Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



DƢƠNG VĂN MẠNH
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ VÀ GIÁ
THỂ TRỒNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÂY HOA PHONG LỮ THẢO TRỒNG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Hoa viên cây cảnh
Khoa : Nông học
Khóa học : 2011 – 2015



Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



DƢƠNG VĂN MẠNH


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ VÀ GIÁ
THỂ TRỒNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÂY HOA PHONG LỮ THẢO TRỒNG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Hoa viên cây cảnh
Lớp : K43 – HVCC
Khoa : Nông học
Khóa học : 2011 – 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thế Huấn




Thái Nguyên, năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
và ban chủ nhiệm khoa Nông học, em tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và
phát triển của cây hoa Phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên“.

Để có được kết quả như hôm nay trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, cùng các thầy giáo, cô giáo
trong trường, trong khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt
thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường, đặc biệt là thầy giáo TS.Nguyễn Thế
Huấn người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề
tài. Đồng thời em cũng xin cảm ơn sự động viên của gia đình và các bạn trong lớp
đã luôn cổ vũ, động viên và đồng hành cùng em trong suốt thời gian thực tập.
Do còn hạn chế về thời gian, về trình độ và kinh nghiệm thực tế của bản thân
nên không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các
thầy cô và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 6 năm 2015
Sinh viên


Dương Văn Mạnh







ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Phân tích dinh dưỡng bón lá ở Phong lữ thảo 11
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến hoa Phong lữ thảo 12
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian ra nụ (80%) và nở
hoa (80%) của cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 22

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá
trên cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 24
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 27
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều
rộng lá (đk lá) của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 29
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng phân cành nhánh
của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 32
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 34
Bảng 4.7: Mức độ gây hại của sâu bênh hại trên cây hoa phong lữ thảo khi sử dụng
một số loại phân bón lá khác nhau: 37
Bảng 4.8: Sơ bộ hoạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm khi sử dụng một số
loại phân bón lá khác nhau. 38
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến thời gian ra nụ (80%) và nở hoa
(80%) của cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 39
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trưởng số lá
trên cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 41
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 42
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trưởng
chiều rộng lá (đk lá) của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 44


iii
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến khả năng phân cành của
cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 46
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng khác nhau đến các yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất và chất lượng của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
47

Bảng 4.15: Mức độ gây hại của một số loại sâu, bênh hại trên cây hoa phong lữ thảo
khi sử dụng các loại giá thể trồng khác nhau. 49
Bảng 4.16: Sơ bộ hoạch toán kinh tế các công thức thí nghiệm khi sử dụng các loại
giá thể trồng khác nhau. 50













iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Biểu đồ động thái tăng trưởng số lá trên cây của các công thức thí nghiệm.
25
Hình 4.2. Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm.
27
Hình 4.3: Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều rộng lá (đk lá) của các công
thức thí nghiệm. 30
Hình 4.4: Biểu đồ động thái tăng trưởng số cành nhánh/cây của các công thức
thí nghiệm. 32
Hình 4.5: Biểu đồ động thái tăng trưởng số lá/cây của các công thức thí nghiệm. 41
Hình 4.6: Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm.

43
Hình 4.7: Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều rộng lá (đk lá) của các công thức thí
nghiệm. 44
Hình 4.8: Biểu đồ động thái tăng trưởng số cành nhánh/cây của các công thức thí
nghiệm. 46














v
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CT : Công thức
NL : Nhắc lại
Đc : Đối chứng
GĐST : Giai đoạn sinh trưởng
Đk : Đường kính
NXB : Nhà xuất bản
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

ĐHNN : Đại học Nông Nghiệp
NN : Nông nghiệp












vi
MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục đích của đề tài 2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp dinh dưỡng qua lá 4
2.1.2. Nguồn gốc, vị trí, phân loại của cây hoa Phong lữ thảo 5
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa Phong lữ thảo 5

2.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa Phong lữ thảo 6
2.2. Tình hình sản xuất hoa trồng chậu, trồng thảm trên thế giới và ở Việt Nam 7
2.2.1. Tình hình sản xuất hoa trồng chậu, trồng thảm trên thế giới 7
2.2.2. Tình hình sản xuất hoa trồng chậu, trồng thảm ở Việt Nam 8
2.3. Tình hình nghiên cứu hoa ở Việt Nam và trên thế giới 9
2.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa trên thế giới 9
2.3.2. Tình hình nghiên cứu hoa tại Việt Nam 13
PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu 16
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 17
3.1.3. Thời gian nghiên cứu 17
3.2. Nội dung nghiên cứu 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu 18


vii
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 19
3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển 19
3.4.2. Các chỉ tiêu về chất lượng hoa 20
3.5. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc đối với cây hoa Phong lữ thảo 21
3.5.1. Đất, giá thể và chậu trồng 21
3.5.2. Phân bón 21
3.5.3. Tưới nước, làm cỏ, xới xáo 21
3.6. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu 21
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng và phát triển
của cây hoa Phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 22
4.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian ra nụ (80%) và nở hoa
(80%) của cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 22

4.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá trên
cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 23
4.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 26
4.1.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều rộng
lá (đk lá) của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 29
4.1.5 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng phân cành của cây hoa
phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 31
4.1.6. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của cây hoa phong lữ thảo. 33
4.1.7. Mức độ gây hại của một số loại sâu, bệnh hại chính trên cây hoa phong lữ thảo. 36
4.1.8. Hiệu quả kinh tế khi phun phân bón lá cho cây hoa phong lữ thảo 37
4.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và phát
triển của cây hoa Phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 39
4.2.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến thời gian ra nụ (80%) và nở hoa
(80%) của cây phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 39


viii
4.2.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trưởng số lá trên
cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 40
4.2.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 42
4.2.4. Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều rộ
lá (đk lá) của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 44
4.2.5. Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến khả năng phân cành của cây
hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 45
4.2.6. Ảnh hưởng của một số loại giá thể trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất , năng
suất và chất lượng của cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái Nguyên. 47
4.2.7. Mức độ gây hại của một số loại sâu, bệnh hại chính trên cây hoa phong lữ

thảo khi sử dụng các loại giá thể trồng khác nhau. 49
4.2.8. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại giá thể trồng khác nhau cho cây hoa
phong lữ thảo. 50
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51
5.1. KẾT LUẬN 51
5.2. ĐỀ NGHỊ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 57


1
PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hoa là sự chắt lọc kỳ diệu nhất những tinh tuý mà thế giới cỏ cây ban tặng
cho chúng ta. Mỗi loài hoa là mỗi vẻ đẹp tiềm ẩn, quyến rũ mà qua đó con người có
thể gửi gắm tâm hồn thư thái, thoải mái khi thưởng thức nó, đưa con người và thiên
nhiên xích lại gần nhau hơn.
Xã hội ngày càng phát triển, điều kiện kinh tế ngày càng cao, thì nhu cầu
thưởng thức cái đẹp ngày càng được chú trọng. Trên thế giới hiện nay, việc thiết kế
các vườn cảnh, công viên kiến trúc đô thị, khách sạn… được quan tâm đầu tư, phát
triển. Ở Việt Nam, các thành phố lớn trong các ngày lễ tết,việc trang trí hoa chậu,
hoa thảm là một trong những khâu quan trọng làm tôn thêm vẻ đẹp uy nghi, trang
trọng trong con mắt du khách trong và ngoài nước đến thăm. Với nhu cầu trang trí
cảnh quan ngày càng lớn, nên việc sản xuất hoa cây cảnh, đặc biệt là hoa chậu, hoa
thảm là một trong những vấn đề cấp thiết mang lại giá trị kinh tế cao cho người
trồng hoa.
Phong lữ thảo (Pelargonium Sp) là một loài hoa đẹp, với những chiếc lá to
tròn, mềm mại, dịu dàng, vẻ đẹp của cây với màu sắc hoa phong phú đa dạng

đỏ,vàng, trắng, phấn hồng…Cụm hoa Phong lữ thảo càng rực rỡ thêm khi vươn
thẳng trên đám lá xanh mướt, hoa có độ bền lâu, hài hoà với thân cành nên có giá trị
thẩm mỹ cao khi được trồng ở chậu hay trang trí trong gia đình, khuôn viên, vườn
hoa… và đặc biệt hơn, những nơi có khí hậu mát mẻ như Sapa, Tam đảo thì cây
sinh trưởng và phát triển tốt và cho hoa quanh năm. Thích hợp trồng vào vụ Đông
Xuân tại Thái Nguyên.
Mặc dù mới du nhập vào nước ta, song nhờ các đặc điểm ưu việt trên mà
hoa Phong lữ thảo đã được người sản xuất cũng như người tiêu dùng rất ưa chuộng
và hiện đang là một trong những loại hoa trồng chậu đang được phát triển, có giá trị
kinh tế cao. Tuy nhiên, năng suất cũng như chất lượng hoa cung cấp cho thị trường


2
còn rất hạn chế bởi do Phong lữ thảo là giống hoa mới nhập. Vì vậy việc áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật để làm tăng năng suất chất lượng hoa như lựa chọn các loại giá
thể, chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc phù hợp cho cây sinh trưởng, phát triển
tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao hiện đang là vấn đề cấp thiết mà người trồng hoa
rất quan tâm nhằm triển khai rộng giống hoa mới này cho sản xuất.
Để giải quyết những hạn chế nêu trên và đưa ra được các biện pháp kỹ thuật
phù hợp phát triển giống hoa Phong lữ thảo, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và giá thể trồng đến
khà năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa Phong lữ thảo trồng chậu tại
Thái Nguyên”.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
Xác định được loại phân bón lá và giá thể trồng thích hợp cho sinh trưởng,
phát triển của cây hoa Phong Lữ Thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của một số loại phân bón lá và một số loại giá thể
trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây hoa phong lữ

thảo trồng chậu tại Thái Nguyên.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây hoa phong lữ thảo.
- Đánh giá chất lượng hoa của cây hoa phong lữ thảo tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá và giá thể trồng
cho cây hoa phong lữ thảo trồng chậu tại Thái nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đối với học tập : Giúp sinh viên củng cố kiến thức đồng thời biết vận
dụng những kiến thức đã được học vào thực tế. Biết cách thực hiện một khóa luận
tốt nghiệp, có thêm kiến thức và kinh nghiệm sản xuất.


3
- Đối với nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên tiếp cận với công tác nghiên
cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tạo cho mình tác phong làm
việc đúng đắn, nghiêm túc, sáng tạo, đúc rút được những kinh nghiệm thực tế.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua kết quả nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng
và chăm sóc hoa phong lữ thảo, bước đầu xác định được loại phân bón lá và giá thể
trồng có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng
của hoa phong lữ thảo. Làm tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người
trồng hoa.













4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp dinh dưỡng qua lá
- Phân bón lá là một trong 4 yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông
nghiệp. Bón phân qua lá được sử dụng để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây hoa
một cách kịp thời các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng.
- Phân bón lá có tác dụng làm tăng năng suất, tăng cường khả năng kháng
sâu bệnh cho cây, tính trống hạn và cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm. Phân
bón lá giúp cây nhanh chóng phục hồi sau trồng hoặc sau khi trải qua các hiện
tượng thời tiết bất thuận như nóng nắng, lạnh, khô hạn, ngập úng,…( Nguyễn Học
Thúy, 2001) [23].
- Theo Hoàng Minh Tuấn (2006) [22], trong thế giới thực vật nói chung lá
cây ngoài chức năng là thoát hơi nước, quang hợp còn có vai trò quan trọng trong
việc hấp thu các chất dinh dưỡng cho cây, sự hấp thu này được thể hiện qua lỗ khí
khổng và các khoảng gian bào, các chất dinh dưỡng được di chuyển theo hướng từ
trên xuống dưới với tốc độ 30 cm/giờ, chất dinh dưỡng di chuyển một cách tự do
trong cây.
- Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bón phân qua lá dạng hòa
tan, 95% lượng phân phun lên lá sẽ được đồng hóa hết. Đối với lân, sau khi phun 30
giờ cây đã đồng hóa hết, đối với đạm urê chỉ vài giờ.
Tuy nhiên hiệu quả của phân bón lá phụ thuộc vào các giống cây trồng,
các giai đoạn sinh trưởng của cây, loại phân, nồng độ phân, liều lượng và thời
gian sử dụng.

Tóm lại, sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồng ngăn ngừa được các
bệnh ngay trong giai đoạn cây đang sinh trưởng, làm tăng năng suất, chất lượng
sản phẩm.



5
2.1.2. Nguồn gốc, vị trí, phân loại của cây hoa Phong lữ thảo
Phong lữ thảo (Pelargonium sp) có nguồn gốc tại Nam Phi, cũng như
Reunion, Madagascar, Ai Cập và Maroc, sau đó mới được phát triển ra các nước
Châu Âu như Ý, Tây Ban Nha và Pháp vào thế kỷ 17.
Hiện nay hoa Phong lữ thảo phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, đặc biệt là
vùng ôn đới và khu vực miền núi của vùng nhiệt đới Địa Trung Hải rất thích hợp
cho loại hoa này phát triển.
Phong lữ thảo có tên khoa học là Pelargonium sp, thuộc chi Pelargonium, họ
Geraniaceae (Mỏ hạc), bộ Geraniales.
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa Phong lữ thảo
2.1.3.1. Lá
Lá của cây Phong lữ thảo thường có hình dạng lá tròn, lá xẻ thuỳ với
răng cưa nhỏ, bên trong mặt lá có các vòng tròn thẫm, kích thước bản lá to,
màu xanh sẫm.
2.1.3.2. Hoa
Hoa của cây Phong lữ thảo có dạng chùm, cánh hoa có hình bầu dục, mỗi
bông hoa là một cụm hoa dạng đầu, bao gồm những bông con tập hợp lại với nhau.
Tập hợp nhiều bông hoa trên một cành hoa.
2.1.3.3. Quả và hạt
Quả của cây Phong lữ thảo có dạng quả nang, quả dài và mảnh, trên một
cành hoa có nhiều bông hoa, mỗi bông sau khi tàn chỉ có duy nhất một quả và có
một hạt màu đen bên trong. Bình quân mỗi cành hoa cho từ 10 - 20 hạt.
2.1.3.4. Thân

Cây Phong lữ thảo thuộc dạng thân bụi, chiều cao trung bình từ 20 đến
50cm, có khả năng phân cành mạnh nên trong sản xuất phải cắt tỉa cành để tập trung
dinh dưỡng cho các cành chính phát triển và tạo tán cho cây phù hợp với yêu cầu
trồng chậu.




6
2.1.3.3. Rễ
Rễ cây Phong lữ thảo không ăn sâu và có nhiều rễ nhỏ, phát triển theo chiều
ngang ở tầng mặt đất, với số lượng rễ nhiều nên khả năng hút nước và chất dinh dưỡng
của cây rất mạnh, nên khi trồng chậu cho Phong lữ thảo đường kính chậu thích hợp sẽ
giúp cho bộ rễ phát triển tốt, tránh được những ảnh hưởng bất thường của thời tiết như
nắng nóng, khô hạn.
2.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa Phong lữ thảo
2.1.4.1. Ánh sáng
Ánh sáng là một yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây hoa.
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây.
Để hoa Phong lữ thảo đạt năng suất, chất lượng cao thì ánh sáng là một trong những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình ra hoa của cây. Tuy nhiên, nếu để cây
chịu ánh sáng trực tiếp liên tục và nhiệt độ cao có thể làm ảnh hưởng tới khả năng
quang hợp của lá, làm cho lá bị héo, ngay cả khi làm ẩm ướt, ngoài ra có thể
gây đỏ cuống lá và thân cây. Cường độ ánh sáng là nguyên nhân chính ảnh
hưởng tới chiều cao cây cũng như khả năng ra hoa cây Phong lữ thảo. (Nguyễn
Xuân Linh, 2000) [11].
2.1.4.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu trong ngày phụ thuộc vào cường độ ánh sáng. Phong lữ thảo
là cây có nguồn gốc ôn đới nên thích hợp ở những nơi có khí hậu mát mẻ, có biên
độ nhiệt độ ngày và đêm cao cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt. Độ ẩm không khí

thích hợp 80 - 85%, nhiệt độ thích hợp 18 đến 22
0
C ban ngày, ban đêm 15 đến 17
0
C là tốt nhất.
2.1.4.3. Đất và dinh dưỡng
Giá thể đối với Phong lữ thảo hết sức quan trọng, giá thể có thể là trấu hun,
xơ dừa, mùn cưa…giá thể giúp cho cây đứng vững và là nơi giữ, cung cấp nước,
dinh dưỡng cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển. Ngoài ra còn phải
cung cấp dinh dưỡng qua đất bằng cách bón các loại phân trực tiếp vài đất trồng và
cung cấp dinh dưỡng qua lá bằng cách phun các loại phân bón lá thích hợp.


7
Đối với đất, Phong lữ thảo có thể trồng trên bất cứ một loại đất nào, tuy nhiên
đất phải có cấu trúc tốt và thoát nước. Trong suốt quá trình trồng, đất phải luôn tơi xốp
và bề mặt đất phải đủ ẩm. Nhìn chung, Phong lữ thảo ưa đất có thành phần cơ giới nhẹ,
nhiều mùn và có hàm lượng dinh dưỡng cao như đất mùn trên núi, đất phù sa…. để đạt
được hiệu quả trang trí cao thì việc phối hợp giữa các giá thể xơ dừa, mùn, trấu hun
và đất là một trong những khâu hết sức quan trọng để hoa Phong lữ thảo đạt năng suất
chất lượng cao.
2.2. Tình hình sản xuất hoa trồng chậu, trồng thảm trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất hoa trồng chậu, trồng thảm trên thế giới
Ngày nay sản xuất hoa trồng chậu, trồng thảm trên thế giới đang phát triển
một cách mạnh mẽ và đã trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa trồng
chậu, trồng thảm đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa, cây
cảnh, trong đó có các nước Châu Á.
Năm 2000 lượng tiêu thụ hoa chậu trên thế giới vào khoảng 20 đến 23 tỷ
USD. Mỹ nhập khẩu khoảng 1/3 lượng hoa chậu trên thế giới, sau đó là Đức 20%,
rồi đến Pháp và Ý. Các nước xuất khẩu hoa chậu lớn nhất thế giới là Hà Lan, Đan

Mạch và Bỉ khoảng 1,75 tỷ USD năm 1995. (Lê Xuân Tảo, 2004) [21].
Theo Terril A. Nell (2004) [51], hoa trồng chậu chiếm một phần quan trọng
trong sản xuất trồng hoa ở Mỹ (20,3% của ngành trồng hoa) trong đó năm tiểu bang
là California, Florida, Texas, Pennsylvania, New York chiếm tới 53% sản xuất hoa
trồng chậu ở nước này. Thời vụ chủ yếu là vào mùa xuân và mùa hè, đặc biệt là
tháng tư và tháng sáu thì hoa Phong lữ thảo được sản xuất và bán ra thị trường rất
lớn. Phong lữ thảo trồng chậu được xếp hạng là một trong số các loại hoa trồng
chậu tiêu thụ cao ở thị trường nước Mỹ.
Ở Châu Á, Nhật Bản là nước sản xuất hoa trồng chậu lớn nhất (chủ yếu phục
vụ nội tiêu) năm 1994 diện tích hoa cắt cành khoảng 18.000ha, diện tích hoa trồng
chậu 2000ha). Tiếp theo là Isarael, Ấn độ và một số nước Đông Nam Á và Nam Á
khác như Thái Lan, Maylaysia, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc
có xu hướng phát triển mạnh hoa trang trí, bao gồm các loại hoa như: hoa Báo xuân


8
(Primula), Trạng nguyên, Thu hải đường (Begonia) với diện tích khoảng trên
60.000ha, các loại cây này chủ yếu xuất khẩu sang một số nước Asean, trong đó có
miền Bắc Việt Nam.
Thành phố Côn Minh là thủ phủ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với lợi thế
về thiên nhiên và khí hậu tương tự như Sapa, có thể thấy Côn Minh tràn ngập đủ
loại hoa và đủ màu sắc khác nhau. Trên hè phố, trong các ô vuông trồng cây lấy
bóng mát cũng được trang trí bằng các chậu hoa nhỏ, màu sắc rất sặc sỡ. Sản xuất
hoa có thể xem là ngành chủ chốt của Côn Minh, nơi cung cấp 70% hoa tươi cho
Trung Quốc.
2.2.2. Tình hình sản xuất hoa trồng chậu, trồng thảm ở Việt Nam
Tại Việt Nam, sản xuất hoa chậu chủ yếu tập trung ở một số tỉnh phía Nam
như Gò Vấp, Thủ Đức, Vĩnh Long, Tiền Giang, Thành Phố Hồ Chí Minh. Đà Lạt là
nơi sản xuất hoa nổi tiếng của nước ta, năm 2003 diện tích trồng hoa của Đà Lạt chỉ
743ha, đến năm 2005 diện tích đã tăng lên 1063ha hoa các loại và đến nay năm

2009 xấp xỉ 3000ha. Hiện Đà Lạt có nhiều cá nhân và công ty sản xuất hoa chậu
như Công ty TNHH Bonie Farm, công ty TNHH Lang Biang, Công ty quản lý công
trình đô thị, công ty TNHH Ánh Minh, Công ty Dalat Hasfarm và các nông hộ
chuyên bán hoa chậu dọc đường Nguyễn Thị Minh Khai, khu Hoà Bình, các điểm
du lịch. Hoa chậu Đà Lạt không những cung cấp cho nhu cầu của địa phương mà
còn đáp ứng người tiêu dùng nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Mỗi độ xuân về, hoa
chậu Đà Lạt theo những chuyến xe đi khắp neo đường đất nước để đến với Hà Nội,
Đà Nẵng, Nha Trang… đem niềm vui, hương sắc của những loại hoa ôn đới, làm tô
đẹp thêm không gian của nhiều ngôi nhà.
Sa Pa, là vùng du lịch nổi tiếng ở khu vực phía Bắc với điều kiện thiên nhiên
thuận lợi nên có tiềm năng phát triển hoa rất lớn. Ngoài các loại hoa ôn đới như
Hồng, Lay ơn, Cẩm chướng, Địa Lan … thì việc sản xuất hoa trồng chậu, trồng
thảm ở Sapa đã và đang phát triển tuy nhiên còn khá khiêm tốn. Thị trường hoa cao
cấp mới chỉ phát triển trong địa bàn tỉnh Lào Cai, chưa có thị trường và thương hiệu
ở các vùng tiêu thụ lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quang Ninh….


9
Một số giống hoa trồng chậu hiện được thị trường trong nước ưa chuộng
như: hoa Mào gà (Celosia argentea), Cúc lá nho (Cineraria), Mai Địa thảo
(Impatiens walleriana), Dạ yên thảo (Petunia), Phong lữ thảo (Pelargonium sp.),
Thu hải đường (Begonia)….Trong đó 3 loại hoa Dạ yến thảo, Phong lữ thảo, Thu
hải đường có thể trồng được quanh năm ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt,
Sapa, Mộc Châu. Ngoài ra, 3 loại hoa này cũng có thể trồng và trang trí ở các thành
phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… trong các dịp lễ tết như: 30/4,
1/5, 20/10, tết Dương lịch, Âm lịch…. Phong lữ thảo là một trong những loài hoa
đẹp, hoa dày lộ trên mặt tán, rực rỡ trên chậu cộng với chiều cao vừa phải, rất thích
hợp cho trang trí trong phòng khách, cửa sổ…, tuy nhiên yêu cầu về nhiệt độ của
loài hoa này không quá khắt khe, Phong lữ thảo yêu cầu nhiệt độ sinh trưởng phát
triển tốt khoảng 18 – 22

0
C ban ngày và khoảng 15 – 17
0
C vào ban đêm.
Hà Nội là nơi tiêu thụ, trang trí hoa trồng chậu nhiều nhất qua các ngày lễ
lớn của đất nước. Hoa được trang trí khắp nơi trên địa bàn Hà Nội như: Hồ Gươm,
Công viên, các đường phố lớn. Các giống hoa trồng chậu dùng để trang trí chủ yếu
là Phong lữ thảo, Thu hải đường, Trạng nguyên…được lấy từ trong nước là Đà Lạt,
Sapa và một số ít là từ hoa Côn Minh ở Trung Quốc.
Rõ ràng, hoa trồng chậu, trồng thảm đang là một trong những xu hướng phát
triển mới của người trồng hoa khi mà nhu cầu chơi hoa, trang trí khuôn viên, khách
sạn ngày càng tăng. Hoa Phong lữ thảo đã và đang trở thành đối tượng được các nhà
nghiên cứu và sản xuất trong và ngoài nước quan tâm.
2.3. Tình hình nghiên cứu hoa ở Việt Nam và trên thế giới
2.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa trên thế giới
2.3.1.1 Nghiên cứu về giá thể
Tác giả Bunt (1965) [30], đã sử dụng hỗn hợp cho gieo hạt (tính theo thể
tích) 1 than bùn + 1 cát + 2,4 kg/m
3
đá vôi nghiền đều cho cây con mập, khoẻ.
Theo JR Keseler, đại học Auburn (1998) [49], để Phong lữ thảo bền đẹp và
hoa lâu tàn thì cần chú ý trong việc lựa chọn kích thước đường kính chậu hợp lý, cắt
xén tỉa rễ khi cây sang năm thứ 2, bên cạnh đó để giá thể trồng chậu cũng cần được


10
thay mới và pH 5,8-6,2. Giá thể tốt cho Phong lữ thảo là phải tơi xốp, nhẹ và thoát
nước tốt như rêu, than bùn, rong biển, đá trân châu, vỏ thông hoặc đất sét nung trộn
đều và thêm một ít đá vôi dolomitic, supe lân, các vi chất dinh dưỡng.
Theo George Kueper (2004) [51] xơ Dừa là một sản phẩm cung cấp giá thể

tốt cho hoa trồng chậu của Mỹ. Hầu hết xơ dừa được nhập từ Ấn Độ, SriLanka,
Philippines, Indonesia và Trung Mỹ. So với than bùn thì xơ dừa có pH từ 5,5-6,8 và
thường chứa các hàm lượng kali, natri, clo cao hơn than bùn. Thời gian sử dụng xơ
dừa cũng tăng lên gấp 2-4 lần so với than bùn, phân và nước giữ ẩm tốt hơn than
bùn vì không có cutin sáp ngăn cản.
Kết quả nghiên cứu của Jiang Qing Hai (2004) [31] cho thấy, để cây sinh
trưởng, phát triển tốt khi phối chế các vật liệu trồng cây cần chú ý các điều kiện cơ
bản gồm các tính chất:
- Tính chất vật lý, chủ yếu là mức độ tơi xốp, thông thoáng khí, khả năng hấp
thu, khả năng hút nước và độ dày của vật liệu.
- Tính chất hoá học, chủ yếu là độ chua (trị số pH) và mức độ hút dinh dưỡng.
Nếu vật liệu có khả năng hấp thu giữ các ion dinh dưỡng khó bị nước rửa trôi mới
có thể giải phóng dinh dưỡng cung cấp cho cây, hoặc vật liệu trồng có lượng trao
đổi ion khá cao có thể tích nhiều dinh dưỡng. Nếu lượng trao đổi ion khá thấp chỉ
tích được một ít dinh dưỡng thì cần phải thường xuyên bón phân. Đồng thời, lượng
trao đổi ion cao còn có thể hạn chế tốc độ biến đổi trị số pH.
- Tính chất kinh tế, chủ yếu là mức độ hữu hiệu của vật liệu nuôi cấy có thể
sử dụng lại, dễ lấy, tiện cho việc trộn, sạch sẽ, không mùi, giá cả rẻ.
Tác giả Northen (1974) [45] cho rằng, giá thể gồm 3 phần vỏ thông xay
nhuyễn + 1 phần cát (hoặc 8 phần osminda xay nhuyễn) + một phần than vụn, phù
hợp cho việc cấy cây phong lan con lấy từ ống nghiệm . Giá thể này cho tỉ lệ sống
của cây lan con cao và sinh trưởng, phát triển tốt.
2.3.1.2 Những nghiên cứu về phân bón và chế phẩm dinh dưỡng
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy chế phẩm phân bón hỗn hợp có tác dụng
đối với cây trồng tốt hơn so với từng loại vi sinh vật riêng rẽ như E2001. Các sản


11
phẩm phân bón thế hệ mới chứa đựng một tập hợp các vi sinh vật như cố định nitơ
tự do, kích thích sinh trưởng, phân giải phosphate khó tan, kiểm soát vi sinh vật gây

bệnh Hiệu quả sử dụng của các chế phẩm hỗn hợp này đối với từng loại cây trồng
và từng tổ hợp vi sinh vật không giống nhau, do sự phong phú đa dạng của hệ vi
sinh vật đất và tác động qua lại của các vi sinh vật với nhau, cũng như đối với cây
trồng và điều kiện môi trường.
Khi nghiên cứu về dinh dưỡng cho Phong lữ thảo, các nhà nghiên cứu thuộc
Đại học Aubum, Hoa Kỳ đã nhận thấy: để Phong lữ thảo cho hoa thường xuyên và
đạt năng suất cao thì việc thử nghiệm, phân tích và mô tả những thành phần quan
trọng như đất, dinh dưỡng, nước…là những yếu tố thúc đẩy, khắc phục kịp thời để
tốc độ tăng trưởng của cây không bị ảnh hưởng bất lợi. Các thành phần dinh dưỡng
như Nitơ, Photpho, Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của
cây, chúng phải được bổ sung theo một tỷ lệ nhất định, kết quả được trình bày ở
bảng 2.1.
Bảng 2.1. Phân tích dinh dƣỡng bón lá ở Phong lữ thảo
Dinh dƣỡng
Tỷ lệ (%)
Dinh dƣỡng
Đơn vị (ppm)
Nitơ
3,3-4,8
Boron
3-10
Photpho
0,4 -0,7
Đồng
7-16
Kali
2,5-4,5
Iron
100-300
Caxi

1,0-2,0
Mangan
40-150
Magnesium
0,2-0,7
Kẽm
10-50
(Nguồn: Phòng thí nghiệm đất, đại học Auburn, Alabama, Hoa kỳ (4/1998))
Theo JR Keseler, đại học Auburn (1998) [49]: Cycocel (chlormequat) là chất
làm chậm tăng trưởng, thường được sử dụng trên cây hoa Phong lữ thảo để giảm
bớt chiều cao cây. Tiến hành phun cho cây vào ngày thứ 14 sau trồng và lần thứ 2
áp dụng cho 14 ngày sau đó khi cây đã hồi phục và sung sức. Cần chú ý thời tiết,
đặc biệt là ánh sáng, nên chọn thời gian ánh sáng yếu vào lúc mờ sáng hoặc chiều


12
mát, phun sương tránh không phun tạo thành dòng chảy trên mặt lá. Trong quá trình
phun, có thể làm cho những lá non bị vàng nhưng sẽ sớm phục hồi trong vòng
vài tuần.
Khi nghiên cứu yếu tố dinh dưỡng đến hoa Phong lữ thảo, nhà nghiên cứu
Brian E. Whipker (1998) [34] đã xác định, hoa Phong lữ thảo yêu cầu cung cấp đầy
đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và pH hơi chua. Nếu thành phần các chất dinh
dưỡng thiếu hụt sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển cây hoa, đặc biệt là quá
trình sinh sản của hoa Phong lữ thảo. Các triệu chứng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng
không chỉ làm cho cây chậm tăng trưởng, còi cọc hay lá già sớm bị úa tàn… mà còn
gây ngộ độc gây ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng, ra hoa, giảm khả năng hấp
thụ các chất như K, Mg, Ca…. . Kết quả được trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Ảnh hƣởng của dinh dƣỡng đến hoa Phong lữ thảo
Dinh
dƣỡng

Triệu chứng thiếu
dinh dƣỡng
Các triệu chứng cây ngộ độc
Nitơ
Chậm tăng trưởng, cây
còi cọc, lá úa vàng sớm
Giảm tăng trưởng và chậm ra hoa,
biểu hiện là quăn lá và hoại tử lá
Phốt pho
Cây còi cọc, lá vàng
xanh lục đậm, thấp hơn
màu đỏ tím
Cây chậm phát triển, nếu Phốt pho cao
làm thiếu hụt Sắt, Kẽm, đồng và
Mangan
Kali
Cây chậm phát triển, cây yếu
Quá mức Kali làm giảm hấp thu
Canxi, Magiê, Mangan và Kẽm.
Canxi
Chồi và rễ kém phát triển
Quá cao làm giảm hấp thu Kali,
Magiê
Magiê
Lá già sớm bị úa vàng và rụng
Quá mức sẽ làm giảm hấp thu Caxi
Sắt
Lá non bị vàng, rễ chết
Gây hỏng lá. Nếu dư thừa có thể làm
giảm hấp thu Mangan, triệu chứng là

pH quá chua.
(Nguồn: Brian E. Whipker (1998) [34] )


13
2.3.2. Tình hình nghiên cứu hoa tại Việt Nam
2.3.2.1 Những nghiên cứu về giá thể
Các nhà sinh học tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã nghiên cứu hoàn
thiện quy trình sản xuất giá thể tổng hợp trồng hoa Lan và cây cảnh từ các phụ phế
phẩm nông nghiệp có ở Lâm Đồng. Nhóm nghiên cứu của Nguyễn Duy Hạng đã sử
dụng các loại phụ phế phẩm như bã mía, lõi ngô, vỏ đậu phộng, vỏ cà phê… đều có
thể tận dụng để sản xuất phân hữu cơ nhờ các chủng vi sinh ưa nhiệt, có khả năng
phân giải các phụ phế phẩm này thành các giá thể để trồng hoa, không chỉ hoa Địa
Lan mà còn có thể áp dụng cho nhiều loại hoa khác nhau và cây cảnh, thay thế cho
các giá thể truyền thống. Nhóm tác giả thiết lập quy trình sản xuất giá thể tổng hợp
trồng hoa lan từ các phụ phế phẩm nông nghiệp bằng biện pháp lên men vi sinh.
Loại giá thể tổng hợp này được sản xuất từ các chất hữu cơ có nguồn thực vật, hệ vi
sinh vật hiếu khí và các chất khoáng đa lượng, trung - vi lượng nên rất thích hợp
cho việc nuôi trồng lan và các loại hoa, cây cảnh khác. Dạng giá thể tổng hợp này
có thể sản xuất dưới dạng viên hoặc sợi với thành phần dinh dưỡng gồm: chất hữu
cơ 47%; Nitơ tổng số 0,8%; Phosphor 0,7%; Kali tổng số 1%; Oxid calci 0,3%;
Oxid ma-nhê 0,3%; S (lưu huỳnh) 0,1% và thành phần vi lượng như Zn, Mo, Mn,
Cu, B… Ngoài ra, trong giá thể còn có các hợp chất với tính sinh học cao, giúp cho
cây trồng chậu có tính kháng bệnh. Một số hệ vi sinh vật có ích có khả năng ức chế
một số loại nấm gây bệnh ở rễ.
Năm 2006, tác giả Huỳnh Thanh Hùng đã nghiên cứu các vật liệu làm giá thể
trồng lan Dendrobium tại Thủ Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên vật liệu thí
nghiệm gồm phân giun đất nguyên chất, than gỗ (làm đối chứng), xơ dừa, mụn xơ
dừa, mạt cưa, rễ lục bình và dớn. Chậu trồng Lan (bằng đất nung) có kích thước
11,5cm x 6,5cm x 8cm. Giá thể được phối trộn các vật liệu và chất kết dính được

nén chặt tạo thành khối. Sau 5 tháng nghiên cứu theo dõi ảnh hưởng của giá thể
trồng Lan, tác giả có kết luận, trong các vật liệu phối trộn phân bùn với xơ dừa, rễ
lục bình và dớn cho cây Lan Dendrobium sinh trưởng tốt nhất.


14
Hiện nay, nhiều loại hoa được nhân giống bằng phương pháp Invitro , giai
đoạn sau nuôi cấy trong ống nghiệm quyết định tỷ lệ sống và chất lượng cây, giá
thể giâm đóng vai trò quan trọng. Yêu cầu của giá thể là vừa đảm bảo độ tơi xốp,
có khả năng thoát nước tốt, có tính giữ ẩm cao đồng thời phải hoàn toàn sạch các
mầm bệnh.
Năm 2006, tác giả Lê Xuân Tảo [21] đã tiến hành làm thí nghiệm để nghiên
cứu loại giá thể thích hợp cho 2 loại hoa trồng chậu là hồng tiểu muội, cúc Indo.
Các tác giả đã đưa ra kết luận, giá thể thích hợp dùng để trồng cúc Indo trong chậu
gồm: 1/4 trấu hun +1/4 vụn dừa + 1/4 phân chuồng giúp cho cây sinh trưởng phát
triển tốt, tỷ lệ nở hoa trên cây và độ bền tự nhiên ngày của cây cao.
Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội (2003), với nghiên cứu bước đầu đã xác
định 3 công thức phối trộn giá thể thích hợp cho 3 loại cây hoa như sau:
+ Hồng Đà Lạt: 76,5% than bùn + 13,5% bèo dâu + 10% đất.
+ Cây cảnh: 76,5% than bùn + 6,75% trấu + 6,75% bèo dâu + 10% đất.
+ Hoa giống: 45% than bùn + 22,5% trấu + 22,5% bèo dâu + 10% đất.
2.3.2.2 Những nghiên cứu về phân bón và chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động mạnh đến sự sinh trưởng,
phát triển cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp
lý là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất chất lượng hoa.
Gần đây, trong sản xuất người ta áp dụng phổ biến phương pháp dưỡng ngoài rễ
chủ yếu là bằng cách phun lên lá. Phương pháp này có những đặc điểm sau:
- Tiết kiệm được phân.
- Tiết kiệm được nhiên liệu.
- Tiết kiệm được thời gian và sức lao động.

Thường nên phun vào lúc cây còn non khi màng lớp cutin chưa thật phát
triển, hoặc vào lúc cây sắp đạt cường độ cực đại của quá trình trao đổi (Hoàng Minh
Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm, 2000) [20].
Pomior là một loại phân bón qua lá được phối hợp nhiều chất dinh dưỡng đa,
trung và vi lượng, được phối hợp với các chất phức hoạt nhằm tăng khả năng bám


15
dính và khả năng thẩm thấu nhanh chất dinh dưỡng vào trong cây. Tác giả Hoàng
Ngọc Thuận [27] đã kết luận, việc bón phân Pomior qua lá cho hoa cúc và các loại
hoa trồng chậu là rất cần thiết, làm giảm tỉ lệ rụng nụ, tăng cường quá trình trao đổi
chất, hình thành và phát triển nụ rất tốt.
Khi nghiên cứu sử dụng chế phẩm phân bón lá nhằm giảm lượng phân bón
gốc cho hoa đồng tiền trồng tại Hải Phòng, tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh, Phạm
Thị Thanh Thuỷ (2008) [24] đã khẳng định: hoa đồng tiền được bón bằng phân bón
lá có thể giảm lượng 1/3 lượng phân bón gốc mà không ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng, phát triển và năng suất cũng như chất lượng của hoa đồng tiền. Các tác
giả cũng xác định: trong các chế phẩm nghiên cứu, chế phẩm Pomior và đầu trâu tỏ
ra có hiệu quả hơn đối với cây hoa đồng tiền so với các loại chế phẩm phân bón lá.
Công thức sử dụng chế phẩm Pomior và đầu Trâu đều có hiệu quả tốt đến các chỉ
tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Linh (2005) [12] cây hoa Cúc nếu được
bón đầy đủ và cân đối các loại phân như phân hữu cơ (phân bắc, phân chuồng, nước
giải, phân vi sinh), phân vô cơ và các loại phân vi lượng (Cu, Fe, Zn, Mn, Bo, Co)
sẽ sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng hoa cao.
Theo Nguyễn Quang Thạch (2006) [22], Kỳ Nhân là loại phân bón mới nhập
nội từ Trung Quốc, thông qua Viện sinh học Nông nghiệp, hiện loại phân này đang
được thử nghiệm với một số cây hoa Cúc, đồng tiền…, đã đem lại những kết quả
đáng kể. Phân bón qua lá Kỳ nhân có tác dụng chủ yếu hoạt hoá gen tăng khả năng
hấp thu dinh dưỡng của cây, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Hải [4] khi nghiên cứu phân bón cho hai
giống cúc Vàng pha lê và cúc Mâm xôi đã khẳng định công thức bón Phân chuồng
+ NPK + Kỳ nhân cho cây sinh trưởng, phát triển, chất lượng và độ bền tự nhiên
hoa cao nhất.



×