Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

một số hình thức và thủ thuật khởi động bài học nhằm nâng cao chất lượng môn tiếng anh lớp 9.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 23 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Một số hình thức và thủ thuật khởi động bài học nhằm nâng cao
chất lượng môn Tiếng Anh lớp 9”
Họ và tên tác giả: Trần Kim Liên
Đơn vị công tác: Trường THCS Bàu Năng
1. Lý do chọn đề tài:
- Nâng cao chất lượng giảng dạy rất cần thiết trong toàn ngành giáo dục.
- Khởi động bài học có tầm quan trọng trong các tiết dạy.
- Trong thực tế khởi động bài học vẫn còn nhàm chán đối với học sinh THCS và
các tiết dạy viết môn Tiếng Anh lớp 9 còn nhiều nhược điểm.
- Khởi động tốt của mỗi tiết dạy giúp học sinh hăng hái trong học tập, cũng như
góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông. Vì vậy, bản
thân mạnh dạn chọn đề tài:“Một số hình thức và thủ thuật khởi động bài học nhằm nâng
cao chất lượng môn Tiếng Anh lớp 9”
2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
- Học sinh lớp 9 trường THCS Bàu Năng
- Giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 9 Trường THCS Bàu Năng.
- Nghiên cứu tài liệu: Phương pháp dạy Tiếng Anh trong trường phổ thông
- Điều tra: dự giờ, kiểm tra, đối chiếu.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Nghiên cứu học sinh lớp 9 trường THCS Bàu Năng.
- Nghiên cứu qua các tài liệu về các hình thức và thủ thuật khởi động bài học môn
Tiếng Anh và các thông tin, kinh nghiệm giảng dạy trên lớp, …
- Giúp học sinh lớp 9 không còn lo sợ môn học, luôn thoải mái, tích cực tham gia
xây dựng bài, yêu thích môn học.
4. Hiệu quả áp dụng:
- Phát huy tính tích cực của từng học sinh, tạo cho các em tính độc lập, sáng tạo
trong học tập
- Tạo bầu không khí vui tươi, sinh động, thoải mái trong tiết học.
- Nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh lớp 9
5. Phạm vi áp dụng:


- Đề tài này áp dụng cho giảng cho phần khởi động bài học ở các kỹ năng:Nghe-
Nói-Đọc- Viết …. và các tiết học Tiếng Anh Lớp 9 Trường THCS.
Bàu Năng, ngày 15 tháng 3 năm 2011
NGƯỜI THỰC HIỆN
TRẦN KIM LIÊN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tàì:
Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay tập trung hướng vào việc
phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo được khả năng nhận
biết và giải quyết vấn đề cho các em. Để đạt được mục tiêu này, cần phải thay đổi phương
pháp dạy học theo hướng coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động khuyến
khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Việc khơi dậy niềm
đam mê u thích mơn học cho học sinh là điều hết sức cần thiết mà hoạt động vào bài,
khởi động bài học là một hoạt động có thể giúp học sinh thêm phấn chấn tập trung nhiều
hơn cho nội dung bài hoc.
Trong thực tế, những hình thức và thủ thuật khởi động bài học có thể cùng lúc đáp
ứng được nhiều mục đích khác nhau. Bằng nhiều hình thức và thủ thuật linh hoạt, giáo
viên cùng một lúc gây hứng thú với bài học, ổn định được lớp, kiểm tra, ơn tập lại bài cũ.
Đồng thời cũng giúp học sinh chuẩn bị tâm lí và kiến thức cần thiết cho bài mới. Chính do
nhận thấy được sự cần thiết của các hình thức và thủ thuật khởi động bài học, nên ngay
từ đầu năm học 2010-2011, khi được phân cơng giảng dạy mơn Tiếng Anh lớp 9 tơi đã
tiến hành chọn nghiên cứu và áp dụng thực tế đề tài “MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ THỦ
THUẬT KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MƠN TIẾNG
ANH LỚP 9” nhằm nâng cao hơn chất lượng dạy và học đáp ứng mục tiêu đổi mới
phương pháp dạy học.
2. Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu của đề tài bước khởi động bài học của từng tiết học. Giáo viên phảii
nghiên cứu các hình thức và thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung dạy của bài dạy. Giáo
viên áp dụng các hình thức và thủ thuật đã nghiên cứu thật linh hoạt và phù hợp với từng
tiết học.

Nêu ra một số hình thức và thủ thuật khởi động bài học ở các kỹ năng: Nghe-Nói-
Đọc-Viết …
Thực hiện đều đặn các hình thức và thủ thuật khởi động bài học ở mỗi tiết học.
Trong q trình thực hành giáo viên có sự chú ý quan sát, kiểm tra đánh giá mức độ tiếp
thu của học sinh. Theo dõi nhận thức mức tiếp thu của học sinh qua các hình thức thủ
thuật hoạt động.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hình thức và thủ thuật khởi động bài học
phù hợp với từng nội dung đơn vị của bài học của chương trình Tiếng Anh lớp 9. Khách
thể nghiên cứu là khả năng tiếp thu và diễn biến học tập của các em học sinh lớp 9A1.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc tài liệu:
Tôi đã đọc và nghiên cứu tài liệu về Phương pháp dạy Tiếng Anh trong trường
phổ thông có liên quan đến các hình thức và thủ thuật khởi động bài học.
- Phương pháp điều tra :
2
Tiến hành thực nghiệm, kiểm tra và so sánh kết quả đánh giá học sinh qua từng
giai đoạn để kiểm chứng các hình thức và thủ thuật đã nghiên cứu và thực hiện có phù
hợp chưa và có mang lại kết quả tốt không.
- Phương pháp đàm thoại:
Thường xuyên đàm thoại trao đổi các kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệp trong
nhóm ngoại ngữ hoặc các buổi họp tổ để tìm ra thêm các hình thức và thủ thuật khởi động
bài học hay.
Dự giờ thường xuyên, đều đặn hàng tháng để rút kinh nghiệm từ các hình thức, thủ
thuật khởi động bài học mà các đồng nghiệp sử dụng.
5. Giả thuyết khoa học;
Bài học có lôi cuốn được học sinh hay không đó chính là tình huống mà giáo viên dẫn
vào bài có phù hợp, logic và đảm bảo có tính giao tiếp. Do đó giáo viên phải áp dụng
thành thạo, lưu loát các hình thức, thủ thuật khởi động bài học ở từng tiết dạy. Đầu tư thời
gian cho công tác soạn giảng, nghiên cứu tính khả thi của đề tài. Tập trung khảo sát đánh

giá chất lượng, nhận thức của học sinh qua áp dụng đề tài.
3
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
1.1 Các văn bản chỉ đạo của cấp trên
- Căn cứ vào nghị quyết số 40/2000/QH 10 của quốc hội về đổi mới chương trình giáo
dục phổ thơng.
- Thực hiện theo Quyết định số 16/2006 QĐ-BGDĐT về việc ban hành chương trình
giáo dục phổ thơng ngày 5 tháng 5 năm 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo Dục đào tạo đã ký về áp
dụng theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2010-2011 của ngành GD Tây
Ninh, Phòng Giáo Dục Đào Tạo Dương Minh Châu.
- Căn cứ kế hoạch số 804/KH-PGD&ĐT-THCS ngày 07 tháng 09 năm 2010 của
phòng giáo dục và đào tạo Dương Minh Châu về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục cơ sở
năm học 2010-2011.
- Căn cứ kế hoạch số 840/KH-PGD&ĐT ngày 14 tháng 9 năm 2010 của phòng giáo
dục và đáo tạo Dương Minh Châu về việc triển khai phong trào thi đua “ xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học năm học 2010-2011
1.2 Các quan niệm khác về giáo dục
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp lên lớp nói riêng là việc
làm quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện
hành đồng thời từng bước nâng cao chất lựơng dạy và học. Để làm được điều đó mỗi
người giáo viên phải ln tìm tòi, sáng tạo trong từng hoạt động dạy học, trong đó hoạt
động khởi động bài học là hoạt động chiếm một phần rất quan trọng trong thành cơng của
một tiết dạy, các hoạt động thởi động bài học cần phù hợp với từng đối tượng, trình độ,
nhận thức của học sinh, giúp các em có hứng thú học tập, có đam mê với mơn học, tạo
khởi đầu tốt cho một tiết học.
Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn khơng chỉ trong
q trình dạy học mà cả đối với sự phát triển tồn diện, sự hình thành nhân cách của trẻ .
Để tạo được hứng thú cho học sinh cần phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực

của học sinh. Hay nhất là tổ chức được những tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đốn, nêu
giả thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược các hoạt động có tính thi đua, có đặc
điểm của những trò chơi dân gian ….
Một nội dung q dễ hoặc q khó đều khơng gây được hứng thú. Do đó, cần tiến
hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Cần biết
dẫn dắt để học sinh ln ln tìm thấy cái mới, có thể tự lực giành lấy kiến thức, cảm thấy
mình mỗi ngày một trưởng thành.
Các hình thức và thủ thuật khởi động bài học (warm up) có thể đáp ứng được nhu
cầu và hứng thú cho học sinh trong việc chuyển tiếp sang nội dung bài mới. Giáo viên có
thể bắt đầu bằng một hoạt động nêu vấn đề và giải quyết vấn đề , hoặc khai thác vốn kiến
thức có sẵn của cả lớp về một nội dung có liên quan đến bài củ và bài mới để gây được
sự hứng thú của các em đối với bài học, mặc khác, có thể ổn định được lớp, kiểm tra, ơn
lại được bài cũ đồng thời giúp học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiến thức cần thiết cho
bài học mới.
4
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế lớp học bao gồm đủ các học sinh từ khá, giỏi đến yếu, kém. Số học
sinh khá, giỏi của lớp rất năng động tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia tích cực
vào các hoạt động khởi động bài học. Riêng số học sinh yếu, kém lại rất lười học, chưa có
khả năng tham gia vào các hoạt động khởi động bài tốt.
Mức độ tiếp thu bài học của các em khơng đồng đều gây khó khăn cho việc chọn
lựa các hoạt động thật phù hợp với trình độ của lớp. Đối với hoạt động dễ sẽ gây nhàm
chán cho số học sinh khá-giỏi, nhưng các hoạt động khó, nâng cao, các học sinh yếu kém
khơng tiếp thu kịp.
Nhiều hoạt động khởi động bài học được thực hiện rất tốt ở lớp học này nhưng lại
thực hiện rất thụ động ở lớp học khác. Có thủ thuật khởi động tạo nhiều hứng thú cho học
sinh khá, giỏi nhưng số học sinh yếu kém lại khơng đủ khả năng tham gia tích cực. Ngược
lại, có nhiều thủ thuật được sự hưởng ứng tích cực của số học sinh yếu kém nhưng lại gây
nhàm chán cho số học sinh khá giỏi.
3. Nội dung vấn đề

3.1 Vấn đề đặt ra:
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, phát
hiện những khó khăn mà giáo viên và học sinh thường gặp, cụ thể là:
- Trong các tiết dạy, đơi khi giáo viên bỏ qua phần khởi động bài học mà đi thẳng
vào nội dung bài.
- Chưa lựa chọn các nội dung phù hợp với khả năng của học sinh
- Học sinh chưa tích cực, hăng hái trong học tập
- Hoc sinh còn lo sợ mơn học.
- Mức độ tiếp thu bài của học sinh khơng đồng bộ
- Khơng khí trong giờ học còn căng thẳng
3.2 Cách giải quyết vấn đề
Qua trao đổi lấy ý kiến từ nhiều anh em đồng nghiệp, tất cả đều đồng ý rằng để có
được một giờ dạy thành cơng, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của một giờ dạy là bước
khởi động bài học, giáo viên cần thực hiện đầy đủ các bước lên lớp, tạo ra được một
khơng khí thuận lợi cả về mặt tâm lí lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo.
Từ những vấn đề nêu trên, thì các hình thức và thủ thuật để khởi động bài học là
hoạt động khởi đầu của tiết dạy, do đó giáo viên phải lựa chọn các thủ thuật đa dạng khác
nhau sao cho phù hợp với khả năng của học sinh trong lớp nhằm tạo sự hứng thú và tích
cực của học sinh ngay từ đầu tiết học.
Vì thế, trong q trình soạn giảng bản thân tơi đọc và tìm các thủ thuật qua các tài
liệu bồi dưỡng chun mơn và kinh nghiệm giảng dạy các năm học, tơi nhận thấy đây là
một đề tài rất bổ ích, rất cần nghiên cứu, để có được những sáng kiến kinh nghiệm hay
nhằm phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học và giúp cho học sinh có nhiều
hứng thú học tập, tiếp thu bài học tốt hơn.
Các hình thức và thủ thuật khởi động bài học thường chiếm thời gian ngắn, khoảng
từ 5 đến 7 phút nhưng vơ cùng quan trọng. Các hoạt động này nhằm một số mục đích sau:
- Ổn định lớp, cho phép học sinh một có thời gian để thích nghi với bài học mới
5
- Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới
- Gây hứng thú cho bài học mới

- Giúp học sinh liên hệ những nội dung bài đã học với bài học mới
- Chuẩn bị về kiến thức cần cho bài học mới
- Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo
- Tạo nhu cầu giao tiếp ,hay tạo mục đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp
• Các hình thức và thủ thuật vào bài:
Tuỳ theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, đồng thời tuỳ theo đối tượng học sinh
cụ thể của mình giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động hay thủ thuật vào bài cho phù
hợp. Giáo viên có thể rút kinh nghiệm và thay đổi thủ thuật hoạt động sau khi đã dạy qua
một lớp để tạo được tính tích cực cho hoạt động cao hơn.
 Các thủ thuật có thể chia thành 3 dạng:
 DẠNG THỨ NHẤT: GUESSING TOPIC
Đây là hình thức hoạt động nhằm đoán ra chủ đề bài học, giáo viên có thể dùng
nhiều thủ thuật khác nhau để giúp học sinh đoán ra đúng chủ đề của bài học:
 Hangman: Giáo viên gạch những đường gạch trắng
lên bảng, mỗi gạch tương đương với mỗi mẫu tự trong từ. Giáo viên đưa ra gợi ý để học
sinh tập trung vào nội dung cần thiết. Vd: nếu muốn học sinh đoán từ “clothing” thì
gạch lên bảng 8 gạch (_ _ _ _ _ _ _ _). Giáo viên vẽ hình người đàn ông hình que lên
bảng, mỗi lần học sinh đoán sai , người đàn ông này sẽ bị treo 1 bộ phận lên (theo thứ tự
trong hình vẽ). Nếu học sinh đoán sai quá 6 lần sẽ bị thua.

 Jumbled words: Giáo viên đưa ra cho học sinh một số
từ đã bị xáo trộn và gợi ý chủ đề của các từ đó. Học sinh sắp xếp lại từ cho đúng trật tự
và có nghĩa.
 Guessing topic: Giáo viên chia học sinh thành các
nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm một danh sách từ hoặc cụm từ có liên quan đến chủ đề
học sinh cần đoán. Học sinh thảo luận theo nhóm. Nhóm nào đoán đúng đầu tiên sẽ là
nhóm thắng cuộc.
 Guessing picture: Giáo viên chọn một bức tranh chứa
nội dung bài học tương đối rõ ràng và nêu gợi ý cho học sinh bức tranh nói về điều gì.
Từ tranh giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài học.

 Guessing words: Giáo viên chia nhóm học sinh sau đó
phát cho mỗi nhóm một tờ giấy có ghi các câu bỏ lửng, câu hỏi… . Giáo viên yêu cầu
6
1
2
3 4
5 6
học sinh hoàn tất chúng bằng một từ rồi đoán từ chìa khóa được ghép từ các mẫu tự đầu
tiên của các từ đoán được. Nhóm nào đoán trước, đúng sẽ là nhóm thắng cuộc.
 Shark attack: Giáo viên vẽ những gợn sóng lên bảng
tượng trưng cho mặt biển, vẽ những bậc tam cấp dẩn xuống mặt biển, vẽ hình con cá
mập lên mặt biển sát với bậc tam cấp cuối cùng, vẽ hình cô gái lên bậc trên cùng. Giáo
viên gạch những đường gạch ngắn lên bảng, mỗi gạch tương đương một mẫu tự trong
từ. Mỗi lần học sinh đoán mẫu tự không có trong từ, cô gái phải bước xuống 1 bậc
thang. Nếu cô gái đã ở bậc thang cuối cùng mà học sinh vẫn chưa đoán ra được từ đó thì
cô gái sẽ bị cá mập ăn thịt và học sinh sẽ thua.
 DẠNG THỨ HAI: FINDING INFORMATION
Các hình thức hoạt động này nhằm giúp học sinh vừa ổn định lớp, tập trung chú ý,
gây hứng thú nhưng vẫn có thông tin cần thiết để vào bài học mới.
 Brainstorm: Đây là hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên có thể
dùng thủ thuật này để giới thiệu tình huống và thiết lập chủ điểm của bài học.
Ví dụ: Nội dung bài học có chủ điểm về môi trường. Giáo viên có thể chia
nhóm để học sinh liệt kê ra các cách bảo vệ môi trường. Sau khoảng thời gian qui định cụ
thể, nhóm nào tìm ra nhiều ý hay nhóm đó chiến thắng.
 Networks:
Giáo viên viết mạng từ lên bảng. Học sinh làm việc theo nhóm cặp hoặc cá nhân để
tìm ra các thông tin theo chủ điểm bài học.
Vd: chủ điểm bài học 8 “Celebrations”
Tet Christmas
Mother’s Day

Woman’s Day
 Lucky number: Giáo viên viết các con số lên bảng, mỗi số tương ứng một
câu hỏi trong đó có từ hai đến ba số l con số may mắn. Nếu chọn trúng số may mắn học
sinh sẽ được điểm mà không phải trả lời câu hỏi. Những số còn lại mỗi số tương ứng với
một câu hỏi. Nếu trả lời đúng câu hỏi học sinh sẽ được điểm. Nếu trả lời sai nhóm khác có
quyền tiếp tục trả lời câu hỏi. Điểm số cộng lại nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ là nhóm
thắng.
 Chatting: Giáo viên đặt nhiều câu hỏi có liên quan đến bài học và bản thân
học sinh để các em chủ động trả lời và đưa ra ý kiến của mình, từ đó giáo viên lấy thông
tin từ học sinh và dẫn các em vẫn bài học.
Hoạt động này tạo cơ hội cho học sinh được giới thiệu, nói về mình, trao đổi ý
kiến trò chuyện với giáo viên và các bạn.
 Kim’s game: Đây là trò chơi luyện trí nhớ, đồng thời giúp học sinh tìm ra
các thông tin cho bài học mới.
Giáo viên chia học sinh ra thành hai nhóm, cho các em xem từ 8 đến 10 tranh hoặc
8 đến 10 từ theo một chủ điểm trong vòng khoảng 20 giây. Yêu cầu học sinh không được
7
Celebration
s
viết mà chỉ ghi nhớ. Sau đó giáo viên cất tranh hoặc từ đi, học sinh lên bảng viết lại tên
hoặc từ đã xem theo hai nhóm, nhóm nào ghi nhớ nhiều hơn sẽ là nhóm thắng.
 DẠNG THỨ BA: REMIND KNOWLEDGE
Các hoạt động ở phần này nhằm tạo môi trường thuận lợi cho học sinh vừa nhớ lại
kiến thức củ vừa có được tâm lí thoải mái cho bài học mới.
 Bingo: Học sinh nhắc lại khoảng 10 đến 15 từ các em đã học và có liên
quan đến bài học mới. Giáo viên viết các từ này lên bảng. Mỗi học sinh chọn 9 từ bất kì
trên bảng viết vào một bảng có 9 ô. Giáo viên lần lượt đọc các từ nhưng không theo thứ
tự. Học sinh đánh dấu vào từ có trong bảng của mình khi nghe giáo viên đọc từ đó. Học
sinh nào có 3 từ liên tục theo hàng ngang, dọc hoặc cho sẽ hô to “BINGO” và thắng trò
chơi.

 Noughts and crosses: Giáo viên giải thích với học sinh rằng trò chơi này
cũng giống như trò chơi “ca-rô” ở Việt Nam, nhưng chỉ cần ba ô “o” hoặc “x” trên một
hàng ngang, dọc hoặc chéo là thắng. Giáo viên kẻ 9 ô trên bảng mỗi ô chứa 1 từ hoặc 1
tranh vẽ, học sinh mỗi đội nếu nói được câu chứa từ hoặc tranh ở ô nào thì đội của học
sinh đó làm dấu “o” vào ô đó, đội kia tiếp tục nói được câu chứa từ của ô khác và đánh
dấu “x” vào ô đó. Đội nào có được 3 dấu “x” hoặc “o” trên một hàng ngang, dọc hoặc cho
sẽ chiến thắng.
 Matching: Đây là thủ thuật kết nối giữa hai cột A và cột B. Thủ thuật này
có thể dùng nhắc lại nghĩa của một số từ cần thiết hoặc nhắc lại cấu trúc một số câu bằng
cách nối một nữa câu với một nữa còn lại.
 Crossword puzzle: Học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm, sử dụng những
gợi ý để tìm ra các từ trong ô chử. Gợi ý có thể là tranh vẽ, từ đồng nghĩa, từ tiếng việt,…
Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác như: What and where, slap
the board, rubout and remember, survey, snakes and ladders, true/ false statement,
picture drill, ordering, pelmanism, mappled dialogue, gap fill, listen and draw, find
someone who, dictation, chain game, … để khởi động bi học cho phù hợp với khả năng
và đặc điểm tâm lí của từng khối lớp học.
Khi tiến hành hoạt động khởi động bài học giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
- Có thể sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
- Cần tạo cơ hội cho học sinh hỏi lại giáo viên hoặc hỏi lẫn nhau để gây hứng thú,
phát huy tính tích cực của học sinh.
- Cho các em hoạt động cặp, nhóm, tạo môi trường thi đua để các em tích cực hoạt
động.
- Luôn quan tâm đến tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh để đưa ra những thủ
thuật phù hợp.
- Cần chú ý thay đổi hình thức khởi động để gây hứng thú cho học sinh.
- Những hoạt động khó đòi hỏi cần có nhiều kiến thức ngôn ngữ, giáo viên nên gợi
ý cho các em cụ thể, chú ý có đủ các kiến thức khó và dễ để từng đối tượng học sinh đều
tích cực tham gia. Quan tâm giúp đỡ số học sinh yếu kém tham gia vào các hoạt động.
8

Qua thăm dò, điều tra các hứng thú của các em học sinh khối 9, các hoạt động gây
nhiều hứng thú cho các em là các trò chơi mang tính tập thể, có sự thi đua, nội dung mang
tính liên hệ thực tế không xa vời quá tầm suy nghĩ của các em.
3.3. ÁP DỤNG THỰC TẾ:
Các hình thức và thủ thuật khởi động bài học được minh hoạ áp dụng cụ thể
ở từng tiết học như: Getting started + listen and read, speak, listen, read, write và
language focus .
• ÁP DỤNG 1: GETTING STARTED – LISTEN & READ
 UNIT 2 - LESSON 1: (P. 13)
 Tranh áp dụng :
Đây là tiết học mở đầu cho một đơn vị bài học. Ở tiết học này có phần getting
started, phần này có thể thay thế cho hoạt động warm up nhưng giáo viên cần phải chú ý
đơn giản hoá một số nội dung khó hiểu, giúp học sinh nắm bắt nhanh yêu cầu và hoạt
động chủ động tích cực.
a. Matching:
Đối với tiết học này giáo viên có thể dùng các tranh có sẵn ở sách giáo khoa hoặc
tranh rời thể hiện trước lớp để mô tả các trang phục trong tranh. Tuy nhiên, các từ chỉ
trang phục này có nhiều từ mới vì vậy giáo viên cần có hoạt động MATCHING để học
sinh nắm vững tên từng loại quần áo.
Giáo viên treo các bức tranh lên bảng và chia lớp thành 4 nhóm.
Pictures Traditional customes
9
A
B
C
D
E
F
1. Ao dai
2. Kimono

3. Kilt (váy của người miền núi)
4. Veil(mạng che mặt)
5. Sari
6. Cowboy
Học sinh làm việc theo nhóm kết hợp tranh với trang phục cho phù hợp, rồi ghi kết
quả lên bảng
Giáo viên sửa và chấm điểm cho từng nhóm và tuyên dương các nhóm có kết quả
đúng nhiều nhất.
Sau đó học sinh sử dụng tranh, làm việc theo cặp, hỏi và trả lời câu hỏi.
Where does she/he come from?- Why do you know where she/he comes from?
The answer:
1. She comes from Japan. She is wearing a Kimono.
2. She comes from Viet Nam. She is wearing Ao dai.
3. He comes from Scotland. He is wearing a kilt.
4. She comes from India. She is wearing a sari.
5. He comes from the USA. He is wearing the Cowboy.
6. She comes from ( Saudi) Arabia. She is wearing a Veil.
b. Chatting:
Giáo viên đưa ra các câu hỏi:
- How many people are there in the pictures?
- Do you know where they come from? why?
- Look at picture a). What is she wearing? Where does she come?
- Look at picture b). What is she wearing? Where does she come?
- Look at picture c). What is he wearing? Where does he come?
- …………….
Học sinh trả lời
- There are six people.
- Yes, I do. Because of their customes.
a. She comes from Japan. She is wearing a Kimono.
b. She comes from Viet Nam. She is wearing Ao dai.

c. He comes from Scotland. He is wearing a kilt.
………….
ÁP DỤNG 2 : SPEAK
10
UNIT 2 –LESSON 2 : P-14/ 15
Đây là tiết học chú trọng đến kĩ năng nói, do vậy giáo viên cần dùng các hình
thức và thủ thuật có liên quan đến bài học về vốn từ, về cấu trúc câu để các em thực hành
nói dễ hơn .
♦ Tranh áp dụng :
a. Kim’s game :
Hình thức hoạt động của thủ thuật này nhằm ôn lại cho học sinh vốn từ để nói về
các loại quần áo mặc trong các dịp đặc biệt và thường ngày.
Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh
Giáo viên cho học sinh xem tranh về quần áo trong thời gian 20 giây rồi cất chúng
Học sinh của mỗi nhóm viết tên các quần áo mà họ đã xem trong tranh
Đội nào viết đủ và chính xác thì chiến thắng
Sau hoạt động này giáo viên có thể dẫn ngay vào bài học mới bằng cách đặt câu
hỏi cho học sinh nói:
- Can you tell me name of clothes you have?
- What do you usually wear on the weekend?
- What is your favorite type of clothing?
b. Crossword/ wordsquare :
Hình thức hoạt động của thủ thuật này nhằm giúp học sinh nắm được các từ
chỉ các loại quần áo mà các em đã học để áp dụng nói về sở thích ăn mặc của các em.
Giáo viên đưa “crossword” và yêu cầu học sinh tìm ra tên của quần áo.
11
♦ Crossword
S H I R T P
A U U O T A
S K I R T N

B H M T B T
L C O L R S
O S A R I S
U K V P T O
S K I L T S
E J E A N S
 Key:
SHIRT, SKIRT, SARI, SKILT, JEANS
SUIT, SHORT
BLOUSE, PANTS
Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, trong thời gian 3 phút, đội nào viết được nhiều
từ, đúng thì đội đó chiến thắng.
c. Noughts and crosses :
Giáo viên đưa ra bảng từ, chia lớp thành 2 đội
shirt x Jeans
o
Skirt
Blouse Pants
x
Suit o
Shorts Sari Skilt x
Ex:-Team 1:
+ S1: I like wearing shirt to school. (x)
+ S2: I usually wear pants on the weekend. ( x )
-Team 2:
+ S1: Jeans are my favorite type of clothing. ( o )
12
+
Đôi nào có 3 (x) hoặc 3 (o)ở hàng ngang, dọc hoặc chéo trước thì sẽ chiến thắng
• ÁP DỤNG 3 : LISTEN

UNIT 2 P- 16
Mục tiêu của tiết học LISTEN là giúp học sinh nghe được nội dung chính do
vậy hoạt động khởi động bài học cũng cần phải chú ý củng cố cho các em vốn từ và cách
phát âm các từ có liên quan đến nội dung bài nghe để các em nghe được tốt hơn. Do đó
giáo viên cần chuẩn bị một số tranh sau:nhằm hướng các em đi vào chủ đề của bài nghe.
Trong phần hoạt đông khởi đầu của tiết học nghe này chúng ta có thể áp dụng một
trong những thủ thuật sau
a. Slap the board:
Giáo viên dán 9 bức tranh về quần áo, giày lên bảng
Giáo viên gọi 2 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh và đứng cách bảng một khoảng cách
bằng nhau
Giáo viên đọc lần lượt một từ Tiếng Anh: Ex: pink blouse, blue shoes, red boot,
browns shoes, a short sleeved white blouse ……
Lần lượt từng học sinh của 2 nhóm chạy lên bảng, vỗ vào từ mà giáo viên vừa đọc
Học sinh của nhóm nào vỗ vào bảng trước và đúng thì ghi điểm . Nhóm nào ghi
được nhiều điểm thì thắng
 Tranh áp dụng
13
Sau hoạt động “slap the board” giáo viên nên cho cả lớp đọc lại tên từng loại quần
áo, giầy dép trong tranh để khi nghe các em dễ nhận ra hơn.
b. Networks
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm: nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 (các em có thể di
chuyển chổ ngồi để họp thành 3 nhóm)
Học sinh sẽ thảo luận về đề tài quần áo “ clothes” qua trò chơi “Networks”
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Từng nhóm sẽ ghi ra những từ về áo, quần, giày mà các em đã dược học vào bảng
con. Sau đó đại diện mỗi nhóm sẽ mang bảng con lên trước lớp. Nhóm nào ghi được
nhiều từ , nhanh, chính xác thì nhóm đó sẽ thắng cuộc
Qua trò chơi này, học sinh sẽ ôn lại các từ về quần áo, giày dép
c. Bingo:

Trước khi chơi, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khoảng 10 đến 15 từ về các
quần áo mà học sinh đã học trong tiết “speak” trang .Giáo viên các từ lên bảng
Words given: shorts, pants, skirt, long sleeved white blouse, short sleeved pink
blouse, blue shoes, red boot, brown shoes, jeans, plain suit, striped shirt, sweater, baggy
pants, trousers, T-shirt, short sleeved white blouse.
Mỗi học sinh chọn 9 từ bất kì trên bảng viết vào một bảng có 9 ô.
shorts Jeans Sweater
blue shoes plain suit brown shoes
T-shirt Pants Skirt

Giáo viên lần lượt đọc các từ nhưng không theo thứ tự.
Học sinh đánh dấu vào từ có trong bảng của mình, học sinh nào có 3 từ liên tục theo
hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ hô to “BINGO” thì học sinh đó là người chiên thắng.
d. Matching: Tranh áp dụng như ở mục a)
Giáo viên treo 9 bức tranh về quần áo và viết tên của các quần áo lên bảng thành
một cột
Pictures Clothes
1
2
a. shorts
b. long sleeved white blouse
14
AÙo Quaàn Giaøy
3
4
5
6
7
8
c. skirt

d. pants
e. brown shoes.
f. short sleeved pink blouse g. blue shoes
h. red boot
i. short sleeved white blouse
Giáo viên 10 học sinh bất kỳ và chia thành 2 đội , mỗi đội 5 học sinh
Giáo viên lần lượt đọc 1 từ, 1 học sinh từ mỗi đội chạy lên bảng kết hợp đúng bức
tranh thì ghi điểm, đội nào kết hợp nhiều từ với tranh phù hợp thì thắng.
• ÁP DỤNG 4: READ
UNIT 8 - LESSON 3 : P. 68, 69
a. Networks:
Giáo viên đưa ra chủ đề(celebrations), chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 học sinh
Mỗi đội lên bảng viết tên của các kỳ lễ, (trong thời gian: 1 phút 30 giây)
TET Teacher’s day
Easter day
Father’s day
Đội nào viết nhiều từ đúng về chủ đề, thì đội đó chiến thắng.
Qua hoạt động “networks” giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh vào bài
mới:
 Which celebration do you love best?
 Do you love your father?
 Have you ever expressed your feelings to your father?
 Today we’ll read some feelings to father.
b. Kim’s game:
 Tranh áp dụng:
15
celebrations
Giáo viên chia thành 2 đội, mỗi đội 5 học sinh
Học sinh nhìn vào tranh trong 20 giây và nhớ chúng
Giáo viên cất tranh

Học sinh của 2 đội lên bảng viết những kỳ lễ mà họ đã xem trong bức tranh.
Đội nào viết chính xác và đầy đủ sẽ chiến thắng.
Sau hoạt động “Kim’s game” giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh vào bài
mới: (như ở mục a))
 Which celebration do you love best?
 Do you love your father?
 Have you ever expressed your feelings to your father?
 Today we’ll read some feelings to father.
c. Jumbled words
Giáo viên chia lớp thành 4 đội và đưa ra các từ không đúng thứ tự (về chủ đề các
kỳ lễ), trong thời gian 3 phút, đội nào hoàn thành các từ nhanh và đúng thì chiến thắng.
1. yam yad -> May Day
2. dim lalf stivefal -> Mid fall festival
3. stichrams -> Christmas
4. dewdignd -> Wedding
5. chertea’s dya -> Teacher’s Day 6. therfa’s yad -> Father’s Day.
Sau hoạt động “Jumbled words” giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh
vào bài mới: (như ở mục a))
 Which celebration do you love best?
 Do you love your father?
 Have you ever expressed your feelings to your father?
16
=> Today we’ll read some feelings to father
• ÁP DỤNG 5: WRITE
UNIT 8 – LESSON 4 P- 70
Đối với tiết học rèn kỹ năng viết cần cung cấp cho các em cách thành lập câu
theo các cấu trúc câu cần thiết với nội dung bài học . Các hình thức và thủ thuật khởi động
bài học ở tiết học này cần chú trọng gợi mở cho các em cách thành lập câu, cách thể hiện
các ý có liên quan đến bài viết.
a. Chain game:

Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm. Học sinh của mỗi nhóm đưa ra câu để biểu lộ
tình cảm của mình đối với cha mẹ
Ví dụ: Group 1: (5 students)
S1: I love my parents very much.
S2: I love my parents very much and I will give a gift to my parents.
S3: I love my parents very much, I will give a gift to my parents and I will help my
parents to do housework.
S4: I love my parents very much, I will give a gift to my parents and I will help my
parents to do housework and I will study well.
S5: …………
Nhóm nào đưa ra nhiều ý kiến và lặp lại lưu loát thì sẽ chiến thắng (được nhận quà
của giáo viên tặng)
b. Brainstorm:
Giáo viên chia lớp thành 4 đội, và đưa ra câu hỏi:
What should you do on the Mother’s Day or Father’s Day?
Mỗi đội viết ra ý kiến của mình, trong thời gian 2 phút
Đội nào viết nhiều ý kiến thì sẽ chiên thắng
• ÁP DỤNG 6: LANGUAGE FOCUS
♦ UNIT 3: LESSON 5 – P- 28/ 29/ 30/ 31
Đối với tiết học Language focus có nhiều hoạt động ( activities ) khác nhau, do
vậy, thủ thuật hoạt động khởi động bài học có liên quan đến nội dung hoạt động nào thì
giáo viên nên đưa hoạt động đó đặt ngay sau phần khởi động bài học.
a. Guessing picture:
 Tranh áp dụng:
17

Trước tiên giáo viên cho học sinh xem và yêu cầu các em nhớ lại các hoạt
động trong tranh
Ex: P1: A student with his bad exam
P2: A girl is thinking about his parents.

P3: Three students are in the rain.
P4: …………
Giáo viên giấu các bức tranh và sau đó chọn ra 1 bức tranh để học sinh đoán
bằng cách đặt câu hỏi ở dạng Yes/ No, nếu không đúng thì giáo viên trả lời No, nếu
đúng trả lời Yes
Picture 1:
Sts:- Are there five people in the picture?
T: No.
Sts: Is there only one person in the picture?
T: Yes.
Sts: Is he thinking about his exam?
T: Yes.
c. Lucky number:
Thủ thuật “Lucky number” thường được dùng trong hoạt động trả lời câu hỏi, tuy
nhiên giáo viên có thể thay đổi chút ít để sử dụng cho nhiều loại hình hoạt động khác như:
mô tả tranh, hoàn thành câu….
Describe pictures
1. P1: A student with his bad exam
2. P2: A girl is thinking about his parents.
3. Lucky number
18
4. P3: Three students are in the rain.
5. P4: A boy is thinking about flying.
6. P5: Five students are talking about Hue festival.
7. Lucky number
8. P6: A boy is thinking about new bicycle.
Chia học sinh thành 2 đội, mỗi đội 5 học sinh
Mỗi thành viên trong đội chọn bất kỳ số nào, giáo viên đưa tranh của số đó để học
sinh mô tả
Nếu học sinh chọn vào số có chữ Lucky Number (LK), thì đội đó sẽ được 10 điểm

mà không cần mô tả tranh.Đội nào có nhiều điểm hơn thì đội đó thắng.
4. Kết quả đề tài.
Qua thời gian quan tâm áp dụng đề tài, các tiết học sôi nổi hẳn lên, học sinh tích
cực tham gia phát biểu xây dựng bài hơn. Số học sinh yếu kém toả ra phấn khởi cùng các
bạn tham gia vào các trò chơi tập thể, các hoạt động cặp nhóm.
Mặc dù mức độ tiếp thu bài học của các em học sinh lớp 9A1 vẫn chưa đồng đều
nhưng ở phần khởi động bài học hầu hết các em đều tích cực tham gia không còn phân
biệt học sinh yếu, kém hay học sinh khá, giỏi ở bước hoạt động này.
Qua các giai đoạn thực hiện và thử nghiệm các hình thức và thủ thuật khởi động
bài học cho học sinh lớp 9A1 kết quả học tập của các em có tiến bộ rõ rệt.
• Kết quả cụ thể như sau :
Giai đoạn
TSHS
(lớp 9A1)
Giỏi % Khá % TB % Yếu %
Kém
%
Đầu năm
33
4
12,1
8
24,2
12
36,4
8
24,2
1
3
Giữa HKI 33 6 18 10 30 10 30 7 21

Cuối HKI 33 10 30 11 33 7 21 5 15
Giữa HKII 33 12 36,4 12 36,4 8 24,2 4 12
Số học sinh khá, giỏi bộ môn của lớp tăng lên rõ rệt các em tích cực học tập hăng
say phát biểu xây dựng bài ở các tiết học tiếng Anh. Số học sinh yếu kém của lớp giảm
xuống rõ rệt. Theo mức độ học tập của các em, đến cuối năm học lớp 9A1 sẽ không có
học sinh kém bộ môn
19
III. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm .
Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế tôi đã rút ra một số kinh nghiệm
cụ thể như sau:
- Bước khởi động bài học (warm-up) thực sự là một bước quan trọng để tạo cho
học sinh hứng thú học tập và sẵn sàng tâm lí cho bài học mới
- Giáo viên cần dành nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu soạn giảng để soạn ra các
hình thức và thủ thuật khởi động bài học thật phù hợp với từng nội dung bài học, thích
hợp với kỉ năng của từng tiết học yêu cầu.
- Hình thức khởi động bài học cần chú ý tạo không khí thoải mái cho học sinh hoạt
động tích cực. Các thủ thuật nên thể hiện dưới dạng các trò chơi (game) mang tính thi đua
tập thể để học sinh phấn đấu thi đua với các bạn và cảm thấy phấn khởi tích cực hoạt
động để dành được phần thắng.
- Giáo viên nên có biểu hiện khen ngợi thành tích của các em đồng thời giáo viên
cần giáo dục các em tính thi đua lành mạnh, có tinh thần cùng động viên cổ vũ bạn khi
bạn đạt thành tích , tránh thi đua dẫn đến ganh đua , ghen ghét , đố kị nhau.
- Giáo viên cần tổ chức hoạt động nghiêm túc tránh gây ồn ào, hạn chế sự phấn
chấn quá mức của các em dẫn đến việc ảnh hưởng các giờ học của các lớp bên cạnh. Sự
phấn chấn quá mức cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học tiếp theo của các em.
20
- Một số trường hợp giáo viên có thể hướng dẫn về nhà cho học sinh chuẩn bị
trước để các hình thức và thủ thuật khởi động bài học được tiến hành nhanh, đảm bảo thời
gian.

- Giáo viên cần chuẩn bị tranh ảnh, vật thật minh hoạ để các hình thức hoạt động
thêm phong phú. Thường xuyên tham khảo thêm các loại sách, tài liệu để có thêm những
hình thức và thủ thuật hay cho hoạt động khởi động bài học. Trao đổi, lấy ý kiến từ các
anh em đồng nghiệp để được đóng góp thêm cho việc thiết kế các hoạt động và thủ thuật
phù hợp khởi động bài học.
2. Hướng phổ biến, áp dụng và nghiên cứu của đề tài:
- Đây là đề tài tôi đã đặt nhiều tâm huyết, dành nhiều thời gian để tìm hiểu thực
hiện và áp dụng vào thực tế. Chính vì vậy, ở các năm học tiếp theo tôi sẽ luôn thực hiện
và áp dụng các hình thức và thủ thuật khởi động bài học mà mình đã nghiên cứu và từng
tiết dạy trên lớp nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập và yêu thích môn học hơn nữa.
Sau khi hoàn chỉnh đề tài và được xét duyệt tôi sẽ phổ biến các hình thức và thủ thuật
khởi động bài học rộng rãi trong tổ chuyên môn để cùng các anh em đồng nghiệp tham
khảo, đóng góp và thực hiện.
- Tiếp tục tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan để có được các hình
thức và thủ thuật khởi động bài học đa dạng phù hợp với từng tiết học.Tiếp tục điều tra
đánh giá tìm ra các hình thức và thủ thuật hoạt động nào gây cho học sinh nhiều hứng thú
và mang lại hiệu quả cao trong việc chuyển tiếp vào bài hoc mới .Trong các năm học tiếp
theo tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các hình thức và thủ thuật khởi động bài học
cho các khối lớp khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Uccess in English teaching – Oxford: OUP – David, P.Eric Pearse
2. Introduction to linguistics and the English language – Nguyễn Thanh Bình.
3. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS – Bộ giáo dục
và đào tạo (2002 ).
4. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS – Bộ giáo dục
và đào tạo ( 2004 ) .
5.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS – Môn tiếng Anh – NXB
Giáo dục.
6. Sách giáo khoa – Tiếng Anh 9 – NXB giáo dục.
7. Sách thiết kế bài giảng –Tiếng Anh 9 – NXB Đại Học Sư Phạm.

21
MỤC LỤC
Trang
I. Đặt vấn đề 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng nghiên cứu 1
4. Phương pháp nghiên cứu 1
5. Giả thuyết khoa học 2
II. Nội dung 3
1. Cơ sở lí luận của đề tài 3
2. Cơ sở thực tiễn 4
3. Nội dung vấn đề 4-17
4. Kết quả đề tài 17-18
III. Kết luận 19
22
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Cấp đơn vị (Trường)
a. Nhận xét:





b. Xếp loại:……………………
Bàu Năng, Ngày tháng năm 2011
TM.HĐKH




23
2. Cấp cơ sở (PGD):
a. Nhận xét:




b. Xếp loại:……………………
Dương Minh Châu, ngày tháng năm 2011
TM. HĐKH
24

×