT gồm có 3 bước tiến hành chính sau:
Bước 1: Đánh giá nhu cầu tiềm năng đầu tư
- Xác định mục tiêu phát triển của đất nước: Mục tiêu XTĐT cần phản
ánh được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kì của một
quốc gia nhằm tối đa hóa lợi ích mang lại từ những nỗ lực mà XTĐT mang
lại.
- Khảo sát các xu hướng của đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng của nó
đến hoạt động đầu tư: Thông qua việc khảo sát xu hướng vận động của nguồn
vốn FDI, các nước nhận đầu tư có thể có được những cái nhìn tổng quan về
nhu cầu của nhà đầu tư, những yếu tố nào hấp dẫn các nhà đầu tư cũng như
xác định được các ngành, lĩnh vực đầu tư tiềm năng để hướng tới.
- Tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cần
đặt ra đối với các nước nhận đầu tư để tìm ra được những chiến lược XTĐT
phù hợp.
- Phân tích các đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu, phân tích khả năng cạnh
tranh của các nước nhằm tìm ra điểm khác biệt, qua đó tìm phương hướng
thúc đẩy cạnh tranh đúng đắn và hiệu quả.
Bước 2: Hướng tới các ngành và các khu vực có nguồn vốn đầu tư
- Xây dựng danh sách các ngành: Lập sơ bộ danh sách các ngành có khả
năng thu hút vốn FDI tương ứng với quy mô nhỏ, vừa, lớm nhằm xây dựng
những chiến lược XTĐT phù hợp.
- Phân tích các ngành: phân tích cơ cấu ngành, xác định các doanh
nghiệp tiềm năng …

- Đánh giá sự phù hợp của ngành với quốc gia
- Lập danh sách ngắn các ngành phù hợp nhất
Bằng việc xác định các loại ngành trọng tâm hướng tới, một chiến lược
marketing sẽ được xây dựng phù hợp với những yêu cầu, mục tiêu, chiến lược
6
cụ thể đã đặt ra.
Bước 3: Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư
- Điều chỉnh phương pháp xúc tiến đầu tư: Các ngành, lĩnh vực khác
nhau có các chiến lược XTĐT khác nhau.
- Đánh giá khả năng tổ chức và trách nhiệm của cơ quan tiến hành hoạt
động XTĐT.
- Đánh giá sử dụng ngân sách: Xác định chi phí cần thiết cho các hoạt
động xúc tiến gồm có quy mô nguồn vốn và đơn vị cấp phát vốn.
- Xây dựng tài liêu chiến lược: Tài liệu chiến lược sẽ trình bày rơ ràng
các mục tiêu xúc tiến và các hoạt động dự kiến trong thời gian tới.
Như vậy, việc xây dựng một chiến lược XTĐT theo ngành, lĩnh vực và
khu vực cụ thể sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi ích mà hoạt
động này mang lại trong việc thu hút FDI nói riêng và góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
2.1.2 Xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài;
Khi quyết định đầu tư vào một quốc gia nào đó, các nhà đầu tư rất quan
tâm đến các chính sách, đặc biệt là các chính sách ưu đãi mà mình sẽ được
hưởng nếu đầu tư vào quốc gia đó. Các chính sách nhằm thu hút các nhà đầu
tư gồm có: Chính sách thuế, chính sách lệ phí, chính sách đất đai, chính sách
về quản lý hoạt động đầu tư Cụ thể:
- Chính sách thuế: Để thúc đẩy nguồn vốn FDI đầu tư vào các nước sở
tại, nhiều chính sách thuế đặc biệt đã được thiết lập như ưu đãi về mức thuế
xuất, miễn thuế, giảm thuế…
- Chính sách lệ phí: Quy định các khoản tiền phải nộp như phí dịch vụ
cấp phép đầu tư, phí nước, điện tối thiểu nhằm tăng tính canh tranh thu hút

các nhà đầu tư so với các quốc gia khác.
- Các chính sách khuyến khích đầu tư khác: Nhằm tăng cường thu hút
7
FDI, nhiều quốc gia đã đưa ra nhiều chính sách đảm bảo và khuyến khích đầu
tư. Các chính sách đảm bảo và khuyến khách đầu tư ví dụ như đảm bảo được
đối xử bình đẳng, đảm bảo quyền sở hữu tài sản hợp pháp, đảm bảo được
chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp ra nước ngoài, đảm bảo cơ chế giải
quyết tranh chấp trong đầu tư
2.2Thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung
cấp thông tin về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư
2.2.1 Cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu

Thông tin về môi trường đầu tư là vô cùng quan trọng đối với các nhà
đầu tư trước khi quyết định lựa chọn một địa điểm đầu tư phù hợp, đáp ứng
tối đa nhu cầu của họ. Một môi trường đầu tư tốt, phù hợp và thuận lợi có ảnh
hưởng quyết định đến tính khả thi và hiệu quả của một dự án đầu tư. Các
thông tin về môi trường đầu tư cụ thể bao gồm các thông tin về: Vị trí địa lý
và điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, môi trường chính trị - kinh tế - xã hội,
tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư trong những năm trở lại đây, chuỗi
cung ứng sản phẩm, hệ thống dịch vụ, cơ sở hạ tầng …Cụ thể:
- Môi trường chính trị kinh tế xã hội: Tình hình chính trị là yếu tố hàng
đầu tác động đến công cuộc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một quốc gia
có tình hình chính trị ổn dịnh, thân thiện, một nền kinh tế phát triển, đầy tiềm
năng, quy mô thị trường trong nước lớn và năng động; có tiến trình hội nhập
sâu, rộng vào khu vực và thế giới luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Ngoài quán, tôn giáo, văn hóa có ảnh hưởng không nhỏ đến từng lĩnh
vực đầu tư cụ thể, tác động không nhỏ vào quyết định lựa chọn địa điểm đầu
tư của các chủ đầu tư nước ngoài cũng như tổng lượng vốn FDI chảy vào các
quốc gia đó
- Vị trí địa lý: lợi thế về vị trí địa lý có vai trò tích cực đến thu hút FDI

8
tại một quốc gia. Một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với cả biển
và lục địa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của các nước
khác đầu tư vào đây như giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng
mở rộng ra các thị trường xung quanh, khai thác hiệu quả nguồn nhân lực và
thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa
- Nguồn lao động: Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ luôn là điểm ngắm
của rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài có ý định mở rộng thi trường kinh
doanh vầ sản xuất sang một quốc gia khác.
- Tài nguyên thiên nhiên: Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên
thiên nhiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến nguồn cung cấp đầu vào của các
doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quá trình vận hành kết quả đầu tư của mối một
dự án. Một môi trường dồi dào, sẵn có và phong phú về tài nguyên luôn có
một lợi thế nhất định đối với mỗi nước sở tại trước các chủ đầu tư nước ngoài.
- Môi trường pháp lý, luật pháp: Quá trình đầu tư liên quan đến nhiều
lĩnh vực hoạt động trong một thời gian dài nên môi trường pháp lý ôn định và
có hiệu quả là một yếu tố quan trọng để quản lý và đầu tư một cách có hiệu
quả. Môi trường bao gồm các chính sách, quy định, luật phảp không chồng
chéo, mâu thuận, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ luôn được các nhà đầu tư
quan tâm và lựa chọn.
- Cơ sở hạ tầng : Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công
nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn FDI vào một quốc gia.
Một hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường
bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính
viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác) luôn là điều mong muốn đối với mọi
nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ kể đến hệ thống các cơ sở hạ tầng kĩ thuật
nêu trên, các nhà đầu tư nước ngoài còn luôn chú ý đến hệ thống cơ sở hạ
tầng xã hội như hệ thống y tế, hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống tín dụng
9
ngân hàng. Thu hút đầu tư FDI hiệu quả là sự kết hợp chặt chẽ giữa 2 hệ

thống cơ sở hạ tầng về cả kĩ thuật và xã hội thành một thể thống nhất.
- Chuỗi cung ứng sản phẩm : Chuỗi cung ứng có vai trò vô cùng quan
trọng trong doanh nghiệp. Thông qua việc phối hợp với các đối tác, nhà cung
ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ khách hàng, các doanh nghiệp
có thể cạnh tranh thành công khi sở hữu một chuối cung ứng trội hơn hẳn các
đối thủ khác. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng vậy, có được một chuỗi
cung ứng lý tưởng tại nước nhận đầu tư sẽ giúp giảm chi phí, thuận tiện trong
kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần, tăng cường vị thế cạnh tranh
từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các hoạt động XTĐT từ việc hoạch định, xây dựng chiến lược đến lúc
tiến hành truyền bá đều phải xoay quanh tất cả các thông tin trên.
2.2.2 Xây dựng hình ảnh về nước nhận đầu tư
Thông tin về môi trường đầu tư luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với
mỗi nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Mặc dù
vậy, thông tin về môi trường đầu tư không phải lúc nào cũng chuyền tải đúng
và đầy đủ tất cả các mặt của nước nhận đầu tư. Bên cạnh công tác tuyên
truyền, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, việc xây dựng hình ảnh đất
nước luôn được các các cơ quan XTĐT hết sức coi trọng. Hoạt động xây
dựng hình ảnh đất nước nhằm cung cấp đầy đủ và chính xác nhất thông tin về
nước nhật đầu tư, rút ngắn khoảng cách giữa nhận thức và thực tế, thay đổi
hình ảnh của nước nhận đàu tư với tư cách là một địa điểm đầu tư.
Việc xây dựng hình ảnh của một đất nước bắt đầu bằng việc đánh giá
xem các nhà đầu tư nhận thức như thế nào về nước nhận đầu tư đó. Có nhiều
cách để đánh giá như nghiên cứu thông tin trên sách báo, ấn phẩm, mạng
internet, sử dụng phiếu phỏng vấn…
Dựa vào kết quả đánh giá nhận thức của nhà đầu tư thu được, các cơ
10
quan XTĐT sẽ xây dựng chiến lược marketing trọng tâm. Mục đích của việc
xây dựng chiến lược marketing nnày là nhằm nhấn mạnh những lợi thế nước
nhận đầu tư đó, đồng thời phản ánh rõ và chi tiết những gì mà nhà đầu tư

đang quan tâm và tìm kiếm.
Để truyền tải thông điệp marketing này hiệu quả, cần lựa chọn công cụ
marketing phù hợp. Các công cụ truyền tin bao gồm: brochure giới thiệu, báo
cáo chuyên ngành, bản tin tức, thư ngỏ, CD-ROM, internet và video….
2.3 Tổ chức các cơ sở xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài để
vận dụng, hỗ trợ , hướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu chính sách, quy định
pháp luật về đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực hiện dự án đầu tư
Nhằm tuyên tuyền, quảng bá, vận động, hỗ trợ và hướng dẫn các nhà đầu
tư tìm hiểu chính sách, quy định pháp luật về đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địa
điểm thực hiện dự án đầu tư phù hợp, công tác tổ chức các cơ sở XTĐT ở
trong và ngoài nước là hết sức cần thiết. Đây được coi cây cầu nối, người phát
ngôn của các nước nhận đầu tư tới các nhà đầu tư nhằm thu hút và hướng dẫn,
tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư có thể thực hiện dự án đầu tư tại nước
nhận đầu tư một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.
Thông qua những cơ sở xúc tiến đầu tư tại trong và ngoài nước, nhà đầu
tư có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu về những chính sách, pháp luật cũng như các
ưu đãi mà mình sẽ được hưởng trước khi quyết định có nên đầu tư vào quốc
gia đó hay không. Những chính sách hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư
được các cơ sở XTĐT cập nhật nhanh chóng, đầy đủ và chi tiết dưới mọi góc
độ tiếp cận nhằm thu hút, đáp ứng mọi vấn đề đạt ra của chủ đầu tư. Các
chính sách chính gồm có: Chính sách thuế, chính sách lệ phí, chính sách đất
đai, chính sách quản lý ngoại hối, các chính sách về quản lý hoạt đọng đầu tư
và các chính sách và quy định khác Từng chính sách đã được đề cập đến ở
mục 2.1.2
11
2.4 Xây dựng danh mục dự án quốc gia thu hút vốn đầu tư; danh mục
dự án thu hút vốn đầu tư của ngành và địa phương phù hợp với quy hoạch,
định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ
Danh mục dự án quốc gia nhằm thu hút vốn đầu tư luôn được các trung
tâm XTĐT xây dựng và tiến hành theo các thời điểm cụ thể trong năm

( thường theo quý). Thông tin trên danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước
ngoài thường được cập nhật hàng năm và tính khả thi ngày càng được nâng
cao, gồm có các mục chính như: tên dự án, mục tiêu dự án, địa điểm dự kiến
thực hiện dự án, tóm tắt các thông số kĩ thuật chủ yếu, tổng vốn đầu tư dự
kiến, hình thức đầu tư ( BOT, BOO,BTO hay BT), thông tin liên lạc với các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền Danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước
ngoài tập trung vào các lĩnh vực sau: Lĩnh vực công nghiệp; lĩnh vực dụ lịch,
dịch vụ, thương mại; lĩnh vực nông nghiệp; lĩnh vực giao thông vận tải; lĩnh
vực đầu tư hạ tầng và khu dân cư; lĩnh vực khoa học, công nghệ
3 Hình thức xúc tiến đầu tư
Có 2 hình thức xúc tiến đầu tư chính: Xúc tiến đầu tư trực tiếp và xúc
tiến đầu tư gián tiếp:
3.2Xúc tiến đầu tư trực tiếp
Xúc tiến đầu tư trực tiếp là hình thức xúc tiến đầu tư bằng cách trao đổi
và quảng bá các thông tin một cách trực tiếp ccho các nhà đầu tư thông qua
các cuộc gặp gỡ, trao đổi, các cuộc hội thảo, hội trợ …
3.3Xúc tiến đầu tư gián tiếp
Xúc tiến đầu tư gián tiếp là hình thức xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt
động trung gian như thông tin đại chúngđể có thể đêm tới các nhà đầu tư các
thông tin đầy đủ và chính xác giúp cho các nhà đầu tư tìm thấy các cơ hội để
ra quyết định đầu tư
4 Vai trò của xúc tiến đầu tư
4.1 Đối với nước đi đầu tư
ĐTNN là hoạt động kinh tế phát triển năng động, ngày càng phát huy vai
12
trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã
hội. Những kết quả thu hút ĐTNN đã phần nào khẳng định chắc chăn tầm
quan trọng của hoạt động XTĐT với tiến trình thu hút FDI. Vai trò của hoạt
động XTĐT đang từng bước được khẳng định đối với cả nhà đầu tư nước
ngoài và nước nhận đầu tư:

4.1.1 Rút ngắn thời gian tìm hiểu, tạo điều kiện để nhà đầu tư nhanh
chóng tìm đưa ra quyết định
Xúc tiến đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn tìm hiểu,
thăm dò, lựa chọn địa điểm đầu tư. Với những thông tin cập nhật, chi tiết, đầy
đủ mà các cơ sở, trung tâm XTĐT mang đến cho chủ đầu tư một cái nhìn toàn
diện, tổng thể về môi trường đầu tư, tiềm năng của nước nhận đầu tư cũng
như các thông tin cần thiết liên quan đến ý định đầu tư của họ. Hoạt động
XTĐT giúp cho chủ đầu tư vừa tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền để
tìm hiểu vừa có được những thông tin cần thiết cho dự án đầu tư, tạo điều
kiện để họ nhanh chóng lựa chọn, đưa ra quyết định đầu tư và giảm thiểu
được những rủi ro không đáng có trong quá trình đầu tư thực hiện dự án.
4.1.2 Tạo điều kiện cho chủ đầu tư tính toan sổ sách chi phí, mức độ
sinh lời, rủi ro trước khi quyết định rủi ro
Hoạt động XTĐT cung cấp cho nhà đầu tư những yếu tố thuận lợi cho
dự án đầu tư như các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư ( lãi suất thuế
quan, tỷ giá hối đoái, tỷ giá tiền tệ …); những lợi thế, các yếu tố thuận lợi về
môi trường đầu tư; thông tin về giá cả, chi phí thực hiện những công đoạn cụ
thể ( như giá nguyên vật liệu, giá nhân công, giá tư vấn …) trong dự án của
chủ đầu tư …. Với những thông tin chi tiết, chính xác và kịp thời từ hoạt động
XTĐT, nhà đầu tư có thể nhanh chóng và dễ dàng tính toán sổ sách, dự trù chi
phí, mức độ sinh lời, từ đó đưa ra được những quyết định đúng đằn nhằm đảm
bảo tính khả thi và tính hiệu quả của dự án đầu tư.
4.1.3 Góp phần tháo dỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện dự
án, đưa dự án nhanh chóng đi vào hoạt động đảm bảo tính khả thi và hiệu
13
quả của dự án
Thông qua những thông tin về chính sách, pháp luật đặc biệt là những
quy định về thủ tục đăng kí, cấp phép; sự đồng nhất, đồng bộ, thống nhất thủ
tục hành chính trong và ngoài nước, hoạt động XTĐT phần nào tháo dỡ
những lo lắng, phiền hà những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án của

chủ đầu tư. Quá đó, chủ đầu tư có thể nhanh chóng hoàn thiện công tác thực
hiện dự án và đưa dự án đi vào hoạt động theo đúng tiến độ và mục tiêu đề ra,
đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của dự án, rút ngắn thời gian thu hồi vốn,
đem lại lợi nhuận tối đa cho chủ đầu tư.
4.2 Đối với nước nhận đầu tư
4.2.1 Góp phần thúc đẩy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đối với các nhà đầu tư, đề ra được quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư,
các nhà đầu tư cần tìm hiểu tỉ mỉ, tính toán kĩ càng và đưa ra nhiều phương án
nhằm lựa chọn một phương án tối ưu nhất, đem lại nhiều lợi ích cho chủ đầu
tư. Đối với các nước nhận đầu tư, vốn đầu tư không phải tự nhiên mà đến.
Đồng thời, trên phương diện các quốc gia nhận đầu tư, cuộc chạy đua thu hút
vốn đầu tư từ nước ngoài giữa các nước này đang càng càng căng đo, quyết
kiệt và luôn có chiều hướng tăng lên. Trước bối cảnh đó, hoạt động XTĐT có
một vị thế quan trọng, là công cụ góp phần thúc đẩy vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Tính hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư được thể hiện qua hiệu
quả XTĐT mang lại. Vốn đầu tư FDI càng nhiều thì hiệu quả hoạt động
XTĐT càng lớn, vai trò XTĐT càng được nâng cao và ngược lại.
4.2.2 Tham gia vào việc xây dựng các cơ chế chính sách, tạo môi trường
thông thoáng cho hoạt động đầu tư.
Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh thu hút FDI của các quốc gia đang ngày
cành quyết liệt và gay gắt, một môi trường pháp lý thông thoáng, đi cùng với
những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư hợp lý và hiệu quả luôn là một
bước đệm lớn cho hoạt động thu hút FDI hiệu quả và thuận lợi hơn.Với một
cơ chế chính sách, pháp luật đồng bộ, toàn diện; luôn cải cách thủ tục hành
14
chính, bảo đảm nguyên tắc chỉ ban hành và duy trì các thủ tục hành chính
thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp nhất; kết hợp
với một hệ thống các cơ sở XTĐT hiệu quả cả ở trong và ngoài nước, quốc
gia đó hoàn toàn có thể chiến thắng và dành được sự chú ý tối ưu của các nhà
đầu tư nước ngoài.

4.2.3 Tạo ra dòng chảy vốn đầu tư hợp lý, huy động tối đa mọi nguồn
lực của đất nước
XTĐT có vai trò quan trọng trong công cuộc thu hút FDI, huy động vốn
đầu tư, thiết lập dòng chảy vốn từ nước ngoài vào nước nhận đầu tư và ngược
lại. Để đảm bảo, điều tiết dòng chảy FDI hiệu quả và hợp lý, công tác XTĐT
cần phải được các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương coi trọng,
thống nhất điều phối hợp lý và hiệu quả.
Không chỉ thu hút FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài, XTĐT còn tạo điều
kiện để huy động tối đa mọi nguồn lực tiềm năng của đất nước. Điển hình là
nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ và nguồn tài nguyên phòng phú, đa dạng và
chưa được sử dụng hợp lý.
4.2.4 Tạo điều kiện đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng nhằm thu hút FDI
Đối với các nhà đầu tư, cơ sở hạ tầng có vai trò nền móng cho các hoạt
động đầu tư và là yếu tố quan trọng trong việc tìm hiểu, lựa chọn và quyết
định địa điểm đầu tư. Nhà đầu tư luôn quan tâm đến: hệ thống điện, nước,
giao thông vận tại, cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế, hệ thống thông tin liên lạc Chính bởi lẽ đó mà các nước chủ nhà
luôn phải chuẩn bị một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, đảm bảo tối ưu yêu cầu của
nhà đầu tư.
4.2.5 Mở cửa hội nhận kinh tế thế giới, thiết lập ngoại giao với các nước
trên thế giới
Thông qua hoạt động XTĐT, hình ảnh, thông tin của nước nhận đầu tư
luôn được xây dựng và quảng bá đến các quốc gia khác trên thế giới. Qua đó
không chỉ mang đến những thông tin cần thiết cho nhà đầu tư nước ngoài mà
15
còn phần nào mang đến dấu ấn riêng cho các nước khác trong khu vực và thế
giới về môi trường, con người, văn hóa …Điều này tạo điều kiện cho việc mở
cửa hội nhập, xây dựng quan hệ ngoại giao, thiết lập tình đoàn kết, hỗ trợ
cùng phát triển giữa các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
5. Vài nét về chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia

5.1 Định nghĩa
Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia là chương trình xúc tiến đầu tư
được xây dựng trên cơ sở định hướng thu hút và khuyến khích đầu tư thống
nhất trên toàn quốc, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật.
5.2 Mục tiêu
Mục tiêu của Chương trình XTĐTquốc gia gồm:
- Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư.
- Gắn kết các hoạt động XTĐT của các Bộ, ngành và địa phương trên cả
nước thành một chương trình tổng thể thống nhất.
- Gắn kết các hoạt động XTĐT với hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch
và lĩnh vực liên quan khác.
5.3 Yêu cầu về nội dung
Các Đề án - Chương trình XTĐT phải có nội dung phù hợp với các yêu cầu
sau đây:
- Phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố
và quy hoạch phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật đó được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt;
- Có tác động lớn đến việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực hoặc vùng lãnh
thổ đang cần khai thác nguồn lực để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xó
hội của đất nước theo từng thời kỳ;
- Phù hợp với định hướng của Chính phủ về thu hút đầu tư FDI;
- Khả thi và hợp lý trên các phương diện: phương thức triển khai; thời gian,
16
tiến độ triển khai; nguồn lực về con người, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật;
II. Xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI tại Việt Nam
1. Sự cần thiết xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI vào Việt Nam
Sau 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN
là khu vực phát triển năng động, ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có
những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển, đáp ứng
nhu cầu tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao
năng lực sản xuất công nghiệp. Đến nay, Việt Nam đã thu hút được hơn
14.000 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 206,8 tỷ USD từ 96 quốc gia, vùng lãnh
thổ. Trong giai đoạn 2001 – 2005, ĐTNN đã đóng góp 16% tổng vốn đầu tư
toàn xã hội và tỷ trọng này tăng lên 24,8% trong thời kỳ 2006 – 2011. Bên
cạnh đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) đã thúc đẩy doanh nghiệp
Việt Nam phát triển mở rộng thị trường tại nước ngoài. Các doanh nghiệp
Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 681 dự án với tổng vốn đầu tư 12,1 tỷ USD
tại 58 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Những kết quả thu hút ĐTNN và ĐTRNN nêu trên có sự đóng góp của
hoạt động XTĐT. Vị trí, vai trò của hoạt động XTĐT đã từng bước được
khẳng định trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà n-
ớc. Trong hoạt động của các Bộ, ngành địa phương đã thể hiện sự thống nhất
cao về nhận thức và hành động đối với công tác XTĐT. Đây là kết quả của
quá trình đổi mới về nhận thức, từ đó chuyển hóa thành hành động nhất quán
ở các ngành, các cấp trong thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ĐTNN.
Trên thực tế, hoạt động XTĐT đã có những bước phát triển quan trọng,
chuyển dần từ thế bị động sang thế chủ động trong việc thu hút ĐTNN. Nội
dung và phương thức XTĐT ngày càng phong phú đa dạng. Trong những năm
gần đây, các Bộ, ngành và đặc biệt là các địa phơng đã ngày càng chủ động
17
hơn trong việc triển khai các hoạt động XTĐT và đã tổ chức đợc nhiều hoạt
động XTĐT có quy mô lớn ở trong và ngoài nước.
2. Tác động của xúc tiến đầu tư nhằm tăng trưởng thu hút FDI
Thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước là chủ trương
nhất quán và lâu dài của Việt Nam. Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN được xác
định là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân và là một
thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển lâu dài và bình đẳng với các
thành phần kinh tế khác.

Trong những năm qua, hoạt động XTĐT nước ngoài do các Bộ, ngành
và địa phương thực hiện đã có tác động hết sức quan trọng trong việc thu hút
FDI. Qua đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ khi bắt đầu thực hiện công tác XTĐT, Việt Nam đã đạt được những
kết quả khả quan trong thu hút ĐTNN. Tính đến tháng 8/2012, đó cú 14.095
dự án ĐTNN cũn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 206,8 tỷ USD, vốn thực
hiện đạt 97,63 tỷ USD (chiếm 47,2% vốn đăng ký, trong đó có khoảng 19,5 tỷ
USD là vốn gúp của Việt Nam).
Hình 1: ĐTNN vào Việt Nam giai đoạn 1988-T8/2012
18
Nguốn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ vào quá trình hoàn thiện về nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư
( từ lần đầu tiên được chính thức quy định tại Luật ĐTNN năm 1996 đến nay)
và sự biến động nguồn vốn ĐTNN vào Việt Nam cũng trong thời gian đó, có
thể nhận thấy được những tác động của hoạt động XTĐT đến công cuộc thu
hút FDI tại Việt Nam như sau:
- Giai đoạn 1 (1996 – 2004):
Từ năm 1996, hoạt động XTĐT lần đầu tiên được chính thức quy định
tại Luật ĐTNN. Trong đó có quy định những chức năng quan trọng của Cơ
quan quản lý Nhà nước về ĐTNN mà cụ thể là của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
với tư cách là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước
về công tác XTĐT nước ngoài trên phạm vi cả nước.
Cho đến lần sửa đổi và bổ sung Luật ĐTNN năm 2000, nội dung của
hoạt động xúc tiến đầu tư được xác định tại các văn bản pháp luật vẫn còn khá
cơ bản, sơ khai. Nhìn chung, hoạt động xúc tiến đầu tư được xem như một
giai đoạn tiền dự án và chấm dứt sau khi dự án được cấp Giấy phép đầu tư.
Trong bối cảnh quá trình mở rộng hội nhập và hợp tác kinh tế với khu vực và
19
thế giới của Việt Nam đang ngày cảng được chú trọng và phát triển, sự xuất

hiện của hoạt động XTĐT đã như một “phát súng châm ngòi“ cho sự tăng
trưởng của hoạt động thu hút FDI. Tuy hoạt động XTĐT còn khá mới mẻ và
các nội dung và chiến lược XTĐT nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu,
cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư của Việt
Nam mới chỉ dừng lại ở mức căn bản, bản lề song kết quả mà XTĐT mang lại
cho hoạt động thu hút đầu tư lại hết sức to lớn, và có sự tăng lên rõ rệt. Trong
giai đoạn 1996-2004, tổng vốn đăng ký đạt 23,88 tỷ USD, vốn thực hiện là
17,84 tỷ USD (chiếm 75% vốn đăng ký). Vốn thực hiện bình quõn hàng năm
là 2,54 tỷ USD.
Mặc dù, đây là thời kỳ suy thoái của ĐTNN do ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chớnh Châu Á và không loại trừ ảnh hưởng phụ của việc sửa đổi
Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, trong đó có yêu cầu về nâng tỷ lệ nội địa
hoá, điều chỉnh định hướng thu hút ĐTNN hướng về xuất khẩu thay vì thay
thế nhập khẩu, thay đổi ưu đãi thuế Nhưng tác động mà hoạt động XTĐT
đến tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam vẫn có những bước tiến tích cực
đáng kể góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành và nền kinh tế theo hướng CNH
– HĐH.
- Giai đoạn 2 (2005 – 2008):
Diễn ra làn sóng ĐTNN thứ hai nhờ sự tăng trưởng cao và ổn định của
nền kinh tế thế giới núi chung và Việt Nam nói riêng, cùng với việc thường
xuyên cải thiện môi trường đầu tư và những tác động tích cực từ việc ký Hiệp
định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ
Đầu tư giữa Việt Nam và Nhật bản, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150
của WTO, kết hợp với sự cải tổ, những chuyển biến quan trọng theo hướng
tăng cường thu hút FDI của hoạt động XTĐT. Tổng vốn đăng ký giai đoạn
này đạt 111,918 tỷ USD, vốn thực hiện là 26,934 tỷ USD (chiếm 24% vốn
20
đăng ký), gấp 4,68 vốn đăng ký và 1,5 lần vốn thực hiện so với giai đoạn
trước. Công tác XTĐT ngày càng có sự kết hợp chặt chẽ hơn với các hoạt
động ngoại giao, xúc tiến thương mại và du lịch.

- Giai đoạn 4 (2009 đến ngày 31/8/2012):
Giai đoạn này, nội dung công tác XTĐT có nhiều điểm mới, cụ thể, toàn
diện và hợp lý hơn gồm 4 nội dung chính ( đã nên ở phần trên) tác động
mãnh mẽ đến hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên do tác động
của cuộc suy thoái toàn cầu và khủng hoảng nợ công tại một số quốc gia và
khu vực trên thế giới, cùng những yếu kém trong nội tại nền kinh tế, một số
nguồn lực có tính cạnh tranh giảm dần (tài nguyên, lao động ) nên dòng
ĐTNN đó giảm sút mạnh từ 2009 đến nay. Vốn đăng ký giai đoạn này đạt
67,1 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 39,28 tỷ USD (chiếm 58,5% vốn đăng ký).
Mặc dù vậy, của hoạt động XTĐT vẫn có những tác động tích cực nhất định
đến việc tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam.
Tóm lại, xúc tiến đầu tư nói riêng và xúc tiến đầu tư FDI nói chung đều
có những tác động đặc biệt quan trọng ít, nhiều đến việc tăng cường thu hút
FDI nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thực hiện thành công
quả trình CNH- HĐH đất nước.
3. Các chỉ tiêu đánh giá
3.1Chỉ số kết quả thu hút FDI (The Inward FDI Performance Index)
Chỉ số kết quả thu hút FDI là chỉ số so sánh quy mô FDI mà một quốc
gia nhận được so với quy mô kinh tế của quốc gia đó. Qua đó xác định thị
phần của quốc gia đó trên tổng vốn FDI của toàn cầu và thị phần của quốc
gia đó trên GDP toàn cầu.
Chỉ số này càng lớn thì nước này càng nhận được nhiều FDI hơn so với
quy mô tương đối nền kinh tế của quốc gia đó. Nếu chỉ số này âm có nghĩa là
các nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư vào quốc gia đó trong khoảng thời
21

×