Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý củ giống và một số loại phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng đến giống hoa lily lake carey tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.56 KB, 70 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






BÙI VĂN QUYẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA XỬ LÝ CỦ GIỐNG VÀ MỘT SỐ LOẠI
PHÂN BÓN LÁ, CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƢỞNG ĐẾN GIỐNG HOA
LILY LAKE CAREY TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên ngành : Hoa Viên cây cảnh
Khoa : Nông học
Khóa học : 2011 – 2015



Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM








BÙI VĂN QUYẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA XỬ LÝ CỦ GIỐNG VÀ MỘT SỐ LOẠI
PHÂN BÓN LÁ, CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƢỞNG ĐẾN GIỐNG HOA
LILY LAKE CAREY TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên ngành : Hoa Viên cây cảnh
Lớp : K43 - HVCC
Khoa : Nông học
Khóa học : 2011 – 2015
Giảng viên hƣớng dẫn: GS. Đào Thanh Vân



Thái Nguyên, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một luận văn nào. Mọi

sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin,
tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.



i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn, PSG. TS. Đào Thanh Vân-Phó Trưởng
Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình triển khai thực hiện đề tài
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập tại trường.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những giúp đỡ quý
báu đó.

TÁC GIẢ



BÙI VĂN QUYẾN














ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ mọc mầm của hoa lily Lake Carey 26
Bảng: 4.2. Ảnh hưởng của xử lý củ giống đến biến động tăng trưởng chiều
cao cây của hoa Lily Lake Carey 27
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của xử lí củ giống đến động thái ra lá của hoa Lily Lake
carey 29
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của xử lý củ giống đến các giai đoạn sinh trưởng 31
Bảng 4.5 : Ảnh hưởng của xử lý củ giống đến các giai đoạn sinh trưởng phát
triển của hoa Lily Lake Carey 32
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của xử lý củ giống đến năng suất hoa 34
Bảng 4.7 : Ảnh hưởng của xử lý củ giống đến chỉ tiêu chất lượng hoa. 35
Bảng 4.8. Thành phần tỷ lệ sâu bệnh hại trên hoa 37
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng đến độ bền
hoa 38
Bảng 4.10. Hạch toán kinh tế 39
Bảng 4.11 : Ảnh hưởng của phân bón lá, chât kích thích sinh trưởng tăng
trưởng chiều cao của hoa Lily Lake carey 40
Bảng 4.12 : Ảnh hưởng của phân bón lá và chât kích thích sinh trưởng đến
động thái ra lá của hoa Lily Lake carey 42
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng
đến các giai đoạn sinh trưởng 44
Bảng 4.14 : Ảnh hưởng của 1số loại phân bón lá và các chế phẩm kích thích

sinh trưởng phát triến của hoa Lily Lake Carey. 45
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng
đến năng suất hoa Lily Lake Carey. 47
Bảng 4.16 : Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng
đến chỉ tiêu chất lượng hoa 48

iii

Bảng 4.17. Thành phần tỷ lệ sâu bệnh hại 49
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón lá,chất kích thích sinh trưởng
đến độ bền hoa 50
Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế của các thí nghiệm khi sử dụng các chất kích
thích sinh trưởng và phân bón lá khác nhau 51

iv

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu đề tài 2
1.2.1. Yêu cầu của đề tài. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc xử lí lạnh 3
2.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng 3
2.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp dinh dưỡng qua lá 7

2.1.4. Những nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá 12
2.1.5. Đặc điểm của một số chất kích sinh trưởng và phân bón lá 13
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới 13
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 13
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất hoa Lily ở một số nước trên thế giới (ha) 14
2.3. Tình hình sản xuất hoa Lily ở Việt Nam 15
2.3.1. Tình hình sản xuất hoa Lily ở Việt Nam 15
2.3.2. Một số đặc điểm chung của nghề trồng Lily ở Việt Nam 16
2.3.3. Triển vọng của nghề trồng Lily ở nước ta 17
2.4. Kỹ thuật trồng hoa lily 17
2.4.1. Làm đất và lên luống. 17
2.4.3. Thời vụ 18
2.4.4. Mật độ và khoảng cách 18

v

2.4.5. Cách trồng 18
2.6.6. Che sáng 18
2.4.7. Chế độ bón phân thúc, tưới nước cho cây 19
2.4.8. Làm cỏ, xới xáo, làm giàn đỡ cây 19
2.4.9 .Công tác phòng trừ sâu bệnh hại 19
2.4.10. Thu hoạch và bảo quản 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
3.2. Nội dung nghiên cứu 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu 21
3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 23
3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển 23
3.4.2. Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng 24

3.4.3. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại 24
3.4.4. Hiệu quả kinh tế 25
3.5. Phương pháp xử lý số liệu 25
3.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1.Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý củ giống đến giống hoa lily Lake Carey
tại Thái Nguyên. 26
4.1.1. Tỷ lệ mọc mầm của hoa lily Lake Carey 26
4.1.2. Ảnh hưởng của xử lý củ giống đến khả năng sinh trưởng phát triển của
giống hoa lily Lake Carey 27
4.1.3. Ảnh hưởng của xử lý củ giống đến động thái ra lá của giống hoa lily
Lake Carey 29

vi

4.1.4. Ảnh hưởng của xử lý củ giống đến các giai đoạn sinh trưởng và phát
triến của hoa Lily Lake Carey. 31
4.1.5. Ảnh hưởng của xử lý củ giống đến năng suất hoa Lily Lake Carey. 34
4.1.6. Ảnh hưởng của xử lý củ giống đến chỉ tiêu chất lượng hoa. 35
4.1.7. Thành phần tỷ lệ sâu bệnh hại trên hoa 36
4.1.8. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón lá, chất thích sinh trưởng đến độ bền
hoa Lily của các công thức thí nghiệm. 37
4.1.9. Hiệu quả kinh tế 39
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số loại phân bón lá, chất kích thích sinh
trưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của giống hoa lily 40
4.2.1. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng đến
khả năng sinh trưởng phát triển của giống hoa lily Lake Carey. 40
4.2.2. Ảnh hưởng 1 số loại phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng đến các
giai đoạn sinh trưởng và phát triến của hoa Lily Lake Carey. 43
4.2.3. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón lá,chất kích thích sinh trưởng đến

năng suất hoa Lily Lake Carey 47
4.2.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và các chế phẩm kích thích sinh
trưởng đến chỉ tiêu chất lượng hoa. 48
4.2.5. Thành phần tỷ lệ sâu bệnh hại trên hoa 49
4.2.6. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng đến
độ bền hoa Lily của các công thức thí nghiệm. 50
4.2.7. Hiệu quả kinh tế 51
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
1. Kết luận 52
2. Đề nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hoa là một trong các loại cây trồng nông nghiệp có vai trò quan trọng
trong đời sống con người. Khi đi sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu sử dụng
hoa càng lớn. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái khi thưởng thức
vẻ đẹp của chúng mà cònlà sản phẩm thiết yếu được dùng trong các dịp lễ tết,
hội nghị… Chính vì vậy mà hoa không chỉ mang lại giá trị tinh thần cho con
người mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất hoa. Lily là loại
hoa đẹp, có hình dáng, màu sắc và hương thơm quyến rũ. Lily là cây trồng ôn
đới được nhập khẩu từ Hà Lan và phần lớn được trồng trong vụ đông đặc biệt
là vụ đông ở các vùng núi cao phía bắc như: Mộc Châu (Sơn La),Cao Bằng,
Lạng Sơn.
Nước ta hiện nay có nhiều vùng trồng hoa quy mô lớn, nhiều kinh
nghiệm như:Đà Lạt (Lâm Đồng), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Tây Tựu, Vĩnh Tuy (Hà
nội), Sa Pa (Lào Cai)… ở những vùng trông hoa này đã có nhiều hộ gia đình

trồng hoa cho thu nhập 10 –15 triệu/1 sào bắc bộ/ năm. Các loại hoa được trồng
phổ biến như : Hoa hồng, hoa Cúc, hoa Lay ơn, Đồngtiền, Phong Lan, Lily là
loại hoa đẹp, có hình dáng, màu sắc và hương thơm quyến rũmới được du nhập
và trồng tại nước ta.
Hoa lily là một loài hoa có giá trị kinh tế, thẩm mĩ cao. Hoa lily Lake
Carey nói riêng là một giống hoa mới trên thị trường hiện nay được rất nhiều
người ưu chuộng đặc biệt là thị trường Thái Nguyên vì hoa có màu sắc đẹp,
hương thơm dịu, hoa to.

2

Vì là một giống hoa lily mới nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
hoa lily Lake Carey, bên cạnh đó việc tìm hiểu ảnh hưởng của phân bón lá, chất
kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng phát triển năng suất hoa Lily Lake Carey
cũng chưa được quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên, đồng thời được sự nhất trí của
nhà trường tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý củ
giống và một số loại phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng đến giống hoa lily
Lake Carey tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lý lạnh đến khả năng sinh trưởng
phát triển của giống hoa lily Lake Carey tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của 1 số loại phân bón lá và chất kích thích sinh
trưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của giống hoa lily Lake Carey tại
Thái Nguyên
1.2.1. Yêu cầu của đề tài.
Đạt được các mục tiêu đề ra của đề tài, tuân thủ các quy định chung khi
thực hiện một đề tài.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Chúng ta thu thập được những những kinh nghiệm và kiến thức thực tế,
củng cố lý thuyết đã học, biết cách xây dựng một đề tài khoa học.
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Tìm ra được một biện pháp kỹ thuật trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế cao
trong sản xuất hoa lily tại Thái Nguyên.

3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc xử lí lạnh
Là cơ quan dự trữ, củ lily có rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó tinh
bột chiếm phần lớn. Hàm lượng tinh bột nhiều hay ít có quan hệ mật thiết tới
sự nảy mầm của củ, đồng thời nó có tác dụng rất quan trọng trong việc duy trì
cân bằng nhu cầu hydrocarbon (Zhou etal.,2001).
Xử lý lạnh củ giống làm biến đổi các chất dự trữ trong củ, kích thích sự
phân giải tinh bột và tăng hàm lượng đường hòa tan, giúp cho quá trình nảy
mầm thuận lợi.
2.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng
2.1.2.1. Sự cân bằng hoocmon trong cây
Ở thực vật bất cứ mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển nào, đặc biệt
là các quá trình hình thành cơ quan ( rễ, thân, lá, hoa, quả ) cũng như sự
chuyển qua các giai đoạn sinh trưởng của cây đều được điều chỉnh đồng thời
bởi qua nhiều loại hoocmon trong chúng. Chính vì vậy mà sự cân bằng giữa
các hoocmon có một ý nghĩa quyết định. Nhìn chung có thể phân thành hai
loại cân bằng là sự cân bằng chung và sự cân bằng riêng giữa các hoocmon
+ Sự cân bằng chung
Sự cân bằng chung được thiết lập dựa trên cơ sở hai nhóm
phytohoocmon có hoạt tính sinh lý trái ngược nhau: Nhóm chất kích thích

sinh trưởng (KTST) và nhóm ức chế sinh trưởng. Sự cân bằng này xá định
trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây
Trong quá trình phát triển cá thể từ khi cây sinh ra cho đến khi cây chết
thì sự cân bằng trong chúng diễn ra theo quy luật ảnh hưởng các kích thích
giảm dần và ảnh hưởng các ức chế tăng dần

4

+ Sự cân bằng riêng
Trong cây có vô số các quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ
quan khác nhau như rễ, thân, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự chín… đều được
điều chỉnh bởi sự cân bằng của hai hay một vài hoocmon đặc hiệu.
- Tái sinh rễ hoặc chồi được điều chỉnh bằng tỷ lệ giữa Auxin và
Xytokinin trong mô. Nếu tỷ lệ này nghiêng về Auxin thì rễ được hình thành
nhanh hơn và ngược lại
- Hiện tượng thế ngọn cũng được điều chỉnh bằng tỷ lệ
Auxin/Xytokinin. Auxin làm tăng ưu thế ngọn còn Xytokinin lại làm giảm ưu
thế ngọn…
Tại bất cứ một thời điểm nào trong các quá trình đó cũng đều xác định
được một sự cân bằng đặc hiệu giữa các hoocmon đó. Con người có thể điều
chỉnh các quan hệ cân bằng đó theo hướng có lợi cho con người ( Hoàng
Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, 1994)[4].
2.1.2.2. Vai trò sinh lý của các chất điều tiết sinh trưởng
* Vai trò sinh lý của Auxin:
Auxin là một chất kích thích sinh trưởng, kích thích sự giãn nở của tế
bào theo chiều ngang, điều chỉnh tính hướng của cây: Với lá – hướng quang,
với rễ - hướng địa. Auxin điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn, ngoài ra còn
kích thích sự hình thành rễ đặc biệt là rễ bất định trên cành chiết, giâm và mô
nuôi cấy, đồng thời kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả ( Hoàng Minh Tuấn-
Nguyễn quang Thạch, 1993)[3]



5

+ Vai trò của Gibberellin (GA3):
Gibberellin có tác dụng phá bỏ sự ngủ nghỉ của hạt, củ, xúc tiến nảy
mầm.
Nó kích thích sự trưởng thành kéo dài thân đối với cây thân gỗ và sự
vươn dài của lóng đối với cây hòa thảo, hiệu quả này có được là do GA3 kích
thích lên sự giãn của tế bào theo chiều dọc. GA3 ảnh hưởng rã rệt đến sự ra
hoa của một số thực vật, đến các quá trình trao đổi chât, các quá trình sinh lý
xảy ra ở trong cây và có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây (
Hoàng Minh Tuấn- Nguyễn quang Thạch, 1993)[3]
+ Vai trò của Xytokinin:
Xytokinin kích thích sự phân chia tế bào mạnh mẽ, sự nảy mầm của
hạt, cuả chồi ngủ, ảnh hưởng rõ rệt lên sự hình thành và phân hóa cơ quan,
đặc biệt là sự phân hóa chồi. Xytokinin tương tác với Auxin điều chỉnh hiện
tượng ưu thế ngọn của cây. Nó kìm hãm sự già hóa của các cơ qua và toàn
cây, ảnh hưởng lên quá trình trao đổi chất, đặc biệt là quá trình tổng hợp axit
nucleic, protein, diệp lục do đó mà ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cây (
Hoàng Minh Tuấn- Nguyễn quang Thạch, 1993)[3]
2.1.2.3. Ưu điểm của việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất
hoa
Chất điều tiết sinh trưởng ngày càng được sử dụng rộng rãi troang sản
xuất nông ngà nghiệp và nghề trồng hoa nói riêng…
Với nghề trồng hoa sử dụng chất điều tiết sinh trưởng có nhiều
thuận lợi là:
- Hoa không phải là thực phẩm cho người và vật nuôi, do đó các ảnh
hưởng độc hại (nếu có) của chất điều tiết sinh trưởng không ảnh hưởng đến
con người và vật nuôi.


6

- Ở nồng độ rất thấp các chất điều tiết sinh trưởng đã phát huy tác dụng
đối với cây trồng nói chung và với hoa nói riêng nên dư lượng của nó trong
đất, nước là không đáng kể.
- Tác dụng cảu chất điều tiết sinh trưởng đối với hoa nhanh, rỗ rệt.
- Các chất điều tiết sinh trưởng có thể làm thay đổi một số đặc điểm thực
vật học của hoa như: Thay đổi chiều cao cây, mùa sắc lá, thời gian sinh
trưởng, sự ra hoa, chất lượng và tuổi thọ của hoa. Những chất có tác dụng
kích thích sinh trưởng của cây gọi là chất kích thích sinh trưởng như: Auxin,
Gibberellin, Xytokinin Những chất có tác dụng kìm hãm các quá trình sinh
trưởng của cây gọi là chất kìm hãm sinh trưởng như: Axit abxixic, Etylen…
2.1.2.4. Nguyên tắc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng
- Việc sử dụng các chât điều tiết sinh trưởng thực vật trong nghề trồng
hoa cũng tuân theo các nguyên tắc chung như khi sử dụng chúng với các cây
trồng khác trong nông nghiệp là:
+ Nồng độ của các chất điều tiết sinh trưởng: Thông thường, ở nhiệt độ
thấp chúng có tác dụng như kích thích xúc tiến nảy mầm, tăng chiều cao, kích
thích nảy mầm, tăng khôi lượng… Ở nồng độ cao (hàng ngàn ppm) chúng ức
chế sinh trưởng ngọn hay toàn cây, gây rụng lá, xúc tiến ra hoa…
+ Chất điều tiết sinh trưởng thực vật không phải là chất dinh dưỡng nên
không thể thay thế cho phân bón. Vì vậy muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng
chất điều tiết sinh trưởng phải phối hợp với phân bón, đặc biệt các trường hợp
mốn làm tăng chiều cao và sinh khối của hoa
+ Mặc dù việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng, thực vật với nghề
trồng hoa có nhiều lợi nhuận nhưng ảnh hưởng tiêu cực của chúng đối với đất
đai, nước và sức khỏe con người không phải là không có, nhất là khi sử dụng
nhiều và thường xuyên các chất điều tiết sinh trưởng. Do đó phải sử dụng
đúng nồng độ, thời điểm và phương pháp ( Nguyễn Xuân Linh, 2002)[2]


7

2.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp dinh dưỡng qua lá
Cơ quan trên mặt đắt của cây đều có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
dưới dạng khí: CO
2
, O
2
, SO
2
… đặc biệt là lá cây – các chất này hấp thu rất
nhiều qua khí khổng, di vậy sự hấp thu các nguyên tố khoáng dưới dạng ion
từ dung dịch qua cơ quan trên mặt đất hoàn toàn có thể thực hiện được, tuy
nhiên khả năng hấp thụ sẽ khó khăn hơn. Tầng cutin bên ngoài cùng của lá có
thể thay đổi theo loài thực vật và tuổi thọ của cây, ở trên tầng này có nhiều lỗ
siêu nhỏ, mật độ của các lỗ trên tầng cutin rất cao ( 10
10
lỗ/cm
2 )
. Các lỗ này
đường kính 1 nm do đó dễ dàng cho các chất hòa tan có kích cỡ lớn nhất là
Ure (đường kính 0.04nm) đi qua nhưng nó lại không cho các phân có đường
kính lớn hơn (phân tử hữu cơ) đi qua (Horst, 1992)[7]
Thuật ngữ “ Foliar application” đã rất nổi tiếng ở các nươc phát triển
Châu Âu và Châu Mỹ, đó là phương pháp dùng phân khoáng dạng dung dịch
để phun lên lá cung cho cây, một phương pháp đặc biệt có hiệu quả nhanh và
nhiều ưu điểm nổi bật
Phương pháp dinh dưỡng qua lá đặc biệt quan trọng trong các
trường hợp sau :

- Tầng đất nghèo dinh dưỡng, khả năng dinh dưỡng của cây bị hạn chế
- Đất bị khô hạn không thể dinh dưỡng vào đất
- Dinh dưỡng qua l á là phương pháp rất phổ biến với các nguyên tố
trung lượng như: Mg, S và vi lượng được yêu cầu với lượng nhỏ, phương
pháp dinh dưỡng qua lá hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cây khi được sử
dụng 2 – 3 lần vào những thời điểm thích hợp.
- Hiệu lực nhanh chỉ sau vài phát cây có thể hấp thụ ngay do vậy rất có
hiệu quả để điều chỉnh sự mất cân bằng dinh dưỡng( ngay cả đối với nguyên
tố đa lượng như: Đạm, Kali) của cây khi chuyển từ gia đoạn từ sinh trưởng
sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Lúc này các chất dinh dưỡng được tập

8

chung vàohình thành cơ quan sinh sản làm giảm sinh trưởng của bộ rễ, giảm
hút khoáng dẫn đến mất cân bằng, nên việc bổ sung qua lá sẽ khắc phục được
tình trạng trên.
- Lúc này các chất dinh dưỡng được tập trung vào hình thành cơ quan
sinh sản làm giảm sinh trưởng của bộ rễ, giảm hút khoáng dẫn đến mất cân
bằng nước, nên việc bổ sung qua lá sẽ khắc phục được tình trạng trên
- Cây sử dụng phân phun lên lá nhanh chóng nên hiệu lục sử dụng cao,
có thể sử dụng 90% (Tlustos 2001)[8], so với 40– 50% với đạm khi bón vào
đất do hạn chế ô nhiễm đất và nước ngầm
- Phương pháp dinh dưỡng qua lá còn rất hiệu quả khi trong đất có hiện
tượng đối kháng ion giữa K
+
và Mg
2+,
khi đódinh dưỡng vào đất không có
hiệu quả thậm chí làm cho cây chết do mất cân bằng
- Bón Mg và các nguyên tố vi lượng làm tăng các hàm lượng nguyên tố

trong nông sản. Do đó dinh dưỡng qua lá đặc biệt có hiệu quả trong
trường hợp cần nâng cao hàm lượng đạm, khoáng chất nông sản, cải thiện
chất lượng nông sản là vẫn đề đang được nhân loại cũng như các nhà dinh
dưỡng cây trồng quan tâm.
2.1.3.1 Tình hình nghiên cứu về chất kích thích sinh trưởng và dinh dưỡng
qua lá trong sản xuất hoa.
Thực vật không những cần các chất Protein, Gluxit, Lipit, Axit
Nucleic… để cấu trúc tế bào, mô và cung cấp năng lượng cho hoạt động sống
mà còn rất nhiều các chất có hoạt tính sinh lý như Vitamin, enzym và
hoocmon. Trong đó các hoocmon có vai trò rất quan trọng trong việc điều
chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý của chúng.
Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau
được tổng hợp với một lượng rất nhở trong cơ quan, bộ phận nhất định của
cây và từ đấy vận chuyển đến cơ quan, bộ phận khác của cây để điều hòa các

9

hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng phát của cây và duy trì mối quan
hệ hài hòa giữa các cơ quan, các bộ phận trong cơ thể.
Song song với các Phytohoocmon được tổng hợp trong cơ thể thực vật,
ngày này bằng con đường hóa học, con người đã tổng hợ nên hàng loạt các
chất khác nhau, nhưng có hoạt tính sinh học tương tự với hoocmon thực vật
để làm phương tiện điều chỉnh về mặt hóa học sự sinh trưởng phát triển của
cây trồng nhằm tăng năng suất và cải thiện chất lượng nông sản. Các chất này
gọi là chất điều tiết sinh trưởng tổng hợp. Các chất điều chỉnh sinh trưởng này
ngày càng phong phú và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.
Các hoocmon thực vật cùng với các chất điều tiết sinh tiết sinh trưởng
tổng hợp tạo nên một nhóm các chất điều hoa sinh trưởng thực vật. Chúng có
tác dụng điều hòa quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ tế ào trứng thụ
tinh và phát triển thành phôi cho đến cây ra hoa kết quả, hình thành cơ quan

sinh sản và kết thúc chu kỳ sống của mình.
Về đại cương các chất điều hòa sinh trưởng thực vật được chia thành
hai nhóm có tác dụng đối kháng về sinh lý: Các chất kích thích sinh trưởng và
các chất ức chế sinh trưởng.
Các chất điểu chỉnh sinh trưởng ở nồng độ sinh lý có tác dụng kích
thích các quá trình sinh trưởng của cây gọi là các chất kích thích sinh trưởng.
Thuộc các chất kích thích sinh trưởng bao gồm Auxin, Xytokinin,
Gibberellin.
Các chất điều chỉnh sinh trưởng gây tác dụng ức chế lên quá trình
sinh trưởng của cây gọi là chất ức chế sinh trưởng. Chúng bao gồm các
chất Axit abxixic, Etylen, các chất Phenol, các chất làm chậm sinh trưởng,
các chất diệt cỏ…

10

2.1.3.2. Một số ứng dụng chất kích thích sinh trưởng trong sản xuất hoa
* Xúc tiến sự nảy mầm của hạt giống và củ giống :
Sự ngủ nghỉ của hạt và của giống được quyết định cân bằng ABA/GA
3
.
Do đó, có thể thay đổi cân bằng đó có lợi cho sự này mầm bằng các giảm nhẹ
ABA hoặc tăng GA
3
. Với nhiều hạt giống và củ giống hoa việc sử lý GA
3
2 –
5 ppm có tác dụng xúc tiến nảy mầm tốt ( cẩm chướng, Violet, lay ơn .
Lily…)
* Xúc tiến hình thành rễ bất định của cành chiết, cành giâm trong nhân
giống vô tính:

Có rất nhiều loại hoa được nhân giống theo con đường vô tính: Cúc,
Thược dược, Cẩm chướng, Hồng, Đào… Hàm lượng auxin trong cành
chiết, cành giâm khá thấp không đủ để gây ra sự phân hóa rễ bất định. Do
đó người ta phải xử lý auxin ngoại sinh cho cành chiết, cành giâm để làm
nhanh sự ra rễ
Nồng độ auxin ( IBA hoặc NAA) cụ thể với một số hoa như sau (ppm)
Cúc 1.000 Thược dược 500 Đào 3.000
Hồng 2.000 Hoa giấy 2.000
* Điều khiển sự ra hoa
Sự ra hoa của cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, tương quan sinh trưởng, phát triển, hàm
lượng các chât điều tiết sinh trưởng… Xét cho cùng thì các ảnh hưởng của
điều kiện ngoại cảnh như : ánh sáng, ẩm độ và nhiệt độ không khí đều ảnh
hưởng đến các vật chất xúc tiến ra hoa ở trong cây, trong đó các
Phytohoocmon đóng vai trò quan trọng.
GA
3
và chất đối kháng với GA
3
CCC được sử dụng rộng rãi để xúc tiến
sự ra hoa

11

Cây Cúc ra hoa mùa hè nhưng có thể ra hoa vụ đông khi được xử
lýGA
3
20 – 25 ppm (Cúc trắng Nhật, Cúc tím lá nhọn, Cúc hống hè). Cúc
Nhật thường mẫn cảm với quang chu kỳ và nhiệt độ thấp, nên ở Nhật người ta
thường xử lý GA

3
5 – 10 pp, vào đỉnh sinh trưởng để làm cho nhanh ra hoa.
Hoa Trà nếu được xử lý CCC có thể ra hoa sau 1 năm giâm cành.
Trong khi đó hoa Trà không được xử lý phải 3 – 4 năm sau mới có hoa.
Hoa Nhài có thể ra hoa sớm hơn nếu được xử lý CCC 1000 ppm
Xử lý hoa Lay ơn với GA
3
100 ppm trước khi trồng, sau đó định kỳ 30
ngày một lần phun GA
3
100 ppm cho hoa nở sớm hơn, bông dài, nhiều mỏ và
bền hơn. Lay ơn là một trong rất ít cây mà chiều cao của cây được kích thích
khi sử dụng CCC. Phun CCC nồng độ 8000 ppm ba lần. Lần thứ nhất xử lý
ngay sau khi mọc, lần thứ 2 sau 4 Tuần, lần thứ 3 cách 3 tuần sau lần thứ 2,
tức khoảng 25 ngày trước khi ra hoa. Kết quả là hoa tự kéo dài, số lượng hoa
trên một ngồng hoa nhiều hơn.
+ Điều khiển sinh trưởng của cây
Làm tăng chiều cao và sinh khối của toàn cây
GA
3
10 – 15 ppm làm tăng chiều dài cành hoa, do đó nâng cao được
chất lượng hoa cắt ở hầu hết các loài hoa
Ví dụ: NAA 500 ppm thúc đẩy sự phân nhánh của Nhài, Thược dược
NAA 200 ppm làm tắng năng suất hoa Nhài 20%
 NAA 50 ppm làm nụ hoa láy ơn to, bông dài, nhiều bông hơn …
- Làm ngắn thân của một số loài hoa đặc biệt là hoa chậu CCC 0.25 –
1% có tác dụng ức chế chiều cao của một số hoa châu ( Hồng, Cẩm chướng,
Cúc, Lily ).
- Ức chế sự hình thành chồi bên ở hoa Cúc, hoa Cẩm chướng.
Để hoa nở lúc cần thiết, người ta sử dụng GA

3
và IBA (1 loại Xytokinin). Nồng
độ sử dụng dao động trong khoảng 2 – 50 ppm với GA
3
và 5 – 10 ppm với IBA.

12

2.1.4. Những nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá
2.1.4.1. Nghiên cứu về dinh dưỡng đạm qua lá
Đạm là nguyên tố cấu thành tất cả các bộ phận của cây, đạm có mặt
trong hàng loạt các chất hữu cơ quan trong như aminoaxit, axitnucleic, diệp
lục, protein, Phytohoocmon và các hợp chất thứ cấp. Đạm là một nguyên tố
dinh dưỡng quan trọng nhất quyết định năngsuất, phẩm chất cây trồng.
Những nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng đạm trong lá đến hàm
lượng đạm tổng số trong cơ qua của thực vật cho thấy việc bón Uree qua lá ở
các giai đoạn khác vào chắc chắn làm tăng hàm lượng đạm ở cả hạt và các bộ
phận của cây.
Một vấn đề cấp bách phải khắc phục là sự mất đạm do hiện thưởng rửa
trôi, xói mòn ở các nước nhiệt đới và những vùng đất có kém làm cho nguyên
tố đạm luôn là nhân tố hạn chế trong đất đang là vấn đề được các nhà khoa
học về nông nghiệp hiện đại tìm cách khắc phục. Việc bón phân qua lá một
lượng đạm nhỏ hiện đang là phương pháp có ý nghĩa để hạn chế sự mất đạm,
giảm ô nhiễm tăng năng suất cây trồng và cải thiện nâng cao hàm lượng đạm
trong nông sản, từ đó thỏa mãn những mong đợi và nhu cầu của con người.
2.1.4.2. Dinh dưỡng Mg qua lá của cây trồng
Hiện nay hiện tượng thiếu Mg đang trở thành phổ biến đối với các vùng
đất ở Trung Âu, Bắc Âu. Ở Việt Nam đặc biệt là vùng núi phía bắc với đa
phần là đất dóc nghèo dinh dưỡng do thường xuyên bị lũ lụt, xói mòn, rửa
trôi, nên đất kém kết cấu dẫn đến hàm lượng N và Mg bị rửa trôi lớn hơn so

với nơi khác. Hiên tượng thiếu Mg còn ảnh hưởng lớn đến các nguyên tố khác
cũng như sự hấp thu nước dẫn đến giảm hiệu lục của phân bón, giảm năng
suất, phẩm chất cây trồng. Việc cung cấp Mg bằng con đường phân bón lá là
cần thiết.

13

2.1.5. Đặc điểm của một số chất kích sinh trưởng và phân bón lá
- Atonik: Hợp chất nitr thơm… 1.8g/l là chất kích sinh trưởng, có thể
dùng ngâm, tưới, phun.
- GA
3
: Gibberellin
- Phân bón lá NPK Trung Quốc: (30-10-10)
Thành phần: NO
3
3.32%, NH
4
2.42%, Urea – N: 24.26%, P
2
O
5
: 10%,
K
2
O:10%, Mg:0.2%, B:0.09%, Cu: 0.02%, Fe :0.1%, Mn 0.05%, Mo0.002%,
Zn 0.002%, Co:0.0005%
- Phân bón lá Đầu trâu: 15%N, 30% P
2
O

5,
15%K
2
O, 0,05% Ca, 0,05%
Mg, 0,05% Zn, 0,025% Fe, 0,05% Cu, 0,25% Mn, 0,03%B, 50GA3 ppm,
5oNAA ppm
( Trích thành phần lấy trên bao bì)
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
Lily là loài hoa cắt được trồng rộng rãi trên thế giới (Beers.C.M,
2005)[28]. Hoa có hình dáng đẹp, màu sắc phong phú, quyến rũ, sang trọng,
nhất là nhóm Lily thơm (L.longiflorum Thumb) được coi là biểu tượng của sự
thanh khiết và lộng lẫy (Lê Quang Long và CS, 2006)[14]. Hiện nay, Lily
đang là một trong sáu loài hoa cắt phổ biến, quan trọng nhất trên thế giới (De
Hertogh & Le Nard, 1993)[34]. Mặc dù Lily mới được phát triển trong những
năm gần đây, nhưng đã có thị trường tiêu thụ rộng lớn do đa dạng về chủng
loại và số lượng các giống lai thương mại (De Hertogh, 1996)[35]. Lily có
thể trồng làm hoa cắt, hoa trong chậu và hoa ngoài vườn (De Hertogh, 1996;
Grassotti, 1996 ; Mynett, 1996) [35], [37], [41]. Tuy nhiên, hoa Lily được
trồng nhiều ở một số nước, như : Hà Lan, Pháp, New Zealand, Mỹ, Chi Lê,
Italia, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc

14

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất hoa Lily ở một số nước trên thế giới (ha)
TT
Nƣớc
Năm 1989-
1990
Năm 1997-

1998
Năm 1999-
2001
1
Hà Lan
1200
4000
5000
2
Pháp
30
150
420
3
Canada và Mỹ
200
215
235
4
Nhật
370
350
360
5
Úc
50
350
400
6
Chi Lê

8
45
135
7
Hàn Quốc
131
209
250
(Nguồn: Đặng Văn Đông, 2005)
Hà Lan là nước đứng đầu trong các nước sản xuất hoa Lily về cả củ
giống và hoa Lily thương phẩm. Lily là cây đứng thứ 5 trong các loài hoa cắt
quan trọng của Hà Lan (Van Tuyl. J.M, 1996)[49]. Trong những năm gần đây
diện tích trồng Lily của Hà Lan tăng nhanh chóng: từ 100 ha năm 1970 lên
4800ha năm 2000 (Van Tuyl. J.M, 2005)[48].
Phần lớn Lily được lai giống và sản xuất ở Hà Lan (Chi.H.S,
1999)[32]. Thông qua các chương trình nghiên cứu, tạo giống tiên tiến: nuôi
cấy mô tế bào trong ống nghiệm (In vitro), tạo giống đa bội thể, chuyển gen
đã tạo ra nhiều giống mới có khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh
tốt, hoa đẹp, năng suất cao (Van Tuyl.J.M, 1996)[49]. Hàng năm, Hà Lan sản
xuất được 11,8 tỷ cành hoa cắt, trong đó Lily chiếm 3,5% (Beers.C.M, Barba-
Gonzalez.R, Van Silfhout.A.A, Ramanna.M.S, and Van Tuyl.J.M, 2005)[48].
Mỗi năm sản xuất 2,21 tỷ củ Lily giống, thì 2,11 tỷ củ (95,5%) được sử dụng
làm hoa cắt, trong đó khoảng 0,41 tỷ củ (19,4%) được trồng ở trong nước,
xuất khẩu sang các nước châu Âu 1 tỷ củ và các nước ngoài châu Âu 0,7tỷ củ
(Buschman, 2005)[30]. Công nghệ sản xuất hoa Lily của Hà Lan tiên tiến, đầu

15

tư cơ sở vật chất lớn, như nhà kính năm 2003 có tới 266ha (Jo Wijnands,
2005)[38]. Do đó, Hà Lan có thể sản xuất hoa Lily quanh năm, nên giá thành

sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao.
Trung Quốc là nước trồng hoa Lily sớm nhất, những nghiên cứu thấy
rằng từ đời Đường người ta đã trồng Lily để lấy củ ăn như một món ăn sang
trọng có lợi cho sức khoẻ ()[56]. Hiện nay Trung Quốc
có 46 loài 18 biến chủng Lily, chiếm khoảng 50% tổng số loài trên thế giới
(Zhao.X, 1996)[51].
Từ đầu thập niên 1990 nghiên cứu sản xuất giống lai khác loài Lily đã
được tiến hành ở Hàn Quốc (Rhee, 2002)[42]. Hiện nay Hàn Quốc đang tập
trung nghiên cứu sản xuất giống sạch bệnh vi rút, nghiên cứu sản xuất kết hợp
quản lý dịch hại, khắc phục bệnh sinh lý để đưa vào trồng trọt.
Đài Loan là nước có công nghệ sản xuất hoa Lily cắt cành tiên tiến,
trình độ canh tác cao, diện tích trồng hoa Lily khá lớn: năm 2001 có 490ha
trồng Lily, giá trị xuất khẩu Lily cắt cành đạt 7,4 triệu USD.
Ngoài các nước kể trên còn có nhiều nước khác trên thế giới trồng
Lily, như: Mỹ, Đức, Pháp, Canada, Israel, Úc, Chi Lê, Mêhicô, Côlômbia,
NewZeland, Thái Lan, Singapore…
2.3. Tình hình sản xuất hoa Lily ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất hoa Lily ở Việt Nam
a. Tình hình sản xuất hoa Lily trong nước
So sánh với chủng loại hoa khác thì sản xuất hoa Lily ở nước ta chiếm
một tỷ lệ thấp về cả diện tích và số lượng.
Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng hoa Lily nhiều nhất so với
các địa phương khác trong cả nước, chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích
trồng hoa. Tình hình phát triển hoa Lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, do có điều
kiện ngoại cảnh phù hợp cho sự phát triển của các giống hoa. Hơn nữa Đà Lạt

16

có kỹ thuật trồng hoa Lily cao hơn những vùng khác, nên hoa sinh trưởng
phát triển tốt, chất lượng hoa đồng đều. Lily là một trong những loại hoa đem

lại hiệu quả kinh tế cao cho một số công ty hoa ở Đà Lạt. Ở đây có một công
ty nước ngoài đầu tư sản xuất hoa Lily từ năm 1994, diện tích trồng hoa Lily
khoảng 4 ha, mỗi năm cung cấp cho thị trường 3 triệu cành.
Hiện nay, một số tỉnh miền núi phía Bắc, như: Lạng Sơn, Sơn La, Bắc
Kạn, Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên đã
tiến hành sản xuất một số giống Lily thương mại: Tiber, Sorbonne, Siberia,
Acapulco, Stargazer, Yelloween, Starfighter nhưng mới ở quy mô thử
nghiệm nhỏ, chưa đưa ra sản xuất đại trà.
Nhìn chung, việc sản xuất hoa Lily của nước ta còn nhiều hạn chế về
diện tích, năng suất và sản lượng, dẫn tới giá thành hoa cắt còn khá cao, trung
bình 20.000 - 30.000 đồng/cành Lily ; dịp lễ, tết có thể lên tới 50.000
đồng/cành thậm chí 80.000đồng/cành.
2.3.2. Một số đặc điểm chung của nghề trồng Lily ở Việt Nam
Ngành sản xuất hoa nói chung, sản xuất Lily nói riêng ở nước ta còn
nhiều tồn tại :
- Về quy mô : các cơ sở sản xuất hoa cắt cành ở nước ta ở quy mô hộ
gia đình nhỏ lẻ, manh mún, đơn lẻ
- Về kỹ thuật: Kỹ thuật sản xuất lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính,
nhân giống bằng phương pháp cổ truyền: gieo hạt, trồng bằng củ, mầm nên
giống dễ bị thoái hoá, chất lượng hoa kém. Đầu tư khoa học kỹ thuật còn thấp
so với các nước trong khu vực và thế giới; chủ yếu là sản xuất ngoài tự nhiên;
tính đến năm 2005, tỉ lệ diện tích hoa cây cảnh áp dụng biện pháp tiến bộ
khoa học, kỹ thuật mới chỉ đạt khoảng 35%, diện tích trồng hoa cây cảnh
trong nhà có mái che chiếm 5% (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007)[11], trong đó tập
trung chính ở Lâm Đồng với 650ha diện tích trồng hoa trong nhà màng

×