Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng HSBC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.47 KB, 24 trang )

Thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng HSBC
Mục lục
1. Tổng quan về tín dụng tiêu dùng
2. Giới thiệu về ngân hàng
3. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
3.1 Cơ cấu sản phẩm, sản phẩm nào là thế mạnh, nổi bật
3.2 Qui trình cho vay tiêu dùng
3.3 Tình hình cho vay trong 2 năm gần nhất : số liệu về tăng trưởng, vị trí của cvtd
trong tổng dư nợ cho vay nền kte,
3.4 chiến lược phát triển
3.5 Khó khăn
4. Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
5. Kết luận
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường, 2 yếu tố quan trọng nhất là tổng cung và tổng cầu
nền kinh tế. Sản xuất đóng vai trò quan trọng nhưng tiêu dùng cũng đóng vai trò quan
trọng không kém. Hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, tuy nhiên nhìn lại
chặng đường tăng trưởng tín dụng trong những năm qua, có1sự không cân xứng trong
việc hỗ trợ cho vay sản xuất và cho vay tiêu dùng. Lĩnh vực tín dụng tiêu dùng khá mới
mẻ trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Chính vì vậy nhóm đã quyết định tìm hiểu
về hoạt động cho vay tiêu dùng của 1 ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.
Đó là ngân hàng HSBC – một ngân hàng có tiếng trong cho vay tiêu dùng ở Việt Nam.
1. Tổng quan về tín dụng tiêu dùng
1.1 khái niệm tín dụng tiêu dùng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác
với doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là 1 tổ chức
trung gian vì vậy trong quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân ngân hàng đóng vai trò
vừa là người đi vay và người cho vay. Một mặt ngân hàng nhận tiền gửi của doanh
nghiệp, cá nhân hay phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã
1
hội, mặt khác, ngân hàng cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay


vốn.
Tín dụng tiêu dùng là loại tín dụng cấp phát cho cá nhân, hộ gia đình nhằm hỗ trợ
nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại, phát triển kinh tế hộ gia đình
và hỗ trợ chi tiêu khác
1.2 phân loại tín dụng tiêu dùng
có nhiều cách phân loại tín dụng tiêu dùng, nhóm xin đưa ra 3 cách phân loại phổ
biến nhất
1.2.1 phân loại theo phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn.
Cho vay tiêu dùng trực tiếp:
Đây là hình thức trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng của mình,
việc thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp:
Đây là hình thức ngân hàng không trực tiếp ký hợp đồng với người tiêu dùng, mà
theo hình thức này ngân hàng sẽ ký kết hợp đồng với chính nhà cung cấp, thực ra là mua
những khoản nợ, để trên cơ sở đó nhà cung cấp sẽ bán chịu hàng hoá cho người tiêu
dùng. Hợp đồng ký kết giữa ngân hàng và nhà cung cấp quy định rõ điều kiện bán chịu
như: đối tượng khách hàng được bán chịu, loại hàng được bán chịu, số tiền được bán
chịu v.v. Thông qua những điều kiện đó mà nhà cung cấp sẽ thoả thuận với khách hàng
của mình về việc bán chịu hàng hoá
1.2.2 phân loại theo mục đích vay
Cho vay tiêu dùng bất động sản:
Là khoản tín dụng được cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu mua, xây dựng, cải tạo nhà
cho Khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình). Đặc điểm của những món vay này là quy mô
thường lớn, thời gian dài.
Cho vay tiêu dùng thông thường:
2
Đây là những khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm
phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành, y tế hoặc giải trí Đặc điểm của những khoản
tín dụng này thường có quy mô nhỏ, thời gian tài trợ ngắn
1.2.3 phân loại theo phương thức hoàn trả

Cho vay tiêu dùng trả góp :
Theo hình thức tài trợ này, thì người đi vay trả nợ cho ngân hàng (gồm cả gốc và
lãi) theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định (tháng, quý ).
Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc với những khách hàng mà
thu nhập định kỳ của họ không đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay.
Cho vay tiêu dùng trả một lần:
Đây là hình thức tài trợ mà theo đó số tiền vay của khách hàng sẽ được thanh toán
một lần khi hợp đồng tín dụng đến hạn. Đặc điểm của các khoản tín dụng này thường có
quy mô nhỏ, thời hạn cho vay ngắn nên ngân hàng không mất nhiều thời gian như khi
phải tiến hành thu nợ làm nhiều kỳ. Trong thực tế, khoản cho vay tiêu dùng cấp theo hình
thức này là rất ít.
1.3 Đặc điểm tín dụng tiêu dùng
• Qui mô hợp đồng thường nhỏ vì nhu cầu vay để mua hàng xa xỉ là không cao hoặc đã có
1 khoản tích lũy đối với việc mua tài sản có giá trị lớn, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay
cao
• Rủi ro cao hơn các lĩnh vực khác do ảnh hưởng bởi chu kì kinh tế nhất là khi suy thoái
ngoài ra còn phụ thuộc vào ý thức trả nợ, tình trạng sức khỏe, nguy cơ thất nghiệp, lương
của cá nhân.
• Chi phí lớn, rủi ro cao nên lãi suất thường cao hơn các khoản vay ở lĩnh vực khác như
công nghiệp, thương mại.
• Nhu cầu vay phụ thuộc vào chu kì kinh tế, mức thu nhập, trình độ học vấn, độ tuổi, giới
tính…
• Khách hàng vay là cá nhân nên việc xác minh năng lực tài chính là khó, chủ yếu dựa vào
lương
3
• nguồn trả nợ: khách hàng dựa vào lương, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của mình chứ
không phải là thu nhập từ khoản vay đó.
• Đối tượng vay: rất đa dạng, từ người có thu nhập cao đến những người có thu nhập trung
bình, thấp
• Mục đích vay: không phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất kinh doanh mà xuất phát từ nhu

cầu tiêu dùng như mua nhà, xây dựng, sửa chữa, mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng,
giải trí, du lịch, du học, chữa bệnh….
1.4 Vai trò của tín dụng tiêu dùng
1.4.1 Đối với NHTM
Hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi và sử dụng
khoản tiền đó trong kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Hoạt động tín dụng là hoạt động
mang lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận nhất của ngân hàng thương mại. Lợi nhuận từ
cho vay tiêu dùng cao.
Do rủi ro cao và chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ của cho vay tiêu dùng lớn nên ngân
hàng thường đặt lãi suất rất cao đối với các khoản cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, số
lượng các khoản cho vay tiêu dùng là khá nhiều, khiến cho tổng quy mô cho vay tiêu
dùng là rất lớn, cùng với tiền lãi thu được từ mỗi khoản vay làm cho tổng lợi nhuận thu
được từ hoạt động cho vay tiêu dùng là đáng kể. Thực tế cho thấy cho vay tiêu dùng đem
lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng trong việc đẩy mạnh hoạt động cho
vay tiêu dùng. Đối với người tiêu dùng, họ vẫn chấp nhận mức giá cao vì họ luôn đặt yếu
tố thoả mãn lên hàng đầu chứ không tính kỹ lỗ, lãi như trong kinh doanh
1.4.2 Đối với người tiêu dùng
Thông qua nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, những người tiêu dùng có thể được
hưởng các dịch vụ, tiện ích trước khi có đủ khả năng về tài chính như mua sắm các hàng
hoá thiết yếu có giá trị cao như nhà cửa, xe hơi… hay trong trường hợp chi tiêu cấp bách
như nhu cầu về y tế. Bất cứ người nào đều mong muốn được thoả mãn những nhu cầu
của riêng mình bắt đầu từ những hàng hoá tất yếu rồi đến những hàng hoá xa xỉ hơn. Có
thể nói người tiêu dùng là người được hưởng trực tiếp và nhiều nhất lợi ích mà hình thức
4
cho vay này mang lại trong điều kiện họ không lạm dụng chi tiêu vào những việc không
chính đáng.
1.4.3 Đối với nền kinh tế
Việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM sẽ làm tăng đáng kể
khả năng thanh toán với lượng hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Hay nói cách khác đây
chính là một giải pháp hữu hiệu để kích cầu và qua đó làm cho nền kinh tế trở nên năng

động hơn.
Khi sức mua của người tiêu dùng tăng lên thị trường hàng hoá tiêu dùng cũng theo đó mà
trở nên sôi động hơn, góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng hoá trong nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng sẽ đạt
được các mục tiêu kinh tế – xã hội khác như giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động, tăng thu nhập, giảm bớt các tệ nạn xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân.
2. Giới thiệu về ngân hàng HSBC
Thành lập tại Hồng Kông vào tháng 3 năm 1865 và tại Thượng Hải một tháng sau
đó. Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải là sáng lập viên và là thành viên chủ chốt của
Tập đoàn HSBC, là ngọn cờ đầu của Tập đoàn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và là
tổ chức ngân hàng lớn nhất tại Hồng Kông.
Năm 1870 HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh).
Tháng 8 năm 1995, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động và
cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng. HSBC khai trương chi nhánh thứ hai tại
Hà Nội và thành lập Văn phòng Đại diện tại Cần Thơ vào năm 2005.
Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC khai trương ngân hàng 100% vốn nước ngoài
và trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con đi vào hoạt động tại Việt
Nam. Ngân hàng mới với tên gọi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)
thuộc 100% sở hữu của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải. Ngân hàng TNHH một
thành viên HSBC (Việt Nam) là ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên đồng thời đưa
5
chi nhánh và phòng giao dịch đi vào hoạt động tại Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của
ngân hàng bao gồm một hội sở, một chi nhánh và năm phòng giao dịch tại Tp. Hồ Chí
Minh, một chi nhánh, ba phòng giao dịch và một quỹ tiết kiệm tại Hà Nội, bốn chi nhánh
tại Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai và hai văn phòng đại diện tại Hải Phòng
và Vũng Tàu.
Ngày 17/3/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số
1600/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ của HSBC Việt Nam. Theo đó, NHNN
chấp thuận việc HSBC Việt Nam tăng vốn điều lệ từ 3000 tỷ đồng lên 7528 tỷ đồng theo

phương án tăng vốn điều lệ đã được thông qua tại nghị quyết ngày 27/11/2013 của Hội
đồng thành viên HSBC Việt Nam và Quyết định ngày 29/11/2013 của Ngân hàng mẹ.
Hiện tại, HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam
xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.
Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào thị trường
Việt Nam thông qua chiến lược đầu tư song hành: đầu tư vào hoạt động của ngân hàng
nhằm phát triển nội tại; và đầu tư vào các đối tác chiến lược.
Vào 29 tháng 12 năm 2005, ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải mua 10% vốn
cổ phần của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một trong các
ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam xét về vốn. Tháng 7 năm 2007, HSBC
trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên nâng cổ phần tại Techcombank lên 15%. Tháng
9 năm 2008, HSBC hoàn tất việc nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank lên 20% và trở
thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% vốn cổ phần tại một ngân
hàng trong nước.
Với hơn 140 năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam, HSBC cung cấp
đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng bao gồm: Dịch vụ Tài chính Cá nhân và Quản lý
Tài sản, Dịch vụ Tài chính Doanh Nghiệp, Dịch vụ Tài chính toàn cầu, Dịch vụ Ngoại
hối và thị trường vốn, Dịch vụ Thanh toán và Quản lý tiền tệ, Dịch vụ Thanh tóan Quốc
tế và Tài trợ thương mại, và Dịch vụ Chứng Khoán. Với lịch sử hoạt động lâu đời cũng
6
như sự am hiểu về thị trường Việt Nam, HSBC khẳng định cam kết mang đến những dịch
vụ tốt nhất cho khách hàng.
3. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại HSBC
3.1 Cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng của HSBC
Nhóm phân loại các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo cho vay bất động sản và cho
vay tiêu dùng thông thường.
3.1.1 Cho vay tiêu dùng bất động sản
3.1.1.1 Vay mua nhà
• Mục đích: Giúp quý khách hàng sở hữu ngôi nhà mong muốn ngay
• Có yêu cầu thế chấp tài sản

• Khoản vay tối đa lên tới 70% giá trị tài sản bảo đảm hoặc số tiền cần vay
• Thời hạn vay tối đa: 25 năm
• Thu nhập tối thiểu: 10 triệu đồng
• Lãi suất bậc thang giảm dần
• Có thể tất toán trước hạn
3.1.1.2 Vay thế chấp bất động sản – Xây sửa nhà
• Mục đích: Tạo ra một không gian sống mới thoải mái cho cả gia đình
• Có yêu cầu thế chấp tài sản
• Khoản vay tối đa lên tới 60% giá trị tài sản bảo đảm hoặc số tiền cần vay
• Thời hạn vay tối đa: 15 năm
• Thu nhập tối thiểu: 10 triệu đồng
• Lãi suất bậc thang giảm dần
• Có thể tất toán trước hạn
3.1.1.3 Vay thế chấp bất động sản – Du học
• Mục đích: Giúp con cái khách hàng thực hiện ước mơ du học
• Có yêu cầu thế chấp tài sản
• Khoản vay tối đa lên tới 60% giá trị tài sản bảo đảm hoặc số tiền cần vay
• Thời hạn vay tối đa: 15 năm
• Thu nhập tối thiểu: 10 triệu đồng
• Lãi suất bậc thang giảm dần
• Có thể tất toán trước hạn
3.1.1.4 Vay thế chấp bất động sản – Mục đích khác
• Mục đích: Tiếp cận ngay với nguồn vốn cần thiết cho các kế hoạch lớn của mình
• Có yêu cầu thế chấp tài sản
• Khoản vay tối đa lên tới 60% giá trị tài sản bảo đảm hoặc số tiền cần vay
• Thời hạn vay tối đa: 15 năm
• Thu nhập tối thiểu: 10 triệu đồng
• Lãi suất bậc thang giảm dần
• Có thể tất toán trước hạn
3.1.2 Cho vay tiêu dùng thông thường

7
3.1.2.1 Thấu chi có đảm bảo
• Mục đích: Giải quyết nhu cầu vốn trước khi Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng đáo hạn.
• Có yêu cầu thế chấp tài sản.
• Khoản vay tối đa lên tới 95% giá trị Tài khoản Tiền Gửi VND.
• hoặc 80% giá trị Tài khoản Tiền Gửi ngoại tệ.
• Thời hạn vay tối đa: 1 năm.
• Thu nhập tối thiểu: Không yêu cầu.
• Lãi suất bậc thang giảm dần: Không.
• Không thể tất toán trước hạn.
3.1.2.2 Vay tiêu dùng
• Mục đích: Hoàn thành mọi dự định và tận hưởng cuộc sống thật trọn vẹn
• Không yêu cầu thế chấp tài sản
• Khoản vay tối đa lên tới 250 triệu VND
• Thời hạn vay tối đa: 4 năm
• Thu nhập tối thiểu: 8 triệu đồng
• Lãi suất bậc thang giảm dần
• Có thể tất toán trước hạn
3.1.2.3 Thẻ tín dụng
Thẻ Tín Dụng HSBC là hình thức thanh toán thay thế cho việc thanh toán trực tiếp
bằng tiền mặt. Ngân hàng ứng trước tiền cho người bán và chủ thẻ sẽ thanh toán lại cho
Ngân hàng trong vòng 45 ngày không bị tính lãi cùng nhiều lợi ích và ưu đãi giúp khách
hàng tận hưởng cuộc sống.
Chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng (tiền mặt ứng trước) nếu
muốn. Chủ thẻ được rút và dùng tiền mặt trước trong hạn mức tín dụng được quy định
cho mỗi thẻ.
Thẻ tín dụng cho phép khách hàng "trả dần" số tiền thanh toán trong tài khoản.
Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hằng tháng. Tuy
nhiên, Chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng
sao kê.

Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền
gửi của Chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt.
8
3.2 Sản phẩm thế mạnh, nổi bật
Sản phẩm thế mạnh của HSBC chính là thẻ tín dụng. Hiện HSBC đã phát hành
120 triệu thẻ tín dụng trên toàn cầu và có mạng lưới hơn 10.000 chi nhánh tại 83 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Trong đó, kể từ năm 2008, thẻ tín dụng của HSBC đã chính thức có mặt
tại thị trường Việt Nam và không ngừng chiếm ưu thế với các ưu điểm nổi trội và các
khuyến mãi lớn. Người dùng Việt Nam ưa chuộng sử dụng thẻ tín dụng HSBC vì thẻ tín
dụng HSBC được chấp nhận tại hơn 30 triệu điểm bán lẻ thành viên trong hệ thống thẻ
Visa trên khắp thế giới và 15.000 điểm tại Việt Nam, mang đến cho người dùng sự thuận
tiện trong việc thanh toán tại các điểm bán lẻ trên khắp thế giới. Ngoài ra, HSBC còn
đem đến cho các chủ sở hữu thẻ tín dụng cơ hội giảm giá hoặc mua hàng ưu đãi tại hơn
9.000 cửa hàng bán lẻ ở hơn 40 nước ở khắp châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ và châu
Âu.
Thẻ tín dụng HSBC khá đa dạng về chủng loại, bao gồm 4 loại thẻ chính:
3.2.1 Thẻ Tín Dụng HSBC Premier MasterCard
• Hạn mức tín dụng (VND) : 200 triệu - 1 tỷ
• Cho phép ứng tiền mặt khẩn cấp toàn cầu
• Ưu đãi Home&Away cho phép giảm đến 50% khi thanh toán bằng thẻ HSBC Premier
MasterCard tại tất cả các cửa hàng nội địa và các điểm liên kết trên toàn thế giới
• Khách hàng chỉ cần thanh toán bằng thẻ tín dụng, tích lũy điểm thưởng, sau đó đổi điểm
thưởng lấy phần thưởng là các món quà hoặc phiếu mua hàng hấp dẫn trên Danh Mục
Phần Thưởng trực tuyến của HSBC, với mỗi 1000VND = 1 điểm thưởng
• Cung cấp đầy đủ các dịch vụ e-banking, mobile banking và dịch vụ ATM
• Điều kiện đăng ký: Dành riêng cho khách hàng HSBC Premier
3.2.2 Thẻ Tín Dụng Visa Bạch Kim
• Hạn mức tín dụng (VND) : 54 triệu - 1 tỷ
• Ưu đãi Visa Platinum Club, trong đó khách hàng được giảm giá lên tới 50% tại các cửa
hàng tại các sân bay trên toàn Châu Á, được giảm tới 15% khi đặt phòng khách sạn tại

các khách sạn trong danh mục Hotel Club, giảm 35% phí thành viên Airport Lounge
Access, giảm giá khi thuê xe ô tô tự lái/có người lái khi sử dụng dịch vụ Car Rental.
• Giảm 50% phí thành viên Golf Membership Program, và có quyền tham gia 1 miễn phí
5000 khóa học chơi golf trên toàn cầu, cũng như 500 sân golf trên toàn thế giới
• Ưu đãi Home&Away cho phép giảm đến 50% khi thanh toán bằng thẻ HSBC Premier
MasterCard tại tất cả các cửa hàng nội địa và các điểm liên kết trên toàn thế giới
9
• Miễn phí bảo hiểm du lịch toàn cầu
• Quý khách chỉ cần thanh toán bằng thẻ tín dụng, tích lũy điểm thưởng, sau đó đổi điểm
thưởng lấy phần thưởng là các món quà hoặc phiếu mua hàng hấp dẫn trên Danh Mục
Phần Thưởng trực tuyến của HSBC, với mỗi 1000VND = 1 điểm thưởng
• Cung cấp đầy đủ các dịch vụ e-banking, mobile banking và dịch vụ ATM
• Điều kiện đăng ký: Thu nhập từ 18 triệu VND/tháng
3.2.3 Thẻ Tín Dụng Visa Vàng
• Hạn mức tín dụng (VND) : 36 triệu - 300 triệu
• Ưu đãi Home&Away cho phép giảm đến 50% khi thanh toán bằng thẻ HSBC Premier
MasterCard tại tất cả các cửa hàng nội địa và các điểm liên kết trên toàn thế giới
• Khách hàng chỉ cần thanh toán bằng thẻ tín dụng, tích lũy điểm thưởng, sau đó đổi điểm
thưởng lấy phần thưởng là các món quà hoặc phiếu mua hàng hấp dẫn trên Danh Mục
Phần Thưởng trực tuyến của HSBC, với mỗi 1000VND = 1 điểm thưởng
• Cung cấp đầy đủ các dịch vụ e-banking, mobile banking và dịch vụ ATM
• Điều kiện đăng ký: Thu nhập từ 12 triệu VND/tháng
3.2.4 Thẻ tín dụng Visa Chuẩn
• Hạn mức tín dụng (VND) : 12 triệu - 60 triệu
• Ưu đãi Home&Away cho phép giảm đến 50% khi thanh toán bằng thẻ HSBC Premier
MasterCard tại tất cả các cửa hàng nội địa và các điểm liên kết trên toàn thế giới
• Khách hàng chỉ cần thanh toán bằng thẻ tín dụng, tích lũy điểm thưởng, sau đó đổi điểm
thưởng lấy phần thưởng là các món quà hoặc phiếu mua hàng hấp dẫn trên Danh Mục
Phần Thưởng trực tuyến của HSBC, với mỗi 1000VND = 1 điểm thưởng
• Cung cấp đầy đủ các dịch vụ e-banking, mobile banking và dịch vụ ATM

• Điều kiện đăng ký: Thu nhập từ 6 triệu VND/tháng
Hiện, ngân hàng này đang dẫn đầu về doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng tại Việt
Nam theo xếp hạng của tổ chức VISA trong 5 năm liên tiếp (2008-2013). Đồng thời,
HSBC Việt Nam hiện là ngân hàng đứng thứ 3 về số lượng thẻ quốc tế phát hành tại Việt
Nam
3.3 Qui trình cho vay tiêu dùng
Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng
và kết thúc khi kế toán viên tất toán – thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình được soạn
10
thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay được diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế
phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn
nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân. Quy trình cho vay tiêu dùng của HSBC về bản
chất cũng như hầu hết các ngân hàng khác đang áp dụng nhưng nó được soạn thảo chi tiết
và chặt chẽ hơn. Qui trình được chia thành các bước sau:
3.3.1 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn:
Đối với khách hàng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông
tin về khách hàng, các quy định của HSBC mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay
vốn và tư vấn lập hồ sơ cần thiết để được ngân hàng cho vay.
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn
thiện hồ sơ vay. Hồ sơ vay gồm có:
• Hồ sơ khách hàng
• Hồ sơ khoản vay
• Hồ sơ đảm bảo tiền vay
Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ khách hàng đầy đủ, CBTD báo cáo khách hàng và tiếp
tục tiến hành các bước trong quy trình. Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, CBTD
yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp nhận hồ sơ.
3.3.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn (phân tích tín dụng):
Đây là khâu quan trọng nhất của quy trình tín dụng để xác minh tính chính xác của
giấy tờ khách hàng nộp cho ngân hàng đồng thời làm căn cứ cho quyết định về việc cho
phép vay vốn hay không, và quyết định đó có chính xác hay không đều dựa trên kết quả

cảu bước thẩm định này.
Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn:
CBTD kiểm tra đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ cuả hồ sơ vay vốn qua cơ
quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin.
• Kiểm tra hồ sơ khách hàng
• Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay
• Kiểm tra mục đích vay vốn.
Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo
phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành về đối tượng vay vốn bằng ngoại tệ.
11
Điều tra và thu thập thông tin về khách hàng vay vốn: gia đình, mục đích, nguồn
thu nhập, quan hệ làm ăn với bạn hàng.
Kiểm tra xác minh thông tin: được thực hiện qua các nguồn sau:
• Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại HSBC.
• Thông qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC).
• Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (UBND, cơ quan thuế, )
• Các ngân hàng mà khách hàng đã từng hay đang vay vốn ở đó.
Dự kiến lợi ích của ngân hàng nhận được nếu khoản vay được phê duyệt:
CBTD phải tiến hành tính toán lãi hoặc chi phí (các lợi ích) có thể thu được nếu
khoản vay được phê duyệt.
Thẩm định TSBĐ tiền vay: tài sản đảm bảo là cơ sở để ngân hàng có thể tiến hành
thu hồi nợ đã cho khách hàng nhằm mục đích:
• Nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay.
• Phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ cảu bên vay không thực hiện được hoặc xảy ra
các rủi ro khi phương án trả nợ của bên vay không thực hiện được hoặc xảy ra các rủi ro
không lường trước được khiến khách hàng không trả nợ được.
• Phòng ngừa hành vi gian lận của khách hàng.
Khi tiến hành thẩm định TSBĐ, CBTD cần làm rõ: tính pháp lý của giấy tờ chứng
nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan TSBĐ, nguồn gốc và TSBĐ không có
tranh chấp.

3.3.3 Xác định phương thức cho vay: việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với
đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra kiểm
soát sử dụng vốn của ngân hàng. Cán bộ tín dụng xác định phương thức cho vay theo quy
chế hiện hành của HSBC.
3.3.4 Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay:
• Xem xét khả năng nguồn vốn: cân đối nguồn vốn đố với khoản vay lớn và dự tính khả
năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán nước ngoài.
• Xác định lãi suất cho vay:
Lãi suất= chi phí vốn + chi phí rủi ro tín dụng + tỷ lệ lợ nhuận kỳ vọng.
• CBTD đối chiếu với lãi suất sàn và lãi suất thị trường để đua ra mức lãi suất cho vay hợp
lý.
• Xem xét điều kiện thanh toán: CBTD và trưởng phòng tín dụng phối hợp văn phòng
thanh tra xuất nhập khẩu xác định điều kiện thanh toán và hình thức thanh toán đối với
khoản vay thanh toán nước ngoài
12
3.3.5 Lập tờ tình thẩm định cho vay: trên cơ sở kết quả thẩm định trên, CBTD lập tờ trình
thẩm định. Tờ trình thẩm đinh phải đảm bảo chi tiết, đầy đủ tất cả các nội dung liên quan.
3.3.6 Tái thẩm định các khoản vay: giá trị tiền vay phải được tái thẩm định theo từng thời kì.
Thời hạn tái thẩm định không nằm trong thời hạn quy định cho thẩm định gốc và không
quá 3 ngày đối với món vay ngắn hạn và không quá 5 ngày đối với món vay trung và dài
hạn.
3.3.7 Trình duyệt khoản vay: được thực hiện theo các trường hợp và phù hợp với Quy chế hội
đồng tín dụng và quy định khác của HSBC.
3.3.8 Soạn thảo nội dung hợp đồng/sổ vay vốn:
Sau khi xem xét kỹ khoản vay và đồng ý cho vay, CBTD soạn thảo hợp đồng tín
dụng/sổ tay vay vốn và hợp đồng đảm bảo tiền vay cho phù hợp để trình trưởng phòng tín
dụng kiểm soát.
3.3.9 Giải ngân: CBTD kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điều kiện giải ngân. Mục đích, đối
tượng, căn cứ để giải ngân; số tiền hoặc hạn mức được giải ngân, tiến độ giải ngân đã
được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và phù hợp với tình hình sử dụng vốn của

khoản vay.
3.3.10 Kiểm tra, kiểm soát khoản vay: là quá trình thực hiện các bước công việc nhằm đảm
bảo người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc,
lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực
hiện đúng cam kết.
3.3.11 Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh
3.3.12 Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay:
• Tất toán khoản vay
• Thanh lý hợp đồng tín dụng/sổ vay vốn/hợp đồng bảo đảm tiền vay.
3.3.13 Giải chấp TSBĐ
• Xuất kho giấy tờ và TSBĐ
• Xóa đăng kí giao dịch bảo đảm
3.3.14 Lưu giữ hồ sơ tín dụng.
3.4 Tình hình cho vay tiêu dùng tại HSBC
3.4.1 Năm 2012:
3.4.1.1 Tình hinh chung:
Nhìn chung nền kinh tế trong năm 2012 vẫn còn chưa thoát khỏi suy thoái
sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tốc độ tăng trưởng GDP trong
13
khoảng 1 thập niên trước thường cao hơn mức tăng trưởng trung bình là 7% giờ đã chậm
lại. Tính đến quý I/2012 con số này chỉ là 4.1 % và được dự báo là 5,1% đến cuối năm
nhưng thực tế là 5,03%. Tại thời điểm này tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp do lãi suất
cho vay cao, doanh nghiệp thiếu tài sản bảo đảm để tiếp cận nguồn vốn vay và nhu cầu
tiêu dùng thấp. Trên thực tế tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ đạt 8,91% thay vì 15-
17%% do nhà nước đề ra nhưng . Điều này có thể thấy rằng lượng vốn của ngân hàng
trong năm 2012 hâp thụ kém và là hệ quả của chính sách thắt chặt tín dụng năm 2011 của
chính sách nước nhằm kiềm chế lạm phát. Thành quả có thể thấy là mức lạm phát đã
được kiểm soát ở mức một con số là 6,81%.
4 tháng đầu năm lãi suất cho vay tiêu dung đã giảm đáng kể so với năm 2011: tuy
nhiên người vay vẫn e dè vì lãi suất thấp (13,5%-14,4%) thì lại tính lãi theo khoản nợ

gốc, còn lãi suất khoảng 17,5%-20% lại tính trên số dư nợ giảm dần(mức lãi suất này đã
giảm 2-5% so với trước rồi). Và lãi suất cho vay là lãi suất thị trường vì thế tuy lãi suất đã
giảm nhiều so với 20% nhưng vẫn cao trong bối cảnh nền kinh tế phát triển chậm, lạm
phát cao, tiêu dùng chậm
Vào khoảng tháng 11/2012: Nhu cầu vay tiêu dùng thường tăng cao vào dịp cuối
năm, nhưng cuối năm không khí vẫn khá ảm đạm dù lãi suất đã giảm. Nhiều ngân hàng
tung ra các gói cho vay tiêu dùng như mua nhà, sửa chữa nhà… với lãi suất vay dưới
10%/năm - ngang bằng với mức LS của những năm 2006 - 2007 nhưng tốc độ cho vay
vẫn kém xa.
14
Nguyên nhân cho vay tiêu dung ì ạch:
• Lãi suất cao: được tính theo lãi suất thị trường nhiều biến động, tuy có giảm nhưng vẫn ở
mức cao so với bối cảnh nền kinh tế lúc này nên người tiêu dung e ngại
• Đứng trước tỉ lệ nợ xấu cao, tuy các ngân hàng có tích cực giảm lãi suất cho vay nhưng
bên cạnh đó lại thắt chặt điều kiện cho vay.
• Người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu trong thời kì khủng hoảng.
Tháng 6/2012 lãi suất cho vay tiêu dùng, mua ô tô, nhà ở, sữa chữa nhà tại đa số
ngân hàng vẫn dao động phổ biến quanh mức 14 – 17%/năm. Những ngân hàng công bố
giảm lãi suất cho vay xuống mức hấp dẫn thì chỉ áp dụng cho các tháng vay đầu tiên, nên
tính trung bình lãi suất vẫn dao động quanh 14 – 15%/năm và thời gian vay là từ 24 tháng
đến 36 tháng. Nếu thánh toán hợp đồng trước hạn thì sẽ bị phạt trên phần trả trước hạn.
3.4.1.2 Tại HSBC
HSBC là ngân hàng nước ngoài có ưu thế lớn khi thực hiện nghiên cứu các thay
đổi, xu thế của thị trường Việt Nam để từ đó có chính sách, chiến lược hợp lý phát triển
các kênh tín dụng của mình.Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng
chậm trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Nợ xấu lớn được xem là nguyên
nhân làm xói mòn nguồn vốn kinh doanh, kìm hãm tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện nay.
Đứng trước tình hình hàng tồn kho của các DN lớn, lãi suất cao( dù đã giảm), khả năng
hâp thụ vốn nền kinh tế kém thì kênh cho vay tiêu dùng để kích thích tăng trưởng tín
dụng là một kênh xem thoát hiểm và được HSBC triển khai nhanh và rộng khắp các chi

nhánh của mình. Đứng trước xu thế giảm lãi suất chung theo thị trường, HSBC cũng lần
lượt hạ lãi suất cho vay của mình để người vay dế tiếp cận với nguồn vốn vay hơn, đặc
biệt chú trọng vào khách hàng cá nhân, hộ gia đình.
HSBC là một trong các ngân hàng đi đầu trong “tạo sóng” sử dụng thẻ tín dụng
đến mọi tầng lớp dân chúng tại các khu đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng,
Đội ngũ nhân viên tại các ngân hàng này liên tục điện thoại, gởi mail mời chào khách
hàng mở thẻ với những chính sách ưu đãi và thủ tục đơn giản.Đồng thời thực hiện các
15
chương trình ưu đãi hấp dẫn như: tặng ipad, tặng, tất cả các khách hàng mở thẻ đều được
tặng 1 triệu đồng.
Tháng 4, HSBC Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi 0% lãi suất tháng đầu
tiên cho tất cả các khoản vay. Lãi suất dài hạn tốt nhất có thể áp dụng cho khách hàng vay
tiêu dùng là 17%
Ngày 9/5, HSBC chính thức thông báo giảm thêm từ 1-2% lãi suất cho vay đối với
khách hàng cá nhân, trong đó: giảm 1% lãi suất cho cả các khoản vay tín dụng tiêu dùng.
Lúc này lãi vay dài hạn tốt nhất có thể áp dụng cho các khách hàng HSBC vay thế chấp
là 15,5%/năm
Tháng7, lãi suất cho vay tiêu dùng của HSBC ở mức rất cao so với các ngân hàng
nội :lãi suất cho vay tiêu dùng đối với khoản vay từ 50tr-150tr là 25% khoản vay từ 150tr
trở lên là 24%, tính theo số dư giảm dần. Còn nếu khách hàng trả dần gốc và lãi đến khi
đáo hạn thì lãi suất tương ứng với 17,7%/năm Nếu tất toán trước hạn ngay trong năm
đầu tiên sẽ bị phạt lãi suất 5%/năm, năm thứ hai là 4%, năm thứ ba là 3% và năm thứ 4
mới được “khuyến khích”. Tuy nhiên với mức lãi suất này HSBC nới lỏng điều kiện cho
vay hơn: cho vay tín chấp, các khoảng vay tối đa lên 11-12 tháng lương(trong khi các
ngân hàng nội:7-8 tháng lương), thời gian vay được kéo dài đến 48 tháng, giải ngân
nhanh chóng
Khoảng tháng 10/2012 HSBC tăng hạn mức tối đa cho vay tiêu dùng tín chấp lên
250 triệu đồng, kéo dài thời gian vay lên 48 tháng, lãi suất đến 24%/năm
Nợ khó đòi của HSBC năm 2012 là 822 tỷ đồng, nợ quá hạn vào khoảng 2400 tỷ
đồng, tỷ lệ an toàn vốn của HSBC là 12% (theo quy định của NN tối thiểu là 9%).

3.4.2 Năm 2013
3.4.2.1 Tình hình chung
Tiếp nối năm 2012, các ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhằm
đẩy vốn và tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng. Bước sang năm 2013, thanh khoản của các
ngân hàng dồi dào hơn, nợ xấu cũng đã đẩy lùi một phần vì thế các ngân hàng cũng hạ
16
tiêu chuển cho vay xuống để người tiêu dùng tích cực tiếp cận với nguồn vốn vay hơn.
Các ngân hàng đua nhau đưa ra các gói giải ngân cho vay tiêu dung: Eximbank công bố
gói cho vay 5.000 tỷ đồng dành cho khách mua nhà, sửa chữa nhà để ở. Nhiều ngân hàng
lớn khác như Vietcombank, Vietinbank, BIDV cũng liên tiếp tung ra các gói cho vay
tiêu dùng với những ưu đãi hấp dẫn. Theo đó, lãi suất chỉ xoay quanh mức 12% trong 3-6
tháng đầu tiên, sau đó sẽ thỏa thuận lại với khách hàng dựa trên lãi suất thị trường. Trong
tháng 7 Techcombank đã tung ra gói cho vay cá nhân lên tới 4.000 tỉ đồng với mức ưu
đãi lãi suất hấp dẫn nhất trên thị trường là 5,99%/năm, trong 1, 3 và 6 tháng đầu (tùy kỳ
hạn vay), ngân hàng sẽ đánh giá theo từng nhóm khách hàng để giảm hẳn lãi suất cho
suốt kỳ vay, có thể giảm tới 1%/năm so với mặt bằng chung trên thị trường. Hay như
ngân hàng ANZ đưa ra gói tiêu dùng không cần tín chấp, giải ngân lên tới 500tr đồng,
LS 20%, không cần thế chấp hay tài sản đảm bảo gì. Cá biệt có ngân hàng đưa ra gói
không cần tín chấp giải ngân nhanh trong vong 48h lên tới 250tr, thời hạn linh hoạt từ 12-
48 tháng, LS 22% tính theo số dư nợ giảm dần
Thành quả đạt được: tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt 12,51% vượt kế hoạch
(12%). Có được mức tăng trưởng tốt này chủ yếu là nhờ vào cho vay tiêu dùng, đặc biệt
vào dịp cuối năm, tỉ lệ nợ xấu giảm còn 3,8% giảm 1% so với đầu năm 2013 (do trong
năm đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC)
3.4.2.2 Tại HSBC
Theo xu thế chung của thị trương, HSBC cũng thực hiện các chương trình khuyến
mãi nhằm thu hút người tiêu dùng đến với khoản vay tiêu dùng của mình như: hưởng
ngày lãi suât 0% cho tháng đầu tiên hoặc 3 tháng đầu tiên đối vơi khách hàng mới, khoản
vay lên đến 250 triệu đồng, thời hạn vay linh hoạt đến 48 tháng. Không cần thế chấp tài
sản hay bảo lãnh công ty, Ngân hàng này sẽ đáp ứng nhu cầu vay mua sắm, du lịch, xây

sửa nhà, tổ chức đám cưới, mua xe máy… cho khách hàng 18 – 60 tuổi có thu nhập hàng
tháng từ 8 triệu đồng trở lên. Lãi suất cho vay tiêu dùng là 25%, lãi suất phạt nếu trả
trước hạn là 3%. lãi suất phạt nợ quá hạn bằng 150% lãi suất áp dụng tính trên số dư nợ
quá hạn.
17
Ngoài những chính sách trên, HSBC còn mở rộng các chiến lược làm thẻ tín dụng
và liên kết các cưả hàng điện thoại, máy tính, ô tô bán hàng trả góp tăng cho vay cá
nhân, khuyến khích sử dùng thẻ tín dụng của HSBC
Báo cáo tài chính sáu tháng đầu năm 2013 tóm tắt của Ngân hàng HSBC Việt Nam
cho biết nợ khó đòi của ngân hàng này trong sáu tháng đầu năm là hơn 1.104 tỉ đồng,
tăng 34% so với con số cuối năm 2012. Nợ quá hạn của mình vào cuối tháng 6-2013 là
gần 2.969 tỉ đồng, tăng thêm 25% so với cuối năm 2012. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ
cho vay khách hàng của HSBC Việt Nam vào cuối tháng 6 là 9,2% và tỷ lệ nợ khó
đòi/tổng dư nợ là 3,4%.Tỉ lệ nợ xâu của HSBC vẫn thuộc dạng thấp so với các ngân hàng
Việt Nam. Mà tỉ lệ nợ xấu này được HSBC cho biết là kinh tế khó khăn, nhiều DN không
có khả năng thanh toán dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tại ngân hàng tăng cao, còn nợ xấu
từ cho vay tiêu dùng chiếm tỉ trọng nhỏ.Tỷ lệ an toàn vốn của HSBC Việt Nam là 13%.
3.4.3 Bốn tháng đầu năm 2014:
Bước sang năm 2014 các ngân hàng vẫn tấn công vào tín dụng cho vay tiêu dùng
vì các DN vẫn chưa hoàn toàn khôi phục lại quá trình sản xuất bình thường, hàng tồn kho
vẫn còn, DN còn e ngại, quan trọng là nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng tăng lên. Các
ngân hàng ngoại đang chiếm được ưu thế cao trong cho vay tiêu dùng vì: giải ngân lớn
(500tr), chỉ trong vòng 1-2 ngày, mà không cần thế chấp hay bảo lãnh gì Đặc biệt khi các
ngân hàng nội co hẹp điều kiên cho vay nhằm nâng cao chất lượng khoản vay, hạn chế rủi
ro từ cho vay tín chấp thì ngân hàng ngoại lại nới lỏng. Điều kiện dễ dàng khiến nhiều
người chấp nhận vay ở các ngân hàng ngoại như HSBC, ANZ với lãi suất cao.Và hiện
nay lãi suất cho vay tiêu dùng được HSBC áp dụng là 20-24%/năm tính trên số dư nợ
giảm dần tùy thuộc kì hạn và số lượng vay.
3.5 Khó khăn trong việc cho vay tiêu dùng của HSBC
18

Năm 2012, 2013 được nhìn nhận là 2 năm là một năm có nhiều khó khăn với
ngành Ngân hàng. Hoàng loạt các hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng diễn ra
nhằm đưa nền kinh tế phát triển ổn định.
Nền kinh tế suy thoái là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây khó khăn cho
việc cho vay tiêu dùng. Cơn khủng hoảng kinh tế đã làm hơn 200 000 doanh nghiệp rơi
vào tình trang "đóng cửa". Ngoài ra, nhân viên các doanh nghiệp đang hoạt đông còn bị
giảm lương. Có việc làm ổn định thì người dân mới dám vay rồi trả góp.
Niềm tin về nền kinh tế, tin vào chính sách nhà nước, chính sách của Đảng trong
việc giải quyết các khó khăn kinh tế đang tăng dần lên, tuy nhiên nó vẫn rất mỏng manh
và đang ở mức thấp. Khi nào sẽ hết khủng hoảng? Khi nào sẽ phục hồi sản xuất tạo công
ăn việc làm? Có gì bảo đảm là lạm phát sẽ không "phi như ngựa" sau các biện pháp thặt
chặt tài chính, tiền tệ? rất nhiều câu hỏi không có lời đáp và bảo đảm, nên không thể có
niềm tin để tiêu dùng. Vì tiền để trả nợ cho vay tiêu dùng lấy từ nguồn thu nhập trong
tương lai nên nhiều người dân sẽ e dè không vay.
Nợ xấu vẫn là rào cản đối với hoạt động ngân hàng. Theo quan điểm của một số
lãnh đạo các ngân hàng 100% vốn ngoại đang hoạt động tại Việt Nam, trong bối cảnh
KTVM chưa hoàn toàn hồi phục thì khó khăn với ngành Ngân hàng trong năm 2014 vẫn
còn rất lớn, trong đó lớn nhất phải kể đến vấn đề xử lý nợ xấu (XLNX). “Thông tư 02 có
hiệu lực từ ngày 1/6 tới, theo đó các khoản nợ xấu có thể sẽ lộ diện thêm” - ông Phạm
Hồng Hải, Phó tổng giám đốc, Giám đốc Khối ngân hàng toàn cầu, kinh doanh tiền tệ và
thị trường vốn - Ngân hàng HSBC Việt Nam nhìn nhận. Đầu ra chủ yếu của ngân hàng là
cho vay doanh nghiệp lúc này đang gặp bế tắc cho vay tiêu dùng chính là lối thoát và
cũng sẽ là hướng đi trong tương lai. Tuy nhiên nợ xấu tăng cao ngân hàng cũng phần nào
khó khăn hơn trong việc cho vay mặc dù cho vay tiêu dùng đang là giải pháp tốt nhất.
Ngoài ra ngân hàng đưa ra phương án cho vay tiêu dùng dựa trên nguồn thu nhập
ổn định (lương). Theo phương án này, người tiêu dùng phải chứng minh thu nhập của
mình. Đối với Việt Nam khi mà tiền mặt trong tiêu dùng vẫn là chính, thì việc xác nhận
19
mức thu nhập đủ điều kiện để cho vay là điều không dễ dàng. Chính vì vậy mặc dù cả 2
bên đều có thiện chí nhưng cuối cùng hợp đồng tín dụng vẫn không thể được kí kết.

Cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng của các ngân hàng hiện nay rất khốc liệt, khối
nội nhập cuộc với nhiều lợi thế, ít nhất là lãi suất của họ đang thấp hơn so với ngân hàng
nước ngoài và các công ty tài chính. HSBC là ngân hàng có lãi suất cho vay tiêu dùng
trong top cao nhất.
Báo cáo tài chính sáu tháng đầu năm 2013 tóm tắt của Ngân hàng HSBC Việt Nam
cho biết nợ khó đòi của HSBC trong sáu tháng đầu năm là hơn 1.104 tỉ đồng, tăng 34%
so với con số cuối năm 2012. Nợ quá hạn của HSBC vào cuối tháng 6-2013 là gần 2.969
tỉ đồng, tăng thêm 25% so với cuối năm 2012. Báo cáo tài chính vào tháng 6 của HSBC
Việt Nam đã được soát xét bởi KPMG. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay khách hàng
của HSBC Việt Nam vào cuối tháng 6 là 9,2% và tỷ lệ nợ khó đòi/tổng dư nợ là 3,4%.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của HSBC vẫn ở mức thấp nhưng lại đang có xu hướng tăng lên
cho thấy được khó khăn trong việc xử lý nợ xấu của ngân hàng.
3.6 Chiến lược phát triển của HSBC
Dù xác định còn không ít thách thức khó khăn trong năm 2014, nhưng các ngân
hàng ngoại cũng có nhiều cơ sở để tin tưởng một tương lai tốt đẹp hơn. Trong đó, một
trong những cơ hội lớn mà họ thấy rõ và muốn chủ động nắm bắt là việc Việt Nam có thể
chấm dứt đàm phán và trở thành thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do song
phương và khu vực lớn trong năm 2014 như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP); Hiệp định thương mại tự do với EU…Một khi có hiệu lực, các hiệp định này kỳ
vọng sẽ thúc đẩy mạnh các dòng chảy vốn, dòng chảy thương mại, thúc đẩy đầu tư nước
ngoài mà các ngân hàng ngoại vốn có lợi thế về mạng lưới và tài trợ thương mại sẽ không
thể bỏ qua.
“Nhu cầu về vốn trung và dài hạn của các DN vẫn còn rất lớn, trong khi khả năng
cung ứng vốn dài hạn tại thị trường trong nước có nhiều hạn chế. HSBC sẽ chú trọng vào
việc hỗ trợ các DN Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế trong bối cảnh thị trường
20
vốn trên thế giới vẫn còn thuận lợi cho các DN từ các thị trường đang phát triển” – ông
Phạm Hồng Hải chia sẻ.
CEO Sumit Dutta cho biết, HSBC Việt Nam sẽ tiếp tục tận dụng lợi thế mạng lưới
trên toàn cầu tại hơn 80 quốc gia để hỗ trợ các DN nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt

Nam và các DN Việt Nam mua bán hoặc đầu tư ra thị trường nước ngoài.
Hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng ngoại như HSBC có 1 phần lớn là
cho vay công nhân viên của các công ty là khách hàng của ngân hàng nhất là các doanh
nghiệp nước ngoài, qua đó mà cho vay tiêu dùng sẽ được mở rộng đáng kể
Lãnh đạo HSBC cho biết sẽ tiếp tục đưa ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng đa
dạng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Cùng với đó, HSBC sẽ tập
trung nâng cao chất lượng dịch vụ để hỗ trợ tốt nhất cho các khách hàng, qua đó nhằm
tạo sự khác biệt chất lượng dịch vụ và tăng cường khả năng cạnh tranh.
4. Một số kiến nghị giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng cho HSBC
4.1 Hoàn thiện chính sách khách hàng và thị trường
Xác định và tập trung vào nhóm khách hàng trọng yếu cho vay tiêu dùng là các
CN & HGD. Tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm của chi nhánh, cho khách hàng
thấy được những lợi ích về việc giao địch với ngân hàng. Tiến hành phân khúc thị trường
để giới thiệu sản phẩm, quản bá dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng đồng
thời có chính sách tiếp cẫn, phục vụ mọi đối tượng khách hàng hiệu quả, là một việc hết
sức cần thiết. bên cạnh đó kết hợp với công ty bán lẻ là giải pháp có tính chiến lược nhằm
tạo khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai về hoạt động phát triển cho vay
tiêu dùng.
4.2 Đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn, mở rộng
đối tượng và phạm vi cho vay.
4.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm theo mục đích vay vốn
• Mở rộng cho vay theo các mục đích thanh toán hàng hóa dịch vụ, vay mua sắm trang
thiết bị nội thất gia đình, thanh toán tiền đi du học, thanh toán tiền khám chữa bệnh, đi du
21
lịch không những để thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị phần mà còn tăng sức cạnh
tranh
• Phát triển các sản phẩm mới như: sử dụng gói sản phẩm cho vay trọn gói bộ ba sản
phẩm( ví dụ cho vay tiêu dùng, thấu chi và phát triển thẻ tín dụng) mang lại lợi ích tiện
lợi và nhanh chóng cho người vay. Bên cạnh đó phát triển các hình thức vay tiêu dùng đi
du lịch nước ngoài, tổ chức đám cưới.

4.2.2 Mở rộng đối tượng và phạm vi cho vay
• Phát triển CVTD với những đối tượng khách hàng là viên chức nhà nước, nhân viên công
ty, chủ doanh nghiệp…đây là đối tượng chủ yếu mà HSBC cần hướng tới.
• Phát triển thêm nhiều điểm giao dịch mới, để thực hiện cho vay tiêu dùng đối với tất cả
các CN&HGĐ trên những địa bàn khác nhau.
4.2.3 Cải thiện quy trình và quy chế phù hợp đối với đối tượng khách hàng cá
nhân.
Cải thiện quy trình, quy chế cho vay tiêu dùng thông thoáng, thời gian phục vụ
khách hàng nhanh chóng, thẩm định chính xác, giữ mối quan hệ với khách hàng thường
xuyên, và kiểm tra kiểm soát trước trong và sau khi cho vay theo hướng phù hợp với đối
tượng khách hàng
4.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mà NH đang cung cấp, chất
lượng công nghệ và thông tin.
• Nâng cao và bổ sung những tính năng mới cho sản phẩm, thực ra là tăng giá trị sử dụng
cho sản phẩm dịch vụ: Linh hoạtr về mức cho vay, đa dạng hóa các thời hạn cho vay, các
hình thức trả lãi, lãi suất phải linh hoạt theo đối tượng cho vay
• Cơ cấu sắp xếp đổi mới, nâng cao hệ thống công nghệ thông tin cho phù hợp với tình
hình mới, lấy công nghệ thông tin làm công cụ đắc lực thúc đẩy các hoạt động kinh
doanh dịch vụ bán lẻ. Với khả năng cho phép tự động hóa hoạt động tác nghiệp, xây dựng
và phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, đột phá nghiệp vụ dịch vụ bán
lẻ, tăng cường kiểm tra giám sát, hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng hiện đại
vừa có tính cấp thiết vừa là yếu tố lâu dài đảm bảo sự phát triển bền vững của HSBC.
22
4.2.5 nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và cơ sở hạ tầng
Tổ chức đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên
ngân hàng bên cạnh bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất cho cán bộ tín dụng và không ngừng
có chính sách ưu đãi khen thưởng và kỷ luật xứng đáng.
4.2.6 Giải pháp tăng cường hoạt động marketing, nâng cao thương hiệu HSBC
• Thực hiện tiếp thị quảng bá sản phẩm hiệu quả đi đôi với quảng bá thương hiệu HSBC
• Lập một bộ phận nghiên cứu sản phẩm và quảng bá thương hiệu HSBC mang tính

chuyên môn và đầu tư hiệu quả.
• Xây dựng văn hóa tác phong phục vụ khách hàng mang dấu ấn riêng của HSBC
• Tạo ra sự thống nhất trang phục, xây dựng tiêu chuẩn về phong cách phục vụ khách
hàng( chào hỏi… )
• Tạo sự thống nhất về hình ảnh của HSBC tại mọi điểm giao dịch
• Gây ấn tượng với khách hàng bằng thương hiệu ở các điểm bán hàng là sự thống nhất
hình ảnh của ngân hàng
4.2.7 Một số biện pháp khác
• Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường, đặc biệt là sự biến động về lãi suất,
có sự so sánh đối chiếu giưã các ngân hàng trên cùng địa bàn về mức lãi suất cho vay tiêu
dùng và chính sách của ngân hàng, để ngân hàng có sự điều chỉnh hợp lý.
• Dự báo xu thế biến động của thị trường nhà đất. Bởi vì thị trường này ở nước ta cũng như
nhiều nước trên thế giới đều có tăng trưởng mạnh và suy giảm kéo dài, từ đó ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng. Cho đến nay vẫn chưa có số liệu chính xác về cho
vay tiêu dùng vào bất động sản so với tổng dư nợ, đồng thời chưa có tổng kết thực tiễn tỷ
lệ đó là bao nhiêu thì an toàn. Song HSBC cần xây dựng một tỷ lệ hợp lý để tránh rủi ro
5. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng của HSBC
Nhìn qua tình hình thực tế, cho vay tiêu dùng của HSBC luôn sát và biến
động trước hoặc cùng với xu thế biến động của hoạt động tín dụng hệ thống ngân
hàng ở Việt Nam.
HSBC có nhiều mặt lợi để phát triển cho vay tiêu dùng trong mấy năm qua,
và bước sang 2014 vẫn sẽ phát triển sâu và rộng hơn nữa hệ thống ngân hàng bán
lẻ chứ không riêng gì mảng cho vay tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay. Trong đó
không thể không kể đến đó là HSBC là một ngân hàng nước ngoài có nguồn vốn
23
dồi dào, có hệ thống nghiên cứu , dự báo tốt để định hướng phát triển tại thị trường
Việt Nam đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ cao. Hai
năm gần đây, chúng ta có thể thấy lãi suất của HSBC ở mức rất cao có thể nói là
ngất ngưỡng nhưng lại là ngân hàng chiếm nhiều ưu thế và có tỉ trọng cho vay tiêu
dùng nhiều hơn các ngân hạng nội đia. Bước sang 2014, HSBC có cái nhìn với thị

trường tiêu dùng ở Viêt Nam khả khả quan, có nhiều dự báo tốt cho năm 2014 và
cũng chỉ ra rằng năm 2014 trở đi thì cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu của
Việt Nam.
24

×