ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 1 -
MỞ ĐẦU
Axit glutamic là một trong hơn 20 loại axit amin để kiến tạo nên protein cơ thể và
là hợp chất phổ biến nhất trong các protein của các loại hạt ngũ cốc. Axit glutamic
đóng vai rò rất quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể động vật, nhất là các cơ
quan não bộ, gan và cơ nâng cho khả năng hoạt động của cơ thể. Axit glutamic tham
gia phản ứng thải loại amoniac, một chất độc với hệ thần kinh. Trong y học, axit
glutamic được dùng như thuốc chữa bệnh yếu cơ và choáng. Axit glutamic ( L-AG ) có
công thức cấu tạo phân tử như sau:
HOOC - CH
2
- CH
2
- CH - COOH
NH
2
Axit glutamic tham gia cấu tạo nên chất xám và chất trắng của não, kích thích các
phản ứng oxi hoá của não. Axit glutamic có thể đảm nhiệm chức năng tổng hợp nên
các aminoaxit khác nhau như alanin, lơxin, cystein, …. nó tham gia vào phản ứng
chuyển amin, giúp cho cơ thể tiêu hóa nhóm amin và tách NH
3
ra khỏi cơ thể . Nó
chiếm phần lớn thành phần protein và phần xám của não, đóng vai trò quan trọng trong
các biến đổi sinh hóa ở hệ thần kinh trung ương vì vậy trong y học còn sử dụng axit
glutamic trong trường hợp suy nhược hệ thần kinh nặng, mỏi mệt, mất trí nhớ, sự đầu
độc NH
3
vào cơ thể, một số bệnh về tim, bệnh teo bắp thịt, …Axit glutamic còn dùng
làm nguyên liệu khởi đầu cho việc tổng hợp một số hóa chất quan trọng. Muối natri
của axit glutamic là natri glutamat mà ta quen gọi là mì chính là chất điều vị có giá trị
trong công nghiệp thực phẩm, trong nấu nướng thức ăn hàng ngày.
Trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, quá trình lên men để thu
nhận L-AG nhờ vào sự tổng hợp của vi sinh vật không những có ý nghĩa về mặt kinh tế
mà còn có ý nghĩa lớn lao về xử lý môi trường vì tận dụng được các phế thải của các
ngành công nghiệp khác. Vì vậy, với tầm quan trọng của axit glutamic, để đáp ứng nhu
cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu nên em chọn đề tài: “Thiết kế nhà máy sản xuất
axit glutamic từ rỉ đường năng suất 3400 tấn sản phẩm/năm”.
CHƯƠNG 1
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2 -
LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT
Khu vực miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên chưa có nhà máy sản xuất axit
glutamic, nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của khu vực cũng phong phú. Axit
glutamic là một sản phẩm mang lại nhiều lợi ích to lớn. Vì thế, việc thiết kế và xây
dựng một nhà máy sản xuất axit glutamic là rất cần thiết đối, đây là một lợi thế để đầu
tư, xây dựng và sản xuất. Chính vì những lý do trên nên em lựa chọn xây dựng nhà
máy sản xuất axit glutamic ở khu công nghiệp Hòa khánh – Đà nẵng.
1.1 Đặc điểm tự nhiên của thành phố Đà Nẵng.
Có nhiều thuận lợi, Đà Nẵng nằm ở trung tâm của khu vực Miền Trung. Diện tích Đà
nẵng 1.255,53Km2 [ 9 ], tuy nhỏ nhưng có một lượng diện tích chưa có mục đích sử dụng,
đặc biệt có khu công nghiệp Hoà Khánh là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhà máy.
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến
động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ
tháng 1 đến tháng 7. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25
o
C, cao nhất vào các tháng 6,
7, 8, trung bình từ 28
0
C -30
0
C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18
0
C -23
0
C.
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 -
87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%. Hướng gió ổn định chủ
yếu là hướng Đông-Nam Tây-Bắc. [ 10 ]
1.2 Vùng nguyên liệu.
Thành phố Đà Nẵng nằm gần tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một địa phương có nguồn
nguyên liệu dồi dào cung cấp cho sản xuất. Ở Quảng Ngãi có nhà máy đường tại khu
công nghiệp Quảng Phú và nhà máy đường tại Phổ Phong huyện Đức Phổ là nguồn
cung cấp lượng rỉ đường cần thiết để sản xuất. Đây là điều kiện thuận lợi nhất để Đà
Nẵng xây dựng nhà máy sản xuất acid glutamic.
1.3 Hợp tác hoá.
Nhà máy sẽ đặt tại khu công nghiệp Hoà Khánh nên các điều kiện về hợp tác hoá
giữa nhà máy và các nhà máy khác rất thuận lợi và sử dụng chung các công trình công
cộng như điện, nước, hệ thống thoát nước, giao thông….vv. Nhờ đó sẽ giảm thiểu vốn
đầu tư ban đầu.
Nhà máy còn đặc biệt hợp tác chặt chẽ với các nhà máy đường để thu mua nguyên
liệu rỉ đường cho sản xuất.
1.4 Nguồn cung cấp điện, hơi và nhiên liệu.
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 3 -
Đà Nẵng là một thành phố lớn lại có khu công nghiệp nên các vấn đề về điện, hơi,
nhiên liệu được thành phố đầu tư đáng kể. Nhà máy sẽ sử dụng nguồn điện và hơi có
sẵn tại khu công nghiệp.
Nhà máy sử dụng nguồn điện lấy từ lưới điện quốc gia. Ngoài ra để đảm bảo cho
quá trình sản xuất được liên tục thì nhà máy còn trang bị máy phát điện dự phòng.
Lượng hơi đốt cung cấp cho các phân xưởng lấy từ lò hơi riêng của nhà máy.
Nhiên liệu dùng cho lò hơi là dầu DO được mua từ trạm xăng dầu trong tỉnh.
1.5 Nguồn cung cấp nước và vấn đề xử lý nước.
Nguồn cung cấp nước cho nhà máy cũng như nước của công ty chủ yếu từ nhà
máy nước của khu công nghiệp, hoặc cũng có thể sử dụng nguồn nước ngầm như
khoan giếng…Ở đây ta chọn nước máy từ nhà máy cung cấp nước của khu công
nghiệp.
Nước từ nhà máy đưa về đều được lắng, lọc, làm mềm và xử lý ion trước khi sản
xuất.
1.6 Giao thông vận tải.
Đà Nẵng nằm trên quốc lộ 1A là đầu mối giao thông quan trọng của hai miền
Nam Bắc. Có cảng lớn có thể thông ra quốc tế. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 14B nối
Đà Nẵng với Tây Nguyên và Lào, Thái Lan. Do đó thuận lợi cho việc vận chuyển
nguyên liệu và sản phẩm. Kênh vận chuyển đa dạng với đường sắt, đường bộ, đường
thuỷ, đường hàng không là điều kiện rất thuận lợi về giao thông.
1.7 Thoát nước.
Nước thải nhà máy sau khi xử lý được đưa ra hệ thống cống thoát nước và đến
khu xử lý nước thải chung của khu công nghiệp.
1.8 Nhân công và thị trường tiêu thụ.
Thị trường tiêu thụ được chọn là thị trường cho cả nước.
Nhà máy tuyển lao động ở tại Đà Nẵng và các địa phương lân cận. Mặt khác với
mức độ đô thị hoá của thành phố hiện nay, lượng lao động vãn lai rất dồi dào. Từ đó có
thể thuê nhân công với giá rẻ.
1.9 Nguồn tiêu thụ sản phẩm.
Nguồn tiêu thụ cho sản phẩm ở đây chủ yếu hướng vào các công ty chế biến
Dược phẩm, các công ty chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ hải sản, các công ty
chế biến thực phẩm, các công ty sản xuất mỹ phẩm vì đây là các công ty cần một lượng
acid glutamic để phục vụ cho việc sản xuất.
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 4 -
Kết luận: tất cả các điều kiện trên là cở sở thuận lợi, có tính khả thi để xây dựng
nhà máy sản xuất axit glutamic tại khu công nghiệp Hoà Khánh của thành phố Đà
Nẵng.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về axit glutamic.
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 5 -
Axit glutamic (L-AG) là loại axit amin cơ thể có thể tổng hợp được, nó có nhiều
trong các loại thực phẩm như protein thịt động vật, thực vật như cà rốt, rong biển…vv
Axit glutamic có công thức phân tử: C
5
H
9
NO
4
Và có công thức cấu tạo:
HOOC - CH
2
- CH
2
- CH - COOH
NH
2
Axit glutamic có trọng lượng phân tử 147,13 bị phân giải ở nhiệt độ 247
÷
249
o
C,
điểm đẳng điện là pH = 3,22. Có tính chất là hoà tan trong nước, hầu như không tan
trong cồn, ete và một số dung môi. [ 3, tr1 ].
Axit glutamic phân bổ rộng rãi trong tự nhiên dưới dạng hợp chất và dưới dạng tự
do. Trong sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật, axit glutamic được tổng hợp theo con đường
lên men từ nhiều nguồn cacbon.
2.2 Các phương pháp để sản xuất axit glutamic
Có nhiều phương pháp để sản xuất axit glutamic bao gồm: phương pháp hóa học,
phương pháp thủy phân, phương pháp kết hợp, phương pháp lên men.
2.2.1 Phương pháp hóa học:
Là phương pháp ứng dụng các phản ứng tổng hợp hóa học để tổng hợp nên axit
glutamic và các amino axit khác từ các khí thải của công nghiệp dầu hỏa hay các nguồn
khác. Phương pháp hóa học này chỉ thực hiện được ở những nước có ngành công
nghiệp dầu hỏa phát triển và yêu cầu kỹ thuật cao
2.2.2 Phương pháp thủy phân:
Là phương pháp sử dụng các tác nhân xúc tác là các hóa chất (axit, kiềm) để thủy
phân nguồn nguyên liệu giàu protit ( khô dầu, khô lạc,…) ra một hỗn hợp các amino
axit, từ đó tách axit glutamic ra. Ưu điểm là áp dụng được vào các cơ sở thủ công, bán
cơ giới và cơ giới dễ dàng. Có nhược điểm là cần sử dụng nguyên liệu giàu protit hiếm
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
Hình 2.1 Cấu trúc phân tử axit glutamic [11]
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 6 -
và đắt, cần nhiều hóa chất và thiết bị chống ăn mòn, hiệu suất thấp, giá thành cao, gây
ô nhiễm môi trường.
2.2.3 Phương pháp kết hợp:
Là phương pháp kết hợp giữa tổng hợp hóa học và sinh học. Người ta tạo phản
ứng tổng hợp các chất trung gian. Sau đó, lợi dụng vi sinh vật tiếp tục tạo ra axit amin.
Phương pháp này tuy nhanh nhưng yều cầu kỹ thuật cao, chỉ áp dụng cho nghiên cứu
chứ ít áp dụng vào công nghệ sản xuất.
2.2.4 Phương pháp lên men axit glutamic.
Phương pháp lên men hiện nay đang được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế
giới cũng như ở Việt Nam bởi những ưu nhược điểm sau [3, tr4]:
Ưu điểm:
+ Nguyên liệu rẻ tiền.
+ Ít sử dụng hoá chất, thiết bị chống ăn mòn.
+ Hiệu suất quá trình rất cao, giá thành hạ.
+ Mở rộng khả năng sử dụng nguyên liệu.
Nhược điểm:
+ Quá trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao và nghiêm ngặt.
+ Đảm bảo vô trùng mới tạo sản phẩm.
Phương pháp lên men gồm có phương pháp lên men gián đoạn và phương pháp
lên men liên tục.
2.2.4.1 Phương pháp lên men liên tục.
Cơ chất và các thành phần môi trường được bổ sung liên tục vào thiết bị lên men
và dịch lên men được lấy ra dần. Nhược điểm của phương pháp này là khó đảm bảo vô
trùng trong quá trình lên men, do đó ít được áp dụng vào thực tế [4,tr85].
2.2.4.2 Phương pháp lên men gián đoạn. [4 tr85].
2.2.4.2.1 Phương pháp lên men gián đoạn không bổ sung cơ chất.
Cho toàn bộ cơ chất và hóa chất cần dùng một lần ngay từ ban đầu vào thiết bị lên
men. Chỉ có NH
3
, dầu phá bọt, các chất hoạt động bề mặt… được bổ sung theo nhu cầu
trong quá trình lên men. Lượng môi trường ban đầu thường 60
÷
65% thể tích của
thùng. Khoảng trống của thùng dành cho bọt hoạt động. Phương pháp này thích hợp
với các cơ chất ít có tác dụng ức chế vi sinh vật ở nồng độ 10
÷
12% như các loại
đường.
2.2.4.2.2 Phương pháp lên men gián đoạn có bổ sung cơ chất.
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 7 -
Không cho toàn bộ cơ chất vào thiết bị lên men ngay từ đầu mà chia làm hai khối
nhỏ, 15
÷
20% cơ chất cùng các hóa chất được đưa vào môi trường ban đầu, khối còn
lại (80
÷
85%) được bổ sung dần trong quá trình lên men. Phương pháp này đặc biệt
thích hợp với các loại cơ chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật ở nồng
độ cao như cồn, axit hữu cơ, n-parafin.
Quá trình lên men gián đoạn gồm các giai đọan sau [4 tr120]:
Giai đoạn đầu:
Thời gian từ 8÷12 giờ đầu, giai đoạn này chủ yếu là tăng sinh khối. Giai đoạn này
các chất dinh dưỡng, đạm vô cơ và hữu cơ, các chất khoáng của môi trường, vitamin và
các chất sinh trưởng thấm vào tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn lớn lên, đạt được kích thước
cực đại và bắt đầu sinh sản, phân chia. Các thông số giai đoạn này:
+ pH từ 6,5
÷
6,7 tăng lên 7,5
÷
8.
+ Bọt tạo thành tăng dần (CO
2
).
+ Lượng đường tiêu hao tăng dần.
+ Lượng tế bào vi khuẩn tăng dần 0,13
÷
0,14 đến 1
+ Hàm lượng axit glutamic chưa có hoặc rất ít.
Giai đoạn giữa:
Từ giờ thứ 10, 12 đến giờ thứ 24, 26, giai đoạn này giữ cho số tế bào không tăng
thêm nữa hoặc tăng rất ít. Quá trình chủ yếu giai đoạn này là đường và đạm vô cơ thấm
qua màng tế bào vi khuẩn và các quá trình chuyển hóa bởi các men và các phản ứng để
tạo ra axit glutamic trong tế bào. Lượng axit glutamic tạo thành lại hòa tan vào môi
trường làm cho pH giảm dần, CO
2
bay ra, bọt nhiều. Khi đó lượng đường hao nhanh từ
8,9% xuống 2,3%, pH giảm xuống còn dưới 7 cần phải bổ sung ure để pH tăng lên 8,
axit glutamic tăng từ 0 đến 30
÷
40g/l.
Giai đoan cuối:
Những giờ còn lại tất cả các biểu hiện sinh tổng hợp đều giảm dần cho đến khi
hàm lượng đường chỉ còn
≤
1% thì lên men kết thúc.
2.3 Chủng sản xuất axit glutamic.
Các chủng Corynebacterium Glutamicum được dùng chủ yếu làm giống nuôi cấy
để sản xuất axit glutamic. Trong số này có các chủng trước đây gọi là Micrococcus nay
cũng được xếp vào giống Corynebacterium. Ngoài ra, trong công nghiệp còn thấy dùng
các chủng thuộc Brevibacterium Flavum và Divaricatum. Nhưng chủ yếu nhất vẫn là
chủng Corynebacterium glutamicum không bị giới hạn bởi nồng độ biotin có khả năng
lên men từ tinh bột, rỉ đường, ngô, khoai, khoai mì để tạo ra axit glutamic
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 8 -
Điều kiện của một chủng giống là phải có khả năng tạo ra nhiều axit glutamic, tốc
độ sinh trưởng phát triển nhanh, có tính ổn định cao trong thời gian dài, chịu được
nồng độ axit cao, môi trường nuôi cấy đơn giản, dễ áp dụng trong thực tế sản xuất.
Cơ chế sinh tổng hợp axit glutamic:
Đầu tiên, vi khuẩn phân giải đuờng theo con đường EMP, rồi sau đó thông qua
axit xitric và axit α –ketoglutaric theo con đường của chu trình Krebs [3, tr6].
Sau đó, sản phẩm axit glutamic được hình thành. Axit glutamic được tổng hợp
thừa trong tế bào và được tiết ra ngoài môi trường nhờ tính thấm của màng tế bào bị
thay đổi.
Tính thấm bị thay đổi vì thiếu biotin, do tác dụng penicilin hay do dẫn xuất của
axit béo [3, tr9].
Có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau [3, tr5-6]:
2.4 Nguyên liệu.
Nguyên lệu chính để sản xuất axit glutamic là hydrat cacbon, có thể dùng
glucoza, fructoza, maltoza, saccaroza, rỉ đường, tinh bột,…Ở Việt Nam và nhiều nước
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
Hình 2.2: Sơ đồ con đường sinh tổng hợp axit glutamic trong tế bào vi sinh vật
Glutamat dehydrogenaza
Glucoza
Axit xitric
Axetyl-coA
Axit Pyruvic
Axit izoxitric
α -ketoglutaric
Axit glutamic
NH
4
+
Con đường EMP
NADPH
2
NADP
Izoxitrat dehydrogenaza
CO
2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 9 -
trên thế giới hiện nay sản xuất axit glutamic từ rỉ đường và tinh bột sắn, là hai nguồn
nguyên liệu chủ yếu.
Các chất khoáng thường được sử dụng trong quá trình sản xuất bao gồm:
K
2
HPO
4
, MnSO
4
, MgSO
4.,
Nguồn nitơ thường dùng là urê, với tỷ lệ phụ thuộc vào
từng chủng, cũng có thể dùng (NH
4
)
2
SO
4
,(NH
4
)Cl.
2.5 Lên men. [3,tr11-12]
Trong sản xuất axit glutamic người ta thường tiến hành lên men theo chu kì vì
yêu cầu tuyệt đối của quá trình sản xuất. Thời gian lên men phụ thuộc vào hàm lượng
đường có trong môi trường, vào phương pháp cho đường vào dịch nuôi cấy một lần
hoặc nhiều lần, vào mức độ thông khí và đặc tính sinh lý của chủng vi sinh vật nuôi
cấy.
Trong dung dịch, đường thường chiếm khoảng 8-25%. Trong quá trình lên men,
người ta có thể sử dụng nồng độ cao đường ngay từ ban đầu. Nhưng phương pháp sử
dụng đường làm nhiều lần trong suốt thời gian lên men thường cho hiệu quả cao hơn.
Lên men trong 2
÷
3 ngày. Nhiệt độ lên men nên duy trì 30-32
o
C
Thông khí trong môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian lên men. Oxy
phải được cung cấp thường xuyên.Trong thực tế sản xuất, chỉ cần điều kiện thoáng khí
bình thường bằng cách khuấy trộn dịch lên men với cánh khuấy v = 450 v/p.
Sau khi lên men người ta tiến hành cô đặc, kết tinh để thu axit glutamic tinh thể.
Hện nay, người ta thường kết tinh trong thiết bị kết tinh 2 vỏ, kết hợp sử dụng axit và
nước lạnh cho quá trình kết tinh
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành axit glutamic. [4, tr66-69].
2.6.1 Nguồn cacbon.
Nguồn cacbon cung cấp các đơn vị bộ khung cacbon của axit glutamic, cung cấp
năng lượng cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp của chúng.
Nồng độ cơ chất ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất sinh tổng hợp axit glutamic.
Nồng độ glucoza càng cao, hiệu suất lên men axit glutamic càng thấp, hàm lượng axit
glutamic nội bào càng cao, hoạt lực các enzym cần cho oxy hoá glucoza và α-
xetoglutaric decacboxylaza càng cao.
2.6.2 Nguồn nitơ.
Cung cấp nitơ cho quá trình lên men axit glutamic là rất quan trọng bởi vì nitơ
cần cho việc tổng hợp protein tế bào và chiếm tới 9,5% trọng lượng phân tử axit
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 10 -
glutamic. Người ta thường dùng các loại muối chứa NH
4
+
như NH
4
Cl, (NH
4
)
2
SO
4
,
(NH
4
)
2
HPO
4
, NH
4
H
2
PO
4
, NH
4
OH hay khí NH
3
hoặc urê làm nguồn cung cấp cacbon.
2.6.3 Nguồn muối vô cơ khác.
Các ion vô cơ cần cho sinh trưởng và tích luỹ axit glutamic. Sự có mặt của các ion
sau đây là cần thiết: K
+
,
Mg
+2
,
Fe
+2
,
Mn
2+
,
SO
4
+2
,
PO
4
+3
.
Liều lượng thường được dùng như
sau:
K
2
HPO
4
: 0,05 ÷ 0,2% FeSO
4
: 0,0005 ÷ 0,01%
KH
2
PO
4
:
0,05 ÷ 0,2% MnSO
4
: 0,0005 ÷ 0,005%
MgSO
4
: 0,025 ÷ 0,1%
Trong đó K
+
,
Fe
+2
và đặc biệt
Mn
2+
là quan trọng để thu lượng lớn axit glutamic.
Ion K
+
cần cho tích lũy axit glutamic nhiều hơn là cho sinh trưởng.
2.6.4 Chất điều hoà sinh trưởng.
Chất điều hoà sinh trưởng quan trọng bậc nhất trong môi trường lên men axit
glutamic nhờ các giống thiên nhiên là biotin. Để có hiệu suất lên men cao nồng độ
biotin phải nhỏ hơn nồng độ tối ưu cần thiết cho sinh trưởng. Nồng độ biotin thích hợp
nhất cho việc sinh tổng hợp axit glutamic là 2÷5 μg/l môi trường. Biotin quyết định sự
tăng trưởng tế bào, quyết định cấu trúc màng tế bào, cho phép axit glutamic
thấm ra ngoài môi trường hay không và có vai trò quan trọng trong cơ chế oxy hoá cơ
chất tạo nên axit glutamic.
2.6.5 Ảnh hưởng của pH.
pH tối ưu cho sinh trưởng và tạo axit glutamic của vi khuẩn sinh axit glutamic là
trung tính hoặc kiềm yếu ở pH = 6,7÷ 8. Trong suốt quá trình lên men môi trường luôn
có xu hướng trở nên axit do sự hình thành axit glutamic và các axit hữu cơ khác gây
nên. Do đó, liên tục bổ sung NH
+
4
để thực hiện hai chức năng cơ bản là điều chỉnh pH
và cung cấp NH
3
cho việc tổng hợp phân tử axit glutamic . Nguồn NH
4
+
sử dụng phổ
biến là: urê, nước NH
3
, khí NH
3
, NH
4
Cl,
2.6.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ.
Đa số vi khuẩn sinh axit glutamic sinh trưởng và tạo axit glutamic ở 30
0
C ÷ 35
0
C,
số ít ở 35÷37
0
C, cá biệt ở 41÷43
0
C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình lên men là
26÷37
0
C, trong thực tế lên men ở 30÷32
0
C.
2.6.7 Ảnh hưởng của sự cung cấp oxy và khuấy trộn.
Sự cung cấp oxy và khuấy trộn trong khi lên men có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Do vi khuẩn lên men thuộc loại hiếu khí nên nếu không cung cấp đủ oxy cho chúng,
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 11 -
đồng thời CO
2
sinh ra trong quá trình biến dưỡng quá nhiều thì tế bào vi khuẩn có khả
năng chết làm cho sinh khối giảm kéo theo sự suy giảm cả về lượng axit glutamic sản
xuất. Cung cấp oxy và khuấy trộn nhằm hai mục đích:
• Duy trì nồng độ oxy hoà tan ở mức trên giá trị tới hạn.
• Khống chế nồng độ CO
2
ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng và tích lũy axit
glutamic của vi khuẩn.
CHƯƠNG 3
CHỌN VÀ THIẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 12 -
3.1 Chọn dây chuyền công nghệ.
3.1.1 Chọn nguyên liệu sản xuất.
Nguyên liệu chính để sản xuất axit glutamic là hydrat cacbon. Có thể dùng
glucoza, fructoza, maltoza, tinh bột, rỉ đường……vv. Nước ta hiện nay dùng chủ yếu 2
nguyên liệu là rỉ đường và tinh bột sắn. Ở đề tài này em chọn nguyên liệu để sản xuất
là rỉ đường vì có nhiều ưu điểm và thuận lợi cho sản xuất axit glutamic như sau:
• Là nguyên liệu rẻ tiền và rất dể kiếm
• Trong rỉ đường có chứa đủ lượng đường cần thiết cho quá trình lên men
( đường khử và sacaroza)
• Rỉ đường có hàm lượng biotin cao
• Rỉ đường còn có axit, rượu, axit amin, purin và các vitamin, các chất
khoáng, các hợp chất có tác dụng kích thích sinh trưởng vi sinh vật như
biotin (vitamin H).
3.1.2 Chọn chủng vi sinh vật.
Các chủng có khả năng sinh tổng hợp axit glutamic cao thuộc các chi:
Corynebacterium, Brevibacterium, Arthrobacterium, Microbacterium [3, tr9]. Ở đây,
em chọn chủng đột biến Corynebacterium glutamicum vì giống này có khả năng sinh
tổng hợp axit glutamic cao, không bị khống chế bởi nồng độ biotin và thực tế đã được
áp dụng tại Việt Nam.
3.1.3 Chọn phương pháp lên men.
Hiện nay các nhà máy sản xuất axit glutamic bằng phương pháp lên men phát
triển rộng rải trên thế giới. Sử dụng phương pháp lên men trực tiếp: là phương pháp
sản xuất axit L-glutamic ngay trong dịch nuôi cấy bằng một vi sinh vật duy nhất. Các
vi sinh vật này đều có hệ enzyme đặc biệt chuyển hóa trực tiếp đường và amonic thành
axit glutamic trong môi trường lên men. [3,tr8]. Vì vậy, em chọn phương pháp lên men
trực tiếp 1 giai đoạn không bổ sung cơ chất để sản xuất axit glutamic.
3.1.4 Chọn phương pháp tinh chế.
Hiện nay có nhiều phương pháp kết tinh axit glutamic từ dịch nuôi cấy, nhưng
phương pháp điểm đẳng điện được áp dụng nhiều và phổ biến. Dựa vào tính chất ở
điểm đẳng điện khác nhau của các aminoaxit có điểm đông tụ khác nhau để tách axit
glutamic ra dễ dàng ( điểm đẳng điện của axit glutamic ở ph=3,22 [6]). Em chọn
phương pháp tinh sạch axit glutamic theo phương pháp điểm đẳng điện. Phương pháp
này đơn giản, dễ thực hiện, đang được áp dụng nhiều.
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 13 -
3.1.5 Chọn dây chuyền sản xuất.
Qua tham khảo quy trình sản xuất bột ngọt của công ty Ajinomoto và một số tài liệu
liên quan em đưa ra quy trình sản xuất axit glutamic như sau:
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
Xử lý rỉ đường
H
2
SO
4
98%
T
0
= 50÷60
0
C
τ = 40÷60h
ph = 2,2 – 3,5
Ly tâm
Pha chế dịch lên men
pH = 6,7÷6,9
K
2
HPO
4
0,2%
MgSO
4
0,1%
MnSO
4
0,005%
KH
2
PO
4
0,2%
Thanh trùng
(110
0
C,15 phút)
Làm nguội 28÷30
0
C
Lên men
pH = 8,0
τ = 30÷32 h
T
0
= 30÷32
0
C
40 – 90mg O
2
/ 1lít
urê 1,8%
dầu lạc 0,1%
Giống gốc
Nhân cấp I
CấpII
Lọc tách sinh khối
Cô đặc chân không
( pH = 5,5 – 6, t < 80
0
C, 17÷30 Bx )
Sinh khối VSV
Rỉ đường
Dịch lên men
Bã
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 14 -
3.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ.
3.2.1 Nguyên liệu rỉ đường.
Rỉ đường là nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm, có hàm lượng biotin cao thuận lợi
cho quá trình sinh tổng hợp axit glutamic từ chủng vi sinh vật. Rỉ đường được vận
chuyển về nhà máy từ các nhà máy sản xuất đường ở các tỉnh lân cận.
Thành phần chính của rỉ đường là: Nước 20% ; Đường 62%; Các chất phi đường
10% [4,tr17]
Đường trong rỉ đường bao gồm: [4,tr17]
- 25 ÷ 40% sacaroza;
- 15 ÷ 25% đường khử ( glucoza và fructoza);
- 3 ÷ 5% đường không lên men được
3.2.2 Xử lý rỉ đường.
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
Tẩy màu
Axit hoá và kết tinh
(pH=3,22, t = 5
o
C)
Ly tâm
Lọc-Rửa băng tải
Tinh thể axit glutamic
Sấy băng tải
Làm nguội
H
2
SO
4
98%
Đóng gói,bảo quản
Than hoạt tính
Lọc ép
Than hoạt tính đi
tái chế
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 15 -
Mục đích: Trong rỉ đường có chứa nhiều canxi. Đây là kim loại có ảnh hưởng
đến quá trình lên men và kết tinh axit glutamic, vì vậy mục đích chính của quá trình
này là loại canxi khỏi rỉ mật. Ngoài ra, axit sunfuric được sử dụng để loại canxi còn có
vai trò thủy phân đường sacaroza trong rỉ đường thành glucose – nguồn dinh dưỡng
cho vi sinh vật lên men.
Hàm lượng thành phần Ca
2+
trong rỉ đường ban đầu là: 0.3 – 1.2 % [6]
Thông số kỹ thuật: Các điều kiện của quá trình thủy phân rỉ đường [6]
+ Nhiệt độ: 50 – 60
o
C
+ Thời gian: 40 – 60h
+ pH = 2,2 – 3,5; (điều chỉnh bằng H
2
SO
4
98%)
Tiến hành: Dùng H
2
SO
4
98%, đun nóng ở 50÷60
0
C trong vòng 60h. Sau thời gian
lưu khoảng 60h để tinh thể CaSO
4
có kích thước đủ lớn, đem ly tâm hỗn hợp sau xử lý
để phân tách 2 thành phần:
C
12
H
22
O
11
+ H
2
O C
6
H
12
O
6
+ C
6
H
12
O
6
sacaroza glucose fructose
Ca
2+
+ SO
4
2-
CaSO
4
Thiết bị: Dùng thiết bị nhiệt 2 vỏ, có cánh khuấy PG6000 [12]
Hình 3.1 Thiết bị xử lý rỉ đường [5,tr92]
3.2.3 Ly tâm
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
Hình 3.1: Thiết bị PG6000 [12]
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 16 -
Mục đích: Ly tâm là loại bỏ kết tủa và các chất cặn lắng. Sau thời gian thủy phân
khoảng 60h để tinh thể CaSO
4
có kích thước lớn, đem ly tâm hỗn hợp sau xử lý để
phân tách hai thành phần: Phần lỏng và phần rắn.
Phần lỏng gồm glucoza, fructoza được đưa vào tank để thực hiện tiếp quá trình xử
lý trước khi tiến hành lên men
Phần rắn gồm CaSO
4
, K
2
SO
4
, CaK
2
(SO
4
)
2
tiếp tục ly tâm lần hai để thu dịch lỏng
còn phần rắn được cung cấp cho nhà máy phân bón.
Thiếtbị: Máy ly tâm lọc SG1250 [13]
Hình 5.2 : Thiết bị ly tâm SG1250 [13]
3.2.4 Pha chế dịch lên men
Mục đích : Tạo ra môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sử dụng trong quá trình
lên men tạo sinh khối. Bổ sung các chất khoáng và các ion vô cơ nhằm cung cấp đầy
đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình lên men
sau này
Thông số kỹ thuật: Môi trường gồm dịch rỉ
đường và bổ sung các chất sau: [4, tr67]
• K
2
HPO
4
0,05 ÷ 0,2%
• MgSO
4
0,025 ÷ 0,1%
• MnSO
4
0,0005 ÷ 0,005%
• KH
2
PO
4
0,05 ÷ 0,2%
Dung dịch rỉ đường được pha loãng đến nồng độ
đường trong dung dich khoảng 8 ÷ 25% [3,tr11], Ở
đây dịch rỉ đường được pha loãng đến nồng độ đường
trong dung dịch là 13%.
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
Hình 3.3 Thùng pha loãng rỉ đường
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 17 -
Điều chỉnh pH đến 6,7÷6,9
Thiết bị: Sử dụng thiết bị bằng thép, bên trong có cánh khuấy.
3.2.5 Thanh trùng và làm nguội.
Mục đích: nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có trong dich pha chế, đảm bảo độ vô
trùng trước khi tiến hành quá trình lên men. Sau khi thanh trùng xong cần phải hạ nhiệt
độ môi trường tới nhiệt độ lên men.
Thông số kỹ thuật: [1]
• Nhiệt độ thanh trùng:125
0
C
• Thời gian: 15 phút
• Làm nguội đến nhiệt đô: 30
0
C – 32
0
C
Tiến hành dịch được bơm ngựơc chiều với hơi nước, để tạo ra quá trình trao đổi
nhiệt. Thanh trùng ở 125
0
C, thời gian: 15 phút, hơi có áp suất: 0,6 Mpa.
Thiết bị: Dùng thiết bị thanh trùng alpha - laval.
3.2.6 Giống sản xuất.
Mục đích: Là tạo ra đủ số lượng giống cần thiết cho quá trình lên men.
Thông số công nghệ: Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum. Quá trình
nhân giống được tiến hành qua các bước sau:
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
Hình 3.4. Thiết bị thanh trùng bản mỏng [14]
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 18 -
Giống gốc Nhân giống cấp I Nhân giống cấp II Nhân giống
cấp III
Môi trường được điều chỉnh pH = 7÷8 và đem
đi thanh trùng ở 120
0
C trong 20÷30 phút, rồi để
nguội xuống 30÷35
0
C. Sau đó, tiến hành nuôi cấy ở
32
0
C, áp suất 1kG/cm
2
, điều chỉnh lượng không khí
vào và thường xuyên kiểm tra pH
Quá trình nhân giống được tiến hành trong các
thiết bị nhân giống.
Thiết bị: Sử dụng các thiết bị nhân giống do
hãng Sartorius sản suất
3.2.7 Lên men
Mục đích : Thông qua các hoạt động sống của vi khuẩn trong những điều kiện
thích hợp để chuyển hoá đường và đạm thành axit glutamic.Nồng độ dịch lên men
8÷25%. [3, tr11]
Thông số công nghệ: Để đảm bảo quá trình lên men đạt hiệu quả cao cần phải
chú ý khống chế các điều kiện kỹ thuật như sau [4, tr120]:
Tỷ lệ giống: 5÷6% so với thể tích môi trường.
Nhiệt độ: luôn giữ ở 32
0
C.
Thời gian: 28÷32 giờ.
Áp suất: 1kg/cm
2
.
Lượng không khí: 30÷40cm
3
/giờ cho 1m
3
môi trường.
Cánh khuấy hai tầng: 180÷200vòng/phút.
Khi pH giảm đến 7 thì phải bổ sung urê để cho pH tăng lên 8, sử dụng urê 1,2%.
Khi bọt nhiều phải tiếp giống để phá bọt tạo điều kiện để CO
2
thoát ra.
Xử lý dầu: Trong quá trình lên men, do hoạt các nấm men của vi khuẩn, thải ra
nhiều CO
2
, tạo ra nhiều bọt, vì vậy cần phải dùng một lượng dầu thích hợp để phá bọt.
Sử dụng dầu lạc 0,1%.
Tiến hành : Lên men tiến hành qua 3 giai đoạn [4, tr120]
-Giai đoạn đầu : 8÷12h, giai đoạn này chủ yếu là tăng sinh khối. Các chất có
trong môi trường thẩm thấu vào tế bào làm cho vi khuẩn lớn lên đạt kích thước cực đại
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
Hình 3.5: Thiết bị nhân giống [15]
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 19 -
và bắt đầu sinh sản, phân chia. Ở giai đoạn này axit glutamic tạo ra rất ít. pH có tăng từ
6,5÷6,7 lên 7,5÷8 (do bổ sung urê).
-Giai đoạn giữa : từ giờ thứ 10,12 đến giờ thứ 24,26. Giai doạn này không tăng
số lượng tế bào hoặc tăng rất ít Lượng axit sinh ra nhiều làm pH giảm nên phải bổ
sung thêm urê để pH = 8.
-Giai đoạn cuối : Các quá trình xảy ra chậm dần cho đến khi hàm lượng đường
chỉ còn dưới 1% thì lên men kết thúc.
Chọn thiết bị lên men FXG50 [16]
3.2.8 Lọc tách sinh khối
Mục đích: axit glutamic tạo thành trong quá trình lên men được tiết ra ngoài tế
bào vì thế ta phải lọc loại sinh khối và thu dịch lên men.
Chọn thiết bị lọc: Dùng thiết bị lọc khung bản X
A
M
YG80/ 800 – U
K
B
. [17]
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
Hình 3.6 Thiết bị lên men FXG50 [16]
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 20 -
3.2.9 Cô đặc chân không
Mục đích: Nhằm làm tăng nồng độ của dịch axit glutamic trước khi kết tinh.
Thông số kỹ thuật: Dịch sau lên men có hàm lượng axit glutamic thấp khoảng
17%, pH = 7 do đó cần tiến hành cô đặc để loại bớt nước, đưa dung dịch về nồng độ
khoảng 30 %, pH = 5,5 – 6. [ 6]
Thiết bị: Sử dụng thiết bị cô đặc chân không SN-1000. [18]
Hình 3.8 Thiết bị cô đặc SN-1000 [18]
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
Hình 3.7 Thiết bị lọc ép khung bản X
A
M
YG80/ 800 – U
K
B
[17]
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 21 -
3.2.10 Tẩy màu.
Mục đích là dùng than hoạt tính để hấp thụ những chất màu tạo cho dung dịch
axit glutamic có độ trong sáng.
Dịch sau cô đặc được cho vào thiết bị tẩy màu đồng thời với than hoạt tính . Thời
gian lưu lại trong thiết bị là 30 phút. Sau đó đưa đi xử lý tiếp theo
Thiết bị được sử dụng có thân hình trụ làm bằng thép không gỉ , đáy và nắp bằng.
Hình 3.9 Thiết bị tẩy màu
CPG [19]
3.2.11 Lọc ép.
Mục đích: Sau khi dùng than hoạt tính để tẩy màu thì cần phải tách than hoạt tính
ra để đi tái chế, còn dịch được đem đi qua công đoạn kết tinh axit glutamic
Chọn thiết bị lọc: Dùng thiết bị lọc ép X
A
M
S10/ 500 – U
K
B
[20]
Hình 3.10 : Thiết bị lọc ép khung bản X
A
M
S10/ 500 – U
K
B
[20]
3.2.12 Axit hoá và kết tinh.
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 22 -
Mục đích : Đưa pH của dung dịch về điểm đẳng điện của axit glutamic để chuyển
axit glutamic từ pha lỏng sang pha rắn tinh thể.
Tiến hành : dung dịch có pH khoảng 5,5 – 6 do đó ta phải dùng H
2
SO
4
98 % để
điều chỉnh pH của dung dịch về pH = 3,22 đây là giá trị pH đẳng điện của dung dịch
[6]. Trong quá trình kết tinh thì dùng nước lạnh đưa dung dịch axit glutamic về nhiệt
độ 12
0
C lúc đó tinh thể axit glutamic sẽ kết tinh. Cánh khuấy hoạt động làm axit
glutamic kết tủa thành cục to, tơi xốp. Tám giờ sau ngừng khuấy và hạ đến nhiệt độ
không khí. Sau 48 giờ dung dịch tách 2 pha. Pha rắn là axit glutamic đã kết tinh lắng
xuống đáy dưới, pha lỏng là nước và một số axit glutamic tan vào đó gọi là nước cái.
Phần kết tinh đem ly tâm thu axit glutamic ẩm. [4,tr128]
Thiết bị: Thiết bị kết tinh 2 vỏ có cánh khuấy CG [21]
Hình 3.11 Thiết bị axit hóa và kết tinh CG [21]
3.2.13 Ly tâm
Mục đích: Tách riêng axit glutamic từ hỗn hợp dung dịch sau khi đã kết tinh.
Tiến hành: Sau khi axit glutamic đã được kết tinh ta tiến hành ly tâm nhằm dễ
dàng cho quá trình sấy. Trong giai đoạn này tinh thể sẽ thu hồi, dịch sau ly tâm còn lẫn
một ít axit glutamic (khoảng 2%) và các vitamin, khoáng chất, các chất hữu cơ khác
cùng các tế bào vi khuẩn sẽ chuyển qua khu xử lý để làm phân vi sinh
Thiết bị: : Thiết bị ly tâm lọc tháo chất rắn tự động ở đáy. [22]
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 23 -
Hình 3.12: thiết bị ly tâm SGZ1500 [22]
3.2.14 Rửa- Lọc băng tải.
Mục đích: Làm sạch tinh thể axit glutamic thu nhận được sau khi ly tâm và làm
giảm độ ẩm của tinh thể axit trước khi tiến hành sấy.
Thiết bị: Sử dụng thiết bị lọc băng tải Belt Fiter. [23]
3.2.15 Sấy
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
Hình 3.13: Thiết bị Belt Fiter [23]
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 24 -
Mục đích của công đoạn này là nhằm tách hoàn toàn nước ra khỏi axit glutamic
trước khi đưa tinh thể axit glutamic vào đóng gói rồi bảo quản.
Tiến hành : Axit glutamic ẩm đưa vào thiết bị sấy nhờ cơ cấu rung và chạy trên
băng chuyền liên tục, không khí nóng được thổi liên tục vào làm bay hơi ẩm và làm
khô axit. Nhiệt độ sấy <80
0
C thường từ 70- 80
0
C là thích hợp.
Quá trình kết thúc axit glutamic chỉ còn độ ẩm khoảng 0,5- 1%.
Thiết bị: Sử dụng máy sấy rung băng tải [23]
3.2.16 Làm nguội
Tinh thể axit glutamic được làm nguội trên băng tải làm nguội trước khi bao gói.
3.2.17 Phân loại, bao gói.
Mục đích: Nhằm phân loại sản phẩm, bảo quản sản phẩm, tạo sản phẩm hoàn
chỉnh và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển.
Tiến hành: Tinh thể axit glutamic sau khi làm nguội được chuyển vào thiết bị
phân loại và bao gói trước khi được bảo quản.
Quá trình bao gói có ghi rõ khối lượng, ngày sản xuất của sản phẩm.
Sau khi sấy axit glutamic cho vào các túi polyetylen 2 lần. Tuỳ theo yêu cầu mà
khối lượng mỗi bao từ 100g÷0,5kg. Ở giữa túi có khi nhãn hiệu có ghi rõ khối tịnh
lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng và cách sử dụng.
Thiết bị: Sử dụng máy rây 2 tầng SUS304 và Sử dụng thiết bị đóng bột túi nhỏ
DXD-50F
• Sử dụng máy rây 2 tầng SUS304 [24]
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
Hình 3.14 Máy sấy rung băng tải, [23]
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 25 -
• Sử dụng thiết bị đóng bột túi nhỏ [25]
CHƯƠNG 4
SVTH: Dương Thanh Lam - 06SH
GVHD:PGS.TS Trương Thị Minh Hạnh
Hình 3.15: Máy rây 2 tầng SUS304
Hình 3.16: Máy bao gói DXD-50F