BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – DOANH NGHIỆP
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 4 năm 2015
BÁO CÁO KẾT QUẢ
KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. THÂN THỊ THU THUỶ
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU 2
KẾT LUẬN 17
GIỚI THIỆU
Đầu tư chứng khoáng tại Việt Nam, là một loại hình đầu tư còn khá mới mẻ và còn
rất hấp dẫn không chỉ đối với các nhà đầu tư trong nước mà còn đối với các nhà đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam. Biểu đồ dưới đây được trích từ Tạp chí tài chính ngày
10/5/2013, minh hoạ cho nhận định của chuyên gia kinh tế - chứng khoán Nhật Bản, Imai
Masayuki. Theo đó, Imai Masayuki đã đưa ra một đánh giá quan trọng về thị trường
chứng khoáng Việt Nam, đó là: Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng không
kém các nước khác trong khu vực. Hơn nữa, so với các thị trường khác, chứng khoán Việt
Nam có tuổi đời trẻ hơn, vì vậy có sức bật lớn hơn so với những thị trường già cỗi.
Chính vì vậy, việc tiến hành thực hiện đầu tư và giao dịch chứng khoán trên Sàn
giao dịch chứng khoán ảo được mô phỏng tương tự như một Sàn giao dịch thực tế của
Việt Nam thực sự là một cơ hội đối với các thành viên của nhóm trong việc tiếp cận với
một loại hình dầu tư còn khá mới của Việt Nam, cũng như việc được vận dụng các kiến
thức vào thực tế qua việc phân tích, đánh gia và đưa ra các quyết định giao dịch. Tuy vậy,
đối với tôi, hoạt động này thật sự rất mới mẻ, do đó, trong quá trình tiến hành việc phân
tích và đưa ra các quyết định mua bán chứng khoán vẩn còn những sai sót cũng như
những hạn chế về việc áp dụng rập khuôn kiến thức lý thuyết vào thực tế. Vì vậy, tôi –
người rất muốn tìm hiểu về lĩnh vực này – rất mong nhận được những đóng góp và nhận
xét từ Giảng viên hướng dẫn.
Bài báo cáo này dựa trên quá trình hoạt động của tôi trong khoảng thời gian tính từ
ngày thực hiện giao dịch đầu tiên ( / /2015), và được tiến hành thông qua tài khoản mã
…………………… trên Sàn giao dịch chứng khoán ảo …
NGƯỜI THỰC HIỆN
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
1. TỔNG QUAN VỀ HOSE
Trước khi đi vào chi tiết về hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh ( HOSE), tôi sẽ điểm qua một vài khái niệm về thị trường chứng khoán
nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quát về sự hình thành và phát triển của hoạt động mua
bán chứng khoán.
1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán.
1.1.1. Sự hình thành của thị trường chứng khoán.
Ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân cư chưa cao và nhu cầu về vốn
chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho
đầu tư phát triển ngày càng cao. Chính vì vậy, thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng các
nhu cầu này.
Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình
thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh nghiệp cần huy động vốn thông qua hình thức
phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận và chứng khoán có giá trị nhất định được phát
hành, thì xuất hiện nhu cầu mua bán chứng khoán; và đây chính là nguyên nhân sự ra đời
của thị trường chứng khoán - với tư cách là một bộ phận của thị trường vốn nhằm đáp ứng
nhu cầu mua bán và trao đổi chứng khoán các loại.
1.1.2. Khái niệm về thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, hoạt
động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành
nguồn vốn lớn, trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản
xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
Hay nói cách khác thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch
mua bán chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Do vậy, thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi.
• Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người
phát hành.
• Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát
hành ở thị trường sơ cấp.
1.1.3. Hàng hoá của thị trường chứng khoán.
Hàng hoá giao dịch trên Thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái
phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm.
1
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
1.1.4. Đặc điểm chủ yếu của thị trường chứng khoán.
• Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung
cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính;
• Là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do
tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán,
mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung - cầu.
• Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành
trên thị trường sơ cấp, nó có thể mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp.
Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng
khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn.
Các chủ thể có thể tham gia vào thị trường chứng khoán:
• Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường
chứng khoán. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương,
Công ty.
o Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù
đắp thâm hụt ngân sách hoặc thực hiện những công trình quốc gia lớn.
o Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động
tiền đầu tư cho các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội của địa
phương.
o Các công ty muốn huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất phát hành trái
phiếu công ty hoặc cổ phiếu.
• Nhà đầu tư:
o Nhà đầu tư cá nhân: Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và Nhà đầu tư không
thích rủi ro;
o Nhà đầu tư có tổ chức: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm
xã hội, công ty tài chính,ngân hàng thương mại.
2
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
• Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán:
o Công ty chứng khoán
o Quỹ đầu tư chứng khoán
o Các trung gian tài chính
• Các tổ chức liên quan đến chứng khoán:
o Cơ quan quản lý Nhà nước
o Sở giao dịch chứng khoán
o Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
o Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
o Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
o Các tổ chức tài trợ chứng khoán
o Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
Như vậy, sự hình thành của thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế, tạo tính thanh khoản cho chứng khoán và đồng
thời cũng là một kênh đầu tư quan trọng cho các nhà đầu tư. Và một bộ phận hữu cơ
không thể thiếu được trên thị trường chứng khoán đó là Sở Giao Dịch Chứng Khoán. Sở
Giao Dịch Chứng Khoán (Stock Exchange) được xem như là hình thái điển hình của thị
trường chứng khoán trung. Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán các giao dịch được tập trung
tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép
lệnh để hình thành nên giá giao dịch.
Tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu hoạt động của Sở Giao Dịch Chứng Khoán
Thành phố Hồ Chí Minh. Như đã đề cập trong suốt quá trình hoạt động, tôi đã tiến hành
3
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
phân tích và mua bán các chứng khoán được niêm yết trên sàn HOSE. Do vậy, việc tìm
hiểu ban đầu về cách thức hoạt động của HOSE sẽ là điều cần thiết cho hoạt động của tôi.
1.2. Sở giao dịch chứng khoán Thành phố HỒ CHÍ MINH (HOSE).
1.2.1. Sự hình thành vá phát triển của HOSE.
Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE – Ho Chi Minh
Stock Exchange) được thành lập tháng 7 năm 2000, là một đơn vị trực thược Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán được niêm yết của
Việt Nam.
Tên website của sợ này lại là HSX (www.hsx.vn).
Từ khi thành lập đến ngày 7 tháng 8 năm 2007 mang tên là Trung tâm giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC). Từ ngày 8 tháng 8 năm 2007, HSTC
mới được đổi tên thành Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
1.2.2. Giao dịch trên HOSE.
1.2.2.1. Loại chứng khoán được giao dịch.
Các loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu đã được đăng ký giao dịch tại Sở
Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2.2. Thời gian giao dịch.
Phiên Phương thức giao dịch Giờ giao dịch
Cổ phiếu chứng chỉ quỹ
Phiên sáng
Khớp lệnh định kỳ mở cửa 09h00’ – 9h15’
Khớp lệnh liên tực I 09h15’ – 11h30’
Giao dịch thoả thuận 09h00’ – 11h30’
Nghỉ 11h30’ – 13h00’
Phiên chiều
Khớp lệnh liên tục II 13h00’ – 13h45’
Khớp lệnh định kỳ đóng cửa 13h45’ – 14h00’
Giao dịch thoả thuận 13h00’ – 14h15’
Trái phiếu
Phiên sáng Giao dịch thoả thuận 09h00’ – 11h30’
Nghỉ 11h30’ – 13h30’
Phiên chiều Giao dịch thoả thuận 13h00’ – 14h15’
Thị trường đóng cửa 14h15’
Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ ngày nghỉ lễ theo quy định của Luật lao động hoặc
quyết định của Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước.
1.2.2.3. Phương thức giao dịch.
Giao dịch khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch thực hiện trên cơ sở khớp các
lệnh mua và bán của khách hàng theo nguyên tắc giá thực hiện như sau:
4
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
i. Là mức giá thực hiện khối lượng giao dịch lớn nhất.
ii. Nếu có nhiều mức giá thoả mãn điểm i ở trên thì mức giá trùng hoặc gần
với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.
iii. Nếu vẫn có nhiều mức giá thoả mãn điểm ii ở trên thì mức giá cao hơn sẽ
được chọn.
Giao dịch khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch thực hiện trên cơ sở lệnh của
nhà đầu tư sau khi được nhập vào hệ thống sẽ được khớp ngay với các lệnh đối ứng (nếu
có) ở các mức giá tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống.
Giao dịch thỏa thuận là phương thức giao dịch trong đó người mua và người bán tự
thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch.
1.2.2.4. Biên độ giao động.
- Biên độ giao động giá áp dụng đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư là +/-7%.
Theo đó:
Giá tối đa = Giá tham chiếu x (1 + biên độ giao động).
Giá tối thiểu = Giá tham chiếu x (1 – biên độ giao động).
- Giá tham chiếu của Cổ phiếu, Chứng chỉ quỹ đầu tư và Trái phiếu được tính dựa trên
giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó.
1.2.2.5. Nguyên tắc khớp lệnh.
- Ưu tiên về giá.
- Ưu tiên về thời gian.
1.2.2.6. Loại lệnh giao dịch.
Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh áp dụng các loại lệnh theo
thời gian giao dịch như sau:
Đợt khớp lệnh Loại lệnh
Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa Lệnh giới hạn, lệnh ATO
Khớp lệnh liên tục Lệnh giới hạn
Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa Lệnh giới hạn, lệnh ATC
Trong đó:
- Lệnh giới hạn (LO): là lệnh mua hoặc bán được thực hiện theo mức giá xác định
tốt hơn. Lệnh giới hạn có mực ưu tiên thấp nhất trong các loại lệnh và có hiệu
lực đến hết ngày giao dịch nếu không bị huỷ.
- Lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa (ATO): là lệnh mua hoặc bán được thực hiện
theo mức giá mở cửa. Lệnh ATO có thứ tự ưu tiên cao nhất và chỉ có hiệu lực
trong phiên 1.
5
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
- Lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửa (ATC): là lệnh mua hoặc bán được thực
hiện theo mức giá đóng cửa. Lệnh ATC có thứ tự ưu tiên cao nhất và chỉ có hiệu
lực trong phiên 3.
Sau khi đã có cái nhìn rõ nét về sự hình thành cách thức hoạt động của HOSE. Trong
phần tiếp theo, tôi sẽ tiến hành phân tích quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh chứng
khoán và đưa ra chiến lược tổng quát ban đầu hoạt động đầu tư của tôi.
2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TỔNG QUÁT.
2.1. Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh chứng khoán.
Trong thực tế, để thực hiện quá trình đầu tư chứng khoán, trước khi bước vào việc
lựa chọn chiến lược kinh doanh các công ty sẽ thực hiện một quy trình nghiên cứu đánh
giá và thẩm định đầu tư. Theo đó, quy trình ra quyết định đầu tư gồm các bước như sau:
2.1.1. Phân tích đầu tư.
Việc đầu tiên mà các nhà phân tích thường làm là phân tích các cơ hội trên thị
trường, phân tích lợi nhuận mang lại và rủi ro chấp nhận đối với từng cơ hội đầu tư. Phân
tích đầu tư tập trung vào nghiên cứu, dự đoán các yếu tố vĩ mô tác động đến việc đầu tư
như lãi suất, tỷ giá, thuế, GDP …, dự đoán khuynh hướng biến động của thị trường nói
chung cũng như phân tích, dự đoán sự phát triển hay tăng trưởng trong tương lai của từng
ngành, từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Đây là bước quan trọng có ảnh hưởng đến những
bước sau. Chỉ khi có sự phân tích chính xác thì ta mới có chiến lược đúng đắn.
Tuy nhiên, thời gian giao dịch thực tế của tôi thật sự khá ngắn; do đó, những biến
động của các biến số kinh tế vĩ mô được xem là không đáng kể. Vì thế, thay vì phân tích
các biến động của các yếu tố vĩ mô trong một khoảng thời gian dài, tôi sẽ chỉ dựa trên
6
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
những nhận định của các chuyên gia trong thời gian gần đây để lựa chọn các ngành có cơ
hội tăng trưởng tốt.
2.1.2. Mục tiêu đầu tư.
Trong bước này, dựa trên mức lợi nhuận nhận được và rủi ro chấp nhận được, các
nhà phân tích sẽ đối chiếu với các tiêu chí đầu tư để lựa chọn một danh mục đầu tư phù
hợp. Ví dụ, một nhà đầu tư chú trọng vào lãi vốn sẽ chủ yếu đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu
tư chú trọng vào các khoản thu nhập ổn định sẽ đầu tư vào trái phiếu …
Xem xét các tình hình giao dịch của tôi, tôi quyết định mục tiêu đầu tư là lãi vốn từ
cổ phiếu. Có 2 nguyên nhân, thứ nhất do giới hạn kỹ thuật nên các chứng khoán được
phép giao dịch trên sàn giao dịch ảo là các cổ phiếu. Thứ hai, trong khoảng thời gian giao
dịch ngắn, nguồn thu nhập duy nhất mà tôi hi vọng là nguồn thu từ việc chênh lệch giá
mua – giá bán của các chứng khoán hơn là nguồn thu cố định trong dài hạn.
2.1.3. Phân bổ tài sản.
Với mỗi nhà đầu tư, chiến lược phân bổ tài sản là điều cần lưu tâm. Phân bổ tài sản
là phân chia tiền của nhà đầu tư vào một rổ đầu tư, mỗi rổ nhằm đạt được những mục tiêu
cụ thể riêng biệt hoặc toàn bộ yêu cầu sinh lời từ toàn bộ danh mục đầu tư. Phân bổ tài
sản trong từng giai đoạn phù hợp với phán đoán và quan điểm của nhà đầu tư. Phân bổ tài
sản trong từng giai đoạn phù hợp với phán đoán và quan điểm của nhà đầu tư. Nó liên
quan tới quyết định sẽ đầu tư bao nhiêu tiền vốn của quỹ vào từng loại tài sản – cổ phiếu,
trái phiếu, bất động sản, tiền mặt hoặc từng lĩnh vực đầu tư – ngành sản xuất tiêu dùng …
Khi cân đối danh mục đầu tư, nhà đầu tư sẽ chú trọng đến giá trị của danh mục đầu tư
cũng như mức độ sinh lời của từng loại tài sản.
Các loại tài sản mà một nhà đầu tư có thể đầu tư:
• Trái phiếu chính phủ - đây là loại chứng khoán khá an toàn, mang lại thu nhập
cố định hàng năm và vốn gốc được hoàn lại cuối kỳ.
• Trái phiếu công ty – là loại trái phiếu phát hành bởi doanh nghiệp với cùng đặc
điểm như trái phiếu Chính phủ, nhưng bù lại thu nhập cao hơn do mức rủi ro cao
hơn.
• Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán – đầu tư vào cổ phiếu của một công ty
nghĩa là nhà đầu tư trở thành một cổ động, một chủ sở hữu của công ty. Kết quả
đầu tư của nhà đầu tư phụ thuộc vào hoạt động của công ty.
7
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
• Vốn cổ phần trong các công ty cổ phần hoá – khi đầu tư vào các công ty cổ phần
hoá, các nhà đầu tư sẽ chấp nhận rủi ro cao hơn khi mà công ty chưa được niêm
yết trên thị trường chứng khoán.
• Bất động sản – thị trường bất động sản rất hấp dẫn với các quỹ đầu tư, nhưng
cũng đầy rẫy rủi ro. Các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào bất động sản để kỳ vọng
một thu nhập ổn định hay sự gia tăng giá trị. Có thể nhà đầu tư không trực tiếp
đầu tư vào bất động sản mà đầu tư gián tiếp vào một công ty kinh doanh bất
động sản.
• Tiền tệ hay các công cụ trên thị trường tiền tệ. Đây là các khoản đầu tư ngắn hạn
nhằm tận dụng ngườn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi.
Với từng tài sản được chọn lựa đầu tư, nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các lĩnh vực đầu tư
phù hợp để đạt mục tiêu mong muốn. Ví dụ như một nhà đầu tư quyết đi65nh đầu tư 50%
tài sản vào cổ phiếu thì sẽ chọn cổ phiếu của ngành sản xuất hàng tiêu dùng, ngành tài
chính ngân hàng hay ngành vận tải hàng hoá… Các lĩnh vực có thể đầu tư là:
• Hàng tiêu dùng
• Tài chính ngân hàng
• Nông lâm thuỷ hải sản
• Y tế - giáo dục
• Cơ sở hạ tầng
• Công nghệ thông tin
• Vận tải hàng hoá
• Nhiên liệu
• Du lịch khách sạn
Trong từng thời kỳ, từng giao đoạn cụ thể, nhà đầu tư sẽ có chiến lược đầu tư phù
hợp với từng lĩnh vực có tốc độ tăng trường mong muốn. Ví du ở Việt Nam hiện nay có
thể nói tài chính ngân hàng, sản xuất hàng tiêu dùng… đang là ngành có sự tăng trường
cao và ổn định; công nghệ thông tin, nhiên liệu… là những ngành có tiềm năng phát triển
manh.
Như đã đề cập ở trên, tôi tiến hành giao dịch theo phương thức đầu tư toàn bộ 100%
số vốn vào Cố phiếu được niêm yết trên sàn HOSE. Tuy không thể đạt một danh mục đa
dạng hoá các loại chứng khoán, nhưng tôi cũng đã cố gắng đa dạng hoá các loại cổ phiếu
dựa trên mức độ biến động chứng khoán và theo ngành, lĩnh vực.
2.1.4. Lựa chọn chứng khoán.
8
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
Lựa chọn chứng khoán là bước tiếp theo của việc tiến hành phân bổ tài sản. Việc lựa
chọn chứng khoán cho danh mục đầu tư là quyết định sẽ đầu tư thế nào vào từng loại
chứng khoán cụ thể trong từng loại tài sản được phân bổ với tỷ trọng vốn của nhà đầu tư.
Ví dụ, nếu đầu tư vào cổ phiếu thì sẽ chọn loại cổ phiếu của công ty nào để đầu tư, trong
trái phiếu sẽ đầu tư loại trái phiếu nào, trái phiếu chính phủ hay trái phiếu công ty nào.
Trong từng ngành cụ thể, các công ty lại có những nền tảng, hiệu quả kinh doanh,
tiềm năng phát triển khác nhau… Trên thị trường chứng khoán, các cổ phiếu có tốc độ
tăng trưởng khác nhau, cách nhìn nhận của nhà đầu tư về từng loại cổ phiếu cũng khác
nhau… Do vậy, với quan điểm đầu tư của mình, mỗi nhà đầu tư sẽ chọn các loại chứng
khoán có lợi nhất cho mình.
Phân bổ tài sản là lựa chọn chứng khoán trong danh mục đầu tư được coi là hai
quyết định cơ bản trong việc đầu tư. Các quyết định này là liên tục và không bao giờ kết
thúc do chứng khoán luôn luôn biến động và nhà quản lý sẽ luôn tìm thấy nhiều cơ hội
đầu tư mới. Và do vậy, việc chuyển đổi các khoản đầu tư là liên tục.
Trên đây là quy trình ra quyết định đầu tư tuần tự. Sau đây, tôi sẽ đưa ra chiến lược
tổng quát ban đầu theo đó tôi sẽ đi sâu vào việc xây dựng danh mục đầu tư (bao gồm việc
phân bổ tài sản và lựa chọn chứng khoán) và đưa ra một vài chiến lược kinh doanh.
9
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
3. QUÁ TRÌNH GIAO DỊCH.
3.1. Lựa chọn các loại mã chứng khoán.
3.1.1. Mã KDC (Công ty cổ phần Kinh Đô).
Sau nhiều năm hình thành và phát triển, đến nay thương hiệu Kinh Đô được hầu
hết người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ miền Nam ra miền Bắc biết đến . Sản
phẩm của Kinh Đô đa dạng, nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng, giá cả hợp lý., có sự đột
phá về chất lượng, được cải tiến, thay đổi mẫu mã thường xuyên với ít nhất trên 40 sản
phẩm mới mỗi năm. Công nghệ sản xuất của Kinh Đô vượt trội so với các doanh nghiệp
cùng ngành.Một điểm khác biệt của Kinh Đô so với các doanh nghiệp khác là ngoài công
nghệ hiện đại, Công ty rất chú trọng vào kỹ thuật chế biến sản phẩm, nhất là công thức
pha chế phụ gia, nhờ đó mà các loại bánh kẹo của Công ty có mùi vị hấp dẫn và riêng
biệt. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh lớn của Kinh Đô, ngay cả với những đối thủ
trong ngành bánh kẹo có máy móc hiện đại tương đương. Năm 2014, Công ty Phát hành
riêng lẻ cổ phiếu nâng vốn điều lệ lên 2.141.282.700.000 đồng.
• Nhóm ngành : Bánh kẹo
Khối lượng cổ phiếu niêm yết : 256,653,397 cổ phiếu.
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành : 235,161,141 cổ phiếu.
• Lợi nhuận sau thuế trong 3 năm liên tiếp:
+ Năm 2012 : 353,944,403,336 VNĐ
+ Năm 2013 : 493,869,552,142 VNĐ
+ Năm 2014 : 536,445,639,109 VNĐ
• Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2012 : 2,318
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2013 : 3,051
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2014 : 2,296
10
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
• Khẳ năng thanh toán nhanh ( trung bình 3 năm ): 1,89
Khả năng thanh toán hiện hành ( trung bình 3 năm ): 2,12
• P/E : 17,09
11
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
12
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
13
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
3.1.2. Mã CTG ( Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam ).
- Nhóm ngành: Ngân hàng thương mại
- Vốn điều lệ : 37,234,045,560,000 đồng
- Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết : 1,323,199,600 cổ phiếu
- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành : 3,723,404,556 cổ phiếu
Ngành nghề kinh doanh:
• Cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước
• Cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh
• Kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, phát hành và thanh toán
thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch
• Kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính
• Những dịch vụ tài chính - ngân hàng khác
Lợi nhuận sau thuế sau 3 năm liên tiếp:
+ 2012 : 6,169,679,000,000 VNĐ
+ 2013 : 5,807,978,000,000 VNĐ
+ 2014 : 5,727,208,000,000 VNĐ
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ sau 3 năm liên tiếp:
+2012 : 6,151,545,000,000 VNĐ
+2013 : 5,807,978,000,000 VNĐ
+2014 : 5,727,208,000,000 VNĐ
EPS cơ bản : 1,53
EPS pha loãng : 1,53
P/E : 11,86
Gía trị sổ sách/cổ phiếu : 14,77
Hệ số Beta : 1,03
ROE ( 4 quý ) : 10,50%
Nhìn chung:
• Đối với tình hình biến động giá của mã KDC:
Cao nhất 52 tuần : 76
Thấp nhất 52 tuần : 43.5
Gía cả hiện tại : 45.5
14
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
• Đối với tình hình biến động giá của mã CTG:
Cao nhất 52 tuần : 19.6
Thấp nhất 52 tuần: 13.6
Gía cả hiện tại : 18
3.2. Tiến hành giao dịch
3.2.1. 26/01/2015 - 12/02/2015
Với số vốn ban đầu là 100000000 VNĐ, tôi bắt đầu mua cổ phiếu của KDC trước tiên và
sau đó là CTG.
Mã chứng khoán Gía khớp lệnh (nghìn đồng ) Khối lượng
KDC 49 1000
CTG 17.9 500
Vì vốn gốc ban đầu không nhiều nhưng với sự cẩn thận em không muốn mua quá nhiều
cổ phiếu lúc đầu và tính thanh khoản không cao và biến động lớn. Vào ngày 27/1/2015,
cổ phiếu của công ty bánh kẹo Kinh Đô ( KDC ) tăng kịch trần so với ngày hôm trước
tăng đến 3.2 điểm ( 6.9%) từ 46.6 đến 49.8. Theo như quan sát cổ phiếu của KDC đã có 1
phiên trược liên tiếp từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 2 và sau đó là sự phục hồi bắt đáy của
các nhà đầu tư. KDC là cổ phiếu có nhiều biến động giá trong khoản thời gian từ sau Tết
trở lại đây có phiên giảm mạnh từ trên 60. xuống trên dưới 50. và bắt đầu phục hồi. Em
cảm thấy có thể là cơ hội đầu tư tốt vào KDC thời điểm đó nên đã mua 1000 cổ phiếu vào
phiên 27/1/2015 với mức giá là 47.5 và bất ngờ với thông tin kinh tế vào ngày 27/1 khi
gần 165,3 tỷ đồng đổ nhào vào KDC để giành suất cổ tức khủng. KDC lập kỷ lục giao
dịch lớn chưa từng có trong lịch sử dù còn cả phiên buổi chiều hôm đó. Riêng KDC đã
chiếm trên 16% giá trị khớp lệnh sàn HSX trong buổi sáng. KDC tăng kịch trần nhưng lại
có đà trượt giảm thảm hại sau đó và tôi không lường trước được rủi ro để bán sớm và cứ
nghĩ mã sẽ còn có thể tăng tiếp tục vài ngày và cuối cùng đành chấp nhận một mức giá rất
thấp bán lỗ cho cổ phiếu của KDC ở dưới giá mua ban đầu. Mức lỗ ước tính cho số cổ
phiếu mua KDC là 3 triệu đồng.
15
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
3.2.2. 12/02/2015 - 10/04/2015.
Mua không bán tổng cộng 2600 cổ phiếu CTG vì lí do vốn ngoại dần đổ vào cổ phiếu
ngân hàng, CTG trụ được và có biểu hiện tích cực khả quan trong mặt bằng chung thị
trường.
Mã chứng khoán Gía khớp lệnh( nghìn đồng) Khối lượng
CTG 18.4 2100
Cổ phiếu CTG là cổ phiếu cứu lỗ bù cho KDC và khối lượng giao dịch đặt cược
vào CTG cũng lớn hơn. Theo như quan sát quá trình biến động giá của CTG, mã CTG
hầu như có phiên tăng rất tích cực và biến động là không quá lớn, nằm vào diện an toàn.
CTG có phiên đã đạt được 19.1-19.2 vào ngày 13/3/2015. Trước đó với 500 cổ phiếu
CTG mua ban đầu sau cú lỗ KDC, thấy sự khả quan của cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng
đang lên, tôi rót vào thêm 2100 cổ phiếu CTG nhưng mức giá cũng còn khá cao là 18.4.
Nhưng thời gian không nhiều để quan sát thị trường thêm và mạo hiểm mua thêm nhiều
cổ phiếu nên tôi chọn giữ CTG và mong giá sẽ khả quan trong thời gian còn lại. Chiến
lược cổ phiếu an toàn là chiến lược tốt nhất trong khoản thời gian này khi VN index còn
nhiều cú giảm mạnh thất thường do vốn ngoại đổ vào và rút ra không ổn định, thanh
khoản thị trường sụt giảm mạnh. Vào ngày đầu tháng 4, chỉ số VN-Index của sàn
TP.HCM mất 12,22 điểm, tương đương 2,22%, xuống mức 538,91 điểm. Nhà đầu tư đồng
loạt bán khi VN-index mất mốc 550 điểm. Sàn TP.HCM có tới 198 mã giảm giá.Tuy
nhiên cổ phiếu CTG dù giảm xuống chỉ còn ngưỡng 17.5 nhưng tôi quyết định không bán
và đợi sự hồi phục.
Tổng kết:
Cuối cùng qua gần 2 tháng đầu tư sàn chứng khoán ảo, cá nhân tôi thu về kết quả chưa
khả quan vì tổng số tiền còn lại vào ngày đáo hạn là 95,458,000 VNĐ lỗ 4 triệu 542 nghìn
đồng tương đương 0,045%.
16
Báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ
KẾT LUẬN
Thời gian qua được thực tập đầu tư sàn chứng khoán ảo rất bổ ích và mới mẻ. Thông qua
môn học và chương trình này đã giúp bản thân tôi phần nào làm quen được với mô phỏng
của sàn giao dịch và cách thức giao dịch mua bán cổ phiếu diễn ra thế nào, thực hiện thế
nào. Đây sẽ là những kinh nghiệm vô cùng hữu ích, hấp dẫn và không thể thiếu nếu muốn
trở thành một nhà đầu tư tương lai. Và qua đó, tôi đã rút ra được những bài học kinh
nghiệm:
• Khi chơi chứng khoán cần sự mạo hiểm khi cần thiết. Sẽ có những lúc cần nên bán
lúc giá lên rất cao, đừng giữ mà hãy bán đi vì tâm lý chung sẽ là bán lúc lên đỉnh
điểm đừng mong đợi quá nhiều vào một nấc đi lên tiếp theo mà ôm cú bể bóng lớn.
Điển hình là mã KDC khi mua thấp và giá lên kịch trần vì ham muốn một sự tăng tiếp
nữa nên đành phải chịu giá thấp về sau, bán lỗ. Đây là bài học kinh nghiệm rất lớn.
• Không mua cổ phiếu khi giá ở quá cao.
• Canh giá cổ phiếu xuống thấp và có dấu hiệu phục hồi để mua.
• Không nên nghĩ mình khôn hơn thị trường.
• Cần sự nhẫn nại khi biết mình đã lỗ sau khi vừa mua nhưng cần nhẫn nại, chờ đợi vì
giá có thể hồi phục nay mai. Còn nếu chấp nhận bán sớm là chấp nhận lỗ ngay lập
tức. CTG là một ví dụ minh chứng trong quá trình thực hiện đầu tư của cá nhân tôi.
• Cần mạnh tay chi vào những mã có suất sinh lợi cao hơn và biến động mạnh hoặc
chừng mực, đôi khi đừng quá sợ và tiếc tiền vì có nhiều cơ hội lớn luôn đi kèm với
rủi ro.
17