Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.25 KB, 8 trang )

Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền
thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Lê Thị Thúy Hà

Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Năm bảo vệ: 2014

Keywords. Quản lý văn hóa; Văn hóa kinh doanh; Lễ hội truyền thống; Bắc Ninh.


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Xu thế toàn cầu hóa về mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội đã đem lại cho cả nước nói
chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng những cơ hội và thách thức mới. Với thế mạnh là các di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể như hệ thống đền chùa, miếu mạo, di tích lịch sử nổi tiếng cùng
làn điệu dân ca quan họ mượt mà và một số lượng lớn lễ hội truyền thống (Theo thống kê của
Tổng cục du lịch năm 2012 cả nước có khoảng 8000 lễ hội thì riêng Bắc Ninh có 547 lễ hội
với qui mô lớn nhỏ khác nhau, và được mệnh danh là ‘Vương quốc của lễ hội’). Ban lãnh đạo
tỉnh Bắc Ninh đã có những quyết sách cho sự phát triển mới đáp ứng xu hướng, nhiệm vụ, và
cơ hội đặt ra trong giai đoạn hiện tại. Bằng chứng là sự ra đời của quyết định số
151/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh, ngày 12 tháng 12 năm 2011về việc phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020 và định hướng
đến năm 2030 và quyết định số 108/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh, ngày 23
tháng 11 năm 2012 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Bắc Ninh
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó có nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của
lễ hội truyền thống trong sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.
1.2. Cùng với sự phát triển kinh tế, số người tham gia các lễ hội ngày càng đông bởi sự phong


phú của lễ hội cũng chính là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và
ngoài nước. Khi số lượng du khách đổ về các lễ hội ngày càng tăng thì cũng là lúc các loại
hình kinh doanh dịch vụ đua nhau nở rộ như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận
chuyển, dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ cung ứng vật phẩm lưu niệm, đồ lễ, dịch vụ vui chơi
giải trí… Hoạt động kinh doanh trong lễ hội là hoạt động mang tính đặc thù, tham gia vào
hoạt động này, chủ thể kinh doanh ngoài sự hiểu biết về kinh doanh phải am hiểu về lịch sử
của lễ hội và phát huy truyền thống thế mạnh quê hương mình để tạo ra những nét bản sắc
riêng của phần lễ và phần hội trong mắt du khách trong và ngoài nước khi đến tham gia lễ hội.
Cũng vì đặc điểm đặc thù đó mà việc thực hiện văn hóa kinh doanh của các chủ thể kinh
doanh trong các lễ hội cũng có những đặc thù riêng đòi hỏi phải giữ gìn phát huy truyền
thống, nét đẹp của quê hương cũng là nét bản sắc của cả dân tộc để có thể thu hút khách du
lịch, phát triển kinh doanh, tạo nguồn thu cho chính mình…
1.3. Mặc dù hiện tại, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức lễ hội đã có
những chính sách hướng dẫn, chỉ đạo, qui hoạch, tổ chức lễ hội cũng như việc kinh doanh
trong lễ hội, thực trạng hoạt động kinh doanh các dịch vụ này tại các lễ hội vẫn đang diễn ra
manh mún, mạnh ai người đó làm, thiếu tính chuyên nghiệp làm mất đi nét đặc trưng và giá trị
văn hóa của dân tộc trong suy nghĩ của du khách trong nước và quốc tế cũng như làm mất đi
nguồn thu nhập từ kinh doanh các dịch vụ lâu dài ổn định của người dân, của địa phương.
Qua thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu về "Văn hóa kinh doanh trong lễ hội truyền
thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh" nhằm hướng hoạt động kinh doanh dịch vụ trong các lễ hội
phải đảm bảo tính bền vững và giữ đúng ý nghĩa văn hóa trong lễ hội, bảo tồn văn hóa dân
gian, để Bắc Ninh luôn là ‘Vương quốc của lễ hội’ là niềm tự hào của người dân Bắc Ninh nói
riêng của cả nước nói chung xứng đáng với tư cách của miền đất quan họ, miền đất của các
liền anh, liền chị làm ‘vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi’, để đúng với câu ‘đến hẹn lại
nên’ của người dân miền Quan họ. Từ đó giới thiệu văn hóa dân gian Việt Nam ra thế giới
cũng là một cách để phát triển ngành du lịch mang lại lợi nhuận cho tỉnh Bắc Ninh nói riêng,
tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lí luận về VHKD và các chính sách, qui định về VHKD của CTKD các dịch
vụ trong lễ hội;

- Tình hiểu thực trạng quản lý và thực hiện VHKD của các CTKD trong lễ hội những năm
qua (giai đoạn 2010 - 2014) của tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện VHKD của CTKD trong các LHTT
tỉnh Bắc Ninh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa lý luận về VHKD và các chính sách chủ yếu về VHKD hiện hành ở Bắc Ninh.
- Dùng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu và mô tả việc thực hiện VHKD
của CTKD các dịch vụ tại LHTT lớn như: Hội Lim, hội chùa Phật Tích, hội Đền Bà Chúa
Kho, Hội Đền Đô.
- Tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện VHKD của CTKD các dịch vụ tại
LHTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, quan sát thực tế điều tra bằng bảng hỏi tại các LHTT trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh, phương pháp luận văn sử dụng là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phân tích định lượng, thống kê toán học.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách và việc thực hiện VHKD của CTKD các
dịch vụ phục vụ lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn giới hạn việc nghiên cứu chính sách và việc thực hiện các chính
sách về VHKD của CTKD các dịch vụ phục vụ LHTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
+ Về khách thể nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu việc thực hiện VHKD của các CTKD
từ góc độ nhận xét của bản thân CTKD, Ban quản lý lễ hội (BQL) và du khách tham gia LH
(DK).
+ Về địa bàn nghiên cứu: luận văn nghiên cứu thực trạng việc thực hiện VHKD của các

CTKD tại một số lễ hội qui mô lớn tại tỉnh Bắc Ninh: Hội Lim, Hội đền Bà Chúa Kho, Hội
Phật Tích, Hội Đền Đô.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn có kết cấu gồm 4
chương, cụ thể như sau :
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu
Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng việc thực hiện VHKD của CTKD các dịch vụ phục vụ LHTT trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao việc thực hiện VHKD của các CTKD các
dịch vụ phục vụ LHTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ văn hóa và thông tin, 1998. Một số giá trị văn hóa cổ truyền với đời sống văn hóa
ở cơ sở nông thôn hiện nay. Hà Nội: NXB Văn hóa dân tộc.
2. Nguyễn Chí Bền, 2000. Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam. Hà Nội: Nxb văn hóa dân
tộc và Tạp chí văn hóa nghệ thuật.
3. Đỗ Minh Cương, 2001. VHKD và triết lý kinh doanh. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc
gia.
4. Nguyễn Văn Diễn, 2001. Khái niệm văn hóa trong kinh doanh. Tạp chí Văn hóa nghệ
thuật, số 12/2002, tr. 5-7.
5. Nguyễn Thị Phi Hoài, 2000. Giáo trình văn hóa doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài
chính.
6. Đinh Gia Khánh, 1985. Ý nghĩa xã hội và văn hóa của lễ hội dân gian. Hà Nội: NXB
Khoa học Xã hội.
7. Đinh Gia Khánh, 1995. Văn hóa dân gian Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
8. Đinh Gia Khánh và Lê Hữu Tầng, 1993. Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội
hiện đại. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.

9. Vũ Ngọc Khánh, 1993. Lễ hội cổ truyền trong quá trình thích nghi với đời sống xã hội
hiện đại và tương lai, trong cuốn Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại
10. Đinh Gia Khánh và Lê Hữu Tầng, 1993, tr.243-247.
11. Dương Thị Liễu, 2001.Giáo trình VHKD. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Dương Thị Liễu, 2001. Kĩ năng thuyết trình. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân.
13. Dương Thị Liễu- Nguyễn Vân Hà. Hội nhập và VHKD Việt Nam. Hà Nội: Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.
14. Nguyễn Thu Linh và Phan Đình Tú, 2004. Quản lý lễ hội cổ truyền, thực trạng và giải
pháp. Hà Nội: Đề tài nghiên cứu cấp bộ.
15. Luật di sản văn hóa và hướng dẫn thi hành. Hà Nội: NXB Cính trị Quốc gia, tr 12-13.
16. Nguyễn Đình Luyện, 2003. Lễ hội Bắc Ninh. Bắc Ninh: Sở Văn hóa thông tin Bắc
Ninh.
17. Lê Hồng Lý, 2008. Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng. Hà Nội:
NXB Văn hóa thông tin và Viện văn hóa.
18. Nguyễn Văn Mạnh. Giá trị của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại. Tạp chí văn
hóa dân gian, số 2/2002, tr 3-6.
19. Phạm Quang Nghị. Lễ hội và ứng xử của người làm công tác quản lý lễ hội hiện nay.
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 11/2002, tr. 4-6.
20. Thạch Phương- Lê trung Vũ, 1995. 60 lễ hội truyền thống của người Việt Nam. Hà
Nội: Nxb Khoa học xã hội.
21. Bùi Xuân Phong, 2008, Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp.
22. Nguyễn Mạnh Quân, 2011. Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty. Hà
Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
23. Phạm Quốc Toàn, 2007. Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Hà Nội: NXB
Lao động Xã hội.
24. Trần Ngọc Thêm, 2008. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục.
25. Trần Ngọc Thêm, 2011. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục.
26. Trương Thìn , 2007. 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam. Hà Nội:
NXB Hà Nội.

27. Trương Thìn, 1990. Hội hè Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa dân tộc.
28. Ngô Đức Thịnh, 2001. Những giá trị của lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện
nay. Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 3-2001, tr.7-8.
29. Ngô Đức Thịnh, 1999. Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền. Tạp chí văn hóa nghệ thuật,
số 11/199, tr.44-48.
30. Ngô Đức Thịnh và Lê Hồng Lý, 1997. Về tín ngưỡng và sự phát triển xã hội hiện nay.
Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 1/1997, tr. 35-39.
31. Vụ văn hóa - Quần chúng và thư viện xuất bản Hà Nội, 1993. Hội nghị- hội thảo về lễ
hội.
32. Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, 1998. Văn hóa nông thôn trong phát triển. Đề tài
cấp bộ.
33. Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, 1998. Tác động của truyền thông đại chúng
trong việc xây dựng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc văn óa dân tộc. Đề tài cấp
bộ.

TÀI LI ỆU TI ẾNG ANH
34. Ashworth, G.J, 1997. Elements of planning and managing heritage sites, in
Nuryanti.W., Tourism and heritage management, Gadjah Mada University Press.
35. Chambaers, E., (ed), 1997. Tourism and culture – an applied perspective. New York:
State University of New York Press.
36. Edgar H. Schein, 2009. The Corporate Culture Survival Guige. USA: Jesey Bass
Awwimley imprint, USA.
37. France, L. (ed), 1997. Sustainable Tourism. London: Eathscan Publications Limited.
38. Getz. D, 1999. Festival, special Events and Tourism. New York: Van Nostrand
Reinhold.
39. Herbert, D.T. (ed), 1995. Heritage, Tourism and Society. London: Mansell Publishing
Limited.
40. Hitchcock, M. and King.V.T (eds, 1993 Tourism in South - East Asia. London:
Pouledge.
41. Kim, K, Uysal, M and Chen, J, 2002. Festival visitor motivation from organizer’s

point of view. Event Management, vol.7,2002, p.127-134.
42. Logan, W.S. Substanable cultural heritage toursm in Vietnam cities: The case of
Hanoi. Journal of Vietnam studies. P.32-40.
43. McDonnel, I.Allen and O’Toole, W, 1999. Festival and Special Event management.
John Wiley and Son Press.
44. Nuryanti, W, 1997. Tourism and heritage management. Gadjah Mada University
Press.
45. Prentice, J., 1998. Tourism and heritage attraction. London: Routledge.
46. Ringer, G. (ed), 1998. Destinations: Cultural landscapes of Tourism, London:
Routledge. P.63
CÁC TRANG WEB
47. http:// www bách khoa toàn thư mở wikipedia/lễ hội.
48. http:// wwwbaobacninh.net/ Hội Lim Bắc Ninh.
49. http:// wwwbaomoi.com/khai hội chùa Phật Tích Bắc Ninh.
50. http:// www doanhnhan 360.com/vanhoadoanhnhan-quan niệm và mối quan hệ
Nguyễn Duy Bắc.
51. http;// www dulichviet.vn/kinh nghiệm du lịch han quoc/ những nơi mua sắm hấp dẫn.
52. http:// wwwdulichnamchau.vn/ kinh nghiệm du lich Hàn Quốc.
53. http:// wwwdulich.net.cm.vn/du lịch Trung Quốc.
54. http:// wwwdulich.net.cm.vn/du lich Nhật Bản.
55. http;// wwwdulich.net.cm.vn/ du lịch Ấn Độ.
56. http:// wwwdulichlehoi.net/du lịch Bà chúa kho Bắc Ninh/Năm đầu giỗ bà chúa Kho.
57. http:// www lịch sử Bắc Ninh.
58. http:// www Lịch sử Lễ Hội Bắc Ninh.
59. http:// www tinmoi.vn/ bàn về đạo đức kinh doanh của người Việt
60. http:// www tindulich.vn/ lehoimienbac/rộn ràng khai hội chùa Phật Tích.
61. http:// www tuyên giáo.com.vn/lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo do cộng đồng dân lo
toan tổ chức chủ yếu qui mô làng xã.
62. http:// www vietnamtourism.com/lễ hội Việt nam.
63. http:// www vicas. Org.vn/một số vấn đề lễ hội quản lý và tổ chức.

64. http:// wwwvn.so.com/kimnhdoanh/10 bí quyết kinh doanh của người Hoa.
65. http:// www wikimedia. Org/wiki/Hội Lim.
66. http:// www wikimedia. Org/wiki/đền bà chúa kho Bắc Ninh.
CÁC VĂN BẢN, KẾ HOẠCH, BÁO CÁO
67. Kế hoạch tổ chức, quản lý lễ hội Lim năm 2010, 2011, 2012, 2013 UBND huyện Tiên
Du.
68. Báo cáo tổng kết công tác chỉ đạo tổ chức Hội Lim năm 2010,2011,2012 UBND
huyện Tiên Du.
69. Báo cáo công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2010, 2011, 2012, UBND tỉnh Bắc Ninh.
70. Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL qui định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang, việc tổ chức lễ hội.
71. Nghị quyết 22/2011/NQ-HĐND17 về việc qui định một số điều về thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỉ niệm ngày truyền thóng, đón
nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh Băc Ninh, 2011.
72. Kế hoạch tổ chức lễ hội Bắc Ninh 2013, sở VHTT và DL.
73. Kế hoạch tổ chức lễ hội Bắc Ninh 2014, sở VHTT và DL.
74. Báo cáo tổng kết công tác lễ hội năm 2012, sở VHTT và DL.
75. Báo cáo tổng kết công tác lễ hội năm 2013, sở VHTT và DL.

×