Y học thực hành (857) - số 1/2013
31
NGHIÊN CứU GIá TRị CủA BRAIN NATRIURETIC PEPTIDE HUYếT THANH
TRONG CHẩN ĐOáN KHó THở DO SUY TIM ở BệNH NHÂN MớI VàO VIệN
Phạm Ngọc Huy Tuấn
Bệnh viện cấp cứu Trung vơng- Hồ Chí Minh
Lê Việt Thắng - Bệnh viện 103
TóM TắT
Nghiên cứu giá trị của peptide lợi niệu (Brain
Natriuretic Peptide-BNP) huyết thanh trong chẩn đoán
khó thở do suy tim ở 92 bệnh nhân khó thở mới vào
viện, kết quả cho thấy: nồng độ BNP huyết thanh trung
bình ở nhóm bệnh nhân khó thở do suy tim là 724
480 pg/ml, do rối loạn chức năng thất trái là 428 340
pg/ml tăng cao có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh
nhân khó thở không do suy tim (118 185 pg/ml), p<
0,001. Điểm cắt nồng độ BNP huyết thanh trong chẩn
đoán khó thở do suy tim trong nghiên cứu này là 128
pg/ml với độ nhạy là 84,4% và độ đặc hiệu là 83%,
p<0,0001.
Từ khóa: BNP huyết thanh, khó thở, suy tim
SUMMARY
Studying on value of Brain Natriuretic Peptide
(BNP) in diagnose dyspnea caused heart failure of 92
patients with dyspnea symptom just hospital
admission, the results show that average concentration
of serum BNP in dyspnea patients caused heart failure
is 724 480 pg/ml, caused left ventricle dysfunction is
428 340 pg/ml are significantly increased compared
that of dyspnea patients without heart failure (118
185 pg/ml), p<0.0001. In the study, cut-off-point of
serum BNP level in diagnosing dyspnea caused heart
failure is 128 pg/ml, sensitivity is 84.4%, specificity is
83.0%, p< 0.0001.
Keywords: serum BNP, heart failure, dyspnea
ĐặT VấN Đề
Khó thở là một cảm giác có sự trở ngại bất thờng
khi thở, đây là triệu chứng lâm sàng thờng xuất hiện ở
bệnh nhân có bệnh tim hoặc bệnh lý hô hấp. Tại khoa
cấp cứu với bệnh nhân nhập viện vì khó thở ngời thầy
thuốc cần phải khẩn trơng xác định chẩn đoán phân
biệt giữa khó thở do tim và không do tim để từ đó đa
ra phơng cách điều trị đúng hữu hiệu, giảm thiểu tỷ lệ
tử vong cho bệnh nhân. Brain Natriuretic Peptide
(BNP) là một peptid có tác dụng sinh học làm giãn
mạch, tăng bài tiết natri qua nớc tiểu, nó đợc phóng
thích ra bởi các tâm thất khi các buồng tim này giãn ra.
Việc phóng thích BNP tỉ lệ thuận với sự gia tăng thể
tích và áp lực quá tải của tâm thất. BNP tăng khi có suy
tim phải hoặc suy tim trái, suy tim tâm thu hoặc suy tim
tâm trơng do bất kỳ nguyên nhân nào. Hiện nay trên
thế giới, các quốc gia tiên tiến đã áp dụng xét nghiệm
rộng rãi xét nghiệm nhanh BNP tại khoa cấp cứu, điều
này giúp chẩn đoán khó thở do suy tim xung huyết trở
nên nhanh hơn, dễ hơn và tin cậy hơn. Tuy nhiên, tại
Việt Nam xét nghiệm BNP hầu nh cha áp dụng để
chẩn đoán khó thở do suy tim xung huyết hay không
do tim, đồng thời cũng cha có công trình nghiên cứu
nào về vấn đề này. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu thực
hiện đề tài với hai mục tiêu:
1. Khảo sát nồng độ BNP huyết thanh ở bệnh nhân
khó thở mới vào viện.
2. Bớc đầu tìm hiểu giá trị của BNP huyết thanh
trong chẩn đoán khó thở do tim ở những bệnh nhân
khó thở mới vào viện
ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
Đối tợng nghiên cứu:
Đối tợng nghiên cứu gồm 92 bệnh nhân đợc
chẩn đoán khó thở mới vào khoa Cấp cứu Tổng hợp,
Bệnh viện cấp cứu Trng Vơng, Thành phố Hồ Chí
Minh.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: là bệnh nhân có
biểu hiện triệu chứng lâm sàng khó thở:
Bệnh nhân cảm giác khó thở, mệt
Tần số hô hấp > 20 lần / phút hay < 10 lần / phút
Thở gắng sức, co kéo cơ hô hấp phụ
Các kiểu thở bất thờng, nhanh nông, không đều
Tím tái, vã mồ hôi, rối loạn tri giác
Khó thở phải ngồi, khó thở khi gắng sức
+ Tiêu chuẩn loại trừ: Tất cả các đối tợng không
có khó thở hoặc có khó thở ở bệnh nhân có ít nhất một
trong các tình trạng bệnh lý sau đây thì đều bị loại trừ
ra khỏi nghiên cứu:
Suy thận (creatinin /máu >1,5mg%)
Xơ gan tràn dịch ổ bụng
Cờng aldosteron nguyên phát
Hội chứng Cushing
Nhồi máu cơ tim cấp
Chấn thơng tim hoặc chèn ép tim cấp
Tai biến mạch máu não
Hen phế quản
Chấn thơng sọ não
Chấn thơng đờng hô hấp
2. Phơng pháp nghiên cứu.
2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang
2.2. Phơng pháp nghiên cứu:
+ Các bệnh nhân khó thở đợc khám lâm sàng tỉ
mỉ, làm xét nghiệm BNP huyết thanh, làm điện tâm đồ,
x-quang tim phổi, siêu âm Doppler tim, các xét nghiệm
sinh hoá và huyết học.
+ Chẩn đoán khó thở: Nhịp thở < 10 lần/phút hoặc
> 20 lần/phút, cánh mũi phập phồng, hõm ức lõm, co
kéo cơ hô hấp phụ có thể có các kiểu thở bất thờng
kèm rối loạn tri giác, tím tái, vã mồ hôi.
Y học thực hành (857) - số 1/2013
32
+ Xét nghiệm định lợng nồng độ BNP trong máu
đợc thực hiện tại Khoa Sinh hóa bệnh viện Chợ Rẫy
theo qui trình sau:
Máu lấy ngay khi đang trong cơn mệt khó thở.
Lấy 2 3 ml máu đựng vào lọ EDTA quay ly tâm
lấy huyết tơng để lạnh bảo quản ở nhiệt độ 2 8
o
C.
Thuốc thử của hãng Abbott.
BNP trong máu đợc định lợng theo phơng pháp
huỳnh quang miễn dịch.
+ Phân độ suy tim theo NYHA 1964 chia làm 4 độ
+ Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi. info 6.0 và
SPSS với việc xác định: giá trị trung bình, so sánh giá
trị trung bình, tỷ lệ phần trăm. Khảo sát đờng cong
ROC (Receiver-operating-characteric), tìm điểm cắt
(point_cut_off) của xét nghiệm BNP huyết thanh trong
chẩn đoán phân biệt và xác định phép tính đúng trong
chẩn đoán giữa hai đờng cong ROC bằng phần mềm
Medcalc version 8.02.
KếT QUả NGHIÊN CứU
Trong tổng số 92 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên
cứu có 60,9% bệnh nhân nam, 39,1% bệnh nhân nữ.
Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 71,5 13,2 tuổi.
1. Biến đổi nồng độ BNP huyết thanh ở nhóm
bệnh nhân nghiên cứu:
Bảng 1: Tỷ lệ bệnh nhân khó thở do các nguyên
nhân khác nhau khi mới vào viện trong nghiên cứu
Nguyên nhân Số trờng hợp Tỷ lệ
Không do tim 49 53,3%
Do suy tim 39 42,4%
Rối loạn chức năng thất trái 4 4,3%
Tổng cộng 92 100%
Nhận xét: Khi mới vào viện có 53,3% bệnh nhân
đợc sơ bộ chẩn đoán khó thở không do suy tim và
42,4% số bệnh nhân đợc chẩn đoán khó thở do suy
tim.
Bảng 2: Tỷ lệ bệnh nhân khó thở do các nguyên
nhân khác nhau khi đã có siêu âm tim và giá trị BNP
huyết thanh trong nghiên cứu
Nguyên nhân Số trờng hợp Tỷ lệ
Không do tim 40 43,5%
Do suy tim 45 48,9%
Rối loạn chức năng thất trái 7 7,6%
Tổng cộng 92 100%
Nhận xét: Khi đã có kết quả siêu âm tim và BNP
huyết thanh chỉ có 43,5% bệnh nhân đợc chẩn đoán
khó thở không do suy tim và 48,9% số bệnh nhân đợc
chẩn đoán khó thở do suy tim.
Bảng 3: So sánh nồng độ BNP huyết thanh ở nhóm
bệnh nhân khó thở do suy tim và không do suy tim.
Nguyên nhân
BNP huyết thanh
(X SD), (pg/ml)
p ANOVA
Không do tim (n=40) 118 185
Do suy tim (n=45) 724 480
Rối loạn chức năng thất
trái (n=7)
428 340
< 0,001
Nhận xét: Nồng độ BNP huyết thanh trung bình ở
nhóm bệnh nhân khó thở do suy tim và do rối loạn
chức năng thất trái tăng cao có ý nghĩa thống kê so với
nhóm bệnh nhân khó thở không do suy tim, p< 0,001.
Bảng 4: So sánh nồng độ BNP huyết thanh ở nhóm
bệnh nhân khó thở do suy tim ở các mức độ suy tim
Độ suy tim theo
NYHA
BNP huyết thanh
(X SD), (pg/ml)
p ANOVA
NYHA II (n=8) 312 265
NYHA III (n=15) 660 410
NYHA IV (n=22) 1195 989
< 0,001
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân suy tim nồng độ BNP
huyết thanh tăng cao dần từ suy tim độ II, III, IV theo
phân loại NYHA có ý nghĩa thống kê, p< 0,001.
2. Giá trị của BNP huyết thanh trong chẩn đoán
khó thở do suy tim
N=92; VARIABLE = BNP
Area under the ROC curve = 0.855
95% Confidence interval = 0.766 to 0.919
P (Area=0.5) < 0.0001
Criterion Sens. (95% C.I.) Spec. (95% C.I.) +LR -LR
> 91 84.4 (70.5- 93.5) 72.3 (57.4- 84.4) 3.05 0.22
> 92 84.4 (70.5- 93.5) 76.6 (62.0- 87.7) 3.61 0.20
> 93 84.4 (70.5- 93.5) 78.7 (64.3- 89.3) 3.97 0.20
> 126 84.4 (70.5- 93.5) 80.9 (66.7- 90.8) 4.41 0.19
> 128 * 84.4 (70.5- 93.5) 83.0 (69.2- 92.3) 4.96 0.19
> 135 82.2 (67.9- 92.0) 85.1 (71.7- 93.8) 5.52 0.21
> 146 80.0 (65.4- 90.4) 85.1 (71.7- 93.8) 5.37 0.23
> 158 77.8 (62.9- 88.8) 85.1 (71.7- 93.8) 5.22 0.26
> 171 75.6 (60.5- 87.1) 85.1 (71.7- 93.8) 5.07 0.29
Sens. = Sensitivity; Spec. = Specificity
Y học thực hành (857) - số 1/2013
33
+LR = Positive likelihood ratio
-LR = Negative likelihood ratio
Biểu đồ 1: Điểm cắt nồng độ BNP huyết thanh trong chẩn đoán khó thở do suy tim theo đờng cong ROC.
Nhận xét: Điểm cắt nồng độ BNP huyết thanh trong chẩn đoán khó thở do suy tim trong nghiên cứu này là 128
pg/ml (n=92 bệnh nhân), p< 0,0001.
Suy tim Không suy tim
EF 45%
hoặc/và
E/A< 1
hoặc E/A
> 2
2
26
EF
45%,
1 < E/A <
2
21
66
45 47
92
Tính đúng:
24 + 45
92
= 75 % = P (A
3
)
Gọi P(A
3
) = 75 %
Độ nhạy = 53,3%, Độ đặc hiệu = 95,7%
Dự đoán dơng (dơng thật) = 80,9%, Dự đoán âm
(âm thật) = 84,4%.
Biểu đồ 2: So sánh độ chính xác trong chẩn đoán
khó thở do suy tim bằng siêu âm tim và định lợng
nồng độ BNP huyết thanh.
Nhận xét: P(A
1
) > P(A
3
). Tính đúng của chẩn đoán
khó thở do suy tim với xét nghiệm máu BNP điểm cắt
128 pg/ml cao hơn (do xác xuất lớn hơn) nên giá trị
chẩn đoán chính xác hơn.
BàN LUậN
1. Biến đổi nồng độ BNP huyết thanh ở nhóm
bệnh nhân nghiên cứu:
Chúng tôi có 2 kết quả chẩn đoán đợc ghi nhận tại
hai thời điểm khác nhau: Chẩn đoán ngay tại khoa cấp
cứu khi bệnh nhân mới nhập viện đợc thực hiện bởi
bác sĩ cấp cứu. Dựa vào lâm sàng và các kết quả xét
nghiệm có đợc (không có kết quả BNP). Chẩn đoán
sau cùng đợc thực hiện bởi sự nhất trí chung của một
bác sĩ chuyên khoa tim mạch, một bác sĩ chuyên khoa
hô hấp và ngời làm nghiên cứu dựa vào lâm sàng các
kết quả xét nghiệm (thực hiện đủ các xét nghiệm còn
thiếu nh siêu âm, x-quang), đồng thời tham khảo
thêm kết quả xét nghiệm BNP vào chẩn đoán. Việc
chẩn đoán chính xác khó thở do suy tim hay không do
suy tim là một điều khó cho các bác sĩ phòng cấp cứu,
bởi vì trong thời gian ngắn phải đa vào chẩn đoán và
hớng điều trị khẩn cấp mà các dấu hiệu và triệu
chứng của suy tim không chuyên biệt, bệnh sử đôi khi
không đóng vai trò trong bệnh lý cấp tính và khó thở là
triệu chứng chính của suy tim lại dễ dàng nhầm lẫn
trong các bệnh lý hô hấp, ngời lớn tuổi, bệnh nhân
béo phì, xét nghiệm thờng qui x-quang, siêu âm, khí
máu động mạch cũng không phải luôn có đủ và có
chính xác để giúp cho chẩn đoán. Hơn thế nữa, bệnh
nhân nhập viện trong tình trạng cấp cứu của bệnh lý
nội khoa thờng là bệnh nhân lớn tuổi, sức đề kháng
kém, mắc nhiều bệnh lý tim phổi mãn tính kết hợp. Kết
quả cho thấy sau khi có xét nghiệm BNP huyết thanh
và siêu âm tim, nhóm bệnh nhân khó thở do suy tim
tăng hơn và nhóm bệnh nhân khó thở không do suy
tim lại giảm đi so với chẩn đoán ban đầu. Nh vậy nếu
không có BNP thì chúng tôi đã bỏ sót 9 bệnh nhân
trong tổng số 92 bệnh nhân (gần 10%) khó thở do
nguyên nhân tim.
Trong nhóm bệnh nhân chẩn đoán suy tim mà
chúng tôi nghiên cứu thì nhóm phân độ NYHA I không
có, điều này có thể lý giải mức độ khó thở ở nhóm suy
tim này biểu hiện lâm sàng cha đến mức đánh giá là
bệnh cần cấp cứu (nên không nhập vào khoa cấp
cứu). Tỷ lệ bệnh nhân suy tim theo phân độ NYHA
trong nghiên cứu của chúng tôi là suy tim theo phân độ
NYHA I chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,5%), trong khi đó suy
tim NYHA III chiếm tỷ lệ cao nhất (69%). Trong nghiên
cứu của Trần Quốc Việt thì suy tim theo phân độ
NYHA I chiếm tỷ lệ thấp nhất (0%) và suy tim NYHA III
chiếm tỷ lệ cao nhất (64,9%).
Các bệnh nhân suy tim trong nghiên cứu của chúng
tôi, nồng độ BNP trong máu và mức độ nặng của suy
tim theo theo phân độ NYHA có sự tơng quan với
nhau. Cụ thể là: nồng độ BNP trung bình trong máu ở
bệnh nhân suy tim NYHA II là 312 265 pg/ml, NYHA
III là 660 410 pg/ml và NYHA IV là 1195 989 pg/ml.
Điều này có nghĩa là mức độ suy tim theo NYHA càng
nặng thì nộng độ BNP trong máu càng cao và mối
tơng quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Trong nghiên cứu của Cao Huy Thông cũng nh các
nghiên cứu của các tác giả khác nhận thấy giữa nồng
độ BNP trong máu và mức độ nặng của suy tim theo
NYHA có một mối liên quan chặt chẽ với nhau. Điều
này có nghĩa là khi bệnh nhân suy tim càng nặng thì
nồng độ BNP trong máu càng cao. húng ta thấy rằng:
mức độ suy tim theo NYHA càng nhẹ thì nồng độ BNP
trong máu và mức độ dao động càng thấp, ngợc lại
mức độ suy tim càng nặng theo NYHA thì nồng độ
BNP trong máu và mức độ dao động càng cao.
2. Giá trị của BNP huyết thanh trong chẩn đoán
khó thở do suy tim
Chúng tôi phân tích đờng cong ROC (Receiver-
operating-characteric) để đánh giá khả năng phân biệt
khó thở do suy tim với khó thở do nguyên nhân khác
bằng nồng độ BNP trong máu. Kết quả tại giá trị
ngỡng nồng độ BNP = 128 pg/ml thì chẩn đoán phân
biệt suy tim với khó thở do nguyên nhân khác có độ
nhạy 84,4%, độ đặc hiệu 83%, tính chính xác là
82,6%. Đọc kết quả theo mẫu nghiên cứu với bệnh
nhân khó thở cấp nhập viện cấp cứu với kết quả xét
nghiệm BNP /máu 128 pg/ml nghĩ nhiều đến nguyên
nhân do suy tim, với BNP/máu <128 pg/ml nghĩ nhiều
đến nguyên nhân không do suy tim. Với điểm cắt
nồng độ BNP/máu có giá trị hỗ trợ cho chẩn đoán
phân biệt khó thở cấp do suy tim hay do nguyên nhân
24
45
Y học thực hành (857) - số 1/2013
34
khác khi bệnh nhân nhập cấp cứu, với độ nhạy chính
xác 82,6% (chấp nhận đợc khi > 80%), độ nhạy
84,4% và độ đặc hiệu 83%. Gọi là tính đúng của xét
nghiệm siêu âm chẩn đoán suy tim là P(A3). P(A
3
) =
75 %. So sánh với P(A
1
) = 82,6 %. P(A
1
) > P(A
3
). Siêu
âm có độ đặc hiệu cao nhng độ nhạy thấp, cùng với
thực tiễn tại phòng cấp cứu không phải dễ dàng thực
hiện đợc tất cả các trờng hợp do vậy dễ bỏ sót
bệnh, đồng thời tính đúng của xét nghiệm độc lập
BNP trong máu cao hơn siêu âm. Các nghiên cứu
thực nghiệm đã chứng minh rằng trong suy tim, nồng
độ BNP trong máu tỷ lệ với mức độ nặng của bệnh và
tăng nhiều lần so với ngời không bị suy tim.
Nhiều nghiên cứu đã sử dụng các xét nghiệm và
các điểm cắt khác nhau, đã đa ra độ nhạy từ 85%
đến 97% và độ đặc hiệu từ 84% đến 92%, giá trị tiên
đoán dơng từ 70% đến 90%, trong khi giá trị tiên đoán
âm cao hơn 95%. Nồng độ BNP > 100 pg/ml có độ
chuyên biệt hơn 95% và độ nhạy hơn 98% khi so sánh
những bệnh nhân có suy tim sung huyết (CHF) với
những bệnh nhân không có CHF. Thậm chí với nồng
độ BNP hơn 80 pg/ ml có độ chuyên biệt hơn 93% và
độ nhạy 98% trong chẩn đoán suy tim. Nồng độ BNP
trong nhiều nghiên cứu thấy có liên quan chặt chẽ với
mức độ nặng của bệnh và rất tin cậy để phân biệt CHF
với bệnh phổi. Mặc dù siêu âm là phơng pháp đợc
sử dụng rộng rãi nhất để chẩn đoán rối loạn chức năng
thất trái và cũng là phơng tiện phát triển nhanh nhất
trong tim mạch, nhng sự đánh giá có giới hạn và giá
thành cao của nó trong cộng đồng không cho phép
siêu âm trở thành phơng tiện tầm soát tốt nhất cho
bệnh nhân, đặc biệt đối với những bệnh nhân ít có khả
năng rối loạn chức năng tâm trơng thất trái. Các
nghiên cứu gần đây đã phân tích siêu âm tim và giá trị
BNP: trong nhóm bệnh nhân có tiền sử suy tim và có
rối loạn chức năng thất trái trớc đó, tất cả có siêu âm
tim bất thờng với mức tăng nồng độ BNP trong máu là
545 45 pg/ml, nồng độ BNP trong máu tăng trong cả
rối loạn chức năng tâm thu và rối loạn chức năng tâm
trơng. Trong số bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm
trơng, những bệnh nhân rối loạn chức năng tâm
trơng kiểu hạn chế đổ đầy có nồng độ BNP trong máu
cao (428 pg/ml) hơn những bệnh nhân có rối loạn chức
năng tâm trơng kiểu th giãn thất (230 pg/ml). Nồng
độ BNP cũng tăng lên trong rối loạn chức năng thất
phải, mặc dù không giống nh trong rối loạn chức năng
thất trái. Trong một nghiên cứu trên 60 bệnh nhân có
tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát, nồng độ
BNP có giá trị tiên đoán độc lập tử vong trong 24
tháng. Trong suốt quá trình theo dõi mức độ tử vong ở
những bệnh nhân có nồng độ BNP giảm thấp hơn so
với những bệnh nhân có nồng độ BNP tăng. ở bệnh
nhân có loạn sản thất phải gây rối loạn nhịp, nồng độ
BNP tăng có liên quan đến mức độ nặng của rối loạn
chức năng thất phải.
KếT LUậN
Qua nghiên cứu giá trị BNP huyết thanh trong chẩn
đoán khó thở do suy tim ở 92 bệnh nhân khó thở mới
vào viện, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
+ Nồng độ BNP huyết thanh trung bình ở nhóm
bệnh nhân khó thở do suy tim là 724 480 pg/ml, do
rối loạn chức năng thất trái là 428 340 pg/ml tăng cao
có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân khó thở
không do suy tim (118 185), p< 0,001.
+ Điểm cắt nồng độ BNP huyết thanh trong chẩn
đoán khó thở do suy tim trong nghiên cứu này là 128
pg/ml với độ nhạy là 84,4% và độ đặc hiệu là 83%, p<
0,0001. Trong chẩn đoán khó thở do suy tim, nồng độ
BNP tại điểm cắt này chính xác hơn giá tri chẩn đoán
của siêu âm.
TàI LIệU THAM KHảO
1. CAO HUY THÔNG, Khảo sát Peptide bài natri
(BNP) ở bệnh nhân suy tim. Luận văn Nội trú 2003.
2. TRầN QUốC VIệT, Nghiên cứu sự biến đổi nồng
độ Brain Natriuretic Peptide liên quan với lâm sàng, cận
lâm sàng của suy tim mạn trong đợt cấp. Luận văn bác
sỹ chuyên khoa II, 2010.
3. DAO Q. et al, "Utility of B-type natriuretic peptide in
the diagnosis ofcongestive heartfailure in an urgent care
setting ", J Am Coll Cardio (37) 2001, pp. 379-385.
4. KENNETH D. et al, ESC guidelines for the
diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure
2008, European heart journal, (29) 2008: 2388-2442.
5. MAISEL AS. et al, "B-type natriuretic peptide (BNP)
levels: diagnostic and therapeutic potential", Rev
Cardiovasc Med (Suppl 2) 2002, pp. S13-S 18.
6. MORRISON LK et al. Utility of a rabit B-natriuretic
peptide assay in defferentiating congestive heart failure
from lung disease in patients presenting with dyspnea. J
Am Coll Cardiol 2002 Jan. 16; 39 (2): 202-9.
7. MUELLER C et al. The use of B-type natriuretic
peptide in the diagnosis of acute dyspnoea. Clin Lab
2005; 51 (1-2): 5-9.
8. WIECZOREK SJ et al, "A rapid B-type natriuretic
peptide assay accurately diagnoses left ventricular
dysfunction and heart failure- A multicenter evaluation",
Am Heart J (144) 2002, pp. 834-839.
ĐáNH GIá Kỹ NĂNG GIảNG DạY LÂM SàNG CủA ĐIềU DƯỡNG
TRONG Dự áN TĂNG CƯờNG NĂNG LựC GIảNG DạY LÂM SàNG CHO ĐIềU DƯỡNG
PHốI HợP BệNH VIệN VIệT ĐứC Và QUT AUSTRALIA
Phan Thị Dung, Nguyễn Tiến Quyết, Nguyễn Đức Chính