Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu giá trị sống của người già việt nam của NCS nguyễn đắc tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.9 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________________
NGUYỄN ĐẮC TUÂN
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ SỐNG
CỦA NGƯỜI GIÀ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tâm lý học
Chuyên ngành đào tạo thí điểm
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội - 2015
Công trình khoa học được hoàn thành tại:
1
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Lê Khanh
2. PGS. TS. Võ Thị Minh Chí
Giới thiệu 1:……………………………………………………
Giới thiệu 2:……………………………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp cơ sở, họp
tại ………………………………………………………
Vào hồi:… giờ, ngày… tháng… năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
MỞ ĐẦU
2
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ở nước ta, người già chiếm tỷ lệ không nhỏ trong
xã hội và có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo Tổng cục thống kê
đưa ra, ước tính đến năm 2029 có khoảng 17,3 triệu người già (chiếm


16,8% dân số cả nước), năm 2049 sẽ tăng lên là 25,5 triệu người
(chiếm 23,5% dân số cả nước). Do đó, Việt Nam phải đối mặt với sự
già hóa dân số và các vấn đề an sinh xã hội đối với người già.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều biến động, kéo theo
sự thay đổi giá trị sống của con người, trước bối cảnh đó, người già
Việt Nam đang hướng tới những giá trị sống nào và những giá trị
sống đó được vận dụng như thế nào trong cuộc sống thực của họ?
hay nói cách khác, mục tiêu, động lực sống của người già là sống vì
cái gì? để trả lời cho những câu hỏi được đưa ra ở trên, đề tài:
"Nghiên cứu giá trị sống của người già Việt Nam" được tiến hành.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng giá trị sống của người già Việt Nam tại
thời điểm nghiên cứu và phân tích một số yếu tố chủ quan và khách
quan ảnh hưởng đến giá trị sống của họ. Trên cơ sở đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm góp phần nâng cao đời sống của người già Việt Nam
hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu được triển khai như sau:
3.1. Về lý luận: xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
3.2. Về thực tiễn:
- Xác định các tiêu chí nghiên cứu của luận án - 7 giá trị sống
của người già, tìm các chỉ báo của các tiêu chí ở trên với sự trợ giúp
của "sơ đồ tư duy".
3
- Xây dựng phiếu điều tra, chỉnh sửa theo sự góp ý của các
chuyên gia, hoàn thiện phiếu điều tra, tiến hành điều tra thực trạng
giá trị sống của người già.
- Phân tích những yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng
đến giá trị sống của người già.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao đời sống

của người già Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng, khách thể và giới hạn nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giá trị sống của người già Việt Nam tại thời điểm nghiên
cứu.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu người già trong độ tuổi từ 60 ÷
74. Số khách thể nghiên cứu ở từng phương pháp cụ thể sẽ được mô
tả ở bảng 3.1 trong chương 3.
4.3. Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu giá trị sống của người già Việt Nam trên cơ sở
12 giá trị sống cơ bản của con người được UNESCO thừa nhận thông
qua các mặt nhận thức, thái độ, hành vi.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Giá trị sống của người già Việt Nam vận hành trong cuộc
sống thực của họ như một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn giữa các giá
trị sống cụ thể thông qua ba mặt nhận thức, thái độ, hành vi. Sự hình
thành và phát triển giá trị sống của người già chịu sự tác động của các
yếu tố chủ quan và khách quan.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng kết hợp 9 phương pháp nghiên cứu.
4
7. Những đóng góp của luận án
- Đề tài đã xác định được một số giá trị sống cụ thể của người
già Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu, đó là: hạnh phúc, tình
yêu thương, tôn trọng, tự do, trách nhiệm, hòa bình, đoàn kết.
- Bằng thực tiễn nghiên cứu đã chứng minh được rằng, các giá
trị sống cụ thể trên của người già Việt Nam vận hành thống
nhất, đan xen, hòa quyện vào nhau tạo nên đời sống thực của họ.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các

nghiên cứu về người già và có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo cho hoạt động của Hội người cao tuổi.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về giá trị, giá trị sống
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Trên bình diện văn hóa
1.1.1.2. Trên bình diện xã hội
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu về giá trị đã làm nổi bật lên một
số vấn đề sau:
- Giá trị quan hệ với niềm tin, thái độ, thế giới quan, động cơ,
mục tiêu, chuẩn mực, quy tắc xã hội.
- Sự lựa chọn giá trị khác nhau về giới tính, sắc tộc, tôn giáo,
độ tuổi, nền chính trị, giai tầng, v.v
- Giá trị có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát
triển nhân sinh quan, thế giới quan.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu người già
1.2.1.1. Nhu cầu hoạt động lao động của người già.
1.2.1.2. Mối quan hệ giữa người già với gia đình và xã hội
1.2.1.3. Nghiên cứu về đời sống tâm lý của người già
6
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận về giá trị
2.1.1. Định nghĩa giá trị
Giá trị được hiểu là: sự phản ánh mối quan hệ đánh giá giữa
chủ thể với khách thể diễn ra trong những điều kiện lịch sử - xã hội
cụ thể và trình độ phát triển nhân cách của chủ thể, trên nguyên tắc

có ích, có lợi, quan trọng, cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển
của chủ thể.
2.1.2. Đặc trưng cơ bản của giá trị
Giá trị được tạo nên bởi thực tế của lịch sử xã hội; chứa đựng
yếu tố nhận thức, tình cảm và hành vi của chủ thể; giá trị không nhất
thành bất biến; giá trị tồn tại trong mối quan hệ với xu hướng nhân
cách.
2.1.3. Tính chất cơ bản của giá trị
Tính khách quan, tính chủ quan, tính lịch sử và tính tương
đối ổn định.
2.1.4. Phân loại giá trị
Theo UNESCO, Hồ Chí Minh, Phạm Minh Hạc, Milton
Rokeach
2.2. Cơ sở lý luận về giá trị sống
2.2.1. Định nghĩa giá trị sống
Giá trị sống là quá trình cá nhân chiếm lĩnh lấy những giá
trị do loài người sáng tạo ra, đồng thời góp phần tạo thêm những giá
trị mới thông qua trải nghiệm của bản thân trong quá trình tích cực
hoạt động thực tiễn phù hợp với những điều kiện xã hội - lịch sử cụ
thể nhất định và trình độ phát triển nhân cách của mình; kích thích
mọi hành động tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể không
7
ngừng vươn tới và vận dụng chúng trong mối quan hệ của mình với
thế giới xung quanh, đặc biệt là với người khác.
Giá trị và giá trị sống là những khái niệm đồng đẳng, hai
cách nói khác nhau, nhưng có chung một nội hàm. Chính vì vậy, khi
nói về giá trị sống là đã hàm ý trong đó nói về giá trị và ngược lại.
2.2.2. Đặc trưng cơ bản của giá trị sống
Giá trị sống lôi cuốn nhận thức, thái độ và hành vi của con
người; nó tồn tại và phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với nhu

cầu; giá trị sống của cá nhân được hình thành và biểu hiện trong hoạt
động thực tiễn sống động của cá nhân đó với những cá nhân khác;
những điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể và trình độ phát triển nhân
cách của chủ thể quy định nội dung, tính chất và mức độ giá trị sống
của họ; giá trị sống vận động, phát triển không ngừng.
2.2.3. Đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển giá trị
sống
Sự hình thành, phát triển giá trị sống gắn liền với sự hình
thành, phát triển xu hướng nhân cách; với sự vận động, phát triển lứa
tuổi; với sự phát triển văn hóa của cá nhân; với quá trình giáo dục và
tự giáo dục.
2.2.4. Chức năng của giá trị sống
Chức năng định hướng và thúc đẩy hành động; giúp cá nhận
thích ứng trong những hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau; chức
năng hiện thực hóa cái tôi của chủ thể
2.3. Cơ sở lý luận về người già
2.3.1. Định nghĩa người già
Người già là lớp người trong độ tuổi từ 60 ÷ 74 đã tích luỹ
được nhiều những kinh nghiệm sống, có những cống hiến cho công
cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nay tuy đã đến tuổi
8
nghỉ ngơi, song họ vẫn tiếp tục đóng góp một phần công sức cho gia
đình và xã hội.
2.3.2. Vai trò của người già
2.3.2.1. Vai trò của người già trong gia đình
Người già là tấm gương sáng để con cháu noi theo; chọn lọc,
phát triển và truyền lại những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc cho
các thế hệ sau.
2.3.2.2. Vai trò của người già ngoài xã hội
Người già có vai trò rất lớn trong hệ thống chính trị - xã hội,

tham gia nhiều hoạt động đặc thù; giữ gìn và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc, v.v
2.3.3. Đặc điểm tâm, sinh lý của người già
2.3.3.1. Đặc điểm sinh lý của người già
Già là một hiện tượng sinh lý không thể tránh được đối với
con người. Từ 60 tuổi trở đi, quá trình lão hóa biểu hiện rõ rệt trên cơ
thể.
2.3.3.2. Đặc điểm tâm lý của người già
2.4. Cơ sở lý luận về giá trị sống của người già
2.4.1. Định nghĩa giá trị sống của người già
Giá trị sống của người già là quá trình người già chiếm lĩnh
lấy những giá trị do loài người sáng tạo ra, đồng thời góp phần tạo
thêm những giá trị mới thông qua trải nghiệm của bản thân trong
quá trình tích cực hoạt động thực tiễn phù hợp với những điều kiện
xã hội - lịch sử cụ thể nhất định và trình độ phát triển nhân cách của
mình; kích thích mọi hành động tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ
thể không ngừng vươn tới và vận dụng chúng trong mối quan hệ của
mình với thế giới xung quanh, đặc biệt là với người khác
2.4.2. Ba mặt biểu hiện của người già về giá trị sống
9
Theo Milton Rokeach, Shalom Schwartz, Dinane Tillman và
cộng sự cũng khẳng định: giá trị sống là thể hiện sự hiểu biết, khả
năng đánh giá và hành động thực tiễn của con người trong cuộc sống
để tiếp tục chiếm lĩnh lấy các giá trị sống khác. Do đó, khi nghiên
cứu thực trạng giá trị sống của con người nói chung, giá trị sống của
người già nói riêng tiến hành trên ba mặt: nhận thức, thái độ, hành vi.
2.4.3. Một số đặc điểm về giá trị sống của người già
Giá trị sống của người già mang ính ổn định; thuộc lĩnh vực
tinh thần; mang ý nghĩa thực hành, giáo dục, định hướng và hiện thực
hóa bản thân.

2.4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sống của người già.
2.4.4.1. Một số yếu tố chủ quan: tâm trạng của người già khi bước
vào giai đoạn nghỉ ngơi (về hưu); nhận thức của người già
về phương châm: sống khỏe, sống vui, sống có ích cho gia
đình và xã hội.
2.4.4.2. Một số yếu tố khách quan: cách ứng xử của con cháu đối với
người già; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước
đối với người già; truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
10
Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổ chức nghiên cứu
3.1.1. Tiến trình nghiên cứu
- Giai đoạn 1: nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
- Giai đoạn 2: tổ chức nghiên cứu thực tiễn
3.1.2. Địa bàn tổ chức nghiên cứu:
Đề tài chọn mẫu nghiên cứu là các khách thể đại diện cho 7
vùng kinh tế trong cả nước.
3.1.3. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu ở các phương pháp khác nhau tùy
thuộc vào mục đích nghiên cứu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: xác định cơ sở lý luận cho luận án, làm cơ sở cho
việc nghiên cứu thực tiễn.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Mục đích: nghiên cứu thực trạng giá trị sống và các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển giá trị sống của người già.
3.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
* Tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng tiêu chí nghiên cứu
của đề tài:

Mục đích: tiến hành tìm các tiêu chí – giá trị sống cơ bản của
người già dựa trên cơ sở 12 giá trị sống cơ bản của con người (được
UNESCO thừa nhận).
* Tham khảo ý kiến chuyên gia xây dựng các chỉ báo cho
từng tiêu chí - 7 giá trị sống của người già:
Mục đích: đi tìm các biểu hiện cụ thể về từng giá trị sống –
tiêu chí đã thu được ở trên bằng sự trợ giúp của "sơ đồ tư duy".
11
* Thiết kế phiếu điều tra trên cơ sở các tiêu chí và chỉ báo đã
thu được
Mục đích: tìm hiểu thực trạng giá trị sống và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển của nó ở người già.
* Tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia chỉnh sửa phiếu
điều tra sau khi được thiết kế:
Mục đích: tiến hành chỉnh sửa lần 1 trên cơ sở tìm ra những
nội dung chưa
* Điều tra thử theo phiếu đã chỉnh sửa:
Mục đích: đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực của phiếu điều tra,
hệ số tương quan r giữa các chỉ báo và xác định thời gian hoàn thành
phiếu có thể (lượng thời gian ngắn nhất và dài nhất). Trên cơ sở đó,
tiến hành chỉnh sửa lần 2, hoàn thiện phiếu để tiến hành điều tra
chính thức:
* Điều tra chính thức theo phiếu hoàn chỉnh
Mục đích: tìm hiểu thực trạng giá trị sống của người già và
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển giá trị sống của
họ.
3.2.2.2. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Mục đích: định hướng nghiên cứu, xác định phương pháp
luận, xây dựng cơ sở lý luận, xác định các tiêu chí, các chỉ báo, thiết
kế phiếu điều tra, v.v của đề tài.

3.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin
đã thu được từ khảo sát trên diện rộng. Có những dữ liệu phục vụ cho
phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình và tư vấn.
12
3.2.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm
Mục đích: làm rõ kết quả thu được từ các phương pháp
nghiên cứu khác, phát hiện những khách thể có những vấn đề cần sự
hỗ trợ của công tác tư vấn và có những thông tin, tài liệu phong phú,
chính xác để phục vụ cho phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý
điển hình.
3.2.2.5. Phương pháp tư vấn cá nhân
Mục đích: giúp 02 khách thể và con ruột của họ, nhận thức
và tự tháo gỡ những vấn đề đang gặp phải trong cuộc sống mà nhà
nghiên cứu đã phát hiện ra trong quá trình khách thể tham gia thảo
luận nhóm và trong quá trình nhà nghiên cứu tham gia sinh hoạt câu
lạc bộ người cao tuổi cùng với họ.
3.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình
Mục đích: tìm ra được giá trị sống của người già, các yếu tố
tác động đến sự hình thành và phát triển giá trị sống của từng trường
hợp điển hình.
3.2.2.7. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán
học
Mục đích: phân tích độ tin cậy, độ giá trị, độ tương quan giữa
các biểu hiện về giá trị sống và các yếu tố tác động, các biến về giới
tính, trình độ học vấn, tuổi, khu vực, nghề nghiệp, v.v
Cách cho điểm và xếp loại đánh giá chung
IV - Hoàn toàn đúng, hoàn toàn đồng ý, rất thường xuyên - 4
điểm
III - Đúng, đồng ý, thường xuyên - 3 điểm

II - Đúng một phần, ít đồng ý, thỉnh thoảng - 2 điểm
I - Hoàn toàn không đúng, hoàn toàn không đồng ý, không
bao giờ - 1 điểm.
13
Dựa vào công thức [(4 - 1):4 = 0,75], tìm ra định khoảng giá
trị sống của người già cụ thể như sau:
i) Mức 4: rất
cao
3,25 ÷
4,00
iii) Mức 2: trung
bình 1,73 ÷ 2,48
ii) Mức 3: cao
2,49 ÷
3,24
iv) Mức 1: thấp
1,00 ÷ 1,72
14
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ SỐNG
CỦA NGƯỜI GIÀ VIỆT NAM
4.1. Thực trạng 7 giá trị sống cụ thể của người già Việt Nam
4.1.1. Giá trị sống hạnh phúc
Có sự thống nhất cao trong nhận thức, thái độ và hành vi của
người già về giá trị sống hạnh phúc. Con số định lượng về Ʃ = 3,38
với ĐLC = 0,27 và ± 1σ chạy từ 3,11 ÷ 3,65 (chiếm 69,1% khách
thể) cho thấy, ý kiến lựa chọn của khách thể nghiên cứu về giá trị
sống hạnh phúc có độ tập trung cao và nằm trên đường cong phân bố
chuẩn. Điều này được hiển thị như sau:
Biểu đồ 4.4. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống hạnh phúc

4.1.2. Giá trị sống tình yêu thương
Có sự thống nhất cao trong nhận thức, thái độ và hành vi của
người già. Đặc biệt, kết quả thu được về Ʃ = 3,29 với ĐLC = 0,26 và
± 1 σ chạy từ 3,03 ÷ 3,55 (chiếm 69,2% khách thể) chứng tỏ ý kiến
lựa chọn của người già về giá trị sống tình yêu thương có độ tập
trung cao và nằm trên đường cong phân bố chuẩn. Các con số ở trên
được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 4.8. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống tình yêu
thương
15
4.1.3. Giá trị sống tôn trọng
Có sự thống nhất cao trong nhận thức, thái độ và hành vi của
người già về giá trị sống tôn trọng. Đặc biệt, kết quả thu được về Ʃ =
3,22 với ĐLC = 0,26 và ± 1 σ chạy từ 2,96 ÷ 3,48 (chiếm 69,3%
khách thể) chứng tỏ ý kiến trả lời của khách thể về giá trị sống tôn
trọng có độ tập trung cao và nằm trên đường cong phân bố chuẩn.
Số liệu trên được thể hiện trong biểu đồ 4.3 dưới đây:
Biểu đồ 4.12. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống tôn trọng
4.1.4. Giá trị sống tự do
Có sự thống nhất cao trong nhận thức, thái độ và hành vi của
người già về giá trị sống tự do. Kết quả thu được về Ʃ = 3,12 với
ĐLC = 0,29 và ± 1σ chạy từ 2,83 ÷ 3,41 (chiếm 68,9% khách thể)
chứng tỏ ý kiến trả lời của khách thể về giá trị sống tự do có độ tập
trung cao và nằm trên đường cong phân bố chuẩn.
Số liệu ở trên được hiển thị ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.16. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống tự do
4.1.5. Giá trị sống trách nhiệm
- Có sự thống nhất cao giữa mặt nhận thức, thái độ và hành
vi của người già về giá trị sống trách nhiệm. Đặc biệt, kết quả thu
được về Ʃ = 3,28 với ĐLC = 0,30 và ± 1 σ chạy từ 2,99 ÷ 3,59

(chiếm 68,1% khách thể) chứng tỏ ý kiến lựa chọn của khách thể có
16
độ tập trung cao và nằm trên đường cong phân bố chuẩn. Điều này
được thể hiện dưới đây:
Biểu đồ 4.20. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống trách
nhiệm
4.1.6. Giá trị sống hòa bình
- Có sự thống nhất cao trong nhận thức, thái độ, hành vi của
người già đối với giá trị sống hòa bình. Kết quả thu được về Ʃ = 3,19
với ĐLC = 0,27 và ± 1 σ chạy từ 2,92 ÷ 3,46 (chiếm 68,7% khách
thể) chứng tỏ ý kiến lựa chọn của khách thể về giá trị sống hòa bình
có độ tập trung cao và nằm trên đường cong phân bố chuẩn. Các con
số định lượng nêu trên được hiển thị ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.24. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống hòa bình
4.1.7. Giá trị sống đoàn kết
Có sự thống nhất cao trong nhận thức, thái độ và hành vi của
người già về giá trị sống đoàn kết. Kết quả thu được về Ʃ = 3,17 với
ĐLC = 0,29 và ± 1 σ chạy từ 2,88 ÷ 3,46 (chiếm 68,3% khách thể)
chứng tỏ ý kiến lựa chọn của người già về giá trị sống đoàn kết có độ
tập trung cao và nằm trên đường cong phân bố chuẩn. Điều này được
hiển thị qua biểu đồ dưới đây:
17
Biểu đồ 4.28. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống đoàn kết
Tóm lại, hạnh phúc, tình yêu thương, tôn trọng, tự do, trách
nhiệm, hòa bình và đoàn kết là những giá trị sống đích thực của
người già Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu.
4.2. Thực trạng giá trị sống của người già Việt Nam
- Điểm trung bình của 7 giá trị sống cụ thể đạt mức từ cao
đến rất cao: ĐTB = 3,12 ÷ 3,38 và ý kiến rất tập trung với ĐLC =
0,26 ÷ 0,30.

- Giữa 7 giá trị sống cụ thể tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01.
Bảng 4.36. Tương quan giữa 7 giá trị sống cụ thể của người già
Giá trị sống Hạnh
phúc
Tình
yêu
thương
Tôn
trọng
Tự
do
Trách
nhiệm
Đoàn
kết
Hòa
bình
Hạnh phúc .768
**
.623
**
.699
**
.806
**
.602
**
.632
**
Tình yêu thương .768

**
.760
**
.722
**
.729
**
.716
**
.713
**
Tôn trọng .623
**
.760
**
.774
**
.676
**
.777
**
.744
**
Tự do .699
**
.722
**
.774
**
.714

**
.636
**
.660
**
Trách nhiệm .806
**
.729
**
.676
**
.714
**
.617
**
.648
**
Đoàn kết .602
**
.716
**
.777
**
.636
**
.617
**
.817
**
Hòa bình .632

**
.713
**
.744
**
.660
**
.648
**
.817
**

**.
Sự tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01
- Mối tương quan giữa mặt nhận thức, thái độ và hành vi của
người già về giá trị sống như sau:
Bảng 4.37. Tương quan giữa các mặt biểu hiện của người
già về giá trị sống
Biểu hiện Nhận thức Thái độ Hành vi
Nhận thức .657
**
.582
**
Thái độ .657
**
.694
**
Hành vi .582
**
.694

**

**.
Sự tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01
18
Giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi của người già về
giá trị sống tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01. Dự báo sự ảnh hưởng
xét theo ba mặt biểu hiện thu được giá trị ß = 0,386; 0,351; 0,400.
Khi tác động đến giá trị sống của người già thì mặt hành vi chiếm ưu
thế hơn mặt nhận thức và thái độ.
So sánh mức độ biểu hiện giá trị sống theo nhân khẩu học,
quan sát thấy sự khác nhau về mô hình sống với (p = 0,000) và trình
độ học vấn của các khách thể nghiên cứu với (p = 0,002).
Có sự thống nhất cao trong nhận thức, thái độ, hành vi của
người già đối với giá trị sống. Kết quả thu được về Ʃ = 3,24 với ĐLC
= 0,25 và ± 1σ chạy từ 2,99 ÷ 3,49 (chiếm 68,4% khách thể) càng
khẳng định ý kiến của người già về giá trị sống có sự tập trung cao và
nằm trên đường cong phân bố chuẩn. Các con số định lượng ở trên
được hiển thị trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.32. Phân bố ý kiến của người già về giá trị sống
Như vậy, tại thời điểm nghiên cứu giá trị sống của người
già Việt Nam đạt điểm trung bình ở mức cao: ĐTB = 3,24 và ý kiến
rất tập trung với ĐLC = 0,25.
19
4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sống của người già Việt Nam
Bảng 4.34. Ý kiến của người già về các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị
sống của họ
Stt
Yếu tố ảnh
hưởng

Mức độ (đơn vị:%)
IV III II I
(1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2)
1
Phẩm chất ý chí
của người già.
95,
4
4,6
2
Sự thừa hưởng
giáo dục gia đình,
nhà trường và xã
hội của người già.
98,0 2,0
3
Sự sở hữu cá nhân
của người già đối
với những giá trị
do xã hội tạo ra.
84,
5
15,5
4
Bầu không khí
tâm lý trong gia
đình.
95,
4
4,6

5
Ý thức trách
nhiệm đối với bản
thân, gia đình và
xã hội của người
già.
86,3 13,7
6
Năng lực đánh giá
các vấn đề của
người già.
74,
7
25,3
7 Trình độ phát
triển kinh tế - xã
96,1 3,9
20
hội của đất nước
mà người già là
thành viên.
8
Chủ trương chính
sách của Đảng và
Nhà nước mà
người già đã được
thừa hưởng.
78,3 21,7
9
Sự trải nghiệm

của bản thân
người già.
89,2 10,8
10
Sự quan tâm
chăm sóc của
người bạn đời,
con cháu, mọi
người xung quanh
đối với bản thân.
96,1 3,9
11
Quan điểm sống
của người già
86,5 13,5
Kết quả thu được ở bảng 4.34 cho thấy, tuyệt đại đa số người
già đều thừa nhận những yếu tố được đề cập đến có ảnh hưởng tích
cực ở mức mạnh và rất mạnh đến giá trị sống của họ.
Dự báo yếu tố ảnh hưởng chủ quan và khách quan đến giá trị
sống cho thấy, giá trị sống của người già chịu ảnh hưởng của các yếu tố
chủ quan và khách quan, trong đó, yếu tố chủ quan thuộc về: "ý thức
trách nhiệm của người già đối với bản thân, gia đình và xã hội" có ảnh
hưởng mạnh nhất xuyên suốt 7 giá trị sống cụ thể và giá trị sống chung
của người già Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu. Điều này được hiển
thị cụ thể ở bảng dưới đây:
21
Bảng 4.35. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sống của người già
Stt Giá trị sống
Các yếu tố ảnh hưởng
Chủ quan Khách quan Mạnh nhất

1 Hạnh phúc 1;5;9 4;10 5
2 Tình yêu thương 5;6;9 5
3 Trách nhiệm 1;2;5;9 4;10 5
4 Hòa bình 5 4;8;10 5
5 Tôn trọng 1;5;9 4;8 5
6 Tự do 1;5;6;9 5
7 Đoàn kết 5;6;9 5
8 Giá trị sống
chung
1;5;9 10 5
4.4. Kết quả thảo luận nhóm
Có 12/12 khách thể tham gia thảo luận nhóm đều nhận thấy
được ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của giá trị sống đối với
cuộc sống riêng của mỗi người và toàn xã hội. Nó trở thành lẽ sống,
chuẩn mực sống, giúp con người đối chiếu hành vi ứng xử, lối sống,
lẽ sống, lý tưởng sống của mình cho phù hợp với cộng đồng xã hội,
nhằm thích ứng xã hội, để tiếp tục tạo ra những giá trị sống cho bản
thân và cho xã hội.
4.5. Phân tích chân dung tâm lý điển hình
4.5.1. Chân dung tâm lý số 1: ông Nguyễn Danh T (N.D.T), Thanh
Hà, Hải Dương, sinh năm 1948
4.5.2. Chân dung tâm lý số 2: bà Phạm Thị B (Ph.Th.B), Thanh
Xuân, Hà Nội, sinh năm 1952
22
KẾT LUẬN:
- Luận án đã hoàn thành các mục tiêu đề ra và chứng minh được
giả thuyết nghiên cứu.
- Đề tài đã xác định được một số giá trị sống cụ thể của người
già Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu, đó là: hạnh phúc, tình
yêu thương, tôn trọng, tự do, trách nhiệm, hòa bình và đoàn kết.

- Bằng nghiên cứu thực tiễn khẳng định, các giá trị sống cụ thể
trên là những giá trị sống đích thực của người già; đồng thời
cũng đã chứng minh được rằng, những giá trị sống cụ thể này
vận hành thống nhất, đan xen, hòa quyện vào nhau tạo nên đời
sống thực của người già Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu.
- Giá trị sống của người già chịu ảnh hưởng của các yếu tố
chủ quan và khách quan, trong đó, yếu tố chủ quan thuộc về: "ý thức
trách nhiệm của người già đối với bản thân, gia đình và xã hội" có
ảnh hưởng mạnh nhất xuyên suốt 7 giá trị sống cụ thể và giá trị sống
chung của người già Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu.
23
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Đắc Tuân (2010), "Một số ý nguyện, liên quan đến giá
trị sống của người già trong các trung tâm dưỡng lão", Tạp chí
tâm lý học (7), tr. 30 - 36.
2. Nguyễn Đắc Tuân (2010), "Giá trị sống của người già Việt
Nam", Kỷ yếu Hội thảo khoa học "20 năm khoa học tâm lí -
giáo dục Việt Nam - Thành tựu và triển vọng, tr. 149 - 151.
3. Nguyễn Đắc Tuân (2015), "Giá trị sống hạnh phúc của người
già Việt Nam hiện nay", Tạp chí nghiên cứu, lý luận, diễn đàn
giáo dục - Khoa học & Xã hội của Hiệp hội các Trường Đại
học, Cao đẳng Việt Nam (50), tr.63 - 67.
4. Nguyễn Đắc Tuân (2015), "Giá trị sống tình yêu thương của
người già Việt Nam hiện nay", Tạp chí nghiên cứu, lý luận,
diễn đàn giáo dục - Khoa học & Xã hội của Hiệp hội các
Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (Số đặc biệt), tr.16 -19.
24

×