Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thực trạng hoạt động và định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH cơ khí và thương mại hồng phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.17 KB, 22 trang )

PHẦN I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ
THƯƠNG MẠI HỒNG PHI
I.Thông tin về công ty
1.Tên công ty: Công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi
2.Địa chỉ giao dịch: Thôn La Dương xã Dương Nội thị xã Hà Đông tỉnh
Hà Tây
3.Hình thức pháp lý: là công ty TNHH hai thành viên trở lên, có tư
cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập,có tài khoản ngân hàng, và có con
dấu riêng để giao dịch.
4.Lĩnh vực hoạt động của công ty: công ty chuyên sản xuất phụ tùng xe
gắn máy và kinh doanh các sản phẩm xăng dầu nhằm phục vụ nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng của nhân dân tỉnh Hà Tây đồng thời mở rộng đối tượng
phục vụ ở các vùng giáp gianh tiến tới toàn quốc.
II.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH cơ khí và
thương mại Hồng Phi.
Xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng về phương tiên đI lại của nhân
dân. Từ nhu cầu đầy tiềm năng đó hộ sản xuất kinh doanh phụ tùng xe gắn
máy Hồng Phi đã ra đời theo quyết định của phòng kế hoạch và đầu tư huyện
Hoài Đức tỉnh Hà Tây năm 1998. Qua 3 năm hoạt độnghộ sản xuất kinh
doanh phụ tùng xe gắn máy Hồng Phi đã đI đến quyết định thành lập công ty
TNHH hai thành viên trở lên.
Năm 2001 theo quyết định 096/2001QĐ của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh
Hà Tây, Công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi được chính thức
thành lập và đI vào hoạt động theo hình thức công ty TNHH hai thành viên
trở lên.
PHẦN II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
I.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty.
1.Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng.
Để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, hiện tại công ty TNHH cơ
khí và thương mại Hồng Phi có một cửa hàng bán lẻ xăng dầu và một cửa


hàng giới thiệu sản phẩm cơ khí, kế sau đó là toàn bộ cơ sở hạ tầng nhà xưởng
rộng 1,2ha với hai khu xưởng tách biệt độc lập.
Hiện tại co sở vật chất kỹ thuật của công ty vẫn đang được tiếp tục phát
triển và hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu chung của đất nước là tiến tới thực
hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong 5 năm qua, công ty đã đầu tư hơn
1,5 tỷ đồng vào việc sửa chữa, nâng cấp các thiết bị, và thay thế bằng các máy
móc công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sản xuất
và tiêu dùng của người dân.
Bảng 1: Giá trị đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Năm đánh giá 2001 2002 2003 2004 2005
Đầu tư cơ sở VCKT
(tr.đồng)
1.200 1.350 1.750 2.350 3.200
*Tiền vốn của công ty:Tổng mức vốn kinh doanh hiện có của công ty
tính đến thời điểm 31/12/2005 là 4.650.300.000đồng.
Trong đó:
+Vốn ban đầu là : 2.500 triệu đồng
+Vốn tự bổ sung là:1.700 triệu đồng
+Vốn khác :450.300 triệu đồng
2.Đặc điểm về bộ máy tổ chức của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
Giám đốc
P.giám đốc
K.Doanh
P.giám đốc
Kỹ thuật
Phòng quản
lý nhân sự
Kinh Doanh
Phân x ởng

hoàn thiện
và đóng gói
Phân x ởng
gia công
sau khi đúc
Phân x ởng
đúc và ép
Cửa hàng giao dịch khách hàng
và giới thiệu sản phẩm cơ khí
Phòng kiểm
tra kỹ thuật
Kinh Doanh
P.kế toán và
tiền l ơng
Kinh Doanh
Phòng
Kinh Doanh
Trong đó mỗi bộ phận của công ty có những chức năng khác nhau:
Giám đốc công ty:là người đại diện pháp nhân của công ty và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về điều hành hoạt động của công ty, là người có
quyền điều hành cao nhất trong công ty.
Các phó giám đốc công ty: là người giúp việc cho giám đốc công
ty.Phó giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác
và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, trước pháp luật về các lĩnh vực
được phân công.
Kế toán trưởng công ty: là người giúp giám đốc công ty quản lý công
tác kế toán tài chính theo pháp lệnh kế toán thống kê và thực hiện chức năng
nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ kế toán trưởng.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: có chức năng tham mưu, giúp việc
giám đốc trong quản lý điều hành công việc và chịu trách nhiệm trước giám

đốc công ty về các lĩnh vực công tác được giao.
Cấp trưởng các phòng ban và phân xưởng trong công ty: là người tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ của giám đốc công ty giao và chịu trách nhiệm
trước giám đốc công ty và pháp luật về mọi hoạt động.
+ phòng kinh doanh:có chức năng tham mưu cho giám đốc trong
qúa trình tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của công ty tiếp cận
thị trường,tuyên truyền, quảng cáo thu hót khách hàng, xây dựng chiến
lược kinh doanh cho đơn vị, điều độ hàng hóa, trực tiếp theo dõi tình
hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị cơ sở, phân tích nhu cầu thị
trường, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tới khách hàng.
+ Phòng kế toán và tiền lương:có chức năng tổ chức hạch toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty, lập và phân tích báo cáo
quyết toán của công ty đúng quy định hiện hành, tham gia cùng phòng
quản lý nhân sự trong việc lập sổ lương cho cán bộ công nhân viên.
+ Phòng quản lý kỹ thuật: có chức năng tổ chức hướng dẫn ,
kiểm tra việc quản lý chất lượng hàng hóa xây dựng triển khai và giám
sát việc thực hiện các định mức kỹ thuật ở tất cả các khâu của quá trình
kinh doanh,theo dõi giám sát các phân xưởng thực hiện.
+ Phòng quản lý nhân sự: có chức năng là chủ động lập quy
hoạch cán bộ trong từng thời kỳ theo quy định của công ty, có nhận xét,
đánh giá bổ sung hàng năm báo cáo công ty duyệt để thực hiện công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Phòng tổ chức hành chính cũng có chức
năng tham mưu cho giám đốc công ty trong công tác tổ chức cán bộ,
lao động tiền lương, bố trí, sắp xếp và sử dụng lao động. Theo dõi thi
đua, thanh tra pháp chế, phòng cháy chữa cháy an toàn và một số công
tác khác. Sắp xếp nơi làm việc, trang thiết bị hành chính cho các phòng
ban quản lý hộ khẩu, điều động xe
3.Đặc điểm về nhân sự của công ty
Sè lao động hiện có của công ty đã lên tới hơn 100 người trong đó số
người có trình độ đại học chiếm gần 20%, công ty thường xuyên tổ chức đào

tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngò cán bộ công nhân viên kỹ thuật
hiện nay công ty đã có một lực lượng lao động trẻ năng động, có trình độ
nghiệp vụ và khả năng thích ứng nhanh với thị trường.
II.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những
năm gần đây.
1.Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
1.1.Thực trạng về thị trường và công tác phát triển thị trường của
công ty.
1.1.1 Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh của công ty.
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty TNHH cơ khí và
thương mại Hồng Phi thì mặt hàng chính của công ty bao gồm sản xuất các
linh kiên phụ tùng xe gắn máy đặc biệt mặt hàng chủ chốt của công ty là má
phanh cho xe mô tô 2 bánh(má phanh là phần ma sát cho xe đI chậm lại khi
người điều khiển đạp cần phanh sau hay bóp tay phanh trước của xe), sau đó
gia công chế tạo đồ kim khí và các ngành nghề khác như là thương mại xăng
dầu chính.Nhìn chung, hiện nay các mặt hàng kinh doanh của công ty khá
phong phú và đa dạng do đó đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng và
sản xuất của người dân.
*Về mặt hàng chính của công ty:
Là má phanh xe gắn máy mà chủ đạo là má phanh liên doanh cho xe
liên doanh của các hãng lắp giáp tại Hà Nội. Mặt khác công ty sản xuất các
loại má phanh cho các loại xe đang hiện có trên thị trường nh: Honda, Suzuki,
Yamaha…
* Về các ngành nghề gia công chế tạo đồ kim khí:
Công ty nhận tất cả các đơn đặt hàng về các sản phẩm đúc áp lực cao
nh:Đúc má phanh mới 100%, đúc các linh kiện phụ cho đồ điện cơ(Ví dụ: cổ
góp, vỏ động cơ của máy bơm nước…)
Hiện nay công ty đang nhận đơn đặt hàng gia công hoàn thiện bộ mayơ
trước sau của xe môtô 2 bánh.
*phần thương mại xăng dầu:

Gồm tất cả các loại xăng dầu chính và dầu mỡ phụ cho tất cả các loại
xe hiện có trên thị trường.
Trong những mặt hàng kể trên thì mặt hàng sản xuất má phanh cho xe
gắn máy là nguồn kinh doanh chủ yếu, chiếm khoảng 70% doanh thu của
công ty.Đặc điểm của mặt hàng này là táI sử dụng rất cao dễ chế tạo và Ýt
hao hụt.
1.1.2 Thị trường đầu vào của công ty.
ĐÓ đảm bảo có đủ số lượng hàng đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu của
thị trường thì công ty phảI có nguồn hàng lớn và ổn định.Hiện nay nguồn
hàng của công ty nh sau:
Về ngành hàng cơ khí: công ty hiện tại vẫn đang nhập hàng chủ đạo từ
nguồn hàng thu mua phế liệu để táI sử dụng các đôI má phanh cũ đã qua sử
dụng.
Đối với công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi, căn cứ vào đơn
đặt hàng của các công ty lắp giáp xe gắn máy trên địa bàn Hà Nội, mà từ đó
công ty lập kế hoạch thu mua hàng đầu vào đã qua sử dụng để táI tạo sử dụng
hay là nhập nhôm thỏi về gia công đúc thành má phanh mới 100% đáp ứng
nhu cầu trong hợp đồng đã thỏa thuận.
Hiện nay nguồn hàng đầu vào của công ty vẫn là nhập từ việc trao đổi
hàng hóa, mình mang hàng mới đI và lấy hàng cũ về từ các đại lý mà mình đã
ký kết bán hàng. Nguồn hàng chủ đạo vẫn được nhập từ các địa bàn lân cận
nh Phó Thọ, Bắc Ninh, Nghệ An…
Về ngành hàng thương mại xăng dầu: công ty nhập hàng từ nguồn hàng
từ công ty xăng dầu khu vực I thông qua tổng đại lý là công ty xăng dầu thịnh
vượng.
1.1.3 Thị trường đầu ra của công ty.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất và thương mại nói
chung và của công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi nói riêng có hai
giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn sản xuất và giai đoạn bán hàng. Bán
hàng là giai đoạn cuối cùng trong quá trinh lưu chuyển hàng hóa, nó có ý

nghĩa sống còn của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt
động bán hàng nên ngay từ khi mới thành lập công ty TNHH cơ khí và
thương mại Hồng Phi đã rất chú trọng đến mạng lưới bán hàng sao cho số
lượng bán ra được nhiều nhất, có hiệu quả nhất đồng thời phảI đảm bảo chất
lượng kỹ thuật để tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường.
Hiện nay công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi kinh doanh
trên tất cả các địa bàn toàn miền bắc và một số tỉnh miền trung từ Nghệ An
trở ra. Đặc điểm của các tỉnh này là tỷ lệ đI xe máy còn rất nhiều vì xe gắn
máy đối với con người Việt Nam vẫn là sự di chuyển hữu hiệu, bởi do thu
nhập của người dân chưa cao đặc biệt là hệ thống đường giao thông chưa phát
triển.
Tuy nhiên nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển, thu nhập
bình quân đầu người tăng cao do đó nhu cầu con người tăng theo, nên công ty
từ khi thành lập đến nay ngoài việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu trên địa bàn kinh
doanh của mình công ty còn luôn mở rộng thị trường kinh doanh ra ngoài
vùng như Huế, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh…nhằm nâng cao sản
lượng bán mở rộng thị trường và thu hót khách hàng mới.Thực tế cho thấy
rằng trong những năm gần đây do tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, có
một mạng lưới bán hàng hợp lý mà sản lượng bán của công ty đã tăng lên rõ
rệt. Kết quả được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2: sản lượng bán hàng của công ty từ năm 2001 đến năm 2005
năm
mặt hàng
đvt 2001 2002 2003 2004 2005
má phanh honda đôi 6.000 6.600 7.400 7.800 8.000
má phanh Suzuki đôi 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000
má phanh liên doanh đôi 180.000 216.000 270.000 342.000 432.000
gia công dúc mayơ bé - - 18.000 36.000 43.500
Qua bảng số liệu ta thấy rằng hầu hết mặt hàng đều tăng qua các năm .
Chẳng hạn nh mặt hàng má phanh liên doanh :


sản lượng năm sau- sản lượng năm trước
Tỷ lệ tăng sản lượng =
x100
sản lượng năm trước

- Tỷ lệ tăng sảng lượng bán (02/01) =20%
- Tỷ lệ tăng sảng lượng bán (03/02) = 25%
- Tỷ lệ tăng sảng lượng bán (04/03) = 26,66%
Nguyên nhân tăng là do phần lớn nhu cầu xe máy của người dân ngày càng
tăng,mặt khác công ty đã quan tâm hơn đến các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt
động bán hàng như tổ chức khuyến mại , có dịch vụ vận chuyển đến tận nơi
theo yêu cầu của khách hàng , thái độ của nhân viên bán hàng cũng rất niềm
nở và rất chu đáo tạo được niềm tin đối với các công ty lắp ráp xe máy trong
địa bàn thành phố Hà Nội , có quan hệ mật thiết với các tổng đại lý buôn bán
phụ tùng xe gán máy ở phía Bắc. Chính vì vậy, hiện nay thị trường tiêu thụ
của công ty không còn bó hẹp trong địa bàn tỉnh Hà Tây mà đã mở ra các
vùng lân cận và vươn xa tới các tỉnh miền trung và phía nam trung Bé.
Do sản lượng bán tăng đã dấn đến doanh thu của công ty ngày càng tăng
đây là một nhân tố quan trọng để công ty có thể mở rộng và phát triển thị
trường tiêu thụ của mình .
Doanh thu năm sau-doanh thu năm trước
Tỷ lệ tăng doanh thu = x100
Doanh thu năm trước
- Tỷ lệ tăng doanh thu (02/01) = 20%
- Tỷ lệ tăng doanh thu (03/02) =38.8%
- Tỷ lệ tăng doanh thu (04/03) =43.9%
Trong các mặt hàng công ty đang kinh doanh thì má phanh liên doanh là matự
hàng chủ đạo , nã chiểm khoản 70% doanh thu của công ty.
Bảng 3: Doanh thu của mặt hàng má phanh năm 2005

tên hàng đơn vị (đôi) tiền (đồng)
I.má phanh liên doanh 432.000 3.174.000.000
1.Loại cao cấp 300.000 2.250.000.000
2.Loại thông dụng 132.000 924.000.000
II.Má phanh honda 8.000 54.750.000
1.má phanh xe Dream
II
5.500 38.500.000
2.má phanh xe Wave 2.500 16.250.000
III.Má phanh xe Suzuki 6.000 48.000.000
1.má phanh xe viva 5.000 40.000.000
2.má phanh xe Best 1.000 8.000.000
IV.Gia công đúc mayơ 43.500 304.500.000
Tổng sè 3.581.250.000
(Nguồn: Báo cáo xuất bán kinh doanh –phòng kinh doanh)
1.1.4 Khách hàng của công ty
Do tiềm lực công ty còn yếu, nhân viên và các văn phòng đại diện ở các
tỉnh xa chưa có, mạng lưới bán hàng vẫn quản lý theo chế độ trực tiếp. Do đó
địa bàn bán hàng của công ty chủ yếu vẫn là thành phố Hà Nội, ngoài ra
những năm gần đây công ty đã tăng cường xâm nhập các thị trường lân cận
như: các tỉnh phía bắc,các tỉnh miền trung đặc biệt là thành phố Thanh Hóa và
Thành phố Vinh. Tuy nhiên các tỉnh này thu nhập của người dân còn thấp. Do
đó sản lượng bán ra tại các thị trường mới này chưa được cao. Điều này được
thể hiện qua bảng sau.
Bảng 4:Sản lượng bán của công ty phân theo địa bàn từ năm 2001 đến
năm 2005
Năm Hà Tây Hà Nội
200120022003200
4
2002

2003
2004
2005
20.00025.60027.00030.14237.50
0
25.600
27.000
30.142
37.500
128.000152.755222.118306.113390.78
3
152.755
222.118
306.113
390.783
(Nguồn: Tổng kết tình hình thực hiện năm 2006-phòng kinh doanh)
Qua bảng trên ta thấy sản lượng bán tại địa bàn Hà Nội là cao nhất.
Khách hàng tại địa bàn này thường có nhu cầu cao hơn so với các địa bàn còn
lại. Do Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước có mức phát triển
kinh tế cao hơn các tỉnh còn lai, thu nhập người dân cũng cao hơn nên số
lượng xe gắn máy nhiều hơn nhu cầu thay thế bảo trì xe cũng nhiều hơn.
1.1.5 Mạng lưới bán hàng của công ty
Hiện nay mạng lưới bán hàng của công ty đang ngày càng mở rộng và
phát triển. Số lượng các cửa hàng, đại lý đóng trên địa bàn 3 tỉnh ngay càng
nhiều và phong phó do đó công ty ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
người tiêu dùng.
Bảng 5: Mạng lưới bán hàng của công ty
Đơn vị tính: Điểm bán
Khu vực Cửa hàng Đại lý
I.Hà Nội 3 12

II.Hà Tây 1 10
III.Thanh Hóa 1 06
IV.Thái Nguyên 0 03
1.2.Công tác nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường kinh
doanh của công ty
Nghiên cứu thị trường bao giê cũng là việc làm đầu tiên và cần thiết đối
với các doanh nghiệp mới bắt đầu hoặc đang kinh doanh, và điều này đặc biệt
quan trọng đối với công ty TNHH cơ khí & thương mại Hông Phi khi đang
mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ.
Ngay từ khi còn là hộ sản xuất kinh doanh công ty đã xác định phải
chiếm lĩnh thị trường bằng chất lượng và giá cả. Do tổ chức tốt công tác
nghiên cứu thị trường, thu thập, phân tích chính xác các thông tin về nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm mà công ty sản xuất nên công ty nhanh chóng chiếm lĩnh
thị phần lớn trên các địa bàn tiêu thụ (năm 2002 ở Hà Nội là 75%) tuy nhiên
do có nhiều công ty đối thủ cạnh tranh đi vào sản xuất loại mặt hàng này và
đặc biệt là thị trường hàng Trung Quốc đã gây khó khăn cho doanh nghiệp
(năm 2006 thị phần của công ty tại Hà Nội chỉ chiếm 45%).
Trong những năm gần đây công ty đã áp dụng tốt một số biện pháp
nhằm thu hót khách hàng và phát triển thị trường như: chính sách giá cả,
chiến lược sản phẩm, dịch vụ và phân phối sản phẩm.
*Chính sách giá cả: Để thu hót khách hàng mới và tạo sự trung
thành của khách hàng, công ty đã áp dụng chính sách giá lũy lùi. Căn
cứ vào từng loại khách hàng, số lượng hàng mua mà giá bán khác nhau.
Ví dụ nếu mua từ trên 1000 đôi/tháng đến 3000 đôi/tháng thì công ty sẽ
giảm 300đ/đôi, từ trên 3000 đôi/tháng thì công ty sẽ giảm 700đ/đôi.
*Chiến lược về sản phẩm: Công ty luôn chú trọng đến chất lượng
sản phẩm, để đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng là
tốt nhất, hàng năm công ty thường tổ chức đoàn kiểm tra đến tận các
cửa hàng, đại lý của mình để thu thập thông tin phản hồi của khách
hàng.

*Chiến lược dịch vụ: Để hoạt động bán hàng có hiệu quả, thu hót
được nhiều khách hàng đến với công ty ngoài việc kiểm tra chặt chẽ
chất lượng sản phẩm, công ty còn có một số dịch vụ kèm theo nh:
+ Công ty luôn bố trí và sắp xếp người để hướng dẫn, lắp giáp mỗi khi
khách hàng có yêu cầu.
+ Tùy từng khách hàng mà công ty có thể đầu tư bảng, biển hiệu để
khách hàng mở các cửa hàng đứng tên của công ty.
+ Phương thức trao đổi hàng cũ lấy hàng mới(sản phẩm đã qua sử
dụng).
* Ngoài ra công ty còn áp dụng cả hai hình thức bán hàng là bán
buôn và bán lẻ.
2.Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm
gần đây
Bảng 6: Doanh thu của công ty từ năm 2001 đến năm 2005
Đơn vị tính: đồng
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Doanh
thu
572.686.00
0
843.210.00
0
1.233.643.10
6
3.253.035.32
5
6.902.169.879
(Nguồn: báo cáo tài chính cuối năm các năm_ phòng kinh doanh)
Từ bảng trên chúng ta nhận thấy doanh thu hàng năm của công ty tăng
qua các năm tuy nhiên nếu chỉ tính riêng mặt hàng chủ đạo của công ty(sản

phẩm cơ khí_má phanh xe gắn máy) thì sản lượng và doanh số bán chưa phát
triển đều qua các năm
* xét riêng kết quả kinh doanh của công ty năm 2005
+Sản phẩm cơ khí( má phanh xe gắn máy):
Tổng số xuất bán: 466.000 đôi
Xuất trực tiếp:338.747 đôi=102%KH=89%TH’2004=97%TH’2003
Bán buôn : 59.396 đôi=101%KH=80%TH’2004=91%TH’2003
Bán lẻ : 47.857 đôi=104%KH=103%TH’2004=105%TH2003
Trong đó phân theo địa bàn:
Sản lượng So với thực hiện
năm2004
Tổng sè 338.747 đôi 89%
Trong địa bàn 88.773 đôi 98%
Hà Nội 41.369 đôi 92%
Thanh Hóa 30.004 đôi 90%
Vinh 22.054 đôi 112%
Vùng giáp ranh 18.500 đôi 59%
+Sản phẩm đúc mayơ:
Gia công đúc mayơ: 43.500 bé= 120% so với năm 2004
Bên cạnh đó thị phẩn của công ty giảm mạnh trong năm 2005
Nh ta đã nói ở trên, trong những năm vừa qua do sự cạnh tranh ngày càng gay
gắt. Tỷ phần thị trường của công ty còn nhỏ hẹp chưa được mở rộng. Nguyên
nhân có thể là do nhu cầu tiêu dùng má phanh trên địa bàn không nhiều các
vùng giáp ranh cũng chỉ mua với số lượng không nhiều làm hạn chế nhiều
trong chiến lược phát triển thị trường của công ty.
Bảng 7. Thị phần cả năm 2004 của công ty
Đơn vị tính:đôi
Địa bàn tỉnh Nhu cầu Đáp ứng nhu cầu
Tổng sè Thị
phần(

%)
BB ĐL BL
Trong địa bàn 112000 90698 80 33900 46470
1.Hà Nội 61500 45198 74 4468 18600 22130
2.Thanh Hóa 20500 18800 92 2610 7500 8690
3.Vinh 29000 26700 92 3170 7880 15650
Bảng 8.Thị phẩn năm 2005 của công ty
Địa bàn tỉnh
Nhu cầu Chiếm lĩnh
Lượng
Tốc độ
tăng
Tổng sè
Bán
buôn
Đlý&
Tổng
Đlý
Bán lẻ
Lượng %
Thị
phần
Trong địa bàn 123200 9,5% 87800 71 8040 31900 47860
1.Hà Nội 67000 9,0% 39800 59 2600 14800 22400
2.Thanh Hóa 21700 6,0% 18000 83 3000 5700 9300
3.Vinh 34500 19% 30000 87 2440 11400 16160
Nh vậy trong năm 2005 thị phần toàn công ty giảm 12% so với năm 2004 và
giảm 6% so với năm 2003
Trong đó: - Địa bàn Hà Nội giảm 13% so với năm 2004 và 3% so với
năm 2003

- Địa bàn Thanh Hóa giảm 22% so với năm 2004 và 12% so
với năm 2003
-Địa bàn Vinh giảm 6% so với năm 2004 và 12% so với năm
2003
III.Đánh giá chung về công ty TNHH cơ khí và thương mại Hồng
Phi
1. Thành công
Nhìn chung công ty đã nhanh tróng đi vào ổn định
*Doanh thu liên tục tăng trong các năm:
năm 2002 tăng 270.524.000đ(tăng 47,24% so với năm 2001)
năm 2003 tăng 390.433.106đ (tăng 46,30%so với năm 2002)
năm 2004 tăng 2019392219đ(tăng 163%so với năm 2004)
năm 2005 tăng 3649134554đ (tăng 121,18%so với năm 2005)
*Bên cạnh đó quy mô của công ty không ngừng tăng lên sau mỗi năm
hoạt động
Điều này thể hiện ơ vốn đầu tư, số lượng nhân công làm việc cho công
ty và sản lượng sản phẩm sản xuất ra hàng năm.
*Tạo dựng được thương hiệu đối với người tiêu dùng
Nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường nhờ có sự tin tưởng của khách
hàng từ khi sản phẩm mới bắt đầu có tên trên thị trường.
2. Những hạn chế còn tồn tại trong sản xuất kinh doanh của công
ty.
*Thị trường còn bó hẹp trong một phạm vi nhất định
*Tuy đã chiếm lĩnh được lòng tin đối với một số khách hàng nhưng số
lượng người biết đến thương hiệu sản phẩm của công ty chưa nhiều điều này
gây khó khăn trong việc mở rộng thị trường, thu hót khách hàng mới.
*Mặc dù thị trường của công ty còn bó hẹp song công ty chưa có sự
đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu thị trường và đặc biệt là công tác
quảng bá thương hiệu đưa sản phẩm của mình đến gần với người tiêu dùng
hơn.

*Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại nêu trên :
+Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều
+Đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được đầy đủ
Thị trường đầu vào và đầu ra liên tục biến động theo hướng bất
lợi cho lòng tin của người tiêu dùng đối với chính sách giá sản phẩm của công
ty: điều này thê hiện ở chỗ giá nguyên vật liệu liên tục tăng kéo theo giá thành
sản phẩm tăng lên.
PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG
NHỮNG NĂM TỚI
I.Những cơ hội và thách thức đối với công ty trong thời gian tới
1.Những cơ hội đối với công ty.
*Nước ta đang trong đà phát triển kinh tế với tốc độ ngày càng cao,
điều này làm cho đời sống nhân dân ngày càng được cảI thiện, nhu cầu tiêu
dùng từ đó mà không ngừng tăng lên.
*Công ty ra đời và hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Điều này giúp công ty không
phảI chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, không bị giàng
buộc nhiều, tự do quyết định mọi công việc theo hướng có lợi nhất cho công
ty, có điều kiện vận dụng những quy luật vốn có của thị trường vào sản xuất
kinh doanh.
Đặc biệt trong giai đoạn việt nam bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới điều này có thể giúp công ty không những chỉ dừng lại ở
thị trường trong nước mà còn có thể tiến tới xuất khẩu sản phẩm của mình ra
nước ngoài.
2.Những thách thức đối với công ty trong thời kỳ hội nhập.
Nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và
bước ngoặt quan trọng trong công cuộc đổi mới đưa đất nước đI lên xã hội
chủ nghĩa tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa là sự kiện nước ta gia nhập WTO
điều này tuy có tác động, và đem lại nhiều lợi Ých to lớn đối với đất nước tuy
nhiên nó cũng gây không Ýt khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước, đặc

biệt là các doanh nghiệp mới thành lập chưa có nền tảng nói chung và công ty
TNHH cơ khí và thương mại Hồng Phi nói riêng.
Điều này thể hiện ở chỗ:
+Mọi đối tượng đều có quyền tham gia vào sản xuất kinh doanh không
những là người Việt Nam mà cả người nước ngoài làm cho số lượng đối thủ
cạnh tranh ngày một tăng.
+Chính sách thuế quan đối với hàng nhập khÈu sẽ không có chiều
hướng ưu đãI đối với hàng nội địa như trước nữa, mặt các doanh nghiệp nước
ta hầu hết đều có dây chuyền công nghệ lạc hậu hơn các nước phát triển vì
vậy những sản phẩm nội địa chưa có một sức mạnh cạnh tranh ngang bằng
với các sản phẩm nhập ngoại.
+Hàng nhập ngoại nhiều lên dễ dẫn đến xu hướng chạy theo hàng
ngoại.
II.Một số mục tiêu định hướng phát triển công ty trong những năm
tới
1.Mục tiêu
Đa dạng hóa có chọn lọc các mặt hàng cơ khí, xăng dầu trên cơ sở phát
huy tối đa các nguồn lực mà công ty đang có,tiếp tục duy trì, giữ vững và mở
rộng thị trường tiêu thụ.
Nâng cao sản lượng bán nhằm tăng thị phần của công ty để từ đó có
điều kiện mở rộng và phát triển thị trường của mình.
Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đảm bảo hiệu quả nhằm tạo thế và lực cạnh
tranh.
Chăm lo cảI thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, ổn
định công ăn việc làm, tăng thu nhập, cảI thiện điều kiện làm việc, môI
trường môI sinh.
Phấn đấu hoàn thành và vượt định mức mà công ty đã đề ra.
2. Định hướng phát triển của công ty
Để hoàn thành những mục tiêu đã nêu trên công ty cần:
*Chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng, luôn đảm bảo đủ số lượng, chủng loại,

chất lượng hàng bán đáp ứng đầy đủ yêu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng
trong tỉnh và toàn xã hội.
*Tổ chức và thúc đẩy mạng lưới tiêu thụ hàng:
+Công ty cần nghiên cứu một cách chính xác và đầy đủ các nhu
cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình từ đó có sự phân bổ hợp
lý các đại lý quầy hàng, tránh tình trạng chỗ thừa chỗ thiếu.
+Mở rộng hệ thống bán buôn bán lẻ, tăng cường mạng lưới tiêu
thụ ở các khu vực giáp ranh.
+Liên danh liên kết với các cá nhân tổ chức ở những thị trường
mới để có thể mở thêm chi nhánh hoặc công ty con.
*Luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm.
*CảI tiến chất lượng dịch vụ hậu mãi.
*Đầu tư thích đáng trong công tác quảng cáo, quảng bá thương hiệu sản
phẩm.
*Luôn trú trọng trong việc nâng cao trình độ cho đội ngò cán bộ công
nhân viên
*Tăng cường công tác quản lý thị trường, luôn lắng nghe ý kiến phản
hồi của khách hàng.
*Nâng cấp và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật.

×