Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị bệnh ở các hộ nông dân chăn nuôi tại xã chiềng sàng, huyện yên châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.11 KB, 56 trang )

TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
KHOA NÔNG LÂM

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Chuyên đề: “Điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện
pháp phòng trị bệnh ở các hộ nông dân chăn nuôi tại xã Chiềng Sàng huyện
Yên Châu tỉnh SơnLa

Giảng viên hƣớng dẫn

: Nguyễn Thị Nga

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Huyền

Chuyên ngành

: Chăn nuôi

Lớp

: CĐ Chăn ni k49

Khóa học

: 2012 -2015

Sơn la, tháng 5 năm 2015
1




LỜI CẢM ƠN
Nằm trong kế hoạch đào tạo của bộ giáo dục, để đảm bảo tính hệ
thống về lý luận, tính khoa học và tính thực tiễn cho chương trình đào tạo
của nhà trường, trường Cao Đẳng Sơn La tổ chức thực tập làm khóa luận,
chuyên đề tốt nghiệp và thi học phần cho sinh viên năm cuối. Để hoàn
thành quá trình thực tập tốt nghiệp và đánh giá kết quả học tập của sinh
viên theo chương trình đào tạo của nhà trường khóa học 2012 - 2015, tơi
đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Điều tra tình hình dịch
bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và biện pháp phịng trị bệnh ở các hộ
nơng dân chăn nuôi tại xã Chiềng Sàng huyện Yên Châu tỉnh Sơn La”.
Nhân dịp hồn thành chun đề, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân
thành tới các thầy cơ giáo trong khoa Nông Lâm trường Cao Đẳng Sơn La
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành chun đề này. Tôi xin chân
thành cảm ơn Uỷ Ban Nhân Dân xã Chiềng Sàng và các phòng ban liên
quan đã tạo điều kiện cung cấp số liệu và hướng dẫn tôi tại địa phương để
tơi có thể hồn thành chun đề tốt nghiệp này. Đặc biệt, qua đây cho
phép tôi được bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến cơ giáo Nguyễn Thị Nga đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tơi hồn thành q trình thực tập và hồn
thiện chun đề tốt nghiệp.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè
đã động viên, khích lệ tơi trong q trình hồn thành chun đề.
Do lần đầu cịn chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên chun đề khơng tránh
khỏi những thiếu sót về nội dung và bố cục, mong nhận được nhiều sự đóng góp
ý kiến từ phía thầy cơ và bạn bè để chun đề thêm hồn thiện, có thể ứng dụng
vào thực tiễn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Sơn la, tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Huyền

2


MỤC LỤC
CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 6
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 7
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU ................................... 8
2.1. Khái quát về hệ thống chăn nuôi ................................................................ 8
2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của hệ thống chăn nuôi .................. 8
2.2.1. Yếu tố con giống ......................................................................................... 8
2.2.2. Thức ăn ....................................................................................................... 9
2.2.3. Yếu tố môi trường..................................................................................... 10
2.2.4. Công tác quản lý, chăm sóc, thú y ........................................................... 10
2.2.5. Dịch bệnh.................................................................................................. 11
2.2.6. Bệnh nội khoa .......................................................................................... 20
2.2.7. Bệnh ngoại khoa ...................................................................................... 20
2.2.8. Bệnh ký sinh trùng ................................................................................... 20
CHƢƠNG III: ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP ................. 21
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 21
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 21
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 21
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 22
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu............................................................................. 22
3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu................................................................. 22
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 23

CHƢƠNG VI: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ............................................. Error! Bookmark not defined.
4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Chiềng Sàng huyện Yên Châu tỉnh Sơn La 24
4.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 24
3


4.1.2. Điều kiện địa hình .................................................................................... 24
4.1.3. Điều kiện khí hậu ..................................................................................... 24
4.1.4. Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước.......................................................... 25
4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................................. 25
4.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã ........................................................... 25
4.2.2. Dân số ....................................................................................................... 25
4.2.3. Dân tộc ...................................................................................................... 26
4.2.4. Văn hoá, giáo dục, y tế ............................................................................. 26
4.2.5. Kinh tế xã hội ........................................................................................... 27
4.2.6. Lao động thu nhập ................................................................................... 28
4.3. Tình hình phát triển các hoạt động sản xuất trong xã ........................... 29
4.3.1. Ngành trồng trọt ....................................................................................... 29
4.3.2. Nghề phụ................................................................................................... 29
4.3.3. Ngành chăn nuôi...................................................................................... 29
CHƢƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 33
5.1. Kết quả điều tra tình hình chăn ni và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia
cầm của xã Chiềng Sàng ................................................................................... 33
5.1.1. Tình hình chăn ni tại xã Chiềng Sàng ............................................... 33
5.1.2 Tình hình thú y xã..................................................................................... 33
5.1.3. Tình hình tiêm phịng cho đàn gia súc gia cầm ..................................... 34
5.1.4 Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm ........................................ 39
5.1.5. Kết quả điều trị bệnh trong thời gian thực tập tại xã ............................. 42
CHƢƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 46

6.1. Kết luận ....................................................................................................... 47
6.2 Kiến nghị. ..................................................................................................... 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 49

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 4.1: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Chiềng Sàng qua 3 năm từ
năm 2012 đến năm 2014 và 4 tháng đầu năm 2015 ....................................... 30
qua các năm ....................................................................................................... 30
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu tổng đàn gia súc gia cầm của xã chiềng sàng ............... 30
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu đàn lợn thịt, lợn nái và lợn đực giống của xã Chiềng
Sàng qua 3 từ năm 2012 đến năm 2014 và 4 tháng đầu năm 2015 ............... 31
Bảng 4.2: Phƣơng hƣớng chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và sản phẩm
của chúng............................................................................................................ 32
Bảng 5.1: Tỷ lệ tiêm phòng các loại vacxin trên đàn lợn và trâu bò ở các hộ
điều tra năm 2015 .............................................................................................. 34
Biểu đồ 5.1: Tỉ lệ tiêm phòng các loại vacxin trên đàn lợn và trâu bò ở các
hộ điều tra năm 2015 ......................................................................................... 35
Bảng 5.2: Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc qua 3 năm ........................... 36
(từ năm 2012 đến năm 2014) ............................................................................ 36
Biểu đồ 5.2: Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc năm 2012......................... 37
Biểu đồ 5.3: Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc năm 2013......................... 37
Biểu đồ 5.4: Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc năm 2014......................... 38
Bảng 5.3: Tỷ lệ mắc các bệnh trên đàn gia cầm ở các hộ điều tra

năm

2015 ..................................................................................................................... 39

Biểu đồ 5.5 Tỉ lệ mắc bệnh các bệnh trên đàn gia cầm ở các hộ điều tra .... 39
Bảng 5.4: Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gia súc ở các hộ điều tra năm 2015 ....... 40
Biểu đồ 5.6: Tỉ lệ mắc bệnh của đàn gia súc ở các hộ điều tra năm 2015 .... 41
Bảng 5.5. Kết quả điều trị bệnh trong thời gian thực tập tại xã

5

46


CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta đã và đang coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu
trong nền kinh tế quốc dân, bởi nơng nghiệp khơng chỉ giữ vai trị cung cấp
lương thực, thực phẩm cho đất nước mà vì nước ta hiện nay và những năm sắp
tới cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, với 11 triệu hộ nông dân chiếm 78,7% dân
số sống ở nơng thơn và nơng nghiệp đóng góp 25,75% GDP (1998).
Trước kia trong thời kỳ bao cấp với chính sách kinh tế hố chưa khuyến
khích người lao động, nên người lao động chưa phát huy hết tiềm năng của
mình, nhận rõ ra khiếm khuyết đó, tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12 1986) Đảng tiến hành đổi mới tổ chức quản lí nền kinh tế quốc dân, trong đó có
nơng nghiệp. Nội dung cơ bản của chính sách đổi mới chính là phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Vận dụng đường lối đó trong đổi mới kinh tế nông nghiệp nét nổi bật là coi
“gia đình xã viên là một đơn vị kinh tế tự chủ” trong sản xuất nơng nghiệp, từ đó
Đảng và Nhà nước ta ln có những chính sách khuyến khích phát triển nông
nghiệp như nghị quyết Trung Ương V đại hội khố VII và hàng loạt các chính
sách kinh tế mới trong thời kỳ đổi mới. Đó là những tiền đề hết sức quan trọng
để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển nói chung và chăn ni nói riêng.
Trước hồn cảnh đó, trong những năm gần đây tình hình chăn ni trong cả
nước đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt là chăn nuôi ở các nông hộ

thuộc các tỉnh trong cả nước. Trong đó huyên Yên Châu là một huyện khá điển
hình trong chăn ni phát triển cũng rất mạnh, chăn ni đã góp phần khơng nhỏ
vào cung cấp nguồn thực phẩm trong cả nước nói chung và cải thiện đời sống
cho người dân chăn ni nói riêng.
Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân làm chăn nuôi kém phát
triển, làm thiệt hại kinh tế cho người chăn ni. Trong đó, ngun nhân chính là do
dịch bệnh gây ra, nó khơng chỉ gây thiệt hại trong chăn ni mà nó cịn ảnh hưởng
tới sức khoẻ của con người. Đặc biệt, đầu năm 2014 dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm
thiệt hại lớn trong chăn nuôi, kìm hãm sự phát triển của chăn ni gây thiệt hại về
6


nền kinh tế của cả nước nói chung và của người chăn ni nói riêng.
Để hiểu rõ được những khó khăn, những thiệt hại trong chăn nuôi do dịch
bệnh gây ra và từ đó đề ra các biện pháp phịng trừ thích hợp, tơi tiến hành
nghiên cứu chun đề: “Điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
và biện pháp phịng trị bệnh ở các hộ nơng dân chăn nuôi tại xã Chiềng Sàng
huyện Yên Châu tỉnh SơnLa”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng phát triển chăn nuôi ở xã Chiềng Sàng huyện
Yên Châu tỉnh Sơn La.
- Đánh giá được tình hình dịch bệnh sảy ra ở gia súc, gia cầm tại xã Chiềng
Sàng và nhận thức của người chăn ni trong phịng trừ dịch bệnh cho đàn gia
súc và gia cầm.
- Đề xuất một số giải pháp phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm
nhằm phát triển chăn nuôi tại xã Chiềng Sàng huyện Yên Châu tỉnh Sơn La.

7



CHƢƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU
2.1. Khái quát về hệ thống chăn nuôi
Hệ thống chăn nuôi bao gồm toàn bộ kỹ thuật và thực tiễn do một cộng
đồng sử dụng để khai thác một khoảng không gian nhất định, các nguồn tài
nguyên thực vật, động vật ứng với điều kiện tự nhiên tương ứng với mục tiêu
của cộng đồng và các cản trở của mơi trường.
Có thể hiểu rằng hệ thống chăn nuôi là một hoạt động dựa trên gia súc, gia
cầm, sử dụng nguồn thức ăn là tài nguyên thực vật. Gia súc, gia cầm đã gắn bó
với con người từ xa xưa, nó là một loại vật ni hữu ích và có một tầm quan
trọng rất lớn trong xã hội nó có thể sản xuất ra các sản phẩm có giá trị như: Thịt,
trứng, sữa, lơng, da,... Vật ni có thể thu nhận các chất dinh dưỡng mà con
người không thể sử dụng được, các chất thải của con người hoặc các phụ phẩm
trong các ngành sản xuất khác.
Từ xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã thuần hố vật ni hoang dại thành vật
ni trong gia đình và từ đó các phương thức chăn ni cũng bắt đầu được hoàn
thiện. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều dạng chăn ni khác nhau, mỗi dạng
phù hợp với một phương thức chăn nuôi cụ thể mà chủ yếu là phụ thuộc vào
trình độ thâm canh, loại vật nuôi, môi trường tự nhiên, nguồn lợi từ các sản
phẩm chăn nuôi ấy.
2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của hệ thống chăn nuôi
Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao phải biết kết hợp hài hoà giữa các yếu tố:
Con giống, thức ăn, môi trường và công tác quản lý, chăm sóc, thú y.
2.2.1. Yếu tố con giống
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất nó ảnh hường
đến tốc độ phát triển cũng như chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Do vậy, cùng
điều kiện chăm sóc ni dưỡng như nhau mà con giống khác nhau sẽ cho kết
quả hoàn toàn khác nhau kéo theo hiệu quả chăn ni cũng hồn tồn khác nhau.
Chính sự khác biệt này nói nên tầm quan trọng của giống vật ni.
Đó là lý do cơng tác giống được quan tâm đến nhiều, điều này được thể
hiện thông qua những việc làm như: Lai tạo giống mới, đột biến gen... Để tạo ra

8


các giống có tính năng sản xuất như mong muốn.
Hiện nay, nước ta có chủ trương cải tạo đàn bị vàng Việt Nam bằng bò Lai
Sind, phát triển đàn bò sữa vùng trung du miền núi, đàn lợn: Các giống lợn,
Lanchace, Duroc, Yorkshire.., đang được nuôi thuần hay lai tạo để phát triển
rộng rãi tại các trang trại nông hộ. Đàn gia cầm, các giống gà: Tam Hoàng,
Lương Phượng, giống vịt siêu trứng, ngan Pháp... Cũng được nhập vào nước ta
và ni khá nhiều.
Như vậy giống vật ni có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hệ thống
chăn nuôi, con giống được chọn để nuôi không chỉ phù hợp với điều kiện khí
hậu, thổ nhưỡng, chống chịu bệnh tật tốt, mà cịn phải có ưu thể sản xuất ra các
sản phẩm như: Thịt, trứng, sữa... Đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Ngày nay
chúng ta có thể áp dụng những tiến bộ khoa học di truyền tác động vào giống gia
súc, gia cầm để tạo ra ưu thế lai tạo ra được những giống gia súc, gia cầm có
những tính trạng mong muốn.
2.2.2. Thức ăn
Thức ăn có một vai trị rất quan trọng trong chăn ni, nó ảnh hưởng rất
lớn đến năng xuất vật nuôi, cùng một loại giống, loại vật ni nhưng điều kiện
dinh dưỡng khác nhau thì hiệu quả kinh tế sẽ khác nhau. Vật nuôi nào được sử
dụng chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và
ngược lại.
Thức ăn chăn ni có nhiều loại nhưng thức ăn được người dân sử dụng
phổ biến nhất là: Gạo, ngô, sắn, đỗ tương, rau... Ngồi ra cịn có nhiều loại thức
ăn gia súc sản xuất. Tuỳ thuộc vào từng loại vật ni mà chúng địi hỏi phải
cung cấp các loại thức ăn với tỷ lệ khác nhau. Trong chăn nuôi chi phí cho thức
ăn chiếm khoảng 60 - 70%, đây là chi phí đơn thuần trong chăn ni, nó tác
động trực tiếp đến lợi nhuận của người sản xuất. Muốn giảm giá thành trong
chăn nuôi phải phối hợp các loại thức ăn hợp lý tránh lãng phí, sự phối hợp khẩu

phần này phải phù hợp với từng loại thức ăn là một điều đáng lưu tâm, giá các
loại thức ăn quá cao mà giá thành sản phẩm chăn nuôi lại thấp hoặc chất lượng
thức ăn không đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
9


hiệu quả chăn nuôi.
2.2.3. Yếu tố môi trường
Điều kiện môi trường tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi nông hộ, các yếu tố môi trường bao gồm:
* Môi trường tự nhiên
- Điều kiện khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa...
- Đất đai: Địa hình, độ màu mỡ...
- Nước: Số lượng và chất lượng nước (độ sạch, bẩn).
* Môi trường kinh tế - xã hội
- Quyền sở hữu đất đai
- Vốn, lao động
- Năng lượng, cơ sở hạ tầng
- Thị trường
- Tơn giáo
2.2.4. Cơng tác quản lý, chăm sóc, thú y
Trong chăn ni việc quản lý, chăm sóc, thú y mang một tầm quan trọng
rất lớn nó ảnh hưởng khơng nhỏ tới thành cơng trong chăn ni.
Quản lý, chăm sóc là việc tạo cho gia súc, gia cầm một chế độ ăn uống,
nghỉ ngơi thích hợp, giúp cho con vật tránh được những stress khơng đáng có,
đồng thời giúp cho người chăn nuôi phát hiện sớm những con bị bệnh, loại thải
hay điều trị kịp thời tránh được những thiệt hại đáng tiếc trong chăn nuôi. Thực
chất của công tác này là nâng cao sức đề kháng của con vật nhằm hạn chế khả
năng nhiễm bệnh và lây lan dịch bệnh.
Thú y có một vai trị khơng thể thiếu trong chăn nuôi nhất là trong giai đoạn

hiện nay. Thực tế cho thấy ở những nơi chăn nuôi phát triển mà lại coi nhẹ cơng tác
thú y thì ở nơi đó rất khó tránh được những thiệt hại trong chăn ni, người chăn
ni phải tn thủ các quy trình phịng bệnh bằng vệ sinh, bằng vacxin, tiêu độc khử
trùng chuồng trại định kỳ. Bên cạnh đó phải chẩn đốn nhanh chính xác, kịp thời để
phát hiện ra những con bị bệnh bằng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng (sờ, nắm,
gõ, nghe,...) và phi lâm sàng (xét nghiệm phân, nước tiểu, dịch tiết...). Thực tế trong
10


chăn ni nơng hộ thì cơng tác thú y nhiều khi vẫn chưa được coi trọng nên dịch
bệnh rất dễ xảy ra trên một vùng lớn.
2.2.5. Dịch bệnh
Dịch bệnh trong chăn nuôi luôn là vấn đề rất được quan tâm, cùng với việc
chăm sóc, ni dưỡng và quản lý tốt thì vấn đề dịch bệnh cũng phải được phịng
chống tốt, có vậy chăn ni mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Thực tế trong chăn
nuôi hay gặp những bệnh truyền nhiễm, nội khoa, bệnh ký sinh trùng, bệnh
ngoại khoa, bệnh sinh sản làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và kéo theo
là làm giảm hiệu quả kinh tế.
2.2.5.1. Bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là một bệnh do vi sinh vật gây nên, có tính chất lây lan
và có thể phát thành dịch ở một khu vực hay nhiều khu vực khác nhau, do đó nó
là vấn đề rất quan trọng bởi hàng năm nó làm thất thu rất nhiều đối với các nhà
chăn nuôi nhất là đối với quy mơ lớn [1].
* Q trình sinh dịch
Q trình sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm lây lan liên tục từ con
vật ốm sang con vật khoẻ.
Quá trình sinh dịch gồm 3 khâu: Nguồn bệnh, nhân tố trung gian truyền
bệnh và súc vật thụ cảm. Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là điểm xuất
phát của quá trình sinh dịch nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền giữa nguồn
bệnh với súc vật thụ cảm làm cho quá trình sinh dịch thực hiện thuận lợi, súc vật

thụ cảm là yếu tố làm cho dịch biểu hiện ra đồng thời nó lại trở thành nguồn
bệnh làm cho q trình sinh dịch được nhân lên, được thúc đẩy mạnh hơn.
* Nguồn bệnh
Đây là khâu đầu tiên và là khâu chủ yếu của quá trình sinh dịch[2]. Nguồn
bệnh là nơi mầm bệnh khu trú và sinh sản thuận lợi và từ đó trong những điều kiện
nhất định sẽ xâm nhập vào cơ thể bằng cách này hay cách khác để gây bệnh.
Nguồn bệnh là nơi tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại và gây bệnh. Như
vậy nguồn bệnh là những vi sinh vật sống mà ở đó có những điều kiện thuận lợi,
đầy đủ cho mầm bệnh tồn tại và sinh sản lâu dài.
11


Nguồn bệnh biểu hiện dưới hai dạng.
+ Con vật ốm ở các thể bệnh khác nhau
Thể quá cấp tính
Thể cấp tính
Thể mãn tính
Thể ẩn tính
Thể mang trùng
+ Con vật nghi mắc bệnh
Hiện tượng mang trùng rất nguy hiểm về mặt dịch tễ học, súc vật mang
trùng thường làm lây lan bệnh lớn hơn cả bản thân súc vật ốm, vì những con vật
đang ốm thì con người có thể nhận biết được và có biện pháp xử lí kịp thời. Cịn
ở các dạng mang trùng khó phát hiện và ít được để ý vì thể bệnh này dễ dàng
phát thành dịch.
Ngoài ra, các loại gặm nhấm, dã thú... Là nguồn bệnh rất nguy hiểm trong
thiên nhiên chúng là ổ vi khuẩn của rất nhiều bệnh truyền nhiễm.
Như vậy, muốn hạn chế dịch bệnh xảy ra phải phát hiện kịp thời những
con bệnh để cách ly kịp thời, quản lí chặt chẽ tối đa quá trình lây lan dịch bệnh.
* Nhân tố trung gian truyền bệnh

Bệnh có thể lây lan trực tiếp từ súc vật ốm sang súc vật khỏe do chúng tiếp
xúc với nhau như: Khi cọ xát, bú, liếm, ăn... Nhưng có rất nhiều bệnh lây lan
gián tiếp thơng qua các nhân tố trung gian truyền bệnh như: Không khí, thức ăn,
đất, nước... Nhân tố trung gian truyền bệnh là khâu thứ hai của q trình sinh
dịch có vai trò truyền mầm bệnh tới súc vật thụ cảm. Mầm bệnh muốn lan
truyền từ cơ thể ốm sang cơ thể khoẻ thì nó phải sống một khoảng thời gian nhất
định ở ngoại cảnh trên các nhân tố trung gian truyền bệnh[3]. Khoảng thời gian
đó dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loại mầm bệnh, nhân tố trung gian truyền
bệnh có nhiều loại và được chia làm 2 loại chính:
 Nhân tố trung gian là sinh vật bao gồm: Côn trùng, các loại động vật
cảm thụ với bệnh, con người...
+ Côn trùng: Có nhiều loại như: Ve, rận, ruồi muỗi...
12


Đây là các nhân tố sống đóng vai trị rất quan trọng trong việc truyền bệnh
từ con này sang con khác, từ nơi này sang nơi khác.
Động vật: Từ động vật hoang dã đến động vật thuần hố đều có thể truyền
các bệnh như: Nhiệt thán, dịch tả lợn, dai, lở mồm long móng, sảy thai truyền
nhiễm, đóng dấu lợn... Các loại dã thú, gặm nhấm không những là nguồn tàng
trữ các ổ dịch thiên nhiên mà còn là nhân tố trung gian truyền bệnh, mầm bệnh
được dính vào thân thể của các loại động vật trên và được truyền đi, có thể
truyền qua phân, qua nước tiểu hay qua dịch tiết.
 Nhân tố trung gian không phải là sinh vật.
Ngoài ra con người cũng là nhân tố trung gian truyền bệnh, nhất là những
người trực tiếp như: Công nhân chăn nuôi, công nhân vắt sữa, cán bộ thú y... Mầm
bệnh dính vào quần áo, tay chân, giầy dép hoặc ở bên trong cơ thể con người.
Thức ăn, nước uống là nhân tố phổ biến nhất với đa số bệnh truyền lây
bằng đường tiêu hoá qua thức ăn nước uống. Đây là môi trường thuận lợi cho sự
tồn tại của vi sinh vật cũng như bào tử, nha bào của nó.

Qua thực nghiệm cho thấy những vi sinh vật gây bệnh đường ruột như
(salmonella) có thể sống được hàng tuần trong nước [4]. Nhờ dòng chảy của
nước mà mầm bệnh được mang từ nơi này sang nơi khác, do nhu cầu sử dụng
nước hàng ngày của con vật do đó mà có thể phát sinh ồ ạt bệnh truyền nhiễm.
Mức độ ô nhiễm của nước phụ thuộc vào thành phần của đất và điều kiện vệ
sinh của đất nơi đó. Nguồn nước trong thiên nhiên luôn bị ô nhiễm và có khả
năng tự làm sạch, vi sinh vật trong nước có thể bị tiêu diệt bằng ánh sáng mặt
trời, cạnh tranh sinh tồn giữa chúng, do thuỷ sinh vật ăn hay do các phage ( thực
bào) làm tan. Vì thế mà số lượng vi sinh vật trong nước bị giảm bớt.
Tiêu chuẩn chung của tổ chức y tế thế giới WHO ( Word Health
Organisation) về vi sinh vật của nước uống như sau:
Nước uống được sau khi lọc và sát khuẩn thông thường 0 - 5 Vi khuẩn / 100 ml.
Nước uống có 50 - 5.000 vi khuẩn / 100 ml được diệt khuẩn theo các
phương thức cổ điển ( lọc, làm sạch, khử trùng ).
Nước ơ nhiễm có 5.000 - 10.000 vi khuẩn / 100 ml chỉ dùng được sau khi
13


đã diệt khuẩn rất cẩn thận và đúng mức.
Nước rất ô nhiễm > 50.000 vi khuẩn / 100 ml, không dùng nên tìm nguồn
nước khác.
Đất: Đất đóng vai trị quan trọng trong việc lây lan dịch bệnh, đặc biệt là
đất bị ô nhiễm. Đất ẩm chứa chất hữu cơ rất thuận lợi cho vi sinh vật tồn tại và
phát triển. Để đánh giá vệ sinh của đất về mặt vi sinh vật người ta sử dụng một
số chỉ tiêu:
Khơng khí: Mầm bệnh cũng có thể tồn tại trong khơng khí và truyền bệnh.
Nguyên nhân là do quét dọn chuồng trại, chải cọ gia súc hay do các giọt nước
nhỏ do gia súc ho bắn ra và bám vào bụi giọt nước trong khơng khí. Mầm bệnh
nhập vào súc vật qua đường hô hấp để gây bệnh theo hai phương thức: Truyền
bệnh bằng giọt và truyền bệnh bằng hạt bụi.

Mức độ tác hại của giọt và bụi phụ thuộc vào độ lớn của chúng, và số
lượng mầm bệnh bám vào giọt và bụi. Ngồi ra tác hại cịn phụ thuộc vào độ
ẩm, nhiệt độ cũng như chuyển động của khơng khí.
Ngồi ra dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển và nhân tố trung gian
truyền bệnh nếu các dụng cụ, phương tiện này khơng được vệ sinh sạch sẽ thường
xun thì mầm bệnh có thể tồn tại ở đó và có cơ hội xâm nhập vào con vật[5].
Vì vậy để phịng chống dịch bệnh có hiệu quả thì biện pháp quan trọng là
phải vệ sinh sạch sẽ, hạn chế, ngăn chặn không cho vật nuôi tiếp xúc với nhân tố
trung gian tryền bệnh, cụ thể là: Vệ sinh thức ăn, nước uống, tiêu độc chuồng
trại, dụng cụ chăn nuôi và nâng cao ý thức, trách nhiệm của con người.
 Súc vật thụ cảm.
Súc vật thụ cảm là khâu thứ 3 không thể thiếu trong quá trình sinh dịch,
đây là khâu cần thiết để dịch phát sinh và phát triển. Có nguồn bệnh và nhân tố
trung gian truyền bệnh thuận lợi nhưng nếu cơ thể súc vật không cảm thụ với
mầm bệnh thì dịch khơng thể phát sinh. Vì vậy, ta phải chú ý tới việc chăm sóc,
ni dưỡng súc vật để nâng cao sức đề kháng của con vật, từ đó hạn chế được
dịch bệnh xảy ra.
Ba nhân tố: Nguồn bệnh, nhân tố trung gian truyền bệnh và súc vật thụ
14


cảm của quá trình sinh dịch xảy ra một trình tự, nếu thiếu một trong ba nhân tố
đó thì bệnh khơng thể phát thành dịch. Ngồi ra, vấn đề kiểm dịch động vật cũng
phải nghiêm chỉnh thực hiện tốt để hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan từ nơi này
đến nơi khác.
Ngoài ra các yếu tố khác như: Sức đề kháng của mầm bệnh, khí hậu, điều
kiện kinh tế - xã hội cũng như phương thức tập quán chăn nuôi ở địa phương. Ở
miền bắc nước ta do ảnh hưởng của chế độ gió mùa nên chia thành hai mùa rõ
rệt: Mùa mưa (từ tháng 5 - tháng 10) thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện
thuận lợi tốt cho bệnh tụ huyết trùng, nhiệt thán và một số bệnh khác phát triển.

Mùa khô (tháng 11 - tháng 3 năm sau) cây cối cằn cỗi, gia súc thiếu thức ăn,
phải làm việc nhiều trong điều kiện mưa phùn gió bắc nên đó là mùa mà bệnh do
virút phát triển như bệnh dịch tả lợn, bệnh Mewcastle[6].
Quá trình sinh dịch có thể khái qt thành chu trình với các giai đoạn sau.

Giai đoạn nguy cơ: Trong điều kiện cân bằng của hệ thống các nhân tố thì
mầm bệnh có thể có sẵn trong mơi trường chưa xâm nhập vào con vật hay đã
xâm nhập nhưng chưa đủ số lượng và độc lực đã gây bệnh cho con vật mà chỉ
tồn tại ở dạng nguy cơ.
Giai đoạn bùng nổ: Vì một lí do nào đó đã tạo điều kiện thuận lợi để mầm
bệnh tăng số lượng, động lực để gây bệnh hay làm giảm sức đề kháng của con
vật, do đó làm phát sinh dịch.
Giai đoạn khủng hoảng: Do ngưỡng cân bằng của hệ thống bị phá vỡ cùng
với sự tham gia của các nhân tố trung gian truyền bệnh làm bệnh lây lan nhanh
trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và chất lượng sản phẩm.
* Cơ chế và phương thức truyền lây
 Cơ chế truyền bệnh
Mầm bệnh lây truyền từ cơ thể con ốm sang cơ thể con khỏe không những
15


là yếu tố cần thiết của quá trình sinh dịch mà còn cần thiết cho sự tồn tại của
mầm bệnh trong thiên nhiên. Quá trình này chịu sự chi phối bởi những quy luật
nhất định. Theo L.V.Gramasipxki gọi là quy luật truyền bệnh hay là cơ chế
truyền bệnh. Để truyền bệnh, mầm bệnh, phải tìm nơi cư trú, nơi có điều kiện
thuận lợi nhất để sinh sản, sau đó mới lây lan sang cơ quan khác. Mỗi một loại
mầm bệnh thường chỉ có một nơi khu trú đầu tiên nhất định do đó cũng chỉ có
một cơ chế truyền bệnh thích hợp.
 Phương thức truyền bệnh
Bao gồm hai phương thức

+ Phương thức truyền lây trực tiếp và phương thức truyền lây gián tiếp
 Phương thức truyền lây trực tiếp: mầm bệnh được truyền thẳng từ con vật
ốm sang con vật khỏe không cần phải qua nhân tố trung gian truyền bệnh, mầm bệnh
của những loại bệnh này thường là loại ký sinh bắt buộc không sinh sản trong môi
trường nhân tạo được và thường có sức đề kháng kém với ngoại cảnh.
 Phương thức truyền lây, gián tiếp: Mầm bệnh muốn lây lan được phải
qua nhân tố trung gian truyền bệnh. Trong các bệnh lây gián tiếp mầm bệnh có
sức đề kháng tương đối cao với ngoại cảnh và có thể tồn tại một thời gian trên
các nhân tố trung gian truyền bệnh. Căn cứ vào cơ chế truyền bệnh của L.v.
Gramasipxki thì có thể chia ra làm bốn phương thức truyền bệnh chính[7]:
- Truyền bệnh theo đường tiêu hố
- Truyền bệnh theo đường hô hấp
- Truyền bệnh theo đường máu
- Truyền bệnh qua da và niêm mạc
 Các nhân tố ảnh hướng tới quá trình sinh dịch
Quá trình sinh dịch chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, các nhân tố tác
động đến các khâu của quá trình sinh dịch làm cho dịch bệnh có nhiều tính chất
khác nhau, các nhân tố đó được chia làm hai loại:
+ Các nhân tố thiên nhiên
Các nhân tố thiên nhiên bao gồm: khí hậu, thời tiết, đất đai, ánh sáng... Nó
ảnh hưởng tới q trình sống của vật ni cũng như sự phát sinh, phát triển của
16


dịch bệnh. Các yếu tố này có thể thúc đẩy hay kìm hãm các khâu của quá trình
sinh dịch.
+ Các nhân tố xã hội
Bao gồm: Điều kiện ăn, ở, trình độ dân trí, khoa học, kỹ thuật. Nó ảnh
hưởng trực tiếp đến dịch bệnh của vật nuôi. Các yếu tố này phụ thuộc vào chế
độ xã hội, khi nào dân trí cịn thấp khoa học - kỹ thuật cịn lạc hậu, kinh tế còn

nghèo nàn, đời sống vật chất còn thiếu thốn thì dịch bệnh vẫn sẽ xảy ra nhiều[8].
+ Tính quy luật của dịch bệnh
- Các nhân tố thiên nhiên và xã hội kết hợp với đặc tính của mầm bệnh chi
phối quá trình sinh dịch, làm cho dịch bệnh có thể biểu hiện dưới dạng nhiều
hình thức khác nhau[9].
- Dịch lẻ tẻ: Số con bệnh lẻ tẻ trong một thời gian dài. Một vài con mắc
bệnh ở chuồng này rồi lây sang vài con ở chuồng khác.
- Dịch địa phương: Dịch phát ra giới hạn trong một địa phương, một vùng
không lan rộng.
- Dịch lớn: Bệnh phát ra ồ ạt, lan tràn rất nhanh, rất rộng, trong một thời
gian ngắn lan hàng mấy tỉnh, có khi cả nước hay nhiều nước.
- Dịch xảy ra với nhiều tính chất khác nhau.
- Tính chất mùa vụ: Mùa vụ ảnh hưởng đến nguồn thức ăn, sức đề kháng của
vật nuôi, sự tàn tại của mầm bệnh cũng như các nhân tố trung gian truyền bệnh.
- Tính chất vùng: Thời tiết, khí hậu, đất đai, cây cỏ ở một vùng đều ảnh
hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi, ảnh hưởng đến nhân tố trung gian truyền
bệnh, đến sự tồn tại của một số loại mầm bệnh, do đó mà một số bệnh chỉ có thể
phát sinh ở một vùng nhất định.
-Tính chất chu kỳ: Người ta cho rằng sở dĩ dịch bệnh có tính chất chu kỳ là
do sự biến đổi cảm thụ bệnh của gia súc, gia cầm có tính chất chu kỳ. Nghĩa là
sau một chận dịch, số gia súc cịn lại được miễn dịch, tính cảm thụ của cả đàn
giảm đến mức thấp nhất. Sau một thời gian, đàn gia súc có mật độ cao dần do
sinh đẻ thêm, nhập thêm vật nuôi chưa được miễn dịch, vật nuôi lành bệnh trước
kia đã hết miễn dịch và khi mật độ của đàn gia súc, gia cầm tăng lên mức cao
17


nhất và gặp điều kiện bên ngoài bất lợi, sức đề kháng của vật ni giảm thì dịch
bệnh lại phát ra.
2.5.1.2. Phịng chống bệnh truyền nhiễm

5.1.2.1. Ngun lý của cơng tác phòng chống bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do ba khâu của quá trình sinh dịch.
Nguồn bệnh, các nhân tố trung gian truyền bệnh, súc vật thụ cảm và có sự liên
quan giữa ba khâu đó. Thiếu một trong 3 khâu hoặc thiếu sự liên hệ giữa hai
trong ba khâu đó thì dịch khơng xảy ra được.
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình
sinh dịch và nguồn bệnh đóng vai trị tàng trữ mầm bệnh và thải trừ mầm bệnh
ra ngồi mơi trường.
Nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền giữa nguồn bệnh với súc vật thụ
cảm làm cho quá trình sinh dịch thực hiện thuận lợi, vì nó có vai trị truyền tải,
vận chuyển mầm bệnh từ con ốm sang con khoẻ.
Súc vật thụ cảm là yếu tố làm cho dịch biểu hiện ra, đồng thời nó lại biến
thành nguồn bệnh cho quá trình sinh dịch được nhân nên được thúc đẩy mạnh hơn.
Vì vậy cơng tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm phải được thực
hiện cho được việc xoá bỏ, loại trừ một hoặc nhiều khâu, hoặc cắt đứt sự liên hệ
giữa các khâu. Chỉ cần cắt đứt một khâu cũng đủ làm cho quá trình sinh dịch
khơng thực hiện được. Đó là ngun lý cơ bản của mọi biện pháp phòng chống
bệnh tuyền nhiễm.
5.1.2.2 Các biện pháp phịng chống
 Phịng bệnh khi chưa có dịch xảy ra
+ Phòng bệnh đối với nguồn bệnh:trong điều kiện bình thường con vật
mang trùng là nguồn bệnh như là bệnh mang trùng, con vật khoẻ mang trùng.
Đối với súc vật mang trùng cần phải dùng các phương pháp chẩn đoán như vi
khuẩn học, huyết thanh học, phản ứng Elisa... Để phát hiện sớm, chủ động và
tích cực để cách ly triệt để...
+ Phòng bệnh đối với nhân tố trung gian truyền bệnh: Phòng bệnh đối với
nhân tố trung gian truyền bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật, tạo
18



mơi trường sạch cho con vật đó là thực hiện các biện pháp vệ sinh thức ăn, nước
uống, chuồng trại, thân thể và cuối cùng thực hiện tiêu độc khử trùng.
+ Phòng bệnh đối với súc vật thụ cảm: Các biện pháp đối với súc vật thụ
cảm nhằm làm tăng sức đề kháng của chúng đối với bệnh. Nuôi dưỡng chăm sóc
chu đáo, đầy đủ dinh dưỡng.
+ Đảm bảo chế độ khẩu phần hợp lý, khai thác sử dụng vận chuyển, vệ
sinh, sinh sản đúng khoa học.
+ Phải định kỳ tiêm phịng Vacxin cho vật ni.
 Phịng bệnh khi đã có dịch xảy ra
Khi dịch đã xảy ra tại khu đó "khơng gian, thời gian" đã có đầy đủ 3 khâu
sinh dịch: Vì thế biện pháp phịng bệnh khi có dịch xảy ra như sau:
+ Vệ sinh dịch bệnh.
+ Xử lý xác chết (chơn sâu, khử trùng kỳ trỗ đó).
+ Tất cả các chất thải, thức ăn thừa của vật ốm, máng ăn, máng uống phải
vệ sinh tiêu độc bằng thuốc sát trùng.
+ Tiêu độc nền chuồng, bãi chăn thả, khu vực xung quanh chuồng trại
bằng các chất sát trùng...
+ Phòng bằng vacxin.
+ Kiểm kê cả đàn gia súc, gia cầm trong ổ dịch để tiến hành tiêm phòng
(loại những con bị ốm, những con nghi ngờ...). Tiêm phòng vacxin cho những
con vật cảm thụ với xung quanh ổ dịch để tạo vành đai an tồn bao vây khơng
cho dịch bệnh lây lan rộng.
 Vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm
+ Định nghĩa: Vacxin là một loại thuốc sinh vật trong đó có chứa chủ yếu
là kháng nguyên. Khi đưa vacxin vào trong cơ thể thì kích thích cơ thể sản sinh
ra kháng thể. Kháng thể này tồn tại trong cơ thể dài hay ngắn tuỳ thuộc vào loại
vacxin.
+ Các loại vacxin: Gồm có 2 loại
- Vacxin


vơ hoạt: Là loại vacxin người ta dùng mầm bệnh nuôi cấy vào

trong các môi trường thuận lợi, trong những điều kiện thuận lợi để cho mầm
19


bệnh phát triển tối đa rồi dùng các loại hoạt chất, nhiệt độ để giết chết chúng
nhưng không làm ảnh hưởng tới tính kháng nguyên.
- Vacxin

nhược độc: Dùng vi khuẩn hoặc virút đã được làm yếu đi đến

mức không nguy hiểm cho cơ thể súc vật cảm thụ nhưng vẫn giữ được bản tính
của kháng nguyên.
2.2.6. Bệnh nội khoa
Bệnh nội khoa là bệnh không lây lan nhưng là bệnh gây thiệt hại lớn trong
chăn nuôi, bệnh thường xảy ra ở dạng mãn tính làm cho con vật gầy yếu, dần
dần rồi chết, khác với bệnh truyền nhiễm nguyên nhân chính do vi sinh vật, bệnh
nội khoa thường do nhiều nguyên nhân gây lên, ví dụ: Bệnh viêm ruột của gia
súc thì ngun nhân có thế là do: Thức ăn, thời tiết, vi sinh vật...
2.2.7. Bệnh ngoại khoa
Bệnh ngoại khoa là những bệnh mà mắt thường có thể quan sát thấy,
khơng có sự lây lan, ngun nhân chính của bệnh là do con vật bị đánh đập,
trượt ngã... Làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con vật dẫn đến làm giảm năng suất
chăn nuôi.
2.2.8. Bệnh ký sinh trùng
Bệnh ký sinh trùng là bệnh sâm nhiễm, nó gây thiệt hại lớn cho chăn ni,
một số bệnh có tính chất chuyền lây mạnh gây tử vong lớn, đặc biệt với gia súc,
gia cầm non như bệnh cầu trùng.


20


CHƢƠNG III: ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loại gia súc, gia cầm đang được nuôi ở xã Chiềng Sàng huyện Yên
Châu tỉnh Sơn La.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian: Chuyên đề được nghiên cứu trên phạm vi xã
Chiềng Sàng huyện Yên Châu tỉnh Sơn La.
* Phạm vi về thời gian: Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá
thực trạng chăn ni và tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được thu
thập trong 4 năm: Năm 2012, năm 2013, năm 2014, 4 tháng đầu năm 2015,
trong đó tập trung tìm hiểu tình hình chăn ni, dịch bệnh và biện pháp phòng
và điều trị bệnh cho vật nuôi của các hộ nông dân chăn nuôi vào 4 tháng đầu
năm 2015.
3.2. Nội dung nghiên cứu
* Điều tra, đánh giá thực trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Chiềng
Sàng: Chăn ni lợn, trâu bị, gia cầm về các mặt:
+ Quy mô chăn nuôi vật nuôi tại các hộ điều tra.
+ Phương thức chăn nuôi vật nuôi tại các hộ điều tra.
+ Chuồng trại chăn nuôi vật nuôi.
+ Thức ăn cho vật nuôi.
+ Giống và cơ cấu giống vật nuôi đang được nuôi ở Chiềng Sàng.
+ Khả năng sinh sản, sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.
* Điều tra, đánh giá tình hình dịch bệnh và biện pháp phịng trừ dịch bệnh
của các hộ chăn ni tại xã Chiềng Sàng huyện Yên Châu tỉnh Sơn La.
- Tình hình tiêm phịng bệnh trong những năm gần đây: Năm 2013, năm

2014, 4 tháng đầu năm 2015.
- Điều tra tình hình cụ thể các bệnh xảy ra, tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ khỏi
bệnh, phương pháp điều trị, thời gian điều trị ở các lồi vật ni (trâu, bị, lợn,
21


gia cầm).
+ Bệnh ở gia súc: Bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa, bệnh sản khoa, bệnh
ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm.
+ Bệnh ở gia cầm: Bệnh hô hấp, bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm.
* Điều tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ thú y xã
+ Cơ cấu đội ngũ thú y xã.
+ Hoạt động của đội ngũ thú y xã.
+ Tủ thuốc thú y xã.
* Đề xuất một số giải pháp phòng và điều trị bệnh cho các loại vật nuôi
nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Chiềng Sàng huyện Yên Châu
tỉnh Sơn La bền vững, hiệu quả kinh tế cao.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu
* Chọn Bản nghiên cứu
Chọn 3 bản thuộc xã Chiềng Sàng, trong đó có 1 bản chăn nuôi gia súc,
gia cầm nhiều nhất, 1 bản chăn ni gia súc, gia cầm ít nhất, 1 bản chăn ni gia
súc, gia cầm trung bình.
* Chọn hộ điều tra
Mỗi bản điều tra tiến hành phỏng vấn 20 hộ nông dân và phỏng vấn ngẫu nhiên.
3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu
3.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
- Các số liệu về tổng quan địa bàn nghiên cứu.
- Quy mô, cơ cấu và biến động đàn gia súc, gia cầm từ năm 2013 đến năm 2015.
- Kết quả sản xuất các ngành kinh tế và ngành chăn nuôi qua các năm.

- Diễn biến bệnh dịch và kết quả tiêm phòng chống dịch bệnh cho đàn gia
súc, gia cầm qua các năm: 2013, 2014, 2015.
Các số liệu trên được thu thập thơng qua việc sao chép số liệu tại phịng
thống kê của xã, sao chép số liệu của cán bộ thú y xã.
3.2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
- Các số liệu về tình hình chung của hộ: Kết quả sản xuất trồng trọt, chăn
22


nuôi và sản xuất khác của hộ; Số lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi trong hộ; Vốn
và đầu tư vốn cho sản xuất của hộ; Số lượng, số loại gia súc, gia cầm; Giống và
cơ cấu giống; Thức ăn, chuồng trại, tình hình tiêm phịng và dịch bệnh trên đàn
gia súc, gia cầm; Tỷ lệ mắc các bệnh; Tỷ lệ khỏi; Khả năng sinh trưởng, phát triển
của đàn gia súc, gia cầm; Các ý nhận xét và kiến nghị của hộ... Số liệu sơ cấp
được thu thập bằng phiếu điều tra với các câu hỏi điều tra phỏng vấn và mẫu biểu
được chuẩn bị trước theo mục đích nghiên cứu.
- Các thông tin về cơ cấu, hoạt động của đội ngũ thú y xã, tủ thuốc thú y
của xã được thu thập thông qua trao đổi với lãnh đạo xã, thú y ở xã và một số
người chăn
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được tổng hợp sử lý bằng phương pháp tính tỉ lệ phần trăm.
Cơng thức tính:
Tỷ lệ (%) = Số lượng con / Tổng đàn lợn x 100%
Tỷ lệ (%) = Số con được tiêm phòng/ Tổng số con x 100%
Tỷ lệ (%) = Số con mắc bệnh/ Tổng số gia cầm x 100%
Tỷ lệ (%) = Số con mắc bệnh / Tổng số con x 100%

23



CHƢƠNG VI: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Chiềng Sàng huyện Yên Châu tỉnh Sơn La
4.1.1. Vị trí địa lý
4.1.2. Điều kiện địa hình
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi, độ cao trung bình của xã 400m so
với mực nước biển. Địa hình dốc nhẹ phù hợp với phát triển nông - lâm nghiệp.
Đất đai được hình thành chủ yếu trên đất ferarit đỏ vàng và phiến thạch sét.
Qua khảo sát cho ta thấy đất đai ở xã Chiềng Sàng được chia thành 4 nhóm chính:
- Nhóm I gồm những dạng tương đối bằng phẳng có độ dốc từ 1 - 80,
nhóm này chủ yếu trồng những cây ngắn ngày.
- Nhóm II gồm những đồi có độ dốc từ 8 - 150 nhóm này chủ yếu trồng
những cây hoa màu.
- Nhóm III gồm những đồi có độ dốc từ 15 - 250 nhóm này chủ yếu trồng
những cây ngắn ngày và triển khai mơ hình nơng lâm kết hợp.
- Nhóm IV gồm những dãy núi cao có độ dốc trên 250, địa hình bị chia cắt
mạnh bởi các dãy núi cao, q trình rửa trơi xói mịn rất mạnh.
4.1.3. Điều kiện khí hậu
 Khí hậu
Xã Chiềng Sàng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ
rệt trong năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, sau thường xen kẽ gió
Tây Nam khơ nóng và thường xuất hiện sương muối. Mùa mưa từ cuối tháng 5
đến tháng 10 lượng mưa trung bình 1000-1400ml.
- Nhiệt độ trung bình trong năm đạt tối cao là 260c, tối thấp là 15,50c.
- Độ ẩm khơng khí trung bình đạt 80%.
- Số giờ nắng trung bình đạt 1900h - 2000h/ năm.
Khí hậu thuận lợi cho các cây trồng như: Lúa, ngô, khoai, sắn,... Các lồi
cây ăn quả, cây cơng nghiệp. Tuy nhiên ở vùng có gió Tây Nam cũng có nhiều
ảnh hưởng xấu tới q trình ra hoa kết quả của một số lồi cây như: Xồi, nhãn,
mơ, mận và q trình chổ địng của lúa xuân.

24


4.1.4. Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước
 Thủy văn
Xã Chiềng Sàng có hệ thống thủy văn tương đối dày, bao gồm các con
suối, nước ngầm, ao, hồ, các khe nước ngầm... Nhưng chủ yếu dựa vào con suối
chính là suối Vạt.
Ngồi những suối lớn trên cịn có các khe nước nhỏ phân bố xen kẽ các
vùng đồi núi trên tồn xã. Mùa cạn kiệt nước trùng với mùa khơ lưu lượng nước
nhỏ. Mùa mưa lũ lưu lượng nước lại rất lớn, tốc độ dòng chảy cao, lượng nước
tập trung thường gây ra lũ quét, lũ ống ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất và
đời sống của nhân dân.
 Nguồn nước
- Nguồn nước mặt: Được lưu giữ ở các hệ thống, suối, ao, hồ. Nguồn
nước mặt rất dồi dào, phong phú, thuận lợi việc phục vụ cho sản xuất phát triển
nông lâm, ngư nghiệp.
- Nước ngầm: Cùng với sự dồi dào nguồn nước mặt và qua điều tra khảo
sát đã tìm thấy rất nhều mạch nước ngầm, nguồn nước ngầm rất phong phú và
đủ phục vụ sinh hoạt cho người dân.
4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
4.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã
Xã Chiềng Sàng có diện tích đất nơng nghiệp là 2.549,67 ha, chiếm 51,69
% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là
chủ yếu với diện tích là 1.749 ha, chiếm 61,93% diện tích đất nơng nghiệp. Qua
đó chúng ta có thể thấy rằng ngành nơng nghiệp trên địa bàn xã Chiềng Sàng
vẫn là ngành chính, người dân trong xã chủ yếu vẫn làm nghề nông nghiệp.
4.2.2. Dân số
- Theo số liệu điều tra dân số năm 2014 là 5.149 người, tỷ lệ tăng dân số là
2%, có 1.120 hộ. Dân cư chia làm 5 bản bao gồm 4 dân tộc, trong đó dân tộc

Thái 90%, 10% dân tộc khác. Lao động, chủ yếu là lao động thuần nơng, bình
qn 4,8 khẩu/ hộ. Mật độ dân số bình quân 145 người/ km2, phân bố dân cư
thuận lợi cho việc sản xuất và quản lý xã hội.
25


×