SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT GIO LINH
Người thực hiện: Phạm Hoài Bảo
Tổ: Hóa Học
Năm học: 2014 – 2015
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA
BẰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG
CHƯƠNG 2 KHỐI 11
TẠI TRƯỜNG THPT GIO LINH
MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1
II. GIỚI THIỆU 1
1. Hiện trạng 1
2.Nguyên nhân 1
3. Giải pháp thay thế 2
4. Vấn đề nghiên cứu 3
5. Giả thiết nghiên cứu 4
III. PHƯƠNG PHÁP 4
1. Khách thể nghiên cứu 4
2.Quy trình nghiên cứu 4
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 7
1. Kết luận 7
2. Khuyến nghị 7
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
VI. PHỤ LỤC 9
PHỤ LỤC 1 9
GIÁO ÁN: NITƠ 9
PHỤ LỤC 2 16
GIÁO ÁN: AMONIAC – MUỐI AMONI (Tiết 1) 16
1. Kiến thức 16
Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học 16
Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng 16
PHỤ LỤC 3 22
GIÁO ÁN: AMONIAC – MUỐI AMONI (Tiết 2) 22
1.Kiến thức 22
PHỤ LỤC 4 28
GIÁO ÁN: AXITNITRIC – MUỐI NITRAT (Tiết 1) 28
PHỤ LỤC 5 35
GIÁO ÁN: AXITNITRIC – MUỐI NITRAT (Tiết 2) 35
PHỤ LỤC 6 42
GIÁO ÁN: PHOTPHO 42
1. Kiến thức 42
PHỤ LỤC 7 48
GIÁO ÁN: AXIT PHOTPHORIC – MUỐI PHOTPHAT 48
PHỤ LỤC 8 54
GIÁO ÁN: PHÂN BÓN HÓA HỌC 54
PHỤ LỤC 9 1
ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG 1
Câu 3 2
1,0 đ 2
Câu 2 2
1 2
Câu 1 2
Câu 1 2
Câu 1 2
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG 4
Câu 2 5
1,0 đ 5
1 5
(1đ) 5
2 5
1 5
1 5
PHỤ LỤC 11 7
BẢNG ĐIỂM 7
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đặc thù của Hóa học là bộ môn này có khối lượng lớn kiến thức cả về phương
diện lý thuyết lẫn bài tập. Những kiến thức lý thuyết Hóa học khá dài, lại có nhiều lưu
ý đặc biệt nên với phần lớn học sinh, Hóa học là một môn học khó.
Vậy nhưng, thời lượng 45 phút cho 1 tiết học chỉ vừa đủ để giáo viên truyền tải
nội dung lý thuyết cơ bản và vài câu hỏi củng cố, vì vậy mà giáo viên thường không có
thời gian để sửa bài tập và đào sâu kiến thức cho học sinh. Theo phân phối chương
trình, mỗi chương lại chỉ có 1-2 tiết luyện tập, trong khi đó, các dạng bài tập hóa lại
khá phong phú. Đây thực sự là một gánh nặng của giáo viên mỗi khi ôn tập kiểm tra.
Để giải quyết vấn đề trên, giáo viên phải tìm ra phương pháp có thể rút ngắn
được thời gian dạy lý thuyết trên lớp mà vẫn đảm bảo học sinh nắm vững kiến thức,
vận dụng một cách linh hoạt và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Có nhiều
phương pháp khác nhau để đạt được mục đích trên, nhưng trong giới hạn của đề tài tôi
xin mạnh dạn đề xuất phương án: “Nâng cao hiệu quả dạy - học môn Hóa bằng hệ
thống câu hỏi và sơ đồ tư duy trong chương 2 - Hóa học 11 Cơ bản – Trường
THPT Gio Linh”.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Hóa học là một môn học vô cùng thú vị và không kém phần quan trọng so với
các môn học khác, nó càng đặc biệt quan trọng đối với những em có nguyện vọng thi
khối A và B. Trong cuộc sống hàng ngày có những vấn đề, những hiện tượng mà chỉ
có thể dùng kiến thức Hóa học mới giải thích được. Để hiểu và giải thích được những
vấn đề đó thì học sinh phải nắm kĩ, nắm chắc những kiến thức đã được học và vận
dụng một cách linh hoạt.
Tuy nhiên, nếu với cách dạy – học thông thường, đặc biệt là trong giai đoạn
hiện nay, sách giáo khoa đã đổi mới về nội dung, sâu và rộng hơn về lượng kiến thức,
nếu như học sinh chỉ thụ động trông chờ vào giáo viên thì thực tế khi đến lớp học sinh
không tiếp thu bài kịp, dẫn đến tình trạng học sinh không hứng thú khi học bộ môn.
Bên cạnh đó, thời gian giảng dạy trên lớp có hạn nên đôi khi giáo viên phải chạy đua
với chương trình, khó lòng đào sâu kiến thức, cũng không thể dạy được tất cả các dạng
bài tập để phục vụ cho các kì thi. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến tình
trạng “dạy thêm – học thêm”
Qua nhiều năm công tác giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy rằng hầu hết giáo
viên chỉ trình bày cấu trúc bài học theo mô hình sách giáo khoa in sẵn, không có sự
thay đổi một cách sáng tạo. Vì vậy, mặc dù giáo viên đã cố gắng tổ chức, hướng dẫn
học sinh theo các hoạt động nhưng kết quả là học sinh vẫn tiếp thu bài học một cách
thụ động, ít hứng thú với bài học và kiến thức mau quên. Mặt khác, tiến trình bài học
thường diễn ra chậm khiến giáo viên không có nhiều thời gian để sửa bài tập cho học
sinh. Đây là một khó khăn cho cả thầy và trò khi ôn tập kiểm tra đặc biệt là đối với các
chương có khối lượng lớn kiến thức cả về lý thuyết và bài tập, điển hình như Chương
II: Nitơ – Photpho – Hóa học 11 cơ bản.
2. Nguyên nhân
Rất nhiều thế hệ học trò thường nói với nhau rằng: “Học trên lớp không đủ để
thi”, “Học trên lớp không hiểu bài”, “Học trên lớp chẳng giải bài tập gì hết”. Mặc dù,
-1-
đầu vào của Học sinh trường THPT Gio Limh so với các trường trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị luôn ở tốp cao. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Thứ nhất, bản thân Hóa học là một bộ môn nặng về kiến thức lí thuyết lẫn bài
tập thực nghiệm. Kiến thức lý thuyết nhiều đã đành, bài tập càng phong phú hơn.
Không đơn giản là mỗi bài mỗi dạng mà là mỗi tính chất nhỏ cũng đã có mỗi dạng
khác nhau.
Thứ hai, như đã nói ở trên, thời lượng dạy trên lớp có hạn. Mỗi tiết có 45 phút,
mỗi chương có 1-2 tiết luyện tập. Nếu cố gắng thì thời gian này đủ để dạy các kiến
thức trong sách giáo khoa, thời gian dư ra đủ để giải một bài tập đơn giản hoặc vài câu
lý thuyết củng cố. Như vậy việc phân dạng bài tập hoặc luyện cho học sinh làm thông
thạo một dạng bài tập nào đó là rất khó tiến hành.
Thứ ba, hiện nay thực trạng phổ biến nhất trong học sinh là đến giờ mới giở
sách giáo khoa ra xem yêu cầu của giáo viên mà không hề xem trước bài ở nhà. Vì vậy
có những tiết dạy học sinh không tham gia xây dựng bài học được. Không khí lớp
nặng nề, buồn chán và học sinh thường là không hiểu bài kịp. Kết quả là học sinh sẽ
cảm thấy Hóa học là một bộ môn nhàm chán, khô khan, không có ứng dụng gì trong
thực tế và dần dần học sinh sẽ mất dần kiến thức và tụt hậu so với các bạn khác trong
lớp.
Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để cung cấp đủ vốn kiến thức và giúp các em có
hứng thú khi học bộ môn hóa.
3. Giải pháp thay thế
Với những trăn trở để tìm ra nguyên nhân khắc phục, tôi có suy nghĩ đến nhiều
giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, giải pháp gây hứng thú và thu hút sự quan tâm rất lớn
của tôi đó là phối hợp việc sử dụng hệ thống câu hỏi và sơ đồ tư duy với việc tự học
của học sinh.
Theo đó, giáo viên có thể chuẩn bị cho học sinh hệ thống các câu hỏi kèm sơ đồ
tư duy yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa và tài liệu liên quan chuẩn bị trước
các kiến thức của bài mới ở nhà. Khi lên lớp giáo viên có thể đi nhanh phần lý thuyết
vì các em đã chuẩn bị trước phiếu học tập và cũng không cần ghi chép nhiều vào vở vì
đã có nội dung khá đầy đủ trong sơ đồ tư duy. Khi đó, giáo viên chỉ giảng những phần
kiến thức mà học sinh còn nhiều thắc mắc. Thời gian còn lại có thể giải nhiều bài tập
hoặc đi sâu hơn vào những nội dung khó của bài học.
Mục đích của việc làm này là nhằm tránh sự thông báo, giảng giải không cần
thiết của giáo viên và để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, có suy nghĩ.
Qua đó, một mặt giúp khai thác kiến thức tiềm ẩn của học sinh, mặt khác giúp học sinh
có hứng thú khi lĩnh hội kiến thức mới. Các câu hỏi phải định hướng học sinh thâu tóm
được nội dung của bài học, phải rút ra được những kết luận quan trọng. Đồng thời,
thông qua phiếu học tập, giáo viên có thể lồng ghép các câu hỏi thực tiễn mà nếu hỏi
ngay trên lớp học sinh khó lòng tìm ra được câu trả lời đầy đủ, chính xác. Việc chuẩn
bị câu hỏi ở nhà tạo điều kiện để học sinh có thể hỏi người lớn, bạn bè, hoặc lục tìm tài
liệu. Quá trình này giúp phát triển mạnh năng lực nhận thức, tư duy cho học sinh.
Thông qua các câu trả lời của học sinh, giáo viên sẽ hiểu được phần nào suy nghĩ của
học sinh và phát hiện ra những kiến thức còn chưa hoàn chỉnh của học sinh. Từ đó
giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn.
-2-
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện nay chúng ta thường chỉ ghi chép
thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta chỉ mới
sử dụng một nửa của bộ não – não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi
giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian
Và bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương
tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là hình thức ghi
chép nhằm tìm tòi, đào sâu một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ
thống hóa một chủ đề, bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc,
chữ viết, thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này khai thác cả hai
khả năng trên của bộ não.
Dựa vào cơ chế hoạt động của bản đồ tư duy, chúng ta có thể vận dụng vào hỗ
trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa
kiến thức sau mỗi chương, Tuy nhiên, với mục đích của đề tài là sử dụng sơ đồ tư
duy như một phiếu học tập, một phương tiện trực quan kết hợp với câu hỏi tư duy để
các em tự chuẩn bị nội dung bài mới ở nhà và rút ngắn thời gian giảng dạy cũng như
ghi chép trên lớp nên những sơ đồ tư duy mà tôi đưa ra khá đầy đủ về nội dung mấu
chốt của bài học nhưng vẫn đảm bảo sự logic của một sơ đồ tư duy.
Cũng đã có một số đề tài của các tác giả nghiên cứu thành công việc kết hợp sơ
đồ tư duy và phát huy khả năng tự học của học sinh như:
- SKKN: “Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần ôn tập,
luyện tập hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học hóa học ở trường Trung học phổ thông” – Nguyễn Quốc Phong – Giáo
viên trường THCS Tân Phú – Hậu Giang.
- ĐT NCKHSP ƯD: “Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy chương I -
Môn Hoá học 9 để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh,
nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn” – Phạm Thị Thùy Vân – Trường
THCS Nam Toàn.
- “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Văn học sử ở trường THPT Ngọc Hồi” -
Nguyễn Thị Anh Nguyệt – Hà Nội.
- ĐT NCKH: “Tăng cường khả năng tự học của học sinh bằng cách thiết kế
giáo án và tài liệu tự học của một chương trong đợt thực tập”, Võ Thị Kim
Ánh, ĐHSP Quy Nhơn.
Trên cơ sở của SKKN, đề tài và nhiều nguồn tài liệu khác nhau, tôi đã tìm hiểu
và mới thấy được hiệu quả độc lập của sơ đồ tư duy, nhưng vẫn chưa thấy sự cụ thể và
sự phối hợp giữa việc sử dụng sơ đồ tư duy với các phương pháp dạy học. Vì vậy, tôi
mạnh dạn nghiên cứu việc phối hợp giữa hệ thống câu hỏi, biểu đồ tư duy và việc tự
học của học sinh thử xem có mang lại hiệu quả không và tôi đã tiến hành nghiên cứu
theo ý tưởng đó của mình
4. Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng hệ thống câu hỏi và sơ đồ tư duy theo hướng trên trong tiến trình
một tiết dạy có mang lại hiệu quả trong dạy và học Hóa học cho học sinh khối 11
trường THPT Gio Linh hay không?
-3-
5. Giả thiết nghiên cứu
Việc sử dụng hệ thống câu hỏi và sơ đồ tư duy theo hướng trên trong tiến trình
một tiết dạy có mang lại hiệu quả trong dạy và học Hóa học cho học sinh khối 11
trường THPT Gio Linh.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên lớp 11B3 Trường THPT Gio Linh.
Tôi lựa chọn lớp 11B3 là lớp thuộc ban cơ bản, đa phần là đối tượng học sinh
trung bình, tiếp thu kiến thức chậm. Vậy nên để các em hiểu rõ lý thuyết cơ bản, tôi
đã phải dạy rất chậm, rất kỹ, vì vậy rất tốn thời gian.
Tôi sẽ thiết kế bài giảng theo kiểu: Chương 1: Sự điện li - 11Ban cơ bản, tôi sẽ
dạy theo phương pháp truyền thống và bài kiểm tra chương 1 này xem như là bài test
trước khi tác động. Chương 2: Nitơ-Phot pho - 11 ban cơ bản, tôi sẽ dạy theo phương
pháp SĐTD và bài kiểm tra chương 2 này xem như bài test sau khi tác động. Từ đó
đối chiếu kết quả chất lượng trước và sau khi thực hiện phương pháp.
2. Quy trình nghiên cứu
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
2.1.1. Xây dựng sơ đồ tư duy cho các bài học
● Tìm hiểu về khái niệm Sơ đồ tư duy
- Sơ đồ tư duy (SĐTD) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng
một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách
kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư
duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt
chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một
kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng
một chủ đề nhưng mỗi người có thể "thể hiện” nó dưới dạng SĐTD theo một
cách riêng, do đó việc lập SĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của
mỗi người.
- Sơ đồ tư duy thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động.
Đó là liên kết, liên kết và liên kết.
- Sơ đồ tư duy có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ
trung tâm, rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp
hai với nhánh cấp một, nhánh cấp ba với nhánh cấp hai Điều này giống cây
xanh trong thiên nhiên với các nhánh tỏa ra từ thân của nó.
● Cách tạo sơ đồ tư duy:
- Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
- Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một
khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA
Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. Các nhánh này
nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh
phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn
-4-
- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung
thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
Nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho SĐTD của
chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
● Cách xây dựng sơ đồ tư duy
- Xây dựng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap: Phần mềm này cho phép
vẽ nhanh, đẹp sơ đồ tư duy nhưng chỉ thích hợp với máy tính có cấu hình mạnh.
- Xây dưng sơ đồ tư duy bằng công cụ Draw trên Word.
- Xây dựng sơ đồ tư duy bằng cách vẽ tay.
Tuy nhiên, để học sinh dễ đọc, giáo viên nên vẽ bằng máy tính và in ra.
Trong đề tài này, vì còn phải để khoảng trống và hướng dẫn học sinh điền
vào sơ đồ nên tôi không dùng phần mềm mà sử dung công cụ Word để vẽ. Trên
các nhánh chính, tôi đánh số để học sinh hình dung ra thứ tự làm việc tương
ứng với các mục của bài học.
● Xây dựng sơ đồ tư duy cho từng bài học
- Giáo viên dựa vào mục tiêu và nội dung của bài học thiết kế sơ đồ tư duy
phù hợp với từng bài.
2.1.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho các bài học
Giáo viên dựa vào nội dung của bài học để đặt ra các câu hỏi, bài tập định
hướng học sinh tự chuẩn bị trước bài mới ở nhà. Các câu hỏi đặt ra phải đảm bảo
yêu cầu sau:
- Định hướng học sinh thâu tóm được nội dung của bài học, phải rút ra được
những kết luận quan trọng.
- Bám sát, hỗ trợ học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy.
- Bổ sung những kiến thức không đưa vào sơ đồ tư duy.
- Rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho bào học
- Các câu hỏi thực tiễn liên quan đến nội dung của bài học.
2.1.3. Xây dựng giáo án cho các bài học
Giáo viên dựa vào sơ đồ tư duy và hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, thiết
kế giáo án với những phương pháp hoạt động phù hợp. Sơ đồ tư duy có thể kết
hợp được với nhiều phương pháp dạy – học khác nhau:
- Kết hợp phương tiện trực quan: Sử dụng powerpoint để trình chiếu.
- Kết hợp hoạt động nhóm: Phân công mỗi nhóm chuẩn bị một nhánh trong sơ
đồ tư duy để hoàn thành trực tiếp sơ đồ tư duy lên bảng và thuyết trình.
- Học sinh tự tạo lập sơ đồ tư duy: Khi các em đã quen với sơ đồ tư duy, giáo
viên có thể cho các em tự tạo lập cho mình một sơ đồ tư duy phù hợp.
- Tạo lập kết hợp với một trò chơi, một cuộc thi nhỏ.
- Tạo lập nhằm kiểm tra kiến thức học sinh: kiểm tra 15 phút, kiểm tra miệng.
-5-
2.1.4. Phổ biến phương pháp học tập mới cho học sinh
- Thông báo tình hình học tập của lớp và triển khai kế hoạch học tập theo
hướng mới trong chương mới.
- Nêu quy định về việc chuẩn bị phiếu học tập: điểm thưởng, điểm trừ, cho
học sinh rõ.
- Hướng dẫn học sinh cách làm việc với sách giáo khoa và những tài liệu học
tập bắt buộc, sau đó mới giới thiệu các em một số tài liệu sẽ cần đến.
+ Giới thiệu cho học sinh hiểu cấu trúc và đặc điểm của sách giáo khoa.
+ Hướng dẫn cách tìm tài liệu, đặc biệt là các tài liệu trên internet.
+ Hướng dẫn học sinh cách hoạt động nhóm để hoàn thành nội dung phiếu
học tập được giao.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Ở nhà:
+ Học sinh đọc trước bài học, để nắm rõ những điều giáo viên sẽ dạy trên
lớp.
+ Tự tìm hiểu vấn đề, tự giải quyết một phần nội dung bằng cách điền các
nội dung trong sơ đồ tư duy, hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập,
chỉ những câu hỏi quá khó mới chờ giáo viên giảng.
+ Để sơ đồ tư duy không bị bẩn khi sữa chữa, những phần không chắc chắn,
học sinh có thể sử dụng bút chì để điền.
+ Nên cố gắng dùng nhiều màu bút trên cùng 1 sơ đồ.
- Ở lớp:
+ Xem qua những điều ghi chép, lắng nghe giáo viên nêu câu hỏi hoặc nêu
vấn đề.
+ Tham gia phát biểu tích cực các vấn đề mà giáo viên đặt ra để tìm hướng
giải quyết thống nhất nội dung bài học.
+ Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc mâu thuẫn về nội dung mà mình tìm hiểu,
phải nhờ giáo viên giải đáp ngay.
+ Trong quá trình chuẩn bị bài, có phát hiện ra vấn đề nào mới cần giải đáp
có thể hỏi giáo viên.
2.3. Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường
và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Các sơ đồ, câu hỏi tư duy và giáo án soạn giảng và đính kèm trong phần phụ lục
(từ phụ lục 1 đến phụ lục 8)
Hạn chế và hướng khắc phục
-6-
Hạn chế
- Sáng kiến kinh nghiệm cần thời gian để tăng hiệu quả mong muốn.
- Số lượng câu hỏi tư duy còn hạn chế.
- Nhiều học sinh vẫn chưa có điều kiện để truy cập internet tìm tài liệu.
- Học sinh còn nhiều môn học khác nên thời gian chuẩn bị phiếu học tập bị thu hẹp.
Hướng khắc phục
- Tổ thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, trao đổi những kinh nghiệm hay để mọi
người cùng học hỏi.
- Thường xuyên dự giờ, học hỏi các đồng nghiệp cùng chuyên môn và khác chuyên
môn để thu thập những ý tưởng hay phục vụ cho việc soạn giảng.
- Thường xuyên tra tìm tư liệu để mở rộng kiến thức.
- Chuẩn bị phiếu học tập và phát cho học sinh sớm để các em có nhiều thời gian tìm
hiểu, có thể gợi ý nguồn để học sinh tự tìm hoặc gợi ý học tập theo nhóm.
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phương pháp này không những chỉ áp dụng cho chương Nitơ - Photpho mà còn
áp dụng được cho tất cả các bài học khác ở các khối và còn có thể áp dụng cho các bộ
môn khác.
2. Khuyến nghị
Trong quá trình giảng dạy của bản thân, thông qua thực nghiệm sư phạm và
kinh nghiệm của mình tôi xin được nêu ra những kiến nghị và đề xuất của mình như
sau:
1. Các Sở, các Trường cần trang bị dụng cụ học tập, trang thiết bị dạy học, phòng
thí nghiệm để giúp cho việc dạy học theo hướng tích cực hóa phát huy tính tự lực học
tập của học sinh .
2. Việc thay sách giáo khoa cũng nên đòi hỏi sự chọn lọc, gia công sư phạm, đúc
kết những bài tập định tính và định lượng có logic bảo đảm các yêu cầu của sự nhận
thức của học sinh. Các kiến thức nên trình bày theo trình tự sau: Hình vẽ minh họa,
nguồn gốc lịch sử, ví dụ, tiến hành thí nghiệm, quan sát, kết luận, tính chất cụ thể, tổng
hợp.
3. Sách giáo khoa viết còn chưa rõ ràng, giải quyết các vấn đề khó trong kiến
thức phổ thông, chưa thấu đáo làm cho việc dạy và việc học tương đối khó.
4. Đề nghị giáo viên khi kiểm tra bài cũ phải theo đúng câu hỏi kiểm tra đã được
gợi ý sẵn trong sách giáo khoa , để tạo điều kiện cho học sinh tạo ra tâm lý chuẩn bị
bài trước lúc đến lớp, không nên dùng những câu hỏi khác sách giáo khoa để tránh
mang tính thách đố.
5. Giáo viên nên bám sát sách giáo khoa và sách bài tập, trong việc kiểm tra, ra
đề thi để tạo điều kiện cho các em bám sát chương trình học phổ thông hơn.
-7-
6. Nội dung kiến thức trong sách giáo khoa còn mang tính chất dàn trải chưa tập
trung.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thị Kim Ánh, “tăng cường khả năng tự học của học sinh bằng cách thiết kế
giáo án và tài liệu tự học của một chương trong đợt thực tập”, Luận văn tốt
nghiệp, ĐHSP Quy Nhơn.
2. Lê Hoàng Dũng, Phan Trọng Quý, Nguyễn Hoàng Hạt, Trần Thị Hồng Anh, Bài tập
thực hành hóa học 11, NXB Giáo dục.
3. Từ Sỹ Chương, Thiết kế bài giảng Hóa học 11 chương trình chuẩn, NXB Đại
Học Quốc Gia Hà Nội.
4. “Hệ thống hóa bài tập chương Nitơ – Photpho”, Tiểu luận tốt nghiệp, ĐHSP
Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Nhà xuất bản Giáo Dục, Sách giáo khoa Hóa học 11 Cơ bản.
6. Nhà xuất bản Giáo Dục, Sách giáo viên Hóa học 11 Cơ bản.
7. “Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học các
nguyên tố nhóm Oxy-Lưu huỳnh ở trường trung học phổ thông Trường Chinh ”,
Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường THPT Trường Chinh, Thành phố Hồ Chí
Minh.
8. Vũ Thị Quỳnh, “Phối hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử
dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử 6”, Đề tài NCKH sư phạm ứng dụng,
Trường THCS Ba Cụm Bắc, Khánh Hòa.
9. Tạp chí: “Hóa học và Ứng dụng”
10.Www. thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; thuvientailieu.bachkim.com;
www.tailieu.vn,
-8-
VI. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
GIÁO ÁN: NITƠ
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Kiến thức
Biết được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế
nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
Hiểu được:
- Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường,
nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.
- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ.
2. Kỹ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học.
- Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong pư hoá học; tính % thể tích nitơ trong hỗn
hợp khí.
3. Tư duy
- Tư duy logic, chính xác, rõ ràng, cụ thể, hệ thống, khoa học.
- Các thao tác tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo.
4. Về tình cảm, thái độ
- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác, hợp tác, có kế
hoạch.
- Rèn thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. Yêu thích môn hóa học.
II. TRỌNG TÂM
- Cấu tạo của phân tử nitơ
- Tính oxi hoá và tính khử của nitơ
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị sẵn 6 bảng phụ làm bằng giấy (có ép nhựa) ghi sẵn nội dung như
trong phiếu học tập đã phát cho học sinh (có thể trang trí bảng cho bắt mắt):
+ Bảng 1: Phần I. Vị trí – Cấu hình electron nguyên tử
+ Bảng 2: Phần II. Tính chất vật lý
+ Bảng 3: Phần III. Tính chất hóa học (tổng quát)
+ Bảng 4,5: Tính chất oxi hóa và tính khử
+ Bảng 6: Điều chế.
- Bút ghi bảng.
- Tư liệu.
-9-
Bài 7:
NITƠ
- Bình khí N
2
(hoặc hình ảnh)
2. Học sinh:
- Cần chuẩn bị trước nội dung phiếu học tập ở nhà.
IV. PHƯƠNG PHÁP
- Hoạt động nhóm, đàm thoại nêu vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị phiếu học tập của HS.
3. Bài mới:
Vào bài: (1 phút)
- GV: Trong không khí, khí nào có hàm lượng lớn nhất?
- HS: N
2
- GV: N
2
là 1 khí có nhiều chuyện ngược đời: nó là 1 khí không duy trì sự sống
nhưng không có bất kì sự sống trên thế giới này không có mặt của nitơ. Vì sao
lại như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cấu tạo phân tử, tcvl, tchh của N
2
.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 (3 phút)
Tổ chức hoạt động nhóm
- GV: Chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm thực
hiện mỗi bảng phụ được chọn ngẫu nhiên
rồi gắn lên bảng theo vị trí như trong sơ đồ
tư duy.
- GV: Yêu cầu 1 HS lên vẽ những mũi tên
thể hiện mối liên hệ giữa các bảng phụ.
- HS: Dựa trên những kiến thức mình đã
chuẩn bị, thảo luận lại với nhóm,
nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
Hoạt động 1 (3 phút)
Vị trí, cấu hình e nguyên tử
Nhóm thứ nhất
- GV: Yêu cầu HS nhận xét vị trí, cấu hình
electron nguyên tử của nhóm đã hoàn thành
đúng chưa.
- GV: Hãy nhận xét lớp e ngoài cùng của N?
- GV: Yêu cầu HS từ những dữ kiện trên, hãy
mô tả rõ hơn sự hình thành lk trong phân tử
N
2
để có được công thức electron và CTCT
như trên.
- GV: Liên kết trong phân tử N
2
là lk gì?
- HS: Nhận xét.
- HS: Có 5e ngoài cùng.
- HS: Để đạt cấu hình bền của KH
gần nhất, mỗi ngtử N sẽ góp chung
3e.
׃ N ∙ + ∙ N : → : N
N : CT e
↔ N ≡ N CTCT
Hoạt động 2: (5 phút)
Tính chất vật lý
Nhóm thứ 2
- GV: Cho HS quan sát bình đựng khí N
2
và
yêu cầu lớp nhận xét những thông tin về trạng
thái, màu sắc, mùi nhóm đã làm chính xác
chưa.
- GV: Yêu cầu HS nhận xét các ý còn lại và bổ
sung, sữa chữa nếu có.
- GV: N
2
không độc. Liệu điều này có mâu
thuẫn với việc N
2
không duy trì sự sống và sự
- HS: Nhận xét bài làm của bạn, nếu
có khác biệt so với bản thân thì phải
thắc mắc ngay với GV nếu không
hiểu.
- HS độc lập suy nghĩ và nêu ý kiến
của mình.
-10-
cháy mà ta nói lúc đầu hay không?
- GV: Yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 1 / PHT:
Trong phòng thí nghiệm, để thu khí N
2
, ta có
thể sử dụng phương pháp nào (đẩy nước, đẩy
không khí miệng bình úp hay đẩy không khí
miệng bình ngửa)? Giải thích?
- HS: Thường thu khí N
2
bằng
phương pháp đẩy nước vì:
+N
2
chỉ hơi nhẹ hơn không khí.
+N
2
rất ít tan trong nước.
Hoạt động 3: (3 phút)
Tính chất hóa học
Nhóm thứ 3
- GV: Yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 2 /
PHT: Vì sao ở điều kiện thường nitơ khá
trơ về mặt hóa học, nhưng ở nhiệt độ
cao nitơ lại trở nên hoạt động?
- GV: Lần lượt nhận xét các ý trong bảng
3. Bổ sung và sữa chữa nếu có.
- GV: Trong 2 tính chất của N
2
, tính chất
nào là tính chất chủ yếu? (Yêu cầu HS
đánh dấu * và tính chất đó)
- HS: Dựa vào 2 yếu tố:
+ Lk trong phân tử N
2
là liên kết ba bền.
+ Nitơ là nguyên tố có độ âm điện lớn
nên nó có khả năng hoạt động hóa học
mạnh.
- HS: Nhận xét, bổ sung, thắc mắc nếu có.
- HS: Tính oxh.
Hoạt động 4:
Tính oxi hóa (7 phút)
Nhóm thứ 4
- GV: Bạn ghi tính oxh đã đúng chưa? Vì
sao trong ô này, N
2
thể hiện tính oxh mà
không phải tính khử?
- GV: Xét 3 ví dụ mà HS đã lấy, hướng
dẫn HS cách gọi tên từng hợp chất và tên
gọi chung của sản phẩm tạo thành.
- GV: Cho HS làm Câu hỏi 4 / PHT:
Ở nhiệt độ thường, nitơ pư được với:
A. Pb B. F
2
C. Cl
2
D. Li
Vì sao trong hầu hết pư có N
2
tham gia
đều cần phải cung cấp nhiệt độ?
- GV: Xét pư N
2
với H
2
: Yêu cầu HS nhận
xét, nhấn mạnh HS tên gọi sản phẩm tạo
thành.
- GV: Phản ứng trên có đặc điểm gì?
- GV: Nitơ đóng vai trò gì trong các pư
này? (Hướng dẫn lại HS cách nhận xét
vai trò của 1 chất dựa vào sự thay đổi số
oxi hóa)
- HS: Vì “Tác dụng với KL”, mà kim loại
là những chất khử.
- HS: Chọn đáp án D. Ghi lưu ý.
- HS: Hầu hết phản ứng N
2
tham gia đều
phải có nhiệt độ vì ở điều kiện thường
trong phân tử N
2
có liên kết 3 rất bền.
- HS: Đặc điểm: phản ứng thuận nghịch,
cần điều kiện: t
0
, p, xt.
- HS: Quan sát và lắng nghe nếu GV
giảng giải
Hoạt động 5: (4 phút)
Tính khử
Nhóm thứ 5
- GV: Nhận xét bảng tính chất còn lại của
N
2
.
- GV: N
2
thể hiện tính khử khi tác dụng với
chất mang có tính gì?
- HS: Td với chất oxh.
-11-
- GV: Nhận xét phản ứng của N
2
và O
2
- GV: Trong tự nhiên, NO sinh ra khi nào?
Vì sao?
- GV: Khí NO sinh ra có tồn tại như vậy
không? Nó có màu gì?
- GV: Lưu ý: Ngoài các oxit trên còn có 1
số oxit khác của N: N
2
O, N
2
O
3
, N
2
O
5
.
Nhưng các oxit này không được điều chế
trực tiếp từ N
2
và O
2
.
- GV: Yêu cầu HS nêu KL về tchh của N
2
.
- HS: Khi có sấm chớp vì trong tự nhiên
có sẵn N
2
và O
2
. Sấm sẽ cung cấp năng
lượng để tạo ra phản ứng giữa 2 chất.
- HS: NO sinh ra ngay lập tức sẽ tác
dụng với O
2
theo ptr:
2NO + O
2
→ 2NO
2
(không màu) (nâu đỏ)
Hoạt động 6: (1 phút)
Ứng dụng
- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ để nêu 1 số
ứng dụng của N
2
.
- HS: Trả lời
Hoạt động 7: (1 phút)
Trạng thái tự nhiên
- GV: Trong tự nhiên, N
2
tồn tại ở dạng
nào? Vì sao? Chiếm bao nhiêu phần trăm
không khí.
HS: Trả lời
Hoạt động 8: (2 phút)
Điều chế
Nhóm thứ 6
- GV: Yêu cầu HS nhận xét bài làm của
nhóm.
- GV: Yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 5 / PHT:
Phương pháp điều chế khí N
2
trong công
nghiệp? Dựa vào tính chất vật lý nào để
thực hiện theo phương pháp trên? Ngoài
điều chế nitơ, phương pháp này còn dùng
để điều chế khí nào mà các em đã học
- GV: Hướng dẫn cho HS phương pháp
chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- HS: Nhận xét.
- HS:
+ Trong CN, N
2
được điều chế bằng
phương pháp chưng cất phân đoạn
không khí lỏng.
+ Dựa vào tcvl: t
0
hóa lỏng
của N
2
=
-196
0
C
+ Ngoài điều chế N
2
còn dùng để điều
chế O
2
(t
0
hóa lỏng
= -183
0
C)
4. Củng cố
- Tổng kết lại bài học.
- Hướng dẫn HS làm các câu hỏi thảo luận còn lại (câu 6, 7) (5 phút)
- Thời gian còn dư, GV hướng dẫn HS dạng toán tỉ khối hỗn hợp khí: (10 phút)
BÀI TẬP VỀ TỈ KHỐI HỖN HỢP KHÍ
Phương pháp: Áp dụng công thức: d
A/B
=
B
A
M
M
M
A
= d
A/B
.M
B
- Nếu A (hoặc B) là hỗn hợp nhiều chất thì:
A
M
=
hh
hh
n
m
=
n21
nn2211
x xx
xM xMxM
+++
+++
Trong đó: M
1
, M
2
,…, M
n
: phân tử khối các khí
-12-
x
1
, x
2
,…, x
n
: số mol hoặc % số mol (hoặc V, % thể tích các khí)
- Nếu hỗn hợp gồm 2 chất, có thể áp dụng sơ đồ đường chéo để tính tỉ lệ số mol:
x (mol) khí A: M
A
│M
A
-
M
│ x │M
A
-
M
│
= Với n
hh
= x + y
y (mlo) khí B: M
B
│M
B
-
M
│ y
│M
B
-
M
│
(Có thể thay số mol x, y bằng thể tích V
1
, V
2
)
Bài tập vận dụng:
Câu 1: 11,2 lít hỗn hợp gồm 2 khí NH
3
và N
2
(đktc) có tỉ khối đối với khí metan (CH
4
)
bằng 1,6125. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 2: Tỉ khối hơi của hỗn hợp H
2
và N
2
so với không khí là 0,293. Tính % về thể tích
từng khí trong hỗn hợp trên.
Bài tập về nhà:
Câu 3: Hỗn hợp gồm O
2
và N
2
có tỉ khối hơi so với hiđro là 15,5. Tính thành phần phần
trăm của N
2
về khối lượng trong hỗn hợp trên.
5. Dặn dò
- Làm bài tâp SGK và SBT.
- Chuẩn bị phiếu học tập của bài tiếp theo. Lưu ý HS trả lời đúng mỗi câu hỏi
thảo luận được cộng 1 điểm.
- Nhắc HS về xem và học lại sự hình thành liên kết trong phân tử NH
3
(Sgk –
Hóa 10)
VI. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
-13-
M
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Các mức oxh của nitơ:
Vd:
Sự biến thiên số oxh:
N
2
Tính Tính
I. VỊ TRÍ-CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
Ô: ……
Vị trí Chu kì: ………
Nhóm: ………
Cấu hình:
Công thức electron:
Công thức cấu tạo:
Liên kết trong phân tử N
2
là lk ……………
VI. ĐIỀU CHẾ
1. Trong công nghiệp: (viết phương trình)
2. Trong phòng thí nghiệm:
(phần đọc thêm)
1. Tính …….
a. Tác dụng với kim loại
(tạo thành ………………… )
Vd: …………………(…… )
Vd: …………………(…… )
Li + N
2
→ ……(…… )
b. Tác dụng với H
2
(……………… )
Nhận xét:
(Tăng/giảm)
V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
IV. ỨNG DỤNG
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Trạng thái, màu, mùi: ………………………
- Có tan trong nước? Tan nhiều hay ít? Vì sao?
- Nặng/nhẹ hơn không khí?
Vì sao?
- Độc tính:
- t
0
hóa lỏng
=
PHIẾU HỌC TẬP
Tiết 11 - Bài 7: NITƠ
2. Tính ………
……………………………
……………………………
……………………………
Nhận xét:
……………………………
……………………………
Họ và tên Lớp
Câu hỏi thảo luận:
1. Trong phòng thí nghiệm, để thu khí N
2
, ta có thể sử dụng phương pháp nào (đẩy nước,
đẩy không khí miệng bình úp hay đẩy không khí miệng bình ngửa)? Giải thích?
2. Vì sao ở điều kiện thường nitơ khá trơ về mặt hóa học, nhưng ở nhiệt độ cao nitơ lại trở
nên hoạt động?
3. Nguyên tố Nitơ có số oxi hóa là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO, N
2
, NO
2
, NH
3
,
NH
4
Cl, N
2
O, N
2
O
3
, N
2
O
5
, HNO
3
.
Từ đó hãy cho biết nguyên tố Nitơ có các mức oxi hóa nào và hãy dự đoán tính chất hóa
học có thể có của khí N
2
?
4. Ở nhiệt độ thường, nitơ phản ứng được với:
A. Pb B. F
2
C. Cl
2
D. Li
Vì sao trong hầu hết phản ứng có N
2
tham gia đều cần phải cung cấp nhiệt độ?
5. Phương pháp điều chế khí N
2
trong công nghiệp? Dựa vào tính chất vật lý nào để thực
hiện theo phương pháp trên? Ngoài để điều chế nitơ phương pháp này còn dùng để điều
chế khí nào mà các em đã học
6. Hãy cho biết câu đố sau nhắc tới khí nào:
“Khí nào muốn bảo quản
Phải đậy kín nắp bình
Vì hễ nắp bật mở
Là khí khác hình thành”
7. Những người thợ lặn khi lặn quá sâu sẽ cảm thấy tinh thần bàng hoàng, cử động mất tự
nhiên, tựa như say rượu vậy. Hãy giải thích vì sao?
PHỤ LỤC 2
GIÁO ÁN: AMONIAC – MUỐI AMONI (Tiết 1)
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Kiến thức
Biết được:
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính,
cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .
Hiểu được:
- Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu ( tác dụng với nước, dung dịch
muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo).
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tchh của
amoniac.
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh , rút ra được nhận xét về tcvl và tchh của
amoniac.
- Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn.
- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.
- Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng
3. Tư duy
- Tư duy logic, chính xác, rõ ràng, cụ thể, hệ thống, khoa học.
- Các thao tác tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo.
- Diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu ý người khác.
4. Về tình cảm, thái độ
- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác, hợp tác, có kế
hoạch.
- Biết nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của việc sản xuất NH
3
và có ý thức
bảo vệ môi trường.
II. TRỌNG TÂM
- Cấu tạo phân tử amoniac
- Amoniac là một bazơ yếu có đầy đủ tính chất của một bazơ ngoài ra còn có tính
khử.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bình đựng khí NH
3
.
- Phiếu học tập và bài tập củng cố.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị phiếu học tập ở nhà.
IV. PHƯƠNG PHÁP
- Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với phương tiện trực quan.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
-Trang 16-
Bài 8:
AMONIAC – MUỐI AMONI (tiết 1)
2. Kiểm tra bài cũ: (9 phút)
- HS1: Nêu tính chất hoá học của Nitơ, viết phương trình phản ứng minh hoạ?
- HS2: Viết cấu hình electron nguyên tử N và H. Từ đó biếu diễn sự hình thành
liên kết trong phân tử NH
3
. Viết công thức electron và CTCT.
3. Bài mới: (1 phút)
Khi chúng ta vận động nhiều thì cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi gây ra mùi khó
chịu; Trong nước tiểu của con người và động vật cũng tiết ra mùi khó chịu đó nhưng
với hàm lượng đậm đặc. Sở dĩ có xảy ra hiện tượng này là vì trong nước tiểu và mồ
hôi mà cơ thể bài tiết ra có hòa tan amoniac. Vậy amoniac là gì? Đó là hợp chất mà
bạn vừa viết CTCT. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về hợp chất này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: (1 phút)
Cấu tạo phân tử
- GV : Trên cơ sở đã kiểm tra bài cũ, GV sẽ
điền vào phiếu học tập trên màn hình
powerpoint (PP) để hs quan sát và sữa
chữa.
- GV: Hướng dẫn HS rút ra các kết luận.
+ Liên kết trong phân tử NH
3
là liên kết gì?
+ Phân tử NH
3
có phân cực không? Vì sao?
+ Trên nguyên tử N còn một cặp electron
chưa tham gia liên kết.
- HS: Theo dõi và sữa chữa
- HS: Do cấu tạo không đối xứng (hình
chóp) nên phân tử NH
3
phân cực.
Hoạt động 2: (5 phút)
Tính chất vật lý
- GV: Cho HS quan sát bình đựng khí NH
3
,
mở nắp bình và phẩy nhẹ cho HS ngửi mùi
của NH
3
, yêu cầu HS cho nhận xét.
- GV: Cho xuất hiện kết luận trên bảng PP.
- GV: NH
3
nặng / nhẹ hơn không khí? Vì
sao?
- GV quan sát TN về tính tan của NH
3
trong
nước (trong Sgk hoặc trong PHT):
• Tại sao nước phun vào?
• Dung dịch trong bình từ không màu
chuyển sang màu hồng chứng tỏ điều
gì? (ghi chép trên sơ đồ TD)
- GV cung cấp thêm thông tin về nồng độ
NH
3
.
- GV : Khí NH
3
tan trong nước thì tạo thành
dung dịch gì ? Tên gọi và công thức ?
- HS quan sát trả lời.
- HS : Theo dõi, sữa chữa, thắc mắc nếu
có.
- HS: Nhẹ hơn không khí. Do
kkNH
d
3
=
29
17
< 1
- HS đã có sự chuẩn bị, nhận xét và giải
thích .
- HS : Trả lời
Hoạt động 3: (10 phút)
Tính bazơ yếu
Tác dụng với nước (2 phút)
- GV: Nhìn vào sơ đồ, hãy cho biết NH
3
có mấy tính chất hóa học? Tính chất ở
ô số 1 là gì? Vì sao?
- HS: Có 2 tính chất.
Tính chất ở ô đầu tiên là tính bazơ yếu.
Vì: NH
3
+ H
2
O
ˆ ˆ †
‡ ˆ ˆ
NH
4
+
+ OH
–
-Trang 17-
- GV: Cho hiển thị nội dung tương ứng
mục (a)
- GV: Dd NH
3
có dẫn điện được không?
Vì sao?
Trong dung dịch NH
3
có ion OH
-
nên dung
dịch NH
3
có tính bazơ yếu
- HS: Khi tan trong nước, NH
3
phân li ra ion
dung dịch NH
3
là dd điện li → dẫn điện
Tác dụng với axit (4 phút)
- GV: Dung dịch NH
3
thể hiện tính chất
của một bazơ yếu như thế nào?
- GV: Trước tiên, xét phản ứng NH
3
với
axit
- GV: Cho HS làm Bài tập 5 / PHT.
Nhận xét và cho điểm cộng đồng thời
cho hiện nội dung tượng ứng trên màn
hình PP.
- GV: Yêu cầu HS điền tiếp nội dung
vào phần tiếp theo.
- GV: Tên gọi chung của sản phẩm là
gì?
- HS: Dựa vào tchh chung của bazơ trả lời.
- HS: Trả lời, sữa chữa, thắc mắc nếu có.
- HS: Trả lời.
Tác dụng với dung dịch muối (4 phút)
- GV: Cho HS làm Bài tập 6 / PHT.
Nhận xét và cho điểm cộng đồng thời
cho hiện nội dung tương ứng trên màn
hình PP.
- HS: Trả lời, sữa chữa, thắc mắc nếu có.
Hoạt động 4: (5 phút)
Tính khử
- GV: Số oxh có thể có của N?
- GV: Dự đoán khả năng oxh-k của NH
3
.
- GV: NH
3
thể hiện tính khử khi tác dụng với
những chất có tính chất gì? Vd?
- GV: Yêu cầu HS viết 2 pthh trong sơ đồ
- GV: Lưu ý HS điều kiện của mỗi pư.
- GV: Yêu cầu HS nêu kết luận.
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận chung.
- HS: Theo dõi, trả lời, sữa chữa và
thắc mắc nếu có.
Hoạt động 5: (1 phút)
Ứng dụng
- GV: Yêu cầu HS cho biết các ƯD của NH
3
. - HS: Trả lời
Hoạt động 6: (8 phút)
Điều chế
Trong phòng thí nghiệm (5 phút)
- GV: Trong PTN, NH
3
được điều chế bằng
mấy cách, đó là những cách nào?
- GV: Cho hiển thị nội dung trên màn hình
PP.
- GV : Hướng dẫn HS trả lời Bài tập 2 /
PHT
Trong PTN, để thu khí NH
3
, ta có thể
dùng phương pháp: A. Đẩy nước.
- HS: Trả lời
- HS:
Chọn đáp án B.
Ko chọn A vì NH
3
tan rất tốt trong nước
dùng phương pháp đẩy không khí,
miệng bình úp vì NH
3
nhẹ hơn không khí
-Trang 18-
B. Đẩy không khí, miệng bình úp
C. Đẩy không khí, miệng bình ngửa
D. Sục qua dung dịch H
2
SO
4
đặc
Hãy chọn cách thu khí đúng nhất và giải
thích ngắn gọn sự lựa chọn đó. Làm thế
nào để biết khí amoniac đã đầy ống
nghiệm?
- GV: NH
3
thu được thường có lẫn chất
nào? Làm thế nào để tinh chế NH
3
? Tại
sao không dùng H
2
SO
4
hoặc P
2
O
5
để làm
khô khí NH
3
?
Nhận ra NH
3
đầy bình bằng cách dùng
mẩu giấy quỳ tím ẩm (hóa xanh) hoặc
giấy tẩm dung dịch phenolphtalein (hóa
hồng)
- HS: Trả lời, ghi chú: NH
3
thu được
thường lẫn hơi nước, để làm khô khí, ta
dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng vôi sống.
Không dùng H
2
SO
4
đ hoặc P
2
O
5
vì NH
3
có
tính bazơ còn những chất này có tính axit
→ pư.
Trong công nghiệp (3 phút)
- GV: Trong công nghiệp NH
3
có được điều
chế như trên không? Vì sao?
- GV: Phản ứng tổng hợp NH
3
trực tiếp từ
N
2
và H
2
thuộc loại pứ gì?
- GV: Muốn tăng hiệu suất p/ứ ta phải là
thế nào? → Cho hiển thị nội dung lên sơ
đồ trên màn hình PP.
- GV tại sao phải sử dụng chu trình kín và
tận dụng nhiệt của p/ứ?
- GV bổ sung về biện pháp chống ô nhiễm
môi trường trong quá trình sản xuất NH
3
.
- HS: Theo dõi, trả lời, sữa chữa và thắc
mắc nếu có.
4. Củng cố
- Hoàn thành các câu hỏi còn lại trong PHT: Câu 3, 4, 8. (5 phút)
- Vì tiết này đã cố rút đến phần ứng dụng – điều chế nên không còn thời gian giải
bài tập. Để dành thời gian cho tiết sau.
5. Dặn dò
- Làm các bài tập1, 2, 3 sgk/37
- Chuẩn bị nội dung phần B. Muối amoni.
VI. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
-Trang 19-
- Trạng thái, màu, mùi:
- Nặng/nhẹ hơn không khí? ………………………
Vì sao?
- Có tan trong nước? Tan nhiều hay ít? Vì sao?
…………………………………… ….
…………………………………
NH
3
↑ dd ……….
(Khí ) (dd )
NH
3
+ O
2
→
NH
3
+ O
2
KL: Số oxh N/NH
3
NH
3
thể hiện tính
a. Tác dụng với nước
NH
3
+ H
2
O +
Dd có tính
và
b. Tác dụng với axit
(→ …………………….)
NH
3(k)
+ HCl
(k) →
……………
(……………… )
Pư dùng để nhận biết khí NH
3
Hiện tượng:
2NH
3
+ ……… → (NH
4
)
2
SO
4
(amoni sunfat)
c. Tác dụng với dd muối
AlCl
3
+ NH
3
+ H
2
O → ↓
+
Pt ion rút gọn:
+ NH
3
+ H
2
O → Fe(OH)
2
+
KL: Dd NH
3
tác dụng với dd muối của nhiều
kim loại ( ),
tạo kết tủa hiđroxit tương ứng.
IV. ỨNG DỤNG
1. Trong phòng thí nghiệm
- Muối amoni tác dụng ……………………………
Ptr: ………………………………………
- ……………… dung dịch amoniac đặc.
2. Trong công nghiệp
N
2(k)
+ 3H
2(k)
2NH
3
∆H = - 92 kJ
- Nhiệt độ: …………………
- Áp suất: …………………
- Chất xúc tác: ………………
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
V. ĐIỀU CHẾ
Tiết 12 - Bài 8: AMONIAC – MUỐI AMONI (tiết 1)
PHIẾU HỌC TẬP
Tia nước màu hồng chứng tỏ
dd NH
3
có tính …………….
III. TÍNH CHẤT
HÓA HỌC
2. Tính …………
AMONIAC
1. Tính …………
I. CẤU TẠO PHÂN TỬ
Kết luận:
- Liên kết N-H là ………………
- Phân tử NH
3
có cấu tạo hình
- Trên nguyên tử N còn
H
2
O
Pt, t
0
CTPT: …………
CT e: …………
CTCT: ………….
Họ và tên Lớp
Câu hỏi thảo luận:
1. Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hình 2.6 trang 36 – Sgk Hóa
học 11CB.
2. Trong phòng thí nghiệm, để thu khí NH
3
, ta có thể dùng phương pháp:
A. Đẩy nước. B. Đẩy không khí, miệng bình úp
C. Đẩy không khí, miệng bình ngửa D. Sục qua dung dịch H
2
SO
4
đặc
Hãy chọn cách thu khí đúng nhất và giải thích ngắn gọn sự lựa chọn đó. Làm thế nào
để biết khí amoniac đã đầy ống nghiệm?
3. Tã lót trẻ em sau khi giặt sạch vẫn lưu giữ lại 1 lượng amoniac mà mắt thường không
thể nhìn thấy được. Chúng có thể làm cho da trẻ bị viêm thậm chí sưng tấy, đau ngứa.
Để khử sạch amoniac bạn nên cho vào một ít…………. vào nước xả cuối cùng để giặt.
Khi đó tã lót mới hoàn toàn sạch sẽ. Hãy chọn cụm từ thích hợp trong các cụm từ sau để
điền vào chỗ trống trên và giải thích vì sao:
A. Phèn chua B. Giấm ăn C. Muối ăn D. Nước gừng tươi.
4. Khí A
2
H O+
→
dd A
→
+HCl
B
→
+NaOH
khí A. Biết rằng A là một hợp chất của
Nitơ. Nhận xét nào không đúng về A? (Hãy viết các phương trình hóa học).
A. chất khí
B. chỉ có tính khử không có tính oxi hóa.
C. làm quì hóa xanh
D. để sản xuất phân hóa học
5. Dân gian ta thường có câu: “Không có lửa sao có khói”. Vậy câu nói trên có hoàn toàn
đúng không?
Thực ra không có lửa vẫn có khói như thường. Chúng ta sẽ chứng minh qua thí nghiệm
như sau: Dùng 2 đũa thủy tinh: Một đũa nhúng vào dung dịch HCl đặc, một đũa
nhúng vào dung dịch NH
3
đặc. Đưa 2 đũa lại gần nhau thì sẽ thấy khói trắng xuất hiện.
a. Giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Trong 2 trường hợp sau, trường hợp nào sẽ xuất hiện khói trắng? Vì sao?
TN1: đũa HCl ở trên, đũa NH
3
ở dưới TN2: đũa HCl ở dưới, đũa NH
3
ở trên
6. Nêu và giải thích hiện tượng khi cho từ từ đến dư dung dịch NH
3
vào dung dịch AlCl
3
và dung dịch CuCl
2
.
7. Một hỗn hợp A gồm khí amoniac và khí nitơ.
a. Hãy nêu cách tách riêng từng khí trong A.
b. Có thể chuyển hóa hoàn toàn hỗn hợp A thành khí amoniac hoặc khí nitơ được hay
không? Hãy giải thích?
8. Có 5 bình đựng 5 chất khí: N
2
, O
2
, NH
3
, Cl
2
và CO
2
. Hãy đưa ra hai cách đơn giản để
nhận ra đâu là bình đựng khí NH
3
.
Tiết 12 - Bài 8: AMONIAC – MUỐI AMONI
PHIẾU HỌC TẬP
PHỤ LỤC 3
GIÁO ÁN: AMONIAC – MUỐI AMONI (Tiết 2)
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng
dụng
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.
- Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.
3. Tư duy
- Tư duy logic, chính xác, rõ ràng, cụ thể, hệ thống, khoa học.
- Các thao tác tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo.
4. Về tình cảm, thái độ
- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác, hợp tác, có kế
hoạch.
- Rèn thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. Yêu thích môn hóa học.
II. TRỌNG TÂM
- Muối amoni có phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân.
- Phân biệt được amoniac với một số khí khác, muối amoni với một số muối khác
bằng phương pháp hoá học.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Muối NH
4
CL, nước cất, quỳ tím.
- Hệ thống các câu hỏi và sơ đồ tư duy
2. Học sinh:
- Chuẩn bị phiếu học tập ở nhà.
IV. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại nêu vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Bài tập 7 trong PHT.
3. Bài mới: Có bao giờ các em tự hỏi tại sao khi làm bánh mì, chỉ từ 1 lượng bột
nhỏ lại có thể tạo ra được 1 ổ bánh mì thật lớn? Vì sao bánh bông lan lại không
đặc mà xốp? Vì sao bánh bao lại nở và có mùi khai? Tất cả những thắc mắc này
sẽ được giải đáp qua bài học hôm nay.
-Trang 22-
Bài 8:
AMONIAC – MUỐI AMONI (tiết 2)