Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

khóa luận tốt nghiệp đại học giải đoán hàm ý hội thoại trong truyện kể cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.63 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ ĐÀO
GIẢI ĐOÁN HÀM Ý HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN KỂ CHO
HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT TÂM –
THÀNH PHỐ SƠN LA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sơn La, năm 2015
Lời cảm ơn
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình, chu đáo của Tiến sĩ Vũ Tiến Dũng đã hướng dẫn để em hoàn thành khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Ban chủ
nhiệm Khoa Tiểu học – Mầm non, Phòng Đào tạo, Thư viện, sự động viên cổ vũ của
các thầy cô giáo Bộ môn Khoa học cơ bản, cảm ơn tập thể lớp K52 ĐHGD Tiểu học A
đã ủng hộ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này.
Sơn La, ngày tháng 05 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Đào
MỤC LỤC
Một số từ viết tắt
TGĐ: tiền giả định
SGK: sách giáo khoa
SGV: sách giáo viên
GV: giáo viên
HS: học sinh
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài khóa luận
Khái niệm hàm ý cùng lý thuyết hàm ngôn hội thoại của H.P. Grice được đánh giá
là một bước tiến quan trọng của ngôn ngữ học, mới ra đời cách đây non nửa thế kỷ.


Tuy nhiên, việc sử dụng hàm ý để chuyển tải những thông tin mà vì một số lý do nhất
định, người ta không tiện hoặc không nên nói thẳng ra là một hiện tượng bình thường
trong thực tế, hẳn đã có ngay từ những cuộc giao tiếp đầu tiên trong xã hội văn minh.
Trong các công trình của mình, H.P. Grice nhận xét: trong giao tiếp, nhiều khi chúng
ta “nói điều này nhưng thật ra muốn nói một điều khác”. Đồng tình với ý kiến này,
Hoàng Phê – người đầu tiên giới thiệu và vận dụng lý thuyết của H.P. Grice vào
nghiên cứu tiếng Việt, bổ sung: “Hằng ngày sử dụng ngôn ngữ, lắm khi chúng ta nói
một điều này, nhưng lại muốn cho người nghe từ đó hiểu ra một điều khác, hoặc hiểu
thêm một điều khác nữa” [14, 93]. Thậm chí, ông cho rằng: “Khi một lời nói có hàm
ngôn thì ý hàm ngôn thường là quan trọng, thậm chí, có khi hiển ngôn chỉ là dùng để
nói hàm ngôn, ý hàm ngôn là ý chính” [14, 93]. W.A. Davis (2005) cũng khẳng định
vai trò của việc nghiên cứu loại nghĩa hàm ẩn này trong ngôn ngữ học: “Hàm ngôn hội
thoại đã trở thành một trong những chủ đề chính của ngữ dụng học.”
Không chỉ có tác dụng trong giao tiếp hằng ngày, hàm ý còn có giá trị sử dụng rất
lớn trong các hoạt động chính trị, ngoại giao và sáng tác văn học. Bởi vậy, từ khi có
những phát hiện của H.P. Grice, đặc biệt là từ sau khi ông hoàn thiện và công bố
chúng trong tập bài giảng ở Đại học Harvard (1967), cuốn Logic và hội thoại (1975)
và bài báo Ghi chú thêm về logic và hội thoại (1978), giới nghiên cứu đã tập trung khai
thác rất nhiều vấn đề xung quanh khái niệm hàm ý, các loại hàm ý và phương thức
biểu thị hàm ý. Tuy nhiên, vấn đề phân loại hàm ý chưa đạt được sự thống nhất cao
giữa các nhà nghiên cứu, việc xem xét phương thức biểu thị hàm ý chủ yếu giới hạn ở
việc sử dụng một số biểu thức ngôn ngữ (tạo hàm ý ngôn ngữ) và một số biện pháp vi
phạm phương châm giao tiếp (tạo hàm ý hội thoại). Đặc biệt, việc nghiên cứu hàm ý
trong sáng tác văn học chưa được đầu tư thỏa đáng nên kết quả chưa có chiều sâu.
Phần lớn các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học mới dừng ở việc khai thác các
chi tiết, hình tượng nghệ thuật từ kinh nghiệm cá nhân. Ngược lại, phần lớn các nhà
ngôn ngữ học tự bằng lòng giới hạn nghiên cứu của mình trong phạm vi ngôn ngữ học
đơn thuần, chưa làm rõ được mối quan hệ giữa những kiến giải của lý thuyết hàm
ngôn hội thoại với lĩnh vực văn học.
2

Mặt khác, trong một số tác phẩm văn học dân gian được đưa vào giảng dạy
trong chương trình Tiểu học thông qua các tiết kể chuyện, việc dùng hàm ý trong các
cuộc thoại xuất hiện khá phổ biến. Vì vậy, việc khám phá hàm ý của các cuộc hội thoại
trong các câu chuyện đó vừa góp phần làm sáng tỏ đặc tính cơ bản của hàm ý hội
thoại, vừa lí giải về thi pháp nghệ thuật trong câu chuyện. Đây là một việc làm cần
thiết và có ý nghĩa thiết thực, giúp học sinh tiểu học học tập tốt hơn.
Từ lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Giải đoán hàm ý hội thoại trong truyện
kể cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Quyết Tâm - thành phố Sơn La”.
2. Lịch sử vấn đề
Ngữ dụng học đã xuất hiện từ lâu. Mãi đến thập niên 70 của thế kỉ XX, ngữ dụng
học mới phát triển mạnh mẽ cả về lí thuyết lẫn nghiên cứu cụ thể. Khi xuất hiện, ngữ
dụng học đã cuốn hút rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Liên quan đến vấn đề hàm
ý, có các công trình nghiên cứu của các tác giả sau:
Khái niệm “hàm ngôn hội thoại” được Herbert Paul Grice “thai nghén” từ cuối
những năm 50 của thế kỷ XX rồi hoàn thiện trong phác thảo thuyết hàm ngôn mà ông
đưa vào tập bài giảng William James khi đang giảng dạy tại Đại học Harvard năm
1967. Ngay từ đầu, các vấn đề về hàm ngôn trong tập bài giảng William James đã có
ảnh hưởng rất lớn nhưng có lẽ phải một thời gian, sau khi cuốn Logic và hội thoại
(1975) và bài báo Ghi chú thêm về logic và hội thoại (1978) ra đời thì thuyết hàm ngôn
hội thoại của Grice mới thực sự trở thành “một trong những chuyên luận kinh điển”
của ngữ dụng học.
Phát hiện của Grice đã mở ra một trào lưu mới trong nghiên cứu ngôn ngữ. W.A.
Davis (2005) khẳng định: “Hàm ngôn hội thoại đã trở thành một trong những chủ đề
chính của ngữ dụng học.”
Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học – tập 2 đã nêu ra cơ chế tạo ra hàm
ẩn không tự nhiên. Ông đã gọi thuật ngữ hàm ý là hàm ngôn và phân chúng thành hai
loại: hàm ngôn ngữ nghĩa và hàm ngôn ngữ dụng.
Còn Hồ Lê trong Cú pháp tiếng Việt – quyển 3, đã phân loại nghĩa hàm ẩn gồm
hàm nghĩa và hàm ý, trong hàm ý thì bao gồm ẩn ý, dụng ý và ngụ ý. Mặc dù Hồ Lê có
sự phân loại khá chi tiết tuy nhiên để áp dụng nó vào việc xác định nghĩa hàm ẩn trong

một phát ngôn cụ thể thì không phải dễ.
3
Logic ngôn ngữ học của Hoàng Phê tuy không phân loại nghĩa hàm ẩn một cách
rõ ràng như Hồ Lê, nhưng trong quá trình phân tích ý nghĩa hàm ẩn đã bàn khá kĩ các
khái niệm thuộc ý nghĩa hàm ẩn như: hàm ý, ngụ ý mà đối lập với nó là tiền giả định
và hiển ngôn.
Trong Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa của Cao Xuân Hạo
cũng có một phần nói về hàm ý (ông gọi là nghĩa hàm ẩn). Cao Xuân Hạo đã chia hàm
ý ra hai loại: hàm ý của từ và hàm ý trong câu. Trong đó ông nêu ra một số quy tắc có
liên quan đến sự hình thành của các hàm ý và kết quả của việc vi phạm quy tắc ấy.
Trong Ngữ học trẻ 2000, Từ Thu Mai có khảo sát về hàm ý hội thoại trong truyện
cười dân gian Việt Nam, với đề tài Nghĩa hàm ẩn hội thoại trong truyện cười dân gian
Việt Nam với sự vi phạm ngữ cảnh giao tiếp, Từ thu Mai đã khảo sát hàm ý hội thoại
thông qua một số mẩu truyện: Hai kiểu áo, Diệu kế, Anh hai vợ, Quan sắp đánh bố…
Cho đến nay, có thể nói các công trình nghiên cứu ngữ dụng học đã đạt được
quan niệm thống nhất về hàm ý như sau:
(1) Hàm ý là phần nghĩa hàm ẩn (nghĩa hàm ngôn) không được thể hiện trên bề
mặt câu chữ của phát ngôn nhưng được suy ra từ nghĩa tường minh (nghĩa hiển ngôn)
và hoàn cảnh giao tiếp.
Quan niệm này không chỉ được thể hiện trong các tác phẩm của Grice mà còn
được thể hiện rõ trong những tài liệu vận dụng lý thuyết của ông như các công trình
của O. Ducrot (1972), G. Yule (1997), Hoàng Phê (1989), Nguyễn Đức Dân (1996),
Hồ Lê (1996), Cao Xuân Hạo (1998), Nguyễn Thiện Giáp (2000), Đỗ Hữu Châu
(2005),… Chẳng hạn, O. Ducrot quan niệm: “Thực chất của hàm ngôn là nói mà coi
như không nói, nghĩa là nói một cái gì đó mà không vì thế nhận trách nhiệm là đã có
nói, có nghĩa là vừa có hiệu lực nói năng vừa có sự vô can trong im lặng” (Dẫn theo
[14; 98 – 100]); Hồ Lê (1996) viết: “Hàm ý là tất cả những ý nghĩa, tình thái hàm ẩn
mà người phát ngôn ký thác vào phát ngôn nhưng nằm ngoài ý nghĩa hiển hiện của
phát ngôn, trong đó có việc biểu thị những sở chỉ khác với những sở chỉ mà hiển nghĩa
của phát ngôn biểu thị” [13; 335]; Nguyễn Thiện Giáp (2000) thì giải thích: “Hàm ý

chính là những gì người nghe phải tự suy ra qua phát ngôn, để hiểu đúng và đầy đủ ý
nghĩa của phát ngôn đó” [9; 136].
(2) Hàm ý là phần có giá trị thông tin thuộc nghĩa hàm ẩn, đối lập với tiền giả
định (TGĐ) là phần không có giá trị thông tin.
4
H.P.Grice (1975) phân biệt nghĩa hàm ẩn tự nhiên (natural meaning) với nghĩa
hàm ẩn không tự nhiên (non-natural meaning). O. Ducrot thống nhất với quan niệm
của Grice nhưng thể hiện sự phân biệt đó bằng các thuật ngữ “hàm ngôn” và “tiền giả
định” (TGĐ). Ông coi TGĐ là một hình thức hàm ngôn quan trọng, là hàm ngôn nằm
trực tiếp trong bản thân “nghĩa từ ngữ” của lời (Dẫn theo [14; 98]).
Mặc dù đã đạt được sự thống nhất cơ bản như trên, giữa các nhà nghiên cứu vẫn
còn những khác biệt tương đối lớn và có thể coi đây là những điểm chưa rõ trong lý
thuyết hàm ngôn hội thoại, cần được tiếp tục nghiên cứu thêm.
Cùng với những khác biệt trong sử dụng thuật ngữ, các nhà nghiên cứu ngữ dụng
học còn thể hiện quan niệm khác nhau về phạm vi của hàm ý. Phần đông các tác giả có
xu hướng giới hạn hàm ý ở nghĩa miêu tả (nghĩa mệnh đề) [6]; [7]; [9]; [12]; [14], chỉ
có một số ít tác giả cho rằng nghĩa tình thái cũng có thể là hàm ý ([13]).
H.P.Grice và nhiều tác giả nước ngoài theo học thuyết của ông như Horn (1989),
Levinson (1983; 1987b; 2000), George Yule (1997),… hay một số tác giả theo lý
thuyết về tính quan yếu như D. Sperber& D. Wilson (1995), Carston (2002) và các nhà
nghiên cứu ở Việt Nam như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân,… đều
thống nhất dựa vào mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp để phân biệt hai loại
hàm ý là hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại. Bên cạnh đó, sự phân biệt hàm ý quy ước
với hàm ý hội thoại tuy rất quan trọng nhưng vẫn chưa phản ánh được đầy đủ các khía
cạnh rất phong phú của hiện tượng hàm ý trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của con
người. Một tác giả Việt Nam là Hồ Lê đã đề xuất phân loại hàm ý theo khu vực tình
thái mà người nói ký gửi vào phát ngôn [13; 139 – 143], nhưng theo chúng tôi, ranh
giới của các loại hàm ý trong cách phân loại này rất mờ nhạt, khiến người học khó
nhận diện đối tượng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận

Khi nghiên cứu đề tài này, khóa luận hướng tới mục tiêu làm sáng tỏ hàm ý qua
mỗi câu chuyện. Từ đó thấy được bài học đạo đức mà tác giả muốn gửi gắm. Qua đó,
hi vọng có thể đóng góp một phần tài liệu tham khảo hữu ích, phục vụ cho việc học tập
của các bạn sinh viên và quá trình giảng dạy sau này của bản thân.
Với mục tiêu đề ra như vậy tôi lập kế hoạch, nhiệm vụ cần nghiên cứu là khai
thác hàm ý hội thoại trong một số truyện kể cho học sinh lớp 5.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
4.1. Đối tượng nghiên cứu
5
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hàm ý hội thoại trong một số truyện kể
cho học sinh lớp 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hàm ý hội thoại xuất hiện nhiều nhất trong đối thoại của những nhân vật tham
gia giao tiếp. Cho nên, đơn vị được chọn để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu là các cuộc
thoại (cuộc thương tác). Những truyện kể được lựa chọn bao gồm những truyện thuộc
kiểu bài nghe – kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể và kể chuyện đã nghe, đã đọc
có trong SGK Tiếng Việt 5 và cuốn Truyện đọc lớp 5.
Những vấn đề chúng tôi đề cập trong khóa luận này không bao quát toàn bộ các
vấn đề liên quan đến hàm ý hội thoại mà chỉ hi vọng góp thêm ý kiến vào việc nhận
biết và phân tích hàm ý hội thoại qua một số cuộc thoại trong một số truyện kể cho học
sinh lớp 5 trường Tiểu học Quyết Tâm - thành phố Sơn La.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để nhận biết, phân tích và làm sáng rõ nội dung nghĩa của các hàm ý hội thoại
trong truyện kể cho học sinh tiểu học, phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu
ở khóa luận này là phương pháp phân tích diễn ngôn luận. Ngoài ra trong quá trình
triển khai đề tài khóa luận, chúng tôi còn kết hợp các phương pháp khác như thống kê,
phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp,…
5.2. Nguồn ngữ liệu
Triển khai đề tài khóa luận này, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số truyện trong

cuốn Truyện đọc lớp 5 của PGS. TS. Hoàng Hòa Bình và TS. Trần Thị Hiền Lương
làm ngữ liệu khảo sát. Bên cạnh đó, tôi sử dụng những đoạn thoại mô phỏng đối thoại
trực tiếp ngoài đời thực, một số chi tiết của tác phẩm báo chí, văn chương. Trong một
số trường hợp cần thiết (để so sánh, đối chiếu hoặc minh chứng cho quan điểm của tác
giả), chúng tôi có mượn lại một số ví dụ đã dẫn trong các tài liệu nghiên cứu về ngữ
dụng học trong và ngoài nước.
6. Ý nghĩa của khóa luận
6.1. Ý nghĩa lí luận
Trên cơ sở trình bày lí thuyết ngữ dụng học (qua học tập và nghiên cứu tài liệu)
ở phương diện hàm ý hội thoại, phương châm hội thoại, khóa luận xác định cách phân
tích và tìm hiểu ý nghĩa của hàm ý trong truyện kể cho học sinh lớp 5.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
6
Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng
sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày, có thể được sử dụng làm tư liệu cho việc
giảng dạy phân môn Kể chuyện, phần nào đó giúp cho việc giảng dạy phân môn Kể
chuyện trong nhà trường tiểu học theo phương pháp mới. Đồng thời đây sẽ là một tư
liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc của khóa luận gồm 3
chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Hàm ý hội thoại trong truyện kể ở tiểu học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Hành động ngôn ngữ
1.1.1.Khái niệm hành động ngôn ngữ
Khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một hành
động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Đó là hành động ngôn ngữ.

Như chúng ta đã biết nói năng là hành động. Hành động nói là hành động được thực
hiện bằng lời nói khi nói. Khi gặp một người quen, ta nói: chào anh, chào chị, tức là
chúng ta thực hiện hành động chào. Khi ta cảm ơn, xin lỗi, sai khiến là chúng ta hành
động cảmơn, xin lỗi, sai khiến… Trong đời sống giao tiếp, chúng ta có nói (hoặc viết)
nhằm những mụcđích nhấtđịnh: khuyên, hỏi, trần thuật, sai khiến, xin, hứa, mời, chào,
xin lỗi, cảm ơn, giải thích, phàn nàn,…
1.1.2. Các hành động ngôn ngữ
J.L.Austin cho rằng có ba loại hành động ngôn ngữ lớn: hành động tạo lời
(Locutinonary act), hành động tại lời (Illocutionary act) và hành động mượn lời
(Perlocutionary act).
Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta thấy có một số cách dịch khác nhau. Đáng chú ý
là các cách dịch cụm từ: Locutinonary act (hành vi tạo lời, hành động tại lời, hành
động tạo ngôn); Illocutionary act (hành động ngoài lời, hành vi ở lời, hành động trong
lời, hành động tại lời, hành động ngôn trung); Perlocutionary act (hành động mượn
lời, hành vi mượn lời, hành động sau lời, hành động xuyên ngôn). Giáo trình này
không bình luận cách hiểu của các nhà khoa học mà chỉ dẫn ra để người đọc biết và
tham khảo.)
1.1.2.1. Hành động tạo lời
Hiểu một cách đơn giản, hành động tạo ra lời nói bằng những âm (hay con chữ)
theo những quy tắc ngữ pháp của một ngôn ngữ được gọi là hành động tạo lời. Nói
một cách rõ hơn, hành động tạo lời là hoạt động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ
âm, từ, các kiểu kết hợp từ theo một quan hệ cú pháp thích hợp thành các câu để tạo
ra một phát ngôn có nghĩa phù hợp về hình thức và nội dung của một cộng đồng ngôn
ngữ nào đó. Như vậy, với hành động tạo lời, chúng ta hình thành nên các biểu thức
ngôn ngữ có nghĩa. Hiểu theo hướng này, nếu gặp khó khăn trong việc phát âm các từ
ngữ nào đó (chẳng hạn người nói là người nước ngoài hoặc người nói bị ngắn lưỡi)
hoặc không tìm ra từ thích hợp, hoặc không nắm vững các quan hệ cú pháp để tổ hợp
từ ngữ thành câu mà nói rộng ra là tạo thành văn bản, thành diễn ngôn thì người nói
8
không hoàn thành hành động tạo lời, không tạo ra các biểu thức có nghĩa để phục vụ

cho hoạt động giao tiếp mà người nói có ý định đặt ra. Ví dụ, có một người nước ngoài
nói tiếng Việt:
(1) Xin lôi cac đông chi.
thì như vậy chưa được coi là là hành động tạo lời (vì phát âm không đúng hệ thống
ngữ âm tiêu chuẩn tiếng Việt) mà người nói hoàn thành hành động tạo lời phải nói là:
(2) Xin lỗi các đồng chí!
Sản phẩm của hành động tạo lời là đối tượng nghiên cứu của cú pháp tiền dụng học.
1.1.2.2 Hành động mượn lời
Khi nói về nội dung của diễn ngôn, chúng ta đã nói đến đích tác động của hoạt
động giao tiếp. Hành động ngôn ngữ liên quan tới đích tác động của diễn ngôn là hành
động mượn lời (hành động xuyên ngôn). Hành động mượn lời là những hoạt động
mượn phương tiện ngôn ngữ, nói đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu
quả ngoài ngôn ngữ nào đó như biến đổi trong nhận thức, trong tâm lí, trong hành
động vật lí có thể quan sát được ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói.
Ví dụ:
(3) Sp
1
: Đóng cửa lại!
Sp
2
: Đứng dậy đóng cửa, khó chịu, bực tức, càu nhàu, gắt gỏng.
Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn lời
của phát ngôn. Có những hiệu quả mượn lời là đích cuả một hành động tại lời. Hành
động vật lí: đóng cửa là hiệu quả mượn lời của hành động tại lời mệnh lệnh: Đóng cửa
lại nhưng có những hiệu quả không thuộc đích của hành động tại lời như khó chịu, bực
tức, càu nhàu, gắt gỏng khi nghe mệnh lệnh. Đây cũng là hiệu quả thuộc về hành động
mượn lời.
1.1.2.3. Hành động tại lời
Hành động tại lời (hành động ngôn trung) là hành động mà đích của nó nằm ngay
trong việc tạo nên phát ngôn được nó nói (viết) ra. Chính cái đích này phân biệt các

hành động tại lời với nhau. Đó là những hành động người nói thực hiện ngay khi nói
năng. Hành động tại lời được thực hiện nhờ hiệu lực giao tiếp của phát ngôn. Hiệu quả
của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng
ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Chẳng hạn, khi ta hỏi có đích là bày tỏ
mong muốn được giải đáp điều mà ta chưa biết hoặc còn hoài nghi và mong được
người nghe trả lời; khi ta chào thì người nghe sẽ có hành động tương ứng là
chào Thông thường, nó lập thành một cặp thoại tương ứng: Chào - chào, hỏi - trả lời,
cầu khiến - chấp thuận (hoặc từ chối) Còn khi người nói cam kết với ai một điều gì
9
đó tức là người nói đã tự ràng buộc mình vào một hành động sẽ được thực hiện trong
tương lai.
Đích của hành động tại lời được gọi là đích tại lời và nếu đích đó được thoả mãn
thì ta có hiệu quả tại lời.
Dấu hiệu của hiệu quả tại lời là lời hồi đáp của người tiếp nhận hành động tại lời,
tức người nghe.
Ví dụ:
(4) Sp
1
: Cậu đã làm bài tập chưa?
Sp
2
: Rồi.
Hiệu quả của hành động tại lời trong ví dụ (4) thể hiện ở phát ngôn trả lời của
Sp
2
: Rồi.
Đặc điểm của hành động tại lời nói là có ý định (đích), có tính quy ước, có thể
chế mặc dù quy ước và thể chế không được diễn đạt hiển ngôn nhưng mọi người trong
cộng đồng ngôn ngữ vẫn tuân thủ một cách không tự giác. Chẳng hạn, người Việt hỏi
là thể hiện sự quan tâm và dần dần một số câu hỏi được ước định trở thành lời chào

giữa những người đã quen biết nhau. Ví như khi ta gặp một người quen, ta biết họ
đang trên đường đi chợ về, mang theo rau, thịt, cá , ta vẫn hỏi:
(5) - Đi chợ về đấy à? hoặc: Mua nhiều đồ ăn vậy?
Hình thức các phát ngôn ở ví dụ (5) là câu hỏi nhưng đích của các phát ngôn (5)
là lời chào. Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, có một số lời mời mang tính xã giao
của người Việt nhưng đích của các lời mời xã giao đó trong một hoàn cảnh giao tiếp
cụ thể có thể là lời chào.
1.1.3. Hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ gián tiếp
1.1.3.1. Hành động ngôn ngữ trực tiếp
Hành động ngôn ngữ trực tiếp là những hành động ngôn ngữ được thể hiện
đúng với đích tại lời (the point of illocutionary). Đích tại lời được hiểu là điều kiện căn
bản, chính là trách nhiệm của người nói và người nghe bị ràng buộc khi hành động tại
lời đó được phát ra. Thường thì một hành động ngôn ngữ có một đích tại lời. Đó là
hoạt động ngôn ngữ trực tiếp (direct speech act). Những phát ngôn có quan hệ trực tiếp
giữa một cấu trúc và một chức năng là những phát ngôn có hành động ngôn ngữ trực
tiếp. Hay nói cách khác, hành động ngôn ngữ trực tiếp là hành động ngôn ngữ được
thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng.
Ví dụ:
(6) Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
(Nguyễn Thế Hội)
(7) Ai đứng chóp bu bọn này?
10
(Tô Hoài)
(8) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
(9) Đừng có nhảy lên boong tàu!
(Hà Đình Cẩn)
Câu (6) là câu cảm thán vì câu này tác giả sử dụng tình thái từ làm sao ở cuối
câu; câu (7) là câu hỏi vì có từ nghi vấn ai; câu (8) là câu khẳng định; câu (9) là câu

cầu khiến vì xuất hiện từ đề nghị đừng. Các phát ngôn như đã phân tích ở trên được sử
dụng là những hành động ngôn ngữ trực tiếp.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cùng một phát ngôn lại có những mục đích
khác nhau trong những bối cảnh giao tiếp khác nhau thì lúc đó không phải là hoạt
động ngôn ngữ trực tiếp nữa.
1.1.3.2. Hành động ngôn ngữ gián tiếp
Hành động ngôn ngữ gián tiếp (indirect speech act) là hành động ngôn ngữ có
mối quan hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng.
Ví dụ:
(10) (Thấy con đi học về muộn, mẹ bảo:)
- Con xem hộ mẹ mấy giờ rồi!
thì đây là câu cầu khiến khi nó được dùng để yêu cầu ai đó cho biết về thời gian hiện
tại và nó thực hiện một hành động ngôn ngữ trực tiếp. Còn lời nói của người mẹ trong
hoàn cảnh này được hiểu là một lời trách móc (Con đi học về muộn quá đấy!) với một
thái độ không hài lòng thì nó hoạt động với tư cách là hành động ngôn ngữ gián tiếp.
Giả định ta nghe một người nào đó hỏi:
(11) Bạn có thể cho mình mượn quyển truyện này vài ngày được không?
thì câu này gồm cả hai câu, một câu hỏi về khả năng có thể cho người nói mượn quyển
truyện (hành động ngôn ngữ trực tiếp) và còn là lời đề nghị người nói muốn mượn
quyển truyện (hành động ngôn ngữ gián tiếp).
Như vậy, hành động ngôn ngữ gián tiếp có thể được hiểu là hiện tượng người
giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành động tại lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của
một hành động lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành động ngôn ngữ theo
lối gián tiếp.
11
Vấn đề đặt ra là làm như thế nào để người nói khi nói có hàm ý (ngụ ý) mà
người nghe có thể giải đoán đúng được hàm ý của người nói có ý định nói ra. Thông
thường, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trong những trường hợp như vậy, người nghe
phải dựa vào ngữ cảnh, dựa vào những kinh nghiệm ứng xử, dựa vào lẽ thường và đặc
biệt là khả năng suy luận tinh tế của người tiếp nhận nữa.

Ví dụ:
(12) Sp
1
: Tối nay đi thăm Hà với chị nhé.
Sp
2
: Ngày mai em thi rồi.
Để có thể nhận ra phát ngôn của Sp
2
là một lời từ chối, Sp
1
phải có một quá
trình suy luận rất nhanh trong tình huống này diễn ra trong tư duy: “Mình rủ đi thăm
một người bạn thì ít đúng ra Sp
2
nên chấp nhận hoặc từ chối hoặc thảo luận thêm.
Nhưng Sp
2
trả lời không như Sp
1
tính toán. Như vậy, hành động tại lời của Sp
2
không
phải là nghĩa trực tiếp của phát ngôn đem lại. Sp
1
hiểu rằng ngày mai thi rồi nên Sp
2
không có thời gian đi thăm bạn bè cùng Sp
1
được nữa. Lời đáp của Sp

2
thực chất là
một hành động đưa lí do ra để từ chối lời rủ đi thăm Hà của Sp
1
”. Lời đáp của Sp
2

hành động ngôn ngữ gián tiếp.
Trong giao tiếp, hành động trình bày còn được dùng để thực hiện các hành động
tại lời gián tiếp.
Điều khiển:
(13) Bố ơi, nhà mình hôm nay hết muối rồi. (Có nghĩa là phải đi mua muối thôi).
Mong muốn, thỉnh cầu:
(14) Mẹ ơi,ở công viên nước chơi vui lắm. (Con muốn đi chơi ở công viên
nước, mẹ cho con đi đi).
Cảnh cáo:
(15) Bố đang ở nhà đấy! (Đừng có cãi nhau, chửi nhau như vậy, bố mà nghe
được thì liệu đấy).
Khuyên:
(16) Anh Nam tập thể dục thể thao thường xuyên nên cơ thể khỏe mạnh, cường
tráng lắm. (Anh cũng nên tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh, cường tráng).
Hành động trực tiếp hỏi có thể dùng cho các hành động tại lời gián tiếp.
Nhờ vả:
12
(17) Em lên thư viện có thể mượn giúp chị quyển sách được không?
Đe dọa:
(18) Cậu có muốn tuần sau không phải đến lớp không?(Cậu sẽ bị đình chỉ học
một tuần nếu còn tiếp tục phạm lỗi).
Khẳng định:
(19)Không phải mày mách lẻo thì còn thằng nào vào đây?

Phê phán:
(20) Những việc vô đạo đức như thế mà anh cũng làm được à?
Hành động trực tiếp cảm thán cũng có thể dùng cho các hành động tại lời gián tiếp.
Nhờ vả:
(21) Ôi, bài này khó quá! (Anh giải giúp em với).
Đòi hỏi:
(22) Mẹ ơi, cái váy kia đẹp quá! (Mẹ mua cho con đi).
Có rất nhiều hành động tại lời được dùng gián tiếp như vây. Muốn xác định
được hành động tại lời nào được dùng gián tiếp như vậy chúng ta cần phải dựa vào
một số căn cứ sau:
Một là phải nhận biết hành động tại lời là hành động nào. Điều này phải căn cứ
vào các phương tiện chỉ dẫn hành động đặc thù cho từng hành động tại lời.
Hai là phải căn cứ vào nội dung mệnh đề, tức là căn cứ vào cấu trúc quan hệ
ngữ nghĩa của các thành tố tạo nên nội dung mệnh đề. Thông thường, thành tố ngữ
nghĩa tạo nên nội dung mệnh đề có quan hệ nào đấy với người tiếp nhận phát ngôn.
Ba là phải căn cứ vào ngữ cảnh, căn cứ vào mối quan hệ nguyên nhân giữa
người thực hiện hành động tại lời gián tiếp với người tiếp nhận thì mới xác định được
đúng thực chất của hành động tại lời được dùng gián tiếp. Thông thường, muốn xác
định được hành động tại lời là hành động gián tiếp gì thì chúng ta phải dựa vào lời hồi
đáp của người tiếp nhận. Có thể khẳng định rằng việc xác định hành động tại lời gián
tiếp chính là vấn đề quan hệ giữa phát ngôn với ngữ cảnh hay chính là sự kiện lời nói
góp phần quan trọng để nhận diện hành động tại lời gián tiếp sau hành động tại lời
trực tiếp.
Ví dụ:
(23) Sp
1
: Anh có khỏe không ạ?
Sp
2
: Chào em.

13
(24) Sp
1
: Anh có khỏe không ạ?
Sp
2
: Anh ốm suốt em à.
Ví dụ (23), căn cứ vào lời đáp của Sp2, phát ngôn của Sp1 có hành động tại lời
gián tiếp là một lời chào; còn ví dụ (24), phát ngôn của Sp1 lại có hành động tại lời
trực tiếp hỏi.
Tương tự như vậy, có thể khảo sát thêm các ví dụ sau:
(25) Sp
1
: Mấy giờ rồi nhỉ?
Sp
2
: 10 giờ anh ạ.
(26) Sp
1
: Mấy giờ rồi nhỉ?
Sp
2
: Thôi, muộn rồi, em xin phép về ạ.
(27) Sp
1
: Mấy giờ rồi nhỉ?
Sp
2
: Em xin lỗi thầy. Em bị lỡ xe buýt ạ.
Căn cứ vào lời hồi đáp của Sp

2
, phát ngôn của Sp
1
trong ví dụ (20) có hành
động tại lời trực tiếp hỏi; phát ngôn của Sp
1
trong ví dụ (21) có hành động gián tiếp
thỉnh cầu (hoặc yêu cầu, đề nghị); phát ngôn của Sp
1
trong ví dụ (22) có hành động
gián tiếp phê bình.
Trong giao tiếp tiếng Việt có một số biểu thức ngôn hành của một số hành động
ngôn ngữ trực tiếp được dùng lặp đi lặp lại thành những công thức có tính ước định để
biểu thị những hành động gián tiếp gần như cố định. Đây là những biểu thức ngôn
hành đã được cộng đồng người Việt quy ước thành những nghi thức giao tiếp. Chẳng
hạn, một số câu hỏi được ước định dùng để chào nên người Việt mới có từ chào hỏi.
Ví dụ:
(28) - Thầy lên lớp về đấy ạ?
- Bác đi chợ về đấy ạ?
- Em đi chơi à?
Những câu hỏi này trong một ngữ cảnh cụ thể thường hỏi để mà hỏi, hỏi mà
không quan tâm đến nội dung trả lời như thế nào và người được hỏi cũng không cần
phải trả lời đúng với nội dung câu hỏi. Đây là những phát ngôn hỏi trực tiếp mà hiệu
lực gián tiếp là để chào.
Hành động tại lời vừa có tính phổ quát cho mọi ngôn ngữ, vừa có tính đặc hữu
của từng dân tộc và hàng loạt những vấn đề đang đặt ra mà trong khuôn khổ của khóa
luận này không thể trình bày hết được.
1.2. Lí thuyết hội thoại
14
1.2.1. Mở đầu

Giao tiếp là hoạt động liên cá nhân nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm, nhận thức
giữa người này với người khác. Có hai hình thức giao tiếp phổ biến trong xã hội: giao
tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều. Giao tiếp một chiều là giao tiếp chỉ có một bên
nói, còn bên kia tiếp nhận. Hình thức này thường gặp trong mệnh lệnh quân sự, trong
diễn văn, trong lời của phát thanh viên truyền thanh, truyền hình… Đó là độc thoại.
trong giao tiếp hai chiều, bên này nói bên kia nghe và hồi đáp trở lại. Lúc đó, vai trò
của hai bên thay đổi: bên nghe trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó
là hội thoại (conversation). Hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến nhất của ngôn
ngữ trong xã hội là hội thoại.
Hội thoại diễn ra có thể chỉ giữa hai người (A nói, B nghe và B nói, A nghe).
Đó là song thoại (dailogue). Hội thoại có thể có ba người tham gia, đó là tam thoại
(trilogue) hoặc khi hội thoại có nhiều người tham gia, ta có đa thoại. Chẳng hạn như
lời đế từ ngoài vào trong hát chèo; hoặc cuộc tranh luận trên truyền hình của ba ứng
viên tổng thống trong một cuộc tranh cử khi tranh luận công khai. Cũng có thể đây là
đa thoại, vì thông qua cuộc tranh luận, các ứng viên đều hướng đến cử tri để giành giật
phiếu bầu của cử tri…
Tuy nhiên trong các cuộc hội thoại thì song thoại là hình thức phổ biến nhất và
lí thuyết hội thoại chủ yếu là bàn về song thoại vì song thoại là hình thức hội thoại
nguyên mẫu (prototype) của mọi cuộc hội thoại.
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu hội thoại
Hội thoại chính là giao tiếp. Hoạt động giao tiếp của con người bao giờ cũng
phải diễn ra trong xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu hội thoại không thể bỏ qua những yếu
tố liên quan đến con người và xã hội như tâm lý, phong tục tập quán, văn hóa dân
tộc… Chẳng hạn, khi gia đình người Việt có khách lúc đang ăn cơm thì chúng ta
thường chào khách bằng một lời mời, đại thể như: Mời bác vào xơi cơm với nhà cháu
ạ hoặc Anh vào ăn cơm với gia đình ạ…
Nhiều nhà nghiên cứu về hội thoại cho rằng phương pháp tiếp cận hội thoại hiện
nay, chủ yếu là phương pháp xã hội – dân tộc học. Nghiên cứu hội thoại theo phương
pháp xã hội – dân tộc học, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến các nội dung sau:
Người ta đề cập đến vấn đề gì trong cuộc hội thoại?

Những vấn đề đó được đặt ra như thế nào (công khai hay ngầm ẩn)?
15
Phương thức thể hiện sự ngầm ẩn ấy cũng như sự nhận biết đó ra sao?
Người ta tổ chức và chi phối cuộc thoại như thế nào để đạt được nội dung đề ra.
Chẳng hạn như cách thức xưng hô, các hành động cảm ơn, chào, xin lỗi… của những
người tham gia hội thoại giữa các dân tộc không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn
người Anh nói cảm ơn là lịch sự nhưng người Việt mà sử dụng quá nhiều lời cảm ơn
trong giao tiếp sẽ bị nhìn nhận là khách sáo. Tương tự, lời chào của người Anh, người
Pháp có tính khuôn mẫu khá cao và thường chào theo thời gian; còn lời chào của
người Việt có tính linh hoạt và uyển chuyển tùy theo ngữ cảnh và mối quan hệ liên
nhân giữa các nhân vật giao tiếp.
Ví dụ:
(29) Lời chào gặp mặt của người Anh:
Good morning! (Chào buổi sáng).
Good afternoon! (Chào buổi chiều).
Good evening! (Chào buổi tối).
(30) Lời chào chia tay (tạm biệt) của người Anh: Good bye hoặc bye!
Ngoài ra người Anh còn sử dụng các lời chào gặp mặt có tính khuôn mẫu khác như
hello, hi, how do you do
(31) Lời chào gặp mặt của người Việt:
Cháu chào ông (bà, cô, bác ) ạ!
Em chào thầy (cô) ạ!
Chào anh!
(32) Lời chia tay (tạm biệt) của người Việt:
Em xin phép cô, em về ạ!
Mình về nhà đây!
Anh (chị) về nhé!
Ngoài ra, người Việt còn sử dụng rất nhiều cách thức chào hỏi khác nhau như
hỏi để chào, mời để chào và các cách thức chào linh hoạt khác nữa
1.2.3. Nguyên tắc cộng tác hội thoại

Trong giao tiếp, người nói luôn muốn truyền đạt nhiều hơn cái được nói. Bao
giờ cũng có những điều mà người ta thấy không cần phải nói ra, những điều mà vì một
lí do tế nhị nào đó không tiện nói ra, không tiện nói thẳng. Với lại, không phải tất cả
những gì người ta muốn biểu đạt đều có thể nói ra được cả. Nhận thức của con người
vô cùng phong phú và phức tạp. Làm cho người khác hiểu được đầy đủ và chính xác
16
nhận thức của mình không phải là một điều dễ dàng. Trong tác phẩm bút kí triết học
V.I Lên nin viết: “Viết một cách thông minh có nghĩa là giả định người đọc cũng
thông minh, là không nói hết, là để người đọc tự nói với mình những quan hệ, những
điều kiện, những giới hạn – chỉ với những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn
này thì một câu mới có giá trị và có ý nghĩa” (dẫn theo [8, 90]).
Vấn đề đặt ra là phải giải thích như thế nào để người nghe lĩnh hội được đúng ý
định của người nói. Grice tin rằng phải có một cơ chế chi phối việc sáng tạo và lĩnh
hội những phát ngôn ấy. Đó được gọi là nguyên tắc cộng tác (cooperative principle).
Nguyên tắc này do Grice nêu ra trong bài giảng của mình ở trường Đại học tổng hợp
Harvard năm 1967. Đến năm 1975, nó được xuất bản thành một cuốn sách với nhan
đề: Logic and conversation (Logic và hội thoại). Nguyên tắc này được phát biểu
tổng quát như sau (theo cách dịch của Đỗ Hữu Châu – x.sđd): “Hãy làm cho phần
đóng góp của anh (vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc
hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích, hay phương hướng của cuộc thoại mà
anh tham gia vào”.
Ví dụ, các nhân vật tham gia tổ chức một cuộc vũ hội vào buổi tối có một số
công việc cần phải chuẩn bị đưa ra để mọi người tham gia vào bàn bạc, cụ thể như sau:
1. Mượn hội trường
2. Nhạc
3. Trang trí
4. Bảo vệ …
Những người tham gia hội thoại phải bàn bạc theo từng nội dung mà chủ tọa
cuộc họp nêu ra mới được đánh giá là có sự hợp tác.
Nguyên tắc này được Grice chia làm 4 phương châm nhỏ:

a. Phương châm về lượng: phương châm này chia làm 2 vế:
a
1
: Hãy làm cho đóng góp của anh có lượng tin đủ như đòi hỏi của đích cuộc hội
thoại;
a
2
: Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó được đòi hỏi.
b. Phương châm về chất: phương châm này được phát triển tổng quát như sau:
hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là:
b
1
: Đừng nói điều gì mà anh tin là không đúng;
b
2
: Đừng nói điều gì mà anh không có đủ bằng chứng.
17
c. Phương châm quan hệ: (còn gọi là phương châm quan yếu) hãy làm cho phần
đóng góp của anh là quan yếu, tức có dính lứu đến câu chuyện đang diễn ra.
d. Phương châm cách thức: dạng tổng quát của phương châm này là: hãy nói cho
rõ ràng, đặc biệt là:
d
1
: Hãy tránh lối nói tối nghĩa;
d
2
: Hãy tránh lối nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa;
d
3
: Hãy nói ngắn gọn;

d
4
: Hãy nói có trật tự.
Tóm lại, các phương châm này đúng cho cuộc hội thoại chân thực, trong đó
người hội thoại thật sự làm cho nó đạt kết quả một cách tường minh, trực tiếp. Hạn chế
của các phương châm này như chính tác giả đã nhận ra là chưa đề cập đến nội dung
liên cá nhân của diễn ngôn. Thứ hai, là các phương châm còn chồng chéo. Chẳng hạn,
phương châm về lượng “ đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó được
đòi hỏi” trùng với phương châm quan yếu, bởi “ lớn hơn yêu cầu” là không quan yếu.
Vế thứ ba của phương châm cách thức “ hãy nói cho ngắn gọn” cũng trùng với phương
châm quan yếu và phương châm về lượng.Tuy nhiên trong nhiều cuộc thoại người ta
nói với nhau một cách hàm ẩn và các phương châm này sẽ giải thích nghĩa hàm ẩn của
hội thoại. Chẳng hạn, câu chuyện về một viên thuyền phó của một tàu viễn dương có
thói hay say rượu. Một hôm, ông thuyền trưởng phải ghi vào sổ nhật kí của tàu: Hôm
nay phó thuyền trưởng lại say rượu. Hôm sau, đến phiên trực của mình, viên thuyền
phó đọc thấy câu này trong nhật kí của tàu, giận lắm, liền viết vào trang kia: Hôm nay
thuyền trưởng không say rượu (Dẫn theo [8, 92]). Rõ ràng, người đọc không khó khăn
lắm cũng suy ra được hàm ý của câu: Hôm nay, thuyền trưởng không say rượu có
nghĩa là các hôm khác thuyền trưởng say rượu, trong khi thuyền trưởng không hề uống
rượu bao giờ. Hàm ý của câu này nằm trong ý nghĩa của từ hôm nay. Chính từ hôm
nay đã hạn chế phạm vi hiệu lực của thuyền trưởng không say rượu. Nếu các phương
châm trên được tôn trọng thì cuộc hội thoại sẽ đạt được tính chất cộng tác giữa các
nhân vật hội thoại, đạt được tính quan yếu, có nghĩa là xoay quanh vấn đề được đưa ra
trong hội thoại, đạt được tính chân thành, nghĩa là những người tham gia hội thoại
thực sự muốn thành công, đạt được yêu cầu về lượng tin và đạt được yêu cầu triệt để,
có nghĩa là nói những điều mà hội thoại cho là quan yếu với vấn đề được đặt ra.
1.3. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
18
1.3.1. Nghĩa tường minh
Nghĩa tường minh (nghĩa câu chữ, nghĩa hiển hiện, hiển nghĩa, hiển ngôn, explicit

meaning) được các nhà ngôn ngữ học giải thích là “ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố
ngôn ngữ đem lại” [3, 359] , “nghĩa được nói rõ trong mỗi câu” [6, 191], “nghĩa có thể
rút ra từ nghĩa nguyên văn (nghĩa đen và cả nghĩa bóng) của các từ ngữ có mặt trong
câu và từ những mối quan hệ cú pháp giữa các từ ấy” [11, 115], “cái nghĩa biểu hiện rõ
qua nguyên văn câu nói” [12, 112],…
Trong đề tài này, khái niệm nghĩa tường minh mà chúng tôi sử dụng tương ứng
với các khái niệm nghĩa câu chữ, nghĩa hiển hiện, hiển ngôn,… của hầu hết các tác giả
khác. Tuy nhiên, so với hệ thống quan niệm của tác giả Cao Xuân Hạo thì nó tương
ứng với hiển nghĩa, chứ không tương ứng với hiển ngôn, bởi vì chúng tôi không coi
tiền giả định (điều kiện tiên quyết để câu nói có thể đúng hoặc sai) là một bộ phận của
hiển ngôn như quan niệm của tác giả (xem: [12, 112]).
1.3.2. Nghĩa hàm ẩn
Nghĩa hàm ẩn (hàm ngôn, implicit meaning) là thông tin không được thể hiện
trên bề mặt câu chữ của phát ngôn nhưng có thể nhận biết nhờ suy ý trên cơ sở hiển
ngôn, hoàn cảnh phát ngôn và quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập
luận, điều khiển hội thoại,…
O. Ducrot giải thích rằng thực chất của hàm ngôn là nói mà coi như không nói,
nghĩa là “nói một cái gì đó mà không vì thế nhận trách nhiệm là đã có nói, có nghĩa là
vừa có được hiệu lực của nói năng, vừa có được sự vô can của im lặng.”(Dẫn theo [14,
100]). Còn theo Hoàng Phê, “khi một lời nói có hàm ngôn thì ý hàm ngôn thường là
quan trọng, thậm chí có khi hiển ngôn chỉ là dùng để nói hàm ngôn, ý hàm ngôn là ý
chính”. [14, 93].
Herbert Paul Grice – người đầu tiên nghiên cứu về nghĩa hàm ẩn, cho rằng nghĩa
hàm ẩn gồm hai thành phần là nghĩa hàm ẩn tự nhiên và nghĩa hàm ẩn không tự nhiên.
(Dẫn theo [3]). Sau H.P. Grice, O. Ducrot phân biệt hai loại hàm ẩn là tiền giả định
(tiền đề, presupposition, viết tắt: TGĐ) và hàm ngôn. Ông cũng phân biệt loại hàm
ngôn là kết quả được rút ra từ sự suy luận của người nghe dựa vào nội dung khách
quan của lời (ví dụ, nói Trời đẹp là để thông báo “muốn đi chơi”) với loại hàm ngôn là
kết quả suy luận của người nghe từ hành vi nói năng (ví dụ, đang tiếp khách mà hỏi
Mấy giờ rồi? là muốn đề nghị khách ra về). (Dẫn theo [14, 100]).

19
Khác với O. Ducrot, C.J. Fillmore đồng nhất TGĐ với hàm ngôn. Ông viết:
“Trong ngữ nghĩa của câu, của lời nói có hai cấp bậc thông báo: cấp bậc hàm ngôn hay
là TGĐ và cấp bậc hiển ngôn.” (Dẫn theo [14, 98]). Tuy vậy, hầu hết các tài liệu
nghiên cứu ngữ dụng sau này đều đề cập đến TGĐ và hàm ngôn như là hai khái niệm
riêng biệt.
Givón quan niệm: “TGĐ là các giả định về những điều mà theo người nói thì
người nghe có thể chấp nhận không tranh cãi.” (Dẫn theo [19, 54]). Còn Stalnaker cho
rằng: “TGĐ là cái mà người nói xem là cơ sở chung của những người cùng tham gia
hội thoại.” (Dẫn theo [19, 312]). Dưới góc độ logic - ngôn ngữ học, Nguyễn Đức Dân
giải thích: “Câu A có TGĐ là B nếu giá trị đúng của B là điều kiện cần cho A có giá trị
đúng hoặc sai” và “A có một TGĐ ngữ dụng là B nếu: a) khi phát ngôn A thì người
nói đã giả định rằng B và tin rằng người nghe cũng nghĩ là B; b) B đã được chấp
nhận.” [6, 195 – 197]. Ví dụ:
(33) Ngân chuẩn bị nghiệm thu đề tài cấp Bộ đấy.
Phát ngôn này sẽ không được đánh giá là đúng hay sai nếu thiếu một trong các
TGĐ sau:
- Có một người tên là Ngân.
- Ngân là chủ nhiệm đề tài cấp Bộ.
Hoàng Phê – người đầu tiên giới thiệu lý thuyết của Grice vào Việt Nam – cho
rằng: “Nếu coi TGĐ là hàm ngôn thì sẽ không thấy được mối quan hệ có tính quy luật
hết sức quan trọng giữa TGĐ, hiển ngôn và hàm ngôn, mối quan hệ chi phối nội dung
của hàm ngôn.” [14, 99]. Theo ông, hàm ngôn có hai lớp nghĩa hàm ẩn khác nhau về
mức độ phụ thuộc vào hoàn cảnh và độ tin cậy của suy ý. Đó là hàm ý và ngụ ý.
Có quan điểm gần với Hoàng Phê, Cao Xuân Hạo (1999) coi TGĐ là một lớp
nghĩa hiển ngôn; còn hàm ngôn, theo ông, bao gồm hàm nghĩa và ẩn ý.
Phần lớn các nhà Việt ngữ khác như Đỗ Hữu Châu (2003), Nguyễn Đức Dân
(1996, 1998), Nguyễn Thiện Giáp (2000) đều xếp TGĐ vào lớp nghĩa hàm ngôn và
phân loại các nghĩa hàm ngôn khác theo dấu hiệu phụ thuộc/không phụ thuộc vào hoàn
cảnh giao tiếp.

Riêng Hồ Lê (1996) thì phân biệt hai lớp nghĩa hàm ẩn là hàm nghĩa và hàm ý
dựa theoquan hệ về nội dung đối với hiển ngôn: hàm ý (bao gồm: ngụ ý, ẩn ý, dụng ý) là
20
ý nghĩa hàm ẩn có nội dung khác với hiển ngôn; còn hàm nghĩa là ý nghĩa hàm ẩn bổ
sung một phương diện nào đó cho hiển ngôn.
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu còn đề cập đến thành phần thứ ba của nghĩa hàm
ẩn là dẫn ý (entailment). Dẫn ý vốn là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực logic học, biểu thị
mối quan hệ kéo theo giữa các mệnh đề (p và q chẳng hạn) nếu trị đúng của q tất yếu
nảy sinh từ trị đúng của p và trị sai của q tất yếu nảy sinh từ trị sai của p (tức p kéo
theo q).Ví dụ:
(34) - A nhận B vào làm việc tại Công ty X (p)
- B là nhân viên của Công ty X (q)
Ta nói: p ⇒ q (p dẫn ý q) bởi nếu p (A nhận B vào làm việc tại Công ty X) đúng
sự thật thì q (B là nhân viên của Công ty X) tất yếu đúng sự thật. Do “đặc tính kỹ
thuật” của dẫn ý mà thuật ngữ này (entailment) được một số tác giả dịch là “kéo theo”
để biểu thị “những điều rút ra theo logic từ những cái được khẳng định trong phát
ngôn” [11, 126].
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, trong khóa luận này, tôi quan
niệm nghĩa hàm ẩn là những thông tin không được thể hiện trong ý nghĩa nguyên văn
của từ ngữ và các mối quan hệ cú pháp của câu nhưng có thể nhận biết nhờ suy ý từ
hiển ngôn, hoàn cảnh phát ngôn và quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển
lập luận, điều khiển hội thoại,… Nghĩa hàm ẩn gồm TGĐ và hàm ý.
1.3.2.1. Tiền giả định
Khi bàn về tiền giả định, người ta thường nêu định nghĩa tiền giả định, thuộc tính
của tiền giả định, và các kiểu tiền giả định. Cách nhìn về các nội dung này có thể xê
dịch ở những nhà nghiên cứu khác nhau. Sau đây chúng tôi xin dẫn những cách nhìn
có nhiều điểm chung và sẽ được áp dụng vào việc học tập, nghiên cứu, khi cần thiết.
Tiền giả định (TGĐ) là hiện tượng được quan tâm khá tập trung trong giai đoạn
đầu của việc lí giải ngĩa hàm ẩn của phát ngôn. Từ những năm 90 (thế kỉ XX), về mặt
nghiên cứu, cách hiểu về TGĐ đã khá thống nhất và nó không còn giữ địa vị quan

trọng như trước nữa, người ta quan tâm nhiều hơn đến hàm ý, vì hàm ý gắn với chủ
định của người nói, cái mà người nghe cần giải đoán để giao tiếp được thông thuận.
1.3.2.1.1. Định nghĩa và thuộc tính của tiền giả định
TGĐ trong ngôn ngữ học được dùng để chỉ phần nội dung không cần được nêu ra
mà vẫn là một phần phải được tính đến của điều được thông báo, vì nếu TGĐ không
21
được xác định thì thông báo sẽ trở nên vô nghĩa, mặc dù hình thức của câu không có gì
sai trái. Theo đó TGĐ là một thuật ngữ mang tính công nghệ, nó thuộc về sự phân tích
lôgic xét trong mối quan hệ giữa nghĩa của câu với việc dùng câu, theo kiểu mối quan
hệ kéo theo giữa hai mệnh đề: khi nói ra một câu chứa mệnh đề p, người nói có một
TGĐ dưới hình thức mệnh đề q.
Vì TGĐ có vai trò quyết định tính đúng của câu, nó được coi là một thuộc tính
của câu: “Một TGĐ là một thuộc tính của câu, thuộc tính này làm cho câu đó thích
hợp với việc sử dụng trong một số ngữ cảnh này và không thích hợp với việc sử dụng
trong những ngữ cảnh khác” (A presupposition is a property of a sentence, making that
sentence fit for use in certain contexts and unfit for use in other contexts – P. A. M.
Sauren; dẫn theo).
Định nghĩa về TGĐ chung nhất có thể tìm thấy trong Hoàng Phê 1975: TGĐ “là
điều giả định trước là đúng, điều phải được thừa nhận hoặc được chấp nhận là đúng thì
một điều nói nào đó mới là có ý nghĩa”. Để làm rõ hơn bằng cách diễn đạt giản dị dưới
hình thức một danh từ đếm (không phải danh từ khối), có thể dẫn định nghĩa của G.
Yule 1996: “Một TGĐ là cái mà người nói cho là đúng trước khi thực hiện một phát
ngôn” (dẫn theo). Nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban giải thích thêm: “vậy là người nói
có TGĐ chứ không phải câu có TGĐ”.
Một thuộc tính quan trọng của TGĐ được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến là ‘tính
bất biến khi phủ định’, nói cách khác là khi câu nói chuyển từ hình thức khẳng định
sang hình thức phủ định thì TGĐ vẫn không biến đổi. Chẳng hạn với hai câu Bạn Tí
ốm và Bạn Tí không ốm, thì cái TGĐ “tồn tại một bạn tên là Tí” vẫn không thay đổi.
1.3.2.1.2 Về việc sử dụng tiền giả định
TGĐ như vừa nói là cái được giả định trước là đúng để cho câu nói có nghĩa,

TGĐ không chân thực thì câu nói có thể trở thành vô nghĩa, mặc dù vẫn đúng ngữ
pháp. Trên thực tế, TGĐ được sử dụng quen thuộc đến mức người nói không hề có ý
thức về nó khi nói ra lời. Thế nhưng, TGĐ vẫn là cái mà người nói có, chứ không phải
từ ngữ có. Điều này có thể chứng minh được bằng cách mà con người sử dụng TGĐ
một cách chủ định nhằm đạt được mục đích của mình.
TGĐ vốn không mang ‘cái mới’, không có ‘giá trị thông báo’, nhưng cách sử
dụng chúng đôi khi có tác dụng tìm ra ‘cái mới’, cái có ‘giá trị thông báo’. Có thể quan
sát cách sử dụng TGĐ với mục đích vừa nêu qua hai trường hợp sau đây:
a. Dùng TGĐ chưa chắc là chân thực để “bẫy” người
22

×