Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.3 KB, 24 trang )

Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
Công thương Hoàn Kiếm.
2.1. Xu hướng cho vay tiêu dùng ở Việt Nam:
2.1.1. Môi trường cạnh tranh và cấu trúc ngành ngân hàng tại Việt Nam
Tác động mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân
hàng đưa đến cạnh tranh mạnh mẽ hơn, không chỉ giữa các tổ chức tín dụng
(TCTD) trong nước và các TCTD nước ngoài mà ngay giữa các TCTD với nhau.
Các TCTD nước ngoài về cơ bản sẽ theo đuổi chiến lược cạnh tranh về chất lượng
dịch vụ và dịch vụ ngân hàng mới thay vì cạnh tranh bằng giá với các TCTD Việt
Nam. Chính sự thay đổi này đã dẫn đến cấu trúc của ngành ngân hàng đã thay đổi
trong năm vừa qua:
- Thị phần (huy động vốn và cho vay) của các NHTMNN mặc dù vẫn giữ thị
phần chi phối khoảng 70% trong hệ thống ngân hàng đến cuối năm 2006, song
thị phần của khối NHTMNN đã giảm gần 10% so với năm 2000 và chủ yếu bị
giành bởi khối NHTMCP.
- Trong khi đó, nhóm các ngân hàng nước ngoài chiếm tỷ trọng hơn 12% thị
phần tín dụng.
( Nguồn : Ngân hàng nhà nước)
Vậy tại sao lại vậy? Đó có phải thể hiện xu hướng trong cấu trúc ngành ngân
hàng trong thời gian tới? Để trả lời ta đi vào phân tích:
 Thứ nhất, hiện nay các NHTMNN là nhóm ngân hàng chiếm
thị phần huy động vốn và cho vay lớn nhất trong hệ thống NHVN là do yếu tố lịch
sử và vừa qua nhóm ngân hàng này đã có được sự cải thiện về năng lực tài chính
( tăng vốn điều lệ, nâng cao chất lượng tài sản có), hiện đại hóa công nghệ và mở
rộng mạng lưới kênh phân phối. Nhìn chung, các NHTMNN có những lợi thế cạnh
tranh quan trọng như khả năng cung cấp dịch vụ với mức chênh lệch lãi suất thấp,
có mạng lưới phát triển rộng khắp, chưa phải tuân thủ các qui định về an toàn vốn
và được Chính phủ bảo đảm hoàn toàn về khả năng thanh toán.Vì vậy, mặc dù giữ
vai trò chi phối trong hệ thống ngân hàng nhưng chính những yếu kém về quản trị
điều hành, chất lượng tài sản, hiệu quả kinh doanh, quản lý chi phí và mức độ an
toàn đã khiến các ngân hàng thương mại trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn


thương nhất và có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến an toàn hệ thống ngân hàng
trong bối cảnh thực hiện các cam kết WTO.
 Thứ hai, nhóm các NHTMCP đang nổi lên nhanh chóng
thông qua tăng vốn điều lệ ( mức tối thiểu 1000 tỷ đồng đến năm 2008 và 3000 tỷ
đồng ( tương đương với NHTMNN) đến năm 2010), tăng cường mở rộng chi
nhánh để chiếm lĩnh thị trường và khách hàng trước khi các TCTD nước ngoài ồ ạt
thâm nhập theo thỏa thuân WTO. Đây là nhóm ngân hàng rất năng động trong phát
triển sản phẩm, khả năng thích ứng nhanh và điều chỉnh chiến lược kinh doanh linh
hoạt theo thay đổi thị trường.
 Thứ ba, nhóm chi nhánh của các TCTD nước ngoài thâm
nhập vào thị trường Việt Nam với những ưu thế về vốn, công nghệ, sản phẩm và
dịch vụ vì thế có thể thâm nhập sâu vào thị trường. Tuy nhiên trong thời gian một
vài năm tới thì vẫn còn một số hạn chế làm khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng
của các TCTD nước ngoài là:
o Hạn chế về huy động vốn VND
o Hạn chế về mở chi nhánh và điểm giao dịch kể cả đặt máy ATM ngoài trụ
sở chi nhánh đối với NH nước ngoài.
o Hạn chế về nhận thế chấp quyền sử dụng đất đối với NH nước ngoài.
o Hạn chế tỷ lệ vốn góp hoặc mua cổ phần trong các TCTD của Việt Nam.
o Hạn chế về chưa hiểu nhiều về phong tục tập quán thói quen tiêu dùng của
người dân Việt Nam.
 Thứ tư, có một thực tế là đến năm 2010 theo khuôn khổ cam kết WTO, Việt Nam
mở cửa về cơ bản đối với khu vực ngân hàng. Ngay từ 1/4/2007, ngân hàng 100%
vốn nước ngoài có thể được phép hoạt động tại Việt Nam. Như vậy áp lực cạnh
tranh sẽ gia tăng và mạnh trong năm 2007.
Qui mô và cấu trúc hệ thống ngân hàng là kết quả tương tác của nhiều biến
số khác nhau, trong đó bao gồm cả hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, nhưng
quan trọng nhất vẫn là tác động của lựa chọn chính sách hay nói cách khác là mức
độ cải cách của ngành ngân hàng. Việc lựa chọn chính sách khác nhau tạo ra mức
độ thuận lợi khác nhau về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả chính

sách phân biệt đối xử (ưu đãi) các NHTMNN và buộc tất cả các loại hình TCTD
phải hoạt động trên cơ sở thương mại và trên một sân chơi bình đẳng. Nói tóm lại,
gia nhập WTO mới chỉ là điều kiện cần và chính sách cải cách bên trong mà trọng
tâm là qui chế tạo sân chơi bình đẳng và cơ cấu lại hệ thống NHTMNN là điều
kiện đủ để xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, bình đẳng và
mang tính cạnh tranh cao hơn.
Vậy cấu trúc ngành ngân hàng được dự báo như thế nào? Để trả lời câu hỏi
này ta xem một nhóm các chuyên gia nước ngoài thực hiện năm 2005 để dự báo về
cấu trúc ngành ngân hàng đến năm 2020 thông qua bảng sau
Bảng 2.1: Dự báo về cấu trúc ngành ngân hàng đến năm 2020.
Thị phần
Kịch bản 1: Cải
cách hạn chế các
NHTMNN
Kịch bản 2: Cải
cách toàn diện các
NHTMNN
Kịch bản 3: Tư nhân hóa
nhanh chóng và toàn diện
các NHTMNN
NHTMNN 59% 35% 0%
NHTMCP 27% 45% 50%
NH nước ngoài 14% 20% 50%
100% 100% 100%
(Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 1 – tháng 1- năm 2007 ( trang 23))
Cũng theo kết quả điều tra của nhóm tư vấn trên đến năm 2010 thì thị phần của các
NHTMNN dự kiến 40-50%, NHTMCP khoảng 30% và phần còn lại thuộc về các
ngân hàng nước ngoài và liên doanh. (Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 1 – tháng 1-
năm 2007 ( trang 23)).
Như vậy, cường độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng thời gian tới sẽ ngày

càng gay gắt và cho vay tiêu dùng cũng sẽ là tâm điểm của sự cạnh tranh này.
2.1.2. Xu hướng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam
Đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng là xu hướng tất yếu, là điều kiện khách quan
trong điều kiện nền kinh tế thị trường, song đồng thời đó cũng là chiến lược, là
mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Có thể nói trong hơn 10 năm trở lại đây Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát
triển với tốc độ rất cao, cao nhất khu vực Đông Nam á. Trong 5 năm (2001 – 2005)
GDP đạt bình quân 7,5%, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng dần, từ 415
USD năm 2001 lên 638 USD năm 2005 vì thế đời sống nhân dân ngày càng được
cải thiện mạnh mẽ. Sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường kinh tế vĩ mô ( bảng 2.2)
đã tạo ra nhiều biến chuyển về chất lượng tiêu dùng và khả năng tích luỹ của dân
chúng.
Bảng 2.2: Tình hình kinh tế vĩ mô
2002 2003 2004 2005
GDP (%) 7,04 7,34 7,69 8,4
CPI ( %) 4,0 3,0 9,5 8,4
GDP/ đầu người 439 481 514 638
M2 ( %) 17,7 24,94 30,39 20,04
Tăng trưởng huy động vốn ( %) 19,4 25,8 33,2 23,1
Tăng trưởng tín dụng (%) 22,2 8,41 41,65 19,0
( Nguồn : trang 28 -Tạp chí ngân hàng số 21 - tháng 11năm 2006 ).
Bên cạnh đó GDP đạt 8,17% và cùng với mục tiêu về tổng sản phẩm trong
nước (GDP) tăng 8,2 – 8,5 % trong năm 2007 và với dân số trên 82 triệu người sẽ
tạo cho Việt Nam có điều kiện trở thành thị trường "khổng lồ" cho lĩnh vực cho
vay tiêu dùng phát triển.
Vừa qua các tập đoàn kinh doanh lớn của nước ngoài như Metro cash Carry,
Visa international … đã nghiên cứu và đưa ra các thông tin về nhu cầu tiêu dùng
của người Việt Nam hiện tại và dự đoán trong tương lai. Có thể nói đó là bức tranh
tương đối toàn cảnh của người tiêu dùng Việt Nam. Theo kết quả điều tra nghiên
cứu của tập đoàn AC Nielsen (thời báo Sài Gòn số 31-2006 ngày 28/7/2006) thì tỷ

lệ hộ gia đình có thu nhập trên 3 triệu đồng một tháng ở khu vực thành thị tại 36
thành phố lớn trong cả nước đã tăng từ 36% năm 2002 sẽ tăng > 50% vào năm
2007. Đồng thời mức chi tiêu của các hộ gia đình cũng tăng theo, nếu như cách đây
khoảng 3 năm, tỷ lệ hộ gia đình có mức chi tiêu hàng tháng trên 1 triệu đồng là
15,9% thì hiện nay đã tăng lên 40%. Như vậy, có thể thấy tiềm năng về lĩnh vực
cho vay tiêu dùng là rất rộng lớn, đang mở ra cho hoạt động của các ngân hàng
thương mại. Thời gian tới các ngân hàng cần đẩy mạnh lĩnh vực tín dụng tiêu dùng
để thực hiện chiến lược đa dạng hoá hoạt động ngân hàng, phân tán rủi ro, kích
thích nền sản suất trong nước phát triển và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần
xoá đói giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội. Trước mắt, cần tập trung đầu tư vào
một số lĩnh vực:
Một là, cho vay mua, xây dựng và sửa chữa lớn nhà ở: Do đặc điểm của người á
đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, việc mua đất, xây hoặc sửa chữa nhà là
công việc trọng đại trong đời người. Do vậy, để chuẩn bị làm các việc trên họ cần
một khoảng thời gian nhất định có thể hàng chục năm để tích luỹ nguồn tài chính
và các điều kiện khác, trường hợp nếu họ còn thiếu nguồn tài chính thì chủ yếu là
vay của người thân hoặc bạn bè rất ít vay tiền từ ngân hàng. Vần đề này xuất phát
từ thói quen ngại vay mượn của người Việt Nam, song cũng một phần do thị
trường tài chính chưa phát triển đã làm hạn chế mục đích vay tiền của nhân dân.
Trong 5 năm trở lại đây, các dịch vụ tiện ích của ngân hàng đã phát triển với tốc độ
khá cao, đã tạo điều kiện cho người dân rễ ràng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn
từ ngân hàng để hoạt động sản suất kinh doanh cũng như nhu cầu cải thiện cuộc
sống. Các ngân hàng đang hướng tới cung cấp dịch bán lẻ để đáp ứng nhu cầu của
cá nhân và các hộ gia đình. Trong đó việc cho vay với mục đích mua, xây dựng
hoặc sửa chữa lớn nhà ở đã có rất nhiều ngân hàng triển khai thực hiện như ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AgriBank), ngân hàng phát
triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), ngân hàng thương mại cổ phần á
Châu (ACB), ngân hàng Nhà Hà Nội (HabuBank), ngân hàng Nhà TP HCM
(HHB), ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SacomBank), ngân hàng kỹ thương
(TechcomBank)…và một số ngân hàng thương mại lớn đang chuẩn bị bước vào

lĩnh vực này như ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VietcomBank), ngân hàng
công thương Việt Nam (IncomBank)… Tuy nhiên, các khoản cho vay để mua, xây
dựng hoặc sửa chữa lớn về nhà ở trong thời gian vừa qua chủ yếu là triển khai thực
hiện chính sách của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, riêng AgriBank đã chiếm khoảng
86% các khoản vay liên quan đến nhà ở. Vì vậy, thị trường cho vay có liên quan
đến nhà ở còn rất lớn, trong đó nhu cầu về nhà ở khu vực đô thị là rất cấp bách.
Theo quy hoạch tổng thể định hướng cho phát triển đô thị đến năm 2020 thì dân số
đô thị sẽ chiếm khoảng 45% dân số cả nước, như vậy sức ép về nhà ở càng lớn,
nhất là 2 thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, để mở rộng
cho vay lĩnh vực này, các ngân hàng thương mại cần tổ chức các cuộc điều tra xã
hội rộng rãi để nắm bắt nhu cầu thực sự của người dân, từ đó xây dựng chiến lược
khách hàng và đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay về lĩnh vực nhà ở.
Hai là, cho vay qua thẻ: Thị trường thẻ ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ có
thể nói là "chóng mặt". Tính đến nay có khoảng trên 20 Ngân hàng thương mại tại
Việt Nam thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Tổng số tài khoản cá
nhân là khoảng 1 triệu tài khoản, trong đó, tài khoản chủ thẻ trên toàn quốc là trên
600.000, với trên 600 máy ATM trong toàn quốc. Song, số lượng thẻ phát hành và
tỷ trọng thanh toán qua thẻ (không dùng tiền mặt) hiện còn quá nhỏ bé so với tiềm
năng và so với các nước trong khu vực cũng như quốc tế. Ngoài ra, là một nước
đang phát triển, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao thì nhu cầu cầu về học
tập, chữa bệnh, đi du lịch ở nước ngoài ngày càng nhiều, đó là thị trường rất hấp
dẫn để các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng bằng việc cho vay qua thẻ đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Với mức thu nhập trong dân cư ngày càng cao thì
nhu cầu tiêu dùng cũng rất lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển thẻ
của ngân hàng, do tính an toàn và thuận lợi khi sử dụng, nhất là khi ra nước ngoài
để chữa bệnh, đi du lịch hay học tập. Như vậy, thị trường tiềm năng để các ngân
hàng thương mại thực hiện cho vay qua thẻ là rất lớn và thuận lợi do các chi nhánh
ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện chưa được phép phát hành thẻ,
song điều kiện thuận lợi này sẽ mất khi hoạt động ngân hàng Việt Nam hội nhập
với nền tài chính khu vực và quốc tế. Do vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng

thương mại Việt Nam cần phải tận dụng triệt để các cơ hội, các điều kiện thuận lợi
để phát triển dịch vụ thẻ, đồng thời đẩy nhanh việc đổi mới công nghệ và nâng cao
chất lượng dịch vụ.
Ba là, cho vay tiêu dùng thông thường: Mặc dù nhu cầu tiêu dùng của người dân
là rất lớn như mua phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại, mua tiện nghi sinh hoạt để
cải thiện cuộc sống … nhưng thời gian qua mới chỉ có một vài ngân hàng thực hiện
cho vay phục vụ các nhu cầu này của người dân, song chỉ tập chung ở các thành
phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng…và cũng chỉ
chủ yếu là cho vay đối với cán bộ, công nhân viên chức nhà nước với mức vay
tương đối thấp so với nhu cầu (mặc dù vừa qua một số ngân hàng đã nâng mức vay
lên đến 30 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, nhng số lượng người được cho
vay với mức này là rất ít) và thời hạn thường ngắn chủ yếu là từ 1 đến 3 năm, các
trường hợp được vay với thời hạn từ 5 năm trở lên không nhiều. Thực tế trong
những năm qua cho thấy, khi các ngân hàng thương mại tiến hành triển khai cho
vay tiêu dùng, số lượng khách hàng có nhu cầu đến ngân hàng để liên hệ vay đã
vượt mức dự đoán của các ngân hàng, hầu hết các ngân hàng đều quá tải. Song số
lượng khách hàng đó mới chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, các
đối tượng khách hàng khác hầu như chưa tiếp cận được với vốn ngân hàng, nhưng
đã vượt khả năng đáp ứng của ngân hàng. Qua đó cho thấy, tiềm năng để phát triển
loại hình tín dụng này là cực kỳ lớn, đang cần các ngân hàng có chiến lược và
chính sách cụ thể để đáp ứng với nhu cầu của nhân dân.
Như vậy, cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng là một vũ khí để các ngân hàng
thương mại trong thời gian tới nên sử dụng để chiếm lĩnh thị trường trước sự thâm
nhập ồ ạt của các TCTD theo lộ trình cam kết thực hiện khi vào WTO đồng thời để
phân tán rủi ro trong kinh doanh. Vì thế cho vay tiêu dùng là một xu hướng mà rất
nhiều NHTM sẽ theo đuổi trong thời gian tới.
2.2. Những quy định về cho vay tiêu dùng:
2.2.1. Điều kiện vay vốn:
a) Cho vay có bảo đảm:
- Những quy định chung:

 Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm trước pháp
luật về việc sử dụng vốn vay, không quá 60 tuổi ở thời điểm kết thúc thời hạn
cho vay.
 Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn.
 Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
 Có vốn tự có tham gia vào phương án, mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% tổng
nhu cầu vốn trừ trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm là có cầm cố giấy tờ có
giá.
 Có nguồn thu và phương án vay - trả nợ đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi và phí
trong thời gian vay cam kết.
 Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN
VN và hướng dẫn của NHCTVN.
- Những điều kiện riêng: Ngoài những điều khoản ở trên, khách hàng phải đáp
ứng thêm những điều kiện riêng với những phương án vay mà Ngân hàng cho
vay qui định.
b) Cho vay không có bảo đảm:
Ngoài các điều kiện chung đối với cho vay có bảo đảm thì khách hàng phải đáp
ứng thêm những điều kiện :
 Là công chức, viên chức và người lao động (CBCNV) tham gia đóng bảo
hiểm xã hội đầy đủ, đang làm việc trong biên chế hoặc theo hợp động lao
động không xác định thời hạn tại:
− Cơ quan Nhà nước (hành chính và sự nghiệp), lực lượng quân đội nhân dân và
công an nhân dân;
− Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động bằng ngân sách Nhà
nước;
− Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có chiến lược phát
triển lâu dài, bao gồm:
o Công ty Nhà nước,
o Công ty cổ phần có vốn Nhà nước,
o Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn Nhà nước,

o Công ty liên doanh với nước ngoài có vốn Nhà nước,

×