Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành in tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 132 trang )

iii

LỜI CM N

Luận văn này đã được hoàn thành với sự giúp đở của nhiều thầy, cô giảng dạy
và hướng dẫn cũng như của các trường , công ty có mối quan hệ, các đồng nghiệp và
những người bạn chân tình. Người viết gởi lời cảm ơn chân thành đến:
- Phòng Đào Tạo (Sau Đại Học), Khoa Sư Phạm Kỹ Thuật Trường ĐHSPKT Tp Hồ
Chí Minh
- Quý Thầy, Cô đã giảng dạy lớp Cao Học Giáo Dục khóa 18B – 2010 -2012.
- Giảng viên hướng dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng đã tận tình hướng dẫn hoàn thành
luận văn này.
- Tiến sĩ Võ Thị Xuân, Trường ĐHSPKT Tp.HCM, Tiền sĩ Võ Văn Nam, Trường
ĐHSP Tp.HCM, Phó Giáo Sư Tiến sĩ Võ Văn Lộc, Trường ĐH Sài gòn, Tp.HCM đã
nhận xét, sửa sai để hoàn thành luận văn này.
- Quý tác giả của các tài liệu mà người viết đã sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong
quá trình viết luận văn.
- Tiến sĩ Ngô Anh Tuấn, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngôn, Trường ĐHSPKT Tp.HCM đã có
nhận xét góp ý cho luận văn.
- Phó Giáo Sư Tiến sĩ Nguyễn Hoài Sơn, Trường ĐHSPKT Tp.HCM, Thạc sĩ Đinh
Quang Thùy, Công ty TNHH SXTM Sài gòn3, đã động viên và giúp đở trong học tập.
- Xin chân thành cảm ơn các anh chị học viên lớp Cao Học Giáo Dục khóa 18B –
2010 -2012 đã có nhiều ý kiến quý báu đóng góp cho nội dung luận văn.
- Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, giảng viên, sinh viên và công nhân các công ty in
như Công ty TNHH SX-TM Sài gòn 3, Công ty TNHH Ngọc Hoan, Trường Trung
cấp nghề tư thục kỹ thuật – kinh tế Sài gòn 3, ,… đã tận tình giúp đở, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng
Nguyn Đình Tip
iv


TÓM TT NI DUNG

Đào tạo nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển
của một quốc gia.Trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều tiến
triển vượt bậc, việc đào tạo nguồn nhân lực tại VN cũng có những thay đổi đáng
kể. Ngành in là một trong các ngành nghề phát triển nhanh chóng tại VN. Tuy
nhiên, việc đào tạo nguồn nhân lực của ngành chưa đáp ứng được nhu cầu của thị
trường lao động cả về số lượng lẫn chất lượng. Đề tài “ Giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành in tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực
hiện nhằm nghiên cứu thực trạng đào tạo ngành in tại Tp.HCM và giới thiệu các
giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.
Đề tài này gồm các phần sau:
 Nghiên cứu lý thuyết về đào tạo nguồn nhân lực.
 Giới thiệu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam.
 Giới thiệu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành In tại Tp. HCM.
 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành In tại
Tp.HCM.
Trong điều kiện kinh tế đang gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt, ngành
in Việt Nam; đặc biệt là tại Tp.HCM; cần có những phương thức sửa đổi phù hợp
để phát triển. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành in tại Tp. HCM
là một trong những vấn đề cần được ưu tiên thực hiện. Qua nghiên cứu tham khảo,
nhiều chuyên gia, giảng viên, giáo viên, doanh nghiệp cũng bày tỏ sự đồng tình.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, cần thiết phải
có một chiến lược lâu dài và các biện pháp thích hợp. Các cơ quan quản lý có thẩm
quyền, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, người học sẽ là các yếu tố quyết định
để mang lại thành quả.
v

Đề tài chỉ là sự đóng góp nhỏ của người viết, một vài giải pháp đề nghị đã
được thực hiện tại trường Trung cấp nghề tư thục kỹ thuật – kinh tế Sài gòn 3; nơi

người viết đang tham gia đào tạo; và đã có được một số hiệu quả ban đầu. Nếu các
đề nghị được thực hiện trên quy mô rộng rãi , kết quả sẽ tốt hơn.























vi

ABSTRACT

Human resources training always occupies an important role in the

development of a nation. During the past years, the economy of Viet Nam has
grown wonderfully, so the training of human resources has increased considerably.
Printing industry; one of light industry sectors; has grown rapidly. However, both
quantity and quality of human resources training have not had to meet the
requirement of the labor market yet. The thesis “ Solutions enhance the human
resources training quality of printing sector in Ho Chi Minh city” was researched
in the real situation of the training quality of printing sector in HCM city, and to
introduce solutions to the growth of training quality.
This thesis contains :
 To study the theory of human resources training.
 To introduce the real situation of human resources training in Việt Nam.
 To introduce the real situation of human resources training of printing
sector in HCM city.
 To propose solutions to grow the human resources training quality of
printing sector in HCM city.
In the economics crisis and violent trade competitions are happening in world -
wide, printing industry in Viet Nam; especially in HCM city; must propose
suitable solutions to improve, that is very necessary and rapid to grow the human
resources training quality of printing sector in HCM city. During studying terms,
most of experts, senior lecturers, businessmen, who are advisers, expressed to
agree about the necessary for the growth of human resources training quality .
However, it is important to design a long-term strategy and suitable solutions to
receive good results . Authority organizations, universities, schools, enterprises
and learners are important sectors in success.
vii

This thesis includes tiny ideas, which the writer contributes suggestions. Some
solutions have implemented in the Sai gon 3 techonolgy- economy vocational
private school; where the writer is teaching; initial results were accepted. If
suggestions implement in large scale, the results will be better.






























viii


MC LC

Trang
Trang trong
Quyết định giao đề tài
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn
Lý lịch cá nhân i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Tóm tắt nội dung iv
Abstract vi
Mục lục viii
Danh sách chữ viết tắt xiii
Danh sách các hình, sơ đồ xiv
Danh sách các bảng xv
Phần Mở Đầu 1
1 – Sơ lược về lịch sử nghiên cứu chất lượng đào tạo 1
1.1 – Tại các nước trên thế giới 2
1.2 – Tại Việt Nam 3
1.3 – Những vấn đề còn tồn tại 4
2 – Lý do chọn đề tài 4
2.1 – Lý do khách quan 4
2.2 – Lý do chủ quan 6
3 – Mục tiêu của đề tài 6
4 – Nhiệm vụ nghiên cứu 6

ix

5 – Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6

5.1 – Đối tượng nghiên cứu 6
5.2 – Khách thể nghiên cứu 7
6 – Giả thuyết nghiên cứu 7
7 – Giới thiệu nội dung và giới hạn đề tài 7
7.1 – Tên đề tài 7
7.2 – Nội dung đề tài 7
7.3 – Giới hạn đề tài 7
8 – Phương pháp nghiên cứu 8
8.1 – Phương pháp nghiên cứu lý luận 8
8.2 – Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm 8
8.3 - Phương pháp tổng kết thực tiển 8
8.4 - Phương pháp chuyên gia 8
9 – Giới thiệu về cấu trúc luận văn 8
10 – Kế hoạch thực hiện 9
Phần Ni Dung 10
Chng 1 : C sở lý lun v đào to ngun nhân lực 10
1.1 – Các khái niệm 10
1.1.1. Đào tạo 10
1.1.2. Nguồn nhân lực 10
1.1.3. Chất lượng 12
1.2 – Chất lượng in 13
1.2.1. Theo quan niệm chung 13
1.2.2. Theo quan niệm rộng 14
1.3 – Chất lượng đào tạo 15
1.3.1. Theo tổ chức đảm bảo chất lượng GDĐH quốc tế 15
1.3.2. Chất lượng đào tạo là mức độ đạt được mục tiêu đề ra 15
x

1.3.3. Chất lượng đào tạo theo quan niệm tương đối 16
1.3.4. Chất lượng đào tạo dựa vào nhiều thành tố 17

1.3.5. Chất lượng đào tạo thể hiện qua năng lực 18
1.4 – Nâng cao chất lượng đào tạo 18
1.4.1. Lý do phải nâng cao chất lượng đào tạo 18
1.4.2. Nâng cao chất lượng đào tạo 19
1.5 – Đánh giá chất lượng đào tạo 22
1.5.1. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng đầu vào 22
1.5.2. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng đầu ra 22
1.5.3. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng giá trị gia tăng 22
1.5.4. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng giá trị học thuật 23
1.5.5. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng văn hóa tổ chức 23
1.5.6. Chất lượng đào tạo được đánh giá bằng kiểm toán 23
1.5.7. Các cấp độ đánh giá chất lượng 24
1.5.8. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo 25
1.5.9. Phương thức đánh giá chất lượng đào tạo 29
1.5.10 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 29
1.6 – Quản lý chất lượng đào tạo 31
1.6.1. Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm 31
1.6.2. Chức năng quản lý chất lượng 32
1.6.3. Các phương pháp quản lý chất lượng 32
1.6.4. Các mô hình đảm bảo chất lượng 37
1.6.5. Sự cần thiết phải thực hiện quản lý chất lượng 40
1.6.6. Quản lý chất lượng đào tạo trong giáo dục 41
1.6.7. Vận dụng mô hình vào quản lý chất lượng đào tạo tại VN 46
1.7 – Kiểm định chất lượng giáo dục 48
1.7.1. Khái niệm 48
xi

1.7.2. Các đặc trưng của kiểm định chất lượng 48
1.7.3. Mục đích của kiểm định chất lượng 49
1.7.4. Quy trình tiến hành kiểm định chất lượng 49

1.8 – Nguồn nhân lực 50
1.8.1. Các yếu tố chủ yếu của nguồn nhân lực 50
1.8.2. Phương pháp đánh giá nguồn nhân lực 50
1.8.3. Phát triển nguồn nhân lực 53
1.8.4. Đào tạo nguồn nhân lực trong nền kinh tế VN 54
1.8.5.Phương pháp dự báo nguồn nhân lực 56
Chng 2 : Thực trng đào to ngun nhân lực ngành in ti Tp HCM 57
2.1 – Sơ lược về lịch sử ngành in 57
2.1.1. Lịch sử ngành in thế giới 57
2.1.2. Lịch sử ngành VN 59
2.2 – Nguồn nhân lực Việt Nam 60
2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 60
2.2.2. Phương hướng phát triển 62
2.2.3 – Những hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam 63
2.3 - Nguồn nhân lực tại Tp.HCM 65
2.4 – Sơ lược về hoạt động ngành in 68
2.4.1. Thực trạng ngành in VN 68
2.4.2. Thực trạng ngành in tại Tp. HCM 70
2.5 – Khái quát về nguồn nhân lực ngành in 71
2.6 – Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành in 72
2.7 – Những nguyên nhân của sự thiếu hụt số lượng
trong đào tạo nhân lực ngành in 73
2.7.1. Nguyên nhân khách quan 73
2.7.2. Nguyên nhân chủ quan 74
xii

2.8 – Đánh giá chất lượng đào tạo ngành in 74
2.8.1.Chất lượng một số yếu tố đầu vào 76
2.8.2. Chất lượng một số yếu tố quá trình 77
2.8.3. Chất lượng một số yếu tố đầu ra 78

2.8.4. Kết luận 78
Chng 3 : Gii pháp nâng cao chất lng đào to ngun nhân lực
ngành in ti Tp.HCM 80
3.1 – Phân tích kết quả tham khảo ý kiến 80
3.1.1. Phân tích kết quả tham khảo ý kiến HSSV nghề in 80
3.1.2. Phân tích kết quả tham khảo ý kiến công nhân ngành in 86
3.1.3. Phân tích kết quả tham khảo ý kiến giảng viên, chuyên gia 88
3.1.4. Phân tích kết quả tham khảo ý kiến doanh nghiệp ngành in 90
3.2 - Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
ngành in tại Tp.HCM 93
Phần Kt Lun 100
1 – Kết luận chung 100
2 – Tự đánh giá kết quả và các đóng góp của đề tài 102
2.1. Những đóng góp của đề tài về mặt lý luận 103
2.2. Những đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn 103
3 – Kiến nghị 103
4 – Hướng phát triển của đề tài 104
TÀI LIU THAM KHO 105
PH LC
- Phụ lục 1: Phiếu thăm dò ý kiến sinh viên 107
- Phụ lục 2: Phiếu thăm dò ý kiến công nhân ngành in 112
- Phụ lục 3: Phiếu tham khảo ý kiến giảng viên 115
- Phụ lục 4: Phiếu tham khảo ý kiến doanh nghiệp 117
xiii

DANH SÁCH CHỮ VIT TT

Bộ GD &ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ LĐTB & XH : Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
CĐ : Cao Đẳng

CN : Công nhân
ĐH : Đại Học
ĐCSVN : Đảng Cộng Sản Việt Nam
ĐHSPKT : Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
ĐT : Đào tạo
GD : Giáo dục
GV : Giảng viên
HN : Hà Nội
HS : học sinh
NV : Nhân viên
QLGD : Quản lý giáo dục
SV : Sinh viên
Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TCN : Trung cấp nghề
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
VN : Việt Nam




xiv

DANH SÁCH CÁC HÌNH & S Đ

S
TT
Hình nh, S đ Trang
1 Hình 1.1 Sơ đồ Quá trình kiểm soát chất lượng. 33
2 Hình 1.2 Sơ đồ Đảm bảo chất lượng. 35
3 Hình 1.3 Mô hình TQM. 37

4 Hình 1.4 Chu trình Deming ( 1950). 38
5 Hình 1.5 Sơ đồ minh họa hệ thống tổ chức của nhà trường. 44
6 Hình 1.6 Sơ đồ về các tác động qua lại của các cơ cấu. 55
7 Hình 2.1 Máy in Typo. 60
8 Hình 2.2 Máy in Offset. 60
9 Hình 2.3 Biểu đồ tỉ lệ nội dung cần đào tạo lại cho NV mới 64
10 Hình 2.4 Máy in nhiều màu hiện đại 71
11 Biểu đỗ 3.1 Kết quả thăm dò ý kiến hs,sv về thông tin nghề 81
12 Biểu đỗ 3.2 Kết quả thăm dò ý kiến hs,sv về hứng thú nghề 81
13 Biểu đỗ 3.3 Kết quả thăm dò ý kiến hs,sv về chương trình 82
14 Biểu đỗ 3.4 Kết quả thăm dò ý kiến hs,sv về phương pháp 83
15 Biểu đỗ 3.5 Kết quả thăm dò ý kiến hs,sv về nổ lực học tập 83
16 Biểu đỗ 3.6 Kết quả thăm dò ý kiến hs,sv về cơ sở vật chất 84
17 Biểu đỗ 3.7 Kết quả thăm dò ý kiến hs,sv về chọn nghề 84
18 Biểu đỗ 3.8 Kết quả thăm dò ý kiến hs,sv về sự phù hợp cv 85
19 Biểu đỗ 3.9 Kết quả thăm dò ý kiến CN về kinh nghiệm 86
20 Biểu đỗ 3.10 Kết quả thăm dò ý kiến CN về hứng thú nghề 86
21 Biểu đỗ 3.11 Kết quả thăm dò ý kiến CN về đào tạo 87
22 Biểu đỗ 3.12 Kết quả thăm dò ý kiến GV về trình độ hs,sv 88
23 Biểu đỗ 3.13 Kết quả thăm dò ý kiến GV về chương trình 88
24 Biểu đỗ 3.14 Kết quả thăm dò ý kiến GVvề kiếnthứccung cấp 89
25 Biểu đỗ 3.15 Kết quả thăm dò ý kiến GV về thiết bị 89
26 Biểu đỗ 3.16 Kết quả thăm dò ý kiến DN về thích ứng cv 90
27 Biểu đỗ 3.17 Kết quả thăm dò ý kiến DN về chất lượng ĐT 91
28 Biểu đỗ 3.18 Kết quả thăm dò ý kiến DN về nâng cao nghề 91
29 Biểu đỗ 3.18 Kết quả thăm dò ý kiến DN về liên kết 92

xv

DANH SÁCH CÁC BNG


S
TT
Bng biu Trang
1 Bảng 1 : Kế hoạch thực hiện. 9
2 Bảng 1.1 : Số liệu thống kê số lượng của Bộ GD & ĐT. 19
3 Bảng 1.2 : Tóm tắt tỉ lệ các yếu tố tác động & yếu tố đầu ra. 26
4 Bảng 2.1 : Thống kê số lượng trường &sinh viên. 61
5 Bảng 2.2 : Tóm lược các chỉ tiêu giáo dục. 62
6 Bảng 2.3 : Tỉ lệ ngành đăng ký dự thi ĐH năm 2011. 65
7 Bảng 2.4 : Số lượng sản phẩm in ( 2008 – 2010). 69



1

PHN M ĐU

Đào tạo nguồn nhân lực là một trong ba mục tiêu chủ yếu của giáo dục Việt Nam;
bao gồm: nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Trong điều
kiện phát triển nhanh chóng về lĩnh vực khoa học kỹ thuật hiện nay trên thế giới, cũng
như sự tăng trưởng và cạnh tranh của nền kinh tế toàn cầu ngày càng hướng về nền
kinh tế tri thức với các sản phẩm mang hàm lượng tri thức cao.Vai trò đào tạo nguồn
nhân lực trong các ngành nghề càng trở nên cấp thiết đối với Việt Nam; một quốc gia
đang nổ lực phát triển và hòa nhập vào xu hướng chung của thế giới; để có thể trở
thành một quốc gia công nghiệp vào những năm 20 của thế kỷ XXI.
Ngành in tại Việt Nam nói chung, tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh
phía Nam nói riêng, là một trong những ngành nghề phát triển nhanh và áp dụng nhiều
thành tựu của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Tuy vậy, cho đến nayviệc đào tạo
và đáp ứng nguồn nhân lực lao động chưa tương xứng với sự phát triển của ngành,

cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và sản xuất kinh doanh.
Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành in tại thành
phố HCM” được người học lựa chọn làm luận văn báo cáo tốt nghiệp của lớp Cao học
ngành Giáo Dục Học khóa 18B (2010 – 2012). Trong đó bao gồm các nghiên cứu cơ
sở lý thuyết về chất lượng đào tạo vàthực trạng nguồn nhân lực ngành in trong cả nước
và đặc biệt tại Tp. HCM để đưa ra các gỉải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực để đáp ứng yêu cầu lao động trong ngành in tại Tp. HCM
1 – S LC V LCH S NGHIÊN CU CHT LNG ĐÀO TO.
Đã từ lâu, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu của
nhiều quốc gia và là đề tài thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tại
nhiều nước trên thế giới, nhiều chính phủ, cơ quan, tổ chức khoa học đã đưa ra các đạo
luật, quy chế hay các hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, vv… để đánh giá chất lượng đào


2

tạo nguồn nhân lực. Tại VN, trong thời gian gần đây, nhiều đề tài nghiên cứu về chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực cũng đã được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp để
cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục và đào tạo ngành nghề. Sơ lược
một số nghiên cứu đã được thực hiện tại các nước và VN nhu sau:
1.1 – Ti các nc trên th gii.
Tại các nước châu Âu, việc nghiên cứu nguồn nhân lực, quản lý chất lượng nguồn
nhân lực đã được tiến hành từ thời Phục hưng với các mô hình quản lý chất lượng đào
tạo trong trường đại học theo mô hình của Pháp và Anh. Trãi qua suốt thời gian dài,
nhiều nhà khoa học về chất lượng đã có nhiều công trình nghiên cứu, xây dựng các
mô hình quản lý, nâng cao chât lượng đào tạo. Ngày nay, vai trò của chất lượng đã
được đặt tại vị trí quan trọng, và là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Nhiều
quốc gia, tổ chức quốc tế, hiệp hội chuyên ngành,vv… đã xây dựng các hệ thống tiêu
chuẩn làm cơ sở cho việc đánh giá và nâng cao chất lượng.Nhiều nhà khoa học vẫn
tiếp tục lựa chọn chất lượng là đề tài nghiên cứu với nhiều mô hình, lý thuyết được

giới thiệu với mục tiêu là làm cho việc quản lý chất lượng ngày càng trở nên tốt hơn để
tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Một vài hệ thống chất lượng, tiêu
chuẩn, mô hình,vv…của các nhà nghiên cứu được giới thiệu để minh họa như:
- Hệ thống chất lượng của Viện tiêu chuẩn Anh quốc (British Standards Institution).
- Tiêu chuẩn Cộng Hòa Pháp (NFX 50)- ISO (International Standards Organization).
- Hiệp hội châu Âu với các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng cơ bản
(European Foundation for Quality Management – EFQM)
- Edwards Deming,“Mô hình đảm bảo chất lượng” gồm hệ thống 14 điểm và chu trình
PDCA nổi tiếng).
- Flegenbao (1950),“ Total Quality Management”
-Terry Richarson (1970), “Total Quality Management”
- Konosuke Matsushita (1991), “ Total Quality Management for Senior Executive ”


3

- Joseph M. Juran và Philip B. Crosby với các mô hình quản lý chất lượng đặc trưng
của riêng mỗi người,….
1.2 – Ti Vit Nam
 Việt Nam, do đòi hỏi cấp bách của việc phát triển giáo dục đểtheo kịp đà phát
triển kinh tế của đất nước. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu giáo dục
VN có nhiều nổ lực nghiên cứu về nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo nghề nghiệp
với mong muốn đưa ra được các phương hướng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại
VN ngang tầm với khu vực. Nhiều đề tài nghiên cứu cấp Bộ do các cá nhân hay tập thể
thực hiện đã được các cơ quan hữu quan thẩm định như:
- Nghiên cứu về đào tạo nghề ngắn hạn tại VN: Thực hiện trong các năm 1980 đến các
năm 1990 của các tác giả: Nguyễn Minh Đường, Đặng Danh Ánh, Bùi Sỹ, Nguyễn
Viết Sự, Nguyển Đức Trí, Trần Khánh Đức, Nguyễn Đăng Trụ, Đỗ Huân,vv…
- “ Hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành” - Nguyển Đức Trí (2002).
- “ Cơ cấu trình độ GD &ĐT sau trung học ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa ” – Vũ Ngọc Hải (2003).
- Sách chuyên khảo “ Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI –
VN và thế giới” – Vũ Ngọc Hải – Nhà xuất bản Giáo dục (2003).
- Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo dùng cho các
trường đại học Việt Nam” - Nguyễn Đức Chính (tháng 3 năm 2002)
- Đề tài: “Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu chuyển
dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” –
Nguyễn Minh Đường (2005).
- “ Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM ” – Trần
Khánh Đức – Nhà xuất bản Giáo dục (2004)
- Cho đến nay nhiều đề tài về mô hình đào tạo, tiêu chuẩn, phát triển chương trình dạy
học,vv…cũng được các nhà giáo dục VN nghiên cứu.
(theo “ Giáo dục và nghề nghiệp – Một số vấn đề thực tiển” – Nguyễn Đức Trí -2010)


4

1.3 – Nhng vấn đ còn tn ti
Tại VNtrong những năm qua, nhiều đề tài đã đề cập đến chất lượng công tác đào
tạo, đào tạo nghề và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhằm
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều vấn đề cần nghiên cứu như xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng chuẩn, các
giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu trong
các phạm vi hẹp đang cần sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục.
2- LÝ DO CHN Đ TÀI
2.1 – Lý do khách quan
- Chất lượng đào tạo trong giáo dục luôn là điều quan tâm của cả xã hội và lãnh
đạo các quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng về mặt khoa
học kỹ thuật, cũng như các công nghệ ứng dụng, đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh
vực của thế giới hiện đại. Một quốc gia muốn phát triển không thể xem nhẹ vấn đề

chất lượng đào tạo trong giáo dục.Ý thức rõ được điều này, Đảng Cộng Sản Việt Nam,
đã đề ra phương hướng phát triển giáo dục VN hiện nay là: “ Phát triển, nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo,chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ
và kinh tế tri thức” (Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI – tháng 01/ 2011,
trong phần “4. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 -2015”).
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi phát triển năng động nhất VN trong nhiều lĩnh
vực, Đảng bộ Đảng CSVN Tp.HCM cũng đưa việc phát triển nguồn nhân lực vào một
trong sáu chương trình đột phá của thành phố. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TpHCM
lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã ghi:“ (5.1) Chương trình nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực: xây dựng nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội
nhập kinh tế quốc tế; trong đó, tập trung bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho
9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp trọng yếu và xuất khẩu lao động”
- “ Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình quốc tế hóa
sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, bên cạnh sự hợp tác là sự


5

canh tranh ngày càng quyết liệt; việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn
cầu trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế; chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố
quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia. Chương
trình “Việc làm cầu” của Tổ chức laođộng quốc tế (ILO), đã khuyến cáo các quốc gia
tổ chức đào tạo nghề linh hoạt theo hướng cầu của thị trường lao động, nhằm tạo việc
làm bền vững.
- Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước
ta còn rất thấp. Về cơ bản, hiện tại Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, nghèo,
chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB),
chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10)- xếp thứ
11 trong 12 nước Châu Á được tham gia xếp hạng. Nước ta còn thiếu nhiều chuyên gia
trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề; chỉ số kinh tế tri thức (KEI) còn thấp (đạt

3,02 điểm, xếp thứ 102/ 133 quốc gia được phân loại; lao động nông thôn chủ yếu
chưa được đào tạo nghề, năng suất lao động thấp. Đây là một trong những nguyên
nhân chủ yếu làm cho năng lực canh tranh của nền kinh tế Việt Nam thấp (năm 2006
xếp thứ 77/ 125, năm 2009 xếp thứ 75/ 133 các nước tham gia xếp hạng).Vì vậy, cần
phải đẩy nhanh việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề
trình độ cao, đào tạo được những lao động có kỹ năng nghề và có năng lực làm việc
trong môi trường đa văn hóa”
(Trích bài viết “ Phát triển dạy nghề hiện đại hội nhập với khu vực và thế giới ” của
PGSTS Mạc Văn Tiến)
- Trong những năm gần đây ngành in tại VN nói chung và tại Tp.HCM nói riêng, là
một trong những ngành nghề phát triển nhanh và áp dụng nhiều thành tựu của khoa
học kỹ thuật trong sản xuất. Tuy nhiên, cho đến nay, việc đào tạo và đáp ứng nguồn
nhân lực vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý, các tổ chức và các cá
nhân tham gia đào tạo, phát triển, sản xuất trong ngành in.Chất lượng đào tạo không


6

theo kịp sự phát triển nhanh chóng về mặt kỹ thuật của ngành in cùng với sự đòi hỏi
ngày càng khắc khe hơn của thị trường tiêu thụ.
2.2 – Lý do ch quan
Bản thân người học được tham gia công việc đào tạo trong một trường trung cấp
ngành in; Trường trung cấp nghề tư thục kỹ thuật – kinh tế Sài Gòn 3; vì vậy đề tài này
được lựa chọn, để có thêm điều kiện học hỏi, tìm hiểu nghiên cứu về đào tạo nguồn
nhân lực trong ngành in, nhằm rút ra được các kết luận thực tiển, áp dụng cụ thể cho
việc nâng cao chất lượng đào tạo đang tiến hành thường xuyên tại trường nghề mới đi
vào hoạt này.
3 - MC TIÊU CA Đ TÀI
Qua thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực
ngành in của các đơn vị đào tạo, các cơ sở sản xuất có liên quan tại Tp.HCM, đề tài

giới thiệu một cách khái quát về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại VN, nguồn
nhân lực ngành in, đặc biệt là ngành in tại Tp. HCM, qua đó rút ra được các kết luận
thực tiển, đề xuất các giải pháp thực hiện và vận dụng vào thực tế cụ thể tại nơi đang
làm việc.
4- NHIM V NGHIÊN CU
 Nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận của chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
 Đánh giá thực trạng về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nguồn
nhân lực ngành in VN và ngành in tại Tp.HCM nói riêng.
 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành in tại
Tp.HCM.
5 - ĐI TNG VÀ KHÁCH TH NGHIÊN CU
5.1 – Đi tng nghiên cu:
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành in tại Tp. Hồ Chí Minh.




7

5.2 – Khách th nghiên cu:
- Nghiên cứu thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại một số cơ sở đào
tạo trên địa bàn Tp. HCM như: Trường trung cấp nghề An Đức, Trường trung cấp
nghề tư thục kỹ thuật - kinh tế Sàigòn 3.
- Nhu cầu đào tạo,tái đào tạo, tuyển dụng công nhân tại Công ty sản xuất thương
mại Sài gòn 3, Công ty in Ngọc Hoan, …
- Nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của các đối tượng cụ thể là các nhà quản lý,
giảng viên, học sinh, sinh viên, công nhân hiện đang làm việc, học tập tại các cơ sở
ngành in tại Tp.HCM.
6- GI THUYT NGHIÊN CU
Do nhiều nguyên nhân, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành in tại Tp.HCM

chưa đáp ứng được nhu cẩu của thị trường lao động và sản xuất hiện nay. Nu đánh
giá đúng thực trạng, phân tích được các mặt còn hạn chế, đề xuất các giài pháp hợp lý
và khoa học nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo thì sẽ nâng
cao được chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành in tại TP.HCM đáp ứng được phần
nào yêu cầu của các doanh nghiệp ngành in tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam.
7- GII THIU NI DUNG VÀ GII HN Đ TÀI
7.1 - Tên đ tài:
“ Gii pháp nâng cao chất lng đào to ngun nhân lực ngành In
ti thành ph H Chí Minh”
7.2 - Ni dung đ tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực.
Chương 2: Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành in tại Tp HCM.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành in tại Tp HCM.
7.3 - Gii hn đ tài:
Đề tài chỉ có ý nghĩa giới hạn trong một phạm vi nhất định, cụ thể trong một số
cơ sở đào tạo và sản xuất, không mang tính phổ biến và nằm trong phạm vi tham khảo.


8

8- PHNG PHÁP NGHIÊN CU
8.1 - Phng pháp nghiên cu lý lun:
- Nghiên cứu các tài liệu giảng dạy tại lớp của các giảng viên, giảng viên hướng
dẫn.Tham khảo các tài liệu, sách, báo, tạp chí đã phát hành trong nước, các tài liệu
Internet, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận và thực tiển có liên quan đến đề tài.
- Vận dụng các văn bản, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về lý luận giáo dục để
củng cố các lý luận đang nghiên cứu.
8.2 - Phng pháp phân tích tổng hp kinh nghim:
- Thực hiện các phỏng vấn bằng các phiếu tham khảo các đối tượng cụ thể như:

giáo viên, học sinh,sinh viên và công nhân các trường, công ty in có mối quan hệ.
-Trò chuyện, phỏng vấn, tham khảo ý kiến của người sử dụng lao động, các chuyên
gia, các doanh nghiệp in, để thu thập số liệu và nhận xét liên quan đến đề tài.
8.3 - Phng pháp tổng kt thực tin:
Tổng kết số liệu thực tiển để đúc kết, đưa ra kết luận và giải pháp đề xuất.
8.4 - Phng pháp chuyên gia:
Tham khảo ý kiến, trao đổi và thăm dò về tính khả thi, hợp lý và khoa học của các
giải pháp đề xuất liên quan đến đề tài.
9 - GII THIU CU TRÚC LUN VĔN: Đề tàiluận văn gồm các phần sau:
Phần Mở đầu
Phần Nội dung: Gồm các chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực
Chương 2 : Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành in tại Tp HCM.
Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành in tại Tp HCM.
Phần Kết luận.
Tài Liệu Tham Khảo
Phụ Lục


9

10- K HOCH THC HIN

Tháng

NI DUNG
NGHIÊN CU
3/2012 4/2012 5/2012 6/2012 7/2012 8/2012



9/2012
1-Hoànthành để cương
nghiên cứu.
x

2-Thu thập và nghiên
cứu tài liệu.
x x

3-Soạn thảo mẫu
khảo sát.
x x

4-Thực hiện khảo sát. x x
5- Đánh giá. x
6-Xử lý số liệu x
7- Viết luận văn. x
8-Chỉnhsửa hoànchỉnh
luận văn.


x
Bng 1-1: Kế hoạch thực hiện Luận văn












10

PHN NI DUNG
Chng 1

C S LÝ LUN V CHT LNG
ĐÀO TO NGUN NHÂN LC

Đào tạo nguồn nhân lực là một quá trình giáo dục, trong đó thể hiện rõ vai trò
tương tác giữa việc dạy của người thầy và việc học của người học. Đào tạo nguồn
nhân lực ngành in càng thể hiện rõ nét tính chất giáo dục nghề nghiệp, do vậy cơ sở lý
luận về đào tạo nguồn nhân lực cũng bao gồm các quan niệm, quy luật của cả quá trình
đào tạo trong giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Các vấn đề liên
quan đến lý luận đào tạo nguồn nhân lực sẽ được giới thiệu trong các mục dưới đây.
1.1- CÁC KHÁI NIM.
1.1.1- Đào to (Training)
- Đào tạo đề cập đến việc dạy các kiến thức, các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp
liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học có thể lĩnh hội và nắm vững những
kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho họ thích
nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận một công việc nhất định. Khái niệm về đào
tạo có nghĩa hẹp hơn khái niệm về giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau,
khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ giáo dục nhất định.
- Trong nền kinh tế thị trường, đào tạo cũng được xem như là một loại dịch vụ
cung cấp những kiến thức, kỹ năng rèn luyện, thái độ nghề nghiệp cho người lao động
chuẩn bị đi vào thế giới nghề nghiệp trong tương lai.
1.1.2- Ngun nhân lực (Human Resources)

- “ Thuật ngữ nguồn nhân lực (human resources) xuất hiện vào thập niên 80 của
thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người
trong kinh tế lao động.Nếu như trước đây phương thức quản trị nhân viên (personnel


11

management) coi nhân viên là lực lượng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức
lao động của họ với chi phí tối thiểu, thì phương thức quản trị nguồn nhân lực (human
resources management) với tính chất mềm dẽo hơn, linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt
hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng vốn có của họ, kể
cả khả năng tiềm tàng, thông qua tích lũy tự nhiên trong quá trình lao động phát triển.
Có thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ “ nguồn nhân lực” là một trong những biểu hiện
cụ thể cho sự thắng thế của phương thức quản lý mới đối với phương thức quản lý cũ
trong việc sử dụng nguồn lực con người. ”
(theo Tạ Ngọc Hải – Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước)
-Thuật ngữ nguồn nhân lực còn có các định nghĩa khác, tùy góc độ nghiên cứu:
 Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của các tổ chức, có khả năng và tiềm năng
tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia, khu vực, thế giới. Quan điểm này coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các
yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển chung
của các tổ chức.
 Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân
bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt được mục tiêu
của tổ chức.
 Theo Liên Hiệp Quốc, nguồn nhân lực là lực lượng lao động có trình độ lành nghề,
có kiến thức và năng lực thực, có thực tế cùng với năng lực tồn tại dưới dạng tiềm
năng của con người.
 “ Nguồn nhân lực gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người
trong độ tuổi lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia

đình, không có nhu cầu làm việc, những người thuộc tình trạng khác như nghỉ hưu
trước tuổi. ” (theo Tổng cục thống kê VN).
 Nguồn nhân lực là toàn bộ dân số đang ở trong độ tuổi lao động, tại Việt Nam ( hiện
nay, số lượng này chiếm khoảng 65% dân số, ước đạt 58 triệu người).


12

- Tuy có những định nghĩa khác nhau tùy theo góc độ nghiên cứu, nhưng khi đề
cập đến nguồn nhân lực, ba yếu tố: số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển luôn là
các yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá nguồn nhân lực.
1.1.3- Chất lng (Quality)
- Chất lượng nói chung, được định nghĩa khác nhau từ các góc nhìn khác nhau bởi
vì ý tưởng về chất lượng rất rộng.
- Triết học Duy vật biện chứng quan niệm chất lượng là tổng hợp những thuộc tính
của sự vật quy định nó là nó và để so sánh với những sự vật khác, hay nói cách khác,
chất lượng xác định sự vật đang là nó chứ không phải cái khác. Vì vậy, nếu sự vật
đang tồn tại hiện thực thì đương nhiên nó có chất lượng ở một đẳng cấp phù hợp.Khi
mất chất thì sự vật biến thành cái khác mang chất lượng khác.
- Theo khái niệm truyền thống về chất lượng, một sản phẩm có chất lượng là sản
phẩm được làm ra một cách hoàn thiện (có thể được làm bằng các vật liệu qúy hiếm và
đắt tiền – về mặt kinh tế).Khái niệm này quá khái quát và thay đổi theo thời gian cũng
như theo quan điểm mỗi người.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8402): Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một
thực thể (đối tượng), tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu
ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn.Đây cũng là định nghĩa của Bộ Tiêu chuẩn quản lý chất lượng
quốc tế ISO 9000.(Theo Phạm Quang Huân – Tìm hiểu về quả lý chất lượng – đã đăng
trên tạp chí Giáo dục tháng 7/2003 và tạp chí Thông tin quản lý giáo dục- Học viện
Quản Lý Giáo Dục tháng 9/2006).
- Chất lượng là tổng thể những tính chất, những thuộc tính cơ bản của sự vật (sự

việc)… làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác.(theo Từ điển
tiếng Việt phổ thông)
- Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản
chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia. (Từ điển tiếng Việt thông dụng-
NXB Giáo dục – 1998)

×