Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Báo cáo tổng hợp thực tập tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn bách khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.06 KB, 31 trang )

Lời nói đầu
Hiện nay, Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực trong nước và thu hót
các nhà đầu tư nước ngoài cho công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hóa đất
nước. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, quá trình toàn cầu
hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ tạo ra nhiều thuận lợi nhưng cũng
đặt ra không Ýt khó khăn, thách thức cho chóng ta. Trước tình hình đó, đầu tư
đã trở thành quá trình then chốt quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp công
nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Trong đó ngân hàng là một mắt xích quan
trọng của quá trình đầu tư. Vì vậy em đã chọn Chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa làm nơi thực tập.
Sau một thời gian thực tập, được sự giúp đỡ tận tình của Chi nhánh Bách
Khoa và giáo viên hướng dẫn TS.Từ Quang Phương em đã hoàn thành báo
cáo tổng hợp thực tập. Em xin chân thành cảm ơn đồng thời kính mong Chi
nhánh và thầy Phương tiếp tục giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề
thực tập.
Hà Nội, ngày 6 tháng 2 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Tuấn
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Chi
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bách Khoa:
I. Sù ra đời của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Bách Khoa:
Ngày 4/6/2002, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bách Khoa (chi nhánh cấp II loại 5, phô thuộc Chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ) được thành lập. Trô sở Chi nhánh
Bách Khoa đặt tại số nhà 53, đường Lê Thanh Nghị, Hà Nội.
Ngày 20/2/2003, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Bách Khoa được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp II loại 4, phụ thuộc
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ. Trụ sở
Chi nhánh Bách Khoa đặt tại số nhà 42, đường Lê Thanh Nghị, Hà Nội.


Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách
Khoa có trô sở đặt tại số nhà 92, phè Võ Thị Sáu, Hà Nội.
II. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Bách Khoa:
Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Chi nhánh Bách Khoa bao gồm:
1. Giám đốc.
2. Phó giám đốc.
3. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
3.1. Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế.
3.2. Phòng kế toán.
3.3. Phòng hành chính.
3.4. Tổ thẩm định.
4. Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh:
4.1. Phòng giao dịch số 4.
4.2. Phòng giao dịch số 9.
1. Giám đốc:
1.1. Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh.
1.2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, uỷ quyền của
Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Việt Nam; chịu trách
nhiệm trước pháp luật, Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam, giám đốc chi nhánh cấp trên về các quyết định của
mình.
1.3. Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động,
tiền lương và nghiệp vụ kinh doanh lên giám đốc chi nhánh cấp trên xem xét
và quyết định theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam bao gồm:
1.3.1. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm,
khen thưởng kỷ luật giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng và tổ chuyên
môn nghiệp vụ.
1.3.2. Phương án hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

1.3.3. Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của chi nhánh.
1.3.4. Việc thay đổi trụ sở của chi nhánh, phòng giao dịch.
1.3.5. Việc cử cán bộ đi học tập, khảo sát trong nước và ngoài nước theo
quy định.
1.3.6. Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo phân
cấp uỷ quyền do giám đốc chi nhánh cấp trên giao.
1.4. Được kí các hợp đồng: Tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác
liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định.
1.5. Được kí các hợp đồng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nh sử
dụng điện, nước, điện thoai, …
1.6. Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng và tiền
phạt áp dụng từng thời kì cho khách hàng phù hợp với quan hệ cung cầu trên
thị trưòng tiền tệ và quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam.
1.7. Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phóc
lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ
khoán tài chính và quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam.
1.8. Đại diện Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam khởi kiện, công chứng, giải quyết tranh chấp, tham gia tố tông,
thi hành án trước cơ quan pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh
của chi nhánh.
1.9. Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn
hoạt động, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của chi nhánh lên chi
nhánh cấp trên theo quy định.
1.10. Phân công cho phó giám đốc đi dự các cuộc họp trong, ngoài ngành
có liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh; khi giám đốc đi vắng trên
1 ngày nhất thiết phải uỷ quyền bằng văn bản cho phó giám đốc chỉ đạo, điều
hành công việc chung.
1.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh cấp trên giao.

2. Phó giám đốc:
2.1. Được thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc
vắng mặt (theo văn bản uỷ quyền của giám đốc) và báo cáo lại kết quả công
việc khi giám đốc có mặt tại đơn vị.
2.2. Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân
công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của
mình.
2.3. Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các
nghiệp vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ
trưởng.
3. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa có 4
phòng, tổ chuyên môn nghiệp vụ. Đó là:
3.1. Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế:
3.1.1. Bộ phận tín dụng có nhiệm vụ sau:
3.1.1.1. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại
khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm
mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ,
xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
3.1.1.2. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục
khách hàng lùa chon biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
3.1.1.3. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp
uỷ quyền.
3.1.1.4. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án nguồn vốn trong
nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ,
bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
3.1.1.5. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên
theo phân cấp uỷ quyền.
3.1.1.6. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử
nghiệm trên địa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất

Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
3.1.1.7. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm
nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
3.1.1.8. Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng
của các phòng giao dịch trực thuộc.
3.1.1.9. Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
3.1.1.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
3.1.2. Bộ phận thanh toán quốc tế có nhiệm vụ sau:
3.1.2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua-bán, chuyển đổi) thanh
toán quốc tế trực tiếp theo quy định.
3.1.2.2. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam.
3.1.2.3. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên
quan đến thanh toán quốc tế.
3.1.2.4. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản
khách hàng nước ngoài.
3.1.2.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
3.2. Phòng kế toán:
3.2.1. Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo
quy định của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam.
3.2.2. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu-chi
tài chính, quỹ tiền lương trình cấp trên phê duyệt.
3.2.3. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn.
3.2.4. Tổng hợp, lưư trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán
và các báo cáo theo quy định.
3.2.5. Thực hiện các khoản nép ngân sách Nhà nước theo quy định.
3.2.6. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
3.2.7. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn kho theo

quy định.
3.2.8. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ
kinh doanh theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam.
3.2.9. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
3.2.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
3.3. Phòng hành chính:
3.3.1. Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và
có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được
giám đốc chi nhánh phê duyệt.
3.3.2. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và
các phòng giao dịch trực thuộc.
3.3.3. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao
kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động,
hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
3.3.4. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng chống
cháy nổ tại cơ quan.
3.3.5. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn
bản định chế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
3.3.6. Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến công tác, làm việc tại chi
nhánh.
3.3.7. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành
chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
3.3.8. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua
sắm công cụ lao động; quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.
3.3.9. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá-tinh thần và
thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ của cán bộ, nhân viên.
3.3.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh giao.
3.4. Tổ thẩm định:
3.4.1. Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm

định và phòng ngõa rủi ro tín dụng.
3.4.2. Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh cấp trên quy
định, chỉ định theo uỷ quyền của Tổng giám đốc và thẩm định những món vay
vượt quyền phán quyết của giám đốc các phòng tín dụng trực thuộc.
3.4.3. Thẩm định các món vay vượt quyền của giám đốc chi nhánh và lập
tờ trình giám đốc chi nhánh cấp trên xem xét phê duyệt.
3.4.4. Thẩm định các khoản vay trong mức phán quyết cho vay của giám
đốc chi nhánh.
3.4.5. Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh.
3.4.6. Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định.
3.4.7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
3.4.8. Thực hiện các công việc do giám đốc chi nhánh giao.
4. Các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh:
4.1. Phòng giao dịch sè 4:
4.2. Phòng giao dịch số 9:
III. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa:
1. Chức năng của Chi nhánh Bách Khoa:
1.1. Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn theo
địa giới hành chính.
1.2. Tổ chức điều hành kinh doanh và kiÓm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy
quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam.
1.3. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
2. Nhiệm vụ của Chi nhánh Bách Khoa:
2.1. Huy động vốn:
2.1.1. Khai thác hiệu quả và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ

chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam
và ngoại tệ.
2.1.2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ khác
để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy
định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
2.1.3. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
2.1.4. Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và
các công cụ khác theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam.
2.2. Cho vay:
2.2.1. Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, đời sống của tổ chức, cá nhân và hộ sản xuất thuộc mọi thành
phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền.
2.2.2. Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát
triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân và hộ
sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền.
2.3. Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:
2.3.1. Cung ứng các phương tiện thanh toán.
2.3.2. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
2.3.3. Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hé.
2.3.4. Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
2.3.5. Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân
hàng nhà nước và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
2.4. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác:
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng, bao
gồm: thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động dịch vụ thẻ;
két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có
giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín

dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cho thuê tài chính và các dịch vụ
ngân hàng khác được Nhà nước và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam cho phép.
2.5. Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng
vượt quyền phán quyết; trình chi nhánh cấp trên quyết định.
2.6. Kinh doanh các dịch vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho phép.
2.7. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định
của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
2.8. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ
nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định.
2.9. Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền
tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh
của chi nhánh cấp trên và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
2.10. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và
theo yêu cầu đột xuất của giám đốc chi nhánh cấp trên.
2.11. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị phục
vụ trực tiếp cho việc kinh doanh của chi nhánh.
2.12. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh cấp trên giao.
Chương II: Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Bách Khoa:
I. Thực trạng hoạt động của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Bách Khoa:
1. Về nguồn vốn:
Bảng 1: Thống kê huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Tiền gửi của dân cư 38 72,7 196
1.1 Tiền gửi không kỳ hạn 1 0,2 25

1.2 Tiền gửi dưới 12 tháng 5 15 75
1.3 Tiền gửi trên 12 tháng 32 57,5 96
2 Tiền gửi của các tổ chức
kinh tế
80,6 147 142,9
2.1 Tiền gửi không kỳ hạn 31,8 62 102,9
2.2 Tiền gửi dưới 12 tháng 48,8 85 13
2.3 Tiền gửi trên 12 tháng 27
3 Tổng cộng 118,6 219.7 338,9
4 Ngoại tệ quy dổi 78 84,7

*Đến ngày 31/12/2004, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 118,641 tỷ đồng
(trong đó nội tệ chiếm 102,577 tỷ đồng và ngoại tệ quy đổi chiếm 16,064 tỷ
đồng) tăng so với đầu năm 56,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng đạt 92% và đạt
108% kế hoạch năm 2004.
Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm 27,6% tổng nguồn vốn, tốc độ tăng
trưởng lớn so với đầu năm (tăng 32,811 tỷ đồng) trong đó chủ yếu là tiền gửi
không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế (31,8 tỷ đồng), đây là nguồn vốn có lãi
suất đầu vào thấp ( là nhân tố chính đã tác động làm giảm lãI suất bình quân
đầu vào từ 0,52% năm 2003 xuống còn 0,50% năm 2004) tuy nhiên nguồn
vốn này có tính chất tạm thời, không ổn định.
Nguồn vốn tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 31,7% tăng 23,3 tỷ
đồng, đây là nguồn vốn huy động từ dân cư do tăng cường các biện pháp tiếp
thị, là nguồn vốn ổn định cần được chú trọng để tiếp tục thu hót tăng trưởng.
Tiền gửi bậc thang là hình thức huy động vốn mới trong năm 2004,
chiếm 15% tổng nguồn vốn của chi nhánh, sản phẩm này đã đem lai hiệu quả
tốt cho công tác huy động vốn.
*Đến ngày 31/12/2005, tổng nguồn vốn của chi nhánh là 391,939 tỷ đồng,
đạt 130% so với kế hoạch đề ra và có tốc độ tăng trưởng là 78% so với cùng
kỳ. Trong đó, nguồn vốn ngoại tệ chiếm 26,942 tỷ đồng (chiếm 6,8% tổng

nguồn vốn của chi nhánh), bằng 34,6% so với cùng kỳ.
Phân theo thời gian huy động:
-Nguồn vốn không kỳ hạn năm 2005 đạt 147,766 tỷ đồng, chiếm 37,6%
tổng nguồn vốn của chi nhánh và đạt tốc đé tăng trưởng 138%.
-Nguồn vốn ngắn hạn (dưới 12 tháng) là 168,562 tỷ đồng, so với năm
2004 tăng 68% và chiếm 43% tổng nguồn vốn của chi nhánh.
-Nguồn vốn tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 75,602 tỷ đồng, chiếm
20% tổng nguồn vốn của đơn vị và có mức tăng trưởng 31% so với năm
trước.
Phân theo tính chất nguồn vốn:
-Năm 2005, tiền gửi của dân cư và giấy tờ có giá tại chi nhánh là 90,354
tỷ đồng, so với năm 2004 tăng 24% và chiếm 23% tổng nguồn vốn của chi
nhánh.
-Chi nhánh huy động được tiền gửi của các tổ chức kinh tế 301,576 tỷ
đồng, so với năm 2004 tăng 71% và chiếm 77% nguồn vốn của chi nhánh.
-Chi nhánh chưa huy động được tiền gửi của các tổ chức tín dụng.
Năm 2005, nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh chỉ đạt 6,8% tổng nguồn
vốn, so với cùng kỳ giảm 27% và nguồn tiền gửi dân cư đã giảm 10% so với
năm 2004, chiếm tỷ lệ thấp (23%) trong tổng nguồn vốn của chi nhánh.
*Đến ngày 31/12/2006, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 338,9 tỷ đồng,
so với kế hoạch điều chỉnh đã đạt 97%, tăng so với năm 2005 là 167 tỷ đồng
và đạt tốc độ tăng trưởng 97%.
Phân theo thời gian huy động:
-Nguồn vốn không kỳ hạn của chi nhánh đạt 127,9 tỷ đồng, chiếm 38%
tổng nguồn vốn của chi nhánh; nguồn vốn này chủ yếu là của các tổ chức kinh
tế như Văn phòng Bộ giáo dục gửi 18,5 tỷ đồng, Công ty IBD gửi 37 tỷ đồng,
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam gửi 26 tỷ đồng, Công ty SONA gửi 12 tỷ
đồng, Công ty Tuấn Hải gửi 2 tỷ đồng, …
-Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 88 tỷ đồng, chiếm 26% tổng
nguồn vốn của chi nhánh. Trong đó tiền gửi của dân cư là 75 tỷ đồng, chiếm

22% tổng nguồn vốn đơn vị và tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 13 tỷ đồng,
chiếm 4% tổng nguồn vốn của chi nhánh.
-Tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng đạt 123 tỷ đồng, chiếm 32% tổng
nguồn vốn của chi nhánh. Trong đó tiền gửi của dân cư là 96 tỷ đồng, chiếm
24% tổng nguồn vốn và tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 27 tỷ đồng, chiếm
8% tổng nguồn vốn của chi nhánh.
Phân theo tính chất nguồn vốn:
-Tiền gửi của dân cư năm 2006 đạt 196 tỷ đồng, chiếm 58% tổng nguồn
vốn của chi nhánh, tăng so với kế hoạch được giao là 7%, tăng 97 tỷ đồng so
với năm 2005 và đạt tốc độ tăng trưởng 98% (trong đó ngoại tệ quy đổi là 60
tỷ đồng chiếm 30% nguồn tiền gửi dân cư của chi nhánh).
-Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 142,9 tỷ đồng, chiếm 42% tổng
nguồn vốn của chi nhánh (trong đó ngoại tệ quy đổi là 24,5 tỷ đồng, chiếm
17% nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại chi nhánh).
-Tổng nguồn vốn nội tệ của chi nhánh là 254,2 tỷ đồng (chiếm 75%
tổng nguồn vốn) và nguồn vốn ngoại tệ là 84,7 tỷ đồng (chiếm 25% tổng
nguồn vốn), so với kế hoạch được giao là 100 tỷ đồng năm 2006 chi nhánh đã
thực hiện được 84,7% kế hoạch.
2. Về hoạt động tín dụng và dư nợ:
Bảng 2: Thống kê hoạt động tín dụng
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Dư nợ doanh nghiệp nhà
nước
49,02 23,8 44,079
1.1 Ngắn hạn 23,6 44,079
1.2 Trung hạn 0,2
2 Dư nợ doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
15,45 53,4 67,086

2.1 Ngắn hạn 40,6 51,7
2.2 Trung hạn 12,8 15,1
3 Dư nợ hộ gia đình, cá thể 5,765 9,3 16,545
3.1 Ngắn hạn 6,8 9,8
3.2 Trung hạn 2,5 7
4 Tổng dư nợ 70,235 86,7 127,71

*Doanh sè cho vay năm 2004 tăng 138 tỷ đồng so với năm 2003. Trong đó:
-Chủ yếu là doanh sè cho vay ngắn hạn, đạt 152 tỷ đồng và chiếm 94%
doanh sè cho vay, các đối tượng cho vay chủ yếu để đầu tư mua nguyên vật
liệu cho sản xuất và đầu tư cho các phương án kinh doanh thương mại có hiệu
quả.
-Cho vay trung hạn đạt doanh sè 8 tỷ đồng, chiếm 6% tổng doanh sè cho
vay với các đối tượng đầu tư và phương tiện vận tảI máy móc thiết bị của các
doanh nghiệp (đạt 3 tỷ chiếm gần 2% tổng doanh sè cho vay), còn lại là cho
vay tiêu dùng (cán bộ công nhân viên có hưởng lương và phụ cấp ổn định) đạt
doanh sè 3,6 tỷ đồng.
Do xác định đúng hướng đầu tư: mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh
nghiệp nhà nước, chó trọng đến các phương án kinh doanh có hiệu quả của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển cho vay hộ sản xuất và cho vay tiêu
dùng nên số khách hàng đến quan hệ tín dụng trong năm 2004 tăng đáng kể
so với năm trước. Đến 31/12/2004, chi nhánh đã có tổng số 113 khách hàng
đang quan hệ tín dụng, trong đó: 5 khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, 20
khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 87 khách hàng hộ sản xuất
và cá nhân.
Doanh sè thu nợ trong năm 2004 của chi nhánh đạt 107,7 tỷ đồng, phần
lớn các khoản nợ đến hạn đều được thu đầy đủ cả gốc và lãi.
Dư nợ của chi nhánh đến 31/12/2004 đạt 70,2 tỷ đồng, đạt 100% kế
hoạch được giao và tăng 52,8% so với cùng kì năm trước, có mức tăng trưởng
300%.

Kết cấu dư nợ của chi nhánh đến 31/12/2004 chủ yếu là dư nợ ngắn hạn,
chiếm đến 92% tổng dư nợ còn dư nợ trung hạn chi chiếm 8%. Đây là một tỷ
lệ chưa hợp lý trong kết cấu dư nợ của một chi nhánh, nhưng cũng là một đặc
thù trong hoạt động kinh doanh của các chi nhánh mới thành lập.
Về thành phần dư nợ:
-Doanh nghiệp nhà nước chiếm 69,8% tổng dư nợ của chi nhánh, trong
đó dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 10,2% (tài sản đảm bảo là máy móc thiết
bị và phương tiện vận tải phục vô sản xuất).
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 22% trên tổng dư nợ và 100%
dư nợ có tài sản thế chấp (đảm bảo bằng bất động sản, động sản và tài sản
hình thành từ vốn vay.
-Dư nợ của hộ sản xuất và các cá nhân chiếm 8,2% tổng dư nợ tại chi
nhánh, trong đó dư nợ có đảm bảo bằng tài sản chiếm 69% bao gồm: 100%
dư nợ cầm cố có tài sản bảo đảm, 100% dư nợ hộ sản xuất có tài sản đảm bảo
và 9% cho vay tiêu dùng có tài sản dảm bảo.
Nhìn chung đến 31/12/2004, dư nợ của chi nhánh là tương đối lành mạnh,
không có nợ quá hạn và dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 35% tổng dư nợ.
*Tổng dư nợ của chi nhánh đến ngày 31/12/2005 đã thực hiện được
86,749 tỷ đồng, đạt 98,5% kế hoạch đề ra và có tốc độ tăng trưởng so với năm
2004 là 21,3%. Trong đó:
-Dư nợ nội tệ đạt 75,912 tỷ đồng, chiếm 87,5% tổng dư nợ và tăng 55%
so với năm 2004.
-Dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 10,837 tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng dư nợ
của chi nhánh.
-Tổng doanh sè cho vay năm 2005 đạt 285,084 tỷ đồng, tăng 44% so với
năm 2004.
-Tổng doanh sè thu nợ đạt 269,8 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2004.
Dư nợ phân theo thời gian cho vay:
-Dư nợ ngắn hạn của chi nhánh đạt 71,132 tỷ đồng, chiếm 82% tổng dư
nợ.

-Dư nợ trung hạn đạt 15,617 tỷ đồng, chiếm 18% tổng dư nợ của chi
nhánh.
-Chi nhánh không có dư nợ dài hạn.
Dư nợ theo thành phần kinh tế:
-Doanh nghiệp nhà nước có số dư nợ 23,8 tỷ đồng tại chi nhánh, chiếm
27% tổng dư nợ và giảm 6% so với năm 2004.
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số dư nợ 53,477 tỷ đồng, tăng 6%
so với năm 2004, chiếm 62% tổng dư nợ của chi nhánh và đạt tốc độ tăng
trưởng 32%.
-Hé sản xuất và cá nhân có số dư nợ 9,377 tỷ đồng, chiếm 11% tổng dư
nợ và tăng 1% so với năm 2004.
Về thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay:
-Tổng dư nợ có tài sản đảm bảo tại chi nhánh đạt 68,4 tỷ đồng, chiếm
79% tổng dư nợ. Trong đó: Dư nợ ngắn hạn là 53,3%, chiếm 78% trong tổng
dư nợ co tài sản đảm bảo và dư nợ trung hạn là 15,1 tỷ đông chiếm 22% trong
tổng dư nợ có tài sản đảm bảo.
-Dư nợ không có tài sản đảm bảo đạt 18,3 tỷ đồng, chiếm 21% trong
tổng dư nợ tại chi nhánh.
-So với năm 2004, tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo đã tăng 40,5%.
Nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,4% tổng dư nợ tại chi nhánh (nợ phân
nhóm 3 của 1 hộ sản xuất vay vốn ngắn hạ).
Đánh giá công tác tín dụng: Tín dụng đã chuyển hướng đầu tư, ưu tiên
vốn cho các phương án, dự án có hiệu quả; các doanh nghiêp vừa và nhỏ; hộ
sản xuất kinh doanh cá thể. Tăng cường công tác quản lý tín dụng, hạn chế
thấp nhất việc gia hạn nợ. Chấp hành tốt việc phân loại khách hàng, việc sử
dụng hình thức đảm bảo bằng tài sản trong hoạt động tín dụng. Chấp hành
đúng và chính xác cơ chế cho vay, chi nhánh đã hạn chế sử dụng vốn ngoại tệ
(lãI xuất thấp), thay đổi cơ cấu đầu tư vốn tín dụng, phân loại nợ và trích lập
rủi ro theo văn bản 493 của Ngân hàng nhà nước. Mở rộng cho vay các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất.

Nhìn chung, công tác tín dụng năm 2005 cơ bản là tốt, hạn chế mức thấp
nhất nợ quá hạn. Song vẫn phát sinh nợ nhóm 3 và nợ cơ cấu lại thời hạn. Tốc
độ tăng trưởng tín dụng (21,3%) vẫn còn thấp so với nhu cầu về tài chính tại
chi nhánh.
*Đến 31/12/2006, dư nợ của chi nhánh đạt 127,7 tỷ đồng, đạt 80% kế
hoạch. So với năm 2005, đã tăng 40 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng
46%.Trong đó:
-Doanh sè cho vay trong năm đạt 257,993 tỷ đồng.
-Doanh sè thu nợ trong năm đạt 217,090 tỷ đồng.
-Dư nợ nội tệ là 105 tỷ đồng, chiếm 82,2% tổng dư nợ và tăng 29 tỷ
đồng so với năm 2005.
-Dư nợ ngoại tệ quy đổi là 22,7 tỷ đồng, chiếm17,8% tổng dư nợ. Việc
cho vay ngoại tệ chi nhánh chỉ tập trung cho doanh nghiệp có hàng xuất khẩu
và bán ngoại tệ cho chi nhánh, chênh lệch tài chính với lãI xuất cho vay ngoại
tệ rất thấp nên đã giảm được tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ.
Dư nợ phân theo thời gian:
-Dư nợ ngắn hạn đạt 105,596 tỷ đồng, chiếm 82,6% tổng dư nợ và tăng
0,6% so với năm 2005.
-Dư nợ trung hạn đạt 22,114 tỷ đồng, chiếm 17,4% tổng dư nợ, giảm
7,6% so với kế hoạch và giảm 0,6% so với năm 2005. Việc đầu tư cho vay
trung hạn chủ yếu tập trung cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để trang
bị máy móc thiết bị thi công trong kinh doanh, các hộ gia đình mua sắm
phương tiện vận tải. Trong năm 2006 do thị trường bất động sản trầm lắng
nên cho nhánh dừng cho vay đầu tư vào lĩnh vực này.
Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
-Doanh nghiệp nhà nước vay 44,1 tỷ đồng chiếm 34,5% tổng dư nợ.
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay 66,8 tỷ đồng, chiếm 52,3% tổng
dư nợ và đạt tốc dé tăng trưởng 25% so với năm 2005.
-Hé sản xuất, cá thể vay 16,8 tỷ đồng, chiếm 13% tổng dư nợ, tăng 7,4
tỷ đồng so với năm 2005 và đạt tốc dé tăng trưởng 78%. Trong đó: Dư nợ

cầm cố đạt 1,465 tỷ đồng, dư nợ hộ sản xuất đạt 14,430 tỷ đồng, dư nợ cho
cho vay tiêu dùng đạt 0,65 tỷ đồng.
Về cơ chế đảm bảo tiền vay: Tổng dư nợ có tài sản đảm bảo đạt 82,96 tỷ
đồng, tương đương 65% tổng dư nợ, trong đó dư nợ của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và dư nợ chov ay hộ sản xuất được đảm bảo 100% bằng tài
sản. Dư nợ không đảm bảo đạt 44,750 tỷ đồng của các doanh nghiệp nhà
nước và các hộ cho vay tiêu dùng.
Nợ quá hạn và nợ xấu đến ngày 31/12/2006 là 0,564 tỷ đồng, chiếm
0,44% tổng dư nợ.
3. Về công tác bảo lãnh:
Từ quý II/2006, sau khi được Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam cho phép chi nhánh phát hành bảo lãnh, đến
31/12/2006 doanh số thực hiện bảo lãnh của chi nhánh trong và ngoài nước
đạt 99,758 tỷ đồng. Trong đó:
-Bảo lãnh thanh toán: 3,744 tỷ đồng.
-Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 0,507 tỷ đồng.
-Bảo lãnh dự thầu: 0,217 tỷ đồng.
-Bảo lãnh bảo hành: 5 triệu đồng.
-Bảo lãnh mở L/C: 95,763 tỷ đồng.
Sè dư bảo lãnh đến 31/12/2006 là 11,93 tỷ đồng. Trong đó:
-Bảo lãnh bảo hành: 5 triệu đồng.
-Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 0,342 tỷ đồng.
-Bảo lãnh dự thầu: 79 triệu đồng.
-Bảo lãnh mở L/C: 11,514 tỷ đồng.
4. Về công tác thanh toán quốc tế:
*Đến 31/12/2004:
-L/C nhập đạt 4696774 USD, 53231 EUR và 7370000 JPY.
-L/C xuất đạt 105671 EUR.
-Nhờ thu nhập đạt 78581 USD.
-Nhờ thu xuất đạt 288632 USD.

-Chuyển tiền đạt 263561 USD, 33147 EUR, 660000 JPY.
-Thanh toán biên mậu: Doanh số đạt 156931 CNY.
-Mua bán ngoại tệ: Doanh sè mua đạt 3256891 USD, 38521 EUR,
660000 JPY; doanh số bán đạt 3768395 USD, 38521 EUR, 660000 JPY.
-Phí thanh toán quốc tế đạt 14064 USD.
Nh vậy, sau một thời gian triển khai và thực hiện nghiệp vụ thanh toán
quốc tế, chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan. So với năm 2003, chi
nhánh đã phát triển và mở rộng được nhiều loại hình dịch vụ thanh toán quốc
tế: mở L/C, xuất thanh toán, nhờ thu, thanh toán mậu biên, … Doanh số thực
hiện có sự phát triển vượt bậc so với năm 2003, số phí thanh toán quốc tế thu
được 220 triệu đồng, chiếm 57% trong tổng thu dịch vụ.
*Trong năm 2005, vÒ kinh doanh ngoại tệ:
-Doanh sè mua ngoại tệ đạt 5417018 USD.
-Doanh số bán ngoại tệ đạt 5404238USD.
-Thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 57 triệu đồng.
Về thanh toán quốc tế:
-Thanh toán L/C: 3765883 USD.
-Chuyển tiền đi nước ngoài: 256926 USD và 26227 EUR.
-Chuyển tiền mậu biên: 1878486 CNY.
-Chuyển tiền WU: 70881836 VNĐ.
-Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 151 triệu đồng.
Trong năm 2005, chi nhánh đã tự khai thác từ các tổ chức kinh tế là
475856 USD để tự cân đối được 23% số ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán.
Đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế:
-Công tác thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ trong năm được
hoạt động an toàn, có hiệu quả số điện SWIFT chuyển đi đều được thực hiện
thông suốt, chưa xảy ra sai sót do lỗi của các thanh toán viên.
-Các hoạt động mua bán ngoại tệ đều được thực hiện dưới hợp đồng kỳ
hạn lên số phí thu về kinh doanh ngoại tệ đạt hiệu quả. Hoạt động thanh toán
mậu biên được chú ý lên doanh sè thanh toán đã tăng hơn so với năm trước.

-Tuy nhiên doanh số hoạt động thanh toán quốc tế năm 2005 do các yếu
tố về thị trường, việc hạn chế cho vay bằng ngoại tệ của chi nhánh đã làm cho
doanh số hoạt động về thanh toán quốc tế không phát triển tốt.
*Đến 31/12/2006, doanh sè mua vào ngoại tệ của chi nhánh đạt 13307818
USD, tăng 7890800 USD so với năm 2005. Trong đó chi nhánh đã tự khai
thác được của cac cá nhân, tổ chức 8783575 USD, đảm bảo 66% nhu cầu
thanh toán ngoại tệ của chi nhánh.
Doanh số ngoại tệ bán ra của chi nhánh đạt 14094345 USD, tăng
8690107 USD so với năm 2005. Trong đó bán cho Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Láng Hạ 8726783 USD.
Doanh số chuyển tiền đạt 320738 USD.
Doanh số mở L/C đạt 5951385 USD.
Thanh toán biên mậu đạt 605010 CNY.
Thanh toán nhờ thu đạt 39040 USD.
Thanh toán Wu đạt 80101 USD.
Phí thanh toán quốc tế đạt 5875 USD.
Các món thanh toán L/C, chuyển tiền, … đều đảm bảo an toàn, chính xác,
kịp thời.
5. Về công tác kế toán:
Bảng 3: Kết quả tài chính
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Tổng thu 4,105 43,453 81,108
1.1 Thu lãi 3,752 41,471 79,949
1.2 Thu dịch vụ 0,386 1,31 0,754
1.3 Thu ngoại bảng 0 0,672 0,405
2 Tổng chi 3,988 38,671 73,162
2.1 Chi trả lãi 3,759 36,538 12,733
2.2 Trả phí 0 29,813 56,949
2.3 Chi khác 0,845 2,133 3,48

*Đến 31/12/2004, tổng thu của chi nhánh đạt 4105 triệu đồng, trong đó
thu lãi đạt 3752 triệu đồng và thu dịch vụ đạt doanh sè 386 triệu đồng.
Tổng chi của chi nhánh là 3988 triệu đồng, trong đó chi trả lãi là 3759
triệu đồng và các chi phí khác hết 845 triệu đồng.
Lãi suất đầu ra bình quân 0,7%, lãi suất đầu vào bình quân 0,55%. Chênh
lệch lãi suất là 0,15%.
Năm 2004, tổng thu của chi nhánh gấp 10,8 lần so với năm 2003, trong
đó thu lãi chiếm 91% tổng thu, còn lại là thu từ dich vụ và thu khác.
Tổng chi tăng 106% so với năm 2003, trong đó chi về hoạt động huy
động vốn chiếm 94,3% so với tổng chi, bằng 103% so với cùng kù năm trước.
Tổng nguồn vốn trong năm 2004 của chi nhánh đã tăng 193% so với cùng kì
năm trước nhưng tổng trả lãi huy động vốn chi tăng 103% so với cùng kì năm
trước chứng tỏ lãi xuất huy động vốn năm 2004 giảm so với năm 2003 (do
tăng trưởng nhanh về nguồn vốn không kì hạn).
Chênh lệch thu nhập-chi phí tăng chứng tỏ hoạt động của chi nhánh ngày
càng có hiệu quả.
Do mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng lớn dẫn
đến chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra ngày càng thu hẹp. Lãi xuất
đầu vào biến động liên tục, mức điều phí vốn của Ngân hàng trung ương giảm
từ 0,72% xuống còn 0,65%.
*Tổng doanh sè thanh toán năm 2005 là 500,047 tỷ dồng, so với năm
2004 tăng 42%, trong đó:
-Thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng 10% tổng doanh sè thanh
toán.
-Doanh số chuyển tiền điện tử chiếm 90% tổng doanh sè thanh toán.
Về công tác kho quỹ:
-Doanh sè thu tiền mặt đạt 46,264 tỷ đồng.
-Doanh sè chi tiền mặt đạt 46,694 tỷ đồng.
-Lượng thu-chi bình quân tiền mặt 1 ngày đạt 364 triệu đồng.
Về kết quả tài chính:

-Tổng thu nội bảng đạt 42,781 tỷ đồng, trong đó thu dịch vụ chiếm 3%
tổng thu.
Tổng chi nội bảng đạt 38,671 tỷ đồng, trong đó chi về hoạt động huy
động vốn chiếm 9,5% tổng chi.
Chênh lệch thu nhập-chi phí đạt 4,11 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 57%.
-Quỹ thu nhập 946A đạt 4,784 tỷ đồng.
-Lãi suất bình quân đầu vào 0,49%.
Lãi suất bình quân đầu ra 0,85%.
Chênh lệch lãi suất đạt 0,36%.
-Chi cho hoạt động quản lý và công vụ 1,297 tỷ đồng, chiếm 3% tổng
chi phí của chi nhánh.
*Tổng doanh sè thanh toán năm 2006 của chi nhánh đạt 686,847 tỷ đồng,
tăng 36% so với năm 2005. Trong đó:
-Thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng 23% trong tổng doanh sè
thanh toán, tăng 13% so với năm 2005.
-Doanh số chuyển tiền điện tử chiếm 77% trong tổng doanh sè thanh
toán.
Về công tác kho quỹ:
-Doanh sè thu tiền mặt đạt 111,318 tỷ đồng, bằng 240% so với năm
2005.
-Doanh sè chi tiền mặt đạt 114,491 tỷ đồng, bằng 234% so với năm
2005.
-Lượng thu-chi bình quân tiền mặt một ngày là 1 tỷ đồng.
Về kết quả tài chính:
-Tổng thu nội bảng đạt 81,108 tỷ đồng, so với năm 2005 đã tăng 189%.
Trong đó thu dich vụ chiếm 3,6% tổng số doanh thu của chi nhánh.
-Tổng chi nội bảng đạt 73,162 tỷ đồng, tăng 189% so với năm 2005.
Trong đó chi phí cho hoạt động huy động vốn chiếm 17% tổng chi phí của chi
nhánh.
-Chênh lệch thu nhập-chi phí đạt 7,945 tỷ đồng, so với năm 2005 đã

tăng 93% và đạt 132% kế hoạch đề ra trong năm 2006 là 6 tỷ đồng.
Quỹ thu nhập 946A đạt 8,287 tỷ đồng, so với năm 2005 đạt 173%.
Lãi suất bình quân đầu vào là 0,68% và lãi suất bình quân đầu ra là 1%.
Chênh lệch lãi suất là 0,32% so với năm 2005 đã giảm 0,04%.
Chi phí cho hoạt động quản lý và công vụ là 1,141 tỷ đồng, chiếm 1,5%
tổng chi phí của chi nhánh và giảm 1,5% so với năm 2005.
II. Mét số vấn đề còn tồn tại của Chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa:
Nguồn vốn ngoại tệ tại chi nhánh còn thấp và chủ yếu là tiền gửi của dân,
chưa đa dạng được thành phần gửi tiền. Nguồn tiền gửi có kì hạn chủ yếu là
nguồn tiền gửi với lãI suất cố định tuy ổn định song dễ dẫn đến rủi ro về lãi
suất.
Công tác cho vay tuy đã chú trọng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho
vay hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng song về cơ bản chưa có sự thay đổi nhiều
trong cơ cấu cho vay.
Chi nhánh chưa tự túc được nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động kinh
doanh ngoại tệ mà phảI mua lại của Ngân hàng trung ương, mới chỉ có khách
hàng nhập khẩu chưa khai thác được khách hàng xuất khẩu và phải trả chi phí
mua bán nội bộ dẫn đến giảm thu nhập ròng hoạt động dịch vụ.
Các loại hình dịch vụ đa phần là dịch vụ truyền thống về thanh toán, chưa
có các dịch vụ mới, nghiệp vụ thẻ tín dụng mới dừng ở mức giới thiệu, chưa
có nhiều điểm chấp nhận thẻ, chưa có sự phát triển mang tính hệ thống, chưa
triển khai được việc trả lương qua thẻ ATM tại các trường đại học bệnh viện
lân cận. Thu phí dịch vụ đạt tỷ lệ thấp, chủ yếu là các dịch vụ đi cùng nghiệp
vụ tín dụng và thanh toán quốc tế, dịch vụ vãng lai chưa hiệu quả.
Công tác tín dụng tăng trưởng vẫn còn thấp so với nhu cầu về tài chính của
chi nhánh. Cơ cấu dư nợ chưa có tín dụng dài hạn. Vẫn còn nợ xấu và tín
dụng thuộc nhóm 2 theo phân loại.
Công tác điều hành kế hoạch theo cơ chế mới chưa có sự hết hợp nhuần
nhuyễn giữa các phòng nghiệp vụ.

Cơ chế khoán tài chính chưa thực hiện một cách triệt để, 2 phòng giao dịch
trực thuộc mới chỉ thực hiện khoán kế hoạch, chưa thực hiện được khoán tài
chính nên tính chủ động trong công việc còn chưa cao.
Trình độ công nghệ tin học của một bộ phận cán bộ còn thấp gây khó khăn
cho việc áp dụng các dịch vụ mới, các hình thức huy động cũng như các quy
trình thanh toán mới của ngân hàng.
Đa số cán bộ còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên việc tiếp nhận
phân tích thông tin còn hạn chế khiến cho công tác dự báo, dự đoán chưa
được chẩn xác.
Công tác điều hành quản lý còn nhiều hạn chế, chưa sâu sát được hết các
nghiệp vụ để chỉ đạo sát sao hiệu quả hơn trong kinh doanh. Trong việc xử lý
các vần đề về tài chính, trong khâu tổ chức nhân sự còn có những bất cập.
Công tác thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh còn nhiều hạn chế. Hiện
tại, chi nhánh mới chỉ có tổ thẩm định trong khi các dự án xin vay vốn tại chi
nhánh ngày càng tăng nhanh cả về số lượng dự án còng nh quy mô vốn vay.
Khả năng thẩm định dự án của một số tín dụng viên còn thấp.
Công tác quản lý rủi ro hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu trong hoạt
động tín dụng còng nh trong các hoạt động đầu tư của chi nhánh. Hiện tượng
nợ xấu và biến động lãi suất tuy không lớn nhưng hiện tại chi nhánh chưa
đảm bảo được việc dự báo, phòng tránh các biến động bất ngờ.
Mức phán quyết các khoản vay của chi nhánh hiện nay đã không còn đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng, các khoản vay vượt mức phán quyết của
chi nhánh ngày càng nhiều.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Bách Khoa:
I. Bài học kinh nghiệm:
Bám sát chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà
nước, mục tiêu biện pháp của ngành từ đó xác định mục tiêu, kế hoạch, nhiệm
vụ phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục

chính trị tư tưởng trong cán bộ công viên chức và người lao động, triển khai
kịp thời các chỉ thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của ngành.
Cơ cấu huy động vốn và đầu tư cho hoạt động tín dụng còng nh các hoạt
động nghiệp vô khác cần tiếp tục có sự điều chỉnh hợp lý.
Thường xuyên chú ý thực hiện tốt công tác tiếp thị để đáp ứng được nhiều
tiện Ých cho khách hàng, cung cấp được nhiều sản phẩm: tín dụng, thanh toán
và các sản phẩm khác phù hợp với kinh tế thị trường đang đòi hỏi.
Tập trung vào công tác quy hoạch cán bộ, kế hoạchđào tạo và đào tạo lại
cán bộ nâng cao trình độ hiểu biết kiến thức pháp luật và năng lực chuyên
môn đáp ứng kịp thời môi trường kinh doanh hiên đại có sự cạnh tranh cao,
đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế nói chung và ngân hàng nói riêng trong
những năm tới.
Tổng kết đúc rót ra những bài học kinh nghiệm về thành công, thất bại
những nẵm qua trong hoạt động kinh doanh, củng cố cơ sở lý luận hoạt động
góp phần phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hóa đất nước.
Coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các sai
sót tránh để có dư luận xấu, đồng thời gắn kiểm tra với việc chỉnh sửa và xử
lý sau thanh tra, kiểm tra.
Đẩy mạnh việc phát động thi đua có sơ kết, tổng kết kết hợp khuyến khích
bằng lợi Ých vật chất nhân điển hình tiên tiến. Giữ gìn đoàn kết nôị bộ, tạo
khí thế và sức sống trong toàn chi nhánh và từng đơn vị.
II. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa:
1.Về công tác nguồn vốn:
Lên kế hoạch phát hành một số đợt huy động tiền gửi của riêng chi
nhánh như phát hành chứng chỉ tiền gửi, tiết kiểm, gửi góp, trái phiếu ngân
hàng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với kỳ hạn dài và lãI xuất hấp dẫn
nhằm đa dạng hơn sản phẩm và tăng cường nguồn vốn trung dài hạn.
Tiếp tục tìm kiếm địa điểm để mở rộng phòng giao dịch trực thuộc với
các điều kiện: bố trí mạng lưới thích hợp rải đều trên các địa bàn hoạt động,

địa điểm đẹp, rộng rãi, gần khu dân cư và nơi chưa có màng lưới của ngân
hàng.
Đưa cán bộ nghiệp vụ đi học tập kinh nghiệm và các líp tập huấn về dự
án nước ngoài nhằm nâng cấp trình độ cán bộ, tránh thiếu sót khi tham gia
vào các dự án sắp triển khai.
Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để xây dựng biểu lãi suất của
chi nhánh cho phù hợp với biến động của thị trường. Kết hợp nhuần nhuyễn
chức năng khảo sát lãi suất và nghiên cứu thị trường của tổ tiếp thị với chức
năng tập hợp và phân tích đưa ra biểu lãi suất của bộ phận kế hoạch.
Tăng cường công tác tiếp thị quảng bá nhằm thu hót thêm nguồn vốn.
Khả năng tài chính của chi nhánh hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu vay
vốn của khách hàng, một số dự án đầu tư xin vay vốn có hiệu quả bị bỏ lỡ.
2. Về công tác tín dụng:
Tính toán hiệu quả hoạt động của một số đơn vị lớn có nhiều loại hình
dịch vụ tại chi nhánh để chuyển đồi cơ cấu đầu tư tập trung vào các hoạt động
mang hiệu quả cao như chuyển sang cho vay đồng nội tệ, đàm phán với doanh
nghiệp để kịp thời điều chỉnh lãi suất vay và cùng chịu chi phí mua bán ngoại
tệ với chi nhánh.
Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, chú trọng cho vay các doanh nghiệp
vừa và nhỏ làm hàng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế, nâng dần tỷ trọng cho vay
hộ sản xuất và cho vay tiêu dùng.
Tăng trưởng tÝn dụng, mở rộng kinh doanh phải gắn liền với kiểm tra,
kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo có hiệu quả, phải kiểm soát được vốn đã cho vay,
coi trọng công tác thẩm định cho vay từ hồ sơ pháp lý đến hồ sơ vay vốn, hiệu
quả của dự án và tình hình tài chính của khách hàng.
Trong thời gian tới chi nhánh cần xem xét, đề nghị với cấp trên nâng
cấp tổ thẩm định thành phòng thẩm định nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư của
chi nhánh và nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Xem xét, đề nghị cấp trên cho phép nâng mức phán quyết đối với các
khoản vay tại chi nhánh. Mức phán quyết hiện nay của chi nhánh đã không

còn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các khoản vay vượt mức phán
quyết của chi nhánh ngày càng nhiều. Điều nay gây ảnh hưởng tới hoạt động
đầu tư của chi nhánh còng nh khách hàng.
Đào tạo nâng cao trình độ của các nhân viên làm công tác thẩm định,
mở rộng phạm vi tù thẩm định đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm của các tín
dụng viên kết hợp chặt chẽ với việc kiểm tra, giám sát và chế độ khen thưởng
cũng như kỷ luật phù hợp.

×