Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng công thương hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.09 KB, 58 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Lời nói đầu
Sau nhiều thập kỷ xây dựng và phát triển kinh tế, Việt Nam đang
trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế đang dần dần khởi
sắc: Tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát được kiềm chế, sản xuất phát triển, đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Hoà nhịp vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Đất nước, hệ
thống ngân hàng Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới, hiện đại hoá
trong quản lý và hoạt động nghiệp vụ nhằm xứng đáng là Trung tâm của hệ
thống tiền tệ quốc gia. Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có sự đầu tư
rất lớn từ nội bộ nền kinh tế và bên ngoài. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế có ý
nghĩa rất quan trọng, đó là tiền đề là điều kiện để có thể tiếp nhận và sử dụng
các nguồn vốn bên ngoài đạt hiệu quả đồng thời để tăng thêm tính độc lập tự
chủ của nền kinh tế.
Hiện nay, ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp có vốn nhỏ, máy móc,
thiết bị công nghệ lạc hậu và đang rất cần nguồn vốn đầu tư để cải tiến, nâng
cao chất lượng sản xuất. Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, đã
tạo kênh dẫn vốn trực tiếp tới các doanh nghiệp và xã hội, nhưng vai trò của
NHTM trong việc đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vẫn chiếm vị
trí rất quan trọng. Hệ thống ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chính trong nền
kinh tế. Cho nên hiệu quả hoạt động của NHTM ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
của nền kinh tế.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tõy đó và đang tích cực tìm
kiếm, triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, xây dựng
cơ cấu nguồn vốn hợp lý, khai thác tiềm năng về vốn để đảm bảo nguồn vốn
ổn định, từ đó, sử dụng vốn có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu đặt ra cho Ngân
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
hàng. Sự phát triển của Ngân hàng là sự đóng góp, khích lệ vào sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Sau một thời gian thực tập tại chi nhánh NHCT Hà Tây, được sự


hướng dẫn của giáo viên Nguyễn Thị Mùi và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo,
cán bộ nhân viên phòng kinh doanh, em đã nghiên cứu đề tài “ Giải pháp
nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn tại Ngân hàng Công thương Hà Tõy”.
Kết cấu gồm ba chương :
Chương I : Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng
Thương mại.
Chương II : Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Công
thương Hà Tây.
Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân
hàng Công thương Hà Tây.
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Chương I
Cơ sở lí luận về hiệu quả sử dụng vốn của NHTM.
1.1. Khái quát về NHTM.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của NHTM.
1.1.1.1. Khái niệm.
NHTM đó cú một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Ngay nửa
đầu thế kỷ 16, ở Châu Âu đã ra đời một số ngân hàng đầu tiên mà tiền thân là
những tổ chức cho vay nặng lãi. Vào thời điểm này, ngân hàng phát triển ở
trình độ thấp, hoạt động của ngân hàng chỉ gói gọn trong lĩnh vực giữ hộ tiền
và cho vay. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, hoạt động
của NHTM cũng được từng bước được củng cố và hoàn thiện, chuyển hoá
dần theo hướng đa năng. Tuy nhiên đến nay chưa có một khái niệm thống
nhất về NHTM, bởi quan niệm về ngân hàng thay đổi trong không gian (tập
quán và phong tục của mỗi nước) và trong thời gian (theo đà tiến triển kinh
tế-xã hội). Cõc chuyên gia kinh tế cho rằng “Ngõn hàng là một doanh nghiệp
đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng” . Theo luật các tổ chức
tín dụng của Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 “Ngõn hàng là loại

hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và hoạt động, các loại hình
ngân hàng gồm NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng
chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khỏc”.
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Như vậy, có thể nói NHTM là tổ chức đi vay để cho vay và thực thi
các dịch vụ ngân hàng.
1.1.1.2. Đặc điểm của NHTM.
NHTM là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng với
hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng
và cung ứng các hoạt động thanh toán .
Khác với các doanh nghiệp khác, NHTM không trực tiếp tham gia sản
xuất và lưu thông hàng hóa nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội
thông qua việc cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng
trung gian thanh toán và dịch vụ ngân hàng. Quan hệ tín dụng giữa NH và cỏc
nhõn tú kinh tế- tài chính của toàn xã hội (Doanh nghệp, cỏ nhõn,tổ chức xã
hội và nhà nước các cấp) có thể hiểu là quan hệ vay mượn một số tiền nhất
định giữa ngưũi cho vay và người đi vay.
Khi đi vay của xã hội, NHTM sử dụng nhiều phương thức như tài khoản
rhu hót tiền gửi với những kì hạn khác nhau, phát hanh các loại trái phiếu
ngắn hạn còng như trung và dài hạn, vay theo hợp đồng vay mượn hoặc kớ
cỏc hiệp định vay nợ,…
Khi cho vay đối với xã hội, NH chủ yếu sử dụng phương thức cấp tín
dụng theo tài khoản cho vay hoặc theo tài khoản kết hợp giữa tài khoản cho
vay và tài khoản tiền gửi để ứng vốn hoặc để thế vốn đáp ứng nhu cầu vay
vốn của khách hàng.
Khi mới ra đời, hoạt động chủ yếu là cho vay với lĩnh vực thương mại,
nhưng ngày nay, hoạt động của nó đã mang tính tổng hợp cao. Các NHTM
ngày càng mở rộng quan hệ mọi đối tượng khách hàng càng ngày càng trở lên

đông đảo và đa dạng hơn, (thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi) và trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài ra, NH còn thực hiện rất nhiều các dịch
vụ tiền tệ, tín dụng.
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Hoạt động NH là hình thức kinh doanh có độ rủi ro cao hơn nhiều so với
các hình thức kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc tới các ngành
khác và cả nền kinh tế. Sở dĩ như vậy là do trong hoạt động NH đặc biệt là
hoạt động kinh doanh tiền tệ do các NH tiến hành huy động vốn của người
khác rồi đêm vốn đó để cấp tín dụng cho khách hàng theo nguyên tắc hoàn trả
vốn và lãi trong một thời gian nhất định nờn đó tạo rủi ro cho các hoạt động
NHTM. Rủi ro đến từ phía NH, khách hàng vay tiền và cả từ những yếu tố
khách quan. Bởi vậy, NHTM phỉa đối mặt với rủi ro cao, kéo theo là rủi ro
đối với người gửi tiền ở NH cũng như rủi ro đối với nền kinh tế. Để tránh rủi
ro đáng tiếc xảy ra, nhằm kiểm soát, làm giảm nhẹ tổn thất do NH vở nợ gây
ra, chính phủ các quốc gia phải đặt những đạo luật riờng(Vớ dụ: Luật NHNN
Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng 12/12/1997), có những quy chế đặc biệt
riờng(Vớ dụ: Quy chế bảo lãnh NH ban hành theo Quyết định 283/2000/QĐ-
NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống Đốc NHNN ; Quy chế cho vay của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành theo quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN ; Quy chế an
toàn vốn kinh doanh ,… nhằm đảm bảo cho các hoạt động này được vận
hành an toàn, hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2. Chức năng của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
Tầm quan trọng của NHTM được thể hiện qua các chức năng của nó.
Các chức năng của NHTM có thể được nêu ra dưới nhiều khía cạnh khác
nhau: chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền
của NHTM.
1.1.2.1. Trung gian tín dụng.
Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thực hiện chức
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
năng trung gian tín dụng, ngân hàng là “cầu nối ” giữa cung và cầu vốn trong
nền kinh tế, khơi nguồn vốn từ những người có vốn nhàn rỗi sang những
người có nhu cầu về vốn.
Trong nền kinh tế, do các đơn vị kinh tế có nhu cầu về tiền, vốn vào
thời điểm khác nhau là khác nhau, gây ra hiện tượng thừa, thiếu tạm thời.
NHTM là người trung gian có vai trò chuyển đổi kỳ hạn nợ, thay đổi thời kỳ
đáo hạn của các khoản, món nợ.
NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi
của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay; mặt khác,
trên cơ sở số vốn đã huy động được, ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu
vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, của các chủ thể kinh tế góp phần đảm
bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Như vậy, NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
Ngày nay, quan niệm vai trò trung gian tín dụng trở nên biến hoá hơn.
Sự phát triển của thị trường tài chính làm xuất hiện các khía cạnh khác của
chức năng này. Ngân hàng có thể đứng làm trung gian giữa công ty (khi phát
hành cổ phiếu) với những nhà đầu tư, chuyển giao các mệnh lệnh trên thị
trường chứng khoán; đảm nhận việc mua bán trái phiếu công ty. Theo cách
này Ngân hàng làm trung gian giữa người đầu tư và người cần vay vốn trên
thị trường. Hơn nữa, tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn cơ bản
hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng
Ngân hàng góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế, đảm bảo quá trình sản
xuất kinh doanh liên tục, là cầu nối giữa tiết kiệm, tích luỹ và đầu tư. Đưa vật
tư hàng hoá vào sản xuất lưu thông, mở rộng nguồn vốn thúc đẩy tiến bộ khoa
học kĩ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất.
Chức năng tín dụng của NHTM được hình thành rất sớm, ngay từ lúc
hình thành các NHTM. Ngày nay, thông qua chức năng trung gian tín dụng,

Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
NHTM đã và đang thực hiện chức năng xã hội của mình, làm cho sản phẩm
xã hội được tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó góp phần thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
1.1.2.2. Trung gian thanh toán.
Việc làm trung gian thanh toán của Ngân hàng ngày nay đã phát triển
rất đa dạng, không chỉ là trung gian truyền thống như trước, mà còn quản lý
các phương tiện thanh toán. Đây là chức năng ngày càng chiếm vị trí rất quan
trọng, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ở các nước
phát triển, phần lớn công tác thanh toán ở trong nước được thực hiện qua
ngân hàng dưới cỏc hỡnh thứcchuyển khoản bù trừ. Với công nghệ ngân hàng
hiện đại, các phương tiện kỹ thuật khác tạo điều kiện thanh toán bù trừ được
nhanh chóng giảm bớt chi phí và có độ chính xác cao. Quá trình lưu thông
chuyển vốn từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán nhanh chúnh và
tiện lợi.
Như vậy, Ngân hàng đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều chi phí lưu
thông, đẩy nhanh tốc luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá.
1.1.2.3. Chức năng tạo tiền.
Vào thế kỷ 19, hệ thống Ngân hàng hai cấp đã được hình thành, các
Ngân hàng không còn hoạt động riêng lẻ mà đã tạo nên một hệ thống, trong
đó Ngân hàng Trung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ tín dụng, là ngân hàng
của các ngân hàng. Các NHTM thỡ chuyờn kinh doanh tiền tệ.
Nhờ hoạt động trong hệ thống mà các NHTM đã tạo ra bót tệ. Việc
tạo ra bót tệ là sáng kiến quan trọng trong lịch sử hoạt động Ngân hàng; Chức
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
năng tạo ra bót tệ được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và đầu tư của
NHTM trong mối quan hệ tùy thuộc vào Ngân hàng trung ương. Nhờ nhận
tiền ký thác của khách hàng, NHTM có khả năng đầu tư. Nhưng khi đầu tư,

Ngân hàng tạo ra tiền ký thác mới, còn gọi là bót tệ, NHTM trở thành người
cung ứng bót tệ quan trọng trong nền kinh tế.
Với hàng loạt các nhân tố tác động ảnh hưởng đến quá trình tạo tiền,
các nhà kinh tế đã chứng minh khả năng tạo tiền của NHTM phụ thuộc vào
số nhân tiền:
m =
1 +
C
D
D
C
rr
ED
++
Trong đó:
− m : số nhõn tiền

D
C
: Tỷ lệ

D
r
: Tỷ lệ DTBB.

E
r
: Tỷ lệ dôi dư.
Tóm lại, khả năng tạo tiền là khả năng biến mức tiền gửi ban đầu tại
một Ngân hàng đầu tiên nhận tiền gửi thành một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều

lần, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, tớn dụng nhiều Ngân
hàng. Khả năng này tạo ra "bội số mức cung tiền tệ" liên quan chặt chẽ với
việc công cụ dự trữ bắt buộc, của Ngân hàng trung ương. Chính vì vậy cỏc
bút tệ thực sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà cũng có thể gây nên những tai
hoạ lớn. Đây là nhân tố cơ bản trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của
NHTM.
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Qua việc thực hiện các chức năng của mình, NHTM đẩy nhanh quá
trình thanh toán, giảm chi phí giao dịch và tạo môi trường thuận lợi cho quá
trình lưu chuyển vốn của nền kinh tế, nâng cao chất lượng của quá trình tập
trung và phân phối nguồn vốn. NHTM còn là bộ máy tạo tiền, nú cú vai trò
quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ và góp phần vào hoạt động
điều tiết vĩ mô dưới sự tác động của Ngân hàng Trung ương và các chính sách
của Nhà nước.
1.1.3. Hoạt động cơ bản của NHTM.
Cùng với sự phát triển của NHTM, hoạt động và các dịch vụ của
NHTM ngày càng được mở rộng. Nhìn chung hoạt động của NHTM gồm ba
hoạt động chính là hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và các
hoạt động trung gian.
* Huy động vốn : Là hoạt động khởi đầu cho các hoạt động khác của
NHTM. NHTM bản chất là một tổ chức trung gian tài chính có đặc điểm hoạt
động chủ yếu không phải bằng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vậy để có nguồn vốn
hoạt động, cung cấp vốn cho nền kinh tế thì ngoài nguồn vốn chủ sở hữu,
NHTM phải huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế
thông qua các hoạt đông nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đi vay
từ các tổ chức tín dụng khác hay từ Ngân hàng Trung ương.
* Sử dụng vốn: Sau khi huy động vốn, để bù đắp được chớ phớ huy
động vốn và có lợi nhuận thì NHTM phải tìm cách sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn này để thu lãi. Đây là hoạt động chủ yếu và đem lại tỷ trọng thu

nhập lớn nhất cho NHTM. NHTM sử dụng vốn theo các hướng cơ bản là hoạt
động tín dụng, đầu tư chứng khoán, đầu tư mua sắm tài sản cố định và trang
thiết bị, hoạt động ngân quỹ trong đó hoạt động tín dụng là quan trọng nhất
bởi nó đem lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng.
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
* Các hoạt động trung gian của NHTM bao gồm hoạt động thanh toán,
bảo lãnh, hoạt động quản lý tài sản cho khách hàng, hoạt động phát hành
chứng khoán, hoạt động mua bán và bảo quản chứng khoán, hoạt động cung
cấp thông tin, tư vấn kinh doanh và quản trị doanh nghiệp… Theo đà phát
triển của nền kinh tế thị trường, ở một số nước dịch vụ này chiếm tới 30 –
50% tổng thu nhập cua ngân hàng và có ý nghĩa quan trọng trong việc mở
rộng hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn, đồng thời đa dạng hoá hoạt
động, giảm bớt rủi ro cho ngân hàng.
Trên đây là ba nhóm hoạt động cơ bản của NHTM, mỗi hoạt động có
những đặc điểm khác nhau song có quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ và bổ
sung cho nhau. Vì vậy đối với các nhà quản trị ngân hàng, không được coi
nhẹ hoạt động nào mà phải luôn đặt mối quan hệ giữa chúng trong khi đề ra
chiến lược cũng như lập kế hoạch kinh doanh để đạt được hiệu quả trong hoạt
động.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của NHTM .
Để hiểu xem mét NHTM (NHTM) hoạt động như thế nào chúng ta
phải xem xét đến bản quyết toán tài sản của Ngân hàng đó, là bản kê tài sản
có và tài sản nợ của nó. Bảng quyết toán này liệt kê các kết số, tức là nú cú
đặc trưng.
Tổng tài sản có = Tổng tài sản nợ + vốn.
Hơn nữa, bảng quyết toán tài sản một Ngân hàng liệt kê các nguồn
vốn của Ngân hàng (tài sản nợ) và sử dụng vốn (tài sản có). Các Ngân hàng
bằng nhiều cách để huy động vốn. Sau đó họ dùng vốn này có được tài sản
có.

- Bảng quyết toán của tất cả các NHTM thường có kết cấu dưới dạng
sau:
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Tài sản có Tài sản nợ
1. Khoản mục dự trữ 1. Khoản mục tiền gửi
2. Khoản mục CK ngắn hạn 2. Khoản mục đi vay
3. Khoản mục cho vay 3. Các loại vốn uỷ thác
4. Khoản mục đầu tư 4. Vốn sở hữu của Ngân hàng
5. Các tài sản có khác
6. TSCĐ tích lũy
1.2.1. Nguồn vốn tại NHTM.
1.2.1.1. Nguồn vốn tiền gửi.
Nguồn vốn tiền gửi là nguồn vốn quan trọng nhất chiếm bộ phận lớn
trong tổng số nguồn vốn của NHTM, thường chiếm khoảng 70 - 80% nhưng
hiện nay tỷ lệ này đang giảm dần.
Theo tính chất giao dịch việc huy động vốn chia làm loại: Tiền gửi
giao dịch và tiền gửi tiết kiệm và nó có thể được chia thành dạng ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn. Nguồn vốn nằm trên tài khoản thanh toán và tiết kiệm
không kỳ hạn là khá lớn bởi vì nó phục vụ cho nhu cầu thanh toán giao dịch
trong nền kinh tế. Đặc điểm của nguồn vốn này thường là ngắn hạn, không ổn
bởi vì khách hàng có thể rút tiền trên tài khoản bất kỳ lúc nào họ có nhu cầu.
Ngân hàng sử dụng vốn phải đối phó với rủi ro thanh khoản hoặc sự ứ đọng
vốn nhưng ngược lại chi phí sử dụng nó rất thấp. Việc huy động nguồn vốn
tiền gửi phụ thuộc nhu cầu thanh toán của từng cá nhân. Ví dụ như những
ngày giáp Tết hay Noel, nhu cầu chi tiêu lớn, khách hàng thường đến Ngân
hàng để rút tiền. Lãi suất cũng có yếu tố quan trọng có tính cạnh tranh lớn,
nhất là trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ. Sự thu hót nguồn tiền gửi phụ thuộc
vào mức độ đa dạng hoá dịch vụ trình độ công nghệ Ngân hàng hiện đại tạo ra
sự thuận lợi cho khách hàng. Uy tín, thâm niên, sự giao tiếp lịch sự của đội

ngò cán bộ công nhân viên ảnh hưởng khả năng huy động tiền gửi của Ngân
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
hàng. Ngoài ra khả năng sử dụng vốn như khả năng cho vay, khả năng đầu tư
sẽ ảnh hưởng gián tiếp trong việc huy động nguồn vốn.
1.2.1.2. Nguồn vốn đi vay.
NHTM có thể đi vay từ NHNN, các tổ chức tín dụng khác có thể vay
trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
Khi NHTM vay vốn từ NHNN nhằm đảm bảo khả năng thanh toán,
đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng cho các tổ chức
tín dụng trong nền kinh tế. Trong trường hợp NHTM gặp khó khăn và có khả
năng phá sản mà ảnh hưởng đến hệ thống Ngân hàng, NHNN có thể cho vay.
Khi NHNN cho NHTM vay dùa vào các chứng khoán (chứng khoán cầm cố,
chứng khoán chiết khấu), và chỉ cho vay tối đa 70% giá trị thực tế của chứng
khoán đó. Chi phí để có khoản vốn này là khá lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch
của Ngân hàng, nhất là lợi nhuận, nên đây là giải pháp cuối cùng Ngân hàng
mới huy động.
Các NHTM và các tổ chức tín dụng luôn là người bạn đồng hành,
người bạn hàng của nhau. Khi một Ngân hàng cần một nguồn vốn trung và
dài hạn hay một dự án lớn đem lại lợi nhuận cao NHTM thường đi vay tức
thời với lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng. Hoặc hai NHTM thuộc hai
nước có, thời gian làm việc ngược nhau thường ký kết hợp đồng tín dụng qua
đêm để tận dụng nguồn vốn tuy nhiên cách làm này chi phí hơi cao vì lãi suất
tín dụng qua đêm là lãi suất nóng.
Ngoài ra NHTM có thể vay vốn trên thị trường vốn và thị trường tiền
tệ thông qua phát hành các kỳ phiếu ngắn hạn, trái phiếu trung và dài hạn.
Đặc điểm của nguồn vốn đi vay là ổn định hơn, nguồn vốn tiền gửi
nhưng chi phí vốn cao hơn. Tỷ lệ nguồn vốn đi vay đang có xu hướng chiếm
khoản 15 - 20% tổng nguồn vốn NHTM. Việc huy động vốn còn phụ thuộc
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
chính sách tiền tệ của NHNN, các hoạt động nói chung của NHTM và tính
năng động của thị trường chứng khoán.
1.2.1.3. Các nguồn vốn khác của NHTM
NHTM ra cũn cú những nguồn vốn khác như nguồn vốn uỷ thác,
nguồn vốn mà Ngân hàng đứng ra quản lý hộ một tổ chức ra bảo lãnh cho một
tổ chức để đầu tư vào một dự án lớn mang lại lợi nhuận cao, trong trường hợp
này Ngân hàng sẽ hưởng hoa hồng, và hưởng dịch vụ quản lý.
Nguồn vốn trong thanh toán hình thành từ đặc điểm thanh toán không
dùng tiền mặt khi mà sự vận động giữa hàng hoá và tiền tệ luụn cú một
khoảng thời gian nhất định. Kế toán ngày một hiện đại thì khoảng thời gian
này ngày một rút ngắn, nguồn vốn bị thu hẹp nhưng tăng tính cạnh tranh cho
NHTM.
Nguồn vốn hình thành từ các khoản nợ của Ngân hàng nhưng chưa
đến hạn phải trả.
Các loại nguồn vốn này thường chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, Ngân hàng có
thể chủ động sử dụng Ýt chịu sự rủi ro.
1.2.1.4. Vốn chủ sở hữu và các quỹ
Trước khi bước vào hoạt động, mỗi Ngân hàng đều có một khoản vốn
nhất định nhiều hơn hoặc bằng với vốn pháp định do Nhà nước đặt ra, gọi là
vốn điều lệ. Đối với Ngân hàng quốc doanh, vốn điều lệ thường do ngân sách
Nhà nước cấp, các Ngân hàng cổ phần do các cổ đông đóng góp. Vốn điều lệ
phục vụ cho việc mở rộng, khởi động Ngân hàng, tạo ra cơ sở vật chất ban
đầu để Ngân hàng đi vào hoạt động. Vốn điều lệ thể hiện qui mô, uy tín của
Ngân hàng. Tỷ lệ vốn nhỏ chỉ chiếm 5 -10% tổng nguồn vốn. Thường các
Ngân hàng cổ phần sau một thời gian hoạt động muốn nâng vốn điều lệ lên
bằng cách phát hành thêm cổ phiếu các nguồn vốn bổ sung được trớch trờn cơ
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
sở lợi nhuận không chia lợi nhuận sau thuế, hoặc tăng nguồn vốn này bằng

cách phát hành trái phiếu Ngân hàng. Vốn sở hữu của Ngân hàng như một cái
đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị của những tài sản có của Ngân hàng.
Trong Ngân hàng hình thành lên nhiều quĩ dự phòng rủi ro, quĩ phóc
lợi nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, hạn chế rủi ro cho các cơ quan
bảo hiểm, đảm bảo thanh khoản và cung cấp một phần tài sản có bù đắp thua
lỗ.
Tóm lại, để có một cơ cấu nguồn vốn tối ưu đảm bảo yêu cầu ổn định
cho việc sử dụng và tối thiểu hoá chi phí đòi hỏi Ngân hàng phải xét đến các
yếu tè về khả năng huy động vốn trong dân cư, uy tín Ngân hàng đồng thời
phải quan tâm đến vấn đề đầu ra. Tránh tình trạng vốn huy động được từ các
nguồn vốn ngắn hạn không thể cho vay trung và dài hạn được hay tình trạng ứ
đọng vốn do không có dự án khả thi, giảm lợi nhuận của Ngân hàng.
1.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của NHTM.
1.2.2.1. Phân loại sử dụng vốn tại NHTM.
Trong bản quyết toán, tài sản của một NHTM, bên tài sản có thể hiện
kết quả của việc sử dụng vốn của Ngân hàng đó. Việc sử dụng vốn trong
NHTM gồm những mục sau.
a) Tiền dự trữ
Đây là nghiệp vụ nhằm duy trì khả năng thanh khoản của Ngân hàng
để đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thường xuyên của khách hàng.
NHTM phải duy trì một bộ phận vốn, để gửi vào một tài khoản nào đó như ở
NHNN, tổ chức tín dụng các NHTM khác và một lượng được cất giữ tại
Ngân hàng đó, gọi là tiền dự trữ. Mức dự trữ cao hay thấp phụ thuộc vào qui
mô hoạt động của Ngân hàng, mối quan hệ thanh toán bằng tiền mặt và
chuyển khoản, thời vụ của các khoản chi tiền mặt. Tiền dự trữ hiện hành
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
không có lãi nhưng các NHTM vẫn giữ chúng do một số lý do nhất định. Thứ
nhất, theo luật pháp hiện hành, các NHTM phải nép một tỷ lệ nhất định tiền
gửi mà ngân hàng huy động được tại Ngân hàng Nhà nước( thường là 10%)

để đảm bảo tiền gửi. Đây cũng là công cụ quan trọng trong quản lý lưu thông
tiền tệ. Thứ hai, bản thân ngân hàng cũng thấy rõ sự cần thiết phải giữ một Ýt
tiền mặt mà không nên cho vay hết.Việc giữ tiền mặt này để đảm bảo an toàn
cho những hoạt động còn lại, do vậy dự trữ tiền mặt trong tài sản có còn gọi là
“ khoản đầu tư cho sù an toàn”. Ngoài ra, các ngân hàng nhỏ gửi tiền vào các
ngân hàng lớn để đổi lấy các dịch vụ khác nhau như tập hợp séc, giao dịch
ngoại tệ. Các khoản này có tính lỏng nhất trong các loại tài sản có của ngân
hàng chiếm khoảng 7% tổng tài sản, phục vụ nhu cầu thanh khoản tại ngân
hàng.
b) Đầu tư vào chứng khoán.
Có thể thấy NHTM thực hiện nghiệp vụ đầu tư vào chứng khoán
nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh khoản, đa dạng hoỏ
cỏc loại hình kinh doanh nhằm phân tán rủi ro.Trong việc đầu tư vào chứng
khoán, NHTM chủ yếu mua các trái phiếu kho bạc, các trái phiếu có tính
thanh khoản cao. Đây là những công cụ chính của thị trường tiền tệ tài chính.
Việc mua và dự trữ các loại trái phiếu này một mặt tạo ra thu nhập cho ngân
hàng, mặt khác chúng là những công cụ tài chính dễ lưu động hoá, vì vậy khi
cần tiền ngân hàng có thể bán hoặc chiết khấu ở ngân hàng khác hoặc ở
NHNN.
c) Tiền cho vay
Cho vay là một hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra
lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi
phí dự trữ, chi phí kinh doanh quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các
loại và các chi phí rủi ro đầu tư.
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Kinh tế càng phát triển, hướng cho vay của các NHTM càng tăng và
loại hình cho cũng trở nên đa dạng. Ở hầu hết các nước công nghiệp trong
nhóm 10 và 15 nước hàng đầu thế giới, cho vay của các NHTM đã chuyển
dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Khu vực cho vay ngắn hạn

nhường chỗ cho thị trường tiền tệ tài chính cung ứng. Ngược lại hầu hết các
nước đang phát triển cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay
dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn.
Nhưng nói chung, lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng vẫn là hoạt động
cho vay hay nói rộng ra là hoạt động tín dụng của NHTM 67% tổng tài sản
của Ngân hàng ở dạng tiền cho vay tạo ra hơn 60% thu nhập của Ngân hàng
khác bởi chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản vay mãn
hạn và cũng có xác suất rủi ro vỡ nợ cao hơn.
Theo thời gian, các khoản cho vay có thể chia thành các khoản cho
vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cho vay ngắn hạn thường đáp ứng nhu
cầu về vốn lưu động hay khó khăn tạm thời về vốn. Cho vay trung và dài hạn
thường đáp ứng nhu cầu cho những dự án lớn, hay đổ mới dây chuyền công
nghệ Việc phân loại theo thời gian giúp Ngân hàng lập kế hoạch để huy
động vốn và đầu tư.
Phân loại theo đối tượng cho vay, có khoản cho vay công nghiệp, cho
vay nông nghiệp, cho vay tiờu dựng.v.v. Cỏc Ngân hàng cho vay công nghiệp
thường dùa vào tính chất, chu kỳ kinh doanh, để đáp ứng mục đích, và mang
lại hiệu quả sử dụng vốn. Cho vay nông nghiệp dùa vào thời vụ và rủi ro do tự
nhiên. Cho vay tiêu dùng thường là cho vay đối với cán bộ làm công ăn
lương, công việc ổn định, tiền lương ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ cho
Ngân hàng.
d) Các khoản đầu tư khác
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
NHTM có thể tham gia đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn, chứng
khoán chính phủ v.v. Các NHTM mua chứng khoán vì mục đích thanh khoản
và đa dạng hoá hoạt động, để nâng cao lợi tức và phục vụ như các vật kí quĩ
cho các tài sản nợ ký thác với chính quyền địa phương, Chính phủ v.v. Tỷ lệ
lớn nhất của đầu tư chứng khoán là chứng khoán chính phủ bởi tuy có mức lãi
hạn chế những linh hoạt, không có rủi ro tín dụng và Ýt rủi ro về lãi suất so

với trái phiếu dài hạn. Thông thường lợi tức tương ứng với độ rủi ro. Khoản
vốn này chiếm khoảng 15 - 19% tổng tài sản.
1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của NHTM.
a) Khái lược về sử dụng vốn.
Cho vay hay đầu tư để sinh lợi từ tiền đã huy động được là lẽ sống của
NHTM. Cho vay hay đầu tư vào các loại tài sản nào cũng đều là hoạt động
kiếm lợi nhuận. Tài sản có là những khoản nợ mà thị trường nợ ngân hàng
hoặc là những khoản mà ngân hàng cho thị trường vay. Về tính chất, ngân
hàng là chủ nợ và các đối tượng vay tiền là con nợ. Vì mục tiêu của ngân
hàng là cho vay để kiếm lời, nên tài sản có hay các khoản mà ngân hàng cho
vay còn được gọi là đầu tư.
Như vậy sử dụng vốn là một trong những nghiệp vụ của NHTM
( nghiệp vụ có ).
Sử dụng vốn bao gồm:
− Dự trữ tiền mặt: Tiền mặt tại kho của ngân hàng.
− Tiền mặt ký gửi của ngân hàng Trung ương.
− Đầu tư vào chứng khoán ( trái phiếu, hối phiếu ).
− Cho vay.
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
− Đầu tư vào các loại tài sản ( như bất động sản, cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị ).
b) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
*Tổng dư nợ cho vay/ tổng nguồn vốn
Phản ánh cứ một đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng được đem
đi cho vay
*Doanh sè cho vay/ tổng nguồn vốn kinh doanh
Phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh thì bao nhiêu đồng được đem
đi cho vay.
*Vòng quay vốn: Phản ánh tần suất sử dụng vốn

*Hiệu quả của một đồng tài sản có: phản ánh hiệu quả của một đồng
tài sản có so với quy mô kinh doanh.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ở NHTM.
Hoạt động sử dụng vốn là một hoạt động cơ bản và quan trọng của
NHTM, song nó không phải là hoạt động độc lập mà nó liên quan và gắn bó
chặt chẽ với các hoạt động khác của ngân hàng. Do đó, hiệu quả hoạt động sử
dụng vốn không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại bên trong ngân
hàng, mà còn chịu tác động của các yếu tố khách quan khác như : Khách
hàng, Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý của ngân hàng.
1.3.1. Khách hàng.
Khách hàng là nhân tố rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của
Ngân hàng. Là nguồn cung cấp cho Ngân hàng nguồn vốn chủ yếu trong hoạt
động của Ngân hàng, đồng thời cũng là đối tượng mà Ngân hàng luôn hướng
tới. Khách hàng ảnh hưởng tới Ngân hàng trong các quyết định mở rộng đầu
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
tư, duy trì mức đầu tư hiện tại, giảm dần dư nợ, ứng dụng khoa học Ngân
hàng vào hệ thống ngân hàng, mở rộng mạng lưới Ngân hàng …
1.3.2. Các yếu tố nội tại.
Bên cạnh các yếu tố về môi trường kinh doanh, hoạt động sử dụng
vốn của NHTM còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại bên trong của
chính ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn là một hoạt động trong tổng thể
những hoạt động thống nhất của NHTM bao gồm ba hoạt động cơ bản là hoạt
động huy động vốn , hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động trung gian.
Hoạt động sử dụng vốn là các hoạt động cho vay, các dịch vụ thanh toỏn…
của ngân hàng nhằm thu lợi nhuận. Vì vậy, hoạt động sử dụng vốn phải gắn
liền với hoạt động huy động vốn. Để có thể đầu tư, cho vay các ngân hàng
phải có vốn, như vậy muốn đáp ứng nhu cầu trờn cỏc NHTM phải đi huy
động vụn tự cỏc tầng líp dân cư, các tổ chức kinh tế xó hụi, cỏc tổ chức trung
gian tài chính khỏc, NHTM muốn hoạt động có hiệu quả thì hoạt động sử

dụng vốn phải gắn liền với hoạt động huy động vốn, phải chú trọng phát triển
đồng bộ cả hai hoạt động bởi đó là hai mặt của cùng một vấn đề-huy động và
sử dụng nguồn vốn. Nếu hoạt động huy động vốn không hiệu quả sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sử dụng vốn. Hơn nữa, mặc dù các hoạt động
trung gian không phải là những hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho
NHTM, song đó là những hoạt động hỗ trợ cho hoạt động huy động và sử
dụng nguồn vốn. Vì vậy, hoạt động sử dụng vốn không những chịu ảnh hưởng
trực tiếp của hoạt động huy động vốn mà nú cũn chịu tác động của các hoạt
động trung gian mà ngân hàng thực hiện. Các hoạt động trung gian của ngân
hàng được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng các hoạt
động sử dụng vốn có hiệu quả, tạo điều kiện thu hót khách hàng đến với ngân
hàng ngày càng tăng.
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Ngoài những mối quan hệ chặt chẽ giữa các nghiệp vụ mà NHTM
cung cấp, hoạt động sử dụng vốn của các ngân hàng còn chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác, của chính bản thân ngân hàng như tiềm lực tài chính, năng
lực quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên hay trình độ công
nghệ ngân hàng.
Nhìn chung hoạt động sử dụng vốn của NHTM chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố cả bên ngoài cũng như nhân tố nội tại của bản thân ngân hàng.
Để hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả, các NHTM phải nâng cao chất lượng
tín dụng, trình độ cán bộ tín dụng, các công tác nguồn vốn, kinh doanh ngoại
và thanh toán quốc tế…
1.3.3. Môi trường kinh doanh.
Môi trường kinh doanh của NHTM là tất cả các yếu tố về đặc điểm
kinh tế-chớnh trị-xó hội của địa bàn mà ngân hàng hoạt động. Do đặc điểm
của hoạt động NHTM mang tớnh xó hụi sâu sắc, liên quan đến nhiều đối
tượng trong xã hội nên hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt
động sử dụng vốn nói riêng chiu ảnh hưởng rất nhiều vào môi trường kinh

doanh của mình.
Nhân tố đầu tiên của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động
huy động vốn của NHTM phải kể đến là thực trạng nền kinh tế. Khi nền kinh
tế phát triển, các dịch vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người dân. Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế
tạo điều kiện thuận lới cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình như các hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ thanh toán.
Ngược lại, một nền kinh tế ì ạch sẽ tác động xấu đến hoạt động kinh doanh
của NHTM. Bên cạnh đú, cỏc yếu tố khác của nền kinh tế cũng ảnh hưởng
đến hoạt động huy động vốn như lạm phát, chu kỳ kinh tế…
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Không những chịu ảnh hưởng của thực trạng nền kinh tế, các yếu tố
về chớnh trị-xó hội cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của NHTM. Hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng là loại hình hoạt động kinh doanh đặc biệt,
ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nên hoạt động ngân hàng chịu sự quản lý và
giám sát chặt chẽ của Nhà nước. Chính trị, pháp luật trong lĩnh vực Ngân
hàng chính là các chính sách tiền tệ tín dụng của Chính phủ hoặc của Ngân
hàng Trung ương. Vì vậy, tình hình chính trị ổn định là nền tảng cơ sở cho
NHTM hoạt động ổn định, từ đó đưa ra các điều kiện vay hợp lý đồng thời
đưa ra các hình thức dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú.
Ngược lại, khi tình hình chính trị không ổn điịnh, cỏc ngõn hnàg phải lo đối
phó với những biến động của thị trường do võy, cỏc hỡnhthức đầu tư cũng bị
hạn chế, các điều kiện cho vay khó khăn hơn…
Chương 2
Thực trạng về sử dụng vốn tại NHCT Hà Tây
2.1. Tổng quan về chi nhánh NHCT Hà Tây.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT Hà Tây.
NHCT Hà Tây là một chi nhánh của NHCT Việt Nam, có trụ sở tại
thị Xã Hà Đông - Tỉnh Hà Tây được thành lập vào tháng 6 năm 1988 và chính

thức đi vào hoạt động tháng 8 năm 1988, với nhiệm vụ huy động vốn trong xã
hội và thực hiện những dịch vụ ngân hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận, ổn
định và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Trước năm 1991 NHCT
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
nằm trong địabàn tỉnh Hà Sơn Bình và có tên gọi là NHCT tỉnh Hà Sơn Bỡnh,
cú trụ sở chính tại thị xã Hà Đông và một chi nhánh trực thuộc tại thị xã Hoà
Bỡnh. Thỏng 9 năm 1991 tỉnh Hà Sơn Bình được thành lập, bàn giao hai tỉnh
Hà Tây và Hoà Bình, chi nhánh NHCT Hà Tây được thành lập, bàn giao chi
nhánh Hoà Bình cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Hoà Bình.
Chi Nhánh NHCT Hà Tây là ngân hàng chuyên doanh được thành lập
theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và chính thức hoạt
động vào tháng 8 năm 1988; hoạt động kinh doanh đối với các thành phần
kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Tây và một số quận, huyện thuộc thành
phố Hà Nội ngoài ra còn cho vay vốn tài trợ đối với khách hàng thuộc các
tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị
trường, NHCT và các chi nhánh trở thành Ngân hàng Thương mại đa năng.
Cùng với sự hoạt động cạnh tranh của các ngân sách hỏng khỏc trên
cùng địa bàn, bước đầu chi nhánh NHCT Hà Tây không khỏi bỡ ngỡ, lúng
túng để tìm ra giải pháp kinh doanh có hiệu quả, do vậy trong thời gian đầu
hoạt động kinh doanh của ngân hàng đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao, số
lượng khách hàng quan hệ tín dụng chưa nhiều, khả năng thu hót vốn nhàn
rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế còn thấp, chất lượng tín dụng và các
hoạt động kinh doanh còn thấp.
Cơ chế thị trường từng ngày từng giê đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải
tù thích nghi, tạo cho mình một chỗ vững chắc trên thị trường. Nhận rõ điều
đó, ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Công thương
Tỉnh Hà Tây đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng bạn,
tổng kết rót ra kinh nghiệm khắc phụ những mặt chưa đạt được, tận dụng các

lợi thế về vốn, khoa học kỹ thuật của toàn hệ thống từ đó phát triển hoạt động
kinh doanh của mình.
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Với lợi thế trô sở nằm ngay địa bàn tại trung tâm thị xã Hà Đông, nơi
tập trung cơ quan đầu não của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp
lớn, sát nách Hà Nội là trung tâm Kinh tế - Chính trị - Văn hoá của cả nước,
cho nên mọi thông tin về đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và
Nhà nước đến với Ngân hàng Công thương Hà Tây rất nhanh chóng và có
điều kiện triển khai kịp thời.
* Mô hình tổ chức: Khác với ngân hàng khỏc trờn địa bàn, chi nhánh
NHCT Hà Tây không có các chi nhánh ở các huyện lỵ, do vậy tạo điều kiện
thuận lợi cho khách hàng và nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, từ
ngày thành lập đến năm 2000 chi nhánh NHCT Hà Tõy đó mở 5 phòng giao
dịch, 16 quỹ tiết kiệm ở thị xã Hà Đông và đến tháng 2 năm 2001 được sự
đồng ý của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, chi nhánh NHCT Hà Tây thành
lập thờm phũng giao dịch tại thị trấn Xuân Mai. Cùng với sự phát triển của
nền kinh tế và do tình hình hoạt động kinh doanh của một số phòng giao dịch,
được sự đồng ý của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam từ
tháng 11 năm 2001 chi nhánh NHCT Hà Tây cho cỏc phũng 1,2 phòng 3,4
sát nhập và phòng 5 nâng lên thành chi nhánh trực thuộc.
* Về bộ máy hoạt động: Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHCT Hà
Tây được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến, tức là ban giám đốc
quản lý tất cả cỏc phũng ban tại hội sở và cỏc phũng giao dịch và quỹ tiết
kiệm. Ban giám đốc bao gồm: giám đốc và ba phó giám đốc, ban giám đốc
trực tiếp ra quyết định thi hành, quản lý hoạt động của tất cả cỏc phũng ban
trong chi nhánh. Giám đốc là người trực tiếp ra các quyết định kinh doanh,
ký các văn bản, các hợp đồng liên quan đến hoạt động toàn chi nhánh NHCT
Hà Tây. Giám đốc và phó giám đốc chỉ đạo điều hành tất cả cỏc phũng ban
tại hội sở và cỏc phũng giao dịch; cỏc phũng chức năng ở hội sở chính quản

lý về mặt nghiệp vụ đối vơớ cỏc phũng giao dịch và các quỹ tiết kiệm; cỏc
phũng giao dịch hoạt động như một chi nhánh trực thuộc, trưởng phòng chịu
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01
Chuyờn tt nghip Hc vin Ti Chớnh
trỏch nhim trc giỏm c v phú giỏm c ph trỏch v mi hot ng ca
n v mỡnh.
S b mỏy t chc chi nhỏnh Ngõn hng Cụng thng tnh H Tõy
Thc hin ch o ca NHCT Vit Nam , vi mc ớch m rng v
nõng cao v th hot ng nhm cung ng tt nht cỏc sn phm dch v cho
cỏc bn hng trong nhng nm qua c bit t nm 2000 n nay NHCT H
Từy ú tng bc xõy dng v phỏt trin ngun nhõn lc, t chc b mỏy v
mng li kinh doanh vng chc.
Hin nay t chc b mỏy ca NHCT H Tõy bao gm: 7 phũng 3
nghim vụ ti Hi s chớnh l trung tõm iu hnh ng thi lm cụng tỏc
u t v cho vay; NHCT H Từy cỳ 3 chi nhỏnh cp II trc thuc: Chi nhỏnh
NHCTSng Nhu, Quang Trung v Nguyn Trói; ngoi ra NHCT H Từy cn
cỳ 16 qu tit kim ti cỏc khu vc dõn c tp trung m bo phc v v cung
on Vn Khụi Lớp K38/15 - 01
ban giám đốc
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
Kế toán
tài chính
Phòng
Kinh
doanh
Phòng

Tiền tệ
kho quỹ
Phòng
quản lý
tiền gửi
dân c
Phòng
Kiểm
soát
Phòng
Kinh
doanh đối
ngoại
Chi
nhánh
NHCT
Sông
Nhuệ
Chi
nhánh
Quang
Trung
Chi
nhánh
Nguyễn
Tr iã
Phòng
Giao dịch
Xuân Mai
Quỹ tiết

kiệm số:
1,2,3,9,
10,11
Quỹ tiết
kiệm số:
4,5,7,12,
14
Quỹ tiết
kiệm số :
6,8,18
Quỹ tiết
kiệm
Xuân Mai
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Tài Chính
ứng tốt nhất các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp một cách
thuận lợi nhanh chóng và hiệu qủa.
Tổng số cán bộ và nhân viên của ngân hàng gồm 220 người , có một
tiến sĩ Kinh tế, 4 Thạc sĩ kinh tế, 70% có trình độ đại học và tương đương
(1/5 có hai bằng đại học); phần lớn cỏn bộ nghiệp vụ sử dụng thành thạo máy
vi tính.
Đi đôi với xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ
thuật, công nghệ ngân hàng từng bước được nâng cao nhằm thích ứng với đũi
hỏi ngày càng khắt khe của thị trường.
Do địa bàn tỉnh Hà Tây trải dài trên diện tích lớn, để nâng cao hiệu
quả cho vay đối với huyện, Ngân hàng tiến hành phân công cỏc phũng giao
dịch phụ trách cho vay đối với từng địa bàn nhất định. Ví dụ: phòng giao dịch
số 1(nay là chi nhánh Quang Trung) phụ trách các huyện Hoài Đức, Đan
Phượng… Trong hoạt động hàng ngày, giữa các phòng có mối quan hệ mật
thiết với nhau với mục đích chung là: Phát triển an toàn - hiệu quả.
2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh NHCT Hà Tây

trong thời gian 2001 - 2003.
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Nguồn vốn huy động tại chỗ đến ngày 31/12/2003 đạt hơn 700 tỷ
đồng tăng gần gấp đôi so với năm 2000. Để có tốc độ tăng trưởng như trên
NHCT Hà Tõy luụn quan tâm đến công tác huy động vốn thường xuyên chỉ
đạo giáo dục CBCNV thực hiện tốt quy chế, lề lối làm việc đặc biệt là trú
trọng xây dựng văn hoá giao dịch với khách hàng; các quỹ tiết kiệm được
trang bị máy vi tính và giao dịch tức thời với khách hàng; thường xuyên phát
động các đợt thi đua huy động vốn, áp dụng các biện pháp tiếp thị khách hàng
Đoàn Văn Khôi Líp K38/15 - 01

×