Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Áp dụng định hướng tích hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học nguyễn văn trân huyện bình chánh thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 131 trang )

Trang vi

MỤC LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI i

LÝ LỊCH KHOA HỌC i

LỜI CAM ĐOAN ii

CẢM TẠ iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iv

MỤC LỤC vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT x
DANH SÁCH CÁC BẢNG xi

DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ xii

DANH SÁCH CÁC HÌNH xiii

PHẦN A : MỞ ĐẦU 1

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2



4.1. Khách thể nghiên cứu 2

4.2. Đối tượng nghiên cứu 2

5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

7.1. Cơ sở phương pháp luận 3

7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 4

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 5
9. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 5

PHẦN B : NỘI DUNG 7

Chương
1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 7

Trang vii

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THEO ĐHTH
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 7

1.1.1. Trên thế giới 7

1.1.2. Ở Việt Nam 10


1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 13

1.2.1. Tích hợp 13

1.2.2. Định hướng tích hợp 15

1.2.3. Đạo đức 15

1.2.4. Giáo dục đạo đức cho học sinh 15

1.2.5. Giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp cho học sinh tiểu học 16

1.2.6. Tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp cho HS tiểu học 16

1.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THEO ĐHTH 16

1.3.1. Cơ sở khoa học của việc giáo dục theo ĐHTH 16

1.3.2. Mục đích của việc giáo dục đạo đức theo ĐHTH 18

1.3.3. Vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển của học sinh tiểu học 19

1.3.4. Nguyên tắc giáo dục đạo đức theo ĐHTH 20

1.3.5. Các hình thức giáo dục đạo đức theo ĐHTH 21

1.3.6. Mức độ tích hợp 25

1.4. QUY TRÌNH TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THEO ĐHTH 26


1.5. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 29
Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GDĐD 33

2.1. TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG 33
2.2. ĐÔI NÉT VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRÂN 34

2.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC 35

2.3.1. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 35

2.3.2. Nội dung và chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 36

2.3.3. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 40
2.3.4. Hình thức giáo dục đạo đức ở tiểu học 42

2.3.5. Phương tiện giáo dục đạo đức ở tiểu học 44

Trang viii

2.3.6. Đánh giá kết quả giáo dục đạo đức của học sinh tiểu học 44

2.4. TÌNH HÌNH GDĐĐ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRÂN 45

2.4.1. Tình hình GDĐĐ ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh,
thành phố Hồ Chí Minh 45

2.4.2. Nội dung chương trình môn Đạo đức hiện nay 54

2.4.3. Phương tiện 57


2.5. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC NẾU KHÔNG TH 58

Chương 3 : TỔ CHỨC GD ĐẠO ĐỨC THEO ĐHTH 61
3.1. TỔ CHỨC GDĐĐ THEO ĐHTH VÀO PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CỦA MÔN
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5 61

3.1.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 61

3.1.2. Xác định mục tiêu GDĐĐ cần TH vào phân môn Tập đọc của môn Tiếng
Việt 62

3.1.3. Xây dựng nội dung GDĐĐ cần tích hợp 65

3.1.4. Lập kế hoạch dạy học đạo đức theo định hướng tích hợp 71

3.1.5. Tiến hành dạy học 78

3.1.6. Đánh giá 78

3.1.7. Hiệu chỉnh 78

3.2. KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TẬP ĐỌC
CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 79

3.2.1. Mục đích, đối tượng, nội dung và thời gian khảo sát 79

3.2.2. Thiết kế công cụ và chọn mẫu khảo sát 79
3.2.3. Đánh giá kết quả khảo sát 80


3.3.1. Mục đích thực nghiệm 83

3.3.2. Nội dung thực nghiệm 83

3.3.3. Đối tượng thực nghiệm 83

3.3.4. Tiến trình thực nghiệm 83
3.3.5. Kết quả thu thập và nhận xét kết quả thu thập 84

3.3.6. Kết quả quan sát và nhận xét kết quả quan sát 86

Trang ix

PHẦN C : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
1. Kết luận 90

2. Kiến nghị 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 0


Trang x

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
DH

DHTH
ĐHTH
GD
GDĐĐ
HS
LTĐHTH
LTVC
MRVT
NDTH
NH
PP
SGK
SL

TLV
TH
THGDĐĐ
TN - XH
TP. HCM
Dạy học
Dạy học tích hợp
Định hướng tích hợp
Giáo dục
Giáo dục đạo đức
Học sinh
Lí thuyết định hướng tích hợp
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ
Nội dung tích hợp
Năm học

Phương pháp
Sách giáo khoa
Số lượng
Tập đọc
Tập làm văn
Tích hợp
Tích hợp giáo dục đạo đức
Tự nhiên và Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang xi

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG
Bảng 2.1 : Số dân của xã Đa Phước tính đến cuối năm 2012 33

Bảng 2.2 : Bài đạo đức theo các chủ đề ở các lớp 37

Bảng 2.3 : Quy định xếp loại đạo đức cho học sinh tiểu học 45

Bảng 2.4 : Thống kê số lượng GV theo số năm công tác 46

Bảng 2.5 : Sự mong mỏi của GV về thời lượng cần thiết để dạy học môn ĐĐ cho HS
tiểu học 48

Bảng 2.6 : Suy nghĩ của học sinh về sự cần thiết môn Đạo đức ở TH 51

Bảng 2.7 : Thái độ của HS đối với việc thực hiện hành vi ĐĐ của bạn 53

Bảng 2.8 : Số tiết học chính ở các môn của bậc tiểu học 54


Bảng 2.9 : Các bài học thuộc các môn học khác nhau trong cùng tuần 55

Bảng 3.1 : Mục tiêu được tích hợp theo bài 63

Bảng 3.2 : Nội dung GDĐĐ được tích hợp trong các bài tập đọc 66

Bảng 3.3 : Danh sách các giáo viên tham khảo ý kiến 80

Bảng 3.4 : Số lượng mục tiêu GDĐĐ được tích hợp vào nội dung môn học 80
Bảng 3.5 : Sự phù hợp giữa nội dung GDĐĐ được TH với nội dung môn học 81

Bảng 3.6 : Sự phù hợp giữa tổ chức GDĐĐ theo ĐHTH với điều kiện thực tế địa
phương 81

Bảng 3.7 : Tính khả thi khi tổ chức giáo dục đạo đức theo ĐHTH 82

Bảng 3.8 : Kết quả làm bài tập của học sinh hai lớp 84

Bảng 3.9 : Bảng đối chiếu giữa nhóm HS thực nghiệm và nhóm HS đối chứng 87



Trang xii

DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRANG

Sơ đồ 1.1 : Tích hợp kiến thức, kĩ năng theo chiều dọc 23


Sơ đồ 1.2 : Tích hợp kiến thức, kĩ năng theo chiều ngang 24

Sơ đồ 1.3 : Quy trình giáo dục đạo đức theo ĐHTH ở tiểu học 28

Biểu đồ 2.1 : Thời gian GV dành cho hoạt động GD đạo đức cho HSTH 48

Biểu đồ 2.2 : Tình hình GV tích hợp GDĐĐ vào các môn học khác 50

Biểu đồ 2.3 : Thái độ của HS đối với môn Đạo đức 51

Biểu đồ 2.4 : Ý thức hành vi đạo đức của học sinh 52








Trang xiii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 3.1 : Em Phúc - học sinh lớp 5
6
- bỏ rác đúng nơi quy định 24


Hình 3.2 : Em Hiếu - học sinh lớp 5
6
- bỏ rác đúng nơi quy định 25

Hình 3.3 : Học sinh lớp 5 đang giúp một em lớp một vừa bị ngã đứng dậy trong giờ
chơi 26


Trang 1

PHẦN A : MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Luật Giáo dục 2005 đã xác định giáo dục phổ thông hiện nay : “Giúp
học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ
năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ
quốc”[14]. Để làm tốt nhiệm vụ của mình theo đúng Luật Giáo dục đề ra,
chương trình giáo dục đạo đức từng cấp học được đưa ra khá cụ thể và chi
tiết. Giáo dục đạo đức ở tiểu học hiện nay chủ yếu diễn ra trong môn Đạo
đức. Môn Đạo đức mỗi lớp có một tiết/tuần là quá ít. Do có nhiều môn học
cần dạy nên thời lượng dạy học môn Đạo đức hiện nay không thể tăng.
Ở tiểu học hiện nay, ngoài chương trình môn Đạo đức, Bộ Giáo dục
còn yêu cầu giáo viên giáo dục học sinh thêm những vấn đề phát sinh do sự
phát triển của xã hội tạo ra như : Bảo vệ môi trường thiên nhiên ; Bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển, hải đảo ; Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ;
Quyền và bổn phận của trẻ em ; An toàn giao thông ; Phòng, chống tai nạn
thương tích ; phòng, chống HIV/AIDS… Vì quá nhiều nội dung cần được
giáo dục nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh phần nào còn nhiều hạn chế.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm còn xem trọng các môn Toán, Tiếng

Việt do áp lực tỉ lệ học sinh lên lớp nên có phần xem nhẹ vấn đề giáo dục đạo
đức, chưa có sự đầu tư trong giảng dạy nên chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy chất lượng giáo dục đạo đức ở
tiểu học có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức của một con
người. Muốn dạy học, rèn luyện đạo đức cho học sinh có hiệu quả bắt buộc
giáo dục đạo đức phải được tích hợp. Việc tích hợp giáo dục đạo đức vào đâu
Trang 2

và như thế nào là điều mà nhiều giáo viên tiểu học hiện nay muốn biết. Để tìm
ra câu trả lời ấy, tôi quyết định chọn đề tài “Áp dụng định hướng tích hợp
trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân
huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài Luận văn thạc sĩ
của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp cho học sinh
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí
Minh.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân hiện nay.
- Tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp vào phân môn Tập
đọc của môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Nguyễn
Văn Trân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp vào phân môn Tập đọc của
môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5.

5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học hiện nay chỉ diễn ra
trong môn học Đạo đức vì thế chưa đảm bảo yêu cầu đề ra. Nếu vận dụng
cách thức tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp sẽ góp phần làm
Trang 3

tăng thời lượng giáo dục, kiến thức được lặp lại, củng cố thường xuyên thì
chất lượng giáo dục đạo đức học sinh sẽ được cải thiện, đảm bảo yêu cầu giáo
dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp vào phân môn Tập
đọc của môn Tiếng Việt lớp 5 ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu đã sử dụng hệ thống các
phương pháp luận và các phương pháp sau :
7.1. Cơ sở phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, dựa vào quan điểm này, tôi đặc biệt
chú ý đến các thành tố của quá trình dạy học : mục đích, nội dung, kích thích
động cơ, tổ chức hoạt động (phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức),
kiểm tra điều tiết và đánh giá kết quả. Tất cả các thành tố trên nằm trong mối
liên hệ tác động qua lại theo một quy luật nhất định. Chỉ có sự tác động tổng
hợp của tất cả các thành tố đó mới tạo ra chất lượng và hiệu quả cần thiết.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic

Căn cứ vào quan điểm lịch sử và logic, trong quá trình nghiên cứu đề
tài, người nghiên cứu đã chú ý đến quá trình phát triển của hệ thống các yếu
tố tác động đến quá trình giáo dục đạo đức ở trường tiểu học cùng sự phối
hợp linh hoạt của các yếu tố đó để nâng cao chất lượng quá trình giáo dục đạo

đức ở tiểu học.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Xuất phát từ quan điểm thực tế, đề tài của người nghiên cứu đã chú ý
Trang 4

đến các mặt sau :
- Nghiên cứu nhằm đề xuất cách thức tổ chức giáo dục đạo đức theo
ĐHTH xuất phát từ sự phân tích tình hình giáo dục đạo đức thực tế ở Trường
Tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
- Trong quá trình đề xuất cách thức tổ chức giáo dục đạo đức theo
ĐHTH người nghiên cứu có chú ý đến những điều kiện đảm bảo tính khả thi
trong thực tế giảng dạy của giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu có liên
quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận về giáo dục đạo đức theo định
hướng tích hợp.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket
Xây dựng hệ thống bảng câu hỏi ý kiến giáo viên, học sinh theo những
nguyên tắc và nội dung chủ định của người nghiên cứu nhằm thu thập số liệu
cần thiết minh chứng được thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh tiểu học hiện nay trên địa bàn xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp.
HCM làm cơ sở để đề xuất cách thức tổ chức giáo dục đạo đức theo định
hướng tích hợp ở tiểu học có hiệu quả.
7.2.2.2. Phương pháp quan sát
Nghiên cứu quan sát việc thực hiện giảng dạy, giáo dục đạo đức trong
nhà trường tiểu học nhằm thu thập thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục
đạo đức trong nhà trường tiểu học hiện nay. Quan sát hoạt động của học sinh
trong giờ chơi nhằm đánh giá kết quả của việc tổ chức dạy học có tích hợp

giáo dục đạo đức.

Trang 5


7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu, đọc và phân tích, tổng hợp thông qua bài kiểm tra, hành vi
ứng xử của học sinh trước và sau khi thực nghiệm.
7.2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo, tiếp thu ý kiến góp ý của giáo viên có kinh nghiệm về giáo
dục đạo đức ở bậc tiểu học của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân.
7.2.3. Phương pháp toán thống kê
Thống kê, xử lí số liệu thu được bằng một số thuật toán của toán học
thống kê áp dụng trong nghiên cứu giáo dục để chuyển kết quả khảo sát thành
các số liệu cụ thể nhằm làm cơ sở cho việc phân tích.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn, ngoài phần mở đầu và phần kết luận – kiến nghị, còn có ba
chương :
- Chương 1
: Cơ sở lí luận giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp.
- Chương 2
: Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân hiện nay.
- Chương 3
: Tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp vào
phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 ở Trường
Tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí
Minh.
9. Ý NGHĨA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
 Về mặt lí luận

- Luận văn cung cấp hệ thống các nội dung cơ bản của lí thuyết ĐHTH.
- Nghiên cứu triển khai tích hợp giáo dục đạo đức vào dạy học phân môn
Tập đọc của môn Tiếng Việt lớp 5.

Trang 6

 Về mặt thực tiễn
- Luận văn cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình dạy học đạo đức ở
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân hiện nay. Từ đó đề xuất hình thức
tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp vào phân môn Tập
đọc của môn Tiếng Việt lớp 5 nhằm góp phần mang lại hiệu quả cho
việc giáo dục đạo đức học sinh ở bậc tiểu học.
- Tổ chức dạy học cụ thể một số bài dạy của phân môn Tập đọc thuộc
môn Tiếng Việt có tích hợp giáo dục đạo đức trong chương trình giảng
dạy tiểu học hiện nay.
 Hướng phát triển của đề tài
Với đề tài này, người nghiên cứu nghĩ có thể mở rộng tổ chức giáo dục
đạo đức theo định hướng tích hợp vào các phân môn khác của môn Tiếng
Việt cũng như các môn Toán, Lịch sử, Địa lí từ lớp hai đến lớp 5 cho học
sinh tiểu học không chỉ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trân mà còn có thể
áp dụng cho các trường tiểu học ở các quận, huyện khác trong thành phố.
Trang 7

PHẦN B : NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP


1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THEO

ĐHTH TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.1.1. Trên thế giới
Ở phương Đông từ thời cổ đại, Khổng Tử (551 – 479 - TCN ) trong
các tác phẩm : “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu” và “Tứ Thư, Ngũ
Kinh” nói chung đều rất xem trọng việc giáo dục đạo đức.
Ở phương Tây, nhà triết học Socrates (469 - 399-TCN) đã cho rằng
đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau. Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu
biết, do vậy chỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức.
Aristotle (384-322-TCN) cho rằng không phải hi vọng vào Thượng đế
áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu
trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức.
Trong báo cáo “
Educational standards in Japan 1965

của Bộ Giáo
dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật Bản đã đề cập
rõ về giáo dục đạo đức của họ là :
Giáo dục đạo đức nhằm mục đích phát
triển công dân Nhật Bản sẽ không bao giờ bị mất tinh thần nhất quán tôn
trọng đồng loại của mình,… mọi người phấn đấu cho việc tạo ra một nền văn
hóa giàu cá tính, sự phát triển của một quốc gia dân chủ và xã hội, và là người
có thể đóng góp tự nguyện cho xã hội vì hòa bình quốc tế
. Cũng trong báo cáo
này, người Nhật đã chỉ ra nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh ở tiểu học
Trang 8

các vấn đề về sức khỏe, phát triển khả năng tự lực, cách giao tiếp, giữ vệ sinh
môi trường, sử dụng tiền có hiệu quả và nhận ra giá trị của thời gian… Đồng
thời chính báo cáo này cũng chỉ ra hình thức giáo dục đạo đức của các quốc
gia khác trong đó có Liên Xô. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở Liên

Xô không tập trung vào một môn học riêng biệt mà được đưa ra thông qua
toàn bộ chương trình giảng dạy.

Vào năm 1976, trên thế giới đã thành lập Hiệp hội Giáo dục Đạo đức
(The Association for Moral Education-AME). Hiệp hội Giáo dục đạo đức
cung cấp cho các chuyên gia nghiên cứu các thông số đạo đức của giáo dục lí
thuyết và thực hành. Hiệp hội nhằm mục đích tăng cường giao tiếp, hợp tác,
đào tạo phát triển chương trình giảng dạy, chương trình và nghiên cứu kết nối
lí thuyết với thực hành giảng dạy đạo đức của tất cả các quốc gia thành viên.
Hội nghị được tổ chức hằng năm tại đại học Utrecht - Hà Lan nhằm cung cấp
cho các thành viên AME cơ hội tuyệt vời để thảo luận trong lĩnh vực phát
triển đạo đức và giáo dục đạo đức với các đồng nghiệp từ khắp nơi trên thế
giới. Những Hội nghị thường được tài trợ bởi các trường đại học nổi tiếng
như Đại học Glasgow – Scotland, Đại học Albert Duncan – Mĩ, Đại học
Utrecht - Hà Lan, Đại học Sun Yat Sen - Trung Quốc, Đại học Bắc Texas –
Thụy Sĩ …. được tiến hành ở Bắc Mỹ và ở các nước trên các châu lục khác.
Hội nghị thường niên thứ 38 của Hiệp hội sẽ tổ chức vào ngày 8-10/11/2012
tại San Antonio Texas, Thụy Sĩ. Hằng năm, Hiệp hội sẽ trao giải thưởng cho
các luận án tiến sĩ kiệt xuất về phát triển đạo đức, nhận thức đạo đức hay giáo
dục đạo đức. AME mời tiến sĩ tất cả các lĩnh vực dự thi, bao gồm cả tâm lí
học, triết học, sư phạm, nghiên cứu văn hóa … AME mời làm luận văn trong
cả tiếng Anh và ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh của tiến sĩ bất cứ quốc tịch
nào.
Trang 9

Ngoài ra, trong luận văn với chủ đề “Moral Education in the Japanese
Primary School Curricular Revision at the Turn of the Twenty-first Century :
Aiming at a Rich and Beautiful Kokoro” (Cải cách chương trình chính về giáo
dục đạo đức trong trường tiểu học ở Nhật Bản của những năm đầu thế kỉ XX
nhằm làm cho Kokoro giàu và đẹp) của Päivi Poukka do trường đại học

Helsinki công bố vào ngày 1 tháng 4 năm 2011. Đây là luận văn nghiên cứu
xem xét các giá trị giáo dục trong các trường học của Nhật Bản vào lúc bắt
đầu của thiên niên kỉ. Trên cơ sở đó luận văn xem xét đến từng góc độ của
việc giáo dục đạo đức, từ đó đưa ra những quan điểm cải cách nhằm mang lại
hiệu quả cao góp phần làm cho xã hội giàu và đẹp.
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Lí
thuyết tích hợp lần đầu tiên được đề xướng bởi Ken Wilber. Lí thuyết tích
hợp được hình dung như là một lí thuyết về mọi sự vật và cung cấp một
đường hướng kết hợp nhiều mô thức rời rạc lại thành một mạng hoạt động
phức hợp. Lí thuyết tích hợp đã được áp dụng trong hơn 35 lĩnh vực chuyên
môn và học thuật khác nhau như Lí thuyết tích hợp thông tin (Information
Integration Theory) được đề xuất bởi Norman H.Anderson giai đoạn 1960 –
1970.
Lí thuyết tích hợp tính năng (Feature Integration Theory) được đề xuất
bởi Anne Treisman và Garry Gelade năm 1980. Đây là lí thuyết quan tâm đến
sự phát triển sự chú ý. Năm 1998, nhà văn Mĩ Ken Wiber thành lập The
Intergral Institule với mục đích thu thập và cố gắng tích hợp các quan điểm
khác nhau được tìm thấy trong một số lĩnh vực chính của kiến thức như TH
tâm lí, TH kinh doanh, TH chính trị, TH y học, TH giáo dục, TH sinh thái và
phát triển bền vững, TH pháp luật và hình sự, TH nghệ thuật, TH tâm linh …
Tóm lại, những quan điểm có thể được tích hợp để tạo ra một phiên bản hoàn
chỉnh và chính xác hơn thực tại. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm
tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm GD toàn
Trang 10

diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài
hòa, cân đối. Tích hợp giáo dục bắt đầu vào năm 1994 do Helen Pearson khởi
xướng khi bà được yêu cầu phát triển chương trình giáo dục cho Trường
Kingsway, New Zealand. Hiện tại, các tài liệu về chương trình giảng dạy tích
hợp của Helen Pearson đang được phổ biến ở nhiều quốc gia khác.

Như các nhà nghiên cứu giáo dục khác khi nghiên cứu về quan điểm tích
hợp, Xavier Roegiers (1996) đã thành công với công trình nghiên cứu “Khoa
sư phạm tích hợp hay cần làm thế nào để phát triển năng lực ở các trường học”.
Trong công trình nghiên cứu của mình, Xavier Roegiers đã nhấn mạnh rằng
cần đặt toàn bộ quá trình học tập vào một tình huống có ý nghĩa đối với HS.
Việc phát triển những mục tiêu đơn lẻ cần được tích hợp với các quá trình học
tập khác trong một tình huống có ý nghĩa với HS. Những tình huống có ý nghĩa
phải là những tình huống có vấn đề, có nội dung liên môn, liên quan đến thực
tiễn, và khi HS tham gia giải quyết vấn đề đó sẽ hình thành cho mình những kỹ
năng, năng lực thực tiễn hay là cơ sở cho quá trình học tập tiếp theo. Vì thế
tình huống có vấn đề phải là tình huống tích hợp có ý nghĩa với HS, chứ không
phải cái cớ để tích hợp. Việc tích hợp này nhằm mục đích mang lại cho HS
những kỹ năng, năng lực thực tiễn và các quá trình này phải được tiến hành ngay
trên lớp học.
Tóm lại, TH và ĐHTH trong giáo dục đã xuất hiện gần 20 năm và việc
nghiên cứu ĐHTH trong giáo dục hãy còn là đề tài mới.
1.1.2. Ở Việt Nam
Theo người nghiên cứu thì quá trình giáo dục đạo đức của Việt Nam
được chia thành bốn giai đoạn sau :
* Giáo dục đạo đức thời kì Bắc thuộc (111 TCN – 939)
Giáo dục đạo đức giai đoạn này được chia làm 2 mảng : Giáo dục ở gia
đình và giáo dục ở trường học.
Trang 11

- Giáo dục ở gia đình mang nội dung giáo dục lòng yêu nước là chủ yếu.
- Giáo dục ở trường học rất hạn chế với nội dung là tư tưởng của Nho
giáo.
* Giáo dục đạo đức thời tự chủ (939 – 1861)
Giáo dục đạo đức Việt Nam ngoài tư tưởng của Nho giáo còn có tư
tưởng Phật giáo. Nhưng nổi bật hơn là tư tưởng của nhà giáo dục Nguyễn Trãi

với tác phẩm Gia Huấn Ca.
Gia Huấn Ca có nghĩa là bài hát để dạy những người trong nhà, có 796
câu thơ lục bát gồm phần mở đầu có 4 câu thơ và 6 bài ca.
Mặc dù Gia Huấn Ca phảng phất tư tưởng của Nho giáo nhưng Gia
Huấn Ca vẫn là một công trình nghiên cứu có tác dụng lớn lao về phương
diện giáo dục đạo đức trong gia đình. Tác giả đã trình bày được bổn phận của
đủ loại người, nêu lên được những việc phải làm và không nên làm. Những
bài học đạo đức này thực tế hơn những nguyên tắc luân lí khô khan của Nho
giáo.
* Giáo dục đạo đức thời Pháp thuộc (1861 -1945)
Người Việt còn ảnh hưởng sâu rộng Nho học. Năm 1874, trường tiểu
học thành lập nhưng chỉ dạy các môn : chữ quốc ngữ, chữ Pháp, chữ Hán,
Toán, Khoa học. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh có thể được tích hợp
nhỏ vào các môn học khác.
Năm 1907 Tân đính Luân lý Giáo khoa thư ra đời. Đây là một tập sách
giáo khoa bằng tiếng Hán do nhóm giáo viên trường Đông Kinh Nghĩa Thục
soạn và do trường ấn hành. Tập sách giáo khoa này dùng làm tài liệu giảng
dạy, được phát hành lần đầu với mục đích tuyên truyền tư tưởng Duy Tân (đổi
mới) và giáo dục công dân về những trách nhiệm của từng cá nhân với môi
trường chung quanh.
Trang 12

Ngoài ra còn có Việt Nam thi văn Hợp Tuyển của Giáo sư Dương
Quảng Hàm xuất bản 1943 có lồng một số bài thơ mang nội dung giáo dục
đạo đức như “Mẹ dạy con cái”, “Thói hay chế giễu”, “Luân lí của đạo giáo”
và có cả “Gia Huấn Ca” của Nguyễn Trãi ở bậc trung học.
* Giáo dục đạo đức thời độc lập (1945 – nay)
- Giai đoạn 1954 -1975, chương trình giảng dạy ở tiểu học đã có môn
công dân giáo dục
- Giai đoạn 1975 - nay, môn công dân giáo dục ở tiểu học đổi thành

môn đạo đức ở tiểu học và giáo dục công dân ở trung học. Nội dung môn học
có đào sâu, nghiên cứu kĩ, gần thực tế hơn.
Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh thì : Có tài mà không có đức thì là người
có hại cho cộng đồng. Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức
trong các nhà trường như : “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà
dũng cảm”, “Con người cần có bốn đức : cần - kiệm - liêm - chính, mà nếu
thiếu một đức thì không thành người”.
Việc dạy học đạo đức nói riêng, giáo dục đạo đức nói chung đã có từ
rất lâu đời trong xã hội Việt Nam. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có mục
tiêu giáo dục đạo đức khác nhau. Mục tiêu này do xã hội quy định và phù hợp
với hình thái xã hội nhưng nhìn chung không nằm ngoài mục tiêu giúp con
người tốt hơn, hoàn thiện hơn. Và mục tiêu này ngày càng cao dần theo sự
phát triển đi lên của xã hội. Hiện tại với xu hướng phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ, vấn đề đạo đức của con người cũng có những sự thay đổi
rõ rệt và phức tạp hơn. Việc giáo dục đạo đức của con người đòi hỏi ngày một
nhiều khía cạnh và phải giáo dục thường xuyên hơn.
Tóm lại, việc giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay hãy còn là đề tài
nghiên cứu nóng bỏng của giới nghiên cứu cũng như những nhà giáo tâm
huyết với nghề sao cho việc giáo dục học sinh ngày đạt kết quả tốt hơn.
Trang 13

ĐHTH ở Việt Nam cũng đã được nghiên cứu và vận dụng từ những
năm 1960
nhưng đến nay nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Định hướng này được
nghiên cứu và vận dụng vào quá trình dạy học ở phổ thông thông qua một số tác
giả như đề tài “Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc phát triển chương
trình giáo dục Việt Nam giai đoạn sau năm 2015”,

tiến sĩ Cao Thị Thặng,
công tác tại Trung tâm nghiên cứu giáo dục phổ thông, Viện Khoa học Giáo

dục Việt Nam đã phân tích thực trạng việc vận dụng quan điểm dạy và học
tích hợp trong chương trình giáo dục Việt Nam hiện tại, đồng thời tác giả
cũng đề xuất giải pháp vận dụng quan điểm tiếp cận tích hợp vào việc phát
triển chương trình trường phổ thông Việt Nam trong tương lai sau năm
2015.[23]
Module “Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu
học” của Trần Thị Hiền Lương trong Chương trình bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên tiểu học theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT đã nêu khái quát về
quan điểm tích hợp trong chương trình tiểu học hiện nay và đưa ra cách thức
lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với việc dạy học tích hợp.
Trong module này, tác giả cũng đã đưa ra một số điểm cần điều chỉnh khi tích
hợp các môn như Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội và Nghệ thuật.[25]
Tuy nhiên, cả hai tác giả chỉ dừng lại ở việc tích hợp chung, chứ không
riêng cho môn Đạo đức hay giáo dục đạo đức. Hiện nay, việc tích hợp trong
giáo dục đạo đức ở trường tiểu học như thế nào vẫn còn là một lĩnh vực chưa
có đề tài nghiên cứu. Vì vậy, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ của mình
bằng cách chọn đề tài này làm đề tài luận văn thạc sĩ.

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
1.2.1. Tích hợp
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết
hợp”.[24]
Trang 14

Theo Từ điển giáo dục học, tích hợp là “
hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực

khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”.
[13, 383]


Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “
integration
” một từ gốc Latin
(integer)
có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối
hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để
bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Theo Dương Tiến Sỹ : “
Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có
hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành
một nội dung
thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lí luận và thực
tiễn được đề cập trong các môn học đó”
[21, 27]
.
Theo Xavier Roegiers : Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về
quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình
thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần
thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hoà
nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá
trình học tập có ý nghĩa [33, 24].
Theo tiến sĩ CaoThị Thặng, tích hợp là sự lồng ghép, sự kết hợp những
nội dung các môn học (hoặc các phân môn trong một môn học) theo những
cách khác nhau.
[23]
Theo người nghiên cứu, tích hợp là sự lồng ghép, sự kết hợp những nội
dung khác nhau, có liên quan nhau nhằm tạo một nội dung mới trên nhiều cái
cũ, cái khác nhằm hạn chế được sự trùng lắp.
Việc tích hợp được vận dụng trong nhiều lĩnh vực của xã hội. Từ kinh

tế, nghiên cứu cho đến giáo dục. Trong giáo dục có nhiều cấp bậc, nhiều hình
thức, ứng với mỗi cấp bậc, mỗi hình thức giáo dục, sự tích hợp cũng được thể
hiện rất khác nhau.
Trang 15


1.2.2. Định hướng tích hợp
Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5 (tập 1), định
hướng tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay
một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng
cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học [6, 6].
Theo người nghiên cứu, định hướng tích hợp là sự kết hợp những mảng
kiến thức, vấn đề ngoài môn học đang dạy có liên quan với những kiến thức
trong bài dạy dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lí luận và thực tiễn trong các
môn học đó, nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục cho học sinh mà hạn chế
được thời gian lặp lại.
1.2.3. Đạo đức
Đạo đức là một bộ phận quan trọng trong các hình thái ý thức xã hội.
Theo quan niệm mác-xít, đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực hành vi
của con người và đánh giá cách ứng xử trong quan hệ của người này với
người khác, việc thực hiện của con người đối với xã hội [1, 11].
Tóm lại, đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực hành vi của con
người do xã hội quy định buộc con người phải sống và làm theo những quy
tắc, chuẩn mực hành vi đó. Việc thực hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức
phản ánh quan hệ, hành vi của cá nhân đối với cộng đồng, đối với xã hội.
1.2.4. Giáo dục đạo đức cho học sinh
Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình tác động từ nhiều con
đường khác nhau làm cho nhân cách của học sinh phát triển đúng về mặt đạo
đức, tạo cơ sở để học sinh có hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức
trong mối quan hệ của các cá nhân với bản thân, với người khác và xã hội.

Kết quả của quá trình giáo dục đạo đức là học sinh có được các phẩm chất
Trang 16

đạo đức tốt đẹp, bền vững, có bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối
quan hệ xã hội [1, 42].
Theo người nghiên cứu, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là quá
trình người giáo viên tiến hành các hoạt động nhằm đạt được ba nhiệm vụ :
giáo dục ý thức đạo đức ; hình thành thái độ, tình cảm đạo đức ; rèn luyện
hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh. Các nhiệm vụ này của người giáo
viên nhằm vào việc hình thành các chuẩn mực hành vi, phẩm chất đạo đức
vững chắc cho học sinh tiểu học.
1.2.5. Giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp cho học sinh tiểu học

Giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp cho học sinh tiểu học là sự
lồng ghép mục tiêu giáo dục đạo đức vào quá trình dạy học các môn khác làm
cho kiến thức đạo đức ở tiểu học được củng cố, khắc sâu nhưng không cần
tăng thời lượng giảng dạy môn đạo đức.
1.2.6. Tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp cho học sinh
tiểu học
Tổ chức giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp cho học sinh tiểu
học là hoạt động mà giáo viên tổ chức dạy học môn học khác có sự kết hợp
giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học khi có sự tương đồng về mặt mục tiêu,
nội dung kiến thức.
1.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THEO ĐHTH
1.3.1. Cơ sở khoa học của việc giáo dục theo ĐHTH
a) Căn cứ vào đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học
Do học sinh tiểu học có chú ý không chủ định phát triển, chú ý có chủ
định còn yếu và thiếu bền vững, kiến thức học sinh tiếp nhận được rất mau
quên, chưa thể chuyển thành kĩ năng, thái độ. Cần có sự nhắc lại thường
Trang 17


xuyên thông qua việc tích hợp kiến thức vào các môn học khác để khắc sâu
hơn những kiến thức mà học sinh tiếp nhận được.
b) Căn cứ vào mục tiêu học tập
Dựa vào việc phân chia mục tiêu giáo dục lớn thành các mục tiêu giáo
dục nhỏ. Giáo dục đạo đức theo định hướng tích hợp giúp người học đạt dần
từng thái độ, hành vi, thói quen phù hợp yêu cầu xã hội không chỉ thông qua
môn Đạo đức mà các thái độ, hành vi, thói quen này còn được khắc sâu, củng
cố qua việc tích hợp giáo dục đạo đức trong các môn học khác.
c) Căn cứ vào trào lưu sư phạm
Giáo dục theo ĐHTH là trào lưu sư phạm được vận dụng để đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay trên toàn cầu. Do vậy, muốn hội nhập cùng thế
giới, giáo dục nước ta cũng không thể không tích hợp.
d) Căn cứ vào quan điểm dạy học cá thể
Với mỗi cá thể HS riêng biệt có tính cách khác nhau, sự tiếp nhận kiến
thức, hoàn cảnh sống, những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau nên học sinh
cần được học tập theo nhịp độ riêng của mình và theo cách thức phù hợp với
mình nhất. Qua mỗi giờ học đạo đức, sự tiếp nhận của học sinh khác nhau
hoàn toàn. Sẽ có nhiều học sinh tiếp nhận, vận dụng được những gì đã học.
Nhưng cũng không ít học sinh chỉ tiếp nhận và vận dụng có hạn. Thông qua
giáo dục đạo đức theo ĐHTH, những học sinh này dần được bổ sung lượng
kiến thức đạo đức mà học sinh chưa tiếp nhận được. Như vậy, ĐHTH là định
hướng có lợi nhất cho giáo dục cá thể.
e) Căn cứ vào nguyên tắc giáo dục đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và
thực tiễn.
Để đảm bảo tính thống nhất giữa lí luận và thực tiễn thì giáo dục đạo
đức theo ĐHTH giúp học sinh gắn kết giữa kiến thức nhà trường và thực tế.

×