Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh nam định trong điều kiện biến đổi khí hậu (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




TRẦN THỊ GIANG HƢƠNG




THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH NAM ĐỊNH
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU





CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 62 85 01 03


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ





HÀ NỘI, NĂM 2015
Công trình đƣợc hoàn thành tại:


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÒNG
2. TS. BÙI MINH TĂNG


Phản biện 1: PGS. TS. VŨ THỊ BÌNH
Hội Khoa học đất Việt Nam


Phản biện 2: PGS. TS. ĐỖ THỊ LAN
Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên


Phản biện 3: PGS. TS. TRẦN VĂN TUẤN
Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2015


Có thể tìm hiểu Luận án tại thƣ viện:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam

1
MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội là sự bùng nổ dân số đã làm cho mối
quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng căng thẳng. Ngày nay, sử dụng đất bền vững
là quan điểm mang tính toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, khu vực và ở Việt Nam do các
hoạt động của con người làm phát thải quá mức khí nhà kính vào bầu khí quyển. Biến đổi
khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn
thế giới. Là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, với
mực nước biển dâng 1 m, Việt Nam sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu
Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 9% dân số
vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung
và khoảng 7% dân số thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống
đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị
ảnh hưởng. Vì thế, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống
còn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
Do vậy, Misurin đã nói: “Chúng ta không thể ngồi chờ đợi sự ban ơn của thiên
nhiên mà phải nghiên cứu hiểu biết để tận dụng, né tránh và thích nghi, đó là nhiệm vụ
của chúng ta” (dẫn theo Nguyễn Văn Viết, 2009).
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã
xác định: Mục tiêu cơ bản đến năm 2020 là giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi
trường. Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện
điều kiện sống của người dân. Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học. Tăng cường khả năng chủ động ứng
phó với BĐKH, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính. Mục tiêu đến năm 2030
là ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy
giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon
thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước (Thủ tướng Chính phủ, 2012b).
có nhiều thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản, thuận tiện cho việc giao lưu,
thông thương với các tỉnh bạn và quốc tế; tuy nhiên Nam Định cũng là nơi chịu ảnh

hưởng lớn của biến đổi khí hậu, làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất.
Là một trong ba tỉnh, thành trên cả nước đã lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất
các cấp đồng bộ và sớm nhất, song phương án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh vẫn chưa
xác định diện tích ảnh hưởng do tác động biến đổi khí hậu.
Do vậy, trong thời gian tới định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định cần nghiên cứu
những ảnh hưởng do tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất để xác định phương
án sử dụng đất hiệu quả, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thực trạng sử dụng đất để xác định các
ảnh hưởng chính của biến đổi khí hậu đến định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định;
Đề xuất định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định thích ứng trong điều kiện BĐKH.

2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng sử dụng các loại đất tỉnh Nam Định;
- Biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Nam Định;
- Các yếu tố tác động chính do biến đổi khí hậu đến thực trạng và quy hoạch sử
dụng đất tỉnh Nam Định.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính tỉnh Nam Định; trong đó,
tập trung nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất bị ảnh hưởng do ngập và mặn
hóa trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu các mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu
tại 3 huyện ven biển: Hải Hậu, Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung luận cứ khoa học cho việc sử dụng đất
bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ven biển đồng bằng sông Hồng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định các ảnh hưởng chính do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất trên địa bàn

tỉnh Nam Định giúp cho các nhà khoa học, nhà quản lý và người sử dụng đất lựa chọn các
giải pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng đất để giải quyết các mục tiêu phát
triển bền vững trong tương lai.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Xác định được một số ảnh hưởng chính do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất, đó là
yếu tố ngập và nhiễm mặn cần thiết phải tính toán trong định hướng sử dụng đất.
Đánh giá và lựa chọn được các mô hình sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông
nghiệp theo mức độ sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu, làm căn cứ đề xuất định
hướng sử dụng đất cho tương lai.
Xây dựng được cơ sở dữ liệu về khu vực đất có nguy cơ ngập và mặn hóa trên địa
bàn tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất sử dụng đất có tính đến tác động của biến đổi khí hậu.

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về đất đai và sử dụng đất đai
1.1.1. Khái niệm về đất đai
Theo Hiến pháp năm 2013 thì “đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn
lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (Quốc hội, 2014).
Đất đai với nghĩa tổng quát đó là lớp phủ bề mặt của vỏ trái đất mà đặc tính của nó
được xem như bao gồm những đặc tính tự nhiên quyết định đến khả năng khai thác được
hay không và ở mức độ nào của vùng đất đó. Đất đai là một thực thể sống hình thành
trong thời gian dài, là một trong những thành phần quan trọng làm nhiệm vụ nuôi sống tất
cả các sinh vật trên trái đất (Tôn Thất Chiểu và cs., 1992).
1.1.2. Sử dụng đất
Phát triển nhân loại gắn liền với công cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên nhằm
thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng nguồn năng lượng hóa
thạch và các sản phẩm sinh học cho con người. Khai khẩn đất đai mở mang diện tích canh
tác là mục tiêu hàng đầu của con người trong cuộc đấu tranh này.

3
Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn, để sản

xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tuỳ vào mức độ phát triển kinh tế, xã hội, ý thức của loài
người về môi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở
rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái.
1.2. Biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Khái niệm chung về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu được quy định trực tiếp hay gián tiếp,
do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp
thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. Biến đổi
khí hậu xác định sự khác biệt giữa giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê
khí hậu; trong đó, trung bình được thực hiện trong khoảng thời gian xác định, thường là
vài thập kỷ (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2010; Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2012).
1.2.2. Biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), nhiệt độ
trung bình toàn cầu tăng nhanh và mực nước biển dâng (NBD) cao trong vòng 100 năm
qua, đặc biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã trở thành
thước đo phổ biến về thực trạng khí hậu toàn cầu. Trong khoảng 100 năm qua (1906 -
2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74
0
C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong
50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2009a, 2012). Trong giai đoạn 2001-2010, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn 0,5
0
C
so với giai đoạn 1961-1990, mức cao nhất với bất kỳ giai đoạn nào kể từ khi bắt đầu quan
trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
Nhiệt độ toàn cầu tăng lên, lượng mưa các khu vực khác nhau đang thay đổi; các
vùng biển ấm lên, băng tại các cực đang tan ra và mực nước biển đang dâng lên (UNDP,
2008). Trong 100 năm qua lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 30
0


có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm 70. Hiện tượng mưa lớn có dấu
hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới. Số liệu quan trắc mực nước biển trung bình toàn
cầu trong thời kỳ 1961 - 2003 đã dâng với tốc độ 1,8 ± 0,5mm/năm, trong đó đóng góp do
giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ± 0,12mm/năm và băng tan khoảng 0,70 ± 0,50mm/năm
(IPCC, 2007; Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009a, 2012).
Bên cạnh nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng, hạn hán và lũ lụt xảy ra thường
xuyên hơn; các cơn bão trở nên mạnh hơn; nhiều đợt nắng nóng hơn; số ngày lạnh, đêm
lạnh và sương giá giảm đi, trong khi các đợt nắng nóng ngày càng xảy ra thường xuyên
hơn; cường độ của những cơn bão và lốc nhiệt đới đã trở nên nghiêm trọng hơn.
1.2.3. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Trong khoảng 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã
tăng khoảng 0,5-0,7
0
C. Nhiệt độ mùa đông có xu hướng tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa
hè, ở khu vực phía Bắc tăng nhanh hơn so với khu vực phía Nam. Mực nước biển tại trạm
Hòn Dấu đã dâng khoảng 20 cm trong vòng 50 năm qua, lượng mưa tính đã giảm khoảng
2%/năm mặc dù lượng mưa có xu hướng tăng ở vùng khí hậu phía Nam và giảm ở vùng khí
hậu phía Bắc. Trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động
trên Biển Đông, ảnh hưởng đến Việt Nam vào khoảng 7 cơn mỗi năm. Hạn hán có xu thế

4
tăng lên nhưng với mức độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng
khí hậu, đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
Theo kịch bản phát thải trung bình của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012,
đến cuối thế kỷ 21: Nhiệt độ trung bình tăng từ 2 đến 3
o
C trên phần lớn diện tích cả nước.
Lượng mưa năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ, mức tăng phổ biến từ 2 đến 7%, riêng
Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%. Xu thế chung là lượng mưa mùa khô

giảm và lượng mưa mùa mưa tăng. Lượng mưa ngày lớn nhất tăng thêm so với thời kỳ
1980 - 1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Tuy nhiên ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng
mưa gấp đôi so với lượng mưa hiện nay.
Nước biển dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62
đến 82 cm, thấp nhất ở vùng Móng Cái trong khoảng từ 49 đến 64 cm; trung bình toàn
Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73 cm.
1.3. Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và vấn đề sử dụng đất
với sự tăng lên của nhiệt độ
trung bình về mặt trái đất, ranh giới các đới khí hậu tự nhiên theo chiều ngang và chiều
thẳng đứng sẽ bị thay đổi. Khi nhiệt độ tăng lên 1
0
C, ranh giới khí hậu tự nhiên sẽ xê dịch
về phía vĩ độ cao 100 - 200 km kéo theo nhiều thay đổi về điều kiện sử dụng đất đai.
nuôi trồng thuỷ sản do ngập mặn, sang đất cây hàng năm do hạn hán… Đất lâm nghiệp bị
thu hẹp do cháy rừng, do xâm mặn, xói lở bờ biển
Đối với đất
rình.
rừng là nguồn chính.
2
sẽ đẩy mạnh sự xâm nhập nước mặn vào đất liền, thúc đẩy quá trình xói lở, gây ô nhiễm
đất và nguồn nước.

Như vậy, không chỉ sử dụng đất phụ thuộc vào khí hậu mà trái lại khí hậu cũng phụ
thuộc rất lớn vào sử dụng đất dưới hai góc độ thuận lợi và bất lợi.
1.4. Biến động sử dụng đất và tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở Việt Nam
1.4.1. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2013
Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2013 được trình bày tại hình 1.1.

5

21.532
2.850
8.542
26.226
3.705
3.164
26.823
3.797
2.477
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
Năm 2000 Năm 2010 Năm 2013
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
(Diện tích: nghìn ha)

Hình 1.1. Biến động đất đai của cả nƣớc giai đoạn 2000 - 2013
Như vậy, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013, sự biến động về diện tích các loại
đất cho thấy diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất phi nông nghiệp đều tăng, điều này
phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đất chưa sử dụng giảm
đáng kể do được chuyển sang sử dụng vào mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.
1.4.2. Tình hình thoái hóa đất do tác động của biến đổi khí hậu
Trong những năm gần đây tình trạng đất trượt ngày càng phổ biến ở trung du miền
núi, nhất là vào mùa mưa đã làm tắc nghẽn giao thông, cản trở các hoạt động kinh tế trong

vùng. Xói lở bờ sông, bờ biển là một trong những thiên tai thường xuyên gây thiệt hại
nghiêm trọng về diện tích đất sản xuất, về người, về của và đặc biệt gây nên nỗi lo lắng
thường trực cho nhân dân các vùng đồng bằng ven biển ở Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình
mặn hóa, phèn hóa phổ biến ở vùng đồng bằng ven biển của nước ta, các quá trình này quan
hệ mật thiết với vị trí địa lý, địa hình, sự hình thành và vận động phát triển của các nhóm
đất mặn, đất phèn với hoạt động sông, biển và các hoạt động sản xuất trong vùng.
Quá trình lầy hóa phát triển ở các ô trũng hoặc đồng lầy vùng đồng bằng và ven
biển và ở các thung lũng khép kín vùng trung du, miền núi. Ở Việt Nam đất lầy và glây
mạnh có 1.967.123 ha, trong đó: Đồng bằng sông Hồng 218.700 ha, Đông Bắc 190.862
ha, Khu Bốn cũ 69.395 ha, Duyên hải miền Trung 43.968 ha, Đông Nam bộ 67.641 ha,
Đồng bằng sông Cửu Long 1.370.373 ha.
Quá trình ngập lũ, ngập úng cũng rất phổ biến và xảy ra thường xuyên ở nước ta
vào mùa mưa bão. Do mưa bão tập trung vào mùa hè với cường độ trên 200 mm/ngày,
nước từ vùng đồi núi dốc với thảm thực vật che phủ thưa thớt chảy ào ạt xuống các dòng
sông, dòng suối. Ở đồng bằng nước mưa cũng chảy tràn từ yếu tố địa hình cao xuống địa
hình thấp và đổ xuống sông. Nước sông, suối dâng cao chảy tràn vào đồng ruộng, do
không tiêu thoát kịp đã làm ngập úng hàng triệu ha (Nguyễn Đình Bồng và cs., 2013).
1.5. Sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Theo United Nation Environment Program (2008), có 8 kiểu giải pháp thích ứng
với biến đổi khí hậu cơ bản, gồm:
Chịu tổn thất: không thực hiện giải pháp giảm thiểu tác động nào;
Chịu tổn thất một phần: Lựa chọn những khu vực ưu tiên bảo vệ còn lại để những

6
khu vực khác chịu tổn thất do biến đổi khí hậu;
Kiểm soát nguy cơ thiệt hại của các biểu hiện do biến đổi khí hậu: ví dụ xây dựng
đập kiểm soát lũ, nước dâng…;
Ngăn chặn tác động của BĐKH và các biểu hiện của BĐKH: ví dụ thay đổi
phương pháp canh tác như tăng nước tưới, phân bón trong nông nghiệp;
Thay đổi đối tượng sử dụng: ví dụ thay đổi cơ cấu cây trồng;

Thay đổi vị trí, địa điểm: ví dụ chuyển đổi sử dụng đất;
Tìm công nghệ, giải pháp mới để thích ứng;
Giáo dục, truyền thông và khuyến khích thay đổi hành vi.
Theo Nguyễn Đức Ngữ vấn đề giảm nhẹ biến đổi khí hậu cũng như thích ứng với
biến đổi khí hậu đều là hợp phần của ứng phó với biến đổi khí hậu, cụ thể được trình bày
tại hình 1.2.















Hình 1.2. Quan hệ giữa giảm nhẹ BĐKH, thích ứng BĐKH và ứng phó BĐKH
1.6. Xác định các hƣớng nghiên cứu chính
1.6.1. Về nhận thức
Để đảm bảo yêu cầu sử dụng đất bền vững, việc xác định các yếu tố biến đổi khí
hậu tác động đến sử dụng đất làm căn cứ xây dựng định hướng sử dụng đất trong điều
kiện biến đổi khí hậu là cần thiết, bởi:
Nghiên cứu về lý luận cho thấy biến đổi khí hậu và sử dụng đất có mối quan hệ
chặt chẽ, ràng buộc với nhau, không chỉ sử dụng đất phụ thuộc vào khí hậu mà trái lại khí
hậu cũng phụ thuộc rất lớn vào sử dụng đất dưới hai góc độ thuận lợi và bất lợi.

Nghiên cứu về thực tiễn sử dụng đất cho thấy việc sử dụng đất ở Việt Nam chủ
yếu bị ảnh hưởng bất lợi do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực ven biển bị
ảnh hưởng do ngập và xâm nhập mặn.
Do vậy, chúng ta cần nghiên cứu để phòng tránh những bất lợi và phát huy những
ưu thế về sử dụng đất vùng ven biển nơi chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu.
1.6.2. Định hướng nghiên cứu
Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định; biến đổi
khí hậu tỉnh Nam Định giai đoạn 1990 - 2010;
Sự can thiệp của
con người
BĐKH bao gồm cả biến đổi
thiên nhiên
Giảm nhẹ BĐKH
thông qua nguồn và
bể khí nhà kính
Thích ứng
với BĐKH
Chính sách ứng phó
với BĐKH

Tiếp nhận
Tác động
ban đầu
Thích ứng
Tác động
tồn dư
Tổn
hại
Tác
động


7
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất tỉnh Nam Định thời kỳ
2000 - 2013; nghiên cứu, đánh giá mô hình sử dụng đất đã và đang thích ứng với biến đổi
khí hậu trên địa bàn các huyện ven biển: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy;
Xác định các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu do biến đổi khí hậu tác động đến sử dụng
đất; dự tính diện tích bị ảnh hưởng và diện tích phải chuyển mục đích sử dụng đất;
Đề xuấ ể thích ứng với biến đổi khí hậu và kiến nghị một
số giải pháp sử dụng đất trong điều kiệ

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu 5 vấn đề chính sau:
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và biến đổi khí hậu ở Nam Định
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
Biến đổi khí hậu tỉnh Nam Định giai đoạn 1990 - 2010.
2.1.2. Thực trạng sử dụng đất và tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất tỉnh
Nam Định giai đoạn 2000 - 2013
Hiện trạng sử dụng đất năm 2013;
Biến động đất đai và tác động của BĐKH đến sử dụng đất giai đoạn 2000-2013;
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất.
2.1.3. Mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu
Mô hình sử dụng đất nông nghiệp;
Mô hình sử dụng đất phi nông nghiệp;
Mô hình sử dụng đất khu du lịch sinh thái.

Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Nam Định thời kỳ 2020 - 2100;


Quan điểm sử dụng đất trong điều kiện biến đổi khí hậu;


Tầm nhìn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất năm 2030;
Giải pháp sử dụng đất để thích ứng với biến đổi khí hậu.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, từ tổng quát tới chi tiết để
nhìn nhận và phân tích vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ chung.
2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
Điều tra, thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập các tài liệu về biến đổi khí hậu và quản lý, sử dụng đất tại Tổng cục Quản
lý đất đai; Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Trung tâm Khí tượng Thủy văn
Quốc gia; Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường; Viện Chiến lược, Chính
sách Tài nguyên và Môi trường; Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp; Học viện
Nông nghiệp Việt Nam; Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện Trung tâm Thông tin

8
Phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới;
Thu thập các tài liệu về kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai,
quy hoạch sử dụng đất, khí tượng thủy văn, các yếu tố biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sử
dụng đất của tỉnh tại Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Cục Thống kê
Nam Định; Ủy ban nhân dân và Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện: Giao Thủy,
Nghĩa Hưng và Hải Hậu.
Điều tra, thu thập thông tin sơ cấp
Tổ chức điều tra, phỏng vấn trực tiếp 200 phiếu hỏi cán bộ cấp tỉnh làm công tác
khí tượng thủy văn biến đổi khí hậu, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và người
dân để làm rõ thêm về tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất.
Tổ chức điều tra, khảo sát thực địa: Khảo sát, điều tra theo tuyến và theo điểm các
khu vực ven biển để nghiên cứu các khu vực bị ngập, xâm nhập mặn phải chuyển mục
đích sử dụng đất.


-

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu mô hình sử dụng đất
Việc lựa chọn các mô hình sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp có khả
năng nhân rộng để thích ứng với biến đổi khí hậu được xác định dựa trên các bước đánh
giá theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) của Bộ Tài nguyên
và Môi trường (2011). Theo đó, các bước lựa chọn để đánh giá mô hình sử dụng đất được
cụ thể hóa dưới góc độ sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu, như sau:
Bước 1: Đánh giá sơ bộ:
Bước 2: Đánh giá mức độ ưu tiên
Thực hiện đánh giá mức độ ưu tiên giữa lĩnh vực với các khu vực thực hiện mô
hình theo phân cấp điểm để xác định các mức ưu tiên:
A: Là mức ưu tiên cao về mức độ nhạy cảm của vùng, lĩnh vực trước những tác
động của biến đổi khí hậu và tác động tích cực của mô hình để thích ứng với BĐKH.
B: Là mức ưu tiên trung bình về mức độ nhạy cảm của vùng, lĩnh vực trước những
tác động của biến đổi khí hậu và tác động tích cực của mô hình để thích ứng với BĐKH.
C: Là mức ưu tiên thấp về mức độ nhạy cảm của vùng, lĩnh vực trước những tác
động của biến đổi khí hậu về tác động tích cực của mô hình để thích ứng với BĐKH.
Ô trống: không có tác động của biến đổi khí hậu.
Bước 3: Đánh giá theo tiêu chí
Việc đánh giá các mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu được xác
định dựa trên các tiêu chí sắp xếp thứ tự ưu tiên theo hướng dẫn của Cục Khí tượng Thủy
văn và Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009): tính cấp thiết, tính xã hội,
tính kinh tế, tính đa mục tiêu, tính hỗ trợ bổ sung, tính lồng ghép, tính đồng bộ.
Đối với mô hình sử dụng đất nông nghiệp, việc đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội được sử dụng theo hướng dẫn tại Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009).

9

* Đánh giá hiệu quả kinh tế: thông qua kết quả đánh giá các chỉ tiêu liên quan tới
hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất và hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất của loại
hình sử dụng đất: giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IE), giá trị gia tăng (VA =GO-
IE) và giá trị sản xuất trên chi phí vật chất (GO/DC).
* Hiệu quả xã hội của mô hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
khả năng thu hút lao động, phù hợp năng lực và được sự chấp nhận của nông hộ, khả năng
tiêu thụ sản phẩm (tự túc tự cấp hay sản phẩm hàng hóa có thị trường tiêu thụ) và được
đánh giá qua việc chấm điểm.
Đánh giá mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc tổng
hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia theo các tiêu chí; thang điểm phân để phân mức
thích ứng được áp dụng theo mức điểm đã sử dụng để xác định các dự án ưu tiên trong kế
hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Nam Định đến năm 2020, cụ thể như sau:
- Mức A: từ 16 điểm trở lên: thích ứng cao với biến đổi khí hậu;
- Mức B: từ 14 đến dưới 16 điểm: thích ứng trung bình với biến đổi khí hậu;
- Mức C: dưới 14 điểm: ít thích ứng với biến đổi khí hậu.
2.2.5. Phương pháp chồng ghép bản đồ
Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam đã được xây dựng
theo các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau là: thấp (B1), trung bình (B2) và cao
(A2, A1FI). Theo khuyến nghị sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho
các Bộ, ngành và các địa phương trong thời điểm hiện nay là kịch bản trung bình B2. Do
vậy, phương pháp tính toán diện tích đất nội suy vùng ngập ứng với các phương án kịch
bản biến đổi khí hậu (B2).
Áp kịch bản biến đổi khí hậu B2 cho Nam Định với mực nước biển dâng khoảng 7
- 8 cm vào năm 2020, khoảng 11 - 13 cm vào năm 2030 chạy mô hình DEM cho các vùng
ngập tỉnh Nam Định đến năm 2020 có 4,8% diện tích ngập, trong 4,8% đó có tính cả diện
tích thủy văn (sông), nên khi tách thủy văn và căn cứ vào mức độ ngập của từng huyện,
tính được mức độ ngập trung bình của các huyện khoảng trên dưới 3%, riêng thành phố
Nam Định theo bản đồ thì gần như không ngập; đến năm 2030 có khoảng 5,3% tổng diện
tích ngập, tuy nhiên khi trừ đi diện tích thủy văn thì diện tích bị ngập khoảng 3,3%.
Việc xác định diện tích các loại đất bị ngập được sử dụng phương pháp thành lập

bản đồ dựa trên một giá trị mực nước biển duy nhất; kịch bản nước biể
ợc cập nhật năm 2012.
Sử dụng modul 3D Analyst của phần mềm ARC View 3.2 tiến hành mô phỏng bản
đồ số độ cao DEM.
Các lớp thông tin được nhập vào hệ thống thông tin địa lý trên phần mềm
Microstation.
Từ bản đồ thoái đất của tỉnh Nam Đị - ết quả điề
ủ - Tổng cục
Quản lý đất đai (2013), tách dữ liệ ại đấ
bình cả về dữ liệu không gian (bản đồ) và dữ liệu thuộ
Sau khi thành lập được bản đồ ngập và bản đồ mặn hóa, xuất 2 loại bản đồ ngập và
mặn hóa trên phần mềm Microstation để ghép vào nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh
Nam Định, kết hợp với lớp biển dâng đã tách ở trên cùng với số liệu đi điều tra thực đị

10

2.2.6. Phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp này được dùng để xử lý tính toán và đánh giá thông qua bảng thống
kê, biểu đồ, đồ thị hoặc hình ảnh minh họa để đánh giá, so sánh và rút ra các luận cứ khoa
học về thực trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất trong điều kiện biến đổi khí hậu.
2.2.7. Phương pháp tham vấn chuyên gia


Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu trên địa bàn
tỉnh Nam Định
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Vị trí địa lý: Nam Định là tỉnh nằm ở Nam châu thổ Sông Hồng, có toạ độ địa lý từ
19
o

52’ đến 20
o
30’ vĩ độ Bắc và từ 105
o
55’ đến 106
o
35’ kinh độ Đông, được xác định là
trung tâm các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam, phía
Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp với biển Đông.
Địa hình tỉnh Nam Định khá thuần nhất với đặc trưng chủ yếu là đồng bằng, độ
chênh cao thấp từ khoảng 0,8 m - 2,5 m so với mực nước biển, hướng dốc dần về phía
Nam, Đông Nam, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của hệ Delta sông Hồng,
tuổi khá trẻ tương ứng với quá trình trầm tích Delta hiện đại và tồn tại hai dạng địa hình
khá khác biệt là vùng đồng bằng thấp trũng gồm 06 huyện: Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam
Trực, Trực Ninh, Xuân Trường và thành phố Nam Định; vùng ven biển gồm 03 huyện là
Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.
Thổ nhưỡng: đất Nam Định chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng đất cổ ở phía Bắc gồm
các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định; vùng đất trẻ ở phía Nam
gồm các huyện Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao
Thủy. Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa với 72.438 ha, tiếp đến nhóm
đất mặn có diện tích 41.377 ha, nhóm đất phèn có diện tích 3.041 ha, nhóm đất bãi cát,
cồn cát và đất cát có diện tích 459 ha và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 80 ha.
Thủy văn: Chế độ nước của hệ thống sông chia theo 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ và
mùa cạn. Vào mùa mưa lũ, lưu lượng nước sông khá lớn, khi gặp mưa to kéo dài, nếu
không có hệ thống đê điều ngăn nước thì đồng bằng sẽ bị ngập lụt. Vào mùa cạn, lượng
nước sông giảm nhiều, các sông chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều khiến cho vùng cửa
sông bị nhiễm mặn.
Thủy triều: thủy triều vùng ven biển Nam Định thuộc chế độ nhật triều, biên độ
triều trung bình từ 1,6 m - 1,7 m, lớn nhất là 3,3 m, nhỏ nhất là 0,1 m. Ảnh hưởng của
thủy triều thể hiện rõ nhất ở sự xâm nhập mặn và mực nước dâng ở các khu vực cửa sông

và khu vực ven biển.
Thực trạng phát triển kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2000 - 2010 bình
quân mỗi năm khoảng 10,2%/năm. Đến năm 2013, thu ngân sách khoảng 1.920 tỷ đồng,
tuy nhiên tỷ trọng sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của tỉnh.

11
Dân số, cơ cấu dân số, tỷ lệ phát triển dân số: dân số năm 2013 của Nam Định là
1.845,6 nghìn người. Mật độ dân số là 1.116 người/km
2
.

3.1.2. Biến đổi khí hậu tỉnh Nam Định giai đoạn 1990 - 2010
Nhiệt độ: Trong 20 năm qua nhiệt độ trung bình năm của Nam Định đã tăng
khoảng 0,03
0
C/năm với nhiệt độ trung bình năm là 23,7
0
C (nhiệt độ thấp nhất là 7,3
0
C;
nhiệt độ lớn nhất là 33,2
0
C). Nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1 ÷
0,3
0
C/thập kỷ, đặc biệt vào tháng 7 nhiệt độ đã tăng lên đáng kể và tháng 1 nhiệt độ giảm
hơn so với nhiệt độ trung bình các năm gần đây.
Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm có xu hướng giảm dần, bình quân hàng năm đạt
khoảng 1.650 mm. Mỗi năm trung bình có 150 ngày có mưa. Lượng mưa phân phối rất
không đều theo thời gian trong năm. Một năm hình thành hai mùa mưa và khô rất rõ rệt.

Mùa mưa thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 với tổng lượng mưa chiếm tới
xấp xỉ 83% tổng lượng mưa năm. Mùa khô thường kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau với tổng lượng mưa chỉ chiếm 17% lượng mưa của cả năm.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình là 85,22% (độ ẩm lớn nhất đo được là 93,4%, độ ẩm
thấp nhất đo được là 73,1%). Trong 20 năm qua độ ẩm trung bình năm giảm 2,36% (độ
ẩm trung bình mỗi năm giảm 0,122%/năm).
Lượng giờ nắng: Giai đoạn 1990 - 2010, giờ nắng trung bình năm là 1.468,82 giờ,
trong 20 năm qua số giờ nắng trung bình mỗi năm mỗi năm giảm 4,74 giờ/năm.
Nước biển dâng: Mỗi năm mực nước biển tại khu vực Nam Định tăng lên 2,15
mm. Cùng với đó, đường bờ biển bị lấn vào trung bình 10 m.
3.1.3. Đánh giá chung
Thuận lợi: Nam Định là tỉnh có vị trí địa lý kinh tế tương đối thuận lợi, có tầm
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng và cả
nước. Đất của Nam Định chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có độ phì cao, có khả năng
giữ nước và giữ chất dinh dưỡng tốt, phù hợp với các loại cây trồng nhiệt đới. Điều kiện
thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước đã tạo cho Nam Định có thảm thực vật tự nhiên khá
phong phú đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn; tài nguyên động vật mang tính chất độc
đáo của vùng cửa sông, ven biển; nguồn lợi thuỷ, hải sản khá phong phú, đa dạng. Đó là
những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và tăng giá trị sử dụng đất.
Khó khăn: Nam Định là tỉnh tiếp giáp bờ biển và cửa sông, chịu ảnh hưởng nhiều
bởi thiên tai như áp thấp nhiệt đới, nhiễm mặn, hạn hán dẫn đến đất đai bị thay đổi về
lượng và chất. Nam Định hàng năm phải hứng chịu ảnh hưởng lớn của bão và áp thấp
nhiệt đới, làm biến động lớn trong chế độ mưa, gây ra sự ngập úng trong vụ mùa.
Diện tích bị xâm nhập mặn nhiều, tác động xấu đến giống cây trồng càng làm
cho tình trạng cung cấp lương thực trên trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Thiệt hại vật
chất do thiên tai, dịch bệnh tác động chủ yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và
người nông dân nghèo khó.
Nam Định cũng chịu ảnh hưởng của thời tiết khô nóng, sự khô hạn trong mùa khô
và sự gián đoạn mưa thời kỳ đầu mùa hè thường dẫn đến sự khô hạn đáng kể, gây khó
khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp.


12
3.2. Thực trạng sử dụng đất và tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất tỉnh
Nam Định thời kỳ 2000 - 2013
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013
Năm 2013 diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 165.319,78 ha, trong đó: đất nông nghiệp
113.335,76 ha, chiếm 68,56% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 48.343,18 ha, chiếm
29,24% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 3.640,84 ha, chiếm 2,2% diện tích tự nhiên.
3.2.2. Biến động đất đai và tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất thời kỳ 2000 - 2013
Năm 2000, diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 163.740,26 ha, năm 2013 là 165.319,78
ha, tăng 1.579,52 ha, trong đó: Diện tích tự nhiên thực tăng 1.709,95 ha, chủ yếu do khu
vực bãi bồi ven biển 2 huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng bồi lắng hàng năm; diện tích
thực giảm 130,43 ha, chủ yếu do biển xâm thực tại 4 xã, thị trấn huyện Hải Hậu.
Tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất của tỉnh Nam Định còn thể hiện rõ
do diện tích bị ngập úng và nhiễm mặn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời
sống của nhân dân. Cụ thể được trình bày tại bảng 3.1.

Đơn vị tính: ha
STT
Tên huyện,
thành phố
Diện tích
ngập úng
Diện tích bị nhiễm mặn
nặng và trung bình


34.020
21.241
1

Nghĩa Hưng
3.630
4.159
2
Giao Thủy
8.361
9.975
3
Hải Hậu
6.000
6.832
4
Các huyện khác
16.029
275

3.2.3. Đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu đến vấn đề sử dụng đất
Để làm rõ thêm về nguồn gây tác động và các tác động chính của biến đổi khí hậu
đến thực trạng sử dụng đất đề tài tiến hành điều tra, khảo sát và phỏng vấn tại Sở Tài
nguyên và Môi trường và trên địa bàn 3 huyện: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy. Kết
quả điều tra, đánh giá các yếu tố của biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất được
trình bày tại bảng 3.2 và bảng 3.3.
Bảng 3.2. Ý kiến của cán bộ địa phương và người dân về các yếu tố
biến đổi khí hậu tác động đến sử dụng đất
STT
Yếu tố tác động đến
sử dụng đất
Tổng
số ý
kiến

Số ý kiến
đánh giá có
tác động
Tỷ lệ
(%)
Số ý kiến
đánh giá không
có tác động
Tỷ lệ
(%)
1
Nước biển dâng
200
166
83,0
34
17,0
2
Bão và áp thấp nhiệt đới
200
35
17,5
165
82,5
3
Khô hạn
200
20
10,0
180

90,0
4
Sạt lở đất
200
29
14,5
171
85,5
5
Xâm nhập mặn
200
150
75,0
50
25,0
6
Nhiệt độ
200
27
13,5
173
86,5
7
Khác
200
6
3,0
194
97,0


13
Từ kết quả điều tra cho thấy nước biển dâng được đánh giá là yếu tố có tác động
mạnh nhất đến sử dụng đất (166 ý kiến), sau đó đến yếu tố xâm nhập mặn (150 ý kiến),
bão và áp thấp nhiệt đới (35 ý kiến).
Bảng 3.3. Ý kiến về tác động của biến đổi khí hậu đối với các loại đất
STT
Loại đất
Tổng
số ý
kiến
Số ý kiến
đánh giá
có tác động
Tỷ lệ
(%)
Số ý kiến
đánh giá không
có tác động
Tỷ lệ
(%)
1
Đất trồng cây hàng năm
200
94
47,0
106
53,0
-
Đất chuyên trồng lúa
200

164
82,0
36
18,0
-
Đất trồng cây hàng năm còn lại
200
20
10,0
180
90,0
2
Đất trồng cây lâu năm
200
12
6,0
188
94,0
3
Đất lâm nghiệp
200
46
23,0
154
77,0
4
Đất làm muối
200
60
30,0

140
70,0
5
Đất nuôi trồng thủy sản
200
118
59,0
82
41,0
6
Đất ở
200
105
52,5
95
47,5
7
Đất khu công nghiệp
200
14
7,0
186
93,0
8
Đất giao thông
200
156
78,0
44
22,0

9
Đất thủy lợi
200
110
55,0
90
45,0

Như vậy, đối với đất nông nghiệp thì đất chuyên trồng lúa bị ảnh hưởng nhiều nhất
(164 ý kiến), sau đó đến đất nuôi trồng thủy sản (118 ý kiến), đất trồng cây hàng năm (94
ý kiến); đối với đất phi nông nghiệp thì đất giao thông (156 ý kiến), đất thủy lợi (110 ý
kiến), đất ở (105 ý kiến).
3.3. Mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu
Việc lựa chọn các mô hình sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp có khả
năng nhân rộng để thích ứng với biến đổi khí hậu được xác định dựa trên các bước đánh
giá theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) của Bộ Tài nguyên
và Môi trường (2011). Theo đó, việc lựa chọn để đánh giá mô hình sử dụng đất dưới góc
độ sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu được thực hiện như sau:
Bước 1: Đánh giá sơ bộ:
Bước 2: Đánh giá mức độ ưu tiên
Thực hiện đánh giá mức độ ưu tiên giữa lĩnh vực có liên quan đến sử dụng đất với
mục tiêu của mô hình để thích ứng với biến đổi khí hậu tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. Đánh giá mức độ ƣu tiên theo lĩnh vực
STT
Mục tiêu
Lĩnh vực
Thích ứng
Nƣớc biển
dâng
Bão, ấp thấp

nhiệt đới
Lũ lụt,
sạt lở đất
Hạn
hán
Nhiệt
độ tăng
1
Hạ tầng
A
A
A
B
B
2
Trồng trọt
A
A
A
A
B
3
Ngư nghiệp
A
A
A
A
B
4
Trồng rừng, tái trồng

rừng ngập mặn
A
A
A
B
A
5
Du lịch
A
A
B
B
B

14
Thực hiện đánh giá mức độ ưu tiên giữa khu vực với mục tiêu của mô hình để thích
ứng biến đổi khí hậu tại bảng 3.5.
Bảng 3.5. Đánh giá mức độ ƣu tiên theo khu vực
STT
Mục tiêu
Khu vực
Thích ứng
Nƣớc biển
dâng
Bão, ấp thấp
nhiệt đới
Lũ lụt,
sạt lở đất
Hạn
hán

Nhiệt
độ tăng
1
Khu vực nội địa

B
A
A
B
2
Khu vực ven biển
A
A
B
A
B

Thực hiện đánh giá mức độ ưu tiên giữa lĩnh vực với các khu vực thực hiện mô
hình để thích ứng biến đổi khí hậu tại bảng 3.6.
Bảng 3.6. Đánh giá mức độ ƣu tiên theo lĩnh vực dễ bị tổn thƣơng của từng khu vực
STT
Khu vực
Lĩnh vực
Khu vực
nội địa
Khu vực
ven biển
1
Hạ tầng
A

A
2
Trồng trọt
A
A
3
Ngư nghiệp
B
A
4
Trồng rừng, tái trồng rừng ngập mặn
C
A
5
Du lịch
B
A

Trên cơ sở thực hiện đánh giá tại các bảng 3.4, 3.5 và 3.6 việc lựa chọn mô hình sử
dụng đất thuộc lĩnh vực và khu vực đều có mức độ ưu tiên A - đây là mức độ ưu tiên cao
nhất về độ nhạy cảm của khu vực và lĩnh vực trước tác động của BĐKH đến sử dụng đất
và tác động tích cực của mô hình sử dụng đất đối với biến đổi khí hậu. Kết quả như sau:
Mô hình sử dụng đất thuộc lĩnh vực, gồm: trồng trọt; ngư nghiệp; trồng rừng ngập
mặn; xây dựng hạ tầng; du lịch.
Mô hình sử dụng đất thuộc khu vực ven biển của tỉnh Nam Định, gồm các huyện:
Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy.
Bước 3: Đánh giá theo tiêu chí
Sau đó, các mô hình được tiếp tục xem xét, tính điểm theo các tiêu chí để xác định
mức thích ứng, cụ thể cho mô hình sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất
du lịch sinh thái.

3.3.1. Mô hình sử dụng đất nông nghiệp
Kết quả theo dõi 5 mô hình sử dụng đất nông nghiệp có khả năn

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của đất nông nghiệp được áp dụng
theo hướng dẫn tại Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 2009).
Để đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với BĐKH sử dụng
các tiêu chí sắp xếp thứ tự ưu tiên theo hướng dẫn của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến
đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) được thực hiện bằng phương pháp
tổng hợp ý kiến tham vấn của các chuyên gia liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng

15
đất và BĐKH. Trên cơ sở đó tổng hợp điểm và đánh giá mức độ thích ứng các mô hình sử
dụng đất nông nghiệp tại bảng 3.7.
Bảng 3.7
trong điều kiện biến đổi khí hậu
STT
M
Tổng
điểm
Mức độ
tác động
Đánh giá
1

12
C
Ít thích ứng
2
Chuyên màu

11
C
Ít thích ứng
3
Nuôi trồng thủy sản
15
B
Thích ứng trung bình
4
Nuôi trồng thủy sản kết hợp
với rừng ngập mặn
19
A
Thích ứng cao
5

16
A
Thích ứng cao

M
thích ứng cao với biến đổi khí hậu cửa sông
với nước biển dâng, xâm nhập mặn.

ứng với đất nhiễm mặn ít và không nhiễm mặn.

Trên cơ sở kết quả lựa chọn mô hình sử dụng đất thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp:
hạ tầng và du lịch; kết quả lựa chọn mô hình sử dụng đất thuộc khu vực ven biển theo
mức độ ưu tiên A cùng với tác động của biến đổi khí hậu


Việc đánh giá các mô hình sử dụng đất phi nông nghiệp có khả năng thích ứng với
biến đổi khí hậu được thực hiện bằng phương pháp tổng hợp ý kiến tham vấn của các
chuyên gia liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và biến đổi khí hậu để xác định
mức điểm của các tiêu chí đánh giá đã được áp dụng khi xây dựng các dự án ưu tiên trong
kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định đến năm 2020. Kết
quả tham vấn về mức độ tác động của các mô hình sử dụng đất theo các tiêu chí đánh giá
thích ứng với biến đổi khí hậu được tổng hợp tại bảng 3.8.

trong điều kiện biến đổi khí hậu
STT
M

Tổng
điểm
Mức độ
tác động
Đánh giá
1
Đất ở
14
B
Thích ứng trung bình
2
Đất giao thông
20
A
Thích ứng cao
3
Đất du lịch sinh thái
20

A
Thích ứng cao

16
h sử dụng
đất của vùng.
Mô hình sử dụng đất ở có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
bị ngập.
Mô hình sử dụng đất giao thông có khả năng thích ứng cao với biến đổi khí hậu
giao thông là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân (mô hình
sử dụng đất này luôn đi kèm với mô hình sử
, Giao Thủy.
3.4. Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến định hướng
3.4.1. Kịch bản biến đối khí hậu tỉnh Nam Định giai đoạn 2020-2100
Theo kịch bản biến đối khí hậu (B2) của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), cho
khu vực từ Hòn Dấu đến Đèo Ngang (trong đó có Nam Định), cụ thể được tổng hợp và
trình bày tại bảng 3.9.
Bảng 3.9. Kịch bản phát thải trung bình (B2)
Năm
Mức tăng
nhiệt độ (
0
C)
Mức thay đổi
lƣợng mƣa (%)
Mực nƣớc biển dâng
(cm)
2020
0,5
1,3

7-8
2030
0,8
1,9
11-13
2040
1,1
2,7
15-18
2050
1,4 (1,2-1,6)
3,5 (2,0-4,0)
20-24
2060
1,7
4,2
25-32
2070
2,0
4,9
31-39
2080
2,3
5,6
37-48
2090
2,5
6,1
43-56
2100

2,7 (2,5-2,8)
6,6 (5,0-7,0)
49-65

3.4.2. Tác động của ngập do nước biển dâng đến định hướng sử dụng đất
Để có được bản đồ ngập, tiến hành chạy dữ liệu ngập lụt của Nam Định trên phần
mềm DEM, sau đó tiến hành xác định diện tích các loại đất bị ảnh hưởng thông qua việc
chồng xếp các lớp thông tin của các bản đồ như: bản đồ ngập, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất; bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Kết quả xác định được vị trí, diện tích đất bị ngập tăng và diện tích cần chuyển
mục đích sử dụng (CMĐSD) trên địa bàn tỉnh Nam Định theo các đơn vị hành chính được
trình bày tại bảng 3.10.

17
Bảng 3.10 tăng
phân theo đơn vị hành chính
STT
Tên huyện,
thành phố
Số vị trí
ngập tăng
Diện tích ngập
tăng (ha)
Diện tích ngập cần
CMĐSD (ha)


132
4.667,94
2.310,59

1
Nghĩa Hưng
14
852,59
378,00
2
Giao Thủy
52
2.277,69
772,48
3
Hải Hậu
34
657,4
387,80
4
Nam Trực
3
154,56
154,56
5
Vụ Bản
0
0,00
0,00
6
Xuân Trường
14
620,54
617,75

7
Mỹ Lộc
10
71,95
0,00
8
Trực Ninh
1
10,30
0,00
9
Ý Yên
1
2,80
0,00
10
TP. Nam Định
3
20,11
0,00

Kết quả xác định được vị trí, diện tích đất bị ngập tăng và diện tích cần chuyển
mục đích sử dụng trên địa bàn tỉnh Nam Định theo loại đất được trình bày tại bảng 3.11.
Bảng 3.11. Diện tích đất bị ngập tăng của tỉnh Nam Định phân theo mục đích sử dụng
Đơn vị tính: ha
STT
Loại đất
Diện tích
ngập tăng
Diện tích ngập

cần CMĐSD

Tổng diện tích
4.667,94
2.310,59
1
Đất nông nghiệp
4.289,75
2.310,59

Trong đó:


1.1
Đất trồng lúa
2.177,15
1.872,61
1.2
Đất trồng cây lâu năm
181,56
181,56
1.3
Đất lâm nghiệp
789,38
0,00
1.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
1.047,91
165,87
1.5

Đất làm muối
93,75
90,55
2
Đất phi nông nghiệp
308,75
0,00
2.1
Đất xây dựng trụ sở cơ quan công
trình sự nghiệp
0,87
0,00
2.2
Đất quốc phòng
1,50
0,00
2.3
Đất khu công nghiệp
82,3
0,00
2.4
Đất ở tại nông thôn
125,84
0,00
2.5
Đất bãi thải, xử lý chất thải
15,21
0,00
2.6
Đất phát triển hạ tầng

82,58
0,00
2.7
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
0,45
0,00
3
Đất chưa sử dụng
59,44
0,00
4
Đất khu du lịch
10,00
0,00

18
Các loại đất có diện tích ngập tăng nhiều là đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản,
đất lâm nghiệp, đất khu công nghiệp, đất phát triển hạ tầng, đất ở tại nông thôn tập trung
tại các huyện: Nghĩa Hưng 378,00 ha, Giao Thủy 772,48 ha, Hải Hậu 387,80 ha, Nam
Trực 154,56 ha và Xuân Trường 617,75 ha.
3.4.3. Tác động của xâm nhập mặn đến định hướng sử dụng đất
Trên cơ sở bản đồ thoái đất
tion để chồng ghép vào nền bản đồ
QHSDĐ tỉnh Nam Định, kết hợp với dữ liệu điều tra điểm thực địa tại khu vực ven biển,
để xác định diện tích mặn hóa.
Kết quả chồng ghép, tính toán trên cơ sở số liệu về đất đai cho thấy các khu vực bị
mặn hóa được trình bày tại bảng 3.12.

phân theo đơn vị hành chính
STT

Tên huyện,
thành phố
Số vị trí
mặn hóa
Diện tích
(ha)
Diện tích
cần CMĐSDĐ (ha)


66
2.363,91
2.216,09
1
Nghĩa Hưng
13
616,55
607,00
2
Giao Thủy
16
437,62
422,50
3
Hải Hậu
17
771,38
677,27
4
Nam Trực

0
0,00
0,00
5
Vụ Bản
0
0,00
0,00
6
Xuân Trường
15
387,13
361,08
7
Mỹ Lộc
0
0,00
0,00
8
Trực Ninh
5
151,23
148,24
9
Ý Yên
0
0,00
0,00
10
TP. Nam Định

0
0,00
0,00

Các khu vực bị mặn hóa nhiều như: các khu vực trồng lúa tại xã Nghĩa Hồng
257,03 ha, xã Nghĩa Lạc 252,64 ha (huyện Nghĩa Hưng); xã Hải Phúc 312,36 ha, xã Hải
Quang 119,18 ha (huyện Hải Hậu), xã Thọ Nghiệp 159,53 ha, xã Xuân Phú 182,97 ha
(huyện Xuân Trường); các khu vực trồng cây lâu năm xã Nghĩa Sơn 36,93 ha (huyện
Nghĩa Hưng), xã Giao Yến 137,50 ha (huyện Giao Thủy)…
Để đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, hợp lý hạn chế bỏ hoang hóa không sử dụng cần
chuyển mục đích sử dụng các loại đất có diện tích bị mặn hóa nhiều như: đất trồng lúa,
đất trồng cây lâu năm.
Kết quả chồng ghép, tính toán trên cơ sở số liệu về đất đai cho thấy các loại đất bị
mặn hóa được trình bày cụ thể tại bảng 3.13.

19

phân theo mục đích sử dụng đất
Đơn vị tính: ha
STT
Loại đất
Diện tích
mặn hóa
Diện tích mặn hóa
cần CMĐSDĐ

Tổng diện tích
2.363,91
2.216,09
1

Đất nông nghiệp
2.287,96
2.204,37

Trong đó:


1.1
Đất trồng lúa
1.599,76
1.586,27
1.2
Đất trồng cây lâu năm
257,91
257,91
1.3
Đất lâm nghiệp
70,1
0,00
1.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
223,95
223,95
1.5
Đất nông nghiệp còn lại
136,24
136,24
2
Đất phi nông nghiệp
51,19

0,00
2.1
Đất xây dựng trụ sở cơ quan công
trình sự nghiệp
0,45
0,00
2.2
Đất di tích danh thắng
1,23
0,00
2.3
Đất ở tại nông thôn
30,62
0,00
2.4
Đất phát triển hạ tầng
18,89
0,00
3
Đất chưa sử dụng
24,76
11,72

Như vậ ến đổi khí hậu và nước biể
ất phi nông nghiệp bị ngập tăng 308,75 ha và bị mặn hóa 51,19 ha, tuy
nhiên đến năm 2020 các khu vực này chưa cần thay đổi mục đích sử dụng đất; diện tích
đất nông nghiệp bị ảnh hưởng nhiều do ngập tăng 4.289,75 ha và mặn hóa 2.287,96 ha; do
vậy cần có định hướng chuyển mục đích sử dụng đất các khu vực ngập 2.310,59 ha và các
khu vực mặn hóa 2.204,37 ha.
3.5. Định hƣớng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện biến đổi khí hậu

ử dụng đất đế ến đổi khí hậu
Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo kịch
bản B2; cùng với thực trạng tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất trong thời gian
qua và kết quả nghiên cứu mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu đã đề xuất
định hướng sử dụng đất cho nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp đến năm
2020, diện tích được xác định tại bảng 3.14 và 3.15.
Bảng 3.14. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 tỉnh Nam Định
Đơn vị tính: ha
STT
Loại đất
Hiện trạng
năm 2013
Định hƣớng
đến năm 2020
So sánh
(tăng+, giảm-)
1
Đất trồng lúa
79.786,57
71.906,21
- 7.880,36
2
Đất trồng cây lâu năm
8.074,88
8.031,65
- 43,23
3
Đất rừng phòng hộ
1.890,61
2.608,30

+ 717,69
4
Đất rừng đặc dụng
2.360,47
3.120,71
+ 760,24
5
Đất làm muối
987,24
807,45
- 179,79
6
Đất nuôi trồng thủy sản
14.506,72
17.063,98
+ 2.557,26

20
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu
trong điều kiện ngập và mặn hóa ngày càng tăng, đến năm 2020 các loại đất nông nghiệp
có diện tích giảm so với năm 2013, gồm: đất trồng lúa giảm 7.880,36 ha, đất làm muối
giảm 179,79 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 43,23 ha; các loại đất có diện tích tăng so với
năm 2013, gồm: đất nuôi trồng thủy sản tăng 2.557,26 ha, đất rừng đặc dụng tăng 760,24
ha, đất rừng phòng hộ tăng 717,69 ha.
Bảng 3.15. Định hƣớng sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 tỉnh Nam Định
Đơn vị tính: ha
STT
Loại đất
Hiện trạng
năm 2013

Định hƣớng
đến năm 2020
So sánh
(tăng +, giảm -)
1
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
công trình sự nghiệp
223,52
263,57
+ 40,05
2
Đất quốc phòng
125,29
240,84
+ 115,55
3
Đất an ninh
40,52
61,12
+ 20,60
4
Đất khu, cụm công nghiệp
952,24
2.621,90
+ 1.669,66
5
Đất di tích danh thắng
132,85
158,55
+ 25,70

6
Đất bãi thải, xử lý chất thải
142,05
286,89
+ 144,84
7
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
806,33
806,33
0,00
8
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.794,88
1.937,90
+ 143,02
9
Đất phát triển hạ tầng
22.959,35
25.100,90
+ 2.141,55
10
Đất ở tại đô thị
1.344,25
1.641,15
+ 296,90

Đến năm 2020, diện tích các loại đất phi nông nghiệp cơ bản đều tăng so với năm
2013, điều này phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đất chưa sử dụng: Hiện trạng đất chưa sử dụng của tỉnh còn 3.640,84 ha. Do việc
bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng trong giai đoạn tới sẽ có thêm khoảng 3.000 ha

bãi bồi ven biển và được tính vào diện tích tự nhiên (trong đó chủ yếu là diện tích đất
chưa sử dụng), diện tích đất chưa sử dụng giảm do khai thác sử dụng cho các mục đích
nông nghiệp và phi nông nghiệp, đến năm 2020 đất chưa sử dụng còn lại 2.866,42 ha.
Đất khu du lịch: Nam Định cần phát triển du lịch bền vững, sâu rộng và đạt hiệu
quả cao nhất về sử dụng đất trong điều kiện ngập và mặn hóa ngày càng tăng, tạo công ăn
việc làm cho người dân, giúp bảo vệ môi trường và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vữ
ến năm 2020 là 4.827,56 ha.
Như vậy, định hướng sử dụng đất đến năm 2020 tính đến ảnh hưởng biến đổi khí
hậu (ngập và mặn hóa) có thay đổi mục đích sử dụng đất so với quy hoạch sử dụng đất
tỉnh Nam Định đã được Chính phủ phê duyệt chủ yếu là đất trồng lúa giảm 3.283,79 ha,
đất nuôi trồng thủy sản tăng 1.481,48 ha. Các khu vực cần phải thay đổi mục đích sử dụng
đất nông nghiệp so với quy hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt tập trung
phần lớn tại các huyện vùng ven biển: Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy.
3.5.2. Tầm nhìn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất đai năm 2030
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng sử dụng đất
đến năm 2030 của tỉnh (chưa tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu) đã được xác định
cho các mục đích cụ thể như bảng 3.16.

21
Bảng 3.16. Định hƣớng sử dụng đất đến năm 2030
STT
Loại đất
Hiện trạng
năm 2013
Định hƣớng
đến năm 2030
So sánh
(tăng +, giảm -)

Tổng diện tích tự nhiên

165.319,78
168.142,36
2.822,58
I
Đất nông nghiệp
113.335,76
102.000
11.335,76

Trong đó:



1
Đất trồng lúa
79.786,57
72.000
7.786,57
2
Đất trồng cây lâu năm
8.074,88
7.300
774,88
3
Đất rừng phòng hộ
1.890,61
3.100
1.209,39
4
Đất rừng đặc dụng

2.360,47
3.600
1.239,53
5
Đất làm muối
987,24
800
187,24
6
Đất nuôi trồng thủy sản
14.506,72
18.000
3.493,28
II
Đất phi nông nghiệp
48.343,18
62.142
13.799,18

Trong đó:



1
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
công trình sự nghiệp
223,52
313
89,48
2

Đất quốc phòng
125,29
300
174,71
3
Đất an ninh
40,52
70
29,48
4
Đất khu, cụm công nghiệp
952,24
3.200
2.247,76
5
Đất di tích danh thắng
132,85
200
67,15
6
Đất bãi thải, xử lý chất thải
142,05
385
242,95
7
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
806,33
807
0,67
8

Đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.794,88
2.300
505,12
9
Đất phát triển hạ tầng
22.959,35
26.824
3.864,65
10
Đất ở tại đô thị
1.344,25
2.000
655,75
III
Đất chưa sử dụng
3.640,84
4.000
359,16

Tuy nhiên, theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2012, những
thay đổi về khí hậu của Nam Định đến năm 2030 được xác định cụ thể như sau:
Nhiệt độ trung bình đến năm 2030 của tỉnh tăng 0,8
0
C so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2). Xu hướng biến đổi nhiệt độ của tỉnh trong mùa
đông lớn hơn các mùa khác, mùa đông có thể muộn hơn và kết thúc sớm hơn.
Lượng mưa trung bình tăng trên toàn lãnh thổ. Mức tăng (%) lượng mưa so với
thời kỳ năm 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình của tỉnh 1,3 đến năm 2020 và
1,9 % đến năm 2030. Xu hướng biến đổi lượng mưa và mùa mưa (mùa hè, mùa thu) tăng,

giảm vào mùa khô (đặc biệt là mùa xuân).
Theo kịch bản phát thải B2 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm
2012, đến năm 2030 các tỉnh từ Hòn Dấu đến Đèo Ngang sẽ có mực nước biển dâng từ

22
11 - 13 cm và nếu lấy trung bình mức 12 cm cho Nam Định, sử dụng mô hình DEM để
tính toán thì đến năm 2030 Nam Định sẽ có khoảng 5,3% tổng diện tích tự nhiên bị ngập,
trừ đi diện tích thủy văn thì diện tích bị ngập khoảng 3,3 %. Với kịch bản này, đến năm
2030 toàn tỉnh sẽ có khoảng 5.455 ha diện tích bị ngập và khoảng 3.000 ha bị mặn hóa.
Trên cơ sở đó, định hướng sử dụng đất đến năm 2030 của tỉnh sẽ có hơn 6.000 ha đất phải
chuyển mục đích do biến đổi khí hậu, trong đó: có 3.170,42 ha diện tích đất bị ngập phải
chuyển mục đích và 2.895,28 ha diện tích đất bị mặn hóa phải chuyển mục đích.
3.5.3. Giải pháp sử dụng đất để thích ứng với biến đổi khí hậu
Để sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu, đối với từng loại đất cần có những
giải pháp:
a) Đối với đất nông nghiệp:
Xác định diện tích đất ven biển và vùng thấp trũng bị ngập theo kịch BĐKH và
nước biển dâng. Thông qua công tác hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch và chỉ
đạo hệ thống sản xuất đưa diện tích đất bị ngập và bị nhiễm mặn chuyển sang mục đích sử
dụng phù hợp. Cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa đưa các mô hình nuôi trồng thuỷ
sản vào các vùng bị ảnh hưởng sớm như Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu làm điển hình
để có cơ sở nhân rộng. Biến các điều kiện bất lợi thành có lợi để phát triển kinh tế.
Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng đối với phòng hộ ven biển cần có giải pháp
quản lý và bảo vệ tốt rừng ngập mặn và các vùng rừng có đa dạng sinh học cao như Vườn
Quốc gia Xuân Thủy.
Khuyến khích các mô hình sử dụng đất lâm - nông kết hợp, phát triển rừng bền
vững; khuyến khích các giải pháp sử dụng rừng hỗn hợp, là những loại rừng có tính thích
ứng linh hoạt hơn với biến đổi khí hậu; triển khai trồng rừng phòng hộ ven biển kết hợp
nuôi trồng thủy sản tại hai huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng; vùng cửa sông, cửa biển,
vùng có nhu cầu phòng hộ cao chỉ tập trung trồng rừng ngập mặn, rừng chắn sóng.















Hình 3.1. Vai trò của rừng ngập mặn trong phòng hộ, bảo vệ ven biển
Điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn, có kế
hoạch phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản cho khu vực đất bị ngập và mặn, nhất là đối với
khu vực ven biển Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu.
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất vùng ngập nước từ đấ
Trồng rừng ngập
mặn ven biển
Giảm tác động
gió, bão, áp
thấp, triều
cường
Xây dựng
đê biển
Tăng các sản
phẩm từ gỗ và
các nguồn lợi

khác từ rừng
Tạo vành đai bảo
vệ giảm xâm nhập
mặn cũng như
giữ phù sa

23

b) Đối với đất phi nông nghiệp:

đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng trước tác động
biến đổi khí hậu như dự án WB6, thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu.
Xây dựng phát triển khu dân cư thích ứng với biến đổi khí hậu như khu tái định cư
xã Hải Lý và thị trấn Thịnh Long, xây dựng các công trình phòng, chống giảm nhẹ thiên
tai, công trình hạ tầng giao thông đảm bảo chống ngập và tiêu thoát lũ, phù hợp với xu thế
tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan.
Thực hiện chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông
và các khu vực cần thiết đảm bảo ngăn mặn, ngăn nước biển, ngăn sóng giữ ngọt, tiêu úng
và đảm bảo an toàn cho người dân.

c) Xây dựng mô hình sử dụng đất kiểu mới, không chỉ tập trung sử dụng đất nông
nghiệp mà còn liên kết tổ chức sử dụng đất theo hướng dịch vụ - hàng hóa: sử dụng đất
nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp với phát triển du lịch sinh thái tại các huyện Giao Thủy
và Nghĩa Hưng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước. Với 72 km bờ biển Nam Định có lợi thế về
kinh tế biển; tuy nhiên, Nam Định cũng là nơi chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu,

làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất đặc trưng là 3 huyện ven biển: Giao Thủy, Hải Hậu và
Nghĩa Hưng.
2) Năm 2013 tỉnh Nam Định có tổng diện tích tự nhiên là 165.319,78 ha, trong đó
diện tích đất nông nghiệp 113.335,76 ha, chiếm 68,56% so với tổng diện tích tự nhiên, đất
phi nông nghiệp là 48.343,18 ha, chiếm 29,24%, còn lại 3.640,84 ha là đất chưa sử dụng.
Diện tích tự nhiên tăng 1.709,95 ha (so với năm 2000), chủ yếu do bãi bồi ven biển
2 huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng bồi lắng hàng năm; diện tích giảm 130,43 ha, chủ yếu
do biển xâm thực tại 4 xã, thị trấn huyện Hải Hậu. Biến đổi khí hậu diễn biến nhanh nước
biển đã dâng cao, mặn lấn sâu vào các cửa sông làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất
và đời sống của nhân dân. Hiện trạng diện tích ngập úng toàn tỉnh là 34.020 ha, trong đó
Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng: 17.991 ha, chiếm 52,88% tổng diện tích đất bị ngập
úng; diện tích bị nhiễm mặn nặng và trung bình là 21.241 ha, trong đó Giao Thủy, Hải
Hậu, Nghĩa Hưng là 20.966 ha, chiếm 98,71% tổng diện tích đất bị nhiễm mặn nặng và
trung bình của tỉnh.
3) Các mô hình sử dụng đất được lựa chọn theo mức độ ưu tiên A về khu vực (các
huyện ven biển: Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng) và mức độ ưu tiên A về lĩnh vực
(trồng trọt, ngư nghiệp, trồng rừng ngập mặn, hạ tầng, du lịch) - đây là mức độ ưu tiên cao
nhất về mức độ nhạy cảm của khu vực và lĩnh vực trước tác động của biến đổi khí hậu
đến sử dụng đất và tác động tích cực của mô hình sử dụng đất đối với biến đổi khí hậu.

×