Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Bàn Về Chế Độ Hạch Toán Tỷ Giá Hối Đoái Ngoại Tệ Tác giả: NiG ma Chủ đề: hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ, luan van, luan van kinh te, tai chinh ngan hang, tỷ giá hối đoái ngoại tệ Bàn Về Chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.11 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
Phần I: Cơ sở lý luận chung về hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái
1.1.2. Khái niệm về chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.2. Các nguyên tắc chung
1.2.1. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ
1.2.2. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái
1.2.3. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
a. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của nghiệp vụ ngoại tệ
trong kỳ
b. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số
dư ngoại tệ cuối kỳ
1.3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về hạch toán tỷ giá hối đoái
ngoại tệ
1.3.1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 10)
1.3.2. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 21)
1.3.3. So sánh VAS 10 và IAS 21
1.4. Chế độ kế toán Việt Nam về hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ
1.4.1. Các tài khoản sử dụng
1.4.2. Phương pháp hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ
1.5. Văn bản hướng dẫn VAS 10 và thông tư 201/2009/TT-BTC
Phần II. Các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ hạch toán tỷ giá
hối đoái ngoại tệ
2.1. Đánh giá chung về hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ
2.1.1. Ưu điểm
2.1.2. Hạn chế
2.2. Phương hướng và giải pháp để hoàn thiện chế độ hạch toán tỷ giá hối
đoái ngoại tệ
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
LỜI MỞ ĐẦU


Tỷ giá hối đoái ngoại tệ là một trong những vấn đề rất được quan tâm,
đặc biệt là khi nền kinh tế nước ta đang hoà nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế
thế giới và tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch kinh tế của doanh
nghiệp diễn ra với rất nhiều đối tượng khác nhau, đơn vị tiền tệ được sử dụng
rất đa dạng. Trong kế toán, doanh nghiệp lại sử dụng thống nhất một đơn vị
tiền tệ để hạch toán để đảm bảo tính nhất quán và so sánh được của các số
liệu kế toán.Tuy nhiên các doanh nghiệp lại thực hiện các giao dịch kinh tế
bằng rất nhiều đồng tiền khác nhau. Chính vì vậy việc ban hành chuẩn mực kế
toán và các văn bản hướng dẫn quy định thống nhất phương pháp hạch toán tỷ
giá hối đoái ngoại tệ là kịp thời và cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ, em
mạnh dạn chọn đề tài: “ Bàn về chế độ hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ” với
kết cấu đề tài gồm 2 phần chính như sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận chung về hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ
Phần 2: Các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ hạch toán tỷ
giá hối đoái ngoại tệ
Do tầm hiểu biết còn hạn chế nên bài nghiên cứu của em còn nhiều điểm
thiếu sót, em rất mong thầy cô đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu được hoàn
thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
1
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHẾ ĐỘ CHUNG VỀ HẠCH TOÁN
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NGOẠI TỆ
1.1. Khái niệm chung
1.1.1.Khái niệm về tỷ giá hối đoái ngoại tệ
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa đồng tiền ngoại
tệ với đồng tiền nước ta, tức là giá cả của đơn vị tiền nước ngoài trên thị

trường tiền của Việt Nam. Tỷ giá hối đoái ngoại tệ được hình thành khách
quan và phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu trên thị trường tiền tệ. Do vậy, tỷ
giá ngoại tệ sẽ thường xuyên biến động và sẽ kéo theo sự biến động về giá trị
của ngoại tệ hiện có ở doanh nghiệp và các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại
tệ, do đó việc xác định tỷ giá hối đoái là công việc rất phức tạp.
Tỷ giá hối đoái chia làm nhiều loại khác nhau, tùy theo mục đích xem
xét và nghiên cứu chúng ta quyết định sử dụng loại tỷ giá nào.
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối giữa hai đồng tiền của hai
nước. Khi nói đến tỷ giá hối đoái giữa hai nước, người ta thường ám chỉ đó là
tỷ giá hối đoái danh nghĩa
• Tỷ giá hối đoái thực tế là giá tương đối của hàng hóa và dịch vụ được
trao đổi giữa hai nước. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái thực tế cho chúng ta biết
tỷ lệ mà dựa vào đó hàng hóa của một nước được trao đổi với hàng hóa của
nước khác. Tỷ giá hối đoái thực tế đối khi còn được gọi là tỷ lệ trao đổi.
1.1.2. Khái niệm về chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ
Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế
hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo
các tỷ giá hối đoái khác nhau.
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
2
1.2. Các nguyên tắc chung
1.2.1. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ
Trong điều kiện hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế của các
nước trên thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao khiến cho các nghiệp
vụ
Xuất – nhập khẩu của các nhà doanh nghiệp càng phong phú, đa dạng.
Vì vậy các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, vật tư, chi phí và các nghiệp vụ
thanh toán bằng ngoại tệ của doanh nghiệp ngày càng nhiều. Để tập hợp chi
phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, kế toán ngoại tệ ở các doanh
nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam thì phải quy
đổi ngoại tệ thành tiền Việt Nam để hạch toán quá trình luân chuyển vốn.
Nguyên tắc này đòi hỏi khi có các nghiệp vụ kinh tế - tài chính liên quan đến
ngoại tệ thì kế toán phải quy đổi ngoại tệ thành tiền VND theo tỷ giá hối đoái
hợp lý để ghi sổ kế toán.
- Các doanh nghiệp phải mở sổ chi tiết để theo dõi các loại vốn bằng
tiền, các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ theo đơn vị ngoại tệ nhằm
cung cấp đầy đủ thông tin cho công tác quản lý ngoại tệ, và điều chỉnh tỷ giá
hối đoái kịp thời và chính xác. Để hạch toán chi tiết vốn bằng tiền bằng ngoại
tệ theo đơn vị nguyên tệ, kế toán phải sử dụng TK 007 “Ngoại tệ các loại”
( Tài khoản ghi đơn)
- Khi có sự chênh lệch tỷ giá hối đoái, kế toán phải ghi nhận kịp thời
khoản chênh lệch đó. Cuối kỳ hạch toán, trước khi xác định thu nhập thực tế
của doanh nghiệp, kế toán phải thực hiện công tác điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Để ghi nhận và xử lý chênh lệch tỷ giá, kế toán sử dụng TK 413 “ Chênh lệch
tỷ giá hối đoái”. Tài khoản này được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
3
♦ Tài khoản 4131 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài
chính : Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ( lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động
kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB.
♦ Tài khoản 4132 – Chênh lệch ty giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư
XDCB: Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ
giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ( Lãi, lỗ tỷ giá) của
hoạt động đầu tư XDCB ( giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư).
1.2.2. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái
Trong công tác hạch toán ngoại tệ là việc xác định tỷ giá hối đoái ngoại
tệ để quy đổi ngoại tệ thành VND khi ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế - tài chính
liên quan đến ngoại tệ. Trong quá trình hạch toán, khi có các nghiệp vụ phát

sinh liên quan đến ngoại tệ thì kế toán phải quy đổi thành VND theo các
nguyên tắc sau:
Đối với doanh thu, chi phí, tài sản hành thành có gốc là ngoại tệ thì sử
dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ để quy
đổi thành VND
- Đối với ngoại tệ mua bằng tiền VND thì tỷ giá hối đoái nhập quỹ là
giá mua thực tế
- Đối với ngoại tệ thu được do bán hàng hoặc thu các khoản nợ thì tỷ
giá hối đoái nhập vào là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng công
bố ở thời điểm thu tiền
- Khi ghi nhận các khoản vay, khoản thu, khoản phải trả bằng ngoại tệ
thì tỷ giá bình quân liên ngân hàng công bố tại thời điểm ghi nhận nợ
- Khi ghi nợ hoặc thu nợ có gốc là ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái là tỷ giá
hối đoái đã dung để ghi nhận nợ ( nếu thời điểm ghi nhận và thời điểm thanh
toán trong cùng một năm) hoặc tỷ giá thực tế cuối năm trước ( nếu hai năm
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
4
khác nhau)
- Đối với ngoại tệ tại quỹ hoặc gửi ngân hàng khi xuất ra thì tỷ giá hối
đoái được xác định trên cơ sở tỷ giá thực tế của ngoại tệ nhập vào theo một
phương pháp thích hợp như nhập trước – xuất trước, nhập sau – xuất trước, tỷ
giá bình quân…
1.2.3. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
a. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của nghiệp vụ ngoại tệ
trong kỳ
Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động sản
xuất kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (của doanh nghiệp
vừa sản xuất kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) được
hạch toán ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong
kỳ.

♦ Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của
doanh nghiệp mới thành lập:
Trong giai đoạn này, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh
lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối
kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì
chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được
phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh cụ thể:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng được phân bổ dần vào thu
nhập tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ
khi công trình đưa vào hoạt động.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm được phân bổ dần vào chi
phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi
công trình đưa vào hoạt động.
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
5
♦ Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để
hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá
hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ
được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính cụ thể:
Đối với nợ phải thu:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính
trong kỳ.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính
trong kỳ.
Đối với nợ phải trả:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập tài chính
trong kỳ.

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí tài chính
trong kỳ.
♦ Thời kỳ giải thể, thanh lý doanh nghiệp:
Đối với nợ phải thu:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập thanh lý
doanh nghiệp.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí thanh lý
doanh nghiệp.
Đối với nợ phải trả:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập thanh lý
doanh nghiệp.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí thanh lý
doanh nghiệp.
♦ Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ do việc mua, bán ngoại
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
6
tệ:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính
trong kỳ.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính
trong kỳ.
b. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại
số dư ngoại tệ cuối kì
Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải quy đổi số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền
đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra "đồng Việt
Nam” theo tỷ giá quy định. Khoản chênh lệch giữa tỷ giá sau khi quy đổi với
tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán được xử lý như sau:
- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư
cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1
năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không

hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu
năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.
- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư
cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm
lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:
• Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn:
Đối với các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số
dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử
lý như sau:
- Trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính
trong năm.
- Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong
năm.
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
7
• Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn:
Đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư
cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý
như sau:
- Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch
toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính
thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ
một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức
hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của
số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ
được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa
không quá 5 năm.
- Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính.
1.3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về hạch toán tỷ giá hối

đoái ngoại tệ
1.3.1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS10)
VAS 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính số 165/2009/TT-
BTCngày 31/12/2002 về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực
kế toán trong đó bao gồm chuẩn mực kế toán số 10 vè ảnh hưởng
của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.Chuẩn mực kế toán số 10quy
định những nội dung chính sau:
Các doanh nghiệp phải sử dụng Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế
toán, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác.
Một giao dịch bằng ngoại tệ là giao dịch được xác định bằng ngoại tệ
hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh khi
một doanh nghiệp:
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
8
• Ghi nhận ban đầu
Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu
theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền
tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch.
Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngay. Doanh
nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao
dịch. Ví dụ tỷ giá trung bình tuần hoặc tháng có thể được sử dụng cho tất cả
các giao dịch phát sinh của mỗi loại ngoại tệ trong tuần, tháng đó. Nếu tỷ giá
hối đoái giao động mạnh thì doanh nghiệp không được sử dụng tỷ giá trung
bình cho việc kế toán của tuần hoặc tháng kế toán đó.
• Báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán
Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán: Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ;
Giá trị ghi sổ của một khoản mục được xác định phù hợp với các chuẩn
mực kế toán có liên quan. Ví dụ hàng tồn kho được xác định theo giá gốc, tài

sản cố định được xác định theo nguyên giá cho dù giá trị ghi sổ được xác định
trên cơ sở giá gốc, nguyên giá hay giá trị hợp lý, giá trị ghi sổ được xác định
của các khoản mục có gốc ngoại tệ sau đó sẽ được báo cáo theo đơn vị tiền tệ
kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực này.
• Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
của một doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã
được ghi nhận ban đầu, hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước,
được xử lý như sau:
(a) Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của
doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
9
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch
tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng Cân đối kế toán.
Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối
đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập
hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm.
(b) Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để
hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá
hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và
đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được
ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính
(c) Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro
hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ
giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các
khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự
phòng rủi ro hối đoái.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ
giá hối đoái giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán của mọi khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ. Khi giao dịch phát sinh và được thanh toán trong cùng kỳ
kế toán, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán trong kỳ đó.
Nếu giao dịch được thanh toán ở các kỳ kế toán sau, chênh lệch tỷ giá hối
đoái được tính theo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong từng kỳ cho đến kỳ
giao dịch đó được thanh toán.
Trình bày báo cáo tài chính
Doanh nghiệp phải trình bày trong báo cáo tài chính:
a) Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận trong lãi hoặc lỗ
thuần trong kỳ;
b) Chênh lệch tỷ giá hối đoái thuần được phân loại như vốn chủ sở hữu
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
10
và phản ánh là một phần riêng biệt của vốn chủ sở hữu và phải trình bày cả
khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đầu kỳ và cuối kỳ;
1.3.2. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)
IAS 21 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Các nguyên tắc được áp dụng cho việc ghi nhận và tính toán các giao
dịch ngoại tệ theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 21 như sau:
- Sử dụng tỷ giá giao ngay áp dụng vào ngày giao dịch
- Nếu không được thanh toán trong cùng kì kế toán có phát sinh thì các
khoản bằng tiền có được ( tức là khoản nhận được hoặc được trả bằng tiền
mặt) được chuyển đổi theo tỷ giá đóng cửa
- Chênh lệch hối đoái khi thanh toán các khoản bằng tiền được ghi nhận
trong thu nhập
- Các khoản mục không phải bằng tiền đã kết chuyển theo chi phí ban
đầu sẽ được báo cáo theo tỷ giá giao ngay vào ngày giao dịch
- Các khoản không phải bằng tiền đã kết chuyển theo giá trị thực tế sẽ
được báo cáo theo tỷ giá giao ngay vào ngày đánh giá

- Chênh lệch tỷ giá từ việc quy đổi các khoản bằng tiền vào ngày lập
bảng tổng kết tài sản được ghi nhận vào thu nhập
- Theo phương pháp hạch toán thay thế cho phép, chênh lệch tỷ giá do
giảm giá nghiêm trọng của một loại tiền tệ theo những điều kiện nghiêm trọng
có thể tính được vào giá trị kết chuyển của tài sản.
1.3.3. So sánh VAS 10 và IAS 21
Về nội dung cơ bản, chuẩn mực kế toán việt nam số 10 đã thống nhất với
chuẩn mực kế toán quốc tế số 21, tuy nhiên vẫn còn một số điểm khác biệt:
Đơn vị tiền tệ kế toán
IAS: Chuẩn mực không đưa ra một đơn vị tiền tệ cụ thể để các doanh
nghiệp trình bày báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường sử
dụng đơn vị tiền tệ của nước sở tại.
Nếu sử dụng đơn vị tiền tệ khác, chuẩn mực yêu cầu doanh nghiệp phải
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
11
trình bày các lý do của việc sử dụng đơn vị tiền tệ đó.
Chuẩn mực cũng yêu cầu phải trình bày nguyên nhân của sự thay đổi
đơn vị tiền tệ kế toán
VAS: Các doanh nghiệp phải sử dụng Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ
kế toán. Việc sử dụng các đơn vị tiền tệ khác cần phải được đăng ký và được
sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái
IAS: Phương pháp chuẩn: Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các
khoản mục tiền tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ của doanh
nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái áp dụng để ghi nhận
ban đầu hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, cần được ghi
nhận là thu nhập hoặc chi phí trong kỳ phát sinh
Phương pháp thay thế được chấp nhận: Đối với trường hợp chênh lệch tỷ
giá là kết quả từ sự sụt giảm giá trị mạnh một đồng tiền mà không có các công
cụ tự bảo vệ dẫn tới các khoản công nợ mà doanh nghiệp không có khả năng

thanh toán và các khoản công nợ phát sinh trực tiếp từ các nghiệp vụ mua tài
sản bằng ngoại tệ gần đây, thì khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được hạch toán vào
giá trị còn lại của tài khoản liên quan, với điều kiện giá trị tài sản sau khi điều
chỉnh không vượt quá mức thấp hơn giữa giá trị có thể thu hồi được và chi phí
thay thế tài sản.
Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối
đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá
thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các
khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự
phòng rủi ro hối đoái.
VAS: Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của
doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
12
toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và
chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng
cân đối kế toán. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì
chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được
phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian
tối đa là 5 năm.
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để
hình thành TSCĐ của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối
đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh
giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi
nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính.
1.4. Chế độ kế toán Việt Nam về hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ
1.4.1. Các tài khoản sử dụng
Tài khoản 1112 – Tiền mặt ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng,
giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng

Việt Nam.
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt ngoại tệ nhập quỹ
- Các khoản tiền mặt ngoại tệ phát hiện thừa khi kiểm kê
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt ngoại tệ xuất quỹ
- Các khoản tiền mặt ngoại tệ phát hiện thiếu khi kiểm kê
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì
Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá
quý còn tồn quỹ tiền mặt
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
13
Tài khoản 1122 – Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi
vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra
Đồng Việt Nam.
Bên Nợ:
- Các khoản tiền ngoại tệ gửi vào Ngân hàng
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì
Bên Có:
- Các khoản tiền ngoại tệ rút ra từ Ngân hàng
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì
Số dư bên Nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá
quý hiện còn gửi tại Ngân hàng.
Tài khoản 007 – Ngoại tệ các loại
Bên Nợ: Số ngoại tệ thu vào ( Nguyên tệ)
Bên Có: Số ngoại tệ xuất ra ( Nguyên tệ)
Số dư bên Nợ: Số ngoại tệ còn lại tại doanh nghiệp
Kế toán chi tiết TK 007 theo từng loại ngoại tệ.
Tài khoản 413

Bên Nợ:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do danh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt
động đầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tư XDCB);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước
hoạt động);
- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (Lãi tỷ giá) của hoạt động kinh
doanh vào doanh thu hoạt động tài chính;
- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và danh giá
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
14
lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư
XDCB (Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào doanh thu hoạt động tài
chính hoặc doanh thu chưa thực hiện (Nếu phải phân bổ dần).
Bên Có:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ (Lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt
động đầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tư XDCB);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn
trước hoạt động);
- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh
doanh vào chi phí tài chính;
- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh
giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư
XDCB (khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào chi phí tài chính hoặc vào
chi phí trả trước dài hạn (Nếu phải phân bổ dần).

Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” có thể có số dư bên Nợ hoặc
số dư bên Có.
Số dư bên Nợ:
Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn
trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính;
Số dư bên Có:
Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn
trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính;
Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, có 2 tài khoản cấp 2:
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
15
- Tài khoản 4131 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài
chính: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh
doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có hoạt động đầu
tư XDCB).
- Tài khoản 4132 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư
XDCB: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá
do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
(Lãi, lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động).
1.4.2. Phương pháp hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ
a. Trong giai đoạn đầu tư mới thành lập
b. Thời kì đang hoạt động SXKD
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
16
Tk 152,153,156, 211…
Mua chịu TS
TK 1112,1122

TK 331
(2) TT công nợ
TK 4132
Lỗ
TK 635
TK 515
TK 3387
TK 242
P/B 5 năm P/B 5 năm
Lãi
Chuyển giai
đoạn HĐ
(1a) Doanh thu bán chịu
(1b) Thanh toán công nợ
(2a) Mua chịu TS
(2b)Thanh toán công nợ
c. Thời kì giải thể thanh lý doanh nghiệp
d. Chênh lệch do việc mua bán ngoại tệ
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
TK 511 TK 131 TK 1112,1122 TK 331 TK 152, 153…
TK 515 TK 635 TK 515 TK 635
Lãi Lỗ
(1a)
(1b)
(2a)
(2b)
Lãi Lỗ
TK 131
TK 515 TK 635 TK 515 TK 635
Lãi

Lỗ
13
1
Lãi Lỗ
13
1
17
TK 1112,1122 TK 331
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
TK 1112. 1122 TK 1111. 1121
Bán NT
TK 515 TK 635
Lãi Lỗ
18
e. Xử lý chênh lệch tỷ giá cuối kì đối với khoản ngắn hạn
f. Xử lý chênh lệch tỷ giá cuối kì đối với khoản dài hạn
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
TK1112,1122,131,331 TK 4134
(1a) Đánh giá CL lỗ
(1b) Đánh giá CL lãi
TK 1112. 1122. 131.331 TK 4131
(2) Xóa số dư cuối kì
xxx
Năm

n
Năm
n
+1
xxx

TK 1112,1122,131,331
(2) xóa số dư đầu kì

T1112,1122,
131,331
TK 4131
Năm N+1
TK 341.342 TK 4131
(1a) Đánh giá CL lỗ
TK 515
(2) Lãi
(1b) Đánh giá CL lãi
19
Chênh lệch
tỷ giá lãi
CL lỗ
CL lãi
1.6. Văn bản hướng dẫn VAS 10 và thông tư 201/2009/TT-BTC
 Thông tư 201/2009/TT -BTC
Thông tư số 201/2009/TT-BTC hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá
cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam trừ các
doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán ngoại tệ.
Theo đó, toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động
sản xuất kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được hạch toán
ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.
Nội dung xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái của nghiệp vụ ngoại tệ
trong kỳ đã được chia ra làm 3 thời kỳ. Thời kỳ đầu tư xây dựng, thời kỳ sản
xuất kinh doanh, và thời kỳ giải thể trong đó chỉ rõ nếu trong giai đoạn đầu tư
xây dựng để hình thành tài sản cố định của DN mới thành lập, chênh lệch tỷ
giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ

được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố
định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối
đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu
nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh khác hẳn với giai đoạn sản xuất, kinh
doanh thì những chênh lệch trên sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí
trong năm tài chính.
Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại
tệ cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn có
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
Tk 341,342
Tk 4131
Tk 635
(1a) k/c lỗ (2) K/c chi phí
(1b) k/c lãi
20
Chênh l
ệch
tỷ giá lỗ
gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi
phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút
toán ngược lại để xoá số dư.
 Thông tư 161/2009/TT -BTC
Thông tư 161 ra đời thay thế cho thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày
4/11/2003. Thông tư 161 hướng dẫn cho 15 chuẩn mực kiểm toán trong đó có
chuẩn mực kiểm toán số 10. Thông tư ra đời nhằm hướng dẫn các chuẩn mực
một cách đồng nhất giảm thiểu mâu thuẫn giữa các thông tư hướng dẫn chuẩn
mực cũ ban hành
Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái và kế toán chênh lệch tỷ giá
hối đoái được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com

21
PHẦN 2
CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
2.1.Đánh giá chung về chế độ hạch toán tỷ giá ngoại tệ
2.1.1.Ưu điểm
Trước khi có VAS 10, việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát
sinh tại Việt Nam được hướng dẫn theo các văn bản pháp quy như Thông tư
44, Thông tư 77 Những hướng dẫn trong văn bản này chưa theo kịp những
quy định hiện hành và thông lệ quốc tế trong việc hạch toán các khoản chênh
lệch tỷ giá phát sinh.
Trong đó, các khoản chênh lệch tỷ giá thực sự phát sinh trong các giao
dịch thanh toán công nợ có gốc ngoại tệ được ghi nhận như là một khoản
doanh thu/chi phí tài chính trong kỳ hoạt động. Trong khi đó, các khoản
chênh lệch tỷ giá chưa thực sự phát sinh như chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại
các khoản mục tài sản tiền tệ có gốc ngoại tệ, các khoản công nợ có gốc ngoại
tệ được hạch toán lũy kế trên bảng cân đối kế toán ( Tài khoản 413)
Hơn nữa, trong thực tế còn xảy ra một số trường hơp như doanh nghiệp
còn xin cơ chế cho phép họ hạch toán theo một số khoản chênh lệch tỷ giá đã
thực sự phát sinh trên bảng cân đối kế toán và thực hiện phân bổ dần vào
lãi/lỗ kinh doanh. Những trường hợp này làm giảm khả năng so sánh giữa các
doanh nghiệp do áp dụng chính sách hạch toán khác nhau.
Tuy nhiên khi VAS 10 ra đời, cùng các thông tư hướng dẫn đã tạo ra
khung pháp lý hướng dẫn hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh cho
hầu hết tất cả các loại hình hoạt động trong nền kinh tế quốc dân và đã theo
kịp với các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế.
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
22
Theo VAS 10 có 2 loại chênh lệch tỷ giá hối đoái:
Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ ngoại tệ trong kỳ

Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ
cuối kì
Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái này đợc ghi nhận vào doanh
thu/chi phí tài chính trong kỳ phát sinh trừ hai trường hợp được phép hach
toán lũy kế trên Bảng cân đối kế toán: Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh
trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định ( giai
đoạn trước hoạt động) và chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ do hợp nhất báo
cáo tài chính với cơ sở kinh doanh hoạt động ở nước ngoài.
Cũng theo VAS 10, một giao dịch bằng ngoại tệ phải được thanh toán và
ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái
giữa đơn vị tiền tệ kế toán với đơn vị tiền tệ tại ngày giao dịch. Việc qui đổi
đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng
trong kế toán phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế
phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ đến ngân
hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ kinh tế gọi tắt là tỷ giá giao dịch, để ghi sổ kế toán doanh nghiệp có
thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái ngoại tệ để ghi các nghiệp vụ phát
sinh trong kỳ
Thông tư 161/2007/TT-BTC ra đời nhằm hướng dẫn các chuẩn mực kế
toán một cách đồng nhất, giảm mâu thuẫn giữa các thông tư hướng dẫn chuẩn
mực cũ đã ban hành. Từ đó đưa ra các hướng dẫn hạch toán tuân thủ chế độ
kế toán doanh nghiệp hiện hành (ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC).
2.1.2. Hạn chế
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
23
Bên cạnh những ưu điểm của chuẩn mực kế toán và các thông tư nêu
trên, tuy nhiên chế độ hạch toán tỷ giá hối đoái hiện nay của Việt Nam vẫn
còn tồn tại một số vướng mắc.
Thứ nhất, về khối lượng ghi sổ:

Do việc ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái
thực tế mà tỷ giá hối đoái biến động hàng giờ, hàng ngày, nên khối lượng tính
toán và ghi sổ kế toán tăng lên đáng kể. Kế toán phải theo chi tiết cụ thể sự
biến động về tỷ giá từng loại ngoại tệ theo thời gian tại các thị trường khác
nhau và theo từng đối tượng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp có áp dụng
phần mềm kế toán phù hợp, khối lượng tính toán này có thể giải quyết không
mấy khó khăn. Tuy nhiên ở Việt Nam số lượng các doanh nghiệp này không
nhiều. Ngay bản thân các phần mềm kế toán hiện đang áp dụng tại các doanh
nghiệp Việt Nam, cơ sở xây dựng và cách thức xây dựng phần mềm kế toán
các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ cũng chưa hẳn là khoa học và có căn cứ.
Thứ 2, về xác định tỷ giá hối đoái ngoại tệ xuất dùng:
Theo qui định đối với ngoại tệ xuất sử dụng trong kỳ báo cáo cho các
mục đích kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính tỷ giá thực
tế tương tự như tính giá thực tế vật tư, hàng hoá xuất dùng (phương pháp giá
đơn vị bình quân, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, ). Những qui
định này, theo tôi là hoàn toàn cứng nhắc và máy móc. Bởi vậy, bản thân
ngoại tệ không phải là hàng hóa đơn thuần mà là một loại hàng hoá đặc biệt,
vừa được sử dụng để thanh toán nhưng cũng có thể đem trao đổi, mua bán
trên thị trường. Hơn nữa, khác với các loại vật tư, hàng hoá, tỷ giá của ngoại
tệ không ổn định mà biến động thường xuyên, lên xuống thất thường nên việc
xác định tỷ giá ngoại tệ xuất dùng theo các phương pháp trên không phản ánh
chính xác giá trị thật của ngoại tệ.
Từ những lý do đó nếu mà trên thực tế, mặc dầu đã có hướng dẫn cụ thể
về cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ nhưng hầu hết các
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
24

×