Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty thủy tạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.7 KB, 38 trang )

PHẦN I
GIỚI THIỆU TÓM LƯỢC VỀ CÔNG TY THỦY TẠ
VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
I. GIỚI THIỆU TÓM LƯỢC VỀ CÔNG TY THỦY TẠ
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Thủy Tạ là một doanh nghiệp Nhà nước trước đây trực thuộc Sở
Thương mại Hà Nội, có trụ sở đặt tại số 6 Lê Thái Tổ - quận Hoàn Kiếm - Hà
Nội, nay thuộc tổng công ty Thương mại Hà Nội. Tiền thân của công ty là nhà
hàng Thủy Tạ. Tọa lạc duy nhất bên bờ hồ Gươm cổ kính của Trung tâm thành
phố Hà Nội. Sau khi Thủ đô được giải phóng vài năm bộ nội thương quyết định
thành lập cửa hàng ăn uống quốc doanh Thủy Tạ ngày 01 tháng 5 năm 1958 trực
thuộc Tổng công ty thực phẩm tươi sống.
Năm 1959 cửa hàng thuộc sự quản lý của công ty ăn uống Hà Nội và năm
1867 thuộc Sở quản lý ăn uống phục vụ Hà Nội.
Năm 1989 cửa hàng thuộc sự quản lý của Liên hiệp ăn uống phục vụ Hà Nội.
Ngày 02/3/1993 cửa hàng được quyết định trở thành doanh nghiệp với tên
gọi là: Công ty Ăn uống - Dịch vụ Thủy Tạ theo quyết định số 869/QĐ-UB ngày
02/3/1993 và quy định số 178/QĐ-UB ngày 29/4/1993 của Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội. Công ty Ăn uống - Dịch vụ Thủy Tạ hoạt động dưới sự quản
lý Nhà nước của Sở Thương mại Hà Nội, Quyết định số 4785/QĐ-UB ngày
19/9/2000 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội doanh nghiệp đổi tên là:
Công ty Thủy Tạ thuộc Sở Thương mại Hà Nội nay thuộc Tổng Công ty
Thương mại Hà Nội
Kể từ khi được thành lập dưới sự quản lý của Nhà nước Thủy Tạ đã phát
triển không ngừng và trở thành một trong những công ty hàng đầu có uy tín
trong ngành thương mại và dịch vụ Thủ đô.
2. Chức năng nhiệm vụ.
- Công ty có chức năng chủ yếu là sản xuất - kinh doanh hàng ăn, uống,
bán buôn, bán lẻ hàng công nghệ phẩm, thủ công mỹ nghề và sản xuất chế biến
lương thực thực phẩm nước giải khát. Từ cơ chế quản lý bao cấp chuyển sang cơ
chế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa, 15 năm qua công ty Thủy Tạ


thực sự trở mình từ một nhà hàng kinh doanh ăn uống - phục vụ nhỏ bé với mấy
chục cán bộ công nhân viên thành một công ty lớn hoạt động rộng khắp miền
Bắc và miền Trung Việt Nam với 2 mòi nhọn chính là sản phẩm kem - nước giải
khát và dịch vụ ăn uống truyền thống tạo công ăn việc làm cho hàng trăm cán bộ
công nhân viên và hàng nghìn đại lý. Công ty lấy kinh doanh nội địa là chính,
phát triển hệ thống phân phối cho các cửa hàng và đại lý, đồng thời đổi mới
phương thức quản lý, phong cách phục vụ, thái độ phục vụ khách hàng. Thay
đổi, khai thác các mặt hàng, món ăn truyền thống đi đôi với việc đầu tư nâng cấp
cơ sở vật chất nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên chăm lo tới đời sống vật
chất tinh thần người lao động.
- Nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước là:
+ Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, đảm bảo đúng pháp luật.
+ Bảo toàn và phát triển vốn.
+ Thực hiện nép đầy đủ ngân sách Nhà nước.
+ Chăm lo đời sống người lao động, nghĩa vụ xã hội, bảo vệ môi trường
và an ninh trật tự xã hội.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy.
Là một công ty kinh doanh nội địa với số lao động, địa bàn hoạt động và
quy mô chưa thực lớn, kinh doanh với hai chức năng chính kinh doanh dịch vụ
ăn uống và sản xuất chế biến thực phẩm - NGK mô hình cấu trúc tổ chức hỗn
hợp kết hợp giữa cấu trúc trực tuyến và cấu trúc chức năng từ lâu đã thực áp
dụng tại công ty tá ra gọn nhẹ, chặt chẽ mà khoa học và hiệu quả phù hợp với
quy mô của công ty, phát huy yếu tố con người trong bộ máy tổ chức của công
ty.
* Tng s cỏn b cụng nhõn viờn nm 2004 ó l 300 ngi vi cu trỳc sau:
- Ban giỏm c ng u l:
+ Giỏm c cụng ty chu trỏch nhim trc Nh nc v phỏp lut v t
chc, iu hnh v qun lý mi hot ng ca cụng ty.
+ Hai phú giỏm c (mt phú giỏm c trc tip ph trỏch phũng k
hoch - nghip v. Mt phú giỏm c ph trỏch phũng th trng v

tiờu th sn phm kem, ỏ nc tinh khit) ca cụng ty.


S cu trỳc t chc b mỏy ca cụng ty Thy T
- Phũng t chc hnh chớnh: Cú nhim v t chc, qun lý, sp xp cỏn b
cụng nhõn viờn, tuyn dng nhõn s cho nhu cu kinh doanh ca n v. ng
Giám đốc
Phó giám đốc
thị trờng
Phó giám đốc kế
hoạch - NV
Phòng Kế toán -
Tài chính
Phòng Tổ chức
- Hành chính
Phòng Kế hoạch
- Nghiệp vụ
Phòng thị tr
ờng - TT
Nhà hàng
Cà Fê
Thủy Tạ
Nhà hàng
Cà Fê V
ờn
CH Mỹ
nghệ 3
Lê Thái
Tổ
CH

Mỹ nghệ
97
Hàng Gai
Cửa
hàng
ảnh
Konika
Cửa
hàng
kem
Thủy Tạ
Nhà
máy kem
Nhà máy
chế biến
TP - NGK
Nhà hàng
Đình
Làng
Nhà hàng
Hoa
Hồng
Cửa
hàng giầy
Đội
xe
Ban
bảo
vệ
C.hàng

Công
nghệ
phẩm
thời làm công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ chính
sách liên quan đến công ty và người lao động.
- Phòng Kế hoạch nghiệp vụ: Trực tiếp đồng chí Phó giám đốc quản lý
điều hành; xây dựng kế hoạch (hoạch định) các kế hoạch kinh doanh dài hạn và
ngắn hạn; giao kế hoạch cho các bộ phận tổ chức cung ứng nguyên liệu, hàng
hóa cho kinh doanh - sản xuất, ký kết các hợp đồng kinh tế quản lý giá cả, chỉ
đạo kỹ thuật và công thức cho mặt hàng sản xuất. Xây dựng các quy trình về vệ
sinh an toàn thực phẩm. Tổng kết báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
từng bộ phận từng tháng, từng năm so sánh với kế hoạch đề ra để tham mưu cho
giám đốc làm công tác đãi ngộ khuyến khích đối với các bộ phận hoàn thành và
hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đồng thời có biện pháp khắc phục đối với bộ
phận yếu kém.
- Phòng Kế toán - Tài chính: Do đồng chí kế toán trưởng làm trưởng
phòng có nhiệm vụ quản lý vốn, theo dõi lập báo cáo về kết quả hoạt động kinh
doanh của đơn vị, hạch toán các bộ phận kinh doanh trực thuộc. Tham mưu cho
giám đốc về vốn, cơ cấu nguồn vốn, sử dụng đồng vốn và các hoạt động tác
nghiệp với ngân hàng, với các đơn vị bạn theo đúng pháp lệnh kế toán tài chính
của Nhà nước ban hành.
- Phòng Thị trường - Tiêu thụ: Trực tiếp do đồng chí Phó giám đốc làm
trưởng phòng có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển thị phần, khuyến mại, quảng
cáo theo kế hoạch đề ra nhằm tiêu thụ sản phẩm của công ty, đồng thời tham
mưu cho giám đốc về tình hình thị trường, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
nhằm tạo điều kiện cho việc ra quyết định sản xuất sản phẩm mới hay cải tiến về
mẫu mã, chất lượng cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Đặc biệt các thông tin
có liên quan đến việc mở rộng quy mô sản xuất đầu tư xây dựng Dự án mới.
- Khối nhà hàng kinh doanh ăn uống gồm nhà hàng Đình Làng chuyên
phục vụ các món ăn 3 miền và ca nhạc dân téc; Nhà hàng Mamarosa ( Hoa

Hồng) chuyên phục vụ món ăn Âu (ITALY); Nhà hàng Cà Fê - GK Thủy Tạ và
Nhà hàng Cà Fê Vườn chuyên phục vụ kem, giải khát và các món ăn nhanh, Âu
Á các loại.
- Khối cửa hàng kinh doanh kem, nước, đá tinh khiết gồm có 3 cửa hàng
chuyên bán các loại kem ăn đá do nhà máy của công ty sản xuất.
- Khối cửa hàng kinh doanh hàng tơ lụa, thủ công mỹ nghệ gồm có 2 cửa
hàng tại trung tâm phố cổ Hà Nội.
- Mét cửa hàng chuyên doanh ngành ảnh.
- Mét cửa hàng chuyên doanh giầy dép.
- Nhà máy kem với dây chuyền công nghiệp hiện đại của ITALY với gần
50 chủng loại kem que, kem hộp, kem lít, kem ốc quế các loại phục vụ nhân dân
Thủ đô và các tỉnh miền Bắc, miền Trung thông qua hơn 1.000 đại lý.
- Nhà máy chế biến thực phẩm - NGK mới đi vào hoạt động từ năm 2003
giai đoạn 1: Sản xuất nước đá viên tinh khiết.
- Xưởng sản xuất bánh Âu, Á các loại phục vụ cho các cửa hàng của công
ty đồng thời sản xuất bánh trung thu, mứt tết cung cấp cho thị trường miền Bắc.
- Đội xe của công ty phục vụ vận tải hàng hóa cung ứng nguyên vật liệu,
phân phối hàng hóa, phục vụ vận chuyển cán bộ công nhân viên đi công tác và
làm việc ở nơi xa.
- Ban bảo vệ: Làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn cho tài sản, người của
công ty.
* Đánh giá chung:
Công ty Thuỷ Tạ phát triển từ một nhà hàng kinh doanh - dịch vụ ăn uống
qua hơn 15 năm đổi mới trong kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ
nghĩa đã trở thành một công ty đang phát triển mạnh có uy tín trong nành
Thương mại Dịch vụ Thủ đô. Vì vậy mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy vừa mang
tính trực tuyến - vừa mang tính chức năng đã phát huy tính tích cực nó. Bộ máy
quản lý gọn nhẹ, giám đốc có thể trực tiếp theo dõi kiểm soát từng bộ phận vừa
có thể theo dõi điều hành, kiểm soát thông qua các phòng ban chức năng, vì vậy
với ngành nghề kinh doanh đa dạng sang có sự quản lý, phối hợp nhịp nhàng

trong cảm hứng điều hành của Ban giám đốc công ty và các phòng chức năng,
sản phẩm của công ty luôn tiếp cận được với thị hiếu khách hàng và đang ngày
càng chiếm được thị phàn ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong cả nước.
4. Giới thiệu sơ bộ về ngành nghề kinh doanh.
Ngay từ khi được thành lập kinh doanh phục vụ ăn uống đã trở thành
ngành nghề kinh doanh chính của công ty với các hệ thống nhà hàng, cửa hàng
ngày càng được đầu tư và phát triển theo nhu cầu của thị trường. Cùng với
nhiệm vụ kinh doanh, đơn vị còn được giao nhiệm vụ phục vụ các kỳ, cuộc Đại
hội, Hội nghị lớn của Đảng và Nhà nước. Từ năm 90 trở về trước các mặt hàng
công nghệ phẩm kinh doanh chủ yếu được thu mua từ các tỉnh phía Nam và các
doanh nghiệp Nhà nước và các mặt hàng tự chế biến nh bánh, kẹo, nước giải
khát, kem… các món ăn Âu, Á. Năm 1997 Dự án nhà máy kem 300 lít với trang
thiết bị máy móc hiện đại của ITALYA đi vào hoạt động mở ra một hướng kinh
doanh mới cho công ty sản phẩm khu công nghiệp tới nay với gần 50 chủng loại
kem khác nhau, đã chiếm lĩnh thị trường Thủ đô, các tỉnh miền Bắc, miền Trung
với trên 1.000 đại lý với hình thức bán buôn, bán lẻ, đại lý…
Sản phẩm bánh Trung thu và mứt tết cũng là sản phẩm có uy tín lâu năm
của công ty đã từ lâu được người tiêu dùng lùa chọn với mục đích kinh doanh
phục vụ nhu cầu ăn uống của nhân dân Thủ đô.
* Nhận xét chung:
Công ty Thủy Tạ là doanh nghiệp Nhà nước tiền thân là một nhà hàng ăn
uống nhỏ đã liên tục hoàn thành nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước giao cho
tới nay đã trở thành một doanh nghiệp Nhà nước hạng 2 với hơn 300 cán bộ
công nhân viên cùng với hệ thống nhà hàng, cửa hàng, nhà máy và cấu trúc bộ
máy luôn luôn được đổi mới phù hợp với trình độ năng lực quản lý phù hợp với
xu thế đối mới hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.
II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Môi trường bên ngoài.
a. Môi trường vĩ mô.

Công ty Thủy Tạ là một doanh nghiệp Nhà nước chịu sự hoạt động theo
luật pháp và các tác động của môi trường kinh doanh nh: Môi trường tự nhiên,
kinh tế, chính trị, xã hội,… Nhất là quy luật của kinh tế thị trường có sự định
hướng xã hội chủ nghĩa với chức năng kinh doanh các mặt hàng ăn, uống. Các
cửa hàng, nhà hàng của công ty có vị trí địa lý vô cùng thuận tiện nằm giữa
trung tâm Thủ đô bên bờ hồ Hoàn Kiếm, đầu mối giao lưu về kinh tế, văn hóa,
chính trị, xã hội của cả nước. Các nhà máy sản xuất đều nằm ở vị trí thuận tiện
cho việc lưu thông phân phối hàng hóa cho các cửa hàng của công ty và các đại
lý trong cả nước. Vì vậy công ty thường phục vụ khách du lịch trong nước và
quốc tế xuất phát từ vị trí và đối tượng khách hàng, Ban lãnh đạo công ty thường
xuyên chú trọng tới việc nâng cấp cơ sở và đầu tư trang thiết bị phục vụ trong
các nhà hàng, cửa hàng của công ty đồng thời đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh
với chất lượng, mẫu mã thường xuyên thay đổi nhằm đáp ứng thị hiếu khách
hàng.
Với chính sách đổi mới phát triển kinh tế thị trường có sự định hướng của
Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta đang mở cửa, bắt tay làm ăn với các tổ chức,
các nước trên thế giới, khuyến khích đầu tư nước ngoài tạo môi trường kinh
doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Thu hót được rất nhiều nhà đầu tư
tới làm ăn tại Việt Nam tạo nên một môi trường chính trị xã hội ổn định. Môi
trường chính trị - xã hội ổn định đã tạo điều kiện vững chắc cho sự phát triển
kinh tế. Các doanh nghiệp yên tâm làm ăn. Công ty mới có được chiến lược phát
triển lâu dài 5 năm, 10 năm xây dựng các định hướng, phát triển công ty trong
từng giai đoạn phù hợp với khả năng nguồn lực của mình.
Sự tăng trưởng kinh tế trên 7% năm từ hơn 10 năm đổi mới đã thực sự có
tác động tới sự phát triển của các doanh nghiệp: Khả năng thanh toán, tiêu dùng
của khách hàng ngày càng tăng, thúc đẩy nhanh chóng việc tiêu thụ hàng hóa
nhất là các nhu cầu về dịch vô - ăn uống ngày càng được nâng cao cả về chất và
lượng.
Về mặt pháp luật từ khi đổi mới cho tới nay quá trình đổi mới của Đảng,
Nhà nước đã được đề ra tạo môi trường pháp lý ổn định cho các doanh nghiệp,

cho các thành phần kinh tế, cho sự đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam thực sự
đã làm thay đổi nền kinh tế đất nước. Công ty Thủy Tạ cũng thực sự mạnh dạn
đầu tư vay vốn mở rộng quy mô sản xuất sang những bất cập trong xây dựng
luật nhất là các thủ tục hành chính vẫn ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ phát
triển kinh tế nói chung và doanh nghiệp Thủy Tạ nói riêng trong thực hiện các
dự án phát triển của mình về vấn đề vốn, đất đai, môi trường…
b. Môi trường vi mô.
* Yếu tố khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh… bên ngoài cũng
ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của Công ty.
* Yếu tố khách hàng đây là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của
công ty khách hàng không những ở trong nước mà còn có cả khách hàng nước
ngoài, khách hàng ở thành phố và khách hàng khu vực nông thôn… Khi khách
hàng công ty tăng thì kéo theo sức tiêu thụ sản phẩm tăng nên công ty luôn có sự
quan tâm tới các chương trình giới thiệu, quảng cáo khuyến mại đồng thời luôn
thay đổi sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng nhằm khích lệ khách hàng
gắn bó với công ty nhân các dịp hội chợ, lễ tết… Điều này đồng nghĩa với thị
phần công ty luôn được bảo tồn phát triển cùng với sức tiêu thụ sản phẩm. Tuy
nhiên sức tiêu thụ giảm sẽ kéo theo thị trường công ty bị suy thoái, vì vậy công
ty luôn phải có định hướng mở rộng thị trường tiêu thụ, xâm nhập thị trường
mới.
* Nếu có hàng hóa, sản phẩm chất lượng cao phù hợp với thị hiếu khách
hàng và nhất là đảm bảo đúng chất lượng, đúng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực
phẩm và đảm bảo ổn định sản xuất với chi phí thấp nhất, tiện lợi nhất thì việc
lùa chọn nhà cung ứng cho công ty là một việc hết sức quan trọng quyết định tới
chất lượng, giá cả sản phẩm sau này, vì vậy công ty chỉ lùa chọn những nhà
cung cấp có uy tín có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc
biệt với mặt hàng là hương liệu, sữa, nguyên liệu dùng cho sản xuất kem đều
được nhập từ công ty có uy tín ở nước ngoài. Các loại rượu, bia, bánh hạn sử
dụng đảm bảo. Đồ thực phầm tươi sống luôn được cung ứng trong ngày. Dùng
tới đâu nhập tới đó tránh tồn đọng ảnh hưởng tới chất lượng món ăn của khách.

Vì vậy sản phẩm đã đáp ứng được chất lượng và yêu cầu cao của khách hàng.
* Yếu tố đối thủ cạnh tranh: Là một công ty kinh doanh ăn uống và sản
xuất chế biến thực phẩm - nước giải khát trong thời mở cửa của nền kinh tế thị
trường. Các cửa hàng ăn uồng của công ty đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt
của các đối thủ cạnh tranh về nhiều mặt. Trang thiết bị, chất lượng, giá cả và
phong cách phục vụ đứng trước yếu tố này công ty từ lâu đã lùa chọn hướng đi
lấy truyền thống dân téc làm bản sắc riêng của mình như món ăn ba miền Bắc,
Trung, Nam cùng với dân ca 3 miền. Đồng thời liên tục đào tạo huấn luyện
chuyên môn nghiệp vụ cho nghiệp vụ bếp, bàn. Tất cả nhân viên phục vụ đều
giỏi ngoại ngữ. Với đối thủ cạnh tranh trong sản xuất. Đối thủ cạnh tranh chủ
yếu của công ty trong lĩnh vực kem đó là đối thủ kem Wall của Tập đoàn
(UNILEVER) của Anh và kem Vinamilk. Đây là hai đối thủ có kinh nghiệm và
sức mạnh tài chính hùng hậu.
Công ty đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí giá
thành tối ưu hóa khâu phân phối tiếp thị thị trường. Khuyến khích mở các đại lý
tiêu thụ cùng một loạt các nghiệp vụ quảng cáo thu hót khách hàng tiêu thụ sản
phẩm của công ty. Đồng thời tiến hành xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây
dựng tiêu chuẩn ISO 9000 - 9001. Do bất hợp lý hóa trong chi phí sản xuất, chi
phí quảng cáo tiêu thụ và liên tục thay đổi mẫu mã đánh vào thị hiếu khách hàng
mà công ty đã đứng vững với sản phẩm kem đã hết sức nổi tiếng ở Việt Nam.
Việc cạnh tranh với đối thủ tuy làm giảm lợi nhuận, doanh thu của công ty
nhưng nó cũng tạo cho công ty sự thích nghi và năng động hơn cho việc chiếm
lĩnh thị trường, xây dựng sản phẩm mới có đủ bản lĩnh cạnh tranh cả với doanh
nghiệp nước ngoài trong giai đoạn tới.
2. Môi trường bên trong.
Khi tiến hành kinh doanh vấn đề vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu,
nguồn vốn có hạn mà nhu cầu sử dụng thì luôn cao. Từ khi thành lập cho tới nay
công ty liên tục làm ăn có lãi. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước song để
phục vụ cho việc phát triển toàn diện mở rộng quy mô, mở rộng hướng sản xuất
công ty vẫn luôn cần thu hót một lượng lớn vốn nhất định hàng năm và cho các

dự án trước mắt và sau này. Lượng tài chính này một phần do Nhà nước cấp,
một phần được trích từ lợi nhuận từ kết quả kinh doanh của công ty những năm
vừa qua. Từ năm 1996 mới có sự quyết đoán, năng động của tập thể Ban lãnh
đạo, sự đồng lòng nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên nên lần lượt đã có
dự án nhà máy kem 300 lít ra đời với số vốn 17 tỷ đồng và dự án mở rộng nhà
máy Kem. Xây dựng Dự án nhà máy với số vốn gần 30 tỷ đồng. Giai đoạn I:
Trong đó huy động một phần của cán bộ công nhân viên còn phần lớn là vay
vốn của ngân hàng Nhà nước. Cho tới năm 2003 số tài sản đầu tư (vốn cố định)
đã lên tới 40 tỷ đồng. Trong đó vốn vay ngân hàng còn 25 tỷ đồng, vốn kinh
doanh 15 tỷ đồng đảm bảo thường xuyên cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhìn chung công ty hiện đang có một nền tảng vốn tài chính, nhà xưởng thuận
lợi với việc vừa kinh doanh dịch vụ ăn uống vừa sản xuất chế biến. Đó là do có
sự ưu đãi về nhiều mặt của chính sách mở cửa của Nhà nước đã ảnh hưởng tích
cực tới hoạt động kinh doanh của công ty.
Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa vì vậy
trang thiết bị và công nghệ là yếu tố thu hót sự đầu tư về vốn nhiều nhất là vai
trò quan trọng của nó trong quá trình phục vụ kinh doanh hay sản xuất kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ác liệt thì cơ sở để tồn tại trong đó
có yếu tố trang thiết bị và công nghệ. Sau năm 1990 công ty đã chú trọng tới
việc nâng cao trang thiết bị cho các nhà hàng cửa hàng nhỏ làm bếp công
nghiệp, tủ trữ đông cho nhà hàng Đình Làng, Hoa Hồng, Cà Fê giải khát, mua
sắm máy chế biến pha cà fê hiện đại… Đặc biệt gần đây năm 1997 xây dựng
nhà máy kem với dây chuyền hiện đại của Ý cho ra đời gần 50 sản phẩm kem và
1.000 tủ trữ Kem cho các cửa hàng và đại lý của công ty. Năm 2003 xây dựng
nhà máy chế biến thực phẩm - nước giải khát tại Hưng Yên với dây chuyền
nước đá viên tinh khiết của Mỹ. Chính nhờ sự đầu tư trang thiết bị và công nghệ
trên, sản phẩm của công ty đã và đang chiếm được lòng tin của khách hàng, có
khả năng cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước
ngoài.
Là doanh nghiệp Nhà nước trưởng thành và phát triển tới ngày nay. Do

nhiều yếu tố hợp thành. Nhưng xem suốt quá trình phát triển đó chính là tinh
thần đoàn kết của tập thể cán bé - công nhân viên trong đó có sự lãnh đạo của
cấp ủy Đảng, sự hoạt động nhiệt tình của ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh
niên… đều đạt trên một mục đích chung đó là phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ
chính trị (nghĩa vụ nép ngân sách) của công ty đối với Nhà nước. Ban lãnh đạo
công ty đã xây dựng hệ thống các quy chế, nội quy làm việc cụ thể, chính sách
thưởng phạt rõ ràng tạo tiền đề cho các phong trào thi đua kinh doanh sản xuất.
Ban giám đốc công ty luôn quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ
công nhân viên, luôn thăm hỏi, hỗ trợ tài chính khi người lao động gặp khó khăn
trong gia đình hay bệnh tật. Vì vậy cán bộ công nhân viên làm việc với tinh thần
"Công ty là Nhà" khi cần sẵn sàng làm thêm giê hoặc hỗ trợ bộ phận khác làm
việc.
Đối với cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, mất sức mà không vi phạm kỷ
luật đều được công ty cấp cho một sổ tiết kiệm trị giá hàng triệu đồng.
So với các yếu tố trên yếu tố nguồn lực con người là quan trọng nhất,
quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nếu đội ngò cán bộ
quản lý chuyên môn, nhân viên lành nghề ổn định thì đây là nguồn vốn lớn nhất
và quan trọng nhất mà doanh nghiệp nào cũng cần có. Để công ty có được một
bộ máy hoạt động hoàn hảo thì người quản lý (nhà quản trị) phải biết đánh giá
sắp xếp người lao động đúng người đúng việc. Công ty con thường xuyên gửi
cán bộ đi đào tạo về quản lý về chuyên môn nghiệp vụ để có kiến thức theo kịp
xu thế thời đại, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đồng thời khi cần thiết tuyển dụng
nhân lực bên ngoài đáp ứng cho sự phát triển của công ty. Áp dụng những thành
tựu mới trong quản lý. Tạo bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ nhưng hiệu quả cao. Trách
nhiệm cụ thể được giao cho các quản lý bộ phận. Cán bộ quản lý tự chủ trong
công tác điều hành của bộ phận và quyết định lương thưởng đối với nhân viên
dưới quyền. Đào tạo tại chỗ và đào tạo ngắn hạn cho nhân viên về nghiệp vụ và
ngoại ngữ. Hiện nay nguồn nhân lực của công ty đã có tới 40% có trình độ Đại
học, 30% có trình độ Trung học chuyên nghiệp và 50% có trình độ Ngoại ngữ,
giao tiếp Anh, Pháp.

Tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích chung chính là bản sắc
văn hóa của doanh nghiệp Thủy Tạ.
3. Đánh giá chung về môi trường kinh doanh.
Nhìn chung những năm qua môi trường kinh doanh đã tạo thuận lợi căn
bản cho việc phát triển kinh doanh của công ty với lợi thế địa lý vô cùng thuận
lợi và chính sách đầu tư thông thoáng của Nhà nước và điều kiện ổn định chính
trị, an ninh xã hội những năm qua với chính sách mở cửa "Việt Nam làm ban
với tất cả các nước trên thế giới". Kinh tế đất nước liên tục đạt loại cao trong
khu vực TB: 7% năm cũng tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định của doanh
nghiệp, nhưng đi cùng với những thuận lợi căn bản đó doanh nghiệp cũng gặp
không Ýt những trở ngại trong việc đầu tư, đổi mới bởi chính sách đề ra chưa
nhất quán, thủ tục hành chính còn rườm rà nhòng nhiễu. Đối thủ cạnh tranh ngày
càng nhiều, thủ đoạn cạnh tranh khốc liệt. Nhưng với định hướng phát triển của
mình công ty đã thu hót được nguồn vốn để kinh doanh phát triển đầu tư trang
thiết bị công nghệ hiện đại cùng với sự năng động, hiểu biết của đội ngò quản lý
và nhân viên lành nghề Công ty Thủy Tạ sẽ phát huy được thế mạnh của mình
khi chuyển sang giai đoạn mới.
Phần II
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
I. CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
1. Các mặt hàng kinh doanh và đặc điểm của nó.
- Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp trong suốt thời kỳ bao
cấp là hàng ăn, uống tự chế và hàng công nghệ phẩm như bánh, kẹo, thuốc lá
rượu bia, đường sữa. Nguồn hàng do trên phân phối thro chỉ tiêu và bán theo
lệnh do đó các mặt hàng đều hết sức nghèo nàn nhưng vẫn không đủ sức đáp
ứng được nhu cầu "Mua như cướp" và "Bán như cho" của thời kỳ này. Quyền tự
chủ của nhà hàng gồm như không có. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường tuy
gặp nhiều khó khăn do phải tự hạch toán lỗ, lãi với cơ sở vật chất nghèo nàn lạc
hậu. Đội ngò cán bộ công nhân viên trình độ thấp. Công ty đã mạnh dạn đổi mới
quản lý, đổi mới sản xuất bám vào thế mạnh kinh nghiệm của mình trong kinh

doanh ăn uống và chế biến phục vụ nhu cầu ăn, uống của nhân dân Thủ đô: Hệ
thống các nhà hàng, cửa hàng của công ty được đầu tư nâng cấp hình thức quản
lý mới được áp dụng. Nguồn hàng cung ứng được chủ động, ngành hàng được
đa dạng phong phú. Nhưng để khắc phục tình trạng manh mún, bất thường của
thị trường của lối làm ăn nhỏ Công ty mạnh dạn chuyển thêm một hướng mới
đầu tư chiều sâu từ gia công chế biến thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc
công nghiệp hiện đại với sản phẩm mòi nhọn kem. Sản phẩm kem ra đời ngay
lập tức chiếm lĩnh được thị trường Hà Nội, cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm
kem Wall của nước ngoài chiếm lĩnh thị trường kem nội địa ở các tỉnh miền
Bắc, miền Trung. Cùng với mặt hàng kem, sản phẩm bánh Trung Thu và mứt tết
cũng ngày càng được tiêu thụ rộng khắp trong cả nước với kinh nghiệm lâu năm
của mình.
- Với đặc điểm của mặt hàng và thị trường kinh doanh khách hàng của
Công ty đối với các cửa hàng ăn, uống nào ở trung tâm phố cổ Thủ đô, nơi thu
hót khách du lịch trong nước và quốc tế. Doanh thu của các cửa hàng, phần lớn
được khai thác ở đối tượng người tiêu dùng là khách du lịch quốc tế và du lịch
trong nước với khả năng thanh toán cao nhưng đòi hỏi chất lượng hàng hóa, chất
lượng phục vụ tuyệt hảo và luôn thay đổi. Còn đối với mặt hàng kem, bánh, mứt
tết công ty đáp ứng tất cả mọi loại đối tượng khách hàng, khách hàng khu vực
thành phố, nông thôn, khách hàng có thu nhập cao, khách hàng có thu nhập
thấp…Nhưng vẫn hướng sản phẩm của mình vào chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm cao.
2. Nguồn cung ứng của doanh nghiệp.
a) Để đảm bảo mục tiêu chất lượng và an toàn và hiệu quả kinh doanh.
Nhà cung ứng của doanh nghiệp đều là những nhà sản xuất có tiếng nh
Vinamilk, Bravo Ý, Nestlé… Trong nước và quốc tế được thể hiện trong 3 năm
nh sau:
Bảng 1: Tình hình mua vào
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm

2002 2003 2004
2003/2002 2004/2003
STĐ STĐ
STĐ
%
STĐ
%
Tổng giá trị hàng mua 15.26
2
17.04
9
19.14
5
1.787 11,70
8
2.096 12,29
3
- Nguyên liệu kem 6.315 7.620 9.602 1.305 20,66
5
1.982 26,01
0
- Nguyên liệu chế biến hàng
ăn, uống
¨n, uèng
7.134 7.601 7.622 467 6,546 21 0,276
- Các hàng khác 1.810 1.823 1.921 13 0,718 98 5,375
Theo số liệu của bảng trên cho ta thấy tình hình mua hàng của năm sau
cao hơn năm trước:
- Tổng trị giá vốn hàng hóa mua vào năm 2003 tăng hơn năm 2002 là
1.787 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 11,708%.

Năm 2004 so với 2003 tăng 2.096 triệu đồng với tỷ lệ tăng 12,293%.
- Trong đó các mặt hàng chủ yếu mua vào tăng:
+ Nguyên liệu sản xuất kem năm 2003 so với 2002 tăng 1.305 triệu đồng
với tỷ lệ tăng 20,665%.
Năm 2004 so với năm 2003 tăng 1.882 triệu đồng với tỷ lệ tăng 24,698%
+ Nguyên liệu dùng để chế biến hàng ăn, uống dùng trong các nhà hàng
Năm 2003 so với 2002 tăng 467 triệu với tỷ lệ tăng là 6,546%
Năm 2004 so với 2003 tăng 121 triệu với tỷ lệ tăng là 1,592%
+ Các mặt hàng khác:
Năm 2003 so với 2002 tăng 13 triệu với tỷ lệ tăng 0,718%
Năm 2004 so với 2003 tăng 98 triệu với tỷ lệ tăng là 5,375%
Nh vậy tình hình mua vào của Công ty trong 3 năm cho ta thấy lượng tiêu
thụ hàng hóa tăng vì vậy việc mua vào đáp ứng được tình hình sản xuất và tiêu
thụ hàng hóa của công ty. Đây là tín hiệu rất đáng mừng thể hiện mức tăng
trưởng thông qua một chỉ tiêu mua hàng. Hai là nguyên liệu dùng cho sản xuất
kem chiếm tỷ lệ ngày càng cao năm 2002 chỉ chiếm:
triệu đồng = 41,377% tổng trị giá hàng mua
đến năm 2004 đã chiếm: triệu đồng = 50,154% tổng trị giá hàng mua.
Số liệu phân tích trên cho ta thấy tỷ trọng hàng mua vào dành cho sản
xuất kem đã chiếm trên 50% tổng trị giá hàng mua nh vậy hướng sản xuất công
nghiệp đã chiếm vị trí chính trong kinh doanh - sản xuất của Công ty. Nhưng
đồng thời cũng cho ta thấy sự bão hòa trong kinh doanh hàng ăn, uống tại các
nhà hàng do tác động của tình hình chính trị dịch Shas thế giới dẫn tới Du lịch
giảm và chịu tác động cạnh tranh của thị trường (rất nhiều nhà hàng tương tự đã
được mở ra ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm). Nếu công ty chú trọng hơn nữa tới với
nhiều biện pháp sẽ thúc đẩy lĩnh vực này hoạt động với tốc độ tăng cao thì sẽ
càng nâng cao được doanh thu của mình.
b) Tình hình dự trữ hàng hóa: Được thể hiện qua số liệu bảng sau.
Bảng 2: Tình hình dự trữ hàng hóa 3 năm (2002 - 2004)
qua tốc độ chu chuyển hàng tồn kho

ĐVT: Triệu đồng
Năm 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003
STĐ STĐ
STĐ
%
STĐ%
- Doanh thu bán hàng (giá vốn)
(gi¸ vèn)
22.10
5
24.150 28.000 2.045 9,251 3.850 15,942
- Tồn kho đầu kỳ 2.950 3.143 3.900 193 6,542 757 24,085
- Tồn kho cuối kỳ 3.141 3.900 4.560 759 24,164 660 16,923
- Tồn kho bình quân 3.045 3.521 4.230 476 15,632 709 16,761
- Mức bán BQ 1 ngày 61,40
2
67,083 77,777 5,681 9,252 10,694 15,941
- Hệ số vòng quay hàng TK 7,259 6,859 6,619 - 0,4 - 5,510 - 0,24 - 3,499
- Sè ngày chu chuyền hàng TK 49,59
1
52,487 54,385 2,896 5,839 1,898 3,615
Từ số liệu trên ta thấy:
- Mức dự trữ hàng tồn kho bình quân có tăng.
+ Năm 2003 so với 2002 là 476 triệu đồng tỷ lệ tăng là 15,632% nhưng
doanh thu bán hàng theo giá vốn tăng 2.045 triệu đồng, tỷ lệ 9,251% nhỏ hơn tỷ
lệ tăng bình quân mức tồn kho 16,761.
+ Năm 2004 so với 2003 là 709 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 16,761%
nhưng doanh thu bán hàng theo giá vốn tăng 3.850 triệu đồng, tỷ lệ tăng
15,942% vẫn nhỏ hơn tỷ lệ tăng tồn kho bình quân.
⇒ Từ đây ta có thể nói rằng: Tình hình hàng hóa mua vào các năm, năm

sau cao hơn năm trước là rất đáp ứng được nhu cầu bán hàng và sản xuất.
Nhưng tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng lại vẫn nhỏ hơn tỷ lệ hàng tồn kho
bình quân, điều này là chưa tốt theo đánh giá chung nhưng xét theo góc độ
chủng loại hàng tồn kho thì ta thấy ngay được nguyên nhân là ở chỗ tỷ trọng
hàng hóa mua vào dành cho sản xuất kem chiếm tỷ lệ ngày càng cao năm 2002
là 41,377%, năm 2004 đã chiếm 50,154% cho nên Công ty phải xem xét lại (cân
đối lại) viện dự trữ hàng hóa dành cho sản xuất kem. Điều này dẫn tới hệ số
vòng quay hàng tồn kho giảm:
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho 2003/2002 giảm 0,4 vòng làm số ngày
chu chuyển hàng tồn kho tăng lên 2,896 ngày, làm tăng một khoản vốn tồn kho
là: 2,896 - 67,083 (triệu) = 194,272 triệu đồng.
Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn hàng tồn kho của doanh
nghiệp chưa hợp lý năm 2003.
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho 2004/2003 giảm 0,24 vòng làm số ngày
chu chuyển hàng tồn kho tăng lên 1,898 ngày làm tăng 1 khoản vốn tồn kho là:
1,898 x 77,777 = 147,620 triệu đồng.
* Nh vậy hiệu quả sử dụng vốn hàng tồn kho đã tốt lên nhưng nếu làm tốt
hơn nữa việc dự trữ hàng hóa để tăng nhanh tốc độ chu chuyển sẽ tiết kiệm được
khoản vốn tồn kho hàng năm.
3. Quá trình sản xuất - chế biến, ưu thế cạnh tranh của sản phẩm.
* Sản phẩm chủ yếu sản xuất 3 năm qua là kem thực phẩm với gần 50
chủng loại kem nhưng quy thành 3 loại sản phẩm chính đó là: Kem que, kem
hộp, kem ốc quế.
Bảng 3: Bảng giá trị sản lượng sản xuất kem
ĐVT: Lít
Năm
2002 2003 2004
2003/2002 2004/2003
STĐ STĐ
STĐ

%
STĐ
%
Tổng sản lượng 245.06
0
304.800 384.08
0
59.80
0
24,40
8
79.28
0
26,01
0
- Kem que 127.03
0
150.325 176.53
0
23.29
5
18,33
8
26.20
5
17,43
2
- Kem hộp 83.000 115.735 151.26 32.73 39,43 35.52 30,69
3 5 9 8 7
- Kem ốc quế 35.030 38.740 56.287 3.710 10,59

0
17.54
7
45,29
4
Kem là mặt hàng thực phẩm được chế biến từ đường, sữa, bột hương liệu
và các loại hoa quả trái cây của vùng nhiệt đới, nguyên liệu một phần phải nhập
từ nước ngoài, một phần được đặt mua trong nước. Quá trình từ nguyên liệu đến
thành phẩm đều được gia công chế biến trên máy móc thiết bị hiện đại của Italy.
Sau đó sản phẩm được lưu trữ trong kho lạnh dưới - 18
o
C, rồi mới được đưa ra
thị trường trữ trong tủ kem đặc chủng của các nhà hàng, cửa hàng, đại lý rồi mới
tới tay người tiêu dùng. Qua bảng phân tích giá trị sản lượng ở bảng 3 cho ta
thấy:
- Tổng sản lượng (tính theo lít)
+ Năm 2003 so với năm 2002 tăng 59.800 lít với tỷ lệ tăng là 24,408%
+ Năm 2004 so với năm 2002 tăng 79.280 lít với tỷ lệ tăng là 26,01%
- Tốc độ tăng của sản lượng kem que:
+ Năm 2003 so với 2002 tăng 23.295 lít với tỷ lệ tăng là 18,338%
+ Năm 2004 so với 2003 tăng 26.205 lít với tỷ lệ tăng là 17,432%.
- Tốc độ tăng của sản lượng kem hộp:
+ Năm 2003/2002 tăng 32.735 lít với tỷ lệ tăng là 39,439%
+ Năm 2004/2003 tăng 35.528 lít với tỷ lệ tăng là 30,697%
- Tốc độ tăng của sản lượng kem ốc quế.
+ Năm 2003 so với 2002 tăng 3.710 lít với tỷ lệ tăng là 10,59%
+ Năm 2004 so với 2003 tăng 17.547 lít với tỷ lệ tăng là 45,294%
* Như vậy sản lượng các năm về kem đều tăng tất là do công ty đã có
những cố gắng nỗ lực đẩy mạnh bán ra bằng nhiều hình thức phát triển thêm
nhiều điểm bán từ 600 đại lý năm 2002 lên đến 1000 điểm năm 2004. Sản lượng

các loại kem cũng tăng đều chỉ có loại kem ốc quế năm 2004 so với 2003 là tăng
lớn nhất với tỷ lệ tăng 45,294%, việc tăng đột biến này là do công ty- phòng thị
trường tiến hành nhiều đợt quảng cáo khuyến mại lớn và kéo dài cho sản phẩm
kem ốc quế với mục đích làm tăng sản lượng của loại kem này. Với tốc độ gia
tăng của sản lượng trên việc sản xuất đã đáp ứng đầy đủ cho tiêu thụ ngay cả
trong những thời điểm nóng nực nhất - nhà máy làm việc liên tục 2 ca.
* Ưu thế cạnh tranh của sản phẩm kem trên thị trường:
- Về uy tín của công ty Thủy Tạ đã có kinh nghiệm hơn 45 năm sản xuất
kem.
- Quá trình đầu tư trang thiết bị phù hợp với xu thế với dây chuyền và
công nghệ hiện đại, nhà máy đã cho ra đời gần 50 loại sản phẩm kem khác nhau.
- Chiến lược xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đã được xây dựng công
phu, bài bản công ty đã nâng cao chất lượng và cho ra đời nhiều loại kem đáp
ứng được nhu cầu khách hàng trong lóc kem Wal
- Càng bán nhiều càng lỗ do sản xuất ở tận miền Nam. Vì vậy họ đã phải
thu hẹp dần thị trường và đang phải bán thương hiệu cho công ty Kinh Đô. Với
kem Vinamilk chỉ có sản phẩm thấp cấp, giá rẻ không đáp ứng được nhu cầu của
nhiều đối tượng khách hàng vì vậy kem Thủy Tạ đã chiếm đa số thị phần Hà
Nội, các tỉnh phía Bắc và miền Trung (Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng…). Và
tới đây năm 2004 công ty sẽ xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000 - 9001 thì sức cạnh
tranh của sản phẩm kem sẽ càng mạnh hơn.
4. Tình hình bán ra của doanh nghiệp.
a) Theo tổng giá trị các mặt hàng chủ yếu:
Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển
vốn ở doanh nghiệp. Sản phẩm hàng hóa chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh
nghiệp nhận được tiền bán hàng. Khối lượng hàng bán được biểu hiện dưới hình
thức hiện vật và giá trị. Với phương châm kinh doanh: "Khách hàng luôn luôn
đúng" Ban lãnh đạo Công ty Thủy Tạ luôn tìm cách làm hài lòng khách hàng ở
cả hai lĩnh vực kinh doanh.
Bảng 4: Tình hình bán ra của Công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
2001 2002 2003
2002/2001 2003/2002
STĐ STĐ
STĐ
%
STĐ
%
Kem 9.213 10.75
0
13.99
3
1.537 16,68 3.243 30,16
Hàng ăn uống 10.26
5
1067
0
10.93
1
405 3,94 261 2.94
Các hàng khác 2.627 2.730 3.076 103 3,92 346 12,67
Tổng giá trị 22.10
5
24.15
0
28.00
0
2.045 9,251 3.850 15,94
2

Dịch vụ ăn uống và sản xuất chế biến kem - nước giải khát bằng chất
lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm với chi phí hiệu quả nhất. Điều này đã
quyết định sự tồn tại và vị thế của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định
vững chắc trên thương trường bằng việc lấy sản xuất công nghiệp làm nền tảng,
nòng cốt để phát triển vững chắc doanh nghiệp, dịch vụ ăn uống là mòi nhọn
xâm nhập thị trường. Bảng số liệu trên bảng 4 cho ta biết về tình hình bán ra của
công ty ba năm qua.
Qua số liệu trên ta thấy:
- Tổng doanh thu:
+ Năm 2003 so với 2002 tăng 2.045 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 9,251%.
Trong đó:
- Kem tăng lớn nhất 1.537 triệu đồng tăng tới 16,68% 1.537 triÖu
®ång t¨ng tíi 16,68%
- Hàng ăn uống tăng405 triệu đồng tỷ lệ tăng 3,94% 405 triÖu ®ång
tû lÖ t¨ng 3,94%
- Hàng khác tăng103 triệu đồng tỷ lệ tăng 3,92% 103 triÖu ®ång
tû lÖ t¨ng 3,92%
* Như vậy nguyên nhân làm tăng doanh thu là do doanh thu bán sản phẩm
kem tăng 16,68% dẫn tới tỷ lệ tăng năm 2003 so với 2002 là 9,251%.
+ Năm 2004 so với năm 2002 tăng 3.850 triệu đồng với tỷ lệ tăng là
15,942%.
Trong đó:
- Mặt hàng kem tăng 3.243 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 30,16%
- Hàng ăn uống tăng 261 triệu đồng với tỷ lệ tăng 2,44%
- Hàng khác tăng 346 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 12,67%
* Nguyên nhân làm tăng doanh thu đột biến là do sản phẩm kem doanh
thu kem tăng tới 30,16% tức 3.243 triệu đồng và hàng khác tăng 12,67% tức 346
triệu đồng.
- Với mặt hàng kem năm 2004 là năm sản phẩm đã chiếm lĩnh được thị
trường với 1000 đại lý. Đối thủ cạnh tranh là kem Wall bị thua lỗ đang nhượng

lại thương hiệu cho doanh nghiệp khác, mặt khác công ty đã nỗ lực ra thêm
nhiều chủng loại khác nhau với gần 50 loại và chất lượng được nâng cao đáp
ứng được nhu cầu người tiêu dùng.
- Với mặt hàng khác trong đó có bánh Trung Thu năm 2004 còng được
huy động tối đa nhân lực, vật lực trong sản xuất và chiếm lĩnh thị trường, mở ra
nhiều đại lý tại các tỉnh, với chủng loại mẫu mã đa dạng phong phú hơn, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên doanh thu tăng lên đáng kể so
với năm 2002.
- Mặt hàng ăn uống tại các cửa hàng, nhà hàng của công ty tăng rất thấp
chỉ có 2,44% tức 261 triệu đồng nguyên nhân tăng thấp là do cuối năm 2002 đầu
năm 2003 có đại dịch Shats (cóm) xẩy ra ở Đông Nam Á và Việt Nam dẫn tới
du lịch bị đình đốn, các tour Du lịch đặt ăn tại nhà hàng giảm xuống đáng kể;
nguyên nhân thứ hai là do nhiều nhà hàng, cửa hàng mới mở ra cạnh tranh gay
gắt với các nhà hàng, cửa hàng của Công ty.
b) Tình hình bán hàng theo hình thức bán: Từ khi công ty mở ra hướng
sản xuất kem thì hình thức bán buôn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong doanh
thu. Bán buôn chủ yếu cho các đại lý, các công ty khác còn hình thức bản lẻ chủ
yếu ở tại các nhà hàng, cửa hàng, hội chợ của Công ty. Theo bảng phân tích tình
hình bán ra theo hình thức bán cho ta thấy:
Bảng 5: Tình hình bán ra theo hình thức bán buôn, bán lẻ
Năm
2002 2003 2004
2003/2002 2004/2003
STĐ STĐ
STĐ
%
STĐ
%
Bán buôn 9.725 12.00
0

14.28
5
2.275 23,33
9
2.285 19,04
1
Bán lẻ 12.38
0
12.15
0
13.71
5
- 230 -
1,857
1.565 12,88
0
Tổng doanh thu 22.10
5
24.15
0
28.00
0
2.045 9,251 3.850 15,94
2
- Năm 2003/2002:
+ Bán buôn doanh số tăng 2.275 triệu đồng với tỷ lệ tăng 23,339%
+ Bán lẻ doanh số giảm 230 triệu đồng với tỷ lệ giảm 1,857%
- Năm 2004/2003:
+ Bán buôn doanh số tăng 2,285 triệu đồng với tỷ lệ tăng 19,041%
+ Bản lẻ doanh số tăng 1.565 triệu đồng với tỷ lệ tăng 12,88%

* Nh vậy tình hình bán buôn luôn tăng ổn định ngược lại tình hình bán lẻ
năm giảm, năm tăng và dẫn tới tỷ trọng bán buôn đã chiếm trên 50% doanh thu
năm 2002 và 2003.
Tình hình trên là rất tốt vì hình thức bán buôn ổn định hơn trong khi hình
thức bán lẻ chịu nhiều tác động thị trường hơn.
II. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG:
Lao động và tiền lương luôn chiếm một khoản chi phí đáng kể trong hoạt
động kinh doanh. Với việc chuyển dần tỷ trọng sang lĩnh vực sản xuất công
nghiệp kết cấu lao động của công ty còng thay đổi, trình độ cán bộ quản lý và kỹ
thuật ngày càng tăng cao, lao động nam giới cũng lớn dần nhằm đáp ứng nhu
cầu chuyển đổi của Công ty. Ngoài việc đảm bảo thu nhập ngân sách cho Nhà
nước đầu tư phát triển. Công ty còn luôn chú trọng tới đời sống người lao động.
1. Tổng số và kết cấu lao động
Bảng 6: Tổng số và kết cấu lao động
Năm 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002
STĐ
STĐ
%
ST
Đ
STĐ
%
ST
Đ
STĐ
%
ST
Đ
STĐ
%

ST
Đ
STĐ
%
Tổng sè lao động
216 100 241 100 300 100 25 11,57 59 24,48
1) Phân công lao
động:
- Trực tiếp
181 83,79 199 82,57 250 83,33 18 9,94 51 25,62
- Gián tiếp
35 16,21 42 17,43 50 16,67 7 20,0 8 19,05
2) Phân theo trình độ
- Đại học
40 18,52 65 26,97 82 27,33 25 62,5 17 26,15
- Trung cấp
15 6,94 23 9,54 54 18,00 8 53,3 31 134,78
- Sơ cấp đã qua đào
tạo ngắn hạn
161 74,54 153 63,49 164 54,67 - 8 - 4,97 11 7,18
3) Phân theo giới tính
- Lao động nam
90 41,67 120 49,79 162 54,0 30 33,33 42 35,0
- Lao động nữ
126 58,33 121 50,21 138 46,0 - 5 - 3,08 17 14,05
Theo bảng số liệu trên cho ta thấy tổng số lao động của công ty liên tục
tăng trong các năm do nhu cầu mở rộng quy mô doanh nghiệp:
* Xét về phân công lao động:
- Năm 2003 so với 2002 tăng 25 người trong đó số lao động:
+ Lao động trực tiếp tăng 18 người tỷ lệ tăng 9,94%

+ Lao động gián tiếp tăng 7 người tỷ lệ tăng 20%
- Năm 2004 so với 2003 tăng 59 người trong đó số lao động:
+ Lao động trực tiếp tăng 51 người tỷ lệ tăng 25,62%
+ Lao động gián tiếp tăng 8 người tỷ lệ tăng 19,05%
Tỷ trọng lao động các loại đều tăng lao động trực tiếp và lao động gián
tiếp tăng không đồng đều nhau là do các năm đó công ty củng cố lại các phòng,
ban nhất là phòng thị trường và tiêu thụ đồng thời xây dựng trên Dự án nhà máy
chế biến thực phẩm - nước giải khát tại Hưng Yên, vì vậy công ty phải tuyển
dụng lao động phù hợp với nhu cầu trên. Nhưng tỷ trọng lao động trực tiếp năm
2002: 83,78%; 2003: 82,57%; 2004: 83,33% gần như không có gì thay đổi và số
lao động trực tiếp luôn luôn chiếm tỷ trọng cao, điều này khẳng định việc công
ty coi mặt trận sản xuất là hàng đầu.
- Xét về trình độ:
Tỷ lệ Đại học và Trung học chuyên nghiệp các năm sau đều tăng cao hơn
năm trước:
+ Năm 2003 so với 2002 tăng:
- Đại học 18 người với tỷ lệ 62,5%
- Trung học 8 người với tỷ lệ 53,3%
+ Năm 2004 so với 2003 tăng:
- Đại học 17 người với tỷ lệ 26,15%
- Đại học 31 người với tỷ lệ 134,78%

×