Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả dạy học bằng cách sử dụng kiến thức liên môn trong phần lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến thế kỉ XV ở trường trần qúy cáp khánh hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.9 KB, 47 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA
TRƯỜNG THPT TRẦN QUÝ CÁP
***********




ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG




Tên đề tài

NÂNG

CAO

HIỆU

QUẢ

DẠY

HỌC

BẰNG

CÁCH


SỬ

DỤNG

KIẾN

THỨC

LIÊN

MÔN

TRONG

PHẦN

LỊCH

SỬ

VIỆT

NAM

TỪ

THẾ

KỈ


X

ĐẾN

THẾ

KỈ

XV

CHO

HỌC

SINH

LỚP

10

TRƯỜNG

TRẦN

QUÝ

CÁP




KHÁNH

HÒA












Tác giả đề tài: GV. TRẦN THỊ KIỀU OANH


Năm học 2013 – 2014




- 1 -


MỤC LỤC

trang
Tên đề tài………………………………………………………….

I. Tóm tắt đề tài………………………………………………….
II. Giới thiệu
1. Thực trạng………………………………………………………
2. Nguyên nhân……………………………………………………
3. Giải pháp thay thế………………………………………………
4. Vấn đề nghiên cứu……………………………………………
5. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………
III. Phương pháp
1. Khách thể nghiên cứu………………… ……………………
2. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………
3. Quy trình nghiên cứu…………………………………………
4. Đo lường………………………………………………………
IV. Phân tích dữ liệu và kết quả………………………………
V. Bàn luận……………………………………………………
VI. K
ết luận và khuyến nghị…………………………………
VII. Tài liệu tham khảo ………………………………………
VIII. Phụ lục
1. Phụ lục 1: Giáo án thực nghiệm bài 17, bài 18, bài 19, bài 20 - Lịch
sử 10 ban cơ bản…………………………………………
2. Phụ lục 2: Kiến thức liên môn sử dụng trong giáo án thực nghiệm.
3. Phụ lục 3: Đề kiểm tra và đáp án trước tác động……………
4. Phụ lục 4: Ma trận, đề kiểm tra và đáp án sau tác động……….
5. Phụ lục 5: Bảng điểm trước và sau tác động của lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm………………………………………………
6. Phụ lục 6: Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng trước và sau tác động…………….
7. Phụ lục 7: Bảng tính độ chênh lệch, xác suất ngẫu nhiên trước và
sau tác động giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng………
8. Phụ lục 8: Bài kiểm tra trước và sau tác động (đính kèm tập riêng)

3
3

5
5
6
9
9

10
10
11
12
13
14
15
16


17-31
32-38
39
40

43

45

46








- 2 -





DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ
ĐTB Điểm trung bình
GV Giáo viên
HS Học sinh
KT Kiểm tra
NXB Nhà xuất bản
PPCT Phân phối chương trình
SGK Sách giáo khoa
STT Số thứ tự
TĐ Tác động
THPT Trung học phổ thông
TBC Trung bình cộng
TW Trung ương






















- 3 -

NÂNG

CAO

HIỆU

QUẢ

DẠY


HỌC

BẰNG

CÁCH

SỬ

DỤNG

KIẾN

THỨC

LIÊN

MÔN

TRONG

PHẦN

LỊCH

SỬ

VIỆT

NAM


TỪ

THẾ

KỈ

X

ĐẾN

THẾ

KỈ

XV

CHO

HỌC

SINH

LỚP

10

TRƯỜNG

TRẦN


QUÝ

CÁP




KHÁNH

HÒA

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Lịch sử được xem là “thầy dạy của cuộc sống”, là “tấm gương soi muôn
đời”. Lịch sử trang bị cho HS những tri thức về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã
hội của quá trình phát triển lịch sử dân tộc và thế giới. Kiến thức lịch sử không chỉ
liên quan đến tri thức về khoa học xã hội mà cả về khoa học tự nhiên, nó giúp HS
hiểu được quá khứ - hiện tại một cách hoàn chỉnh nhất, góp phần hoàn thiện nhân
cách con người. Tuy nhiên, để có được điều này đòi hỏi người GV lịch sử phải
không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp soạn
giảng, sưu tầm và sử dụng tốt tài liệu chuyên ngành cũng như các tài liệu của môn
học khác để nâng cao hiệu quả dạy học.
Tuy vậy, đây là một việc rất khó khăn vì có nhiều quan niệm khác nhau
trong việc sử dụng tài liệu tham khảo. Một số người cho rằng, chỉ cần cung cấp đủ
cho HS những kiến thức trong SGK không cần thiết phải sử dụng thêm những tài
liệu học tập khác. Một số khác lại chú ý sử dụng tài liệu tham khảo để làm phong
phú thêm kiến thức cho HS.
Theo tôi quan điểm thứ hai là hoàn toàn đúng. Nhưng mức độ và phương
pháp sử dụng các loại tài liệu tham khảo sao cho thật hợp lí, góp phần nâng cao
hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng của bài giảng lịch sử mới là quan trọng.
Thực trạng việc dạy học lịch sử trong trường phổ thông hiện nay rất phức

tạp, nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với những sự kiện nặng về chiến tranh, ít
đề cập đến văn hóa, nghệ thuật… chưa tạo sự hứng thú học sử đối với HS. HS hiểu
một cách rời rạc, máy móc, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức
thuộc lĩnh vực khoa học với đời sống xã hội, các lĩnh vực khác…. Nhưng vẫn có
một số thuận lợi của việc dạy học hiện nay, đó là sự ưu tiên phát triển giáo dục của
Nhà nước, sự đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho giảng dạy và sự đóng góp
to lớn của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin…tất cả giúp mở
rộng tầm nhìn của con người về tri thức.
Thực tế hiện nay yêu cầu cần phải hiểu biết lịch sử đã đặt ra cho GV những
nhiệm vụ quan trọng là phải làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học lịch
sử, kích thích sự hứng thú học sử cho HS. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi GV
dạy sử không chỉ có có kiến thức vững vàng về bộ môn mà còn có những hiểu biết
sâu rộng về các bộ môn gần gũi khác như địa lý, văn học, nghệ thuật, kiến trúc…
Với những yêu cầu cấp bách đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Nâng cao
hiệu quả dạy học bằng cách sử dụng kiến thức liên môn trong phần lịch sử Việt

- 4 -

Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV cho học sinh khối 10 trường Trần Qúy Cáp – Khánh
Hoà”.
Ngoài việc áp dụng đối với môn lịch sử, phương pháp này còn có thể thực
hiện đối với các môn học khác như ngữ văn, giáo dục công dân, địa lí …; có thể
thực hiện trên mọi chương trình, tất cả khối lớp và áp dụng với mọi đối tượng HS.
Để tiến hành nghiên cứu, tôi đã chọn phần chương II - lịch sử Việt Nam từ thế
kỉ X đến thế kỉ XV, SGK lớp 10, ban cơ bản, gồm bài 17 (1 tiết), bài 18 (1tiết), bài
19 (1 tiết), bài 20 (1 tiết) để thực hiện. Sở dĩ chọn giai đoạn lịch sử này vì đây là
thời kì quan trọng, kiến thức phong phú, đa dạng, thể hiện trên nhiều lĩnh vực.
Tôi đã chọn hai lớp 10C4 và 10C6 – lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy tại trường
THPT Trần Qúy Cáp – Khánh Hòa để nghiên cứu. Hai lớp này có số lượng HS
tương đương, học lực môn lịch sử ngang nhau. Để kiểm chứng tôi cho so sánh, đối

chiếu kết quả điểm kiểm tra môn lịch sử của 2 lớp thông qua một số bài kiểm tra
trước đó và đặc biệt cho tiến hành làm bài kiểm tra trước tác động đối với cả hai
lớp nói trên.
Đối với lớp 10C6 - lớp thực nghiệm, tôi tác động bằng cách dạy học sử dụng
phương pháp liên môn còn lớp 10C4 - lớp đối chứng, tôi vẫn giảng dạy bình
thường.
Sau khi dạy học xong chương II theo đúng phân phối chương trình, tôi cho hai
lớp làm bài kiểm tra sau tác động để so sánh kết quả và rút ra khả năng hiệu
nghiệm của phương pháp nói trên. Kết quả cho thấy:
- Lớp thực nghiệm – 10C6, có kết quả cao hơn, khả năng nắm bài và khắc sâu
kiến thức tốt hơn, bên cạnh đó các em rất hứng thú học tập.
- Lớp đối chứng – 10C4, có kết quả gần như không chênh lệch so với ban đầu,
không khí tiết học chưa có sự thay đổi.
Điều này được chứng minh rõ hơn thông qua xử lý số liệu kiểm chứng T-
Test, xác suất xảy ra ngẫu nhiên P = 0.0001705 < 0.05, có nghĩa là mức độ ảnh
hưởng của việc sử dụng kiến thức liên môn vào dạy học lịch sử đã tạo ra sự chênh
lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Với kết quả đó, tôi cho rằng việc sử dụng kiến thức liên môn vào dạy học lịch
sử đã mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao kết quả học tập môn lịch sử ở trường
phổ thông.





- 5 -

II. GIỚI THIỆU
1. Thực trạng
Hiện nay có rất nhiều GV tâm huyết đã áp dụng phương pháp sử dụng kiến

thức liên môn vào dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, tuy nhiên vẫn
chưa đạt kết quả cao. Sở dĩ như vậy vì một số GV quan niệm rằng việc sử dụng
kiến thức liên môn là chỉ cần cung cấp cho HS những kiến thức sơ lược, không cần
cụ thể; một số khác thì cho rằng chỉ cần nhắc những kiến thức bộ môn khác có liên
quan đến lịch sử. Những nhận thức này làm mất đi tầm quan trọng của việc sử
dụng kiến thức liên môn vào dạy học lịch sử hiện nay.
Bên cạnh đó, nước ta đang tập trung đào tạo con người phát triển một cách toàn
diện, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Để làm được điều này, tất cả môn học nói chung
và lịch sử nói riêng phải mang lại sự hiểu biết tri thức một cách toàn diện, giữa các
môn học cần phải có sự kết hợp với nhau. Nhưng thật khó khăn với môn lịch sử vì
đây là môn học mang tính quá khứ, có rất nhiều sự kiện, không lặp lại, không thể
diễn ra trong phòng thí nghiệm, đôi lúc nhàm chán, thiếu sinh động.
Bằng cách nào giúp sự kiện lịch sử trở nên sinh động? Chỉ có thể trả lời rằng:
ngoài SGK, GV cần phải sử dụng thêm nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau
để dạy học, trong đó có việc sử dụng kiến thức liên môn văn học, địa lý, nghệ
thuật, kiến trúc….vào dạy học lịch sử.
Nhưng một thực trạng hiện nay mà ai cũng quan tâm: HS cả nước nói chung
và HS trường Trần Qúy Cáp nói riêng, các em đang ngày càng lãng quên và không
thích học lịch sử, giờ học lịch sử đối với các em trở nên buồn tẻ, không hứng thú,
hấp dẫn.
Tất cả những lí do trên đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng đổi mới phương
pháp dạy học, phải không ngừng tìm ra nhiều phương pháp mới để nâng cao kết
quả học tập và tạo sự hứng thú trong các tiết học lịch sử. Đối với tôi, việc sử dụng
kiến thức liên môn được coi là có tác dụng rất lớn, nó giúp HS hình thành khái
niệm lịch sử, kích thích hoạt động nhận thức, khắc sâu kiến thức và tạo hứng thú
trong học tập hiện nay.
2. Nguyên nhân
- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học nói
chung và dạy học lịch sử nói riêng. Có thể hiểu đây là sự vận dụng nội dung các
lĩnh vực, các môn học khác nhau, có liên quan với nhau để dạy học nhằm tăng

thêm hiệu quả, sự hứng thú trong học tập. Việc này còn giúp các môn học có thể
bổ sung kiến thức cho nhau, làm rõ hơn những kiến thức mà các em được học
trong mỗi môn học.
- Dạy học liên môn làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã hội một
cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực khác

- 6 -

nhau của đời sống xã hội, thấy được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục tính rời
rạc tản mạn trong kiến thức.
- Phần lớn GV hiện nay chỉ dựa vào SGK để giảng dạy mà chưa sử dụng thêm
tài liệu tham khảo khác – một yêu cầu bắt buộc để đổi mới phương pháp và nâng
cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông, nếu GV có sử dụng tài liệu tham khảo
thì cũng rất hình thức. Điều này làm cho HS quên ngay kiến thức sau các tiết học,
các em không có hứng thú ở những tiết học tiếp theo và GV cũng thấy bế tắc trong
dạy học của mình.
- Nội dung phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV rất phong phú, đa
dạng về kiến thức, thể hiện trên mọi lĩnh vực, gắn liền với nhiều môn học khác
nhau như: văn học, địa lý, nghệ thuật, pháp luật, kiến trúc….Thế nhưng, nhiều GV
chưa thấy điều đó hoặc nếu có thấy thì cũng chưa khéo léo chọn lọc kiến thức của
các lĩnh vực nói trên, vì vậy làm bài học trở nên khô khan hoặc dễ lan man, sa đà
kiến thức.
Với những nguyên nhân đó, tôi mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và sử dụng
kiến thức liên môn để giảng dạy chương II – Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế
kỉ XV để nâng cao hiệu quả học tập (kiến thức liên môn ở đây là những kiến thức
về văn học, địa lý, nghệ thuật, pháp luật, sân khấu … có liên quan đến nội dung cơ
bản trong mỗi bài học thuộc giai đoạn lịch sử nói trên).
3. Giải pháp thay thế
Trong quá trình chuẩn bị bài giảng, GV lồng ghép những kiến thức của các bộ
môn văn học, địa lý, kiến trúc… để làm rõ thêm những nội dung cơ bản. Những

kiến thức này được chọn lọc và sử dụng một cách khái quát nhất, tiêu biểu nhất.
Cứ như thế, sau mỗi nội dung cần hiểu sâu kiến thức, GV sẽ liên hệ kết hợp đến
các môn học khác có liên quan.
- Liên môn văn học: góp phần làm rõ thêm đặc điểm văn học thế kỉ X – XV,
GV có thể liên hệ đến các tác phẩm văn học của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,
Nguyễn Trãi….
- Liên môn địa lý: giúp xác định điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình của một
khu vực lịch sử, ví dụ như Thăng Long, sông Bạch Đằng, sông Như Nguyệt, núi
Lam Sơn…
- Liên môn kiến trúc, nghệ thuật, hội họa, sân khấu….: các cung điện, chùa
chiền, lan can bệ đá, chèo tuồng, múa rối…. giúp phát huy trí tưởng tượng của HS
về các công trình đặc sắc; đặc biệt với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, GV có
thể trình chiếu những hình ảnh này một cách rõ nét, màu sắc sinh động hơn.

Ví dụ: khi dạy bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỉ
X-XV”, mục 3 - Nghệ thuật, SGK có hình 39 - Chùa Một Cột (Hà Nội), GV có thể
liên hệ đến kiến thức liên môn về kiến trúc, nghệ thuật như sau:

- 7 -

Hình ảnh chùa Một Cột minh họa cho nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc chịu ảnh
hưởng Phật giáo ở nước ta trong các thế kỉ X-XV. Nó thể hiện sự độc đáo của kiến
trúc: toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một
cột đá, tạo dáng như một bông sen vươn
lên từ mặt ao. Ao hình vuông phía dưới là
biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông).
Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh
quan có ao, có cây cối tạo sự gần gũi, tinh
khiết Ngôi chùa thể hiện nét kiến trúc đặc
sắc và tài năng sáng tạo trong kiến trúc

Phật giáo của cha ông ta.

- Liên môn các môn khoa học khác như
toán học, quân sự - quốc phòng…. giúp HS hình dung nước ta lúc bấy giờ cũng
đã có những công trình toán học của Lương Thế Vinh, Vũ Hữu; có những tác
phẩm quân sự của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn….
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi đã áp dụng kiến thức liên môn vào bài
17, bài 18, bài 19, bài 20. Với phương pháp này, GV có thể áp dụng tốt với cách
dạy truyền thống (phấn trắng, bảng đen) hoặc với phương pháp lấy HS làm trung
tâm (HS được phân công về nhà chuẩn bị trước, khi lên lớp các em sẽ đọc lại hoặc
mô tả lại cho cả lớp cùng nghe). Có thể kết hợp với công nghệ thông tin (ghi âm
một bài ngâm thơ, quay phim một công trình nghệ thuật…). Tôi tin bài giảng sẽ trở
nên hấp dẫn, sinh động đối với HS.
Thực tế cho thấy, đã có nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước tiến hành
nghiên cứu việc sử dụng thêm các nguồn tài liệu tham khảo, bao gồm cả việc sử
dụng kiến thức liên môn trong quá trình dạy học lịch sử:
- Tiến sĩ giáo dục học N.G.Đai-ri trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như
thế nào” đã nêu ý nghĩa của việc sử dụng các nguồn tư liệu “Toàn bộ công tác dạy
học sẽ vô cùng có lợi, nếu thầy giáo hiểu môn học trên cơ sở tất cả các nguồn tư
liệu hiện nay”.
- Tác giả N.M.Iacôplep trong “Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong
trường phổ thông” cũng rất coi trọng mối liên hệ giữa các bộ môn “ giữ vai trò to
lớn về mặt này là hệ thống công tác liên hệ hữu cơ giữa các giáo viên các bộ môn
khác nhau – tức là mối liên hệ giữa các bộ môn”
- Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học” nêu một cách
khái quát nhất và tương đối đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức
liên môn: “Tiềm năng giáo dục thế giới quan cho học sinh đặc biệt được khai thác
trong mối liên hệ giữa các môn học. Các mối liên hệ giữa các môn học, phản ánh

- 8 -


bản chất biện chứng của nhận thức khoa học, giúp xem xét một sự vật hay một hiện
tượng từ nhiều quan điểm khác nhau.
- Đặng Thành Hưng cho rằng: “Trong khoa học giáo dục còn có những bộ
môn, chuyên ngành, liên môn lấy những liên hệ qua lại làm đối tượng”.
- Trần Bá Hoành trong “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
SGK” nhấn mạnh phương pháp tích cực trong đó đề cập vấn đề giáo dục theo mục
tiêu với nội dung “liên môn” và “xuyên môn”.
- Trong cuốn “Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung
học cơ sở” của Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Đặng Văn Hồ, Trần Văn Cường và
đặc biệt cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập 1 của các tác giả Phan Ngọc
Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi đã đề cập đến nguyên tắc dạy học liên
môn: “Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở
trường phổ thông nói chung, môn lịch sử nói riêng. Đối với bộ môn Lịch sử, mà
chức năng cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài
người (và dân tộc), việc nắm vững các sự kiện lịch sử liên quan chặt chẽ với việc
hiểu biết tri thức về môn khoa học xã hội và nhân văn (văn học, giáo dục công
dân, triết học, địa lí) và cả về khoa học tự nhiên (những kiến thức về sự phát triển
khoa học - kĩ thuật).
- Ngoài ra, vấn đề trên còn được đề cập đến trong các bài báo, tạp chí giáo
dục như bài viết của Nguyễn Quang Vinh “Dạy học các môn học theo quan điểm
liên môn” (trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 10/1986), Trần Văn Cường “Vận
dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử ở trường THPT” (trên tạp chí
Nghiên cứu giáo dục số 7/1997), Trần Viết Thụ “Vận dụng nguyên tắc liên môn
khi dạy học các vấn đề văn hóa trong SGK lịch sử phổ thông trung học” (trên tạp
chí Nghiên cứu giáo dục số 12/1997).
Mỗi bài viết tuy chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhưng đều khẳng định sự cần
thiết và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học nhằm nâng cao
chất lượng môn học.
Như vậy, việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử đã được nhiều

nhà giáo dục đề cập đến trong công trình nghiên cứu của mình, đây là những gợi
mở vô cùng quí giá để tôi học tập. Tuy nhiên, cho đến nay, tôi vẫn chưa tìm thấy
một đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng kiến thức liên môn để dạy học
trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Đó là lý do tôi mạnh
dạn thực hiện đề tài này.
4. Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng kiến thức liên môn trong bài 17, bài 18, bài 19, bài 20 của
chương II - Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV có nâng cao hiệu quả dạy học
không? HS lớp 10 trường THPT Trần Qúy Cáp có hiểu bài, nắm được nội dung bài

- 9 -

học và khắc sâu kiến thức hay không? Bên cạnh đó các em có hứng thú vào bài học
với phương pháp này như thế nào?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Với việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV sẽ góp phần giúp HS lớp 10 ở trường THPT Trần Qúy Cáp – Khánh
Hòa nâng cao kiến thức; phát huy tính tư duy; tạo giờ học lịch sử sinh động, hấp
dẫn.






























- 10 -

III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Để nghiên cứu, tôi quyết định chọn toàn bộ HS các lớp tôi đang giảng dạy 10C4
và 10C6. Hai lớp có đặc điểm sau:
- Có tương đồng về sĩ số (10C4 có 35 học sinh, 10C6 có 34 học sinh).
- Về học lực: thông qua kết quả học kì I tôi nhận thấy cả hai lớp đều đạt ở mức
độ ngang bằng nhau.
- Hai lớp đều học chương trình lịch sử 10 ban cơ bản - trường Trần Qúy Cáp
Bảng 1. Số lượng học sinh ở 2 nhóm lớp:
Dân tộc Số học sinh các nhóm

Kinh Tổng số Nam Nữ
Lớp 10C4 35 35 18 17
Lớp 10C6 34 34 20 14

2. Thiết kế nghiên cứu
Chọn 2 lớp nguyên vẹn: 10C6 - lớp thực nghiệm và 10C4 - lớp đối chứng. Tôi
tiến hành cho HS làm bài kiểm tra trước tác động (xem phụ lục 3) trước khi dạy
chương II. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự tương đồng (10C6
là 6.1 điểm, 10C4 là 6.0 điểm), tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng
sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai lớp trước tác động. Kết quả có được
như sau:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
TBC 6.0 6.1
P = 0.3999 > 0.05

P = 0.3999 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp là
không có ý nghĩa, hai lớp 10C4 và 10C6 trước khi tác động được coi là tương
đương nhau.
Sử dụng thiết kế 2: Tiến hành kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
tương đương:
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ
Thực nghiệm

O1 Dạy học có sử dụng kiến thức liên
môn
O3
Đối chứng O2 Dạy học không sử dụng kiến thức
liên môn

O4


- 11 -

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập để kiểm tra ý
nghĩa sự chênh lệch giá trị trung bình điểm số giữa hai bài kiểm tra của hai lớp
trước và sau tác động. Đồng thời, sử dụng phép kiểm chứng T-Test phụ thuộc để
kiểm tra ý nghĩa sự chênh lệch giá trị trung bình của hai bài kiểm tra trong cùng
một lớp thực nghiệm.
Kết quả cho thấy đã có sự chênh lệch, từ đó cũng kiểm chứng được giả thuyết
của đề tài: việc sử dụng kiến thức liên môn trong phần dạy học lịch sử Việt Nam từ
thế kỉ X đến thế kỉ XV góp phần giúp HS lớp 10 trường THPT Trần Qúy Cáp nâng
cao kiến thức; phát huy tính tư duy, sáng tạo; giờ học lịch sử sinh động, hấp dẫn.
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của GV: Thiết kế bài 17, bài 18, bài 19, bài 20 ở chương II –Việt
Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV có lồng ghép kiến thức liên môn của các môn học
khác như văn học, địa lý, kiến trúc…. vào những nội dung cơ bản, quan trọng.
(xem phụ lục 1 kết hợp phụ lục 2).
* Đối với lớp đối chứng – lớp 10C4: giảng dạy theo đúng phân phối chương
trình, vẫn đảm bảo nội dung cơ bản và chuẩn kiến thức như các lớp khác.
* Tiến hành dạy thực nghiệm – lớp 10C6: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm
vẫn tuân theo kế hoạch dạy học, thời khóa biểu của nhà trường và theo phân phối
chương trình để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4. Thời gian và nội dung dạy thực nghiệm
Thời
gian
Lớp Tiết theo
PPCT
Nội dung dạy thực nghiệm trong chương II

24 Bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà
nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)


Tuần 22


10C6

25 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
trong các thế kỉ X-XV
26 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
ở các thế kỉ X – XV


Tuần 23


10C6

27 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc
trong các thế kỉ X – XV

* Nội dung dạy thực nghiệm:
- GV sưu tầm những kiến thức có liên quan đến bài học thuộc các môn học: văn
học, địa lí, chính trị, quốc phòng…
- Những kiến thức này phải được khái quát một cách ngắn gọn, súc tích và phải là
những kiến thức cần thiết cho nội dung bài học, đồng thời đảm bảo thời gian, kiến
thức của chương trình.
- GV giảng bài theo giáo án có sử dụng kiến thức liên môn (giáo án thực nghiệm).

(xem phụ lục 1 kết hợp phụ lục 2)

- 12 -

- GV hướng dẫn HS về nhà sưu tầm, chuẩn bị trước những kiến thức liên môn cho
tiết sau, giúp HS rèn luyện khả năng tự học, tìm tòi, suy nghĩ.
- Sau khi dạy xong, GV đưa ra các câu hỏi để củng cố bài học.
- Minh họa một số kiến thức liên môn ở bài 17, bài 18, bài 19, bài 20
(xem phụ lục 2)
4. Đo lường
Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm, tôi đã cho lớp 10C4 và 10C6 làm bài
kiểm tra trước tác động (xem phụ lục 3)
Sau khi dạy học xong chương II, tôi cũng tiến hành kiểm tra sau tác động với
hai lớp trên. Bài kiểm tra sau tác động là đề tự luận gồm ba câu, được thiết kế theo
ma trận với mức độ nhận biết – hiểu – vận dụng là 5 – 3 – 2, HS sẽ làm bài trong
vòng 45 phút, làm đồng thời và cùng nội dung. Trong đó, nội dung câu hỏi phải có
trong chương II –Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Đề kiểm tra là những kiến
thức cơ bản, nằm trong phân phối chương trình, câu hỏi rõ ràng, không thách đố.
(xem phụ lục 4)
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
- GV cho kiểm tra và thu lại bài làm để chấm điểm.
- Bài làm của HS và đáp án của GV có thể có hoặc không có những kiến thức liên
môn như trong quá trình dạy học nhưng phải đảm bảo bài làm rõ ràng, súc tích, trả
lời đúng trọng tâm…




















- 13 -

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
ĐTB 6.1 7.1
Độ lệch chuẩn 1.12 0.89
Giá trị P của T- Test 0.0001705 < 0.05
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)

0.8929 > (0.800 – 1.00)

Nếu kết quả trước tác động cho thấy 10C4 và 10C6 là tương đương thì kết quả
kiểm tra sau tác động ở trên đã chứng minh được rằng hai lớp có sự chênh lệch.
Cụ thể, bài kiểm tra sau tác động đã cho thấy độ chênh lệch điểm trung bình
(ĐTB) bằng T-Test có kết quả P = 0.0001705 < 0.05 cho thấy: sự chênh lệch ĐTB
giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa; tức là chênh lệch kết quả

ĐTB lớp thực nghiệm cao hơn ĐTB lớp đối chứng không phải là ngẫu nhiên mà do
kết quả của tác động mang lại.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=(7.1 – 6.1)/1.12=0.8929 > 0.800.
Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng kiến thức liên môn
trong môn lịch sử ở lớp thực nghiệm là Lớn.
Vậy giả thuyết đề tài “sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử góp
phần nâng cao kiến thức, tạo sự hứng thú, kích thích tư duy sáng tạo cho HS là
đúng.
Có thể minh họa bằng biểu đồ so sánh sau:
5,0
5,5
6,0
6,5
7,0
7,5
Trước TĐ
Sau TĐ
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm



- 14 -

V. BÀN LUẬN
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm 10C6 có TBC = 7.1, kết quả
bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng 10C4 là TBC = 6.1. Độ chênh lệch điểm số
giữa hai lớp là TBC = 10C6 – 10C4 = 7.1 – 6.1 = 1.0, điều đó cho thấy điểm TBC của
lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm
TBC cao hơn lớp chưa có sự tác động.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra SMD=0.8929>0.800,
điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là Lớn. Phép kiểm chứng T-
Test ĐTB sau tác động của hai lớp là P = 0.0001705 < 0.05. Kết quả này khẳng
định sự chênh lệch ĐTB của hai lớp không phải là do ngẫu nhiên mà phải do tác
động mới có được.
Với kết quả có được và thông qua sự phân tích, tôi thấy việc sử dụng những
kiến thức liên môn trong bài học mang lại hiệu quả tương đối cao. Hiệu quả đó
không chỉ thể hiện bằng điểm số mà HS có được sau bài kiểm tra mà nó còn thể
hiện ở việc HS nắm được bài, nhớ lâu kiến thức đã học, HS có thể phát huy khả
năng tư duy của mình trong việc học tập môn lịch sử; đồng thời tạo ra sự hứng thú
kì lạ bên những trang sử mà các em cho rằng rất dài, rất khó nhớ. Quan trọng hơn,
qua những kiến thức mở rộng đến văn học, địa lí, quốc phòng…. đã giúp HS nâng
cao được kiến thức một cách toàn diện.
Nói cách khác, những tác dụng trên đã giúp nâng cao hiệu quả bài học một
cách đầy đủ về mặt kiến thức, giáo dục và giáo dưỡng, phát triển một cách toàn
diện.
Với những tác dụng tích cực và hiệu quả trên, tôi có thể khẳng định: đề tài
không chỉ mang lại hiệu quả đối với chương II - Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ
XV mà còn có thể mang lại ý nghĩa to lớn đối với các phần, các chương, các bài
còn lại trong lịch sử lớp 10; có thể áp dụng đối với môn lịch sử các khối lớp khác
và có thể mở rộng ra đối với các bộ môn khoa học khác như văn học, địa lý, giáo
dục công dân… Đây là ưu điểm, hướng phát triển, tính khả thi lớn nhất của đề tài.
* Yêu cầu: Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này là việc không đơn
giản, nó đòi hỏi kỹ năng rất lớn của GV trong việc đầu tư tìm tòi, sưu tầm những
kiến thức khác một cách rộng mở; bên cạnh đó, GV phải biết lựa chọn những kiến
thức có ý nghĩa, giá trị để sử dụng, không ôm đồm.








- 15 -

VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng kiến thức liên môn vào trong dạy học chương II –Việt Nam từ
thế kỉ X đến thế kỉ XV trong phần lịch sử lớp 10 đã góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học môn lịch sử. Nó góp phần cụ thể hóa kiến thức, làm phong phú kiến thức,
khôi phục và tái hiện những hình ảnh quá khứ một cách chân thực. Từ trên cơ sở
đó, HS có thể nắm bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ quy luật, bài
học của lịch sử, rèn luyện cho HS thói quen tự tìm tòi kiến thức, phát triển tính tư
duy. Đồng thời là phương tiện giúp các em hiểu rõ hơn nội dung SGK, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học.
2. Khuyến nghị
- Đối với các cấp lãnh đạo:
+ Mở các đợt tập huấn về chuyên môn, phương pháp và kỹ năng cho GV lịch
sử cũng như GV các bộ môn khác, trong đó có kỹ năng dạy học sử dụng lồng ghép
phương pháp liên môn.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật (nhất là phòng máy), các trang thiết bị (sách
tham khảo, sách kể chuyện các nhân vật lịch sử…).
+ Đưa ra những đợt thi đua, khuyến khích để GV sử dụng công nghệ thông
tin, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới, tổ chức những đợt ngoại khóa –
ngoài giờ lên lớp giữa các bộ môn …. Những hoạt động trên góp phần mang lại
hiệu quả cho việc dạy học lịch sử và các môn học khác. Nó cũng là hình thức để
rèn luyện kỹ năng sử dụng phương pháp liên môn trong dạy học lịch sử.
- Đối với giáo viên:
+ Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nắm vững kiến
thức, thường xuyên áp dụng kiến thức liên môn vào trong dạy học lịch sử.

+ Tích cực tham gia vào các cuộc thi kết hợp nhiều bộ môn khác nhau do các
cơ quan, tập thể tổ chức để không ngừng nâng cao kỹ năng trong dạy học lịch sử
của mình.
+ Tạo điều kiện cũng như hướng dẫn HS hình thành thói quen khả năng tự
học, tự tìm tòi nhiều kiến thức các môn học khác nhau khi học tập lịch sử để thông
qua các tài liệu tham khảo đó nâng cao kết quả học tập và tư duy trong môn lịch
sử.
Với đề tài này, tôi thấy còn nhiều hạn chế, mong được sự giúp đỡ và đóng góp
ý kiến nhiệt tình của cấp trên, của anh chị đồng nghiệp GV, đặc biệt là các đồng
nghiệp đã và đang giảng dạy môn lịch sử. Tôi cũng hy vọng đề tài này sẽ được sử
dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong dạy học lịch sử hiện nay.
Xin chân thành cảm ơn!



- 16 -

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Minh Oanh, Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch
sử ở trường trung học phổ thông, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh, 2006
2. N.G. Đai ri (1972), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
3. N.M. Iacôplep (1975), Phương pháp và kĩ thuật lên lớp ở trường phổ thông,
Tập 1. Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Quang Vinh (1986), “Dạy học các môn theo quan điểm liên môn”,
Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (10), tr. 15 - 16.
5. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
lịch sử ở trường trung học phổ thông. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
6. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách
giáo khoa Lịch sử 10, 11, NXB Hà Nội, 2007

7. Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học Lịch Sử, NXB giáo
dục, 2004.
8. Trần Viết Thụ (1997), “Vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử
các vấn đề văn hóa trong sách giáo khoa lịch sử”, Tạp chí giáo dục, số 12.
9. Các nguồn tư liệu truy cập, sưu tầm từ các trang wed: www.lichsuvietnam.vn






















- 17 -

VIII. PHỤ LỤC

1. Phụ lục 1: giáo án thực nghiệm bài 17, bài 18, bài 19, bài 20 – Lịch sử 10,
ban cơ bản

CHƯƠNG II
VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV
BÀI 17
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG
KIẾN (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
Tuần: …22…
Tiết PPCT: …24
Ngày soạn: 15/01/2014.

I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến Việt Nam trong một thời
gian lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất.
- Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức chặt chẽ theo chế độ quân chủ
trung ương tập quyền, có luật pháp - quân đội và các chính sách đối nội, đối ngoại
đầy đủ, tự chủ, độc lập.
2. Về tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng ý thức độc lập, niềm tự hào dân tộc, bảo vệ
sự thống nhất nước nhà.
3. Về kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, so sánh.
II. Thiết bị tài liệu dạy học:
- Lược đồ Việt Nam thời Lý - Trần, Lê sơ.
- Liên hệ đến tác phẩm: Chiếu dời đô, Đại Việt sử kí toàn thư…
- Liên hệ đến lịch sử luật pháp Việt Nam ở thế kỉ X-XV
III. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, miêu tả, trực quan, kể chuyện……
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng

năm 938 ?
3. Bài mới: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở đầu thời đại phong kiến độc
lập của dân tộc Việt Nam. Nhà nước quân chủ chuyên chế được thành lập và từng
bước phát triển đến đỉnh cao ở thế kỷ XV trên một lãnh thổ thống nhất.




- 18 -

4. Tổ chức dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CƠ BẢN
* Hoạt động 1 (cả lớp, cá nhân): Mốc
thời gian chính đánh dấu quá trình độc
lập, tự chủ của dân tộc ta?
?.1 So sánh việc quyết định xưng vương
của Ngô Quyền và xưng Tiết độ sứ của
Khúc Thừa Dụ? (có chính quyền riêng,
tự chủ hoàn toàn, mở đầu thời kỳ độc
lập dân tộc).
Dẫn dắt: năm 944, Ngô Quyền mất, nhà
Ngô suy yếu. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh
dẹp loạn 12 sứ quân, xác lập nhà nước
quân chủ chuyên chế.
?.2 Ý nghĩa quốc hiệu Đại Cồ Việt? (tự
tôn, bình đẳng với nước lớn làng giềng).


* Hoạt động 2 (cả lớp): Những việc làm
của các vua đầu thời Lý? Ý nghĩa?



Sử dụng kiến thức Văn học, Địa lí để
làm rõ sự kiện “năm 1010, Lý Thái
Tổ dời đô về Thăng Long” thông qua
tác phẩm “Chiếu dời đô” nằm trong
“Đại Việt sử kí toàn thư”.
(xem phụ lục 2.1)


* Hoạt động 3 (cả lớp, cá nhân): hướng
dẫn HS vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền
thời Lý, Trần, Hồ và Lê sơ.






I - BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC ĐỘC LẬP Ở THẾ KỈ X


- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương →
năm 944 nhà Ngô suy vong → loạn 12
sứ quân.

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất
đất nước, xưng hoàng đế, đặt quốc hiệu
Đại Cồ Việt.



- Xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai
gồm 3 ban: văn, võ và tăng ban.

II - PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN
CHỈNH NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
Ở CÁC THẾ KỈ XI - XV
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
- 1010, dời đô về Thăng Long.



- 1054, đổi tên nước là Đại Việt.
- Thế kỷ XI – XV, trải qua các triều đại
Lý, Trần, Hồ, Lê sơ → chính quyền
TW tổ chức ngày càng chặt chẽ.
* Chính quyền TW thời Lý, Trần, H
ồ:
Vua

Tể tướng

Đại thần

Các cơ quan sảnh-viện-đài



- 19 -




?.3 Những cải cách hành chính thời Lê
Thánh Tông có ý nghĩa gì? So sánh với
thời Lý – Trần? (quyền hành tập trung
trong tay vua, tổ chức bộ máy nhà nước
chặt chẽ hơn đến cấp xã → chế độ quân
chủ tập quyền đạt đến đỉnh cao).











Sử dụng kiến thức Luật pháp để làm
rõ hơn về luật pháp thời phong kiến
thế kỉ X-XV
(xem phụ lục 2.2)




?.4 Giải thích khái niệm: “ngụ binh ư
nông”?





Chốt ý: Tác dụng của các chính sách
nói trên? (Chế độ phong kiến Việt Nam
được củng cố và phát triển đến đỉnh cao,
giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ)
* Tổ chức hành chính địa phương: Lộ
→ trấn → phủ → huyện→ châu → xã.
* Chính quyền TW thời Lê sơ:
Vua

Hệ thống quan TW
(lục bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công)


Ngự sử đài ↔ Hàn lâm viện
* Chính quyền địa phương: chia nước
thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3
ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an
ninh. Bên dưới là: phủ → huyện →
châu → xã.
- Về giáo dục:
+ Thời Lý-Trần: tuyển cử, thi cử.
+ Thời Lê: đào tạo, tuyển chọn quan lại
bằng thi cử.
2. Luật pháp và quân đội
a) Luật pháp:
- 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư.

- Thời Trần có bộ Hình luật.
- Thời Lê: “Quốc triều hình luật” (luật
Hồng Đức).
b) Quân đội:
- Tổ chức quy củ: cấm quân và quân
chính quy.
- Tuyển theo chế độ: “ngụ binh ư
nông”.
3. Hoạt động đối nội, đối ngoại
a) Đối nội: Chú trọng bảo vệ an ninh
đất nước, chăm lo đời sống nhân dân,
đoàn kết với dân tộc ít người.
b) Đối ngoại:
- Hòa hiếu với phương Bắc.
- Quan hệ thân thiện với Lào, Champa,
Chân Lạp.



- 20 -

5. Sơ kết bài: Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lý Trần và thời Lê Thánh Tông, qua đó
đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông?
6. Dặn dò, bài tập về nhà:
- Chuẩn bị bài 18 “Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế … thế kỉ X-XV”.
- Sưu tập tư liệu thơ ca và đặc điểm kinh tế nông, thủ công nghiệp, thương nghiệp
thế kỉ X - XV?
7. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………




























- 21 -

BÀI 18
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV
Tuần: …22…
Tiết PPCT: …25
Ngày soạn: 16/01/2014

I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Trải qua 5 thế kỷ độc lập, mặc dù có nhiều biến động, khó khăn, nhân dân ta vẫn
xây dựng được cho mình một nền kinh tế phát triển đa dạng và toàn diện.
- Nền kinh tế nông nghiệp tuy có nhiều mâu thuẫn về vấn đề ruộng đất, nhưng luôn
giữ được các yếu tố cần thiết như chú trọng trị thủy, thủy lợi, mở rộng ruộng đồng,
gia tăng các loại cây trồng, phục vụ cuộc sống ngày càng tăng cao.
- Thủ công nghiệp ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng cao góp phần phục vụ
trong nước và trao đổi với bên ngoài. Thương nghiệp phát triển.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc trong xây dựng kinh tế.
- Bồi dưỡng ý thức về những hạn chế của nền kinh tế phong kiến trong giai đoạn
phát triển của nó.
3. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế…
II. Thiết bị tài liệu dạy học:
- Một số ca dao tục ngữ, thơ ca nói về kinh tế.
- Sưu tập những tư liệu, tranh ảnh kinh tế của thời kỳ này.
III. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thảo luận nhóm, miêu tả, trực quan…
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các giai đoạn phát triển chính của nhà nước phong

kiến Việt Nam từ thế kỷ X – XV?
3. Bài mới: Từ thế kỉ X-XV, nhân dân ta đã xây dựng cho mình một nền kinh tế tự
chủ và toàn diện, song xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc. Nhưng qua đó cũng thấy
được tính cần cù trong lao động, sản xuất.
4. Tổ chức dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CƠ BẢN
* Hoạt động 1: (cả lớp, cá nhân)
?.1 Tại sao giai cấp thống trị đương
thời lại quan tâm nhiều đến sản xuất
nông nghiệp? (Đất nước mới giành
được độc lập, còn nhiều lạc hậu về kinh
1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp





- 22 -

tế, cần phải phát triển kinh tế để củng cố
quyền thống trị)
?.2 Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã
làm gì để phát triển nông nghiệp?


→ Đánh giá vai trò của nhà nước Lý –
Trần qua các chiến dịch đắp đê? (chủ
động tổ chức khắc phục thiên tai trên cơ
sở phát động toàn dân)


?.3 Sự phát triển nông nghiệp đương
thời có ý nghĩa gì đối với xã hội?

Sử dụng kiến thức Văn học để thấy
được sự phát triển nông nghiệp ở các
thế kỉ X-XV
(xem phụ lục 2.3)

* Hoạt động 2: (cả lớp, cá nhân) Nêu
nguyên nhân, biểu hiện sự phát triển thủ
công nghiệp?




?.4 Sự ra đời của các làng nghề thủ
công có ý nghĩa như thế nào? (thủ công
nghiệp đi vào chuyên ngành hơn)

?.5 Đánh giá như thế nào về thủ công
nghiệp nước ta đương thời? (phát triển
mạnh, sản phẩm có chất lượng)

Sử dụng kiến thức Địa lí để thấy sự
phát triển của thủ công nghiệp ở phố
phường Thăng Long thế kỉ X-XV.
(xem phụ lục 2.4)




- Đất đai mở rộng, vua Trần khuyến
khích khai hoang và lập điền trang.
- Vua cấp ruộng đất cho quí tộc, quan
lại theo phép quân điền.
- Thuỷ lợi, đê điều được xây dựng, cử
quan Hà đê sứ trông coi.
- Nhà nước quan tâm phát triển nông
nghiệp.

=> Kinh tế phát triển, đời sống nhân
dân ổn định, độc lập được củng cố.






2. Phát triển thủ công nghiệp
a) Thủ công nghiệp nhân dân
- Các nghề thủ công truyền thống: đúc
đồng, làm gốm, sứ, dệt…phát triển.
- Các nghề chạm khắc đá, làm đồ trang
sức bằng vàng bạc, làm giấy, nhuộm
đặc biệt là khai mỏ đều phát triển.
- Hình thành các làng nghề thủ công:
Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu, Đông
Hồ….
b) Thủ công nghiệp nhà nước
- Cục Bách tác được thành lập
- Thời Hồ chế tạo được súng thần cơ,

thuyền chiến có lầu.







- 23 -

* Hoạt động 3: (cả lớp, cá nhân) Nhận
xét hoạt động thương nghiệp thời kỳ
này?
=> nhiều thương cảng hoặc điểm trao
đổi hàng hóa hình thành: Vân Đồn, Thị
Nại.



?.6 Nguyên nhân hạn chế ngoại thương
thời Lê sơ? (Nhà nước không chủ
trương mở rộng giao lưu với thương
nhân nước ngoài, thuyền bè nước ngoài
chỉ cập vào một số bến và bị kiểm soát
chặt chẽ)

* Hoạt động 4: cả lớp – cá nhân
?.7 Sự phát triển kinh tế thời kỳ này dẫn
đến hệ quả gì?
(Hướng dẫn đọc SGK)

3. Mở rộng thương nghiệp
a) Nội thương: phát triển mạnh, nhiều
chợ, đô thị, phố phường buôn bán sầm
uất.

b) Ngoại thương
- Phát triển mạnh thời Lý – Trần, chủ
yếu buôn bán với Trung Quốc và Đông
Nam Á
- Thời Lê sơ bị hạn chế phát triển.






4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc
đấu tranh của nông dân
(không dạy)


5. Sơ kết bài: Những biểu hiện của sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và
thương nghiệp trong các thế kỉ X-XV?
6. Dặn dò và bài tập về nhà:
- Chuẩn bị bài 19: “Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm … thế kỷ X – XV”
- Tìm hiểu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?
7. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………







- 24 -

BÀI 19
NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM
Ở CÁC THẾ KỈ X – XV
Tuần: …23…
Tiết PPCT: …26
Ngày soạn: 17/ 01/ 2014

I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của quân dân ta trong các thế
kỉ X-XV.
- Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, nổi lên những trận quyết chiến đầy
sáng tạo và hàng loạt các nhà chỉ huy quân sự tài năng.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc.
- Bồi dưỡng ý thức đoàn kết, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với các vị anh
hùng.
3. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận thức, phân tích, tổng hợp, kĩ năng vẽ và sử
dụng bản đồ cho HS.
II. Thiết bị, tài liệu dạy học:

- Bản đồ lịch sử Việt Nam, tranh ảnh các anh hùng dân tộc
- Thơ ca, những bài văn, bài hịch kháng chiến….
III. Phương pháp dạy học: Miêu tả, phát vấn, diễn giảng, ngâm thơ….
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu sự mở rộng và phát triển của nông nghiệp thời Lý–Trần,
Lê sơ?
3. Bài mới: Trong những thế kỷ đầu độc lập, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc
kháng chiến chống giặc ngoại xâm và đã làm nên biết bao chiến thắng huy hoàng
giữ vững nền độc lập ấy. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 19.
4. Tổ chức dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 1: cả lớp - cá nhân
?.1 Nguyên nhân Tống xâm lược nước ta?
Triều đình đã tổ chức nhân dân kháng
chiến và giành thắng lợi ra sao?

- Năm 979, triều đình nhà Đinh gặp nhiều
khó khăn. Trước nguy cơ bị xâm lược, thái
I – CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
TỐNG
1. Cuộc kháng chiến chống Tống
thời Tiền Lê
- Năm 980, quân Tống sang xâm lược
nước ta

×