THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG.
2.1.KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCT
VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG.
2.1.1. Sự ra đời, phát triển và mô hình tổ chức của Ngân hàng Công
Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long.
Ngân hàng Công thương Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietinbank) được
thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là ngân
hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt
nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 sở giao dịch, 141 chi nhánh
và trên 700 điểm/phòng giao dịch. Có 4 công ty hạch toán độc lập là công ty cho
thuê tài chính, công ty TNHH chứng khoán,công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài
sản, công ty TNHH bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ
Thông tin và Trung tâm thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ
đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới. Ngân hàng Công thương Việt
Nam là một ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt nam, hiệp hội các ngân hàng Châu Á,
Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), tổ chức Phát
hành và Thanh toán thẻ VISA, MARTER quốc tế. Là ngân hàng tiên phong trong
việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Không
ngừng cứu, cải tiến các sản phẩm hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp
ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Đến với Ngân hàng Công Thương Việt Nam quý khách sẽ hài lòng về chất
lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp,nhiệt tình với
phương châm: “Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại”.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long là một Ngân
hàng thương mại cổ phần trực thuộc NHCT Việt Nam được thành lập vào ngày
20/03/2001 trụ sở hiện nay đặt ở số 117A đường Hoàng Quốc Việt - quận Cầu Giấy
- Hà Nội. Là ngân hàng cấp một, có tiến độ phát triển nhanh và toàn diện.Chi
nhánh ngày càng phát huy vai trò của mình để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long hiện nay có
13 phòng ban.
1.Phòng giám đốc
2.Phòng phó giám đốc(2)
3.Phòng tổ chức hành chính
4.Phòng tổng hợp
5.Phòng hành chính
6.Phòng ngân quỹ
7.Phòng kế toán
8.Phòng khách hàng cá nhân
9.Phòng khách hàng doanh
nghiệp lớn
10.Phòng khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ
11.Phòng kiểm tra kiểm soát nội
bộ
12.Phòng thông tin điện toán
Ngoài ra chi nhánh còn có 10 phòng giao dịch trong đó có 4 phòng giao dịch
loại 1 và 6 phòng giao dịch loại 2 trải khắp Hà Nội.
Như chúng ta đã biết, NHCT có rất nhiều chi nhánh tập trung tại các khu
vực kinh tế trọng điểm của đất nước. Hoạt động của các chi nhánh tương đối ổn
định. Tuy nhiên việc quản lý vốn vẫn được điều hành và giám sát tại NHCT trung
ương. Mỗi chi nhánh của NHCT có một hạn mức tín dụng và mức phán quyết cho
vay do NHCT Trung ương phán quyết theo từng thời kỳ.
2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Công Thương Việt
nam chi nhánh Nam Thăng Long.
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Nguồn huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các
ngân hàng thương mại,và NHCTVN chi nhánh Nam Thăng Long cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Do vậy, huy động nguồn vốn trong xã hội là công việc quan
trọng được ngân hàng đặc biệt quan tâm để thực hiện hoạt động kinh doanh của
mình. Trong những năm qua tận dụng được những lợi thế trên địa bàn, chi nhánh
luôn đổi mới đa dạng hoá các hình thức huy động vốn kết hợp với sự vận dụng linh
hoạt chính sách lãi suất để thu hút nguồn vốn, tiền gửi từ các doanh nghiệp, dân cư.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo đúng đắn của ban giám đốc cùng với
sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, NHCTVN chi nhánh
Nam Thăng Long đã phấn đấu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Cụ thể xét nguồn vốn huy động của ngân hàng theo cơ cấu sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NHCTVN chi nhánh Nam Thăng Long
(Đơn vị:Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
So sánh(+/- %)
2007/200
6
2008/2007
Tổng NVHĐ 3.675 4.008 4.266 9,06 6,44
Vốn ngắn hạn 2.643 2.745 2.921 3,86 6,41
Vốn dài hạn 1.032 1.263 1.345 22,4 6,5
(Nguồn:Báo cáo tổng kết hàng năm của NHCTVN chi nhánh Nam Thăng Long)
Tính đến 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động đạt 4.266 tỷ đồng, tăng 258
tỷ đồng so với 31/12/2007, tốc độ tăng trưởng 6,44% đạt 101,57% kế hoạch năm
2008.
Phân tích theo cơ cấu tiền gửi: Tính đến 31/12/2008 TGTK là 1.640 tỷ đồng
tăng 105 tỷ đồng so với chu kỳ 2007 và chiếm 38,44% tổng NVHĐ, tốc độ tăng
trưởng 6,84%. Tiền gửi dân cư là 1.506 tỷ đồng tăng 132 tỷ đồng so với năm 2007
và chiếm 35,30% tổng NVHĐ tốc độ tăng trưởng 9,61%. Vốn tài trợ uỷ thác 1.120
tỷ đồng chiếm 26,26% tổng NVHĐ.
Phân tích theo kỳ hạn tiền gửi: Tính đến 31/12/2008 TGKKH đạt 1.350 tỷ
đồng tăng 197 tỷ đồng so với chu kỳ năm 2007 và chiếm 31,65% tổng NVHĐ.
TGCKH dưới 12 tháng là 1.571 tỷ đồng giảm 21 tỷ đồng so với chu kỳ năm 2007
và chiếm 36,82% tổng NVHĐ, TGCKH 12 tháng trở lên là 1.345 tỷ đồng tăng 83
tỷ đồng so với chu kỳ năm 2007 và chiếm 31,53% tổng NVHĐ.
Cụ thể là: Ngay từ đầu năm 2008 nguồn vốn của chi nhánh đã giảm sút 350
tỷ đồng(Công ty công nghiệp tài chính tàu thuỷ rút vốn do đến hạn). Đã tiếp thị
thêm được khách hàng mới về gửi vốn tại chi nhánh như: Quỹ đầu tư chứng khoán
gửi 13 triệu USD với kỳ hạn 1 tháng và đáo hạn thường xuyên; Công ty bảo hiểm
hàng không 22 tỷ đồng; Công ty cổ phần tài chính Điện Lực 150 tỷ đồng(kỳ hạn 1
tháng); Công ty cổ phần đầu tư thương mại Đức Việt 21 tỷ đồng; Quỹ tình thương-
Hội liên hiệp phụ nữ 4 tỷ đồng; Trường đại học quốc gia Hà Nội 8 tỷ đồng...
Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn:
Thứ nhất: Về mức điều chỉnh lãi suất huy động diễn biến bất thường;
Thứ hai: Mức lãi suất tăng giảm hết sức nghịch lý “Đua tăng - Chạy giảm” thể hiện
ngay từ đầu năm các Ngân hàng đã đua nhau tăng lãi suất lên kịch trần theo sự cho
phép của Ngân hàng Nhà nước như mức lãi suất huy động VNĐ 12 tháng phổ biến
tăng từ 9,6%/năm đến 18%/năm, lãi suất huy động của các Ngân hàng TMCP có
lúc lên đến mức kỷ lục 21%. Lãi suất huy động USD từ 3,7%/năm đến 6,8%/năm.
Những tháng cuối năm liên tục điều chỉnh giảm và giảm xuống mức 8%/năm đối
với VNĐ.
Thứ ba: Đặc biệt đầu tháng 3(trong vòng 1 tuần) các ngân hàng đã điều chỉnh lãi
suất tới 2 đến 3 lần và điều chỉnh các kỳ lãi suất trái với thông lệ như các kỳ hạn
càng ngắn thì mức lãi suất càng cao. Đây là các dấu hiệu của sự thiếu hụt nghiêm
trọng về thanh khoản của một số NHTMCP đã lấy nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài
hạn.
Thứ tư: Từ thiếu khả năng thanh khoản trở thành ứ đọng vốn biểu hiện ở đầu năm
thị trường tiền tệ nóng chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn
VNĐ khan hiếm. Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà
không có người cho vay, lúc này lãi suất liên ngân hàng tăng cao đến chóng mặt,
lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” lên tới 43% trên năm. Những tháng gần cuối năm
các ngân hàng lại có hiện tượng thừa vốn khả dụng.
2.1.2.2.Hoạt động sử dụng vốn.
Công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các
ngân hàng, nhiệm vụ huy động vôn được thực hiện tốt đem lại nhiều cơ hội kinh
doanh cho ngân hàng. Mặc dù vậy,nếu việc huy động vốn có tốt nhưng ngân hàng
sử dụng vốn không hiệu quả thì nguồn vốn huy động sẽ không mang lại lợi nhuận
cho ngân hàng,ngược lại ngân hàng còn phải chịu những tổn thất to lớn.Nguồn vốn
của NHTM nói chung thường dùng để thực hiện với mục đích cho vay vì thế
nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng là từ huy động cho vay. Bên cạnh đó, huy
động cho vay là huy động tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các ngân hàng vì thu hồi được
cả gốc và lãi hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh doanh của khách
hàng. Do vậy, khi tiến hành một khoản cho vay hay bất kỳ một khoản đầu tư nào
ngân hàng cần cân nhắc một cách kỹ lưỡng để ra quyết định.
Ngân hàng huy động nguồn vốn từ các tổ chức trong nền kinh tế để phục vụ
cho mục tiêu cuối cùng của mình là đầu tư và cho vay để thu lợi nhuận. Cùng với
việc huy động vốn tăng thì kết quả sử dụng vốn của chi nhánh trong thời gian qua
cũng tăng lên. Việc sử dụng vốn để đầu tư cho vay phải đảm bảo được mức độ an
toàn và sinh lời. Trong những năm qua chi nhánh đã thận trọng trong việc phân
tích, đánh giá và lựa chọn khách hàng để cho vay và đầu tư, tuân thủ đúng các
bước của quy trình cho vay. Bên cạnh việc đápứng kịp thời nhu cầu tín dụng của
những khách hàng truyền thống,chi nhánh đẫ tăng cường tiếp cận dự án tại các khu
công nghiệp, các dự án mới thuộc lĩnh vực điện lực, sắt thép, xi măng... đi đôi với
cải tiến chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới
vào phục vụ khách hàng. Chủ động cùng với khách hàng tháo gỡ những khó khăn
để kịp thời giải ngân những dự án đã hội đủ điều kiện vay vốn.
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn tại NHCTVN chi nhánh Nam Thăng Long từ
năm 2006-2008. Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
So sánh(+/-%)
2007/200
6
2008/2007
Tổng dư nợ cho
vay nền kinh tế 902,84 696,56 1063,07 -22,85 52,62
Dư nợ tín dụng
ngắn hạn 415,86 254,81 256,34 -38,73 0,6
Dư nợ tín dụng
trung-dài hạn
486,98 441,75 806,73 -9,28 82,62
(Nguồn:Báo cáo tổng kết hàng năm của NHCTVN chi nhánh Nam Thăng Long)
Dư nợ cho vay nền kinh tế tính đến thời điểm 31/12/2008 là 1063,07 tỷ
đồng, tăng 365,51 tỷ đồng so với 31/12/2007, tốc độ tăng 52,62%, đạt 91,33% so
với kế hoạch NHCTVN giao. Trong đó cho vay VNĐ là 660,62 tỷ đồng tăng 412,2
tỷ đồng, chiếm 62,14%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Ngoại tệ quy đổi là 402,45
tỷ đồng giảm 45,8 tỷ đồng chiếm 37,86%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
- Phân theo kỳ hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn đến 31/12/2008 là 256,34 tỷ
đồng chiếm 24,12%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Cho vay trung-dài hạn là
806,73 tỷ đồng chiếm 75,88%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
- Phân theo thành phần kinh tế: Cho vay doanh nghiệp Nhà nước là 482,25
tỷ đồng chiếm 45,36%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Cho vay thành phần kinh tế
khác là 580,82 tỷ đồng chiếm 54,64%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
- Phân theo mức độ tài sản đảm bảo: Cho vay có tài sản đảm bảo là 958,07
tỷ đồng chiếm 90,12%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Cho vay không có tài sản
đảm bảo là 105 tỷ đồng chiếm 9,88%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
- Phân theo loại hình khách hàng: Cho vay khách hàng là DN lớn là 896,1 tỷ
đồng chiếm 84,3%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Cho vay khách hàng là DN vừa
và nhỏ là 86,1 tỷ đồng chiếm 8,1%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Cho vay tư
nhân cá thể là 80,87 tỷ đồng chiếm 7,6%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
- Phân theo nhóm nợ: Trong năm 2008 không để phát sinh nợ nhóm 2 và nợ
xấu trong năm 2008. Nợ xấu đến 31/12/2008 bằng không.
- Làm tốt công tác thu hồi nợ ngoại bảng: Tính đến 31/12/2008 thu được
78.708 triệu đồng đạt 72,88% kế hoạch NHCT Việt Nam giao.
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCTVN chi nhánh Nam Thăng
Long.
Bên cạnh những hoạt động trên NHCTVN chi nhánh Nam Thăng Long luôn quan
tâm đi sâu, đi sát thực tế và nắm bắt kịp thời những yêu cầu của khách hàng truyền
thống, đáp ứng các nguyện vọng của khách hàng mới, thực hiện theo đúng khẩu
hiệu “Tin cậy, hiệu quả, hiện đại”
Bảng 2.4: Báo cáo thu nhập,chi phí.
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 31/12/2008
Tổng doanh thu 519.428
Thu từ hoạt động tín dụng 120.652
Thu lãi nộp vốn điều hoà 277.500
Thu dịch vụ phí 10.048
Thu hồi các khoản nợ đã xử lý 78.709
Thu nhập khác 32.519
Chi phí 341.748
Chi cho nhân viên 144.347
Chi lãi tiền gửi 191.386
Chi phí dự phòng rủi ro 6.015
Lợi nhuận 177.680
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCTVN chi nhánh Nam Thăng Long)
Tổng thu nhập: Tính đến 31/12/2008 đạt 519.428 triệu đồng trong đó thu từ
hoạt động tín dụng là 120.652 triệu đồng chiếm 23,23%/tổng thu nhập; Thu lãi nộp
vốn điều hoà là 277.500 triệu đồng chiếm 53,58%/tổng thu nhập; Thu dịch vụ phí
là 10.048 triệu đồng chiếm 2.02%/tổng thu nhập; Thu hồi các khoản nợ đã được xử
lý là 78.709 triệu đồng chiếm 15,15%/tổng thu nhập; Thu nhập khác là 32.519 triệu
đồng chiếm 6,02%/tổng thu nhập. Như vậy trong tổng thu nhập nguồn thu chủ yếu
của chi nhánh là thu lãi nộp vốn điều hoà.
- Về cơ cấu thu dịch vụ phí: Tổng thu phí dịch vụ là 10.048 triệu đồng đạt
104,34% kế hoạch NHCTVN giao trong đó thu phí bảo lãnh chiếm tỷ trọng
50,55%/tổng thu phí dịch vụ; Phí chuyển tiền chiếm tỷ trọng 12,42%; Phí hoạt
động cho vay chiếm tỷ trọng 8,47%.
Tổng chi phí: Là 341.748 triệu đồng trong đó chi trả lãi tiền gửi là 191.386
triệu đồng chiếm 77,95%/tổng chi phí; Chi phí cho nhân viên là 144.347 triệu đồng
tăng 20.301 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2007 do năm 2008 chi nhánh đã được
tính mức lương bình quân/1 người là 12 triệu đồng tăng gấp đôi năm 2007; Chi
trích dự phòng rủi ro là 6.015 triệu đồng (trong đó trích dự phòng chung là 2.291
triệu đồng và trích dự phòng rủi ro là 3.724 triệu đồng – Công ty TNHH Hùng
Hưng)...
Lợi nhuận đạt được trong năm 2008 là 177.680 triệu đồng đạt 100,38% kế
hoạch NHCTVN giao; Chi nhánh đã xoá hết lỗ luỹ kế 56,1 tỷ đồng và còn lãi trên
120 tỷ đồng.
Ngoại trừ tiền thu được từ các khoản nợ đã được xử lý trong năm 2008 là
78.732 triệu đồng thì thu lãi từ nguồn tín dụng và nộp vốn điều hoà là 98.972 triệu
đồng.
2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG.
2.2.1. Một số văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng của
Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Công Thương Việt nam.
2.2.1.1. Văn bản pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hoạt động CVTD ở Việt Nam bắt đầu hình thành từ những năm 1993-1994 và tập
trung chủ yếu vào cho vay trả góp. Thời điểm đó cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt
động này là Quyết định số 18/QĐ-NH5 ngày 16/12/1994 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ban hành “Thể lệ cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình
và cho vay tiêu dùng”. Thể lệ này quy định một trong những điều kiện được vay
vốn là: “Cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả lương,trả nợ cấp cho viên chức đó cam
kết trích lương,trợ cấp hàng tháng,trả nợ cho tổ chức tín dụng nếu đến hạn vay
không trả được nợ gốc và lãi”. Quy định này đã phần nào hạn chế việc vay tiền của
người tiêu dùng. Về việc bảo đảm tiền vay, Luật các tổ chức Tín dụng có hiệu lực
ngày 01/01/1998 quy định: “việc cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ
vốn vay và việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng thực
hiện theo quy định của Chính phủ”. Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày
30/09/1998 của Thống đốc NHNN về ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín
dụng đối với khách hàng, thay thế cho toàn bộ Thể lệ tín dụng trước đó (kể cả tín
dụng tiêu dùng), cũng quy định các TCTD phải thực hiện các quy định về đảm bảo
tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN. Đó là nghị định
178/CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay. Theo đó, Chính phủ
đã cho phép các TCTD cho vay bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội
cho cá nhân,hộ gia đình nghèo. Và hai bản hướng dẫn của NHNN là văn bản số
34/CV-NHNN1 ngày 07/01/2000 về việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản
đối với cán bộ công nhân viên và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu
nhập hợp pháp khác và văn bản số 98/CV-NHNN1 ngày 28/01/2000 của NHNN
Việt Nam về việc hướng dẫn một số điểm của văn bản số 34/CV-NHNN1. Trước
đó thì Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch
bảo đảm lại không quy định cụ thể trường hợp nào thì được vay không có tài sản
bảo đảm.
Tuy nhiên, thực tế xảy ra tình trạng ngân hàng thừa vốn, trong khi người tiêu
dùng lại phải đi vay nóng ở “chợ đen”. Đó là do cơ chế cho vay còn phức tạp trong
thủ tục thẩm định tài sản thế chấp,không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Trước thực trạng đó, ngày 18/08/2000, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định
số 266/200/QĐ về việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với các NHTM
cổ phần, công ty tài chính cổ phần và ngân hàng liên doanh; và Thông tư 06 ngày
04/04/2000, đã mở ra hướng mới để giải toả các trở ngại trong hoạt động đầu tư
của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Đến nay thì hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung cũng như CVTD nói
riêng đều tuân theo sự điều chỉnh của Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của
Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách
hàng.Quy chế này ra đời thay thế và xoá bỏ những nhược điểm của các quy chế
trước đây. Phạm vi điều chỉnh là việc cho vay bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ của
TCTD đối với khách hàng không phải là TCTD, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống. Điều 7 của Quy chế có
quy định điều kiện được vay vốn đối với cá nhân là: “ Đại diện hộ gia đình phải có
năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự”. Như vậy, điều kiện có nới lỏng
hơn, tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng khả năng cho vay đối với khách hàng.
Tuy nhiên, Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002 của Thống đốc
NHNN về việc “sửa đổi Điều 2 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc
NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng” đã quy
định các khoản nợ được gia hạn nợ cũng bị coi là nợ quá hạn.Về việc đảm bảo tiền
vay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85/CP ngày 25/10/2002 sửa đổi bổ sung
Nghị định 178 và Thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 về hướng dẫn
thực hiện một số quy định về đảm bảo tiền vay của các TCTD. Ngoài ra, việc cho
vay của ngân hàng đối với cá nhân và hộ gia đình còn tuân theo một số văn bản
pháp lý khác như Quyết định 365/QĐ-NHNN ngày 13/04/2004 của NHNN Việt
Nam về việc cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài áp
dụng cho TCTD có hình thức cho vay đi xuất khẩu lao động.
2.2.1.2.Văn bản pháp lý của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.