Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại xã chiềng ly huyện thuận châu tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.11 KB, 56 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
====o0o====

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên đề: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa tại xã Chiềng Ly - huyện
Thuận Châu - Tỉnh Sơn La”

Họ và tên: Lƣờng Văn Thiên
Lớp: Cao Đẳng Quản Lý Đất Đai K47
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Khoa: Nông Lâm
Giáo viên hƣớng dẫn: KS. Phạm Thị Hƣờng

SƠN LA, Tháng 4 - 2013


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngồi sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ UBND xã Chiềng Ly và nhiều cá
nhân. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành
cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt tình của
cơ giáo KS. Phạm Thị Hường, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện chuyên
đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp q báu của các thầy cơ
trong Khoa Nông Lâm - Trường Cao Đẳng Sơn La.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã
Chiềng Ly, các đồng chí lãnh đạo, các phòng ban đã tạo điều kiện về thời gian và
cung cấp số liệu giúp tôi thực hiện chuyên đề này.


Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện chuyên đề!

Sơn la, ngày

tháng

năm 2013

Sinhviên

Lƣờng Văn Thiên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã Chiềng Ly
Bảng 4.2. Kết quả điều tra nơng hộ về mục đích sản xuất một số cây
trồng chính
Bảng 4.3. Kết quả điều tra nơng hộ về khả năng tiêu thụ của một số cây
trồng chính
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp năm 2012 xã Chiềng Ly
Bảng 4.5. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất chính xã Chiềng Ly
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính xã Chiềng Ly
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất xã Chiềng Ly
Bảng 4.8. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các loại hình
sử dụng đất xã Chiềng Ly
Bảng 4.9. Mức đầu tƣ lao động và thu nhập trên ngày công lao động xã
Chiềng Ly
Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử
dụng đất



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
UBND

Uỷ ban nhân dân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CPTG

Chi phí trung gian

CN – TTCN

Cơng nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp

DT

Diện tích

FAO

Tổ chức lương thực và nơng nghiệp thế giới

GTGT


Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất



Lao động

LX – LM

Lúa xuân – Lúa mùa

LUT

Loại hình sử dụng đất

NXB

Nhà xuất bản

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, bằng đường lối đổi mới đúng đắn, Việt Nam đã thu
được những thành quả to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nền nông
nghiệp từng bước chuyển từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa với quy mơ
ngày càng lớn. Nơng nghiệp có sự tăng trưởng khá, sức sản xuất ở nơng thơn được
giải phóng, tiềm năng đất nơng nghiệp dần được khai thác. Hiện nay, với trên 70%
dân số và lao động xã hội đang sống ở vùng nông thơn, ngành nơng nghiệp vẫn có
vị trí, vai trị quan trọng trong nhiều năm tới.
Đất đai đóng vai trị quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Các Mác đã nhấn
mạnh “ Đất là mẹ, lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất”. Đất nông
nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và làm ra sản phẩm phục vụ đời
sống của con người và xã hội. Đất nông nghiệp là yếu tố đầu vào quan trọng tác
động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH
đất nước. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp có xu hướng giảm dần do chuyển
sang các mục đích sử dụng khác, trong khi dân số ngày càng tăng. Để đáp ứng
được yêu cầu về lương thực thực phẩm, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và xuất khẩu, nước ta cần phải có nền nông nghiệp vừa mang lại
hiệu quả kinh tế cao vừa sử dụng đất bền vững trên cơ sở phát triển sản xuất hàng
hóa. Vì vậy, sử dụng đất nơng nghiệp một cách đúng đắn và có hiệu quả là u
cầu có tính cấp thiết hiện nay.
Chiềng Ly là một xã vùng 1 nằm về phía Bắc của huyện Thuận Châu cách
trung tâm huyện 1 km. Xã có hai thành phần dân tộc chính là dân tộc Thái có
7.457 nhân khẩu chiếm 98,15%và dân tộc H’Mơng có 138 nhân khẩu chiếm
1,85% . Nguồn lao động của xã còn trẻ dồi dào đây là tiềm lực để phát triển kinh
tế trong tương lai. Có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ nhưng chưa có sự phát
triển mạnh về nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp của xã chủ yếu là

loại hình sản xuất nơng nghiệp lúa nước diện tích canh tác chỉ có 141,17 ha nhưng
diện tích trồng lúa nương, ngô, sắn của xã khá lớn ( trên 1.160 ha ) nên giải quyết
được lực lượng lao động khá lớn. Có địa hình phức tạp vùng đồi coa và dốc lớn,độ
cao trung bình tù 600m đến 900m so với mực nước biển. Có nguồn tài nguyên
màu mỡ nhưng chưa có sự phát triển mạnh về kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn.
Nơng nghiệp của xã chủ yếu là loại hình sản xuất nơng nghiệp lúa nước, các mơ
hình kinh tế trang trại chưa hình thành và phát triển. Nhưng với điều kiện tự nhiên


của xã thì rất có khả năng phát triển nền nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa. Phát triển nơng nghiệp hàng hóa cần dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nơng nghiệp. Để góp phần giải quyết vấn đề này, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa tại xã Chiềng Ly - huyện Thuận Châu - Tỉnh Sơn La”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố
nhằm góp phần giúp người nơng dân lựa chọn phương thức sử dụng đất phù hợp
trong điều kiện cụ thể trên địa bàn xã.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nơng nghiệp bền vững theo hướng sản
xuất hàng hố.


PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất
2.1.1. Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai năm 2003, đất nơng nghiệp được chia ra làm các
nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ
sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

Theo số liệu thống kê năm 2009, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là
331.150,4 km2, dân số là 86.024,6 nghìn người, mật độ dân số 260 người/km2,
trong đó đất nơng nghiệp là 25.127,3 nghìn ha, đất sản xuất nơng nghiệp cả nước
9.598,8 nghìn ha. So với 10 nước trong khu vực Đơng Nam Á, tổng diện tích tự
nhiên của Việt Nam đứng thứ 2 nhưng bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu
người của Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trong khu vực. Diện tích đất canh tác là
10.805,9 ha. Bình qn diện tích đất canh tác đạt 1.300,4 m2/người.
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trong tình hình
hiện nay nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội về nông sản đang trở thành một trong
các mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất.
2.1.2. Đặc điểm sử dụng đất nơng nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới
Nơng nghiệp nhiệt đới được tiến hành ở các vùng trong vành đai nhiệt đới.
Diện tích vùng nhiệt đới chiếm khoảng 1/3 diện tích lục địa với diện tích đất nơng
nghiệp có ích khoảng 1,4 tỷ ha. Điều kiện khí hậu - đất đai đặc biệt với hoàn cảnh
kinh tế xã hội tạo cho nơng nghiệp nhiệt đới có những nét riêng biểu hiện trên các
hệ thống cây trồng, vật nuôi. Khí hậu là yếu tố hạn chế quyết định đến sự phát
triển của hệ thống cây trồng. Vùng nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, tập trung gây dịng
chảy và xói mịn nghiêm trọng. Khí hậu và đất nhiệt đới phần lớn thích hợp cho
việc trồng cây lâu năm, cà phê, chè, ca cao và các lọai cây ăn quả nhiệt đới. Hiện
nay, ở các vùng nhiệt đới, việc canh tác sử dụng đất nông nghiệp theo hướng thâm
canh cao, tăng năng suất, tăng vụ, áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất. Đây là những nguyên nhân gây tình trạng thối hố đất, đất bị mất
khả năng sản xuất. Điều đó đặt ra vấn đề là phát triển sản xuất nông nghiệp đi đôi
với bảo vệ cải tạo đất, xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững.
2.1.3. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả
2.1.3.1. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả
Ngày nay nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng tăng trong khi
quỹ đất chỉ có hạn. Đất đai đang là nguồn tài nguyên được con người khai thác với
nhiều mục đích khác nhau, vì vậy một phần lớn diện tích đất nơng nghiệp đang



được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Do đó, cũng như các nước trên thế
giới thì mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta cũng là nâng cao hiệu quả
kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường
nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp
trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng
tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi
trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng
bền vững tài nguyên đất đai. Chính vì vậy, đất nơng nghiệp cần được sử dụng theo
nguyên tắc “đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể
của từng vùng.
2.1.3.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả
Hiện nay, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả là vấn đề thời sự được
nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm. Đi cùng với vấn đề phát triển
nông nghiệp là sử dụng đất hiệu quả. Thuật ngữ sử dụng đất hiệu quả được dựa
trên 5 quan điểm sau:
- Tận dụng triệt để các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ
thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật ni có tỉ suất hàng hố cao ,
tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
- Thực hiện sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng tập trung chun mơn hố,
sản xuất hàng hố theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh
toàn diện và liên tục.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện đa dạng
hố hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nơng nghiệp, đa dạng hố cây trồng vật
nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi
trường.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
- Chú ý đầu tư có trọng điểm để tạo ra các vùng kinh tế làm động lực lôi
cuốn nhưng không lãng quên đầu tư diện rộng nhằm giảm bớt sự chênh lệch giữa

thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.
2.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp
2.2.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi
hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là
hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong
lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng


thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản
phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Kết quả là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được
biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa
nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét
kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả
hữu ích hay khơng? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lượng
hoạt động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh
là nội dung của đánh giá hiệu quả.
Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực
sử dụng đất thì hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện
pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi
thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hồn
cảnh cụ thể cịn gắn sản xuất nơng nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế
quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế..
Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu
quả sử dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh
nào đó mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

2.2.1.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản
xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế,
hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy
luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết
hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi
ích của con người.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh
tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng
của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội".
2.2.1.2. Hiệu quả xã hội


Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội
và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Theo Nguyễn Duy Tính, hiệu quả về
mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo
việc làm trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp. Hiệu quả xã hội được thể hiện
thông qua mức thu hút lao động, thu nhập của nhân dân, ... Hiệu quả xã hội cao
góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy được nguồn lực của địa phương,
nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng đất phải phù hợp với tập qn, nền văn
hố của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn.
2.2.1.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo
vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi

trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa
dạng sinh học biểu hiện qua thành phần lồi.
Hiệu quả mơi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu
quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học mơi trường.
Trong sản xuất nơng nghiệp, hiệu quả hố học môi trường được đánh
giá thông qua mức độ sử dụng các chất hố học trong nơng nghiệp. Đó là việc
sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm
môi trường.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa
cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc
sử dụng hố chất trong nơng nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất
tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất
để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
2.2.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần
phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể:
- Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính tồn diện và tính hệ thống.
Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đảm bảo tính so sánh có thang bậc.
- Để đánh giá chính xác, tồn diện cần phải xác định chỉ tiêu chính, chỉ tiêu
cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn,
các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu
hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.


- Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nơng nghiệp
ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là
những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.

- Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học, phải có tác
dụng kích thích sản xuất phát triển.
2.2.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Xuất phát từ bản chất của hiệu quả là nói lên mối quan hệ giữa kết
quả và chi phí, mối quan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương
số nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả là:
H=K-C
H = K/C
H = (K - C)/C
H = (K1 - K0)/(C1 - C0)
Trong đó, H : hiệu quả
K : kết quả
C : chi phí
0 và 1 là chỉ số về thời gian
* Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp gồm:
+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. GTSX chính
là giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp.
+ Chi phí trung gian (CPTG): Bao gồm tồn bộ chi phí vật chất thường
xun bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào (trừ khấu
hao tài sản cố định) và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (GTGT): Giá trị gia tăng được tính theo cơng thức sau
GTGT = GTSX – CPTG
- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,
GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng
các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, bao gồm: GTSX/LĐ,
GTGT/LĐ, TNHH/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho
từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội

của người lao động.
Các chỉ tiêu được phân tích, đánh giá định lượng bằng tiền theo thời
giá hiện hành và định tính được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức
càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau:
+ Đảm bảo an tồn lương thực, gia tăng lợi ích của người nơng dân;
+ Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng;


+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nơng dân;
+ Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật;
+ Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường.
Trong sử dụng đất ln có sự mâu thuẫn giữa những lợi ích vật chất,
cá nhân trước mắt với những lợi ích xã hội, lâu dài. Việc người dân khai thác
từ đất nhiều hơn, trong khi cung cấp cho đất lượng phân hữu cơ ít và tăng các
dạng phân hố học, thuốc bảo vệ thực vật,... đều là những nguyên nhân làm tổn
hại mơi trường. Vì vậy chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường trong sử dụng đất là:
Đánh giá hệ thống cây trồng; Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ
phì nhiêu của đất và bảo vệ cây trồng; Sự thích hợp của mơi trường đất khi thay
đổi kiểu sử dụng đất.
2.2.3. Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp
2.2.3.1. Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới
Theo Đường Hồng Dật (1995), trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi
nước đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải quyết
vấn đề sau:
- Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động trong
nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư;
- Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và quá trình phát

triển nông nghiệp. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao động chân tay,
đầu tư nhiều lao động trí óc,
Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển nơng
nghiệp khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng: Nơng nghiệp cơng nghiệp hóa
và nơng nghiệp sinh thái.
Trong thực tế phát triển theo những dạng tổng hợp, đan xen các xu hướng
vào nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Bao gồm: Cách mạng xanh; Cách mạng
trắng; Cách mạng nâu. Cả ba cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc tháo gỡ
những khó khăn trước mắt, chứ chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển
nông nghiệp lâu dài và bền vững. Giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên
phải xây dựng và thực hiện một nền nơng nghiệp trí tuệ. Nơng nghiệp trí tuệ là sự
kết hợp ở đỉnh cao các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận
dụng phù hợp, với điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng.
2.2.3.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới
Những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn phương
thức truyền thống với phương thức cơng nghiệp hố và đang từng bước giảm bớt
tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng tới xuất khẩu.


Trên cơ sở thành tựu kỹ thuật nông nghiệp của hơn 20 năm đổi mới, dựa
trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, trong báo
cáo chiến lược nông nghiệp nông thôn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn đã xác định phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong
những năm tới sẽ là:
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền
vững, sản xuất hàng hố lớn, có năng suất, chất lượng, và khả năng cạnh tranh
cao.
- Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt khoảng từ 2,5 - 3%/năm,
trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là khoảng 2,7%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là
khoảng 2,6%/năm. Điều chỉnh cơ cấu phù hợp với xu hướng biến đổi nhu cầu tiêu

dùng theo mức tăng thu nhập của nhân dân đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực
cho mức dân số ổn định tương lai.
- Tập trung phát triển các cây trồng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế và thị
trường thế giới phát triển trong tương lai có nhu cầu (lúa, cà phê, cao su, điều,
tiêu, chè, rau hoa quả nhiệt đới,…), giảm thiểu những cây trồng kém lợi thế, chấp
nhận nhập khẩu với quy mô hợp lý phục vụ chế biến và nhu cầu tiêu dùng trong
nước (bông, thuốc lá, rau hoa quả ôn đới, Đậu tương…).
- Tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách phù hợp với u cầu cao hơn của
cơng nghiệp hố. Để khuyến khích sản xuất nơng sản hàng hố, tăng sản phẩm
xuất khẩu, cần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường và từng
bước hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt
là thị trường ruộng đất, tạo ra sự lưu chuyển đất nông nghiệp nhằm tạo ra các
doanh nghiệp sản xuất nơng nghiệp hàng hố với quy mơ thích hợp.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.
- Sản phẩm làm ra chứa đựng một lượng tri thức khoa học - kỹ thuật và tổ
chức quản lý cao để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành
sản phẩm và tiếp cận tích cực nhất với kinh tế tri thức đang diễn ra trên toàn cầu.
Báo cáo chiến lược phát triển ngành nông nghiệp nông thôn đến năm 2020
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục đề cập đến một nội dung rất
quan trọng là “vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn” (thường được gọi là
"tam nông"). Đây được coi là “đại vấn đề” mà việc xử lý đúng sai sẽ trực tiếp
quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo
định hướng XHCN.
2.2.3.3. Xây dựng nền nơng nghiệp hàng hóa
a) Sự cần thiết phải xây dựng nền nơng nghiệp hàng hóa


Ngày nay khi Việt Nam trở thành viên thứ 150 của WTO. Hơn hai mươi
năm nay, hàng nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhiều mặt
hàng năm trong tốp đứng đầu thế giới. Theo kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn

2000 - 2010 tại báo cáo Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm
2020 của Bộ NN & PTNT, năm 2009 Việt Nam có lượng xuất khẩu nơng sản
tương đối lớn: gạo 5,5 triệu tấn, cà phê 1 triệu tấn, cao su 600.000 tấn, hồ tiêu
100.000 tấn, hạt điều chế biến 150.000 tấn, … Vào WTO, trong vịng 5-7 năm,
thuế nhập khẩu bình qn giảm từ 17,4% xuống cịn 13,4%; riêng hàng nơng sản
trong 5 năm tới thuế nhập khẩu giảm từ 23,5% hiện xuống cịn 20,9%. Chúng ta
phải nhanh chóng đổi mới nền nông nghiệp để đáp ứng được nhu cầu của thị
trường, đảm bảo chất lượng. Con đường tất yếu để phát triển nông nghiệp nước ta
hiện nay là phải chuyển từ sản xuất nhỏ tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
Chuyển sang nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa là sự tiến hóa hợp quy
luật. Đó là quá trình chuyển nền nơng nghiệp truyền thống, manh mún, lạc hậu
thành nền nông nghiệp hiện đại.
Trước đây, nền kinh tế tự cung, tự cấp gắn liền với nền kinh tế đóng cửa
và gần như tách biệt với thị trường làm cho nơng dân có mức sống thấp, năng suất
lao động thấp. Vì thế, xu thế vận động của kinh tế hộ nông dân từ tự cấp, tự túc
lên sản xuất hàng hóa, kích thích sự phát triển kinh tế nơng hộ lên sản xuất hàng
hóa là đúng quy luật nhằm tạo ra lực lượng sản xuất mới ở nông thôn, tạo nhiều
sản phẩm hàng hóa.
Báo cáo Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 đã nêu
rõ: “Xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền
vững, sản xuất hàng hố lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu
dài”.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa có những ưu thế đặc biệt.
Nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động
xã hội. Trong kinh tế hàng hóa có sự tác động của quy luật giá trị, sự nghiệt
ngã của cạnh tranh, và quy luật cung cầu, buộc người nơng dân phải năng động và
biết tính tốn, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông
nghiệp cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Khi có sản xuất hàng hóa, q trình xã hội
hóa sản xuất nhanh chóng được thúc đẩy làm cho sự phân cơng chun mơn hóa

sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hóa chặt chẽ, hình thành các mối liên hệ và
phụ thuộc lẫn nhau, hình thành thị trường trong nước và thế giới, thúc đẩy nhanh
q trình tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, bình đẳng


và tiến bộ xã hội. Vì vậy, sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hố mang lại rất
nhiều lợi ích.
b) Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp và phát
triển nơng nghiệp hàng hóa
* Yếu tố tự nhiên
- Yếu tố khí hậu
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, vì sự khác biệt về vĩ độ
địa lý và địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo
từng vùng. Miền bắc có nhiệt độ trung bình 22,2 - 23,50C, lượng mưa trung bình
từ 1.500 - 2.400 mm, tổng số giờ nắng từ 1.650 - 1.750 giờ/năm. Trong khi đó, ở
miền nam, khí hậu mang tính chất xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6 - 27,50C,
lượng mưa trung bình 1.400 - 2.400 mm, nắng trên 2.000 giờ/năm.
Khí hậu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố các loại
cây trồng, cũng như thời vụ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu như ở
trung du và miền núi phía Bắc có thể trồng mận, hồng, đào, chuối, đậu côve, súp
lơ xanh, ... ở đồng bằng sơng Hồng có thể trồng các loại rau vụ đơng có nguồn gốc
ơn đới,... thì ở đồng bằng sơng Cửu Long có thể trồng sầu riêng, măng cụt, ... hay
miền Đơng Nam bộ và Tây Ngun có thể trồng chôm chôm, trái bơ, thanh
long,... là những cây nhiệt đới điển hình. Yếu tố khí hậu nhiều khi ảnh hưởng rõ
nét đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp với các mức độ khác nhau. Ở đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung bộ, nhiệt độ thấp vụ đông và thời kỳ đầu vụ xuân kèm
theo ẩm ướt, mưa phùn, thiếu ánh sáng làm hạn chế sinh trưởng và phát triển của
cây trồng ưa nắng, ưa nhiệt nhưng lại phù hợp cho cây trồng ưa lạnh có nguồn gốc
ơn đới. Trời âm u thiếu ánh sáng cũng là điều kiện cho sâu bệnh phát triển phá hại
mùa màng.

- Yếu tố đất trồng
Cùng với khí hậu, đất tạo nên mơi trường sống của cây trồng. Đất trồng với
các đặc tính như loại đất, thành phần cơ giới, chế độ nước, độ phì,... có vai trị
quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng, ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Đất giữ cây đứng vững trong không gian, cung cấp cho cây các yếu tố sinh
trưởng như nước, dinh dưỡng và khơng khí. Độ phì là một trong những yếu tố
quan trọng nhất của đất. Vị trí từng mảnh đất có ảnh hưởng đến q trình hình
thành độ phì của đất. Độ phì nhiêu của đất liên quan trực tiếp đến năng suất cây
trồng. Do vậy, tuỳ theo vị trí địa hình, chất đất mà lựa chọn, bố trí cây trồng thích
hợp trên từng loại đất mới cho năng suất, hiệu quả sử dụng đất cao.
- Yếu tố cây trồng


Trong sử dụng đất nông nghiệp, cây trồng là yếu tố trung tâm. Việc
bố trí cây trồng và kiểu sử dụng đất hợp lý trên đất đem lại những giá trị cao
về mặt hiệu quả cho cả người sản xuất và môi trường đất. Ngày nay, với sự phát
triển nhanh chóng của những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các giống cây trồng mới
với chất lượng và năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn xuất hiện ngày càng
nhiều. Sản xuất nơng nghiệp hàng hố phát triển gắn với việc tăng hệ số sử dụng
đất. Vì vậy, những tiến bộ trong công tác giống cây trồng đã tạo cơ hội cho việc
phát triển nơng nghiệp hàng hố.
* Yếu tố kinh tế, xã hội
- Yếu tố con người
Con người là nhân tố tác động trực tiếp tới đất và hưởng lợi từ đất. Khi dân
số cịn thấp, trình độ và nhu cầu thấp, việc khai thác quỹ đất nơng nghiệp
cịn ở mức hạn chế, hiệu quả không cao nhưng sự bền vững trong sử dụng đất
nông nghiệp được đảm bảo. Ngược lại, ngày nay, khi dân số tăng nhanh kéo theo
sự gia tăng các nhu cầu thì tài ngun đất nơng nghiệp bị khai thác nhiều, triệt để
hơn nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao hơn. Vì vậy, quy luật sinh thái và tự

nhiên bị xâm phạm, tính bền vững tài nguyên đất kém hơn. Việc đảm bảo cân
bằng giữa sử dụng và bảo vệ đất trở thành vấn đề cấp thiết.
Đối với các hoạt động kinh tế nói chung, sản xuất nơng nghiệp nói riêng,
dân số vừa là thị trường cầu của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, vừa là nguồn cung
về lao động cho sản xuất. Các hoạt động kinh tế sẽ không thể phát triển nếu khơng
có thị trường tiêu thụ các sản phẩm do chúng tạo ra. Đặc biệt, đối với một nền sản
xuất nông nghiệp hàng hố thì điều này lại càng trở nên quan trọng.
- Yếu tố kinh tế
Đối với mỗi quốc gia, mức độ phát triển của nền kinh tế quốc dân có ảnh
hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất nói chung và sử dụng đất nơng nghiệp nói
riêng và ngược lại. Nếu sử dụng đất có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Khi kinh tế phát triển, nó sẽ làm tiền đề cho q trình sử dụng đất đạt
được hiệu quả cao hơn, thông qua việc đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
cao làm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
- Cơ chế chính sách
Do có tầm quan trọng đặc biệt nên nông nghiệp, nông thôn luôn giành được
những ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Trong mỗi nền kinh tế,
người nông dân tiến hành sản xuất, kinh doanh ở những điều kiện khác nhau, đặc
biệt là các điều kiện về tự nhiên và kinh tế, gây ra bất bình đẳng về thu nhập. Mặt
khác, thị trường luôn hàm chứa các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh dẫn
đến một số người giàu lên do có những việc làm bất chính. Vì vậy, Nhà nước cần


can thiệp vào thị trường thơng qua những chính sách có tính chất trợ giúp và phân
phối lại thu nhập nhằm đảm bảo sự cơng bằng xã hội. Các chính sách đầu tư cho
nơng nghiệp và nơng thơn, chính sách tín dụng nơng thơn, chính sách về giải
quyết việc làm và xố đói giảm nghèo, khuyến nơng,... thực sự đã giúp ích rất
nhiều trong q trình sử dụng đất nơng nghiệp của những người nông dân,
- Khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật đóng vai trị quan trọng trong q trình cơng nghiệp hố,

hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn. Cải tiến kỹ thuật trước hết làm tăng cung
về hàng hố nơng sản, cũng tức là làm phát triển kinh tế. Áp dụng khoa học (kiến
thức), kỹ thuật (công cụ), công nghệ (kỹ năng) để tăng năng suất, hiệu quả sản
xuất, kinh doanh, phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn một cách bền vững.
Thông qua việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp như giống cây trồng vật nuôi mới, các quy trình kỹ thuật trong canh tác,
trong chế biến bảo quản,… làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng
hiệu quả sử dụng nguồn lực như đất đai, lao động, vốn.
c) Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam
trong những năm tới.
Những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn phương
thức truyền thống với phương thức cơng nghiệp hố và đang từng bước giảm bớt
tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng tới xuất khẩu.
Phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm tới sẽ là:
* Trồng trọt:
- Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi
nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực:
+ Hình thành hệ thống các trang trại sản xuất lúa, tạo nên vùng chuyên canh
sản xuất lúa nguyên liệu phục vụ các trung tâm chế biến lớn.
+ Xác định diện tích có khả năng thích nghi cao nhất với sản xuất lúa, quy
hoạch cố định để chuyên canh lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Áp dụng
hệ thống chính sách bù đắp thu nhập cho vùng này nhằm hoàn toàn đảm bảo nhu
cầu trong nước.
+ Những khu vực có khả năng thích nghi cao, ngồi diện tích tối thiểu cần
duy trì cho an ninh lương thực, được ưu tiên xây dựng thành vùng chuyên canh
phục vụ xuất khẩu.
- Phát triển cây trồng hàng hóa có khả năng cạnh tranh mạnh, hiệu quả cao
phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu:
+ Dựa trên cơ sở cân đối cung cầu, phát huy lợi thế của địa phương, tập
trung xây dựng các chương trình phát triển ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam.



+ Xây dựng một số vùng chuyên canh với các trang trại và doanh nghiệp
sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với nhà máy chế biến và hệ thống cơ sở hạ
tầng, dịch vụ tiếp thị (kho tàng, bến bãi, cầu cảng,...).
+ Đối với cây rau, hoa, tiến hành nghiên cứu tiếp thu khoa học cơng nghệ
để hình thành tập đoàn giống, nâng sản lượng rau lên 15 triệu tấn vào năm 2015
và 18 triệu tấn vào năm 2020.
- Tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách phù hợp với u cầu cao hơn của
cơng nghiệp hố.
- Phát triển hợp lý các loại cây trồng có lợi thế cạnh tranh trung bình hoặc
thấp, thay thế nhập khẩu:
- Sản phẩm làm ra chứa đựng một lượng tri thức khoa học - kỹ thuật
và tổ chức quản lý cao để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm và tiếp cận tích cực nhất với kinh tế tri thức đang diễn ra trên tồn
cầu.
* Chăn ni: Phát triển các đối tượng nuôi chủ lực, chất lượng cao, phẩm
chất tốt đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đồng thời cần bảo tồn và phát
triển các giống lồi bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế cao.
* Lâm nghiệp:
- Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu
rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái.
- Có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức,
cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển rừng.
* Làm muối:
- Qui hoạch phát triển sản xuất muối ở những vùng có lợi thế so sánh nhất,
có khả năng cạnh tranh với các vùng sản xuất muối trên thế giới (lượng mưa thấp,
số giờ nắng cao, nồng độ muối trong nước biển cao).
- Thu hẹp sản xuất muối thủ công ở những vùng sản xuất quy mô nhỏ, kém
hiệu quả, hỗ trợ để chuyển dần người làm muối sang nuôi trồng thủy sản, sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp và lao động phi nông nghiệp.
- Cải thiện hệ thống kinh doanh phân phối, huy động cơ chế thị trường giải
quyết hiệu quả việc xuất, nhập và phát triển thị trường đảm bảo nhu cầu trong
nước và lợi ích của người sản xuất.
2.2.4. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp và sản xuất nơng nghiệp hàng hóa
2.2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước
mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học


trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu
quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất để từ đó có
thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so
sánh của từng vùng.
Gần đây, vấn đề khai thác đất gò đồi đã đạt được những thành tựu đáng
kể ở một số nước trên thế giới. Hướng khai thác chủ yếu trên đất gò đồi là đa
dạng hóa cây trồng, kết hợp trồng cây hàng năm với cây lâu năm, trồng rừng với
cây nông nghiệp trên cùng một vạt đất dốc.
Một số nước đã ứng dụng công nghệ thông tin xác định hàm lượng dinh
dưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho cây ăn quả như ở Israel,
Philipin, Hà Lan, Mỹ, Nhật,... kết hợp giữa bón phân vào đất, phun phân qua lá, phân
vi lượng, chất kích thích, điều hồ sinh trưởng đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản
xuất như ở Mỹ, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật Bản.
Ở Thái Lan, Uỷ Ban chính sách quốc gia đã có những quy chế mới ngoài
hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng cây trên từng loại đất nhằm
quản lý và bảo vệ đất tốt hơn.
Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng
nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỷ USD
(chiếm 28,3% tổng thu nhập nông nghiệp), ở Canada là 5,7 tỷ USD (chiếm 39,1%

tổng thu nhập nông nghiệp).
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu
tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nơng thơn tồn diện. Chính phủ Trung
Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu,
giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động
sáng tạo của nơng dân trong sản xuất.
Những năm gần đây, việc bảo quản nông sản sau thu hoạch đã được các
nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và đưa ra những tiến bộ kỹ thuật thiết thực
nhằm giảm thiểu hiện tượng “ mất mùa trong nhà”. Những thiết bị sau thu hoạch
bao gồm: công nghệ sấy khô nông sản, công nghệ làm lạnh nơng sản, cấu trúc kho
tàng, cơng nghệ hố học,… Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo chất lượng sau thu
hoạch (chất lượng thực phẩm, vi sinh vật thực phẩm...), quản lý sau thu hoạch
(quản lý trang trại, quản lý doanh nghiệp, kinh tế học), cơng nghệ bao gói sau thu
hoạch (công nghệ polyme, công nghệ in ấn,...) cũng được nghiên cứu và áp dụng
thành công ở các nước Hà Lan, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan.
2.2.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Trong những năm qua, nhờ sự đổi mới về chính sách của Đảng, Nhà nước
và sự trú trọng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông


nghiệp, đội ngũ khoa học của ngành đã nghiên cứu thành công trên nhiều lĩnh vực
như: giống cây trồng, vật nuôi, thú y, lâm nghiệp, thuỷ lợi, canh tác, bảo vệ thực
vật, đất, phân bón... Nhiều cơng trình nghiên cứu được hội đồng khoa học đánh
giá cao, được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là những tiến bộ
khoa học kỹ thuật và đã đưa vào áp dụng trong sản xuất, đưa năng suất, chất lượng
sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm qua, đem lại hiệu quả
kinh tế cao, được người sản xuất đánh giá cao.
Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mơ hình ln canh cây trồng
3-4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đơ, tưới
tiêu chủ động đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng trong việc

bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao như: hoa, cây ăn quả,
cây thực phẩm cao cấp…
Nơng nghiệp là ngành đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của
hầu hết mọi quốc gia. Do đó, đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác để đưa ra những
định hướng và giải pháp thiết thực cho việc sử dụng đất mang lại hiệu quả cao là vấn
đề cấp thiết đang cần được giải quyết hiện nay, đặc biệt với một nước có truyền
thống canh tác nơng nghiệp lâu đời như Việt Nam.


PHẦN III. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quỹ đất sản xuất nông nghiệp (đất nông nghiệp
2.270,88 ha) hệ thống cây trồng và các chính sách phát triển nông nghiệp trong xã.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về khơng gian
Đề tài tập trung nghên cứu trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp 2.270,88
ha của xã Chiềng Ly - huyện Thuận Châu - Tỉnh Sơn La.
3.2.2. Về thời gian
- Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2013 đến tháng 04/2013.
- Số liệu điều tra nông hộ được lấy năm 2013.
- Số liệu thống kê được lấy từ năm 2005 – 2013.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến đất đai và
sản xuất nơng nghiệp hàng hố
- Đánh giá điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thuỷ
văn của xã Chiềng Ly.
- Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội: thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
của xã, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, thị
trường tiêu thụ nơng sản phẩm ...

- Từ các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã, rút ra những điều kiện thuận
lợi cũng như những hạn chế trong sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hố.
3.3.2. Thực trạng sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ một số mặt hàng nơng sản chính của xã.
3.3.3. Hiện trạng và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã.
- Nghiên cứu các kiểu sử dụng đất hiện trạng, diện tích và sự phân bố các
kiểu sử dụng đất trong xã.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất.
- Đánh giá hiệu quả về mặt về môi trường của các kiểu sử dụng đất
- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất
3.3.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
- Quan điểm phát triển nơng nghiệp của xã Chiềng Ly.
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp.


-Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thống kê kinh tế
Thực chất của phương pháp này là điều tra thu thập số liệu, tổng hợp
và hệ thống hoá tài liệu bằng phân tổ thống kê, tiến hành phân tích, đánh giá tình
hình biến động của số lượng, từ đó rút ra bản chất của hiện tượng, dự báo xu thế
phát triển của nó và đề ra các giải pháp có căn cứ khoa học để giải quyết vấn đề,
cụ thể là:
3.4.1.1. Chọn điểm điều tra nghiên cứu
Các điểm nghiên cứu phải đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho
các vùng kinh tế, trình độ sử dụng đất ở mức độ trung bình của xã.
3.4.1.2. Thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn cán bộ và phỏng vấn nông hộ theo mẫu phiếu có sẵn.

Nội dung điều tra hộ chủ yếu là: Loại cây trồng, vật ni, diện tích, năng
suất cây trồng, chi phí sản xuất, lao động, tỷ lệ hàng hố, giá cả, mức độ thích của
cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường.
3.4.1.3. Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp.
Thu thập tài liệu có sẵn, các tài liệu thu thập từ các cơ quan quản lý, chun
mơn như: UBND xã… ngồi ra thu thập số liệu ngoài thực địa của xã Chiềng Ly Huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La. Tiếm hành điều tra bổ sung ngoài thực địa để
điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chuẩn hoá các số liệu.
3.4.1.4. Tổng hợp và phân tích tài liệu
- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý phân tích kết quả điều tra.
3.4.2. Các phương pháp khác
3.4.2.1. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tơi có tham khảo thêm ý kiến
của các chun gia, cán bộ lãnh đạo, tìm hiểu các gương điển hình tiên tiến trong
sản xuất nơng nghiệp, từ đó đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp
thực hiện.
3.4.2.2. Phương pháp dự báo
Các đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự báo về nhu
cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp


PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Chiềng Ly
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Chiềng Ly là xã vùng I, nằm về phía Bắc của huyện Thuận Châu, cách
trung tâm huyện Thuận Châu khoảng 1 km, xã phân chia thành hai khu vực: Khu
vực một gồm 14 bản nằm dọc theo hai bên đường quốc lộ số 6 và đường 108, khu
hai gồm 8 bản nằm phía sau đồi Khau Tú, tồn xã có 22 bản, 1562 hộ và 7539
nhân khẩu, tổng diện tích tự nhiên của xã theo địa giói hành chính là 3.128,0 ha,
xã có ranh giới giáp với 08 xã và thị trấn cụ thể như sau:

- Phía Đơng giáp 2 xã Tơng Lệnh và Nong Lay
- Phía Tây giáp 2 xã Chiềng Bơm và Phổng Lăng
- Phía Nam giáp 2 xã Thơm Mịn và Púng Tra
- Phía Bắc giáp 2 xã Chiềng Pha và Chiềng La.
- Trung tâm xã giáp trung tâm thị trấn Thuân Châu
Chiềng Ly là một xã nằm dọc theo Quốc lộ 6, đây là tuyến đường giao thơng
đối ngoại chính của xã đi các địa phương khác nên rất thuận lợi cho việc đi lại của
nhân dân, giao thương hàng hố từ miền xi lên tại những nơi như trung tâm xã
đã xuất hiện nhiều quầy hàng tạp hóa nhỏ và vừa, ít nhiều phục vụ cho đời sống
nhân dân trong xã đồng thời tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, phát
triển kinh tế - xã hội với các xã, thị trấn trong huyện và các vùng lân cận.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Là một xã vùng I miền núi có địa hình phức tạp, vùng đồi cao và dố lớn, diện
tích thuận lợi cho xây dựng nằm ở giữa dọc trụ đường liên Bản, liên Xã, thuận
tiện cho sản xuất và sinh hoạt.
Xã có địa hình phức tạp, độ cao trung bình từ 600m đến 900m so với mục
nước biển, bao gồm hai dạng địa hình chính.
Vùng trung tâm xã nằm ngay trung tâm huyện Thuận Châu, độ cao trung binh
600-700m, là địa điểm định cư của dân tộc Thái.
4.1.1.3. Khí hậu.


Xã Chiềng Ly nằm trong tiểu vùng khí hậu nóng của huyện với 2 mùa rõ rệt
trong năm. Mùa Đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 04 năm sau.
Mùa Hè nóng ẩm từ tháng 05 đến tháng 10.
+ Mang nét đặc trưng của nhiệt đới gió mùa vùng núi.
+ Mùa đơng thịnh hành gió Đơng Bắ, ít lạnh, ít mưa.
+ Mùa hè thịnh hành gió Đơng, Nam và Tây Nam.
+ Nhiệt độ trung bình năm: 18,5ºC
+ Nhiệt độ cao tuyệt đối: 40ºC

+ Tối thấp tuyệt đối: 4ºC
+ Độ ẩm khơng khí: Bình qn năm là: 85%.
+
Lượng mưa: Mùa hè kéo dài từ tháng 5- 9, lượng mưa trung bình là:
1559,9mm/năm.
+ Số ngày mưa trong năm là: 115 ngày.
+
Lượng bốc hơi bình quân năm là : 811 mm. Số ngày nắng là: 1466 giờ, số
ngày có sương muối trong năm khơng đáng kể, chỉ có 2- 3 ngày.
+
Nhìn chung khí hậu tương đối thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.
4.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn.
Xã Chiềng Ly có nhiều con suối, khe suối nhỏ như suối Muội, suối Bơm và
nhiều khe Huổi. Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao với độ dố chênh
lệch đã tạo ra các khe suối nhỏ và ngắn,mùa khơ thì cạn kiệt, mùa mưa lưu lượng
dong chảy lớn, đã tạo ra cho lưu lượng nước giũa hai mùa chênh lệch lớn, vì vậy
thường xảy ra những cơn lũ cục bộ làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống
của nhân dân trong xã.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 3.128,0 ha. Theo kết quả điều tra
khảo sát và kết quả tổng hợp được từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ
1:10.000. Trên địa bàn xã Chiềng ly có các nhóm đất chính sau:
- Đất sét màu nâu vàng, nâu đỏ sạn, kết von. Nguồn gốc sườn tích –tàn
tích.
- Đất sét pha màu nâu xám, nâu đỏ, nâu vàng, lẫn sạn, đá tảng. Nguồn
gốc sườn tích – tàn tích.
- Đá gốc khu vực:P2ct hệ Pecmi.Hệ tầng Cẩm Thủy: phun trào bazơ và
túp của chúng, thấu kính đá vơi.Đơi nơi có đá tuổi D2mt, 1000m. Hệ
Đevon, thống giũa. Điệp Mó Tơm: đá vơi kết tinh phân lớp trung bình

tới dày, màu xám đen, xám sáng.


Các loại đất trên địa bàn xã phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau,
song phàn lớn diện tích của đất đang bị suy thoái nhiều do thảm thục vật tự nhiên
bị tàn phá và những tập quán canh tác lạc hậu, quảng canh bóc lột đất. Do vậy
trong thời gian tới cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác sản xuất
trên đất dốc để bảo vệ đất sử dụng lâu dài.
* Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt
Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu giữ trong các ao, ruộng và hệ
thống suối. Chất lượng nguồn nước tương đối sạch.
b. Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm hiện tại chưa khảo sát đầy đủ, song trong thực tế nhiều
khu vực có thể khai thác được nước ngầm, để đưa vào phục vụ cho đời sống của
nhân dân trong ( vùng đào giếng lấy nước ). Tuy nhiên còn một số bản vùng cao
do địa hình đồi núi có độ dốc lớn, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu
tư khai thác nguồn nước ngầm sẽ rât tốn kém.
* Tài ngun rừng
Diện tích đất rừng hiện có 746,09 ha, độ che phủ rừng đạt 23,87%. chủ yếu
là rừng có trữ lượng trung bình, rừng phục hồi sau khi khai thác, phân bố tại các
bản vùng cao như Bản Hán, Bản Cụ, Bản Bôm Lầu, Bôm Pao... Thảm thực vật
của xã bao gồm nhiều loại cât rừng (Trẩu, Nhội, Thông, Bạch Đàn...) song mật độ
thưa thớt chủ yếu là rừng phục hồi trữ lượng thấp, cây phát triển mạnh vào mùa
mưa, mùa khô thiếu nước nên cây cằn cỗi. Hệ động vật rừng của xã bao gồm các
loại Chim, Sóc và các loại động vật nhỏ khác đang có nguy cơ cạn khiệt dần do
tình trạng chặt phá rừng, săn bắn thú rừng.
4.1.1.6. Tài nguyên nhân văn
Dân số của xã theo thống kê ( tháng 01/2012 ), hiện nay trên địa bàn xã

Chiềng Ly có 1.562 hộ dân với 7.539 người tổng số lao động xã có 4415 người
(trong đó có 4 bản nằm trong địa giới của thị trấn Thuận Châu là Bản Đông, bản
Pán, Nà Càng và bản Nà Lĩnh với tổng số 248 hộ, 1.184 nhân khẩu). Bao gồm 2
dân tộc chính là; dân tộc Thái 7.319 người chiếm 98,15%, dân tộc Mơng có 138
người chiếm 1,85%. Do có 2 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn nên phong tục
tập quán khá đa dạng và phong phú mang bản sắc truyền thống riêng của dân tộc.
Đến nay cộng đồng dân tộc của xã vẫn bảo tồn và lưu giữ được các điệu múa, hát
và các hoạt động văn hoá truyền thống như: Múa xoè, hát đối, ném còn, kéo co,
bắn nỏ,...


×