GIÁO ÁN: TOÁN
Chủ điểm : Quê hương - ĐÊt nước – Bác hồ
Đề tài : Ôn tập so sánh kích thước các đối tượng
Đối tượng : Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
Líp : B4 trường mầm non Xuân La
Số lượng : 20-25 trẻ
Thời gian : 20-25 phót
Ngày soạn : 18/5/2010
Ngày dạy : 21/5/2010
Người soạn và dạy: Bùi Thu Hằng
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ so sánh được kích thước của các đối tượng thông qua các trò chơi
2. Kỹ năng
- Trẻ so sánh được rộng hơn, hẹp hơn, dài hơn, ngắn hơn, cao hơn, thấp
hơn, to hơn, nhỏ hơn các đối tượng, trẻ biết sử dụng đúng từ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động học tập
II. CHUẨN BỊ
- Các loại bưu thiếp to, nhỏ khác nhau
- Các loại khăn có chiều dài khác nhau
- Các loại quà to, nhỏ khác nhau
- 2 sổ gạch to, đàn ghi các bài hát.
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Bước 1: Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài: “Nhớ ơn Bác”
- Cô tổ chức cho trẻ tham gia hội thi mừng sinh nhật Bác.
Trẻ hát
- Cô giới thiệu các phần của hội thi gồm các trò chơi.
2. Bước 2: Bài mới
* Trò chơi 1: Chơi bưu thiếp (rộng, hẹp) tặng Bác
- Chia trẻ làm 4 đội các thành viên trong thời gian ngắn phải
lựa chọn bưu thiếp sao cho có một bưu thiếp rộng hơn và
một bưu thiết hẹp hơn.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Hỏi trẻ kỹ năng so sánh và nêu kết quả.
- Nhận xét trẻ chơi
* Trò chơi 2: Xây nhà (cao thấp) cho Bác
Mỗi đội có một rổ gạch trong thời gian các thành viên trong
đội phải xây dựng được Lăng Bác. Hết thời gian đội nào
xây dựng được Lăng Bác cao nhất thì đội đó giành được
chiến thắng.
- Trẻ chơi
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi
* Trò chơi 3: Chọn quà (to nhỏ) tặng Bác.
- Lần lượt các đội từng người chạy qua chướng ngại vật lấy
3 món quà: có quà to nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất để tặng Bác.
- Cô bao quát trẻ chơi và nhận xét
* Trò chơi 4: Chọn khăn tặng Bác
- Mỗi thành viên trong đội có một chiếc khăn trong thời
gian các đội phải lựa chọn tìm ra 3 chiếc khăn có chiều dài
khác nhau. Cô gợi hỏi trẻ để nêu lên cách so sánh.
- Cô nhận xét kết quả chơi của trẻ.
Bước 3: Kết thúc
- Cô nhận xét kết quả của các đọi trong mỗi lần chơi.
Trẻ chơi
Trẻ chơi
Trẻ chơi
GIÁO ÁN: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Chủ điểm : Quê hương - ĐÊt nước – Bác hồ
Đề tài : Bác Hồ với các cháu thiếu nhi
Đối tượng : Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
Số lượng : 20-25 trẻ
Thời gian : 20-25 phót
Ngày soạn : 13/5/2010
Ngày dạy : 17/5/2010
Người soạn và dạy: Bùi Thu Hằng
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
-Trẻ biết Bác Hồ là vị lãnh tụ cao nhât của nước Việt Nam, khi còn sống,
Bác luôn yêu thương, chăm sóc các cháu thiếu niên và nhi đồng.
2. Kỹ năng
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích, sự nhạy cảm của các giác quan.
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
3. Thái độ
- Tuy Bác đã đi xa nhưng các bạn nhỏ vẫn tỏ lòng biết ơn và kính yêu Bác
Hồ
II. CHUẨN BỊ
- Đĩa nhạc có bài: “Em mơ gặp Bác Hồ” và “Nhớ ơn Bác”
- Tranh:
+ Tranh 1: Bác Hồ đang bế em bé
+ Tranh 2: Bác Hồ đang chia kẹo cho các cháu
+ Tranh 3: Bác Hồ đang ngồi làm việc
+ Tranh 4: Bác Hồ đang múa hát cùng các bạn nhỏ
+ Tranh 5: Bác Hồ với các cụ già
+ Tranh 6: Bác Hồ với các chú bộ đội.
- Tranh lô tô (đủ số lượng trẻ)
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Bước 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Chúng mình có biết vì sao lớp mình lại có nhiều cờ và ảnh
Bác Hồ không nhỉ?
-> Vì sắp đến ngày sinh nhật Bác rồi đấy. Đó là ngày 19/5.
Khi còn sống Bác Hồ là vị lãnh tụ cao nhất của Việt nam.
Bác đã dành hết tình cảm của mình cho các cháu thiếu nhi
đồng. Vì vậy ai cũng kính trong và biết ơn Bác Hồ.
- Muốn biết Bác đã dành những tình cảm gì đối với thiếu
nhi thì chúng mình hãy nhìn xem cô có cái gì nhé!
2. Bước 2: Bài mới
* Tranh 1: Bác Hồ đang bế em bé
- Cô có bức tranh gì đây?
- Bác đang làm gì?
=> Đây là bức tranh Bác Hồ đang bế một em bé đấy.
* Tranh 2: Bác Hồ đang chia kẹo cho các cháu.
- Bạn nào giỏi cho cô biết trong bức tranh này có những ai?
- Bác Hồ là người nh thế nào?
=> Đây là bức tranh Bác Hồ đang chia kẹo cho các bạn nhỏ
trong ngày 1/6, ngày tết Trung Thu. Bác rất quan tâm tới
các cháu thiếu niên, nhi đồng, nếu không tới thăm được thì
Bác viết thư hỏi thăm.
* Tranh 3: Bác Hồ đang ngồi làm việc.
- Bác Hồ đang làm gì?
=> Đây là tranh Bác Hồ đang ngồi làm việc
* Tranh 4: Bác Hồ đang múa hát cùng các bạn thiếu nhi
- Bác Hồ và các bạn nhỏ đang làm gì?
=> À, Bác Hồ đang múa hát cùng các bạn thiếu nhi. Khi
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
còn sống Bác là vị lãnh tụ cao nhất của nước ta. Người đã
đưa nước ta đến độc lập, dân tộc. Dù bận rất nhiều việc
nhưng bác vẫn quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng.
Vì vậy ai ai cũng yêu mến và kính trọng Bác Hồ. Khi Bác
qua đời mọi người buồn lắm. Lăng Bác được xây dựng để
Bác yên nghỉ tại đó, hàng ngày có rất nhiều người đã vào
viếng Bác.
- Cho trẻ hát bài: “Nhớ ơn Bác”.
* Mở rộng:
- Ngoài tình cảm Bác dành cho thiếu nhi Bác còn dành tình
cảm cho mọi người. Chúng mình có biết đây là ai không?
=> Đây là tranh bác Hồ với các cụ già và các chú bộ đội.
- Ngoài ra, Bác còn dành tình cảm cho nhân dân, các cụ già,
các chú bộ độ, chiến sỹ cách mạng và các người bạn nước
ngoài.
- Để tỏ lòng biết ơn, yêu mến và kính trong Bác Hồ thì
chúng mình phải như thế nào?
- Chúng mình phải chăm ngoan học giỏi, cố gắng phấn đấu
là con ngoan trò giỏi, trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
Bước 3: Kết thúc
- Cho trẻ chơi trò chơi
- Cô đã chuẩn bị cho chúng mình mỗi bạn một rõ đồ chơi
trong đó có ảnh Bác Hồ và các bạn thiếu niên nhi đồng. Cô
nói đặc điểm bức tranh chúng mình tìm tranh giơ lên và nói
tên bức tranh đó nhé!
- Trẻ chơi
- Nhận xét
- Chúng mình có muốn chơi trò chơi nữa không?
Chia lớp thành 2 đội: Cô có 2 rổ lô tô nói về tình cảm của
Bác đối với mọi ngươi. Nhiệm vụ của chúng mình là lên tìm
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chơi
Trẻ trả lời
ở trong rổ những bức tranh về Bác Hồ lên gắn vào bảng.
Đội nào gắn được nhiều và đúng thì đó sẽ là đội chiến
thắng.
- Trẻ chơi -> Cô quan sát -> Nhận xét
- Để tỏ lòng biết ơn, yêu mến, kính trọng Bác, chúng mình
sẽ hát để mừng ngày sinh nhật Bác nhé!
- Các con biết có những bài hát nào nói về Bác?
- Trẻ kể tên và biểu diễn các bài hát về Bác Hồ.
- Cô nhận xét và khen động viên trẻ.
Trẻ trả lời
GIÁO ÁN: VĂN HỌC
Chủ điểm : Quê hương - ĐÊt nước – Bác hồ
Tác phẩm : Về quê
Loại bài : Dạy trẻ đọc thuộc, diễn cảm thơ
Loại tiết : Tác phẩm trẻ chưa biết (tiết 1)
Đối tượng : Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
Líp : B4 Trường mầm non Xuân La
Số lượng : 20 – 25 trẻ
Thời gian : 20 – 25 phót
Ngày soạn : 9/5/2010
Ngày dạy : 12/5/2010
Người thực hiện : Bùi Thu Hằng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nắm được nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, tác giả.
- Nắm được hình ảnh cảm xúc chính của bài thơ: niềm vui sướng, thích thú
của em bé khi được về quê
2. Kỹ năng
- Bước đầu tập đọc diễn cảm cùng cô
- Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ cho bài thơ
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài hát “Yêu Hà Nội”.
Nhạc và lời: Bảo Trọng
Trẻ hát
2. Bài mới
Bước 1: Giới thiệu bài thơ, tác giả
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nhắc đến nơi nào?
- À, đúng rồi trong bài hát nói về thủ đô Hà Nội
- Chúng mình có bạn nào quê ở Hà Nội không?
- Ngoài ra chúng mình còn quê ở đâu nữa?
- Chúng mình đã bao giờ được về quê chưa?
- Quê em có những gì?
Cô biết một bài thơ nói về một bạn nhỏ được về quê chơi,
không biết bạn nhỏ về quê có vui không, chúng mình hãy
lắng nghe cô đọc bài thơ: “Về quê” của tác giả Nguyễn
Thắng nhé!
Bước 2: Giáo viên đọc mẫu 2 lần
+ Lần 1: Đọc kết hợp cử chỉ
Hỏi trẻ: Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì? của
tác giả nào?
+ Lần 2: Đọc kết hợp với tranh
Bước 3: Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ
- Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì? Của tác giả
nào?
“Nghỉ hè bé lại thăm quê
Được đi lên rẫy, được về tắm sông”
(Tranh 1)
- Nghỉ hè em bé được đi đâu?
=> Nghỉ hè bạn nhỏ đã được về thăm quê đấy
- Bạn nhỏ đã được làm gì khi về quê?
=> Về quê bạn nhỏ đã được đi lên rẫy, tắm sông, thả diều,
câu cá đấy. Chúng mình thấy có vui không?
“Thăm bà rồi lại thăm ông
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Thả diều câu cá sướng không chi bằng”
(Tranh 2, 3)
- Về quê bạn nhỏ đã được gặp ai?
“Đêm về bé ngắm ông trăng
Nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa…”
(Tranh 4)
- Buổi tối em bé làm gì? (Em bé ngắm trăng)
- Ông đã kể cho em bé nghe câu chuyện gì?
=> Buổi tối em bé ngắm trăng và nghe ông kể chuyện chị
Hằng.
“Bà rang đậu lạc thơm chưa
Mời ông bà bé say sưa chuyện trò”
- Trong lúc ông kể chuyện thì bà làm gì?
=> Trong lúc ông kể chuyện thì bà đang rang đậu, rang lạc.
- Muốn được về quê chung mình phải như thế nào?
=> Chúng mình phải ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố mẹ.
Bước 4: Dạy trẻ đọc thơ
- Giáo viên đọc 1 lần
- Cả lớp đọc 2 – 3 lần
- Mỗi tổ đọc 1 lần
- 2 nhóm trẻ đọc (mỗi nhóm 4-5 trẻ)
- Một cá nhân trẻ đọc. Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
- Cả lớp đọc lại một lần
3. Kết thúc:
- Nhận xét tiết học
- Hát, cho trẻ nghe bài “Quê hương”.
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ đọc
Trẻ trả lời
GIÁO ÁN: TẠO HÌNH
Chủ điểm : Quê hương - ĐÊt nước – Bác hồ
Đề tài : Vẽ theo ý thích
Đối tượng : Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
Lơp : B4 Trường mầm non Xuân La
Số lượng : 20-25 trẻ
Thời gian : 20-25 phót
Ngày soạn : 14/05/2010
Ngày dạy : 18/05/2010
Người soạn và dạy: Bùi Thu Hằng
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Củng cố, mở rộng cho trẻ để trẻ thực hiện được những bức tranh theo ý
thích phong phó.
- Thể hiện nội dung của các đề tài nh khả năng sắp xếp bố cục đẹp, hài hoà.
- Phát triển tính độc lập, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phó.
2. Kỹ năng
- Vẽ và tô màu thành thạo
- Kỹ năng sắp xếp bố cục không gian trên mặt phẳng, luật xa gần, trên dưới,
trái phải.
- Sử dụng kiến thức đã học: nét tròn, nét xiên.
- Trẻ biết sáng tạo
3. Giáo dục
- Trẻ yêu quý sản phẩm của mình. Hứng thú với giờ học, trẻ được thể hiện
những gì mà trẻ thích.
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô: Tranh ảnh, que chỉ
+ Tranh 1: Tranh Lăng Bác
+ Tranh 2: Tranh Chùa Một Cột
+ Tranh 3: Tranh Hồ Gươm
+ Tranh 4: Tranh vẽ về biển
- Đồ dùng của trẻ: Giấy vẽ, màu, bàn nghế đủ số trẻ
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
Bước 1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài “Yêu Hà Nội”
Nhạc và lời: Bảo Trọng
Bước 2: Bài mới
- Cô và chúng mình vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nhắc đến những địa danh nào?
=> Trong bài hát nói đến Tháp Rùa, Lăng Bác, Sông Hồng
đấy.
- Đó đều là những bức tranh về cảnh đẹp của Hà Nội.
Chúng mình có muốn vẽ những bức tranh về Hà Nội về
cảnh đẹp quê hương mình không?
- Trước khi vẽ thì cô có một số bức tranh muốn cho cả lớp
mình xem.
* Bức tranh 1: Tranh vẽ Lăng Bác
- Cô có bức tranh gì đây?
=> Đây là bức tranh vẽ về Lăng Bác đấy.
- Trong bức tranh này cô vẽ những gì đây?
=> Cô vẽ những hàng cây, có cả một đoàn người vào thăm
Lăng Bác đấy.
- Lăng Bác cô tô màu gì?
- Ngoài ra trong bức tranh cô tô những màu gì nữa?
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
- Chúng mình thấy bức tranh này như thế nào? Có đẹp
không?
* Bức tranh 2: Tranh vẽ Chùa Một Cột.
- Bức tranh này vẽ gì đây?
- Chúng mình thấy Chùa Một Cột có gì đặc biệt?
- Ngoài ra cô còn vẽ gì nữa?
=> Cô còn vẽ cây xung quanh cho đẹp đấy.
- Cô sử dụng những nét gì để vẽ?
- Ở dưới cô còn vẽ những cây hoa sen để thêm đẹp đấy
- Chùa Một Cột cô tô màu gì?
+ Mái chùa cô tô màu gì?
+ Cột chùa cô tô màu gì?
- Chúng mình thấy bức tranh có đẹp không?
* Bức tranh 3: Bức tranh vẽ Hồ Gươm
- Chúng mình nhìn xem bức tranh này vẽ gì đây?
- Chúng mình thấy Tháp Rùa như thế nào?
- Bên cạnh Tháp Rùa cô vẽ nữa nhỉ?
=> Cô vẽ đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc đấy.
- Ngoài ra cô còn vẽ hàng cây ở xung quanh Hồ Gươm.
- Để vẽ được Tháp Rùa chúng mình phải sử dụng những nét
gì để vẽ? (Nét thẳng, ngang…)
* Bức tranh 4: Tranh vẽ bãi biển
- Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
- Tranh cô vẽ gì?
- Bức tranh cô vẽ bãi biển, mọi người đang đi tắm
* Hái ý định, ý tưởng của trẻ.
- Con vẽ gì? Vẽ nh thế nào?
(Hái 3-4 trẻ)
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
- Cô gợi ý cho trẻ cách vẽ
* Trẻ thực hiện
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Cô bao quát, động viên trẻ vẽ to, rõ ràng, bố cục cân đối.
- Nhắc nhở trẻ tô màu - sử dụng màu hợp lý.
- Cô đến hướng dẫn thêm với những trẻ chậm, với những trẻ
khá cô gợi ý để trẻ sáng tạo thêm cho bức tranh của mình.
Bước 3: Nhận xét sản phẩm
- Trẻ chơi trò chơi: “Ngón tay nhúc nhích”.
- Cho cả lớp ra treo bài và cho trẻ nhận xét bài trẻ thích, một
trẻ giới thiệu bức tranh của mình cho các bạn cùng biết.
- Cô nhận xét chung
GIÁO ÁN:
LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Ở TRƯỜNG MẦM NON
Chủ điểm : Quê hương - Đất nước – Bác Hồ
Đối tượng : Mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi
Líp : B4 Trường mần non Xuân La
Số trẻ : Cả lớp
Thời gian : Cả ngày
Ngày soạn : 13/5/2010
Ngày điều khiển : 17/5/2010
Người soạn và thực hiện: Bùi Thị Hằng
A. ĐÓN TRẺ, CHƠI TỰ DO, THỂ DỤC SÁNG, ĐIỂM DANH (7h – 8h)
1. Mục đích yêu cầu
- Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi đến lớp, đến trường yêu cô, mến bạn,
biết quan tâm đến người khác.
- Giáo dục trẻ biết chào hỏi khi đến lớp, chào cô, chào bạn, chào ông bà, bố
mẹ.
- Rèn cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng quy định
- Thông qua giờ thể dục sáng trẻ được rèn luyện sức khoẻ phát triển thể lực.
- Trẻ chơi tự do với đồ chơi mà cháu thích, trong ngày để báo ăn chính xác,
qua đó trẻ biết về bản thân và bạn bè.
II. Chuẩn bị
- Cô đến sớm 15 phút mở cửa thông thoáng phòng, quết dọn vệ sinh, chuẩn
bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
III. Tiến hành
1. Đón trẻ (7h – 7h45’)
- Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần, nhắc nhở trẻ chào, ông bà, bố mẹ
- Trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình sức khoẻ
- Nhắc nhở cất đồ dùng đúng nơi quy định.
2. Thể dục buổi sáng (8h – 8h30’)
- Địa điểm:
+ Thời tiết thuận lợi tập ngoài sân trường.
+ Thời tiết mưa hoặc lạnh thì tập trong líp
- Cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, về
đúng các vạch chấm.
- Trẻ tập bài thể dục buổi sáng kết hợp với nhạc.
3. Điểm danh
- Gọi tên trẻ và đánh dấu vào sổ
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
- Tiết học: Văn học: Bài thơ “Về quê”
(Có giáo án kèm theo)
Người thực hiện: Bùi Thu Hằng
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động có mục đích: Vẽ cảnh đẹp quê hương, thủ đô Hà Nội
- Trò chơi vận động: Đua xe đạp về thăm Lăng Bác
- Chơi tự do: Bóng, vòng, phấn, đu quay, cầu trượt, bập bênh,
I. Mục đích – yêu cầu
- Tạo điều kiện cho trẻ được hít thở không khí trong lành, tiếp xúc với môi
trường xung quanh thoả mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
- Gợi cho trẻ những Ên tượng của mình về quê hương cảnh đẹp của quê
hương Hà Nội.
- Trẻ biết chơi cùng nhau, biết cùng nhau phối hợp nhịp nhàng
- Trẻ biết đoàn kết hứng thú tích cực tham gia vào buổi hoạt động ngoài
trời.
II. Chuẩn bị
- Tranh về cảnh đẹp quê hương thủ đô Hà Nội
- Phấn để trẻ vẽ trên sân trường.
- Sân bằng phẳng, rộng rãi
- Kẻ vạch xuất phát và đích cách nhau 7-10m
- Tranh Lăng Bác.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động
của trẻ
* Phần 1: Hoạt động có chủ đích
Xúm xít, xúm xít
- Chúng mình có biết Hà Nội có những cảnh đẹp nào không?
- Đưa ảnh ra. Hỏi trẻ đây là tranh gì?
(Tranh Lăng Bác, Hồ Gươm)
=> Ở Hà Nội có Lăng Bác, Hồ Gươm, Văn Miếu,… và rất nhiều
những cảnh đẹp, di tích lịch sử khác nữa.
- Cô cho chúng mình quan sát tranh rồi, bây giờ chúng mình hãy
vẽ cảnh đẹp của Hà Nội nhé!
- Hái ý định, ý tưởng của trẻ (5-6 tuổi)
+ Con sẽ vẽ gì?
+ Con vẽ nh thế nào? (Cô gợi mở cho trẻ vẽ và nhắc lại kỹ năng
vẽ cho trẻ).
- Cho trẻ ra từng góc vẽ –> Cô quan sát
=> Nhận xét: Cho trẻ đứng xung quanh bức tranh và hỏi trẻ bạn
đã vẽ được gì? Sau đó nhận xét.
* Phần 2: Trò chơi vận động: Đua xe đạp về thăm Lăng Bác
- Hôm nay cô thấy chúng mình học rất giỏi và ngoan, bây giờ cô
sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi, chúng mình có thích
không?
- Tên trò chơi có tên là: Đua xe đạp về thăm Lăng Bác
+ Hỏi trẻ cách chơi, luật chơi.
Trẻ xúm xít
quanh cô
Trẻ trả lời
Trẻ vẽ
Trẻ trả lời
+ Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cách chơi: Chia trẻ thành 4 nhóm xếp thành 4 hàng dọc dưới
vạch xuất phát (mỗi nhóm 3 bạn). Trong mỗi nhóm: bạn trên
cùng đứng 2 tay hơi co, bạn thứ 2 đặt 2 tay lên 2 vai bạn đằng
trước giả làm người đi xe đạp, bạn thứ 3 cầm lấy thắt lưng của
bạn thứ hai giả làm bánh xe. Khi có hiệu lệnh của cô các nhóm
cùng nhau chạy bước nhỏ đến vạch đích.
- Luật chơi: Nhóm nào đến đích trước, hàng không bị đứt đó sẽ
là đội thắng cuộc. Đội nào đến đích sau, hàng bị đứt thì đội đó
phải nhảy lò cò.
- Cho trẻ chơi (3-4 lần)
- Trẻ chơi -> cô quan sát – nhận xét
* Phần 3: Chơi tự do
- Hôm nay, cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi nh: Bóng, vòng,
phấn, … chúng mình thích chơi trò chơi nào thì lấy đồ chơi chơi
nhé!
- Từng nhóm trẻ lấy đồ chơi chơi.
- Hỏi trẻ: Khi chơi chúng mình phải chơi như thế nào?
* Giáo dục trẻ: Trong khi chơi chúng mình phải đoàn kết rủ
nhau cùng chơi, nhường nhịn nhau.
* Kết thóc:
- Hôm nay, chúng mình được chơi gì?
- Cô nhận xét chung giờ chơi của trẻ, và cho trẻ về lớp.
Trẻ chơi
Trẻ tự lấy đồ
chơi ra chơi
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
D. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC GÓC
I. Dự kiến nội dung chơi ở các góc
1. Góc đóng vai theo chủ đề
- Đầu bếp
- Bán hàng
- Bác sĩ
- Gia đình
2. Góc học tập
- Đọc bài thơ: “Về quê”
- Tìm tranh về cảnh đẹp Quê hương - Đất nước – Bác Hồ
- Ghép tranh cảnh đẹp của Quê hương.
3. Góc văn học: Đọc thơ, kể chuyện, tuỳ theo ý thích của trẻ.
4. Góc lắp ghép, xây dựng, xây dựng Lăng Bác
II. Mục đích - Yêu cầu
1. Mục đích
- Nhằm thoả mãn nhu cầu hoạt động với đồ vật của trẻ.
- Tạo cơ hội phát triển về mọi mặt, tư duy, tưởng tượng, cảm xúc.
2. Yêu cầu
- Trẻ chủ động tham gia tích cực, hứng thú
+ Góc đóng vai theo chủ đề
- Trẻ biết thể hiện vai chơi
+ Góc học tập
- Trẻ tìm tranh, ảnh về Quê hương - Đất nước – Bác Hồ
+ Góc xây dựng lắp ghép.
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để xây dựng Lăng Bác.
III. Chuẩn bị
- Địa điểm: dưới sàn, trong phòng nhóm
+ Góc đóng vai theo chủ đề: xoong, nồi, chảo…
+ Góc học tập: lô tô tranh ảnh về Quê hương - Đất nước – Bác Hồ
+ Góc xây dựng: Gạch, cây xanh, cây ăn quả…
IV. Quy trình tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động
của trẻ
Bước 1: Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài: “Nhớ ơn Bác”.
- Chúng mình vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nhắc đến ai?
=> Chúng mình vừa hát bài hát “Nhớ ơn Bác” trong bài hát nhắc
đến Bác Hồ và các bạn thiếu niên nhi đồng.
Bước 2: Thoả thuận chơi
- Hôm nay cô đã chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều góc chơi
- Ai giỏi cho cô biết lớp mình có những góc chơi nào?
- Ai sẽ chơi ở góc xây dựng?
- Hôm nay các bác muốn xây gì?
- Bạn nào muốn chơi ở góc nấu ăn?
- Các bác định nấu món gì?
- Có bạn nào muốn chơi ở góc bán hàng không?
- Góc học tập: Bạn nào muốn chơi ở góc học tập thì hãy lấy tranh
về Quê hương - Đất nước – Bác Hồ gắn lên nhé.
- Khi chơi chúng mình phải đoàn kết rủ nhau cùng chơi bây giờ
thì các con hãy về góc chơi của mình.
- Trẻ chơi: Cô quan sát trẻ chơi.
Bước 3: Kết thúc.
- Cô tập trung ở góc xây dựng và nhận xét
- Các bác xây dựng đã xây dựng được gì?
- Mời kỹ sư xây dựng giới thiệu công trình.
- Cả lớp nhận xét
- Cô nhận xét chung ở các góc chơi
- Khen ngợi, động viên trẻ.
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chơi
Trẻ trả lời
E. VỆ SINH ĂN TRƯA
1. Chuẩn bị: Khăn rửa mặt, khăn lau tay, khăn lau miệng, lau bàn, khăy
gấu, khay bê thức ăn.
2. Nội dung:
- Trẻ: đi vệ sinh, rửa tay, rửa mặt, lấy ghế, kê bàn.
- Cô: kiểm tra thức ăn, chia ăn giới thiệu món ăn, mời trẻ ăn.
3. Yêu cầu:
- Trẻ ăn hết xuất, biết mời cô và bạn, không nói chuyện khi ăn.
4. Hướng dẫn:
- Nhắc trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn, không để vãi cơm, nếu vãi thì
nhặt vào khay gấu và lau tay.
- Cô quan sát trẻ tại các bàn ăn và động viên trẻ ăn hết xuất.
- Khi ăn xong cô nhắc trẻ cất bát, thìa, lau miệng, cất ghế về chỗ ngồi.
F. NGỦ TRƯA
1. Chuẩn bị: Phòng ngủ, giường, chiếu, đệm, gối, chăn.
2. Yêu cầu: - Trẻ ngủ đúng giờ, không nói chuyện.
- Trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ.
3. Hướng dẫn:
- Cô nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ
- Đóng cửa, tắt đèn, sắp xếp chỗ ngủ cho trẻ, tách những trẻ khó ngủ và hay
nói chuyện để không ảnh hưởng tới những trẻ khác.
- Cô quan sát và trông trẻ ngủ.
- Khi thức dậy
+ Cô cho trẻ đi vệ sinh và vận động nhẹ nhàng.
+ Cô chải tóc, buộc lại cho trẻ.
G. ĂN QUÀ CHIỀU
1. Chuẩn bị: Thơ, truyện, câu đố
2. Yêu cầu: Củng cố lại kiến thức cho trẻ.
- Trẻ lắng nghe cô đọc và đọc cùng cô
3. Tiến hành:
- Cô cho trẻ dậy từ từ, chải buộc tóc, thay quần áo cho trẻ.
- Chuẩn bị bàn ăn, cho trẻ ăn quà chiều.
- Ăn xong cô cho trẻ lau mồn rồi đi vào lớp, cho trẻ đọc thơ, hát những bài
hát về Quê hương - Đất nước – Bác Hồ.
H. VỆ SINH TRẢ TRẺ (15h45 – 17h)
- Cho trẻ đi vệ sinh, chải tóc, sửa sang quần áo chuẩn bị trả trẻ.
- Nhắc trẻ chào bạn cô khi về chào ông, bà, bố mẹ.
- Hết trẻ cô đóng cửa, tắt điện, cất đồ dùng gọn gàng.
- Cô kiểm tra lại tất cả các thiết bị lớp học rồi khoá cửa ra về.