Tải bản đầy đủ (.ppt) (59 trang)

Bài giảng lịch sử truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.99 KB, 59 trang )


PHẦN III: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
1. Sự ra đời của truyền hình
Truyền hình thực sự ra đời vào thế kỷ XX nhưng trước đó, đã có nhiều
phát minh và công trình làm tiền đề cho sự ra đời này. Đó là những tìm
tòi để chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện biến thiên.
+ Năm 1873, James Cleck Maxwell (người Scotland) chứng minh
sự tồn tại của sóng điện từ.
+ Cùng năm này, Willoughby Smith (người Anh) chứng minh
rằng điện trở suất của nguyên tố Selenium sẽ thay đổi khi được
chiếu sáng. Phát minh này đã đưa ra khái niệm "suất quang
dẫn", nguyên lý hoạt động của ống vidicon truyền ảnh.
+ Năm 1884, một sinh viên người Đức tên là Paul Nipkow sáng
chế một dụng cụ tên gọi electric telescope (còn gọi là đĩa
Nipkow)
+ Năm 1888, Wihelm Hallwachs (người Đức) tìm ra khả năng
phóng thích điện tử của một số vật liệu.

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
1. Sự ra đời của truyền hình
Đĩa Nipkow là chiếc đĩa có đục lỗ theo hình xoáy ốc đặt phía trước một
vật thể được chiếu sáng. Khi quay đĩa, các lỗ thủng lần lượt quét qua
các điểm của vật thể. Để thu được hình ảnh, có chiếc đĩa tương tự
được quay đồng bộ ở điểm nhận.

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
1. Sự ra đời của truyền hình
Song song với quá trình nỗ lực làm truyền hình bằng phương pháp
phân tích cơ học, tử năm 1907, Campbell Swinton (người Anh) và Boris
Rosing (người Nga) phát minh ra ống tia cathod, sử dụng một màn ảnh
để thu nhận một điện tích thay đổi tương ứng với hình ảnh, và một


súng điện tử trung hòa điện tích này, tạo ra dòng điện tử biến thiên.
Nguyên lý này được Zworykin áp dụng trong ống ghi hình iconoscope.

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
1. Sự ra đời của truyền hình
Nguyên lý chung của ống ghi hình iconoscope là hình ảnh được tái tạo
bằng cách dùng một ống phóng tia âm cực (cathode rays tube - CRT)
bắn phá màn hình phủ phosphor.
Công nghệ CRT được hoàn thiện nhờ những nghiên cứu của kỹ sư
điện tử người Mỹ Allen DuMont. Phương pháp tái hiện hình ảnh của
DuMont về cơ bản giống phương pháp chúng ta sử dụng ngày nay.

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
1. Sự ra đời của truyền hình
Năm 1927, một chương trình truyền hình đầu tiên đã thực hiện (bằng
dây dẫn) giữa 2 thành phố ở Mỹ
Năm 1928, Emst Alexanderson cho ra đời chiếc máy thu hình áp dụng
phương pháp quét hình điện tử đầu tiên trên thế giới tại New York, Mỹ.
Sau đó, nhiều máy thu kiểu này đã được sản xuất đại trà và bán ở Mỹ.
Và cũng vào cuối năm 1928, đài WGY bắt đầu phát sóng đều đặn.
Sau đó, truyền hình lần lượt xuất hiện ở các nước châu Âu, đặc biệt là
ở Anh, Đức, Pháp, Nga.
Trong thời gian này, phát thanh phát triển rất mạnh và công nghệ
truyền hình vẫn tiếp tục tìm kiếm để hoàn thiện cho đến nay.

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
2. Quá trình phát triển truyền hình thế giới
+ Trong thời kỳ đầu xuất hiện, truyền hình chỉ được xem như một hình
thức giải trí mới và truyền hình cũng chỉ phổ biến trong phạm vi hẹp.
+ Năm 1934, cơ quan quản lý phát thanh – truyền hình đầu tiên ở Mỹ

được thành lập.
+ 1929, chương trình phát hình đâu tiên của BBC được thực hiện từ kết
quả nghiên cứu của John Baird về quét cơ học.
+ 1931, chương trình phát hình đầu tiên ở Pháp cũng được thực
hiện dựa trên những nghiên cứu của René Barthélemy.
+ 1934, Vladimir Zworykin hoàn chỉnh nghiên cứu về iconoscop và
bắt đầu ứng dụng vào việc xây dựng và phát sóng truyền hình.
+ 1935, Pháp đặt máy phát trên tháp Eiffel

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
2. Quá trình phát triển truyền hình thế giới
+ 1936, chương trình truyền hình công cộng đầu tiên lại xuất hiện ở
London.
+ Năm 1941, Mỹ chấp nhận chuẩn 525 dòng quét với 30 frame/s.
+ 1937, BBC thực hiện buổi phát hình ngoài trời đầu tiên mang màu sắc
báo chí. Đó là buổi phát hình lễ đăng quang của vua George VI tại
London. BBC đã sử dụng một máy phát xách tay đặt trên chiếc xe đặc
biệt. Vài ngàn khán giả đã chứng kiến buổi phát hình này.
+ 1936, Thế vận hội Berlin được truyền hình tại một số thành phố lớn.
+ 1939, Truyền hình Liên Xô phát đều đặn hàng ngày

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
2. Quá trình phát triển truyền hình thế giới
Chiến tranh thế giới thứ II xảy ra, hoạt động truyền hình trên thế giới
tạm ngưng một thời gian ngắn. Nhưng giữa cuộc chiến này, các
cường quốc chạy đua quyết liệt để phát các chương trình truyền
hình nhằm vận động nhân dân ủng hộ các chiến lược quân sự và
kinh tế của mình.
+ Sau chiến tranh thế giới thứ II, các công ty sản xuất máy thu hình
ra đời, đây là giai đoạn truyền hình tăng tốc phát triển.

+ 1948, Pháp chấp nhận chuẩn 819 dòng quét, kết quả nghiên cứu
của Henri de France.

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
2. Quá trình phát triển truyền hình thế giới
+ 1954, Đài RTF phát những buổi truyền hình đầu tiên
+ 1956, Hãng Ampex giới thiệu máy ghi hình từ (thu hình ảnh trên
băng từ)
+ Tháng 10/1960 truyền hình trực tiếp cuộc tranh luận trên kênh
truyền hình giữa 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ Richard Nixon và
John Kennedey
+ Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam, cách đưa tin tức và
truyền hình ảnh về chiến tranh của các đài ở Mỹ được xem là cột
mốc có tính chất kinh điển trong lịch sử truyền hình và vai trò của
truyền thông (trong quan hệ với các chính phủ).

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
2. Quá trình phát triển truyền hình thế giới
+ 1964, vệ tinh địa tĩnh đầu tiên được phóng lên quỹ đạo mang tên
Early Bird.
+ 1965, cuộc chiến về các chuẩn truyền hình màu SECAM (Pháp) và
PAL (Đức) tại Châu Âu.
+ 1967, truyền hình màu xuất hiện ở Pháp và Liên Xô
+ 1969, cuộc đổ bộ lên bề mặt trăng của tàu Apollo 11 được truyền
hình trực tiếp
+ 1992, truyền hình kỹ thuật số trở thành hiện thực
+ Dù truyền hình chỉ thực sự phổ biến từ những năm 1950 nhưng
đến nay, trên thế giới, những đài phát thanh như NBC, CBS, ABC,
BBC… sau khi phát triển thêm hệ thống truyền hình đã thực sự lớn
mạnh và trở thành những tập đoàn phát thanh - truyền hình tầm cỡ.


PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
3. Nhận xét:
+ Quá trình phát triển truyền hình cho thấy, sự ra đời của truyền hình
không do một người làm ra mà là kết quả của một chuỗi phát minh và
cải tiến không ngừng trên nửa thế kỷ từ 1890 đến 1950.
+ Lịch sử truyền hình gắn liền với lịch sử phát triển của công nghệ.
Công nghệ truyền hình đã trải qua các giai đoạn chính:
- Giai đoạn truyền hình cơ điện tử (trước 1936)
- Giai đoạn truyền hình điện tử (từ 1936 đến nay). Trong đó, có giai
đoạn phát triển truyền hình màu (1960 đến nay)
- Giai đoạn truyền hình số 1992 đến nay

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
3. Nhận xét:
Khi truyền hình mới ra đời, các hoạt động ứng dụng công nghệ
này trong đời sống thiên về giải trí. Dân dà người ta đã nhận ra vai
trò báo chí của truyền hình và đã nhanh chóng ứng dụng để đưa
truyền hình thành một loại hình báo chí hiện đại.
Lịch sử phát triển của truyền hình luôn song hành với lịch sử tiến
bộ nhân loại. Truyền hình ngày một lớn mạnh lớn là do nhu cầu
thông tin của công chúng ngày càng cao, khoa học kỹ thuật phát
triển và xuất hiện nhu cầu được giao lưu quốc tế.
Truyền hình có mối liên hệ mật thiết với một số loại hình truyền
thông khác như phát thanh, điện ảnh… Tuy nhiên, chỉ sau một vài
thập kỷ sơ khai, truyền hình đã nhanh chóng trở thành phương tiện
truyền thông độc lập và có sức mạnh to lớn trong hình thành và
định hướng dư luận.

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH

4. Sự ra đời và phát triển truyền hình ở Việt Nam
Do điều kiện khó khăn của một nước trải qua chiến tranh, truyền
hình ở Việt Nam ra đời muộn và có nhiều điểm khác nhau giữa 2
miền Nam – Bắc
Trước đó, ngày 4/1/1968, Tổng cục thông tin (trực thuộc Chính Phủ)
thành lập "Xưởng phim vô tuyến truyền hình Việt Nam". Đây là một
xưởng phim nhựa 16 ly, có nhiệm vụ làm phim thời sự tài liệu truyền
hình gửi ra nước ngoài nhờ đài truyền hình các nước XHCN phát
trên sóng của họ để tuyên truyền đối ngoại, đồng thời hướng dẫn và
hợp tác với các đoàn làm phim vô tuyến truyền hình nước ngoài đến
quay phim ở Việt Nam.
Ở miền Bắc, ngày 7/9/1970, chương trình truyền hình thử nghiệm
đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được phát sóng.
Chương trình này do Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện.

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
4. Sự ra đời và phát triển truyền hình ở Việt Nam
Ổ miền Nam, cuối những 1950 đã có hoạt động truyền hình (phóng
viên truyền hình của các đài Mỹ xuất hiện để đưa tin về quân đội Mỹ
ở miền Nam.
Đài truyền hình Sài Gòn (của chế độ Việt Nam Cộng Hòa), thành lập
năm 1965, phát sóng đầu tiên ngày 7 tháng 2 năm 1966 và lần cuối
cùng ngày 29 tháng 4 năm 1975. Thời điểm đó tại Sài Gòn có hai đài
truyền hình sát cạnh nhau ngay khu trung tâm: đài truyền hình của
quân đội Mỹ (kênh 7) và đài truyền hình Sài Gòn (kênh 9). Ở miền
Nam trước 1975, có tất cả năm đài truyền hình (Sài Gòn, Cần Thơ,
Huế, Nha Trang, Qui Nhơn)
Giữa năm 1966, miền Nam đã có truyền hình nhờ người Mỹ.

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH

4. Sự ra đời và phát triển truyền hình ở Việt Nam
Trước năm 1970, nhiều đoàn cán bộ phát thanh Việt Nam đã được
cử sang Cuba và Cộng hòa Dân chủ Đức để học tập về truyền hình.
Những thiết bị sản xuất và phát sóng ban đầu của truyền hình ở
miền Bắc được nhập từ Hungary và Cộng hòa dân chủ Đức cùng với
sự tìm tòi cải tiến của đội ngũ kỹ thuật Việt Nam
Tháng 5.1971, Hội đồng Chính phủ thành lập Ban Vô tuyến truyền
hình Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Ban biên tập truyền hình của Đài
Tiếng nói Việt Nam và Xưởng phim vô tuyến truyền hình Việt Nam

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
4. Sự ra đời và phát triển truyền hình ở Việt Nam
Ở miền Bắc, sau chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên được
tổ chức trong phòng thu nhạc lớn của Đài tiếng nói Việt Nam tại trụ
sở 58 Quán Sứ năm 1970, vào tối 30 tết Tân Hợi (27/1/1971), chương
trình truyền hình đầu tiên ra mắt khán giả thủ đô gồm 30 phút thời
sự trong nước và quốc tế do các phát thanh viên nam nữ thay nhau
đọc trực tiếp, chương trình ca nhạc 30 phút dùng phương pháp
playback; chương trình phim truyện, phim tài liệu được chiếu lên
tường, dùng camera điện tử thu lại và phát lên sóng qua máy phát.

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
4. Sự ra đời và phát triển truyền hình ở Việt Nam
Sau khi hiệp định Paris được ký kết, các chương trình của đài
THVN lại được tiếp tục phát sóng. Các chương trình của đài lần lượt
được ra mắt như: Vì an ninh Tổ quốc (27.1.1973) (Buổi phát sóng đầu
tiên của chương trình này là tối 16-8-1972), Câu lạc bộ nghệ thuật
(21.2.1976) Văn hoá xã hội (21.3.1976) Quân đội nhân dân (24-4-1976),
Thể dục thể thao (26.5.1976), Kinh tế (9.5.1976). Tới khi chuyển về
trung tâm truyền hình Giảng Võ, từ 16/6/1976 mới phát chính thức

hàng ngày.

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
4. Sự ra đời và phát triển truyền hình ở Việt Nam
Năm 1976, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm
phát hình màu. Một năm sau, 1977, Đài truyền hình Trung ương cũng
bắt đầu phát thử nghiệm truyền hình màu vào các sáng chủ nhật. Từ
giữa năm 1980, khi Đài Hoa sen đi vào hoạt động, chương trình phát
sóng của Đài truyền hình Trung ương xen kẽ lúc có màu, lúc không
do sử dụng nhiều chương trình màu thu từ Đài Hoa sen.
Ngày 1/8/1986, Đài truyền hình Trung ương chuyển hẳn sang phát
màu hệ SECAM 3b bằng các thiết bị chuyên dùng, từ bỏ hoàn toàn
truyền hình đen trắng. Sở dĩ chúng ta chọn hệ màu SECAM 3b vì đây
là hệ màu được Liên Xô và phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa sử
dụng.

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
4. Sự ra đời và phát triển truyền hình ở Việt Nam
Bắt đầu từ ngày 1/1/1991, hệ truyền hình màu của Đài truyền hình
Việt Nam chuyển từ hệ SECAM 3b sang phát bằng hệ PAL/D/K. Đây
là sự thay đổi vì mục tiêu phát triển của ngành trong những năm sau
đó và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực
và trên thế giới.
Ngày 30/1/1991, Chính phủ ra quyết định số 26/CP giao cho Tổng
cục bưu điện thuê vệ tinh Intesputnik truyền dẫn tín hiệu phát thanh
truyền hình năm 1991. Tết âm lịch Tân Mùi (đầu năm 1991) bắt đầu
truyền chính thức bằng cách phủ sóng qua vệ sinh chương trình
truyền hình quốc gia cho các đài địa phương.
Ngày 1.01.1990, Đài truyền hình Việt Nam chính thức tách kênh
VTV1, VTV2. Đây được xem là bước ngoặt mở ra 1 giai đoạn phát

triển đa dạng và phong phú về quy mô của Đài truyền hình Việt Nam.
Vì từ đó đến nay, hệ thống kênh, chương trình và các dịch vụ của
truyền hình Việt Nam liên tục hoàn thiện và phát triển.

PHẦN IV: LỊCH SỬ TRUYỀN HÌNH
4. Sự ra đời và phát triển truyền hình ở Việt Nam
Từ đầu những năm 1990, nhiều địa phương như Đà Nẵng, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An… lần lượt có máy phát hình công suất
1kW hoặc 100 W, 200W.
Đặc biệt là từ khi Đài truyền hình Việt Nam sử dụng vệ tinh để
phủ sóng toàn quốc thì các đài truyền hình các tỉnh, thành phố đã có
một bước tăng trưởng về số lượng.
Đến nay, trong hệ thống truyền hình Việt Nam có 2 Đài truyền
hình cấp quốc gia, 5 đài truyền hình khu vực của VTV (Huế, Đà Nẵng,
Cần thơ, Phú Yên, Sơn La) và 64 đài phát thanh - truyền hình địa
phương;
Ngoài ra, trừ tỉnh Lai Châu, tất cả các tỉnh thành trong cả nước
đều có hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến CATV

PHẦN V: CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH TIÊU BiỂU
5. Đài truyền hình Việt Nam - VTV
Đài Truyền hình Việt Nam hay Đài truyền hình Trung ương Việt
Nam là đài truyền hình quốc gia của Việt Nam, phát sóng trong cả
nước và có kênh phát qua vệ tinh đi quốc tế (phục vụ công tác tuyên
truyền đối ngoại của Chính phủ và phục vụ người Việt Nam ở nước
ngoài)
Tên viết tắt của Đài là VTV, tên tiếng Anh: Vietnam Television

PHẦN V: CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH TIÊU BiỂU
5. Đài truyền hình Việt Nam - VTV

Một số cột mốc tiêu biểu trong quá trình hình thành và phát triển:
+ Ngày 7 tháng 9 1970: VTV được thành lập từ một ban biên tập
của Đài Tiếng nói Việt Nam
+ Năm 1976: Tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa
điểm mới
+ Ngày 30 tháng 4 1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền
Hình Việt Nam
+ Ngày 1 tháng 1 1990: Bắt đầu phát sóng song song 2 kênh: VTV1
và VTV2
+ Tháng 2 1991: Bắt đầu phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài
địa phương thu và phát lại nhằm phủ sóng toàn quốc

PHẦN V: CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH TIÊU BiỂU
5. Đài truyền hình Việt Nam - VTV
Một số cột mốc tiêu biểu trong quá trình hình thành và phát triển:
+ Tháng 4 - 1995: Bắt đầu phát chương trình VTV3, và chương
trình này được tách thành 1 kênh riêng và được phát sóng vệ tinh
vào tháng 3 năm 1998
+ Ngày 27 tháng 4 - 2000: VTV4 được chính thức phát trên mạng
toàn cầu qua 3 quả vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Á, châu Âu, Bắc
Phi, Bắc Mỹ và Tây Bắc Úc
+ Tháng 3 - 2001: Chuẩn DVB-T được chính thức chọn làm chuẩn
phát sóng số mặt đất của VTV
+ Ngày 10 tháng 2 - 2002: Bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng bào
thiểu số bằng tiếng dân tộc

PHẦN V: CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH TIÊU BiỂU
5. Đài truyền hình Việt Nam - VTV
Một số cột mốc tiêu biểu trong quá trình hình thành và phát triển:
+ Tháng 10 2004: Mạng DTH được chính thức khai trương song

song với mạng truyền hình cáp và MMDS
+ Tháng 12 2005: Chính thức khai trương trên mạng DTH và
Truyền hình cáp
+ Từ 2006 – nay: VTV đã tăng thêm 2 kênh: VTV9 (phát sóng tại
TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ) và VTV6 (đang phát sóng thử
nghiệm trên truyền hình Cáp VCTV, đã phát một số chương trình đặc
sắc trên các kênh quảng bá và dự kiến sẽ sớm lên sóng quảng bá
trong năm 2009), hàng chục kênh trả tiền và vẫn đang tiếp tục thực
hiện lộ trình tăng kênh và số hóa. Đài cũng đang rất cố gắng xúc tiến
để phát sóng truyền hình số độ phân giải cao HDTV.

PHẦN V: CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH TIÊU BiỂU
5. Đài truyền hình Việt Nam - VTV
Cơ cấu tổ chức:
Ban Tổng Giám đốc gồm TGĐ và các Phó TGĐ phụ trách nội dung, kỹ
thuật, hành chính kế hoạch tài vụ với các bộ phận: tổ chức hành
chính, khối nội dung, khối kỹ thuật, khối kinh doanh và các đơn vị
trực thuộc.
Các đơn vị trực thuộc:
VTV còn có các chi nhánh ở các địa phương trong cả nước, với
Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng DVTV quản lý miền
Trung và Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
cho khu vực miền Nam. Bên cạnh đó còn có các Trung tâm Truyền
hình Việt Nam tại Huế HVTV, Phú Yên PVTV và Cần Thơ CVTV.

×