ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG THỊ THÙY NGÂN
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP TẠI XÃ LỤC SƠN- HUYỆN LỤC NAM
TỈNH BẮC GIANG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Lớp : K42 - Lâm nghiệp
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học: : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Sỹ Hồng
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, không sao chép của ai. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài
liệu, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
ThS. Lê Sỹ Hồng
Người viết cam kết
Dương Thị Thùy Ngân
Xác nhận của hội đồng chấm phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một thời gian có ý nghĩa rất quan trọng trong quá
trình học tập của mỗi sinh viên. Đây là một quá trình giúp sinh viên hệ thống
hóa, củng cố lại kiến thức đã học. Đồng thời cũng là thời gian để cho sinh
viên học hỏi, làm quen với công tác nghiên cứu, tiếp xúc và cọ sát với thực tế,
giúp mỗi sinh viên nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ trước khi ra trường.
Là tiền đề cho sự thành công của mình trong tương lại.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Ban
chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề
xuất giải pháp quy hoạch lâm nghiệp tại xã Lục Sơn- huyện Lục Nam-
tỉnh Bắc Giang”.
Trong quá trình thực tập được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình
của các thầy cô trong khoa, đặc biệt thầy Lê Sỹ Hồng, sự giúp đỡ quý báu của
các đơn vị chuyên môn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, hạt
Kiểm Lâm, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam,
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Nam cùng với sự cố gắng của
bản thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới
tất cả sự giúp đỡ đó.
Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Dương Thị Thùy Ngân
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu của đề tài. 2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Vấn đề nghiên cứu trên thế giới 4
2.1.1. Quy hoạch vùng ở Pháp 4
2.1.2. Quy hoạch vùng ở Thái Lan. 4
2.3.3. Quy hoạch vùng tuân theo học thuyết Mác- LêNin. 5
2.2. Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam 6
2.2.1. Quy hoạch có liên quan tới quy hoạch lâm nghiệp. 6
2.2.2. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp 8
2.3 Những căn cứ pháp lý 11
2.3.1. Những văn bản của Nhà nước. 11
2.3.2. Những văn bản của tỉnh. 13
2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Lục Sơn 14
2.4.1. Điều kiện tự nhiên 14
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 16
2.5. Đánh giá chung tổng quan tài liệu 20
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG 21
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
3.2. Nội dung nghiên cứu 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu 21
3.3.1. Quan điểm phương pháp luận 21
3.3.2. Lựa chọn địa bàn nghiên cứu 21
3.3.3. Những tài liệu cần thu thập trong khu vực nghiên cứu 22
3.3.4.Phương pháp thu thập số liệu 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1 Thực trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất lâm nghiệp 25
4.1.1. Diện tích, trữ lượng các loại rừng và diễn biến đất lâm nghiệp 25
4.1.2 Các hoạt động lâm nghiệp đã và đang triển khai trên địa bàn xã 28
4.2. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong QHSD đất lâm
nghiệp của xã 32
4.3 Đề xuất một số giải pháp quy hoạch lâm nghiệp 34
4.3.1. Định hướng phát triển lâm nghiệp của xã Lục Sơn đến năm 2020 34
4.3.2 Giải pháp chung 37
4.4.3 Giải pháp cụ thể 37
4.3.4 Các biện pháp bảo vệ, phòng chống cháy rừng 45
4.3.5. Kế hoạch phát triển lâm nghiệp xã Lục Sơn giai đoạn 2014 - 2020 47
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.2. Kiến nghị 52
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BTTN
GCNQSDĐ
KTXH
LN
LNXH
LSNG
NN&PTNT
QHLN
QHSD
RĐD
RSX
SXKD
SXLN
TN
UBND
: Bảo tồn tự nhiên
: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Kinh tế xã hội
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp xã hội
: Lâm sản ngoài gỗ
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
: Quy hoạch Lâm Nghiệp
: Quy hoạch sử dụng
: Rừng đặc dụng
: Rừng sản xuất
: Sản xuất kinh doanh rừng
: Sản xuất lâm nghiệp
: Tự nhiên
: Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (giá hiện hành) 17
Bảng 4.1: Thống kê diện tích có rừng phân theo chức năng 25
Bảng 4.2: Tổng hợp trữ lượng các loại rừng 26
Bảng 4.3: Tình hình diễn biến rừng và đất rừng tại xã Lục Sơn 27
Bảng 4.4: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý 28
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng trồng 29
tại một số địa điểm trên địa bàn xã 29
Bảng 4.6: Diễn biến đất đai sau quy hoạch 37
Bảng 4.7: Quy hoạch 3 loại đất rừng tại xã Lục Sơn đến 2020. 38
Bảng 4.8: Diện tích trồng rừng tập trung trên đất trống xã Lục Sơn 39
Bảng 4.9: Diện tích rừng tự nhiên được phép cải tạo xã Lục Sơn 41
Bảng 4.10: Sản lượng gỗ khai thác theo giai đoạn 44
Bảng 4.11: Tổng hợp khối lượng xây dưng đường băng cản lửa 46
trên địa bàn xã Lục Sơn 46
Bảng 4.12: Hệ thống đường lâm nghiệp cần mở mới, nâng cấp huyện Lục Nam 47
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Hình 1 : Cơ sở sản xuất của công ty cổ phần thương mại Bắc Giang 28
Hình 2: Một số loại LSNG tại địa bàn xã Lục Sơn 31
Hình 3: Sơ đồ SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
trong QHSD đất lâm nghiệp tại xã Lục Sơn 33
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của xã hội thì nền kinh tế của nước ta cũng thay
đổi từng ngày, từng giờ. Sự thay đổi đó diễn ra đồng loạt trên tất cả các ngành
nghề khác nhau và ngành lâm nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó. Xã
hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao gây tác
động tới một số ngành nghề, trong đó ngành lâm nghiệp cũng chịu tác động
không nhỏ.
Năm 1943,Việt Nam có 14,0 triệu ha rừng, độ che phủ 43,0% đến năm
1990 diện tích rừng còn 8,4 triệu ha với độ che phủ là 27,0%. Đến năm 2008
diện tích rừng nước ta là 13,1 triệu ha có độ che phủ là 40,0% [12]. Như vậy
so với những năm đầu của thập niên 90 thì diện tích rừng có tăng lên nhưng
chất lượng rừng đã và đang suy giảm mạnh mẽ.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự can thiệp của con người như: du canh,
du cư, phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây xuất khẩu, mở rộng đô
thị, khai thác mỏ, nuôi trồng thủy sản, xây dựng các nhà máy thủy điện
Hàng năm số vụ vi phạm lâm luật vẫn gia tăng với mức độ ngày càng tinh vi
hơn. Hơn nữa, cháy rừng vẫn thường xuyên xảy ra, sâu bệnh tàn phá nặng nề
gây ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất chất lượng
của rừng. Việc sử dụng rừng và đất rừng không đúng mục đích, không theo
quy hoạch, hiện tượng lấn chiếm mua bán, chuyển nhượng trái phép đất rừng
còn xảy ra phổ biến. Những tồn tại và bất cập trên làm cho công tác quản lý
bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Giá trị đích thực của rừng chưa được khai
thác và sử dụng hiệu quả. Do vậy để sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng một
cách bền vững và lâu dài thì việc xây dựng phương án sử dụng nguồn tài
nguyên này một cách hợp lý là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý.
Đứng trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước đã đưa ra các mục tiêu
cho ngành lâm nghiệp là thiết lập, quy hoach, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử
dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp, nâng tỷ lệ
đất có rừng lên 42,6% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020 [3].
2
Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ
chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá
trình phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng
sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ
vững an ninh quốc phòng.
Hơn nữa lâm nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân với nhiều lĩnh vực hoạt động. Muốn kinh doanh toàn diện, lợi dụng
tổng hợp và sử dụng bền vững tài nguyên rừng thì nhất thiết phải coi trọng
công tác lập quy hoạch, kế hoạch sản xuất lâm nghiệp. Việc nghiên cứu, quy
hoạch phát triển lâm nghiệp của các đơn vị hành chính nhằm bố cục hợp lý về
mặt không gian tài nguyên rừng và bố trí cân đối các hạng mục sản xuất kinh
doanh, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, định hướng cho sản xuất kinh doanh
lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, cho kinh tế địa
phương và cho đời sống nhân dân, đồng thời phát huy những tác dụng có lợi
khác từ rừng là việc làm hết sức cần thiết. [7]
Để có những cơ sở, luận cứ góp phần quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên
địa bàn xã cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhằm quản lý
bảo vệ chặt chẽ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá phục vụ cho mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá
thực trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch lâm nghiệp tại xã Lục Sơn-
huyện Lục Nam- tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu của đề tài.
- Đánh giá được thực trạng QHSD đất Lâm nghiệp hiện nay tại địa bàn xã
Lục Sơn
- Đề xuất giải pháp quy hoạch lâm nghiệp nhằm nâng cao công tác bảo vệ
và phát triển rừng tại địa bàn xã Lục Sơn- huyện Lục Nam- tỉnh Bắc Giang.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài.
3
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra
phải trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy, phản ánh đúng thực trạng quy
hoạch sử dụng đất và sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
- Việc phân tích, xử lý số liệu phải trên cơ sở khoa học, có định tính,
định lượng bằng các phương pháp thích hợp.
- Đánh giá đúng thực trạng, những đề xuất kiến nghị trên cơ sở tuân thủ
quy định của Luật Đất đai và Luật Bảo về và phát triển rừng.
- Đề xuất phương án quy hoạch thiết thực, phù hợp với đặc điểm của địa
phương nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất và sản xuất lâm nghiệp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài là cơ hội tốt cho sinh viên làm quen
đần với việc nghiên cứu khoa học, biết gắn kết ,vận dụng các kiến thức đã học
vào thực tế. Qúa trình nghiên cứu cũng giúp sinh viên có điều kiện khẳng
định mình sau 4 năm học tại trường và qua đó tạo điều kiện cho sinh viên
được học hỏi những kiến thức kỹ năng thực tiễn từ các cán bộ địa phương,
giúp nâng cao khả năng làm việc sau nay.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài sẽ là tài liệu để địa phương có thể nhìn nhận đánh giá
được quá trình quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian nhất định.
Các kết quả đánh giá phân tích của đề tài có thể làm cơ sở cho các cán
bộ có liên quan tại xã Lục Sơn tham khảo để có các những ý kiến chỉ đạo,
xây dựng kế hoạch, chiến lược hoạt động trong công tác quy hoạch bảo vệ
và phát triển rừng tại địa phương trong những năm tiếp theo để có thể duy
trì nguồn tài nguyên rừng cho tương lai.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Vấn đề nghiên cứu trên thế giới
2.1.1. Quy hoạch vùng ở Pháp
Theo quan điểm chung của hệ thống các mô hình quy hoạch vùng
M.Thénevin ( M.Pierre Thénevin) [27] một chuyên gia thống kê đã giới thiệu
một số mô hình quy hoạch vùng được áp dụng thành công miền Tây Nam
nước cộng hòa Coote d’ivoire. Trong mô hình quy hoạch vùng này, người ta
đã nghiên cứu hàm mục tiêu cực đại giá trị tăng thêm xã hội với các ràng
buộc trong nội vùng, có quan hệ với các vùng khác và với nước ngoài. Thực
chất mô hình là một bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc:
a. Các hoạt động sản xuất
- Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình và
trồng trọt công nghiệp với các mức thâm canh cao độ, tham canh trung bình
và cổ điển.
- Hoạt động khai thác rừng
- Hoạt động đô thị: Chế biến gỗ, bột giấy, dịch vụ, thương mại…
b. Nhân lực theo các dạng thuê thời vụ, các loại lao động nông nghiệp,
lâm nghiệp.
c. Cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác vào ràng buộc về diện
tích đất, về nhân lực, về tiêu thụ lương thực.
Quy hoạch vùng nhằm đạt mục đích khai thác lãnh thổ theo hướng tăng
thêm giá trị sản phẩm của xã hội theo phương pháp mô hình hóa trong điều
kiện thực tiễn của vùng, so sánh với vùng xung quanh và nước ngoài [27].
2.1.2. Quy hoạch vùng ở Thái Lan.
5
Công tác quy hoạch phát triển vùng được chú ý từ những năm 1970. Về
hệ thống phân vị, quy hoạch tiến hành theo 3 cấp: Quốc gia, vùng, á vùng hay
địa phương.
Vùng (region) được coi như một á miền (subdivision) của đất nước. Đó
là điều kiện cần thiết để phân chia quốc gia thành á miền theo các phương
diện khác nhau như phân bố dân cư, khí hậu, địa hình… đồng thời vì lý do
quản lý hay chính trị, đất nước được chia thành các miền như: Đơn vị hành
chính, đơn vị bầu cử. Quy mô diện tích của một vùng phụ thuộc vào kích
thước, diện tích của đất nước. Thông thường vùng nằm trên một diện tích lớn
hơn diện tích của một đơn vị hành chính lớn nhất. Quy hoạch phát triển vùng
tiến hành ở cấp á miền được xây dựng theo hai cách:
- Thứ nhất: Sự bổ sung của kế hoạch nhà nước được giao cho vùng,
những mục tiêu và hoạt động được xác định theo cơ sở vùng, sau đó kế hoạch
vùng được giải quyết trong kế hoạch quốc gia.
- Thứ hai: Quy hoạch vùng được giải quyết căn cứ vào đặc điểm của
vùng, các kế hoạch đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch quốc gia.
Quy hoạch phải gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước,
phải phối hợp với Chính phủ và chính quyền địa phương.
Dự án phát triển của Hoàng gia Thái Lan đã xác định được vùng nông
nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và chính trị ở Thái Lan,
tập trung xây dựng ở hai vùng là vùng trung tâm và vùng Đông Bắc. Trong 30
năm (1961 - 1988) đến (1992 - 1996) tổng dân cư nông thôn trong các vùng
nông nghiệp từ 80% giảm xuống còn 66,6%, các dự án tập trung vào mấy vấn
đề quan trọng: Nước, đất đai, vốn đầu tư kỹ thuật nông nghiệp thị trường. [7]
2.3.3. Quy hoạch vùng tuân theo học thuyết Mác- LêNin.
Quy hoạch vùng tuân theo học thuyết Mác - Lê Nin về phân bổ và phát
triển lực lượng sản xuất theo lãnh thổ và sử dụng các phương pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Các Mác và Ăng Ghen đã chỉ ra rằng: “Mức độ
phát triển lực lượng sản xuất của một dân tộc thể hiện rõ nét hơn ở chỗ sự
phân công lao động của dân tộc đó được phát triển đến mức nào”. Lê Nin chỉ
ra rằng: “Sự nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
của mỗi vùng là nguyên tắc quan trọng để phân bổ lực lượng sản xuất”. Vì
6
vậy nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng cho sự phân bổ lực lượng sản xuất ở
một vùng trong quá khứ và hiện tại để xác định khả năng tiềm tàng và tương
lai phát triển của vùng đó.
Dựa trên cơ sở học thuyết Mác và Ăng Ghen, V.I Lê Nin đã nghiên cứu
các hướng cụ thể về kế hoạch hóa phát triển lực lượng sản xuất trong xã hội
chủ nghĩa. Sự phân bố lực lượng sản xuất được xác định theo nguyên tắc sau:
- Phân bố lực lượng sản xuất có kế hoạch trên toàn lãnh thổ của đất
nước, tỉnh, huyện nhằm thu hút các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn
lao động của tất cả các vùng vào tái sản xuất mở rộng.
- Kết hợp tốt lợi ích kinh tế của nhà nước và nhu cầu phát triển kinh tế
của từng tỉnh, từng huyện.
- Đưa các xí nghiệp công nghiệp đến gần nguồn nguyên liệu để hạn chế
chi phí vận chuyển.
- Kết hợp chặt chẽ các nghành kinh tế quốc dân ở từng vùng nhằm nâng
cao năng xuất lao động và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. [27]
2.2. Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Quy hoạch có liên quan tới quy hoạch lâm nghiệp.
2.2.1.1 Quy hoạch vùng chuyên canh.
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên
canh lúa ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các vùng
rau thực phẩm cho các thành phố lớn, các vùng cây nông nghiệp ngắn ngày
(hàng năm): vùng bông Thuận Hải, vùng đay Hưng Yên, vùng thuốc lá
Quảng An - Cao Bằng, Ba Vì - Hà Tây, Hữu Lũng - Lạng Sơn, Nho Quan -
Ninh Bình…[26]
Quy hoạch vùng chuyên canh có tác dụng:
- Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hóa
và những vùng có khả năng hợp tác kinh tế.
- Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp nhà nước tập trung
vốn đầu tư đúng đắn.
- Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản
phẩm hàng hóa của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ
sản xuất, nhu cầu lao động.
7
Cơ sở để xây dựng kế hoạch nghiên cứu tổ chức quản lý kinh doanh
theo ngành và theo lãnh thổ. Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện
nhiệm vụ chủ yếu là bố chí cơ cấu cây trồng được chọn với quy mô và hệ
thống canh tác hợp lý, theo hướng tập trung để áp dụng khoa học kỹ. Quy
hoạch vùng chuyên canh có các nội dung sau:
- Xác định quy mô, ranh giới vùng.
- Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất.
- Bố trí sử dụng đất đai.
- Xác định quy mô danh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong
vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp.
- Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống.
- Tổ chức và sử dụng lao động.
- Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế.
- Dự kiến tiến độ và bộ mặt quy hoạch . …[26].
2.2.1.2. Quy hoạch nông nghiệp huyện
Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện,
là một quy hoạch nghành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,
thủ công nghệp và công nghiệp chế biến. Nhiệm vụ chủ yế của quy hoạch
nông nghiệp huyện là:
1. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện căn cứ vào
dự án phát triển, phân bố lực lượng sản xuất và phân công nông nghiệp tỉnh
hoặc thành phố đã được phê duyệt, xác định phương hướng nhiệm vụ, mục
tiêu đó theo hướng chuyên môn hóa, phát triển kết hợp tổng hợp nhằm thực
hiện 3 mục tiêu nông nghiệp là giải quyết lương thực, thực phẩm, nguyên liệu
cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu ổn định.
2. Hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng đất
nhằm sử dụng đất đai được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng cao độ phì
nhiêu của đất
3. Tạo điều kiện ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
4. Tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo
quy hoạch.
8
Nội dung chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp là: Xác định cơ cấu và
quy mô sản xuất nông nghiệp, các cơ sở dịch vụ nông nghiệp; Tổ chức các cơ
cấu sản xuất nông nghiệp; Tổ chức công nghiệp chế biến nông sản và thủ
công nghiệp trong nông nghiệp; Giải quyết mối quan hệ giữa các nghành sản
xuất có liên quan trong và ngoài nông nghiệp; Bố trí cơ sở vật chất, phục vụ
nông nghiệp; Tổ chức sử dụng lao động nông nghiệp, phân bố các điểm đân cư
nông thôn; Những cân đối chính sách trong sản xuất nông nghiệp, thức ăn gia
xúc, phân bón, vật tư kỹ thuật nông nghiệp, nguyên liệu cho chế biến; Tổ
chức cụm kinh tế xã hội; Bảo vệ môi trường; Vốn đầu tư cơ bản; Hiệu quả sản
xuất và tiến độ thực hiện quy hoạch.
Đối tượng của quy hoạch nông nghiệp huyện là toàn bộ đất đai, ranh
giới hành chính huyện. [27]
2.2.2. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp
2.2.2.1. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ
Ở nước ta, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành
chính: Cấp tỉnh (thành phố trự thuộc trung ương), cấp huyện (thành phố trực
thuộc tỉnh, thị xã, quận), cấp xã (phường). Để phát triển mỗi đơn vị đều phải
xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
phát triển các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển xã hội [28].
Ở những đối tượng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp thì quy hoạch lâm
nghiệp là một vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho việc phát triển sản xuất nghề
rừng nói riêng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn.
* Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc
Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc là quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp
trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản, bao gồm:
- Xác định phương hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp
toàn quốc. Quy hoạch đất đai tài nguyên rừng theo các chức năng (sản xuất,
phòng hộ và đặc dụng). Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng tài nguyên hiện có.
Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh rừng tự nhiên và trồng rừng), thực
9
hiện nông lâm kết hợp. Quy hoạch lơi dụng rừng, phát triển lâm nghiệp xã
hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. Xác định tiến độ
thực hiện.
Do đặc thù khác với nghành kinh tế khác, cho nên thời hạn quy hoạch
lâm nghiệp thường được thực hiện trong thời gian 10 năm và các nội dung
quy hoạch được thực hiện tùy theo các vùng kinh tế lâm nghiệp [26].
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh
Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh giải quyết những vẫn đề: Xác định
phương hướng nhiệm vụ cụ phát triển lâm nghiệp trong phạm vi tỉnh căn cứ
vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh, căn cứ quy
hoạch lâm nghiệp toàn quốc đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của tỉnh, căn cứ vào điều kiện đất đai tài nguyên rừng, đồng thời
căn cứ vào nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác. Quy hoạch bảo
vệ, nuôi dưỡng và phát triển nguyên rừng hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng
(bao gồm tái sinh rừng tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp.
Quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã
hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. Xác định tiến độ
thực hiện
*Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện
Ở những đối tượng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp thì quy hoạch lâm
nghiệp là một vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho việc phát triển sản xuất nghề
rừng nói riêng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn.
Quy hoạch lâm nghiệp huyện đề cập giải quyết các vấn đề sau:
1. Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển tổng thể kinh tế - xã
hội của huyện, căn cứ vào phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp của
tỉnh và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện tài nguyên
10
rừng của huyện để xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp
trên địa bàn huyện.
2. Căn cứ vào phương hướng phát triển lâm nghiệp huyện và điều kiện
đất đai tài nguyên rừng, nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác, tiến
hành quy hoạch đất lâm nghiệp trong huyện theo 3 chức năng: Sản xuất,
phòng hộ và đặc dụng.
3. Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng, phát triển rừng hiện có.
4. Quy hoạch các biện pháp tái sinh rừng: Trồng rừng, khoanh nuôi phục
hồi rừng tự nhiên. Quy hoạch thực hiện nông lâm kết hợp và sản xuất hỗ trợ
trên đất lâm nghiệp.
5. Quy hoạch khai thác lợi dụng lâm đặc sản, chế biến lâm sản gắn với
thị trường tiêu thụ.
6. Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch đất lâm nghiệp
cho các thành phần kinh tế trong huyện, tổ chức phát triển lâm nghiệp xã hội.
7. Quy hoạch cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.
8. Xác định tiến độ thực hiện
Các nội dung quy hoạch lâm nghiệp cũng cần phải phù hợp với phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của từng tiểu vùng trong huyện [26].
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã
Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất, là đơn vị quản lý và tổ chức xản suất
lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Quy hoạch lâm
nghiệp trên địa bàn xã cần chi tiết cụ thể hơn và được tiến hành trong thời
gian 10 năm. Quy hoạch lâm nghiệp xã thường tiến hành nội dung sau: Điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan tới sản xuất lâm nghiệp.
Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội có liên quan tới sản
xuất lâm nghiệp, căn cứ vào quy hoạch cấp huyện và các điều kiện cơ bản của
xã, xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã.
11
Quy hoạch đất đai trong xã theo nghành, theo đơn vị sử dụng. Xác định rõ
mối quan hệ giữa các nghành sử dụng đất đại trên địa bàn xã. Căn cứ vào
phương hướng phát triển và các điều kiện về nhu cầu đặc biệt khác (nếu có)
phân chia đất lâm nghiệp theo 3 chức năng sử dụng: sản xuất, phòng hộ và
đặc dụng.
Về cơ bản quy hoạch nội dung lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ
từ toàn quốc đến tỉnh, xã là tương tự nhau, tuy nhiên mức độ giải quyết khác
nhau về chiều sâu và chiều rộng tùy theo các cấp.
2.2.2.2Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh.
Quy hoạch cho các cấp quản lý kinh doanh bao gồm: Quy hoạch liên
quan tới các lâm trường, công ty lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp cho các
đối tượng khác (Quy hoạch cho các rừng phòng hộ, quy hoạch cho các rừng
đặc dụng và quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp cho các cộng
đồng làng bản, trang trại lâm nghiệp hộ gia đình). Các nội dung quy hoạch
lâm nghiệp cho các cấp quản lý kinh doanh khác nhau tùy theo từng điều kiện
cụ thể của mỗi đơn vị thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất lâm nghiệp
mà lựa chọn các nội dung quy hoạch cho phù hợp.
2.3 Những căn cứ pháp lý
2.3.1. Những văn bản của Nhà nước.
- Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004 NĐ-CP ngày 29/10/2004
của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003[13].
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-
CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng.
- Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định
về phòng cháy và chữa cháy rừng [14].
- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao,
được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
12
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng.
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt nam giai đoạn 2006-
2020 [16].
- Quyết định số 60/2010/QĐ- TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu
tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011- 2015.
- Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số
147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách phát triển rừng sản xuất 2007- 2015.
- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 [17].
- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 [18].
- Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Thông tư số 51/2012/TT-BNN ngày 19 tháng 10 năm 2012 về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Quyết
định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông tư số 23/2013/TT-BNN BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 về
việc quy định cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất [25].
- Công văn số 3014/BNN- TCLN ngày 16/9/2010 đề nghị các tỉnh đẩy
nhanh tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp giai
đoạn 2011-2020 để Bộ Nông nghiệp & PTNT tổng hợp trình Thủ tướng
Chính phủ cho chủ trương triển khai chương trình bảo vệ và phát triển rừng
giai đoạn 2011-2015 [4].
- Công văn số 2018/TTg-KTL ngày 17 tháng 11 năm 2010 của thủ tướng
chính phủ, về việc xin chủ trương về nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng giai
đoạn 2011-2015 [5].
13
2.3.2. Những văn bản của tỉnh.
- Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt kết quả rà soát 3 loại rừng [20].
- Quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Chủ tịch
UBND tỉnh Phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lục Nam giai
đoạn 2008-2020 [19].
- Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND ngày 29/06/2009 của UBND tỉnh
Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2009- 2020 [21].
- Quyết định số 141/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND
tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [22].
- Quyết định số 1577/2010/QĐ-UBND ngày 30/09/2010 của UBND tỉnh
Bắc Giang về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang
[23].
- Quyết định số 2146/2010/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của UBND tỉnh
Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển rừng sản xuất tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2010-2020 [24].
- Quyết định số 448/QĐ-UBND, ngày 13/4/2012 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Lục Nam
giai đoạn 2012-2020.
- Quyết định số 533/QĐ-UBND ngày 3 tháng 3 năm 2013 của Uỷ ban
nhân dân huyện Lục Nam về việc phê duyệt đề cương dự toán và kế hoạch
đấu thầu lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã giai đoạn 2013-2020.
- Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày 22/02/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Bắc Giang về ban hành 5 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong
tâm giai đoạn 2011-2015, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVII;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lục Nam lần thứ XX (nhiệm kỳ
2010-2015).
14
2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Lục Sơn
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1Vị trí địa lý
Lục Sơn là xã miền núi thuộc vùng sâu, xa của huyện Lục Nam cách
thị trấn Đồi Ngô 40km về phía Đông Bắc.
+ Phía Bắc giáp xã Bình Sơn – huyện Lục Nam.
+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ninh.
+ Phía Đông giáp huyện Sơn Động – Bắc Giang.
+ Phía Tây giáp xã Trường Sơn – Lục Nam.
Tổng diện tích tự nhiên 9.668,08ha chiếm 16,1% diện tích tự nhiên
của huyện. Ngoài ra xã Lục Sơn còn có vị trí quan trọng về kinh tế, an ninh quốc
phòng. Đặc biệt, Lục Sơn là một xã giàu tiềm năng về du lịch sinh thái với các
điểm du lịch như Thác Giót, suối Nứa, suối Rêu và suối Nước Vàng….
2.4.1.2 Địa hình địa thế.
Trên địa bàn xã có dãy núi Yên Tử chạy qua đây chính là ranh giới
giữa xã và tỉnh Quảng Ninh. Do đó xã có kiểu địa hình núi thấp có hướng dốc
từ Đông sang Tây mức độ chênh lệch địa hình có độ cao từ 300 – 700m. Diện
tích đất lâm nghiệp có độ dốc từ 15
0
- 25
0
, đặc biệt có nơi > 25
0
.
Nhìn chung địa hình, địa thế diện tích đất lâm nghiệp có độ dốc không lớn,
rất thuận lợi cho việc trồng rừng, xây dựng vườn rừng và xây dựng các mô
hình nông lâm kết hợp đặc biệt là đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái,
trang trại rừng. Tuy nhiên, cũng có một số diện tích có độ dốc cục bộ lớn ở
một số thôn nhưthôn Vĩnh Ninh, thôn Khe Nghè…Nếu không bảo vệ rừng
tốt, sẽ sảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất.
2.4.1.3 Khí hậu, thủy văn.
* Khí hậu:
Lục Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ trung bình năm
là 23,9°C.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.470 – 1.500
mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5
đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
15
Nhìn chung khí hậu xã Lục Sơn rất phù hợp với nhiều loại cây trồng
nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong năm thường sảy ra mưa rét và sương muối
ở một số thôn vùng cao và gió lốc cục bộ mùa mưa có hiện tượng sạt lở đất và
mùa khô hanh dễ sảy ra cháy rừng.
* Thủy văn:
Lục Sơn là xã đầu nguồn của hai con suối chính chảy từ Đông Nam
sangTây Bắc là suối Đinh Mộc và Suối Đèo Ngọn đổ ra sông Công Trường
với mật độ lưới sông khá cao, lưu lượng nước phụ thuộc theo mùa và có khả
năng cung cấp nước sinh hoạt phục vụ sản xuất trong toàn xã.
2.4.1.4 Địa chất đất đai.
Kết quả điều tra, khảo sát ngoài thực địa và xây dựng bản đồ dạng đất,
trên toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp trong xã cho thấy. Đất lâm nghiệp của
xã có 2 nhóm đất chính.
- Nhóm đất Feralít: đại diện cho đất lâm nghiệp toàn xã, do hình thành
ở đai cao dưới 700m, bao gồm các loại đất chính sau:
+ Đất Feralít vàng nhạt trên đá trầm tích và biến chất hạt thô: Diện tích
6.303,6ha, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ sét vật lý ở các tầng < 25%,
thấm nước tốt nhưng giữ nước kém, cấu trúc kém bền vững, dễ bị xói mòn,
rửa trôi. Quá trình sét hoá mạnh nhưng khoáng sét chủ yếu là Kaolinit có khả
năng hấp thụ kém nên đất nghèo dinh dưỡng.
+ Đất Feralít vàng đỏ trên đá trầm tích và biến chất hạt mịn: Diện tích
1.408,8ha, đất thường có mầu sắc rực rỡ, thành phần cơ giới từ thịt trung bình
đến sét, độ phì tự nhiên của đất từ nghèo đến trung bình tuỳ thuộc vào trạng
thái rừng và thảm thực vật. Đất có kết cấu bền vững, ít đá lẫn, khả năng giữ
nước cao, hạn chế được rửa trôi, xói mòn.
- Nhóm đất phù sa cũ: Diện tích 909,4ha, đất được hình thành trong
điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, do kiểu địa hình thấp, trũng,
độ dốc thoải, phát triển trên kiểu nền vất vất phù sa cũ và mới, các sản phẩm
lũ tích, dốc tụ. Đất thường có màu nâu và nâu xám, tầng đất dày, tơi xốp, có
sự phân lớp khá rõ ràng độ phì khá thuận tiện cho việc khai thác sản xuất
nông nghiệp.
16
2.4.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên.
Nhìn chung điều kiện địa hình, địa thế, khí hậu, thủy văn, đất đai…của
xã đa dạng và phong phú, đặc biệt là tiềm năng đất lâm nghiệp thích hợp với
nhiều loại cây trông lâm nghiệp, nông nghiệp.
Tuy nhiên, do một số diện tích có địa hình, độ dốc lớn nên đất dễ bị xói
mòn, rửa trôi, bạc màu và nghèo chất dinh dưỡng. Mặt khác đất lâm nghiệp
trên địa bàn xã quản lý hiện tại có các Công ty khai thác khoáng sản đang
hoạt động khai thác phần nào cũng ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường xung
quanh nên cần có các giải pháp cho phù hợp để giải quyết giữa mục đích phát
triển kinh tế và mục đích môi trường.
Khu vực đất lâm nghiệp gần đường giao thông, khu dân cư rất thuận
lợi cho phát triển cây nguyên liệu, cây ăn quả nên rất dễ dẫn đến sung đột lợi
ích giữa phát triển lâm nghiệp phát triển cây ngoài lâm nghiệp.
Vì vậy có thể nói nhiệm vụ trọng tâm của các cấp chính quyền địa
phương, Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng đặc dụng và lực lượng kiểm
lâm là phải giữ vững diện tích đất lâm nghiệp và hệ sinh thái rừng hiện có để
phát huy tốt chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ môi trường kết
hợp với du lịch sinh thái, đáp ứng được nhu cầu gỗ nguyên liệu trong điều
kiện công nghiệp, xây dựng đang phát triển.
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.4.2.1 Nguồn nhân lực.
Theo số liệu thống kê đến 31 tháng 12 năm 2012, xã có tổng số 17 thôn
dân số là 8.041 người, mật độ dân số 83 người/km
2
. Trên địa bàn xã có 6 dân tộc
anh em sinh sống. Trong đó người Kinh chiếm 76,6% dân số và 5 dân tộc khác
chiếm 23,4% dân số. Tổng số lao động 4.970 người, lao động nông, lâm nghiệp
chiếm 89,7% (4.461 người). Trình độ lao động nông, lâm nghiệp vùng sâu, xa
còn nhiều hạn chế.
17
2.4.2.2. Thực trạngkinh tế xã hội.
2.4.2.2.1 Thực trạng kinh tế chung.
Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (giá hiện hành)
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2010
Giá trị
Cơ cấu
(%)
Giá trị
Cơ cấu
(%)
Tổng cộng 6.200 100,0 6.600 100,0
Nông- lâm - thuỷ sản
5.500 88,7 5.500 83,3
Công nghiệp - xây dựng
400 6,4 7.000 10,6
Dịch vụ
300 4,9 4.000 6,1
(Nguồn: báo cáo tổng kết xã Lục Sơn 2010) [10].
Qua bảng trên cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành từ
năm 2005 đến năm 2010, đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Tỷ
trọng ngành Nông - lâm - thuỷ sản giảm dần, tỷ trọng ngành Công nghiệp -
xây dựng và dịch vụ tăng nhanh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế
xã hội của xã.
Tóm lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua còn chậm, tỷ
trọng nông lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế vẫn ở mức cao các lĩnh vực sản
xuất khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chưa
có nhiều chuyển biến, tỷ lệ đóng góp cho nền kinh tế của địa phương còn
thấp. Do vậy cần có sự chuyển dịch mạnh hơn nữa sang phát triển công
nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định.
2.4.2.2.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp.
* Trồng trọt
Nhìn chung, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng của xã. Sản
xuất nông nghiệp đã từng bước được cải thiện, theo số liệu thống kê năm
2012, diện tích trồng lúa là 440,0ha, chiếm 5,3% diện tích tự nhiên. Tổng sản
lượng lương thực có hạt đạt 2.826 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt
403kg/người/năm.