Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

:Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.61 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
“KHẢO SÁT TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở ĐÀN
LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI TRẠI THÁI DƯƠNG – TẢN LĨNH - BA VÌ
HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ”.
Người thực hiện: SV. Phạm Xuân Thuấn
Lớp: Thú y, khoá 37
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Mai Thơ
Bộ môn: Ngoại - Sản
Khoa: Thú y
Thời gian: Từ tháng 12/2011 đến tháng 29/2/2012
Địa điểm: Trại lợn Thái Dương – Tản Lĩnh – Ba Vì – Hà Nội

HÀ NỘI - 2012
Chia sẻ miễn phí tại: mDoko.blogspot.com
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập từ tháng 12/2011

29/2/2012 tại trại lợn Thái
Dương – Tản Lĩnh

Ba Vì – Hà Nội, đến nay em đã hoàn thành báo cáo thực
tập tốt nghiệp của mình. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
ThS. Nguyễn Thị Mai Thơ cán bộ giảng dạy bộ môn Ngoại – Sản, cô đã
tận tuy, hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Thú y

Trường


Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên
ngành trong suốt thời gian học tập tại Khoa. Đây là những kiến thức tạo cơ sở
giúp em tự tin khi thực tập tốt nghiệp tại cơ sở và sau khi ra trường, để ứng
dụng và phát huy trong sự nghiệp của em sau này.
Em Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh động
viên và ủng hộ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em thực tập.
Nhân dịp này, em cũng gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc và công nhân
viên trại lợn Thái Dương – Tản Lĩnh – Ba Vì , đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày 29 tháng 2 năm 2012
Sinh viên
Phạm Xuân Thuấn
i
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
PHẦN I : THỰC TẬP SẢN XUẤT Ở TRẠI 1
PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
31
1. Khuất Văn Dũng (2005), Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn
sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng
rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường Hữu Nghị Việt
Nam − Mông Cổ, Ba Vì − Hà Tây, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội 31
2. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản gia súc, NXB
Nông nghiệp 31
3. Nguyễn Văn Thanh (1999), Một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh đường sinh dục
cái thường gặp ở đàn trâu các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ Nông
nghiệp, Hà Nội 32

4. Nguyễn Văn Thanh (2003), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn
lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí
KHKT Thú y, Tập 10 32
5. Nguyễn Văn Thành (2002), Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của
heo nái sau khi sinh, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội 32
6. Đặng Đình Tín (1985), Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y, Trường
Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 32
ii
PHẦN I : THỰC TẬP SẢN XUẤT Ở TRẠI
Trong quá trình thực tập ở trại, chúng tôi cùng anh chị em công nhân và
các bác sĩ thú y tại chăm sóc và điều trị các bệnh xảy ra cho đàn lợn, đỡ đẻ, bắt
giống, khai thác tinh, dẫn tinh cho lợn, kiểm định lợn chửa, chuyển lợn cai sữa,
tiêm vacxin cho lợn nuôi tại trại Thái Dương - Tản Lĩnh – Ba Vì. Dưới đây là
công việc cụ thể chúng tôi đã làm trong quá trình thực tập ở trại.
I/ CÔNG VIỆC TẠI CHUỒNG ĐẺ
1. Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ
Chuẩn bị ô úm, đèn hồng ngoại, kìm bấm nanh, khăn lau, bột lăn,cồn, Khi
lợn con ra khỏi cơ thể mẹ nắm hai chân sau dốc ngược lợn con xuống, lau sạch
nước nhờn trong mũi, miệng lợn con. Hai tay xoa dọc theo mình lợn tạo nhu
động hô hấp và vỗ mạnh vào đùi sau cho lợn con kêu lên để tạo sự hô hấp đầu
tiên, Buộc chặt cuốn rốn ở vị trí cách mặt bụng khoảng 2cm sau khi đã vuốt
ngược chất dinh dưỡng vào cuống nhau. Cắt rốn bằng dao sạch có sát trùng bằng
cồn, vị trí vết cắt cách chỗ cột từ 1,5 – 2 cm. Sau đó sát trùng đầu vết cắt để
tránh nhiễm trùng. Sau đó cho ngay vào ổ úm, cung cấp nhiệt độ khoảng 39
0
C
để tránh cho lợn con bị lạnh do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa bên trong và
bên ngoài cơ thể mẹ.
2. Bấm răng
Dùng kìm bấm nanh đặt ở vị trí điểm giữa chiều dài răng, bấm dứt khoát

một lần, không được bấm để răng còn lại vẫn còn nhọn dễ gây tổn thương vú
lợn mẹ và không được bấm răng quá sâu, dễ gây viêm lợi cho lợn con.
3. Cho lợn con bú sữa đầu
Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để chúng nhận kháng thể từ lợn
mẹ, cũng như kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó việc này còn
làm tăng tiết Oxytocin giúp lợn mẹ tăng sự co bóp tử cung đẻ con nhanh hơn.
1
4. Cố định vú cho lợn con
Nếu lợn sơ sinh trong đàn có trọng lượng không đồng đều thì nên giữ cho
những con nhỏ bú cặp vú trước, khi cố định vú thì phải ngồi ở đó không cho
con khác tranh vú nhau, nhỏ baytril 5% cho lợn con được 1 ngày tuổi để phòng
tiêu chảy.
5. Thiến lợn con
Theo quy trình của trại khi lợn con được 3 ngày tuổi thì thiến. Trước khi
thiến lợn con thì phải xem hồ sơ của lợn mẹ và lợn đực bố phối để xem có để
được khai thác giống hay không? Nếu không để giống được thì thường tiến hành
thiến.
Sát trùng tại vị trí vết cắt, dùng dao thiến sắc rạch 2 bên bao dịch hoàn rồi
dùng tay bóp lấy cả hai dịch hoàn ra, lấy hết những dịch ứ đọng bên trong để vết
thương không nhiễm trùng. Sau đó dùng spay xịt để chống nhiễm trùng. Không
được khâu vết cắt.
6. Tiêm sắt cho lợn con
Lợn con được tiêm sắt vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10, liều lượng 1ml/
con/ lần đề phòng thiếu sắt cho lợn con (theo quy trình của trại).
Nhỏ baycox5% cho lợn con được 3 ngày tuổi để phòng bệnh cầu trùng.
7. Cắt đuôi lợn con
Cầm 2 chân sau lợn con, dùng pank kẹp phần đuôi định cắt để đuôi còn
lại khoảng 3cm, rồi dùng kìm cắt đuôi, sau đó dùng spay xịt để chống nhiễm
trùng (theo quy trình của trại).
8. Điều trị lợn con theo mẹ bị tiêu chảy

Điều trị lợn con ỉa chảy phân vàng bằng thuốc hòa bột Elac và bột coli
200 theo tỉ lệ 1:1 hòa với nước cất cho lợn con uống, qua theo dõi điều trị cho
kết quả tốt
9. Tiêm vacxin cho lợn con theo mẹ
2
+ Tiêm vacxin Rhinanvac cho lợn con được 7 ngày tuổi để phòng bệnh do
mycoplasma 2ml/con tiêm bắp.
Tiêm vacxin lở mồm long móng cho lợn con được 14 ngày tuổi để phòng
bệnh lở mồm long móng tiêm 2ml/con tiêm bắp.
Tiêm vacxin Myvac.Hc (GPE-) cho lợn con được 21 ngày tuổi để phòng
bệnh dịch tả 2ml/con tiêm bắp.
10. Tiêm vacxin cho lợn nái nuôi con
Tiêm vacxin Amervac – PRRS cho lợn nái đẻ được 14 ngày để phòng
bệnh hội chứng hô hấp tiêm 2ml/con tiêm bắp.
Tiêm vacxin Farrowsure B cho lợn nái đẻ được 19 ngày để phòng bệnh
parvo, đóng dấu, lepto. tiêm 5ml/con tiêm bắp.
Tiêm biomectin 1% cho lợn nái trước cai sữa 1 ngày để phòng bệnh nội
ngoại ký sinh trùng 1ml/33kg thể trọng.
11. Cai sữa cho lợn con
Lợn con cai sữa ở 25 ngày tuổi (theo quy trình của trại ). cai sữa cho lợn
con phải giảm dần dần, ít nhất sau 03 ngày để tránh hiện tượng sốt sữa trên lợn
mẹ và lợn con bị tiêu chảy. Chỉ cai sữa khi lợn con đã quen thức ăn tập ăn. Hạn
chế dần số lần cho lợn con bú, chuyển lợn mẹ lên chuồng chờ phối, vẫn để lợn
con ở lại ô, ngày hôm sau thì mới chuyển lợn con lên chuồng cai sữa.
Giảm mức ăn của lợn mẹ và lợn con trong 3 - 4 ngày cai sữa đầu tiên để
tránh lợn mẹ bị viêm vú và lợn con bị tiêu chảy đồng thời không thay đổi loại
thức ăn cho lợn con vào những ngày sau cai sữa ít nhất là 1 tuần, sau đó chuyển
dần sang dùng loại cám dành cho lợn con sau cai sữa.
12. Một số trường hợp bệnh lý
12.1. Hiện tượng đẻ khó

Trong thời gian thực tập tại trại chúng tôi đã tham gia đỡ rất nhiều ca đẻ
và cũng tiến hành can thiệp nhiều ca đẻ khó. Trên thực tế đẻ khó thường xuất
hiện sau khi lợn mẹ đã đẻ được 1 – 2 con. Sau đó 20 – 30 phút thấy lợn mẹ rặn
3
mạnh, nhanh liên tục, cứ mỗi giai đoạn thì âm hộ, hậu môn phồng lên, đuôi
cong, lợn nái rặn liên tục mà thai chưa được sổ ra ngoài. Khi đó chúng tôi tiến
hành can thiệp.
Chuẩn bị: cắt móng tay, sát trùng bằng nước biocid, sau đó dùng cồn Iod
5% sát trùng lại, lợn nái đẻ khó đã được rửa sạch phần thân sau bằng nước
biocid và lau khô.
Can thiệp: Từ từ đưa tay vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra
thai, thường là sờ thấy đầu thai quá to, nằm ngay ở cổ tử cung. Do thai to, cổ tử
cung nhỏ nên thai không ra ngoài được. Khi sờ được đầu thai, ta dùng ngón trỏ
và ngón giữa kẹp 2 bên tai của thai lại, các ngón còn lại tạo thành một vòng kín
qua đầu thai rồi từ từ lôi thai ra ngoài. Kết quả can thiệp ở các ca đẻ khó, đều
thành công, đạt tỷ lệ 100%.
12.2. Hiện tượng đẻ sót con
Có trường hợp lợn nái đẻ được 1 tuần sau đó vẫn đẻ ra 1 thai gỗ, chẩn
đoán là sót con, cơ thể lợn mẹ đã hấp thu hết những tổ chức phần mềm, phần
còn lại cơ thể lợn mẹ không hấp thu được, nhưng lợn mẹ không có biểu hiện sốt,
không xuất hiện những cơn rặn, sau đó xử lý tiêm oxytocin 4ml/con, tiêm
DUFAMOX-G 1ml/10kg thể trọng.
12.3. Hiện tượng sa âm đạo
Lợn nái gần đẻ sa âm đạo không hoàn toàn, lợn nái đứng lên thì phần âm
đạo đó không sa nữa nhưng lợn nái nằm xuống thì phần âm đạo đó lại lồi ra, khi
thấy sa âm đạo tiến hành khâu 2 mép âm môn lại, cho đến khi gần đẻ thì cắt chỉ
nhưng phần âm đạo đó lại lồi ra. Lúc đầu lợn nái vẫn rặn đẻ bình thường, càng
về sau những cơn rặn vẫn xuất hiện nhưng con con không được đẩy ra nên lúc
đó phải can thiệp bằng tay để lôi lợn con ra, sau khi kiểm tra núm nhau và số
con đẻ ra không thấy sót con và sót nhau, tiến hành dùng nước muối rửa sạch

phần âm hộ tiếp tục khâu 2 mép âm môn lại và tiêm 1 mũi kháng sinh để chống
nhiễm trùng.
4
Lợn nái gần đẻ sa âm đạo hoàn toàn, âm đạo sa xuống nhìn như cái bát tô,
khi đẻ lợn nái rặn nhưng không ra con phải can thiệp bằng tay để lôi lợn con ra,
sau khi cán bộ kỹ thuật kiểm tra thấy không thể cho phần âm đạo bị sa vào được
nên quyết định loại. Con của nái đó ghép với nái khác.
12.4. Hiện tượng xung huyết khi đẻ
Lợn nái đến ngày đẻ bị xung huyết ở cơ quan sinh dục ngoài. Âm hộ tím
bầm nhìn như cái bọc, lợn đẻ được 2 con thì âm hộ bị vỡ, máu chảy ra nhiều
Xử lý bằng cách lấy dây chun buộc âm hộ lại để cầm máu sau đó dùng
thuốc TAXAMIC tiêm 5ml xung quanh âm hộ, để khoảng 10 phút tháo dây
chun buộc thì không thấy máu chảy ra nữa, lợn nái vẫn đẻ bình thường, đến
ngày hôm sau dùng dao mổ cắt hết những cục máu đông và tổ chức da chết,
dùng kim chỉ khâu lại, dùng spay xịt để chống nhiễm trùng, qua theo dõi thấy có
hiệu quả.
13. Tham gia điều trị
* Áp xe cổ
Qua thời gian theo dõi thực tế tại trại chúng tôi thấy hiện tượng áp xe ở lợn
nái khá nhiều và thường xuất hiện ở vùng cổ vai.
Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do kỹ thuật tiêm không đúng, nên thuốc
không được hấp thu hết và tồn tại ở chỗ tiêm, lâu ngày hình thành ổ áp xe, ngoài
ra còn do kim tiêm không được sát trùng kỹ trước khi tiêm hoặc mũi kim quá
cùn làm ảnh hưởng đến tổ chức bên trong, chính vì thế kích thích gây áp xe.
Khi thấy ổ áp xe bùng nhùng chúng tôi tiến hành can thiệp bằng ngoại
khoa và thu được kết quả cao, đạt tỷ lệ 100%. Trong số những nái bị áp xe có
hai trường hợp ổ áp xe đã bị vỡ và phát triển thành lỗ dò rất khó điều trị.
Chẩn đoán: Muốn chẩn đoán chính xác cần căn cứ vào triệu chứng lâm
sàng: Vùng bệnh có khối sưng hình cầu có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau. Sờ
nắn xung quanh cứng, ở giữa mềm và có hiện tượng bã đậu.

5
Muốn chẩn đoán chính xác thì dùng phương pháp chọc dò ta mới xác định
được 100% là áp xe. Cách chọc dò: Cắt sạch lông vùng sưng đó, sau đó dùng
cồn Iot 5% sát trùng toàn bộ vùng sưng và dùng kim tiêm 16 đâm vào vị trí thấp
nhất của chỗ sưng. Nếu có mủ phụt ra hoặc nhét đầy chất trắng lòng kim thì là
áp xe.
Can thiệp: Cắt lông, sát trùng vùng phẫu thuật bằng cồn iot 5%, sau đó
dùng bông thấm khô cồn, dùng dao mổ đã được vô trùng kỹ rạch da ở vị trí thấp
nhất của bọc áp xe. Dùng tay đã được sát trùng nặn sạch mủ, rửa sạch bằng dung
dịch sát trùng Biocid 1 ml/ 2 lít nước, dùng bông thấm khô, rắc bột kháng sinh
vào vết mổ (thường trộn penicillin và streptomycin). Tuỳ ổ áp xe lớn hay nhỏ
mà dùng với liều lượng khác nhau. Sau đó để gia súc ở nơi khô ráo, sạch sẽ,
hàng ngày dùng xanhmetylen trộn với Dipterex bôi lên vết mổ để tránh ruồi và
nhiễm trùng.
* Viêm khớp
Nguyên nhân chủ yếu ở đây có thể do chế độ chăm sóc lợn nái sinh sản
chưa được hợp lý, đặc biệt khẩu phần ăn đối với nái mang thai chưa đủ hàm
lượng khoáng cần thiết, do chấn thương cơ giới như bị trượt ngã. Lợn nái
thường bị sưng ở khớp đầu gối, khớp bàn nên đi lại khó khăn. Những trường
hợp này chúng tôi tiến hành điều trị bằng kháng sinh kết hợp với xoa bóp bằng
cồn Methylsalysilat 10%. Tiến hành điều trị như sau:
- Rp: tiêm DUFAMOX-G 1ml/10kg p
Đồng thời tiêm: ADE - B.complex: 10 ml/con
Vitamin C 5%: 10 ml/con
Tiêm bắp ngày 2 lần, điều trị trong 3 ngày.
* Hiện tượng sảy thai và thai chết lưu
Trong thời gian thực tập tại cơ sở, chúng tôi thấy hiện tượng sảy thai và
thai chết lưu có 5 trường hợp, những trường hợp này, chúng tôi chăm sóc theo
6
một trình tự hợp lý nên sau một thời gian ngắn con nái dần dần hồi phục, khoẻ

mạnh bình thường.
Trong 5 trường hợp lợn nái bị sảy thai, chúng tôi thấy có 4 con bị sảy ở
giai đoạn 45 – 62 ngày sau khi phối giống có kết quả. Còn 1 con nữa bị sảy ở
giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai. Theo kết quả của lứa trước, con nái này
cũng bị sảy thai vào giai đoạn đó nên hiện tượng sảy thai của lợn này có thể là
do thói quen.
Con vật sau khi sảy thai thường mệt, nằm một chỗ, âm hộ có rớm máu.
Khi phát hiện thấy lợn bị sảy thai, chúng tôi dùng oxytoxin 4 – 6 ml/con tiêm để
đẩy thai ra ngoài. Đồng thời, dùng thuốc trợ sức, trợ lực:
Rp: ADE – B.complex: 10 ml/con
Vitamin C 5%: 10 ml/con
Cafeinnatribenzoat: 5 ml/con
Cho gia súc nghỉ ngơi yên tĩnh, hạn chế vận động và cho ăn thức ăn dễ
tiêu hoá. Sau vài ngày can thiệp, cả 4 con đều động dục trở lại nhưng có 1 con bị
loại thải vì đã sảy thai 2 lần.
* Tổn thương cơ giới
Trong thời gian thực tập tại cơ sở chúng tôi gặp 8 trường hợp tổn thương
cơ giới ở lợn nái do trượt ngã trong khi vận động xung quanh chuồng, do con
vật bị đánh trong quá trình di chuyển, mức độ tổn thương nhẹ, chỉ bị rách mép
âm môn và chảy máu hoặc bị xước mông.
Chúng tôi can thiệp bằng cách cho nái đó nghỉ ngơi, rửa sạch vết thương
bằng thuốc sát trùng, bôi cồn Iod 5% hay xanh methylen lên chỗ bị tổn thương
để tránh ruồi muỗi.
7
II: CÔNG VIỆC TẠI CHUỒNG PHỐI
1. Kiểm tra lợn cái lên giống
Cho lợn đực thí tình đi phat hienj con cái động dục vào buổi sáng sớm và
đầu giờ chiều, kiểm tra âm hộ lợn cái khi lên giống thấy âm hộ sưng lên có dịch
nhiều loãng, niêm mạc âm hộ xung huyết, phù thũng, niêm dịch từ âm đạo chảy
ra nhiều, sau 2- 3 ngày dịch keo đặc hơn. Con vật có biểu hiện tính hưng phấn

cao độ, đứng ngồi không yên, phá chuồng, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, thích nhảy
lên lưng con khác và sau đó đến thời điểm chịu đực thì nó để con khác nhảy lên
lưng mình hoặc khi người ngồi lên lưng lợn nái chịu đực sẽ đứng yên. Ở giai
đoạn này, khi gần đực thì luôn đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực, 2 tai dựng đứng,
đuôi cong lên và lệch sang một bên, 2 chân sau dạng ra và hơi khuỵ xuống sẵn
sàng chịu đực, sau khi lợn nái chịu đực ghi thẻ tai, ô, chuồng.
2. Khai thác và bảo quản tinh dịch:
2.1. Dụng cụ
- Cốc, bình bảo tồn, phễu, lọ đựng tinh được sấy khô.
- Kính hiển vi, máy chưng nước cất, khăn, bông, giấy lọc, phiến kính, đũa
thủy tinh, nhiệt kế.
2.2. Khai thác tinh dịch
- Vệ sinh cho lợn đực, dùng nước sạch rửa bao dương vật, lấy khăn lau
khô bao dương vật.
- Kéo dương vật của lợn ra, nắm lấy, loại bỏ tinh thanh, khi tinh dịch có
màu trắng đục thì hứng vào cốc đã có giấy lọc, nghiêng cốc cho tinh dịch chảy
theo thành cốc xuống. Khai thác xong cho cốc vào bình bảo tồn vận chuyển về
phòng pha chế.
2.3. Pha chế và bảo quản tinh:
- Kiểm tra tinh dịch trên kính hiển vi xem hoạt lực của tinh trùng và nồng
độ của tinh dịch.
- Chuẩn bị môi trường MR - A3DIAS có tác dụng bảo quản tinh trong 3 ngày:
8
+ Dùng nước cất để pha, nâng nhiệt độ nước pha lên 36 – 38
0
C
+ Đổ môi trường vào nước pha, khuấy cho tan
+ Lọc môi trường qua giấy lọc.
- Pha:
+ Rót môi trường theo thành cốc đến khi đủ dung tích theo yêu cầu.

+ Khuấy nhẹ môi trường và tinh dịch bằng đũa thuỷ tinh.
+ Kiểm tra tinh dịch đã pha bằng kính hiển vi.
+ Rót tinh dịch vào lọ đựng tinh, cho tinh dịch chảy theo thành lọ, vặn
nắp chặt xếp vào khay ở nhiệt độ môi trường.
+ Ghi số hiệu và loại giống của con đực giống trên nắp lọ tinh.
+ Bảo quản trong tủ bảo ôn có nhiệt độ từ 15 – 17
0
C.
2.4. Qui trình phối giống:
+chuẩn bị bông, nước muối sinh lý, panh kẹp, nước sạch và khăn lau,
găng tay, que phối,gel bôi trơn.
- Phối giống
+ Vệ sinh cơ quan sinh dục lợn cái bằng bông tẩm nước muối sinh lý sau
đó lau khô bằng khăn sạch.
+ Kích thích lợn nái bằng cách cưỡi lên lưng hay vuốt hai bên hông.
+ Bôi trơn dẫn tinh quản bằng gel bôi trơn.
+ Đưa dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều kim
đồng hồ khi kịch rút ra 2cm, lắp vào đầu dẫn tinh quản, xoáy nắp lọ tinh để cho
tinh dịch chảy vào, khi hết tinh dịch tháo lọ tinh ra lắp nắp dẫn tinh quản vào và
để lưu lại trong 5 phút, sau khi dan tinh xong không được cho lợn nái nằm luôn.
+ Rút nhẹ dẫn tinh quản xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào
lưng nái một cách đột ngột.
+ Sau khi phối xong ghi thẻ tai của lợn nái, ô, chuồng, đực phối, người
dẫn tinh, dự kiến ngày đẻ.
9
PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ
I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang có những bước phát
triển nhảy vọt, kéo theo đó ngành chăn nuôi cũng phát triển không ngừng. Nhiều

vùng chăn nuôi đã chuyển dần phương thức chăn nuôi truyền thống tận dụng các
sản phẩm nông nghiệp sang chăn nuôi lợn ngoại theo hình thức nuôi công
nghiệp.
Để chăn nuôi đàn lợn ngoại đạt hiệu quả cao bên cạnh các yếu tố về thức
ăn, chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi… thì một trong những yếu tố hết sức quan
trọng cần được đảm bảo là phải có đàn giống tốt. Điều này phụ thuộc rất lớn vào
năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại.
Tuy nhiên một trong những bệnh làm hạn chế khả năng sinh sản của đàn
lợn nái là các bệnh về sinh sản đặc biệt là bệnh viêm tử cung chiếm tỉ lệ cao.
Bệnh này không những làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn
mẹ mà còn là một trong những nguyên nhân làm tăng cao tỉ lệ mắc bệnh tiêu
chảy ở đàn lợn con đang trong thời gian theo mẹ, do đó chất lượng của đàn
giống bị ảnh hưởng. Nếu không điều trị kịp thời có thể kế phát viêm vú, mất
sữa, nặng có thể dẫn tới rối loạn sinh sản, chậm sinh, vô sinh, viêm phúc mạc…
và có thể chết.
Những vấn đề nêu trên chỉ ra rằng việc nghiên cứu về bệnh viêm tử cung
ở đàn lợn nái ngoại và tìm ra phương pháp phòng trị bệnh là một việc là cần
thiết. Với mục đích góp phần nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại,
đồng thời bổ sung vào các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản của giống lợn
nái ngoại chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình mắc bệnh
viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại Thái Dương - Ba Vì – Hà Nội
và biện pháp phòng trị”.
10
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi
theo hình thức trang trại.
- Đưa ra được quy trình phòng và trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái
ngoại nuôi tại trại.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số hiểu biết về cơ quan sinh dục của lợn cái

2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn cái
Cơ quan sinh sản của lợn cái bao gồm hai bộ phận: bộ phận sinh dục bên
ngoài và bộ phận sinh dục bên trong.
2.1.1.1. Bộ phận sinh dục bên ngoài
+ Âm môn (Vulva)
Âm môn hay còn gọi là âm hộ, nằm ở dưới hậu môn. Bên ngoài chứa 2
môi (labia vulva), bờ trên của 2 môi có sắc tố đen, nhiều tuyến chất nhờn màu
trắng và tuyến tiết mồ hôi.
+ Âm vật (Clitoris)
Âm vật của con cái giống như dương vật của con đực thu nhỏ lại, bên
trong có thể hổng. Trên âm vật có các nếp da tạo ra mũ âm vật (Praeputium
clitoridis), ở giữa âm vật xuống là chỗ tập trung của nhiều đầu mút thần kinh.
+ Tiền đình (Vestibulum vaginae sinusinogenitalis)
Là giới hạn giữa âm đạo và âm hộ. Tiền đình bao gồm:
- Màng trinh: là một nếp gấp gồm 2 lá, phía trước thông với âm đạo, phía
sau thông với âm hộ. Màng trinh gồm các sợi cơ đàn hồi ở giữa và do 2 lá niêm
mạc gấp lại thành một nếp.
- Lỗ niệu đạo ở sau và dưới màng trinh.
- Hành tiền đình là 2 tạng cương ở 2 bên lỗ niệu đạo. Cấu tạo giống thể
hổng ở bao dương vật của con đực.
11
Tiền đình có một số tuyến, các tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng quay về
âm vật.
2.1.1.2. Bộ phận sinh dục bên trong
+ Âm đạo (Vagina)
- Âm đạo nối sau tử cung, trước âm hộ, đầu trước giáp cổ tử cung, đầu sau
thông ra tiền đình, giữa âm đạo và tiền đình có nếp gấp niêm mạc gọi là màng
trinh.
- Âm đạo là một ống tròn chứa cơ quan sinh dục đực khi giao phối đồng
thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ và là ống thải các

chất dịch từ tử cung.
- Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp liên kết ở ngoài
- Lớp cơ trơn có cơ dọc bên ngoài, cơ vòng bên trong. Các lớp cơ âm đạo
liên kết với các cơ ở cổ tử cung.
- Lớp niêm mạc âm đạo, trên bề mặt có nhiều thượng bì gấp nếp dọc. Âm
đạo là cơ quan giao cấu, nơi tinh dịch được phóng ra và đọng lại ở đó. Âm đạo
lợn dài 10 – 12cm
+ Tử cung (Uterus)
- Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và niệu
đạo trong xoang chậu, 2 sừng tử cung ở phần trước xoang chậu. Tử cung được
giữ tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo vào cổ tử cung và được giữ bởi các dây
chằng.
- Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm 2 sừng thông với 1 thân
và cổ tử cung:
- Sừng tử cung: Dài 50-100cm, hình ruột non, thông với ống dẫn trứng
- Thân tử cung: Dài 3-5cm, nằm phía trong cổ tử cung và có rãnh giữa tử
cung.
12
- Cổ tử cung: Dài 10-18cm, có thành dầy, hình trụ, có các cột thịt xếp theo
kiểu cài răng lược, thông với âm đạo.
Tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: Lớp tương mạc, lớp cơ trơn và lớp
nội mạc.
- Lớp tương mạc: Là lớp màng sợi, dai, chắc phủ mặt ngoài tử cung và nối
tiếp vào các hệ thống các dây chằng.
- Lớp cơ trơn: Gồm cơ vòng rất dày ở trong, cơ dọc mỏng hơn ở ngoài.
Giữa hai tầng cơ chứa tổ chức liên kết sợi đàn hồi và mạch quản, đặc biệt là
nhiều tĩnh mạch lớn. Ngoài ra, các bó sợi cơ trơn đan vào nhau theo mọi hướng
làm thành mạng vừa dày vừa chắc. Cơ trơn là lớp cơ dày và khỏe nhất trên cơ
thể. Do vậy, nó có đặc tính co thắt (Đặng Đình Tín, 1986).

- Lớp nội mạc tử cung: Là lớp niêm mạc màu hồng được phủ bởi một lớp
tế bào biểu mô hình trụ, xen kẽ có các ống đổ của các tuyến nhầy tử cung. Nhiều
tế bào biểu mô kéo dài thành lông nhung, khi lông rung động thì gạt những chất
nhầy tiết ra về phía cổ tử cung. Trên niêm mạc có các nếp gấp.
Lớp niêm mạc tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp
phôi thai phát triển và duy trì sự sống của tinh trùng trong thời gian di chuyển
đến ống dẫn trứng. Dưới ảnh hưởng của Estrogen, các tuyến tử cung phát triển
từ lớp màng nhầy xâm nhập vào lớp dưới màng nhầy và cuộn lại. Tuy nhiên, các
tuyến chỉ đạt được khả năng phân tiết tối đa khi có tác dụng của Progesterone.
Sự phân tiết của tuyến tử cung thay đổi tuỳ theo giai đoạn của chu kỳ lên giống.
+ Ống dẫn trứng (Oviductus)
Ống dẫn trứng (vòi Fallop) gồm có phễu, phần rộng và phần eo. Phễu mỡ
ra để tiếp nhận noãn và có những sợi lông nhung để gia tăng diện tích tiếp xúc
với buồng trứng khi xuất noãn. Phễu tiếp nối với phần rộng. Phần rộng chiếm
1/2 chiều dài của ống dẫn trứng, đường kính tương đối lớn và mặt trong có
nhiều nếp gấp với tế bào biểu mô có lông nhỏ. Phần eo tiếp nối với sừng tử
cung, nó có thành dày hơn phần rộng và ít nếp gấp hơn.
13
Vai trò cơ bản của ống dẫn trứng là vận chuyển noãn và tinh trùng đến nơi
thụ tinh của ống dẫn trứng (1/3 phía trên của ống dẫn trứng), tiết ra các chất để
nuôi dưỡng noãn, duy trì sự sống và gia tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng,
tiết các chất nuôi dưỡng phôi trong mấy ngày trước khi phôi đi vào tử cung. Nơi
tiếp giáp giữa phần eo và tử cung có vai trò điều khiển sự di chuyển của tinh
trùng đến phần rộng của ống dẫn trứng hoặc di chuyển của phôi vào tử cung. Ở
lợn, sự co thắt của nơi tiếp giáp eo - tử cung tạo thành cái cản đối với tinh trùng
để không có quá trình tinh trùng đi đến phần rộng, nhờ đó tránh được hiện tượng
nhiều tinh trùng xâm nhập noãn.
+ Buồng trứng (Ovarium)
Buồng trứng của lợn gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng, nằm
trong xoang chậu. Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có

hình bầu dục hoặc hình ô van dẹt, không có lõm rụng trứng.
Buồng trứng có hai chức năng cơ bản là tạo ra giao tử cái và tiết các
hocmon: Estrogen, Progesterone, Oxytoxin, Relaxin và Inhibin. Các hocmon
này tham gia vào việc điều khiển chu kỳ sinh sản của lợn nái. Estrogen cần thiết
cho sự phát triển của tử cung và hệ thống ống dẫn của tuyến vú. Progesterone do
thể vàng tiết ra giúp duy trì sự mang thai do nó kích thích sự phân tiết của tử
cung để nuôi dưỡng thai, ức chế sự co thắt của tử cung và phát triển nang tạo
sữa của tuyến vú. Oxytoxin được tiết chủ yếu của phần sau của tuyến yên nhưng
cũng đươc tiết bởi thể vàng của buồng trứng khi thú gần sinh, nó làm co thắt cơ
tử cung trong lúc đẻ và cũng làm co thắt cơ trơn tuyến vú để thải sữa. Ở lợn.
Relaxin do thể vàng tiết ra để gây dãn nở xương chậu, làm dãn và mềm cổ tử
cung, do đó mở rộng đường sinh dục khi gần sinh. Inhibin có tác dụng ức chế sự
phân tiết kích tố noãn (FSH) từ tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển nang noãn
theo chu kỳ.
Ở bề mặt ngoài của buồng trứng có một tổ chức liên kết được bao bọc bởi
lớp biểu mô hình lập phương. Bên dưới lớp này là lớp vỏ chứa các noãn nang,
14
thể vàng, thể trắng (thể vàng thoái hoá). Phần tuỷ của buồng trứng nằm ở giữa,
gồm có mạch máu, dây thần kinh, mạch bạch huyết và mô liên kết. Miền vỏ có
tác dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra quá trình trứng chín và rụng trứng. Trên
buồng trứng có từ 70.000 – 100.000 noãn bào ở các giai đoạn khác nhau, tầng
ngoài cùng là những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là
những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bào chín sẽ nổi nên bề mặt
buồng trứng (Khuất Văn Dũng, 2005).
Có bốn loại noãn nang trong buồng trứng: Noãn nang nguyên thuỷ, noãn
nang bậc 1, noãn nang bậc 2, noãn nang bậc 3. Noãn nang nguyên thuỷ nhỏ nhất
và được bao bọc bởi một lớp tế bào vảy. Noãn nang nguyên thuỷ phát triển
thành noãn nang bậc một, nó được bao bọc bởi một lớp tế bào biểu mô hình lập
phương (tế bào nang). Khi cơ thể mới được sinh ra, buồng trứng đã có sẵn hai
loại noãn nang này. Noãn nang bậc một có thể bị thoái hoá hoặc phát triển thành

noãn nang bậc 2. Noãn nang bậc 2 hoặc nhiều lớp tế bào nang nhưng không có
xoang nang (là khoảng trống chứa dịch nang). Noãn nang có xoang được xem
như noãn nang bậc 3, chứa dịch nang và có thể trở nên trội hẳn để chuẩn bị xuất
noãn (nang Graaf). Noãn nang có xoang bao gồm ba lớp: Lớp bao ngoài, lớp bao
trong và lớp tế bào hạt. Lớp bao ngoài là mô liên kết lỏng lẻo. Lớp bao trong sản
xuất Androgen dưới tác dụng của LH. Lớp tế bào hạt tách rời lớp bao trong bởi
màng đáy mỏng. Tế bào hạt sản xuất nhiều chất sinh học và trên bề mặt tế bào
có thụ thể (receptor) tiếp nhận kích thích tố LH. Những chất quan trọng được
sản xuất bởi tế bào hạt là Estrogen, inhibin và dịch nang.
Khi nang Graaf xuất noãn, những mạch máu nhỏ bị vỡ và gây xuất huyết
tại chỗ. Sau khi xuất noãn, phần còn lại của nang noãn cùng với vết xuất huyết
được gọi là thể xuất huyết với kích thước nhỏ hơn nang noãn nhiều lần. Sau đó
tế bào bao trong và tế bào hạt biệt hoá thành tế bào thể vàng để tạo nên thể vàng.
15
2.1.2. Các thể viêm tử cung
Theo Đặng Đình Tín (1985), bệnh viêm tử cung được chia làm 3 thể:
viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.
2.1.2.1 Viêm nội mạc tử cung (Endometritis)
Theo NguyễnVăn Thanh (1999), viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm
mạc của tử cung, đây là một trong các nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản
của gia súc cái, nó cũng là thể bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh
của viêm tử cung. Viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi gia súc sinh đẻ
nhất là trong trường hợp đẻ khó phải can thiệp làm niêm mạc tử cung bị tổn
thương, tiếp đó là các vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus, E.Coli,
Salmonella, C.Pyogenes, Bruccella, roi trùng Trichomonas Foetus…. Xâm nhập
và tác động lên lớp niêm mạc gây viêm.
Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000), bệnh viêm nội mạc
tử cung có thể chia 2 loại….
- Viêm nội mạc tử cung thể Cata cấp tính có mủ, chỉ gây tổn thương ở
niêm mạc tử cung.

- Viêm nội mạc tử cung thể màng giả, tổ chức niêm mạc đã bị hoại tử, tổn
thương lan sâu xuống dưới tầng của cơ tử cung và chuyển thành viêm hoại tử.
*Viêm nội mạc tử cung thể Cata cấp tính có mủ(Endomestritis Puerperalis)
Lợn bị bệnh này thân nhiệt hơi cao, ăn kém, lượng sữa giảm. Con vật có
trạng thái đau đớn nhẹ, có khi con vật cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ
âm hộ chảy ra hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh
tổ chức chết,… khi con vật nằm xuống dịch viêm thải ra ngày càng nhiều hơn.
Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi nó
khô lại thành từng đám vẩy màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và
dịch rỉ viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung.
Niêm mạc âm đạo bình thường.
16
*Viêm nội mạc tử cung thể màng giả
Ở thể viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử. Những vết thương
đã ăn sâu và tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử. Lợn nái mắc bệnh này
thường xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ : thân nhiệt tăng cao, lượng sữa giảm
có khi hoàn toàn mất sữa, kế phát viêm vú, ăn uống giảm xuống. Con vật đau
đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn
dịch: dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức hoại tử, niêm dịch…
2.1.2.2. Viêm cơ tử cung (Myometritis Puerperalis)
Theo Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), viêm cơ tử cung
thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Niêm mạc tử cung bị
thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức làm niêm
mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản, từ đó
làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử. Nếu bệnh nặng, can
thiệp chậm có thể dẫn tới nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm trùng hoặc huyết
nhiễm mủ. Có khi do lớp cơ và lớp tương mạc của tử cung bị phân giải mà tử
cung bị thủng hoặc tử cung bị hoại tử từng đám to.
Lợn nái bị bệnh này thường biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ : thân nhiệt
tăng cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn. Mép âm

đạo tím thẫm, niêm mạc âm đạo khô, nóng màu đỏ thẫm. Gia súc biểu hiện trạng
thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu
đỏ nâu, lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi tanh, thối. Con
vật thường kế phát viêm vú, có khi viêm phúc mac.
Thể viêm này thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh đẻ lần sau.
Có trường hợp điều trị khỏi nhưng gia súc vô sinh.
2.1.2.3. Viêm tương mạc tử cung (Perimetritis Puerperali)
Theo Đặng Đình Tín (1985), viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ
viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường cấp tính cục bộ, toàn thân xuất hiện
những triệu chứng điển hình và nặng. Lúc đầu lớp tương mạc tử cung có màu
17
hồng, sau chuyển sang đỏ sẫm, sần sùi mất tính trơn bóng. Sau đó các tế bào bị
hoại tử và bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Nếu bị viêm nặng, nhất là viêm có
mủ, lớp tương mạc có thể dính với các tổ chức xung quanh gây nên tình trạng
viêm mô tử cung (thể Perimetritis), thành tử cung dầy lên, có thể kế phát viêm
phúc mạc. Lợn nái biểu hiện triệu chứng toàn thân: Nhiệt độ tăng cao, mạch
nhanh, con vật ủ rũ, mệt mỏi, uể oải, đại tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn.
Lượng sữa rất ít hoặc mất hẳn, thường kế phát viêm vú. Con vật luôn biểu hiện
trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra
ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có mầu nâu và mùi thối
khắm. Khi kích thích vào thành bụng thấy con vật có phản xạ đau rõ hơn, rặn
nhanh hơn, từ âm hộ dịch chảy ra nhiều hơn. Trường hợp một số vùng của tương
mạc đã dính với các bộ phận xung quanh thì có thể phát hiện được trạng thái
thay đổi vị trí và hình dáng của tử cung, có khi không tìm thấy một hoặc cả hai
buồng trứng. Nếu điều trị không kịp thời sẽ chuyển thành viêm mãn tính, tương
mạc đã dính với các bộ phận xung quanh thì quá trình thụ tinh và sinh đẻ lần sau
sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể dẫn tới vô sinh. Thể viêm này thường kế phát
bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ.
2.2 Chẩn đoán viêm tử cung.
Để chẩn đoán người ta dựa vào những triệu chứng điển hình ở cục bộ cơ

quan sinh dục và triệu chứng toàn thân, có thể dựa vào các chỉ tiêu ở bảng 2.1.
18
Bảng 2.1. Các tiêu chí chẩn đoán viêm tử cung
STT
Các chỉ tiêu để
phân biệt
Viêm nội
mạc
Viêm cơ
Viêm tương
mạc
1 Sốt Sốt nhẹ Sốt cao Sốt rất cao
2 Dịch viêm
Màu
Trắng xám,
trắng sữa
Hồng, nâu đỏ Nâu rỉ sắt
Mùi Tanh Tanh thối Thối khắm
3 Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ Đau rất rõ
4
Phản ứng co của
cơ tử cung
Phản ứng co
giảm
Phản ứng co rất
yếu
Phản ứng co
mất hẳn
5 Bỏ ăn
Bỏ ăn một

phần hoặc
hoàn toàn
Bỏ ăn hoàn toàn
Bỏ ăn hoàn
toàn
Như vậy, chẩn đoán viêm tử cung cần rất cẩn thận, phải theo dõi thường
xuyên vì mủ chảy ra ở âm hộ chỉ mang tính chất thời điểm và có khi bị viêm tử
cung nhưng không sinh mủ.
III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
Đàn lợn nái thuần Yorkshire, Landrace và nái lai đang trong giai đoạn
sinh sản.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Khảo sát tình hình chăn nuôi lợn
− Tình hình chăn nuôi lợn ở trại từ năm 2009 đến năm 2011.
− Công tác thú y ở trại Thái Dương - Tản lĩnh - Ba Vì - Hà Nội.
3.2.2. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn ở trại Thái Dương - Tản Lĩnh - Ba
Vì - Hà Nội.
3.2.3. Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung từ tháng 12/2011 – 29/2/2012.
− Tỷ lệ nái mắc bệnh viêm tử cung.
3.2.4. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung
19
− Tỷ lệ khỏi (%)
− Thời gian khỏi trung bình (ngày)
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra cơ bản
- Tiến hành tra cứu trên sổ sách, thẻ nái và hỏi trực tiếp cán bộ kỹ thuật
phụ trách trại để biết được các thông tin cần thiết.
- Điều tra trực tiếp tại trại.
3.3.2. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tử cung

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như thân nhiệt, màu sắc dịch viêm,
hiện tượng bỏ ăn…
− Thân nhiệt: đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân, đo 2 lần/ngày lúc 7 − 9 giờ
sáng và lúc 4 − 6 giờ chiều
− Màu sắc dịch viêm: theo dõi, quan sát bằng mắt thường, sau đó ghi chép lại
− Bỏ ăn: kiểm tra lượng thức ăn thu nhận và ghi chép
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu thu được xử lý bằng phần mềm Excel
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Giới thiệu chung về trại lợn Thái Dương – Tản Lĩnh – Ba Vì
Trại lợn giống Thái Dương -Tản Lĩnh thuộc công ty TNHH thực phẩm
Thái Dương có tổng diện tích là 2 ha, nằm ở Thôn Tân Thành – xã Tản Lĩnh –
Ba Vì – Hà Nội, trại nằm cách quốc lộ 87 khoảng 500m, cách xa khu dân cư và
tránh ô nhiễm môi trường, nên rất thuận tiện cho việc sản xuất.
Trại lợn Thái Dương – Tản Lĩnh – Ba Vì thuộc đồng bằng Bắc Bộ nên khí
hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, mùa hè thường nóng ẩm và mưa nhiều,
mùa đông lạnh và khô hanh.
Lượng mưa trung bình năm là 1900 – 2000mm
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là 83%
20
Trại bắt đầu được xây dựng vào năm 2006 đến tháng 11 năm 2007 thì đưa
vào chăn nuôi. Với sự đầu tư về con giống, thức ăn và hỗ trợ kỹ thuật từ công ty
cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương, trại có khu chuồng nuôi riêng biệt, mỗi
khu chuồng dành riêng cho các loại lợn khác nhau.
Khu chuồng chửa: là khu vực dành cho lợn chửa 21 ngày, 42 ngày, 60
ngày, 84 ngày, 100 ngày.
Khu vực chuồng chờ phối: là khu vực chuồng lợn nái sau cai sữa và lợn
nái hậu bị, lợn đực giống, Tại đây có hệ thống nước uống tự động.
Khu chuồng đẻ: là khu vực dành cho lợn đẻ và lợn chuẩn bị đẻ. Tại đây có
hệ thống bạt che chắn, đảm bảo kín gió về mùa rét. Ngoài ra, chuồng có hệ

thống nước uống tự động, máng ăn bán tự động bằng inox, có chuồng úm lợn
con bằng sắt và hệ thống chuồng sàn dự phòng cho lợn sau cai sữa.
Khu chuồng sau cai sữa và khu chuồng thịt: hai khu chuồng này có kiểu
thiết kế như nhau, mỗi khu chuồng có 2 dãy, mỗi dãy gồm 10 ô chuồng, mỗi ô
chuồng có diện tích 40 m
2
, Trong mỗi ô đều có bể tắm cho lợn, máng ăn tự động
bằng xi măng.
Mái chuồng được lợp bằng tôn chống nóng, xung quanh chuồng là các
cửa sổ bằng kính và hệ thống đèn điện chiếu sáng, đèn sưởi ấm. Mỗi khu chuồng
đều có hệ thống dàn mát và hệ thống quạt thông gió đảm bảo thông thoáng và
nhiệt độ phù hợp.
Trại được bao bọc bởi hệ thống tường bao cao 1,8 m, xung quanh trại
được trồng cây xanh. Trại xây dựng theo hướng đông nam, mát về mùa hè, ấm
về mùa đông. Nước uống và hệ thống làm mát sử dụng nước giếng khoan đã qua
bể lọc, theo đường ống dẫn tới từng ô chuồng.
Công nhân được bố trí ở khu nhà xây dựng đầu hướng gió, sạch sẽ thoáng
mát, đảm bảo cho toàn bộ công nhân nghỉ ngơi ngay trong trại.
21
4.2. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi và công tác thú y tại trại
4.2.1. Tình hình chăn nuôi
Trại lợn Thái Dương – Tản Lĩnh – Ba Vì là một trại chăn nuôi lợn khép
kín, cung cấp lợn giống và lợn thịt trong và ngoài thành phố. Để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao về lợn thịt và con giống trại đã không ngừng mở rộng quy mô
cả về số lượng và chất lượng. Để thấy được xu hướng ngày càng phát triển của
trại chúng tôi đã tiến hành điều tra cơ cấu đàn lợn tại trại trong vòng 3 năm, kết
quả được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn tại trại từ năm 2009 đến tháng 12/2011
Thời gian
Loại lợn

2009 2010 12/2011
Cái hậu bị 180 250 300
Nái cơ bản 120 180 450
Đực giống 12 21 25
Lợn con theo mẹ 2640 3960 9900
Lợn sau cai sữa
2508
3762 9405
Lợn thịt 2432 3649 9122
Tổng số lợn 2952 - 3100 4471 - 4500 10575 - 10600
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Từ bảng 4.1 ta thấy số lợn năm 2010 tăng không đáng kể so với năm 2009,
đầu năm 2011 số lợn cái hậu bị tăng và số lợn nái cơ bản cũng tăng đáng kể (270
con), theo lãnh đạo của công ty là phát triển tăng đàn giống. Do đây là trại chăn
nuôi khép kín, lợn con đẻ ra phần lớn được nuôi thành lợn thịt, còn một phần
được bán giống cho các cơ sở chăn nuôi khác trong và ngoài thành phố. Như
vậy, số lợn được nuôi trong trại tăng qua các năm, chứng tỏ trang trại đang gặt
hái được những thành công đáng kể và có nhiều triển vọng phát triển hơn trong
tương lai.
22

×